You are on page 1of 89

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN


SVTH: ĐINH HỮU CƯỜNG
NGUYỄN CÔNG VĂN
TRỊNH QUANG VŨ

S K L0 0 8 0 9 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2021


z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
*****************

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU

GVHD: ThS. NGUYỄN VĂN ĐOÀN


SVTH:
ĐINH HỮU CƯỜNG - 17143058
NGUYỄN CÔNG VĂN - 17143163
TRỊNH QUANG VŨ - 17143167

TP.HCM, ngày 16 tháng 08 năm 2021

1
LỜI CẢM ƠN

Là những sinh viên trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí
Minh, đồ án tốt nghiệp là một minh chứng cho những kiến thức đã có được sau bốn
năm học tập. Trong Quá trình hoàn thành đồ án tốt nhiệp, ngoài những cố gắng của
bản thân chúng em, chúng em sẽ không thể nào hoàn thành tốt được công việc của
mình nếu không có sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của ThS. Nguyễn Văn Đoàn.

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Đoàn đã
giúp đỡ, chỉ dẫn tận tâm với những tài liệu, kiến thức bổ ích mà Thầy đã cung
cấp, giúp chúng em hoàn thiện phần đồ án tốt nghiệp của mình. Bên cạnh đó
chúng em cũng xin cảm ơn quý Thầy (Cô) Trường ĐHSKPT TP. Hồ Chí Minh đã
nhắc nhở, chỉ dẫn và cung cấp những tài liệu bổ ích cho chúng em trong suốt quá
trình hoàn thiện đồ án của mình. Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thiện trong
thời gian đã định nhưng bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi
mong Thầy (Cô) và các bạn bỏ qua và đóng góp ý kiến để nhóm em có thể thay
đổi tốt hơn.

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
chia sẻ cùng chúng em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hạt điều hay còn gọi là đào lộn hột là một trong những cây công nghiệp chủ lực của
Việt Nam bên cạnh cà phê, cao su, …Từ năm 2006 đến nay Việt Nam trở thành quốc gia
xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới, và là nước thứ 3 có diện tích trồng
điều lớn nhất trên giới sau Ấn Độ, Bờ Biển Ngà. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục
Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 4/2021 của cả nước đạt 48.510 tấn, thu về 286,9 triệu
USD với Giá xuất khẩu trung bình 5.914 USD/tấn.

Hiện nay ở nước ta việc sơ chế hạt điều sau thu hoạch đang theo phương pháp thủ công
và cần nhiều nhân công để thực hiện. Việc sản xuất thủ công dẫn tới chi phí sản xuất cao
và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân công khi tiếp xúc với axit của hạt điều tươi. Để
giải quyết được vấn đề giảm giá thành sản phẩm, tối ưu một phần thủ công nhằm tạo ra
năng suất cao và giảm tiếp xúc với axit của hạt điều tươi cho người công nhân. Nhóm quyết
định thực hiện đề tài đề tài: “THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU"
để đáp ứng được những nhu cầu trên.

2. Đối tượng nghiên cứu:


- Cơ lý tính của hạt điều.

- Các loại máy phân loại, máy sơ chế hạt điều hiện có trên thị trường.

- Các cơ cấu cơ khí, các loại thiết bị khí nén, thủy lực, …

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


Tìm thêm phương án mới cho các sản phẩm hiện có trên thị trường, tìm được cơ cấu,
mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Giúp người nông dân có thêm giải pháp để phân loại, sơ chế hạt điều.

4. Hướng phát triển


Ta có thể phát triển máy theo dây chuyền tự động, sau khi rửa, phân loại sẽ sấy khô,
đóng gói, lưu kho.

4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ................................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 4
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................. 4
2. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................................................ 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................................................ 4
4. Hướng phát triển................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẠT ĐIỀU ................................................................... 7
1. Hạt điều ................................................................................................................................................ 7
2. Phân bố ................................................................................................................................................ 7
3. Cấu tạo hạt điều ................................................................................................................................... 8
3.1. Phần vỏ hạt: ................................................................................................................................ 8
3.2. Phần vỏ lụa: .................................................................................................................................. 9
3.3. Phần nhân điều ............................................................................................................................. 9
4. Giá trị dinh dưỡng của hạt điều thương phẩm ................................................................................ 9
4.1. Hàm lượng các chất khoáng có trong nhân điều. ...................................................................... 9
4.2. Các chất đạm ................................................................................................................................ 9
4.3. Dầu hạt điều: .............................................................................................................................. 12
4.4. Dầu vỏ hạt điều........................................................................................................................... 12
5. Tình hình trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ hạt điều ở Việt Nam ................................................... 13
6. Sơ chế hạt điều: ................................................................................................................................. 14
6.1. Xử lý hạt thô: .............................................................................................................................. 14
6.2. Xử lý nhân hạt điều: .................................................................................................................. 14
6.3. Xử lý vỏ hạt điều: ....................................................................................................................... 15
7. Phân tích cơ sở và mục đích phân loại hạt điều của đề tài ............................................................ 15
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU, MỘT SỐ LOẠI MÁY PHÂN
LOẠI ĐANG CÓ NGOÀI THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ. ...................... 17
1. Phân loại bằng tay: ........................................................................................................................... 19
2. Máy phân loại hạt bằng màu: .......................................................................................................... 20
3. Phân loại hạt bằng sàng lắc ............................................................................................................. 21
4. Phân loại, làm sạch bằng máy nhúng .............................................................................................. 22
5. Một số loại máy phân loại hạt điều trên thị trường ....................................................................... 23
5.1. Máy phân loại màu hạt điều CCD-Q164 của Khải Thắng ..................................................... 23

5
5.2. Máy phân loại hạt điều SA320 của Khải Thắng..................................................................... 24
6. Lựa chọn phương án thiết kế. .......................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU .............................. 27
1. Yêu cầu của máy: .............................................................................................................................. 27
2. Nguyên lý làm việc. ........................................................................................................................... 27
3. Tính toán thiết kế máy phân loại hạt điều ...................................................................................... 28
3.1. Tính toán, thiết kế dung tích khung phân loại ........................................................................ 29
3.2. Tính toán, thiết kế khung rửa ................................................................................................... 37
3.3. Cửa xả ......................................................................................................................................... 43
3.4. Tính toán, thiết kế khung xả ..................................................................................................... 45
3.5. Tính toán thiết kế thùng chứa nước ......................................................................................... 56
3.6. Khung máng xả. ......................................................................................................................... 59
3.7. Khung cấp liệu............................................................................................................................ 60
3.8. Chọn các loại xy lanh khí nén. .................................................................................................. 61
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN .......................................................................... 68
CHƯƠNG 5: LẮP RÁP, VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ...................... 78
1. Lắp ráp máy ...................................................................................................................................... 78
2. Vận hành máy ................................................................................................................................... 83
3. Bảo trì, bảo dưỡng máy. ................................................................................................................... 84
4. Kết quả thực nghiệm......................................................................................................................... 84
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 87

6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HẠT ĐIỀU
1. Hạt điều
Điều hay còn gọi là Đào lộn hột, Đào, tên tiếng Anh là Cashew (Tên khoa
học: Anacardium occidentale L) là một loại cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Xoài
(Anacardiaceae). Cây này có nguồn gốc từ đông bắc Brasil. Ngày nay nó được trồng khắp
các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân điều chế biến làm thực phẩm là chính. Ngoài ra
nó còn cho các sản phẩm phụ có giá trị như dầu vỏ hạt điều, …

Hình 1.1. Hạt điều.

2. Phân bố
Điều/đào lộn hột có nguồn gốc từ vùng đông bắc Brasil, được nhập về châu Á và châu
Phi trong giai đoạn 1560 - 1565 sau khi các đế quốc thực dân châu Âu phát hiện ra châu
Mỹ.

Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí
hậu nhiệt đới ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á và châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực
phẩm.

7
Ở Việt Nam, cây điều du nhập vào Việt Nam từ những năm 1980, sau đó được chọn là
loại cây công nghiệp đa mục đích, phủ xanh đất trống đồi trọc, được trồng rộng rãi ở các
tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,...

Từ năm 2006 đến nay Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí
hàng đầu thế giới, và là nước thứ 3 có diện tích trồng điều lớn nhất trên giới sau: Ấn Độ, Bờ
Biển Ngà.

3. Cấu tạo hạt điều

Hình 1.2. Mặt cắt ngang hạt điều.

3.1. Phần vỏ hạt:

Chiếm từ 65-70% hạt, bao gồm:

- Độ ẩm: 13,17%
- Chất chứa nito: 6,06%
- Cellulose: 17,75%
- Đường: 20,85%

Hình 1.3. Vỏ hạt điều.

8
3.2. Phần vỏ lụa:
Chiếm trung bình 3,5-5 trọng lượng nhân hạt điều, bao gồm:

- Độ ẩm: 11,55%
- Đường: 37,44%
- Cellulose: 11,59%
- Chất khoáng: 1,6%

3.3. Phần nhân điều


Nhân điều là sản phẩm chính của cây điều có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Là sản
phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và có nhiều chất bổ dưỡng.
4. Giá trị dinh dưỡng của hạt điều thương phẩm
4.1. Hàm lượng các chất khoáng có trong nhân điều.

Chất khoáng Nhân đã bóc vỏ lụa Nhân chưa bóc vỏ lụa


Natri 48 50
Kali 5421 65.5
Calci 248 268
Magnesi 2536 2650
Sắt 60 64
Đồng 22 25
Kẽm 38 42
Mangan 18 19
Phosphor 8400 6900
Lưu huỳnh 1600 11600
Bảng 1.1: Hàm lượng các chất trong hạt điều
4.2. Các chất đạm
Nhân hạt điều chứa trên 20% các chất đạm thực vật, về số lượng tương đương với đậu
nành và đậu phộng nhưng về chất thì tương đương với thịt, trứng, sữa.

9
a. Hàm lượng các amino acid (tính theo % của protein trong nhân điều).

Arginine 10
Histidin 1.8
Lysine 3.3
Tyrosine 3.2
Phenylalanine 4.4
Cystin 1
Methinonine 1.3
Threonine 2.8
Valin 4.5
Bảng 1.2: Hàm lượng axit

b. Các chất béo:

Ở nhân hạt điều các chất béo chiếm khoảng 47%, trong số này có trên 80% các chất béo
chưa bão hòa, tỷ lệ các chất béo chưa bão hòa và bão hòa là 4:1 rất có lợi. Các chất béo
chưa bão hòa không những không tạo ra cholesterol mà còn có tác động điều hoà và làm
giảm lượng cholesterol trong máu giúp tránh được các bệnh về tim mạch.

c. Axit béo

Các axit béo chủ yếu hỗ trợ việc điều chỉnh sự cân bằng của các chất béo bão hòa và
cholesterol trong các tế bào EFAs là những nhân tố có tính quyết định trong việc giữ trạng
thái lỏng của màng tế bào. EFAs có ích chủ yếu trong việc hình thành các màng và chỉnh
sửa các mô. Sự thiếu EFAs có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, hen phế quản rối loạn thận và
viêm khớp.

10
d. Các chất đường

Hydrat cacbon trong nhân điều chiếm một tỉ lệ rất thấp khoảng 20%, trong đó đường
hoà tan chiếm 1% đủ tạo ra mùi, vị dễ chịu hấp dẫn của nhân điều mà không bị béo phì.
Các bệnh nhân tiểu đường và béo phì có thể có thể sử dụng nhân điều an toàn.

e. Thành phần xơ

Thành phần xơ có trong nhân điều cũng là một thành phần có lợi, xơ ở trong ruột giúp
làm giảm cholesterol từ thực phẩm ăn vào, chữa táo bón, nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn
bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư, trục trặc ở thận và viêm ruột thừa.

f. Vitamin

Nhân điều giàu vitamin B đặc biệt là thiamin (B1) hữu ích đối với việc kích thích ăn
ngon miệng và hệ thống thần kinh. Nhân điều cũng giàu vitamin E giúp chống suy nhược,
thiếu máu.

g. Chất khoáng

Nhân điều là thực phẩm giàu chất khoáng như Caclcium, Selenuin, Magnesium, kẽm,
phospho, đồng và sắt dưới dạng hữu cơ có tác dụng bảo vệ sức khoẻ và thần kinh cho con
người.

h. Năng lượng

Năng lượng nhân điều cung cấp so với các thực phẩm khác.

Loại thực phẩm Năng lượng/1 kg thực phẩm


Nhân điều 6000 calo
Ngũ cốc 3600 calo
Thịt 1800 calo
Trái cây 650 calo
Bảng 1.3: Hàm lượng dinh dưỡng

11
4.3. Dầu hạt điều:
Ngoài sử dụng nhiên liệu, nhân hạt điều còn có thể ép để lấy các loại dầu rất quý, màu
vàng tươi, có vị ngọt, ngon dịu, không mùi gọi là dầu carite. Dầu có giá trị dinh dưỡng cao
được dùng trong thực phẩm và y học. Loại bơ thực vật chế tạo từ nhân hạt điều rất được
ưa chuộng tại các nước phát triển. Bánh dầu hạt điều có chứa nhiều chất dinh dưỡng, thành
phần gồm có:

- Nước 3.17%
- Chất đạm 23. 54%
- Chất không đạm 43.63%

Đây là 1 nguyên liệu tốt cho công nghiệp bánh kẹo. Tuy dầu hạt điều là loại rất quý
nhưng trên thực tế ít được sản xuất vì từ hạt điều có thể ép ra 3%-4% nên giá thành sản
phẩm tương đối đắt.

4.4. Dầu vỏ hạt điều


Nhân hạt điều được bao bởi 1 lớp vỏ gồm có 3 lớp: lớp trong cùng, lớp giữa xốp và lớp
ngoài dai. Lớp vỏ giữa có cấu trúc tổ ong với các tế bào chứa 1 chất lỏng sệt gọi là dầu vỏ
hạt điều. Dầu vỏ hạt điều chiếm tỉ lệ 23% - 28%. Dầu vỏ điều là chất nhựa màu nâu, không
tan trong nước rượu, ete nhưng tan mạnh trong ecetone hoặc hexetoluen. Trong dầu vỏ hạt
điều cho chứa khoảng 70%-80% C22H22O3 có mùi nồng và thơm và khoảng 15-20% cadol
C21H33O2 có vàng vàng không bay hơi và có tính làm phỏng da. Khi được chế biến ở nhiệt
độ cao thì các acid anacodic bị khử nhóm caboxyl đi và trở thành canadol (C4H230) là chất
quan trọng nhất quyết định giá trị dầu vỏ hạt điều thương mại khi tỉ lệ này càng cao thì dầu
càng có giá trị.

Dầu vỏ hạt điều có rất nhiều công dụng:

- Làm thuốc nhuộm, chất cách điện, mỹ phẩm


- Làm keo dán và vật liệu bền ma sát
- Sơn chống thấm, sơn bảo vệ kim loại, sơn chống mặn bảo vệ tàu biển
- Sơn cách nhiệt và sơn chịu nhiệt dung môi đặc biệt
- Dùng chế nước sơn trong tranh sơn mài dùng làm chất phòng chống lão cho cao su
12
- Làm hóa dẻo các loại nhựa cứng

5. Tình hình trồng trọt, sản xuất và tiêu thụ hạt điều ở Việt Nam

Hình 1.4. Quả điều.

Cây điều được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với thủ phủ hạt
điều là Bình Phước.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều giống điều khác nhau được trồng nhưng phần lớn là
5 giống chính. Những giống cây này thường cho ra chùm từ 5 đến 10 quả. Màu sắc chính
của quả là vàng. Mặc dù vậy tỉ lệ nhân, kích thước hạt và năng suất thì lại tương đối khác
nhau:

- Giống ES-04 (tỉ lệ nhân: 27,5%; kích thước hạt: 173 hạt/kg; năng suất hạt: 55–
65 kg/cây/năm.
- Giống EK-24 (tỉ lệ nhân: 28%; kích thước hạt: 120 hạt/kg; năng suất hạt: 35–
45 kg/cây/năm.
- Giống BĐ-01 (tỉ lệ nhân: 27%; kích thước hạt: 165 hạt/kg; năng suất hạt: 45–
55 kg/cây/năm.

13
- Giống KP-11 (tỉ lệ nhân: 27,5%; kích thước hạt: 150 hạt/kg; năng suất hạt: 45–
55 kg/cây/năm.
- Giống KP-12 (tỉ lệ nhân: 27%; kích thước hạt: 140 hạt/kg; năng suất hạt: 55–
65 kg/cây/năm.
6. Sơ chế hạt điều:
Người ta chia quy trình công nghệ chế biến hạt điều ra làm 2 giai đoạn: xử lý hạt thô,
xử lý nhân hạt điều và xử lý vỏ hạt.

6.1. Xử lý hạt thô:

Hình 1.5. Quy trình xử lý hạt điều thô.

6.2. Xử lý nhân hạt điều:

Hình 1.6. Quy trình xử lý nhân hạt điều.

14
6.3. Xử lý vỏ hạt điều:

Hình 1.7. Quy trình xử lý vỏ hạt điều.

7. Phân tích cơ sở và mục đích phân loại hạt điều của đề tài
Hiện nay việc sơ chế và phân loại hạt điều trong quy trình sản xuất đang được phát triển
theo hướng phân loại hạt điều sau thành phẩm là chủ yếu mà đang bỏ qua quy trình phân
loại hạt điều thô sau thu hoạch.
Chỉ có một số doanh nghiệp hoặc hộ nông dân đang thực hiện thủ công việc phân loại
hạt điều sau thu hoạch là phân loại thành 3 phần riêng biệt thông qua việc xử lý trong môi
trường nước. Khi ngâm điều trong môi trường nước thì chúng ta có thể trực tiếp quan sát
được rằng hạt điều sẽ được phân bố đều theo thể tích nước.
Theo nhiều kiểm nghiệm thì điều này được giải thích là do khối lượng riêng của từng
hạt điều khác nhau. Dựa vào yếu tố trên thì kinh nghiệm của người nông dân sẽ phân chia
điều thô thành 3 loại riêng biệt để có thể phù hợp cho từng công dụng khác nhau. Theo
khảo sát và kiểm tra thì hạt điều thô người ta sẽ phân loại thành 3 loại chính đó là hạt điều
chìm (hạt nặng), hạt điều nổi (hạt nhẹ) và hạt lơ lửng (hạt trung bình).

15
- Loại 1: Hạt điều chìm.
Là loại hạt chìm xuống đáy. Đây là những hạt chắc, mẩy nên được bán với giá thành
cao và đặc biệt dùng để xuất khẩu hoặc sản xuất các mặt hàng từ điều nguyên hạt hoặc bơ
hạt điều….

Hình 1.8. Sản phẩm từ hạt điều.


- Loại 2: Hạt điều nổi.
Là loại hạt nổi trên bề mặt nước, do trong những hạt này có nhiều hạt chưa chín hay
có nhiều không khí trong nhân điều, bị sâu, lép hoặc hư hỏng. Và chúng được sử dụng chủ
yếu cho việc chế biến dầu điều…

1.9. Sản phẩm dầu hạt điều.


- Loại 3: Hạt điều lơ lửng.
Loại hạt này lơ lửng trong nước và được gọi là hạt điều tầm trung. Thường được sử
dụng cho sản xuất chế biến các sản phẩm từ điều nhưng có giá thành rẻ hơn. Có thể sử
dụng vào cả mục đích làm các sản phẩm điều chất lượng hay cả ép dầu điều tùy thuộc
vào mục đích người sử dụng

16
❖ Bằng khảo sát thực tế nhóm đã đưa ra đánh giá cho các hạt điều chìm và hạt điều
nổi.

. Hạt chìm: Hạt to, chắc, mẩy, đầy đặn => Chứa nhiều dinh dưỡng hơn

Hình 1.10. Hạt điều chìm

. Hạt nổi: Hạt rỗng, lép => Chứa ít dinh dưỡng hơn hạt chìm

Hình 1.11. Hạt điều nổi

17
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU, MỘT SỐ LOẠI
MÁY PHÂN LOẠI ĐANG CÓ NGOÀI THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
THIẾT KẾ.

Hình 2.1. Dây chuyền xử lý hạt điều.

- Phân loại bằng tay: sử dụng tay mắt để phân loại hạt điều tốn rất nhiều thời gian và
công sức.
- Phân loại bằng máy: sử dụng máy móc để phân loại.

Với những nhà máy, phân xưởng có quy mô lớn người ta thường sử dụng các dây chuyền
hoặc những loại máy chuyên dụng để phân loại hạt.

18
Hình 2.2. Cấu tạo của dây chuyền phân loại hạt điều.

Các phương pháp phân loại hạt điều:

1. Phân loại bằng tay:


Nguyên lý:

Sau khi thu hoạch từ vườn về, người dân cho vào bồn chứa nước (với thể tích nhất định),
bắt đầu dùng sức lực của mình khuấy làm sạch hạt điều, sau khi được khuấy xong thì vớt
ra từng loại một.

- Tầng đầu tiên: Lớp trên cùng của bồn chứa (chiều sâu khoảng 100-200mm) cho ra
1 loại
- Tầng thứ 2: hạt điều nằm ở giữa bồn chứa (200-750mm) cho ra loại thứ 2.
- Tầng cuối cùng: đáy bồn chứa cho ra loại thứ 3

Ưu điểm: không có.

Nhược điểm:

- Năng suất lao động thấp

19
- Tốn nhiều nhân công cho 1 lần rửa và phân loại
- Tốn nhiều sức lao động
- Dễ tiếp xúc với nhựa của hạt điều tươi có tính axit gây ăn mòn tay

2. Máy phân loại hạt bằng màu:


Nguyên lý:
Sử dụng các cảm biến để phân loại các loại hạt điều dựa vào màu sắc trên bề mặt hạt
điều.

Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý của cơ cấu phân loại hạt điều bằng màu.

Hạt điều được đổ từ phễu cấp rơi xuống máng trượt, khi hạt rơi xuống dãy camera
cảm biến màu, lúc này các cảm biến có nhiệm vụ phân tích màu sắc các hạt điều, khi
phân tích các hạt điều với màu sắc khác thường đi qua một cảm biến so với các hạt tiêu
chuẩn, ngay lập tức tín hiệu sẽ được gửi tới tới súng hơi ở vị trí tương ứng với cảm biến
đó, súng hơi sẽ phun ra một luồng khí đủ mạnh để đẩy hạt khác thường rơi tới máng dẫn
phế phẩm, còn các hạt đạt tiêu chuẩn sẽ rơi tự do xuống máng dẫn thành phẩm.

Ưu điểm: - Phân loại chính xác.


- Năng suất cao.
Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư cao.

20
3. Phân loại hạt bằng sàng lắc
1: Khung sàn
2: Động cơ
3: Chân sàn
4: Khớp quay
5: Bộ truyền đai
6: Thanh truyền
7: Sàng
8: Bánh lệch tâm

Hình 2.4. Cấu tạo của sàng lắc.

Nguyên lý:

Dựa vào khối lượng của từng hạt, việc rung lắc ở tốc độ cao giúp ta phân loại. Bên cạnh
đó nhờ vào luồng gió mạnh sẽ đẩy các hạt lép ra, các hạt đảm bảo chất lượng mới được đi
qua băng chuyền tới quy trình xử lý tiếp theo.

Ưu điểm:

- Năng suất cao.


- Ít lẫn tạp chất.

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư cao.

21
4. Phân loại, làm sạch bằng máy nhúng
Nguyên lý:

Cũng giống như phương pháp phân loại bằng tay mà ta trước nay vẫn hay sử dụng, tuy
nhiên sử dụng các loại cơ cấu để rửa tự động.

Hình 2.5: Hệ thống phân loại hạt điều bằng máy nhúng

Hạt điều rỗng, lép sẽ nổi lên trên, những hạt chắc sẽ chìm xuống dưới, các cơ cấu sẽ di
chuyển và phân loại ra 3 loại, sau đó sẽ đổ vào các ngăn khác nhau.

Ưu điểm:

- Cơ cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ sử dụng.


- Giá thành đầu tư thấp.
22
- Giảm nguy cơ axit của hạt điều làm hỏng da tay
- Hạt điều được rửa sạch ngay sau khi thu hoạch về
- Năng suất trung bình

Nhược điểm:

- Dễ lẫn tạp chất.

5. Một số loại máy phân loại hạt điều trên thị trường
5.1. Máy phân loại màu hạt điều CCD-Q164 của Khải Thắng

Công suất 200-800 kg/h


Độ chính xác 99.50%
Điện năng 0.8 kw
Điện áp 220V/50 Hz
1073X1166.5X1487
Kích cỡ máy
mm
Trọng lượng 300 kg
Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật

Hình 2.6. Máy phân loại màu hạt điều CCD-Q164.

23
5.2. Máy phân loại hạt điều SA320 của Khải Thắng

Hình 2.7. Máy phân loại hạt điều SA320.

Độ
Công Điện Trọng
chính Hệ số Kích cỡ máy
suất năng Điện áp lượng
xác sai sót
(t/h) (%) (kw) (mm) (kg)
3.0 –
99.50% >10:1 3.2 220V/50Hz 2290x1628x1874 1350
6.0
Bảng 2.2: Thông số kỹ thuật
Ngoài những loại máy trên, ở thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhiều loại máy phân loại
hạt điều khác.

24
6. Lựa chọn phương án thiết kế.
6.1. Cơ sở khoa học phân loại
Tổng quan về lực đẩy Acsimet:
Một cách dễ hiểu, vật sẽ nổi khi "trọng lượng riêng tổng hợp" của nó nhỏ hơn trọng
lượng riêng của nước. Điều này có thể lý giải việc tàu to và nặng gấp nhiều lần so với
kim lại có thể nổi. Kim tuy nhẹ nhưng thể tích chiếm nước nhỏ nên trọng lượng riêng sẽ
lớn còn tàu tuy nặng nhưng thể tích chiếm nước rất lớn do đó "trọng lượng riêng tổng
hợp" sẽ nhỏ. Kết cấu thân vỏ tàu là kết cấu vỏ có khung gia thường làm bằng thép. Về
một khía cạnh nào đó bên trong lớp tôn vỏ tàu hoàn toàn "rỗng" dẫn đến thể tích chiếm
nước lớn.

Đặc điểm của lực Acsimet:

- Cùng phương và ngược hướng với trọng lực.


- Chúng quyết định đến sự nổi hay chìm của một vật.

Nếu như ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì sẽ có những trường hợp xảy ra như
sau:

• Vật chìm xuống khi lực đẩy acsimet nhỏ hơn trọng lượng: FA < P.

• Vật nổi khi: FA > P và dừng nổi khi FA = P.

• Vật lơ lửng trong chất lỏng (hoặc trên mặt thoáng) khi: FA = P.

Lực đẩy Ác-si-mét được xác định bằng công thức: FA=d.V.

Trong đó:

d: Là trọng lượng riêng của chất lỏng.

V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

25
Ví dụ: Một miếng gỗ hình hộp chữ nhật chiều dài 3m; rộng 1m; cao 0.1m có khối lượng
10kg. Ngập hoàn toàn trong nước.
Ta có: P gỗ = mg = 10*10 = 100 (N)
F gỗ = DgV = 1000*10*3*1*0.1 = 3000 (N)
F gỗ > P gỗ => Miếng gỗ sẽ nổi

Nhận thấy lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào thể tích mà thực nghiệm khi đổ hạt điều vào
trong nước, nếu 3 hạt có cùng một thể tích như nhau thì vẫn có thể nằm ở 3 loại khác
nhau :

- Hạt chắc, mẩy => Chìm


- Hạt chưa chín, lép => Nổi
- Hạt trung bình => Lơ lửng trong nước

Vì nhóm nghiên cứu phương pháp phân loại mang tính tương đối không phụ thuộc
hoàn toàn vào thể tích nên khó đánh giá bằng lực đẩy Acsimet. Nhóm tập trung nghiên
cứu thiết kế máy theo nguyên lý hiện có của một số doanh nghiệp hoặc các hộ nông dân
mà đang làm thủ công.

Sau khi tìm hiểu các cơ cấu nguyên lý của các cách phân loại hạt điều cũng như tìm
hiểu những máy phân loại hiện có trên thị trường và quan trọng là tìm hiểu tình hình thu
hoạch, phân loại, bảo quản hạt điều của bà con nông dân trồng điều, nhóm chúng em đưa
ra những yêu cầu cho đề tài “Thiết kế, chế tạo hệ thống phân loại hạt điều” như sau:

- Cơ cấu đơn giản, dễ thiết kế, chế tạo.


- Nguyên vật liệu dễ tìm, phụ tùng dễ kiếm, dễ thay thế.
- Giá thành sản xuất, chi phí đầu tư rẻ.
- Dễ dàng sử dụng.
- Năng suất tương đối.
- Phù hợp với quy mô nhà vườn, hộ kinh doanh thu mua vừa và nhỏ,

Từ những yêu cầu trên nhóm chúng em quyết định thiết kế chế tạo máy phân loại hạt
điều theo phương pháp nhúng.

26
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI HẠT ĐIỀU
1. Yêu cầu của máy:
- Máy hoạt động ổn định.
- Đảm bảo độ cứng vững, ít rung lắc.
- Chịu được va đập.
- Có tính cơ động cao, dễ dàng tháo lắp, dễ di chuyển.
- Các hệ thống điện, khí nén hoạt động tốt, ổn định.
- Hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, cách nước, có cơ cấu đóng ngắt khẩn cấp khi
có sự cố.
- Năng suất yêu cầu: 800kg/giờ.

2. Nguyên lý làm việc.


Sau khi được cấp liệu vào bồn rửa. Khung sục sẽ tiến hành sục 10 lần sau đó đợi hạt
điều được ngâm trong 10-15 giây để lắng đọng cặn bẩn, khung chia sẽ được kéo áp sát vào
khung sục, những hạt điều nặng sẽ ở dưới đáy khung sục, những hạt lép sẽ nổi lên trên.
Khung sục được kéo lên, khung xả sẽ được đẩy nghiêng 1 góc 60o. Lúc này cửa trượt sẽ
được đẩy xuống dưới, hạt điều được đổ ra vào ba phễu phân loại.

27
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu.

3. Tính toán thiết kế máy phân loại hạt điều


Thời gian ước tính của một chu trình sục rửa, phân loại hạt điều:

- Thời gian cấp liệu: 30 giây.


- Thời gian di chuyển khung sục xuống bể nước: 2 giây.
- Thời gian ngâm, sục để rửa bùn đất: 130 giây.
- Thời gian di chuyển lên của khung sục lên trên: 2 giây.
- Thời gian đổ phôi: 30 giây.
- Thời gian di chuyển về lại vị trí cấp liệu: 2 giây.
- Độ trễ của xylanh nâng đổ phôi: 5 giây.

Tổng thời gian:

𝑡 = 30 + 2 + 130 + 2 + 30 + 2 + 5 = 201 (𝑔𝑖â𝑦)

 Khối lượng hạt trung bình cho một lần rửa:

28
201
𝑚 = 800 ∗ = 44.67 (𝑘𝑔)
3600

Cho một lần đổ tối đa được 50kg hạt điều.

Trước khi tính toán cho các chi tiết khác như thùng chứa nước, khung sục, khung trên,
…ta cần thiết kế khung phân loại trước vì nó liên quan tới năng suất yêu cầu.

3.1. Tính toán, thiết kế dung tích khung phân loại

Hình 3.2: Cơ cấu phân loại


Yêu cầu thiết kế:
- Chia hạt điều thành 3 loại khác nhau theo độ chìm nổi của hạt điều khi được cho
vào trong nước
- Phải đảm bảo là khung chịu được tối đa 50kg hạt điều (chưa kể tải trọng của nước)
Khung chia trượt vào khung sục sau khi đã cấp liệu và hạt đã ngâm trong nước. Do đó
ta cần phải thiết kế chiều dài trên l dài hơn chiều rộng từng ô b để dễ dàng kết nối với các
phần trên.

Do hạt to nhỏ khác nhau nên trọng lượng cũng khác nhau, dẫn đến số lượng hạt trên
một đơn vị khối lượng cũng khác nhau. Hiệp hội hạt điều quy ước số lượng hạt đếm được
trên một pound hay 454g. Các loại hạt điều theo kích cỡ:

- Hạt điều loại W180: Cỡ Vua (King of Cashew), từ 170 đến 180 hạt.
- Hạt điều loại W210: Cỡ Lớn (Jumbo), 200 – 210 hạt.

29
- Hạt điều loại W240: Cỡ lớn vừa 220 – 240 hạt.
- Hạt điều loại W320: Cỡ vừa (cỡ trung) 300 – 320 hạt.
- Hạt điều loại W450: Cỡ nhỏ vừa 400 – 450 hạt.
- Hạt điều loại W500: Cỡ nhỏ 450 – 500 hạt.

Ở Việt Nam chúng ta hay mua nửa ký hoặc 1 kg nên số lượng hạt sẽ khác một chút
(tăng thêm khoảng 10% số hạt theo tiêu chuẩn pound). Ta chọn hạt điều loại W210 cỡ lớn
200-210 hạt trên 454g để tính toán.

Với kích thước ước lượng của mỗi hạt điều tươi cộng thêm các khoảng trống khi chất
chồng lên nhau là khoảng 2 cm3.

Số hạt tương đương trong 50kg điều:

50 50
∗ 200 ≤ 𝑞ℎ ≤ ∗ 210
0.454 0.454

22026.43 ≤ 𝑞ℎ ≤ 23127.75

Thể tích của mỗi ô chứa:

𝑉𝑜 ≥ 23127.75 ∗ 2 = 46256 (𝑐𝑚3 )

Hình 3.3. Kết cấu khung phân loại.

30
𝑎 = 20 (𝑐𝑚)
Ta chọn kích thước khung phân loại {𝑏 = 40 (𝑐𝑚)
𝑐 = 60 (𝑐𝑚)

Thể tích: V=a.b.c ( CT 3.1.1 )

Với thể tích: 𝑉 = 20 ∗ 40 ∗ 60 = 48000 (𝑐𝑚3 ) > 𝑉𝑜 ( CT 3.1.2 )

Cho chiều cao: ℎ = 2𝑎 = 40 (𝑐𝑚) ( CT 3.1.3 )

Chiều dài: 𝑙 = 2𝑏 = 80 (𝑐𝑚) ( CT 3.1.4 )

Sau khi xác định được các khoảng cách, chiều dài các khung ta tiến hành phân tích lực
và tính toán khung phân loại.

Lực tác dụng lên khung phân loại khi ở làm việc là trọng lượng của hạt điều, ở đây ta
xét trường hợp tất cả 50kg điều được chọn vào cùng 1 ô chia.

Bên cạnh đó khi được kéo lên bề mặt trong khung phân loại đã được phủ hạt điều đầy
khung thì bề mặt khung còn chịu áp lực của nước.

Ở đây ta xét trường hợp của tầng dưới. Cho mức nước có trong thùng chứa vừa ngập
phần cao nhất của khung phân loại.

Áp suất nước ở tầng dưới:

𝑃 = 𝑑 ∗ ℎ = 10000 ∗ 0.4 = 4000 (𝑁⁄𝑚2 ) (CT 3.1.5)

Với 𝑑 = 10000 (𝑁⁄𝑚3 ): Trọng lượng riêng của nước.

ℎ = 40 (𝑐𝑚) = 0.4 (𝑚)

Lực cản của nước lên bề mặt tầng dưới:

𝐹𝑆 = 𝑃 ∗ 𝑆 = 4000 ∗ 0.4 ∗ 0.6 = 960 (𝑁) (CT 3.1.6)

Vậy toàn bộ khung phân loại phải chịu tổng lực:

𝐹 = 500 + 960 = 1460 (𝑁)

31
Hình 3.4. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của khung phân loại.

➢ Chọn thép hộp vuông làm khung

Hình 3.5. Mặt cắt ngang của thép hộp vuông.

Ứng suất uốn xuất hiện ở thanh chịu uốn phẳng được xác định theo công thức sau:

𝑀𝑥 ∗ 𝑦
𝜎𝑚𝑎𝑥 = | | (1)
𝐽𝑥

32
Hình 3.6. Phân bố lực trên mặt cắt.

Với:

𝑀𝑥 = 146000 (𝑁𝑚𝑚)

𝑐
𝑦= (𝑚𝑚)
2

𝑐 4 (𝑐 − 2𝑡 )4
𝐽𝑥 = − (2)
12 12

Chọn sơ bộ thép hộp 25x25x1.2mm theo bảng 3.2.

25
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 146000 ∗
=| |=| 4 2 𝑁
𝜎𝑚𝑎𝑥
25 (25 − 2 ∗ 1.2) 4 | = 168.79 ( ⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥

12 12

33
So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 168.79 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 25x25x1.2.

Bảng 3.1. Bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép.


Giới hạn chảy Giới hạn đứt
Tiêu chuẩn Độ giãn dài
Mác thép Grade Yeild Point Tensile Strength
Standard Elongation (%)
(N/𝑚𝑚2 ) (N/𝑚𝑚2 )

CT 33 240 min

TCVN CT 34 230 min 340 ÷ 440 32 min

1651-85 CT 38 250 min 380 ÷ 490 26 min

(1765-85) CT 42 270 min 420 ÷ 540 24 min

CT 51 290 min 510 ÷ 640 20 min

TCVN 25Mn2Si 392 min 590 min 14 min

3104-79 35 MnSi 392 min 590 min 14 min

34
Chiều dày
0.7 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.4 1.5 1.8 2.0 2.3 2.5
ống (mm)

Kích
thước
(mm)

10x30 2.53 2.87 3.21 3.54 3.87 4.20 4.83 5.14 6.05

12x12 1.47 1.66 1.85 2.03 2.21 2.39 2.72 2.88 3.34 3.62

13x26 2.46 2.79 3.12 3.45 3.77 4.08 4.70 5.00 5.88

14x14 1.74 1.97 2.19 2.41 2.63 2.84 3.25 3.45 4.02 4.37

16x16 2.00 2.27 2.53 2.79 3.04 3.29 3.78 4.01 4.69 5.12

20x20 2.53 2.87 3.21 3.54 3.87 4.20 4.83 5.14 6.05 6.36

12x32 2.79 3.17 3.55 3.92 4.29 4.65 5.36 5.71 6.73 7.39 8.34 8.95

20x25 2.86 3.25 3.63 4.01 4.39 4.76 5.49 5.85 6.90 7.57 8.55 9.18

25x25 3.19 3.62 4.06 4.48 4.91 5.33 6.15 6.56 7.75 8.52 9.64 10.36

20x30 3.19 3.62 4.06 4.48 4.91 5.33 6.15 6.56 7.75 8.52 9.64 10.36

15x35 3.19 3.62 4.06 4.48 4.91 5.33 6.15 6.56 7.75 8.52 9.64 10.36

30x30 3.85 4.38 4.90 5.43 5.94 6.46 7.47 7.97 9.44 10.40 11.80 12.72

20x40 3.85 4.38 4.90 5.43 5.94 6.46 7.47 7.97 9.44 10.40 11.80 12.72

25x50 4.83 5.51 6.18 6.84 7.50 8.15 9.45 10.09 11.98 13.23 15.06 16.25

40x40 5.16 5.88 6.60 7.31 8.02 8.72 10.11 10.80 12.83 14.17 16.14 17.43

Bảng 3.2: Quy chuẩn trọng lượng ống thép vuông – chữ nhật, Đơn vị tính: kg/ cây 6m

35
➢ Để hạt điều không rơi rớt ta chọn lưới mắt cáo 5x5mm để đảm bảo những các chất
cặn bẩn được động lại ở dưới đáy của thùng

Hình 3.7. Lưới mắt cáo 5x5mm.

Sau khi tính toán ta tiến hành thiết kế, dựng các bản vẽ 2D, 3D, ta tính toán được khối
lượng của khung phân loại là: 6.848kg.

36
Hình 3.8. Hình ảnh khung phân loại trong phần mềm INVENTOR.
3.2. Tính toán, thiết kế khung rửa
Khung rửa có nhiệm vụ rửa hạt điều và mang theo khung phân loại.
Lực tác dụng chủ yếu lên khung rửa là trọng lượng khung phân loại, trọng lượng hạt
điều và lực cản của nước.
Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
Trọng lượng hạt điều: 500N
Lực của của nước: 960N
68.48 + 500 + 960
𝐹1 = = 764.24 (𝑁)
2

37
Kích thước của khung rửa ta cho rộng hơn kích thước khung phân loại.

Hình 3.9. Kích thước khung rửa

Hình 3.10. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của khung chia.
Dựa vào công thức (1), (2) và bảng 3.2 ta chọn sơ bộ thép hộp 20x20x1.2mm.

20
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 38212 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 4 2 | = 71.59 (𝑁⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥 20 (20 − 2 ∗ 1.2)4

12 12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 71.59 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 20x20x1.2.

38
Hình 3.11. Hình ảnh khung rửa sơ bộ trong phần mềm INVENTOR.
Lúc này trọng lượng của khung rửa là: 90.43N.

Vậy tại điểm A chịu trách nhiệm là vị trí kéo của xy lanh kéo rửa sẽ chịu một lực là:

𝐹2 = 2𝐹1 + 90.43 = 1618.91 (𝑁)

39
Hình 3.12. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của khung rửa.

Dựa vào công thức (1), (2) và bảng 3.2 ta chọn sơ bộ thép hộp 25x25x1.2mm.

25
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 161891 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 4 2 | = 187.16 (𝑁⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥 25 (25 − 2 ∗ 1.2)4

12 12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 187.16 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 25x25x1.2.

40
Hình 3.13. Hình ảnh khung rửa trong phần mềm INVENTOR.
Giữa khung rửa và khung phân loại ta đặt gối đỡ - ray trượt để khung phân loại được tự
do tịnh tiến qua lại. Hiện nay ray trượt thường được chế tạo từ các loại hợp kim không gỉ
có độ bền độ cứng bề mặt rất tốt, có 2 loại là thanh trượt tròn và thanh trượt mang cá. Ta
chọn loại loại ray BSG loại có độ rộng B=20mm theo hình 3.13.

41
Hình 3.14. Thanh trượt - gối trượt.

42
3.3. Cửa xả
Cửa xả có nhiệm vụ đóng mở cửa xả hạt điều sau khi đã ngâm sục, phân loại.

Khi khung xả nghiêng một góc 60o để chuẩn bị xả thì lúc này cửa xả sẽ chịu tải trọng
lớn nhất. Cửa xả sẽ chịu tải trọng của toàn bộ khối lượng hạt điều.

Hình 3.15. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của khung rửa.

Dựa vào công thức (1), (2) và bảng 3.2 ta chọn sơ bộ thép hộp 10x10x1.2mm.

10
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 15625 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 4 2 | = 140.68 (𝑁⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥 10 (10 − 2 ∗ 1.2)4

12 12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 140.68 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 10x10x1.2.

43
Hình 3.16. Cửa trượt.

44
3.4. Tính toán, thiết kế khung xả

Khung xả

Bồn chứa nước

Hình 3.17: Khung xã

Khung xả chịu trách nhiệm xả hạt điều sau khi đã rửa và phân loại. Khung xả liên kết
vào thùng nước.

Yêu cầu các mối hàn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn để không bị đứt mối hàn dễ hư
hỏng, cần phải mài kỹ các ba via sơn lót chống gỉ do thường xuyên tiếp xúc với nước.

Khung xả phải chịu được tổng trọng lượng của khung rửa, khung phân loại, cửa, lực
cản của nước, trọng lượng hạt điều và các chi tiết khác.

Với:

▪ Trọng lượng khung rửa: 91.07N


▪ Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
▪ Trọng lượng cửa: 15.21N
▪ Lực cản của nước: 960N
▪ Trọng lượng hạt điều: 500N
▪ Các chi tiết khác: 20N

𝐹 = 91.07 + 68.48 + 15.21 + 960 + 500 + 20 = 1654.76 (𝑁)

45
Hình 3.18. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của khung xả.

Dựa vào công thức (1), (2) và bảng 3.2 ta chọn sơ bộ thép hộp 25x25x1.2mm.

25
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 141688.83 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 4 2 | = 163.80 (𝑁⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥 25 (25 − 2 ∗ 1.2)4

12 12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 163.80 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 25x25x1.2.

46
Hình 3.19. Khung xả.

Sau khi đã tính toán thiết kế trên INVENTOR thì khối lượng khung xả là 10.805kg.

47
❖ Tính toán trục xoay của khung xả:

Hình 3.20. Vị trí lắp trục xoay khung xả.

Trục xoay khung xả phải chịu được lực tối thiểu là tổng lực của trọng lượng khung xả,
trọng lượng khung rửa, trọng lượng khung phân loại, trọng lượng cửa, trọng lượng hạt điều
và trọng lượng các chi tiết khác:

Với:

▪ Trọng lượng khung xả: 108.05N


▪ Trọng lượng khung rửa: 91.07N
▪ Trọng lượng khung chia: 68.48N
▪ Trọng lượng cửa: 15.21N
▪ Trọng lượng hạt điều: 500N
▪ Các chi tiết khác: 20N
𝐹 = 108.05 + 91.07 + 68.48 + 15.21 + 500 + 20 = 802.8 (𝑁)

48
Hình 3.21. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của trục xoay.

Chọn vật liệu làm trục là CT5.

Theo công thức (10.17) trang 194 sách TTTKHDĐCK tập 1 của Trịnh Chất và Lê Văn
Uyển.

3 𝑀𝑡đ 3 1254.38
𝑑=√ =√ = 6 (𝑚𝑚)
0.1[𝜎] 0.1 ∗ 58

Trong đó:

▪ 𝑀𝑡đ = 1254.38 (𝑁𝑚𝑚)


▪ [𝜎] = 58 𝑀𝑃𝑎 (tra bảng 10.5, trang 195 sách TTTKHDĐCK tập 1)

Chọn trục xoay khung xả có đường kính D=8 (mm).

❖ Tính toán trục nâng khung xả

Trục nâng khung xả phải chịu được lực tối thiểu là tổng lực của trọng lượng khung xả,
trọng lượng khung rửa, trọng lượng khung phân loại, trọng lượng cửa, trọng lượng hạt điều,
lực cản của nước và trọng lượng các chi tiết khác:

49
Hình 3.22: Vị trí lắp trục nâng khung xả

Với:

▪ Trọng lượng khung xả: 108.05N


▪ Trọng lượng khung rửa: 91.07N
▪ Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
▪ Trọng lượng cửa: 15.21N
▪ Trọng lượng hạt điều: 500N
▪ Lực cản của nước: 960 N
▪ Các chi tiết khác: 20N
𝐹 = 108.05 + 91.07 + 68.48 + 15.21 + 500 + 960 + 20 = 1762.81 (𝑁)

Hình 3.23. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của trục nâng.

50
Chọn vật liệu làm trục là CT5.

Theo công thức (10.17) trang 194 sách TTTKHDĐCK tập 1 của Trịnh Chất và Lê Văn
Uyển.

3 𝑀𝑡đ 3 15424.59
𝑑=√ =√ = 13.85 (𝑚𝑚)
0.1[𝜎] 0.1 ∗ 58

Trong đó:

▪ 𝑀𝑡đ = 15424.59 (𝑁𝑚𝑚)


▪ [𝜎] = 58 𝑀𝑃𝑎 (tra bảng 10.5, trang 195 sách TTTKHDĐCK tập 1)

Chọn trục nâng khung xả có đường kính D=14 (mm).

❖ Tính toán thanh nhôm định hình dẫn hướng

Trên khung xả ta gắn vào một thanh nhôm định hình làm nhiệm vụ là thanh trượt cho
khung rửa di chuyển lên xuống và đảm bảo không bị rung lắc.

Hình 3.24. Trạng thái chuẩn bị xả của máy.

51
Thanh nhôm chịu tải trọng lớn nhất khi máy ở trạng thái chuẩn bị xả hạt điều. Lúc này
thanh nhôm định hình sẽ chịu một lực là tổng lực của:

▪ Trọng lượng khung xả: 108.05N


▪ Trọng lượng khung rửa: 91.07N
▪ Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
▪ Trọng lượng cửa: 15.21N
▪ Trọng lượng hạt điều: 500N
▪ Các chi tiết khác: 20N

108.05 + 91.07 + 68.48 + 15.21 + 500 + 20


𝐹= = 401.4 (𝑁)
2

52
Hình 3.25. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của thanh nhôm định hình.

53
Chọn nhôm hợp kim định hình 6063-T5 20x20 có tiết diện như hình 3.22.

Độ bền kéo của hợp kim nhôm 6063 là >150N/mm2.

Moment quán tính: 𝐽𝑥 = 0.7 (𝑐𝑚4 ) = 7000 (𝑚𝑚4 )

Hình 3.26. Mặt cắt ngang của thép hộp vuông.

Dựa vào công thức (1)

20
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 14049.28 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 2 | = 20.07 (𝑁⁄
𝐽𝑥 7000 𝑚𝑚2 )

So sánh với giới hạn chảy của nhôm hợp kim 6063 là: σ = 150 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 =
20.07 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh ra nên thanh nhôm định hình 20x20 ta chọn là đảm
bảo độ bền.

54
❖ Xác định điểm đặt xilanh xả

Xy lanh xả có hai trạng thái chính là trạng thái không đẩy, góc nghiêng khung xả là 0o
và trạng thái đẩy góc nghiêng khung xả là 60o.

Sau khi thiết kế và vẽ các khung ở trên. Ta có được kích thước tâm xoay khung xả và
tâm xoay của xy lanh khung xả như hình 3.32.

Hình 3.27. Kích thước tâm xoay khung xả và tâm xoay xy lanh xả.

Chiều cao ở chiều cao thấp nhất của xy lanh xả sau khi gắn vòng bi mắt trâu Ø14 là
588mm, chiều cao lớn nhất của xy lanh là 1088mm.

Do đó ta xác định tọa độ của điểm đặt xy lanh xả như hình 3.33.

Hình 3.28. Tọa độ xy lanh xả.

55
3.5. Tính toán thiết kế thùng chứa nước
Yêu cầu:
- Chống thấm, không rò rỉ nước ra bên ngoài
- Thùng chứa rộng rãi các cơ cấu của máy dễ dàng hoạt động.
- Đáy thùng phải cách mặt làm việc một khoảng 200mm. để các chất bẩn, bùn đất
lắng xuống.
- Đường ống thoát nước dễ dàng.
- Dễ dàng vệ sinh, bảo quản thùng nước.
- Có gắn bánh xe để dễ dàng di chuyển, tăng tính cơ động của máy.

Ta có kích thước sơ bộ của thùng chứa nước.

Hình 3.29. Kích thước sơ bộ của thùng chứa nước.

Nếu đổ đẩy thùng chứa thì áp suất dưới đáy thùng sẽ là:

𝑃 = 𝑑 ∗ ℎ = 10000 ∗ 0.725 = 7250 (𝑁⁄𝑚2 ) (CT 3.5.1)

Với 𝑑 = 10000 (𝑁⁄𝑚3 ): Trọng lượng riêng của nước.

ℎ = 725 (𝑚𝑚) = 0.725 (𝑚)


56
Áp lực của nước lên mặt đáy thùng chứa nước:

𝐹𝑆 = 𝑃 ∗ 𝑆 = 7250 ∗ 0.685 ∗ 1 = 4966.25 (𝑁) (CT 3.5.2)

Hình 3.30. Biểu đồ nội lực dầm chịu uốn phẳng của thùng chứa nước.

Dựa vào công thức (1), (2) và bảng 3.2 ta chọn sơ bộ thép hộp 25x50x2mm đặt dọc
chiều 50mm vuông góc với mặt đất.

50
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 620781.25 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 2 | = 172.29 (𝑁⁄𝑚𝑚2 )
𝐽𝑥 25 ∗ 503 (25 − 2 ∗ 2)(50 − 2 ∗ 2)3

12 12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 172.29 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên khung chịu lực đảm bảo điều kiện bền với kích cỡ thép chọn là 25x50x2.

Xét tiết diện 1mm thép tấm bọc thùng chứa nước.

Hình 3.31. Xét lực tác dụng lên tiết diện 1mm của thép tấm bao thùng chứa nước.
57
Dựa vào công thức (1) chọn thép tấm có độ dày là 0.8mm.

0.8
𝑀𝑥 ∗ 𝑦 4.96625 ∗
𝜎𝑚𝑎𝑥 =| |=| 2 | = 46.59 (𝑁⁄
𝐽𝑥 1 ∗ 0.8 3 𝑚𝑚2 )
12

So sánh với bảng quy chuẩn cơ tính chất lượng thép ta thấy giới hạn chảy của loại thép
ta chọn CT34 là: σ = 230 (N/mm^2 ), 𝜎𝑚𝑎𝑥 = 46.59 (N⁄mm2 ) lớn hơn ứng suất sinh
ra nên thép tấm bề dày 0.8mm đảm bảo độ bền.

Khung thùng nước chọn thép hộp 25x25x1.2, các tấm thùng dùng thép tấm 0.8mm hàn
bọc. Xử lý kỹ bề mặt sau khi hàn. Sơn tĩnh điện và sử dụng keo silicon để bịt kín các khe
hở,

Hình 3.32. Thùng nước.

58
3.6. Khung máng xả.
Sau khi hoàn thành chu trình rửa, phân loại thì khung xả sẽ nghiêng 1 góc 60 độ để xả
toàn bộ hạt điều ra ngoài. Nhiệm vụ của khung máng xả là dẫn hướng hạt điều đã phân
loại đi xuống rổ, hoặc bao bì.

Hình 3.33. Khung máng xả.

59
3.7. Khung cấp liệu
Khung cấp phải đảm bảo chứa đủ thể tích 50kg hạt điều và chịu được tải trọng 500N.
Ta chọn thép hộp 20x20x1.2 để làm khung đỡ.

Hình 3.34. Khung cấp.

60
3.8. Chọn các loại xy lanh khí nén.
Ta chọn máy nén khí có áp suất khí nén P=14 bar.

Công xuất: 10HP – 7,5kW

Điện áp sử dụng: 380V – 50Hz

Áp lực làm việc tiêu


12bar – 12kg/cm3
chuẩn:

Áp lực tối đa: 14bar – 14kg /cm3

Dung tích bình chứa


300lít
khí:

Hình 3.35. Máy nén khí PUMA 10HP áp lực Lưu lượng khí nén: 940 lit/phút

14bar. Số xi lanh đầu nén 3

Kích thước (DxRxC) 171 x 76 x 121 cm

Khối lượng: 364 kg

a. Xy lanh phân loại

Xylanh phân loại

Hình 3.36: Vị trí đặt xilanh phân loại

61
Nhiệm vụ của xy lanh là điều khiển khung phân loại. Khung phân loại được đẩy theo
phương ngang nên tải trọng phải chịu là lực cản của nước.

Xét trường hợp 1 ô chia chứa đầy 50kg hạt điều trải điều lên mặt ngang của khung.

Áp suất nước ở tầng dưới:

𝑃 = 𝑑 ∗ ℎ = 10000 ∗ 0.4 = 4000 (𝑁⁄𝑚2 )

Với 𝑑 = 10000 (𝑁⁄𝑚3 ): Trọng lượng riêng của nước.

ℎ = 40 (𝑐𝑚) = 0.4 (𝑚)

Lực cản của nước lên bề mặt tầng dưới:

𝐹𝑆 = 𝑃 ∗ 𝑆 = 4000 ∗ 0.2 ∗ 0.6 = 480 (𝑁)

Ta chọn xy lanh có hành trình L=400 (mm)

Áp suất khí nén: P=14 (bar)=14.28 (kg/cm3)

Tải trọng đáp ứng 48 (kg)

Thời gian dẫn động: 2 giây.

Ta tính được đường kính xy lanh.

4𝐹 4∗48
𝐷=√ =√ = 2.07 (𝑐𝑚) (CT 3.8.1)
𝑃∗𝜋 14.28∗𝜋

Chọn D=3 (cm)

Tiết diện xy lanh

𝜋𝑑2
𝐴= = 7.07 (𝑐𝑚2 ) (CT 3.8.2)
4

Lực đẩy xy lanh 𝐹 = 𝑃𝐴 = 14.28 ∗ 7.07 = 100.89 (𝑘𝑔)

62
b. Xy lanh mở cửa xả

Xilanh cửa

Hình 3.37: Vị trí đặt xilanh mở cửa xả

Nhiệm vụ của xy lanh là điều khiển đóng và mở cửa. Xy lanh làm việc với tải trọng
chính là khối lượng của cửa xả và hạt điều dồn lên cửa.

Với:

• Trọng lượng của cửa xả: 15.21 (N)


• Trọng lượng điều dồn lên cửa: 500 * cos (30) = 433 (N)
=> F = 15.21 + 433 = 448.21 (N)

Ta chọn xy lanh có hành trình L=600 (mm)

Áp suất khí nén: P=14 (bar)=14.28 (kg/cm3)

Tải trọng đáp ứng 44.8 (kg)

Thời gian dẫn động: 2 giây.

Ta tính được đường kính xy lanh (theo CT 3.8.1)

4𝐹 4∗44.8
𝐷=√ =√ = 1.99 (𝑐𝑚) , ta chọn D=2.5 (cm)
𝑃∗𝜋 14.28∗𝜋

63
Tiết diện xy lanh (theo CT 3.8.2)

𝜋𝑑2
𝐴= = 4.9 (𝑐𝑚2 )
4

Lực đẩy xy lanh

𝐹 = 𝑃𝐴 = 14.28 ∗ 4.9 = 69.97 (𝑘𝑔)

c. Xy lanh rửa:
Xylanh rửa

Hình 3.38: Vị trí đặt xilanh rửa

Có nhiệm vụ nâng hạ khung rửa và khung phân loại.

Với:

• Trọng lượng khung rửa: 91.07N


• Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
• Trọng lượng cửa: 15.21N
• Trọng lượng hạt điều: 500N
• Lực cản của nước: 960 N
• Các chi tiết khác: 20N

Tải trọng của xy lanh rửa là 𝐹 = 1654.76 (𝑁)

64
Ta chọn xy lanh có hành trình L=750 (mm)

Tải trọng đáp ứng 165(kg)

Áp suất khí nén: P=14 (bar)=14.28 (kg/cm3)

Thời gian dẫn động: 3 giây.

Ta tính được đường kính xy lanh (theo CT 3.8.1)

4𝐹 4 ∗ 165
𝐷=√ =√ = 3.83 (𝑐𝑚)
𝑃∗𝜋 14.28 ∗ 𝜋

Chọn D=4 (cm)

Tiết diện xy lanh (theo CT 3.8.2)

𝜋𝑑 2
𝐴= = 12.56 (𝑐𝑚2 )
4

Lực đẩy xy lanh

𝐹 = 𝑃𝐴 = 14.28 ∗ 28.26 = 179.36(𝑘𝑔)

d. Xy lanh xả:

Xylanh xả

Hình 3.39: Vị trí đặt xilanh xả

65
Xy lanh này có nhiệm vụ nâng cả cụm cơ cấu gồm khung rửa, khung phân loại và
khung xả và các chi tiết –cụm chi tiết

Xy lanh nâng khung xả phải chịu được lực tối thiểu là tổng lực của trọng lượng khung
xả, trọng lượng khung rửa, trọng lượng khung phân loại, trọng lượng cửa, trọng lượng hạt
điều, lực cản của nước và trọng lượng các chi tiết khác:

Với:

▪ Trọng lượng khung xả: 108.05N


▪ Trọng lượng khung rửa: 91.07N
▪ Trọng lượng khung phân loại: 68.48N
▪ Trọng lượng cửa: 15.21N
▪ Trọng lượng hạt điều: 500N
▪ Các chi tiết khác và nước vớt lên theo: 50N
𝐹 = 108.05 + 91.07 + 68.48 + 15.21 + 500 + 50 = 832.81 (𝑁)

Ta chọn xy lanh có hành trình L=500 (mm)

Tải trọng đáp ứng 83.3 (kg)

Áp suất khí nén: P=14 (bar)=14.28 (kg/cm3)

Thời gian dẫn động: 5 giây.

Ta tính được đường kính xy lanh (theo CT 3.8.1)

4𝐹 4 ∗ 83.3
𝐷=√ =√ = 2.72 (𝑐𝑚)
𝑃∗𝜋 14.28 ∗ 𝜋

Để thắng nhanh được lực đổ của khung xả khi nghiêng 60 độ, ta chọn D=4 (cm)

Tiết diện xy lanh (theo CT 3.8.2)

66
𝜋𝑑 2
𝐴= = 12.57 (𝑐𝑚2 )
4

Lực đẩy xy lanh 𝐹 = 𝑃𝐴 = 14.28 ∗ 12.57 = 179.50(𝑘𝑔)

❖ Sau khi đã tiền hành thiết kế các cụm chi tiết chính, ta tiến hành hiệu chỉnh, lắp ráp,
thêm các chi tiết phụ vào máy. Tạo các liên kết, ràng buộc ta vẽ được cơ cấu trên
phần mềm INVENTOR.

Hình 3.42. Hình ảnh sau khi thiết kế trên phần mềm INVENTOR.

67
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

Sơ đồ giải thuật điện:

Hình 4.1. Sơ đồ giải thuật

68
Chế độ Manual:

Hình 4.2. Giải thuật chế độ manual

69
Chế độ Auto 1 chu trình:

Hình 4.3. Giải thuật chế độ auto


70
4.1. Hệ thống điều khiển 4 cơ cấu

Cơ cấu 1: Khung xả Cơ cấu 3: Làm sạch nguyên liệu và vớt

Xilanh 1: A+ A- Xilanh 3: C+ C-

Cơ cấu 2: Khung phân loại Cơ cấu 4: Cửa xả

Xilanh 2 B+ B- Xilanh 4: D+ D-

4.2. Lựa chọn van điện từ điều khiển xilanh

Xilanh 1 và xilanh 3 hoạt động với trọng tải nặng, để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy
ra chọn van điện từ 5/3

Chọn van 5/2 để điều khiển xilanh 2 và xilanh 4

4.3. Nguyên lý vận hành của hệ thống – 1 chu trình


Máy ở trạng thái ban đầu

Cơ cấu 1: Ở vị trí (A+)

Cơ cấu 2: Ở vị trí (B+)


71
Cơ cấu 3: Ở vị trí (C-)

Cơ cấu 4: Ở vị trí (D+)

Bước 1:

Cơ cấu 2 thay đổi sang vị trí (B-)

Nguyên liệu được cấp vào hệ thống, cơ cấu 2 đi vào vị trí (B+)

Bước 2:

Cơ cấu 2 về vị trí (B+), cơ cấu 3 làm việc. Cơ cấu sử dụng xilanh để làm sạch nguyên
liệu bằng cách sục lên xuống với số lần nhất định (được cài đặt). Sau khi làm sạch xong
nguyên liệu thì cơ cấu 3 về vị trí (C-).

Bước 3:

Sau khi cơ cấu 3 về vị trí (C-), cơ cấu 2 về lại vị trí (B-) đợi với thời gian nhất định
(được cài đặt) để nguyên liệu được tĩnh lại, lúc này cặn bẩn sẽ lắng lại và các hạt điều sẽ
phân tầng trong nước. Khi hoàn thành xong thời gian nhất định thì cơ cấu 2 di chuyển về
vị trí (B+) để phân loại hạt điều.

Bước 4:

Khi kết thúc bước 1,2,3, cơ cấu 3 di chuyển tới vị trí (C+) để vớt hạt điều lên.

Bước 5:

Sau khi cơ cấu 3 tới vị trí (C+), cơ cấu 1 di chuyển tới vị trí (A-) đổ nguyên liệu với 1
góc nghiêng 600.

Bước 6:

Cơ cấu 1 tới vị trí (A-), cơ cấu 4 di chuyển tới vị trí (D-) mở cửa xả, nguyên liệu được
đổ ra hệ thống hứng.

72
Bước 7:

Hết nguyên liệu trong hệ thống thì tất cả các cơ cấu về vị trí ban đầu và kết thúc 1 chu
trình làm việc.

4.4. Nguyên lý vận hành của mạch điện

Hình 4.4. Vị trí cảm biến

Trạng thái ban đầu, cảm biến 1,3,4,6 tác động


• Nhấn nút 1, xilanh 2 đi ra vị trí để cấp hạt điều.

Sau khi cấp hạt điều xong, nhấn nút 1

• Xilanh 2 đi về kích cảm biến 3 khởi động quá trình chạy tự động.
• Xilanh 3 di chuyển lên xuống trong khoảng vị trí của cảm biến 7 và 8 (15 lần), sau
khi xong thì xilanh 3 về vị trí (C-) kích cảm biến 6.
• Xilanh 2 đi ra chờ hạt điều tĩnh lại (10 giây). Khi hết thời gian xilanh 2 đi về kích
cảm biến 3
73
• Xilanh 3 đi lên, kích cảm biến 9.
• Xilanh 1 đi ra đổ nguyên liệu với góc 600, kích cảm biến 2.
• Nhấn nút 2, xilanh 4 được gắn với cơ cấu cửa xả đi ra, kích cảm biến 5 lúc này
nguyên liệu được đổ ra hệ thống hứng.
• Nhấn nút 2, hệ thống tự động trở về trạng thái ban đầu lần lượt:

Xilanh 4 - Xilanh 1 – Xilanh3

❖ Nhấn E-stop, máy dừng khẩn cấp ở bất kì vị trí, sau đó nhấn Reset máy trở về trạng
thái ban đầu
❖ Đèn báo sáng khi máy có điện và nhấp nháy khi nhấn E-stop.
❖ Màn hình LCD hiển thị cài đặt số lần rửa và thời gian chờ tĩnh.

4.5. Thiết kế mạch điện

Hình 4.5. Hệ thống điều khiển

74
75
Hình 4.6. Mạch thiết kế

76
Hình 4.7. Board mạch

77
CHƯƠNG 5: LẮP RÁP, VẬN HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
1. Lắp ráp máy
- Trước khi tiến hành lắp ráp cần phải kiểm tra chất lượng của các chi tiết, chú ý kỹ

đến từng mối hàn, từng bề mặt sao cho mối hàn phải đẹp, đảm bảo đúng kỹ thuật,
bề mặt không được có ba via.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để lắp ráp.
- Đảm bảo các linh kiện, chi tiết trong máy phải đầy đủ, sắp xếp ngay ngắn, thuận
tiện cho việc lắp ráp.
- Tuân thủ các tiêu chí an toàn trong lắp ráp.
Đối
Bước tượng
Cách thực hiện Hình ảnh minh họa
thực
hiện
Thùng Hàn cố định các thanh sắt
chứa với nhau thành 1 khối nhất
1 nước định theo yêu cầu bản vẽ

Hệ Hàn cố định các thanh sắt,


thống đính phễu chấn vào khung
2 cấp và lắp các chi tiết khác
liệu

Khung Hàn cố định các thanh sắt


phân với nhau (đảm bảo mối
3 loại hàn phải đẹp) thành 1 khối
nhất định theo yêu cầu bản
vẽ

78
Khung Hàn cố định các thanh sắt,
rửa đính lưới vào khung tạo
thành 1 khối theo yêu cầu
kỹ thuật
4

Lắp Thanh trượt được lắp dưới


thanh hình thức lắp ráp cố định
trượt vào khung phân loại (dẫn
5 hướng)

Khung Hàn đảm bảo mối hàn


xả không bị rã khi đang hoạt
động
Khung xả được lắp thêm
6 bánh xe V slot để dẫn
hướng cho khung rửa

79
Lắp hệ Hệ thống phân loại được
thống lắp vào khung rửa
phân Đảm bảo lắp ráp theo yêu
7 loại cầu bản vẽ để không bị ma
sát trong lúc hoạt động

Lắp hệ Hệ thống xả được lắp các


thống bộ phận lại với nhau theo
xả đúng yêu cầu bản vẽ

Cửa xả Cửa xả được lắp vào


khung phân loại
Đảm bảo trong quá trình
hoạt động nguyên liệu
9 không được rơi rớt ra
ngoài

80
Xilanh Cố định xilanh, đảm bảo
xilanh hoạt động bình
thường

10

Lắp Lắp ráp các chi tiết hoặc


ráp cụm chi tiết lại với nhau
tổng đảm bảo các chi tiết khi
thể lắp với nhau phải đúng
kích thước và không được
11 va đập với nhau khi hoạt
động

Điện Đấu nối các chi tiết-cụm


khí nén chi tiết (van điện từ, van
chỉnh áp, vi mạch ...)
Kiểm tra mạch điện đảm
bảo không bị hở mối tránh
trường hợp bị rò rỉ điện khi
12 đang hoạt động hoặc
không hoạt động được

81
Các đường ống khí phải
đảm bảo lắp ráp đúng kĩ
thuật không bị xì khí ra
ngoài. Lưu ý: không lắp
đặt cụm van khí nén cùng
trong tủ điện với mạch
điện (vì trong khi hoạt
động van khí nén sẽ xả khí
liên tục, trong khí này có
chứa hơi nước sẽ gây
hỏng, chập mạch điện)

82
Hình 5.1. Mô hình máy

2. Vận hành máy


- Trước khi vận hành máy phải đảm bảo máy được đặt ở vị trí sạch sẽ, bề mặt phẳng

không gồ ghề.
- Kiểm tra kỹ các đường ống dẫn khí, các đường dây điện.
- Kiểm tra, bôi mỡ cho các ổ trượt.
- Cho máy chạy ở điều kiện không tải trước.

83
3. Bảo trì, bảo dưỡng máy.
- Thường xuyên kiểm tra các cơ cấu thanh trượt, bôi mỡ thường xuyên.

- Sau mỗi ca làm việc cần phải vệ sinh máy.


- Liên tục kiểm tra và đảm bảo an toàn về điện.
- Bảo quản ở nơi quy định.

4. Kết quả thực nghiệm.


❖ Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm:
- Độ sạch.
- Độ chính xác phân loại.
- Có hư hỏng hạt do máy gây ra không.
- Máy đạt năng suất theo yêu cầu, tối thiểu 400kg/h.

Để đánh giá được độ chính xác và năng suất cả hệ thống phân loại hạt điều. Theo tính
toán mỗi chu trình phân loại máy đáp ứng được 50Kg/1 lần trong thời gian 201(giây). Vì
nhóm chế tạo mô hình có dung tích chứa bằng một nửa mô hình máy thực tế, vậy nên sử
dụng 25kg hạt điều tươi để thử nghiệm:
− Khảo sát với 25kg điều được phân loại trong 201(giây) theo nhiều mẫu khác nhau
và kiểm tra sai số theo số lần của từng mẫu.

− Để đạt được độ chính xác và tối ưu nhất quy trình thực nghiệm với 3 mẫu khác
nhau. Mỗi mẫu thực hiện 3 lần để kiểm tra được độ thống nhất của từng kết quả
theo từng mẫu.
− Sau mỗi lần máy phân loại được ra thành phẩm. Chuẩn bị một thùng nước và đổ
lần lượt các loại điều đã được máy phân loại vào và quan sát để xác định độ chính
xác phân loại của máy.

84
MẪU ĐỘ
(T) LẦN KẾT QUẢ CHÍNH XÁC
(%)
1 Hạt chìm 10kg
Hạt lơ lửng 5kg
Hạt nổi 10kg
2 Hạt chìm 10kg
1 91%
Hạt lơ lửng 5.5kg
Hạt nổi 9.5kg
3 Hạt chìm 11kg
Hạt lơ lửng 5kg
Hạt nổi 9kg
1 Hạt chìm 5.5kg
Hạt lơ lửng 11kg
Hạt nổi 8.5kg
2 Hạt chìm 5.3kg
2 89%
Hạt lơ lửng 10kg
Hạt nổi 9.7kg
3 Hạt chìm 6kg
Hạt lơ lửng 10kg
Hạt nổi 9kg
1 Hạt chìm 15kg
Hạt lơ lửng 7kg
Hạt nổi 3kg
90%
2 Hạt chìm 13kg
3
Hạt lơ lửng 9kg
Hạt nổi 3kg
3 Hạt chìm 14kg
Hạt lơ lửng 7.5kg
Hạt nổi 3.5kg
Độ chính xác trung bình của các mẫu:
Ttb= (T1+T2+T3)/3 = (91%+89%+90%)/3=90%
Với yêu cầu độ chính xác tương đối thì hệ thống đạt chỉ tiêu đề ra.
❖ Kết quả đạt được:
− Sau khi thực hiện phân loại theo 3 mẫu khác nhau số lượng hạt hư hỏng do
quá trình hệ thống hoạt động là không đáng kể chiếm 1%.
− Hệ thống hoạt động chính xác với số lần khác nhau chiếm 93%
− Sau mỗi lần rửa hệ thống làm sạch hạt.
− Máy chạy một chu trình trung bình hết 205s. đảm bảo được khối lượng
năng xuất.

85
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
Kết quả: Sau quá trình làm việc thì hiện tại hệ thống phân loại hạt điều của nhóm
đã đạt được mục đích đề xuất
Đảm bảo hệ thống làm việc với năng suất đề ra, tối thiểu 400kg/h
Hệ thống dễ dàng di chuyển, vận hành và đảm bảo sự an toàn tối đa cho người
làm việc
Máy phân loại hạt điều là máy có tính ứng dụng cao, là loại máy bắt buộc phải
có trong ngành trồng và chế biến hạt điều. Do đó việc thiết kế, phát triển để máy có
nhiều tính năng, khả năng làm việc ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó cần phải thiết
kế để giảm bớt các chi phí sản xuất, cắt giảm nguyên vật liệu nhưng chất lượng máy
ngày càng được nâng cao là việc làm tối quan trọng để có thể cạnh tranh với các
loại máy khác hiện có trên thị trường.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp chúng em đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm
làm việc và tính luỹ được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng cho sự nghiệp sau này.
Là một kỹ sư tương lai thì ngoài những kiến thức cơ bản, chúng ta cần cập nhật các
kiến thức mới để không bị lạc hậu so với thế giới.
Hướng phát triển: Mặc dù nhóm chúng em đã hoàn thành mô hình nhưng vẫn
chưa tự động hóa hoàn toàn: cấp liệu tự động, cấp thoát nước vẫn đang bị động vậy
nên nhóm chúng em sẽ cố gắng nghiên cứu, lên ý tưởng để hoàn thành hệ thống 1
cách hoàn chỉnh nhất.
Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp đề tài “Thiết kế, chế tạo hệ thống phân loại
hạt điều” chúng em đã nỗ lực hết mình để hoàn thành đề tài được giao. Chúng em
xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa và đặc biệt là Thầy Nguyễn Văn
Đoàn đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đồ án này. Tuy được sự
chỉ đạo tận tình của giảng viên hướng dẫn song trong quá trình làm đồ án không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đồ
án của chúng em được hoàn thiện hơn.

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí Tập 1 – Trịnh Chất, Lê Văn Uyển
2. Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí Tập 2 – Trịnh Chất, Lê Văn Uyển
3. Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy Tập 1– GS. TS. Nguyễn Đắc Lộc, PGS. TS. Lê
Văn Tiến, PGS. TS. Ninh Đức Tốn, PGS. TS. Trần Xuân Việt.
4. Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy Tập 2 – GS. TS. Nguyễn Đắc Lộc, PGS. TS. Lê
Văn Tiến, PGS. TS. Ninh Đức Tốn, PGS. TS. Trần Xuân Việt.
5. Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy Tập 3 – GS. TS. Nguyễn Đắc Lộc, PGS. TS. Lê
Văn Tiến, PGS. TS. Ninh Đức Tốn, PGS. TS. Trần Xuân Việt.
6. Giáo Trình Công Nghệ Thủy Lực Và Khí Nén – PGS. TS Lê Hiếu Giang, TS.
Nguyễn Thị Hồng Minh.
7. Giáo Trình Dung Sai Kỹ Thuật Đo – Trần Quốc Hùng.
8. Hệ thống điều khiển bằng khí nén – Nguyễn Ngọc Phương.

87

You might also like