You are on page 1of 106

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Nhóm sinh viên thực hiện:


Hoàng Minh Đức
Huỳnh Thị Y Thiêu
Nguyễn Thái Anh Thư
Trần Nguyễn Quý Tâm
Trương Nhật Lan

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA GIỚI TRẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: TRUYỀN THÔNG MARKETING & QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 2

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI


SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA GIỚI TRẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhóm sinh viên thực hiện:


Hoàng Minh Đức – 1721001361 – 17DMC2
Huỳnh Thị Y Thiêu – 1721001616 – 17DQH1
Nguyễn Thái Anh Thư – 1721000878 – 17DMC1
Trần Nguyễn Quý Tâm – 1721002619 – 17DMC1
Trương Nhật Lan – 1721001446 – 17DMC1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Vũ Quỳnh Thi

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: .......................................................... MSSV: .......................................
Họ và tên sinh viên: .......................................................... MSSV: .......................................
Họ và tên sinh viên: .......................................................... MSSV: .......................................
Họ và tên sinh viên: .......................................................... MSSV: .......................................
Họ và tên sinh viên: .......................................................... MSSV: .......................................

KẾT QUẢ CHẤM BÁO CÁO

Điểm bằng số Chữ ký của giảng viên

KHOA MARKETING

TS. GVC. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

i
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC

Mức độ
Họ và tên MSSV Công việc
đóng góp
Hoàng Minh Đức 1721001361 Chương 2: Thông tin các nghiên cứu 83%
gần đây
Chương 3: Cách thức thực hiện
Chương 4: Hồi quy
Chương 5: Đóng góp của NC, Đề xuất
Hành vi và Quan điểm phụ huynh
Huỳnh Thị Y Thiêu 1721001616 Chương 2: Mô hình lý thuyết và các mô 100%
hình các nghiên cứu gần đây
Chương 3: Nghiên cứu chính thức
Chương 4: Thông tin khảo sát,
Cronbach’s Alpha
Chương 5: Kết luận, Đề xuất Chất
lượng sản phẩm
Xử lý số liệu sau khảo sát, Tài liệu tham
khảo, Output kết quả SPSS, Tổng hợp và
chỉnh sửa bài in.
Nguyễn Thái Anh 1721000878 Chương 2: Các khái niệm, thực trạng sử 85%
Thư dụng rượu bia hiện nay
Chương 3: Quy trình nghiên cứu
Chương 4: Kiểm định sự khác biệt
Chương 5: Đề xuất Nhóm đồng đẳng,
hạn chế & hướng NC tiếp theo của đề tài
Trần Nguyễn Quý 1721002619 Chương 1: Cả chương 85%
Tâm Chương 3: Cách thức thực hiện
Chương 4: EFA
Chương 5: Đề xuất Hành vi phụ huynh,
Quan điểm phụ huynh
Trương Nhật Lan 1721001446 Chương 1: Cả chương 90%
Chương 3: Nghiên cứu sơ bộ

ii
Chương 4: EFA
Chương 5: Đề xuất Khuyến mãi, hạn
chế và hướng NC tiếp theo của đề tài
Tài liệu tham khảo

iii
LỜI CAM ĐOAN
“Nhóm tác giả xin cam đoan báo các thực hành nghiề nghiệp 2 về đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh” là công
trình nghiên cứu của nhóm trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong báo cáo
và kết quả nghiên cứu là do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nhóm tác giả xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công
trình nghiên cứu này.”

iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành
của mình đến Quý thầy cô Trường Đại học Tài chính - Marketing nói chung, thầy cô Khoa
Marketing nói riêng đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức bổ ích và quý giá trong
suốt thời gian qua. Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Ngô Vũ Quỳnh
Thi, cô đã tận tình hướng dẫn, dạy bảo và chỉ ra những điểm nhóm còn làm chưa đúng trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.
Nhóm cũng gửi lời cảm ơn của mình đến toàn bộ những bạn bè, anh chị và những
người đã tham gia khảo sát giúp nhóm có được nguồn dữ liệu cho việc phân tích và nghiên
cứu đề tài.
Mặc dù trong quá trình hoàn thiện nghiên cứu, nhóm đã có sự tiếp thu kiến thức từ
các thầy cô, trao đổi từ bạn bè sinh viên cùng trang lứa và tham khảo thông tin từ các nguồn
tài liệu đã nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, không tránh khỏi những sai sót, rất mong sẽ
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô và tất cả mọi người.
Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn!

TP. HCM, ngày 25 tháng 12 năm 2020.

v
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 1
ABSTRACT ........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ............................................................................... 3
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 6
1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 6
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 7
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 7
1.7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .................................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 9
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................................ 9
2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA .................................................................. 10
2.2.1 Thị trường thế giới ................................................................................................ 10
2.2.2 Thị trường Việt Nam ............................................................................................. 11
2.3 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 12
2.3.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi .................................................................................... 12
2.3.2 Các học thuyết nền tảng về hành vi tiêu dùng ...................................................... 13
2.3.2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) .......... 13
2.3.2.2 Học thuyết thái độ ba thành phần .............................................................. 14
2.3.2.3 Lý thuyết hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) ............... 14
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY .............................................................................. 15
2.4.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 15
2.4.2 Tại Việt Nam....................................................................................................... 16
2.4 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 22
vi
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 22
3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ................................................................................................ 23
3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC................................................................................... 24
3.4 CÁCH THỨC THỰC HIỆN ....................................................................................... 27
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31
4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU KHẢO SÁT ................................................................... 31
4.2 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo .............................................. 33
4.2.1.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập ............................................... 33
4.2.1.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc Hành vi sử dụng rượu bia ....... 36
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ....................................................................... 37
4.2.2.1 Phân tích EFA cho biến độc lập ...................................................................... 37
4.2.2.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc .................................................................. 42
4.2.3 Điều chỉnh thang đo sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng .............................. 43
4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY CHO MÔ HÌNH ................................................................... 45
4.4 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI
SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA GIỚI TRẺ TẠI TP. HCM .................................................. 49
4.4.1 Theo giới tính ........................................................................................................ 50
4.4.2 Theo trình độ học vấn ........................................................................................... 50
4.4.3 Theo nghề nghiệp .................................................................................................. 51
4.4.4 Theo thu nhập ...................................................................................................... 52
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP................................................ 55
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55
5.1.1 Tóm tắt nghiên cứu ............................................................................................... 55
5.1.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................... 55
5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................................. 57
5.2.1 Về phương diện lý thuyết ...................................................................................... 57
5.2.2 Về phương diện thực tiễn ...................................................................................... 58

vii
5.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ .............................................................................. 58
5.3.1 Đối với yếu tố Nhóm đồng đẳng ........................................................................... 58
5.3.2 Đối với yếu tố Quan điểm phụ huynh và Hành vi phụ huynh .............................. 59
5.3.3 Đối với yếu tố Chương trình khuyến mãi ............................................................. 60
5.3.4 Đối với yếu tố Chất lượng sản phẩm .................................................................... 60
5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ a

viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

EFA Exploratory Factor Analysis: Phân tích nhân tố khám phá.


PGS.TS Phó giáo sư Tiến sĩ
Ths Thạc sĩ
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPB Theory of Planned Behavior: Thuyết hành vi dự định.
TRA Theory of Reasoned Action: Thuyết hành động hợp lý.
WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới

ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thang đo nghiên cứu ................................................................................. 25
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu .................................................................................. 32
Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Phụ huynh .................................................. 33
Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhóm đồng đẳng........................................ 34
Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Chương trình khuyến mãi .......................... 35
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Chất lượng sản phẩm ................................. 36
Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Hành vi sử dụng rượu bia .......................... 36
Bảng 4.7: Phân tích kiểm định KMO and Bartlett’s biến độc lập lần 1 ............................. 37
Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 1 ............................................................ 38
Bảng 4.9: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập lần 2 .................................. 39
Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 2 .......................................................... 40
Bảng 4.11: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập lần 3 ................................ 41
Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 3 .......................................................... 41
Bảng 4.13: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc..................................... 42
Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc............................................................... 42
Bảng 4.15: Thang đo sau phân tích các yếu tố ảnh hưởng ................................................. 43
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................ 45
Bảng 4.17: Hệ số ý nghĩa của mô hình ............................................................................... 46
Bảng 4.18: Kết quả phân tích ANOVA của mô hình ......................................................... 47
Bảng 4.19: Kiểm tra mẫu độc lập ....................................................................................... 50
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Levene trình độ học vấn .................................................... 51
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định ANOVA theo Trình độ học vấn ........................................ 51
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene Nghề nghiệp.......................................................... 51
Bảng 4.23: Bảng Anova hành vi sử dụng rượu bia theo nghề nghiệp ................................ 52
Bảng 4.24:Kết quả kiểm định Levene Thu nhập ................................................................ 52
Bảng 4.25: Bảng Anova hành vi sử dụng rượu bia theo thu nhập...................................... 53

x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình sự gắn kết gia đình và khả năng thích ứng
của gia đình đối với hành vi hút thuốc lá. .......................................................................... 16
Hình 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu thụ bia của phụ nữ Việt Nam................. 17
Hình 2.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng
tại thị trường Hà Nội........................................................................................................... 18
Hình 2.7: Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại
Thành phố Hồ chí Minh” .................................................................................................... 20
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 22
Hình 4.1: Tổng hợp tỉ lệ về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của
mẫu khảo sát ....................................................................................................................... 31
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA ....................................................... 44
Hình 4.3: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư ........................................................... 48
Hình 4.5: Kết quả mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ
tại thành phố Hồ Chí Minh” ............................................................................................... 49

xi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại Thành phố
Hồ chí Minh” được thực hiện bởi nhóm tác giả là sinh viên Đại học Tài chính – Marketing.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lượng. Mục tiêu đề tài nhằm đo lường, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên
cứu đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ và kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố đến
hành vi của họ. Đề tài xác định những yếu tố ảnh hưởng gồm: Nhóm đồng đẳng, Hành vi
phụ huynh, Quan điểm phụ huynh, Chương trình khuyến mãi, Chất lượng sản phẩm. Từ đó,
nhóm tác giả đưa ra những đóng góp của đề tài về phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn.
Nghiên cứu còn đề xuất những kiến nghị, chính sách phù hợp cho doanh nghiệp cũng như
người tiêu dùng, qua đó giúp giới trẻ có cái nhìn khác về rượu bia, hướng dẫn họ sử dụng
rượu bia một cách đúng đắn để hạn chế những tác hại của chúng, đồng thời giúp doanh
nghiệp nắm bắt được các yếu tố và mức độ tác động đến hành vi sử dụng rượu bia ở giới
trẻ để có những chiến lược Marketing phù hợp.
Từ khóa: Rượu bia, Hành vi sử dụng rượu bia, Ảnh hưởng của phụ huynh, Ảnh hưởng
của nhóm đồng đẳng, Hành vi uống rượu bia ở giới trẻ.

1
ABSTRACT
“Factors affecting alcohol use behavior of young people in Ho Chi Minh City” is a
research which performed by a group of students from the University of Finance -
Marketing. The research method is qualitative research combined with quantitative
research. The objective of the topic is to measure and determine the influence of research
factors on alcohol use among young people aged 15 to 26 and to examine the differences
between the factors. The research identifies influential factors including: Peer group,
Parental behavior, Parental opinion, Promotion programs, Product quality. Since then, the
authors give the contribution of the topic in terms of theory and practice. The study also
proposes suitable recommendations and policies for businesses as well as consumers,
thereby helping young people have a different view on alcohol, guiding them to use alcohol
properly to limit the harms, and simultaneously help businesses understand the factors and
level of the impact on alcohol use among young people to have appropriate marketing
strategies.
Keywords: Alcohol, Alcohol consumption behavior, Parental influence, Peer group
effect, Youth drinking behavior.
JEL code: C91, I15, J13, L66, P23.

2
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet (2019), cho thấy lượng tiêu thụ rượu
bia trên toàn cầu đang dần tăng lên. Tổng lượng rượu bia tiêu thụ khắp thế giới mỗi năm đã
tăng 70% từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35.7 tỷ lít năm 2017. Với trung bình 15 lít rượu bia
nguyên chất được tiêu thụ trên mỗi người hàng năm tính đến năm 2017, Moldova là quốc
gia có lượng tiêu thụ cao nhất.
Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-
2017). Đáng chú ý là ở giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn
nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010. Năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9
lít đồ uống có cồn.
Trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá mức
tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi
tiêu thụ 8.3 lít cồn nguyên chất trong một năm.
Về mức độ phổ biến của việc uống rượu bia, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ
nam giới uống rượu bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đang gia tăng. Năm 2015, có 80.3%
nam và 11.6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu
bia là một vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ uống rượu bia ở vị thành niên và thanh niên là 79.9%
đối với nam và 36.5% đối với nữ.
Tỷ lệ có uống rượu bia và đồ uống có cồn trong độ tuổi pháp luật không cho phép (14-
17 tuổi) rất cao với 47.5%. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43.8% học sinh
từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu/ bia đầu tiên trước 14 tuổi. 88.5% hộ gia đình có người
uống rượu bia và đồ uống có cồn trong 12 tháng qua, 80% có người uống rượu bia và đồ
uống có cồn trong 30 ngày qua, đặc biệt có 46% hộ gia đình có ít nhất một người uống ở
mức nguy hại.
Vấn đề sử dụng rượu bia đã có từ lâu đời nhưng ngày càng trở nên phổ biến và độ tuổi
sử dụng rượu bia đang ngày càng trẻ hoá. Hiện nay, rượu bia đang trở thành sản phẩm không
thể thiếu trong những hoạt động hợp tác, kinh doanh, giải trí. Thế hệ trẻ được tiếp cận với
bia rượu sớm hơn và bằng nhiều cách hơn so với thế hệ trước. Họ tiếp xúc với rượu bia khá
sớm nhưng chưa thực sự hiểu rõ về những mặt tích cực và tiêu cực của sản phẩm này. Việc
thiếu kiến thức và ý thức trong tiêu dùng rượu bia có thể dẫn đến những hệ quả tiêu cực về
mặt sức khoẻ, tài sản và sự phát triển kinh tế, xã hội.
Uống rượu trong thời niên thiếu là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng nguy
cơ phát triển sự phụ thuộc vào rượu và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Tuổi vị thành
niên là giai đoạn phát triển trí não quan trọng, đồng thời với sự chuyển đổi hành vi từ việc
phụ thuộc vào cha mẹ trở thành một người độc lập. Một dấu hiệu hành vi của quá trình

3
chuyển đổi này là xu hướng gia tăng cho thử nghiệm với những kích thích mới lạ, bao gồm
cả rượu. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi uống rượu là phổ biến hành vi giữa thanh thiếu
niên; khoảng một nửa số học sinh trung học thú nhận đã say rượu và khoảng 5,4 triệu thanh
thiếu niên ở Hoa Kỳ, có thể được phân loại là Những người nghiện rượu chè, có nghĩa là họ
đã uống nhiều đồ uống có cồn ít nhất mỗi tháng một lần (Johnston, O’Malley, Miech,
Bachman, & Schulenberg, 2017; kết quả từ NSDUH 2013: Tóm tắt National Findings,
2014).
Uống rượu là một hành vi phổ biến ở thanh thiếu niên mà nhiều thanh thiếu niên và
cha mẹ cũng coi như lành tính, thậm chí là bình thường. Mặc dù thanh thiếu niên thường
biểu hiện sự quan tâm ngày càng tăng đối với các hành vi kích thích hoặc rủi ro, bằng chứng
gắn kết chứng minh rằng uống rượu bia ở tuổi vị thành niên là một yếu tố rủi ro đối với
nhiều rối loạn sức khỏe tâm thần, trên thực tế, cho thấy hành vi này là mối quan tâm nghiêm
trọng về sức khỏe cộng đồng (Grant et al., 2001; Rose, Winter, Viken, & Kaprio, 2014;
Viner & Taylor, 2007).
Cách đây khoảng 20 năm, bệnh nhân nghiện rượu ở Việt Nam thường ở độ tuổi 45-50.
Tới hiện nay, độ tuổi nghiện rượu trung bình là 40, cá biệt có trường hợp 26 tuổi đã nghiện
rượu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến độ tuổi “nghiện rượu” ngày càng trẻ hóa, do điều kiện
kinh tế của đa số người dân đã dư dả hơn, thói quen tiệc tùng của một bộ phận giới trẻ, việc
quảng bá bia rượu không được kiểm soát chặt, cùng với đó, do các gia đình chưa chú ý đúng
mức tới việc giúp trẻ tránh xa rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Một nghiên cứu của Đại học Loyola Chicago vào năm 2018 cho thấy: Uống rượu ở trẻ
vị thành niên có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ em trong tương lai.
“Preconception behaviors and experiences of mothers and fathers can affect future
offspring. Recently, our laboratory showed that alcohol-naive offspring of parents who were
exposed to repeated binge alcohol during adolescence showed altered DNA methylation
patterns in the hypothalamus, a brain region involved in regulation of pubertal development,
stress, and behavior.” (Tạm dịch: Những hành vi và kinh nghiệm định kiến của mẹ và cha
có thể ảnh hưởng đến con cái trong tương lai. Phòng thí nghiệm của nhóm nghiên cứu cho
thấy những đứa trẻ đã lặp đi lặp lại việc tiếp xúc với rượu bia trong thời niên thiếu cho thấy
mô hình methyl hóa DNA ở vùng dưới đồi, một vùng não liên quan đến sự điều chỉnh sự
phát triển, căng thẳng và hành vi của tuổi dậy thì.) Binge-pattern alcohol drinking is
distinguished from casual consumption by the large volumes of alcohol that are consumed
in a short time, reaching minimum blood alcohol content (BAC) of 0.08% within 2 hours. It
is known that this type of rapid consumption during adolescent development can have long-
lasting effects in the brain , and our recent evidence suggests these effects may extend
beyond the individual to directly affect first-generation offspring. (Tạm dịch: Say rượu được
phân biệt với tiêu thụ thông thường bởi một lượng lớn rượu được tiêu thụ trong một thời
gian ngắn, đạt nồng độ cồn trong máu tối thiểu (BAC) là 0.08% trong vòng 2 giờ. Được biết,
loại tiêu thụ nhanh chóng này trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên có thể có tác
dụng lâu dài trong não, và bằng chứng gần đây của chúng tôi cho thấy những tác động này

4
có thể vượt ra ngoài cá nhân để ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ con đầu tiên.) Taken together,
our results demonstrated that parental preconception EtOH exposure did not confer any
apparent adaptive phenotypic traits for the offspring, but rather had potentially maladaptive
consequences on offspring growth, social interactions, and pubertal development. In these
studies, we used adolescent binge-pattern EtOH consumption as a model for
intergenerational inheritance of parental preconception behaviors, building on recent work
demonstrating epigenetic modifications induced by a mild physiological/toxicological
stressor. Adolescent binge-pattern alcohol consumption is a major public health concern,
and many studies have documented the long-term negative consequences of this risky
behavior for the individual. (Tạm dịch: Kết hợp lại với nhau, kết quả đã chứng minh rằng sự
phơi nhiễm EtOH của cha mẹ không tạo ra bất kỳ đặc điểm kiểu hình thích nghi rõ ràng nào
cho con cái, nhưng có những hậu quả không tốt đối với sự phát triển của con cái, tương tác
xã hội và sự phát triển của con cái. Các nghiên cứu này đã sử dụng tiêu thụ EtOH mô hình
tuổi vị thành niên như một mô hình cho sự di truyền giữa các thế hệ của các hành vi định
kiến của cha mẹ, dựa trên công trình gần đây chứng minh các sửa đổi biểu sinh do một yếu
tố gây căng thẳng sinh lý/độc tính nhẹ. Tiêu thụ rượu bia ở tuổi vị thành niên là một mối
quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng và nhiều nghiên cứu đã ghi nhận những hậu quả
tiêu cực lâu dài của hành vi nguy hiểm này đối với cá nhân.
Những nhóm nguyên nhân gây tai nạn giao thông đáng chú ý gồm: số lượng phương
tiện giao thông cá nhân đường bộ quá nhiều, hạ tầng không đảm bảo an toàn, văn hóa tham
gia giao thông quá kém, uống rượu bia khi tham gia giao thông, độ an toàn của phương tiện
quá thấp, thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ. Có thể thấy rượu bia là một trong
những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông. Theo số liệu thống kê mới nhất,
trung bình mỗi năm Việt Nam có 15000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó 4800
trường hợp có liên quan đến rượu bia… Người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là
những người có thể gây ra những hiểm hoạ khó lường đối với sự an toàn và tính mạng của
bản thân và cả những người khác khi tham gia giao thông. Ngoài ra, sử dụng rượu bia không
chỉ ảnh hưởng đến bản thân người uống mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khoẻ của những
người xung quanh, gia đình và cộng đồng.
Tình trạng uống rượu bia quá đà ở mức nguy hại gây ra nhiều tổn thất kinh tế cho bản
thân, gia đình và xã hội. Theo thống kê, năm 2015 ở Việt Nam, chi phí kinh tế trực tiếp cho
tiêu thụ chỉ riêng bia gần 3.4 tỷ USD, ước tính chiếm gần 3% số thu ngân sách của cả nước,
nếu không tiêu thụ vào bia rượu thì có thể sử dụng vào nhiều mục đích có ý nghĩa cho xã
hội. Đến 2016 thiệt hại do rượu bia của nước ta tăng lên đến 60 nghìn tỷ đồng.
Rượu bia là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh trên thế giới.
Khi sử dụng rượu bia quá mức gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của người uống, gây
tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật
toàn cầu, rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 05 trong 15 nguy cơ sức khỏe hàng đầu tại Việt
Nam, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần và
hành vi, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Số liệu thống kê
chưa đầy đủ ở Việt Nam cho thấy, rượu bia là yếu tố gây ra 2.9% số trường hợp tử vong và
5
2.2% gánh nặng bệnh tật quốc gia trong năm 2008. Năm 2012, 8.3% số trường hợp tử vong
cả nước có liên quan đến việc sử dụng rượu bia. Theo Bộ Y tế, xu hướng trẻ hóa tuổi sử
dụng rượu, bia và đồ uống có cồn là một vấn đề nghiêm trọng cần được kiểm soát chặt chẽ
do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội liên quan đến giới trẻ. Rượu, bia và đồ uống có cồn là
nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp
của ít nhất 30 bệnh nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10 (tức là trong tên
bệnh đã có từ rượu, ví dụ như “loạn thần do rượu”).
Vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”. Từ đó sẽ thấy những vấn đề đã và đang xảy ra cho nhóm tuổi này như ý thức khi
sử dụng rượu bia, đồng thời đề ra giải pháp để giúp thế hệ trẻ trở thành người tiêu dùng
thông minh.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


- Xác định các yếu tố tác động tới ý định sử dụng rượu bia của người tiêu dùng.
- Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới ý định và hành vi sử dụng rượu
bia của giới trẻ.
- Điều chỉnh thang đo phù hợp với mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá đúng các yếu
tố tác động đến ý định và hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ.
- Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất đối với hành vi sử dụng rượu
bia của giới trẻ.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế các hậu quả tiêu cực do lạm dụng rượu bia và nâng
cao ý thức khi sử dụng rượu bia ở giới trẻ.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU


- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia ở giới trẻ?
- Mô hình lý thuyết nào thể hiện được đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng rượu bia ở giới trẻ?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất tới hành vi sử dụng rượu bia ở giới trẻ?
- Những giải pháp như thế nào cần được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng
và nâng cao ý thức khi dùng rượu bia ở giới trẻ?

1.4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng hành vi sử dụng rượu bia ở giới trẻ.
- Đối tượng khảo sát: giới trẻ, người sử dụng rượu bia từ 15 đến 26 tuổi tại địa bàn
TP. HCM.
6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10
- Không gian nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu định tính: xây dựng khung khái niệm bằng phương pháp phỏng vấn sâu
với 20 người đã hoặc đang sử dụng rượu bia trong độ tuổi từ 15 đến 26 tại địa bàn
TP. HCM. Mục tiêu của phương pháp này là để thu thập các thông tin nhằm điều
chỉnh và bổ sung các thang đo trong mô hình.
- Nghiên cứu định lượng: được thực hiện bằng việc khảo sát trực tiếp thông qua bảng
câu hỏi. Nghiên cứu này được sử dụng nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đối với hành vi sử dụng rượu bia với kích thước mẫu dự kiến N=500. Nghiên
cứu sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định thang đo và kiểm định độ thích hợp
với dữ liệu thị trường của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Chi tiết về phương
pháp nghiên cứu thể hiện ở chương 3.
Các bước tiến hành nghiên cứu:
- Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về cơ sở lý luận
và thực tiễn về các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng rượu bia của giới trẻ.
- Nghiên cứu chính thức: Nhóm đánh giá và kiểm định lại các thang đo có tác động
đến các yếu tố không và các yếu tố có tác động lẫn nhau không, đồng thời xem các
yếu tố này có tác động đến hành vi tiêu dùng rượu bia của giới trẻ? Nghiên cứu được
thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi do nhóm thiết lập. Thông tin thu
thập sẽ được xử lí thông qua phần mềm SPSS 22.0 trong đó có hệ số tin cậy Cronbach
alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá độ tin cậy, giá
trị hội tụ và phân biệt của các thang đo các khái niệm nghiên cứu, trên cơ sở đó sàng
lọc thang đo các khái niệm đạt yêu cầu. Các thang đo các khái niệm đạt yêu cầu được
đưa vào phân tích hồi quy để kiểm định mức độ phù hợp và mức độ giải thích của
mô hình nghiên cứu

1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


- Ý nghĩa khoa học: Bài nghiên cứu sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu thích hợp qua đó
góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn các mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng nói chung và của giới trẻ trong thị
trường rượu bia nói riêng. Ngoài ra việc bổ sung vào mô hình hệ thống thang đo
lường một khái niệm mới sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thêm được hệ thống thang
đo hoàn chỉnh tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

7
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những
vấn đề xoay quanh giữa giới trẻ từ 15 đến 26 tuổi và việc sử dụng rượu bia. Ngoài
ra đây còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà kinh doanh rượu bia,
các cán bộ quản lý, giảng viên nghiên cứu và giảng dạy về hành vi tiêu dùng, sinh
viên và các nghiên cứu sinh đang thực hiện đề tài trong lĩnh vực liên quan.

1.7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI


Bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: cung cấp những thông tin tổng quan về đề tài,
những lý do chọn đề tài, các vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: trình bày các khái niệm quan
trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu đồng
thời giới thiệu các mô hình nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu của đề
tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát,
thu thập dữ liệu, số lượng mẫu khái quát về phân tích nhân tố và các bước phân tích
dữ liệu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu: từ kết quả thu thập dữ liệu có được ở chương 3,
chương 4 sẽ lần lượt thực hiện những phân tích gồm có phân tích độ tin cậy, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích mô hình hồi quy và kiểm định sự khác biệt của yếu
tố đối với giả thuyết của mô hình nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận: Dựa trên kết quả thu được ở chương 4 để đề xuất một số giải
pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hạn chế của đề tài và đề xuất hướng
nghiên cứu tiếp theo.

8
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN


 Khái niệm rượu (Alcohol):
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không
chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha
chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol). Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men
các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích. ( Trích Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-
CP của Chính phủ năm 2017).
Ethyl alcohol, or ethanol, is an intoxicating ingredient found in beer, wine, and
liquor. Alcohol is produced by the fermentation of yeast, sugars, and starches.
Tạm dịch: “ Rượu ethyl, hoặc ethanol, là một thành phần gây say được tìm thấy trong
bia, rượu và dung dịch. Rượu được sản xuất bởi quá trình lên men của men, đường và tinh
bột.”
 Khái niệm bia (Beer):
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của
các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa
houblon), nước. (Trích Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 của
Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020)).
Beer is any alcoholic beverage made by the fermentation of grain, just as wine is any
alcoholic beverage made by the fermentation of fruit. In the vast majority of the world’s
beers, the grain base is barley.
Tạm dịch: “Bia là bất kỳ loại đồ uống có cồn nào được tạo ra bởi quá trình lên men
của ngũ cốc, giống như rượu vang là bất kỳ đồ uống có cồn nào được tạo ra bởi quá trình
lên men của trái cây. Trong đại đa số các loại bia thế giới, cơ sở ngũ cốc là lúa mạch.”
Beer is the fermented, alcoholic product of the careful combination of water, malt,
hops, and yeast.
Tạm dịch: “Bia là sản phẩm lên men, có cồn của sự kết hợp cẩn thận của nước, mạch
nha, hoa bia và men.”
 Khái niệm hành vi (Behavior):
Hành vi “là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt
động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích
ngoại giới” là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử
dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hội. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức,
công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi
qua thời gian.
9
Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử,
biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định. (2014).
Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động,
phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào
(2014).
 Khái niệm thanh niên (Youth):
Thanh niên được quy định là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi
tuổi, không phân biệt giới tính (căn cứ vào Nghị quyết Số: 53/2005/QH11 của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
 Khái niệm tuổi vị thành niên (adolescent):
Vị thành niên là những người ở lứa tuổi từ 10-19. Năm 1998, trong một tuyên bố
chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành
3 loại như sau: vị thành niên (adolescent) 10-19 tuổi, thanh niên (youth) 15-24 tuổi, người
trẻ (young people) 10-24 tuổi.
Vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em kể cả trai và gái, thuộc
lớp người từ 10 đến 19 tuổi. Lớp tuổi vị thành niên này còn được chia ra ba nhóm:
- Từ 10 đến 13 tuổi là nhóm vị thành niên sớm.
- Từ 14 đến 16 tuổi là nhóm vị thành niên giữa.
- Từ 17 đến 19 tuổi là nhóm vị thành niên muộn.
Vị thành niên là những người trong lứa tuổi từ 10 đến 19 không phân biệt giới tính.

2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA

2.2.1 Thị trường thế giới


Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.3 tỷ người đang sử dụng bia, rượu. Rượu, bia được
tiêu thụ đa phần tại ba khu vực: Châu Mỹ, Châu Âu và Tây Thái Bình Dương. Châu Âu vẫn
là khu vực có mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù đã giảm
hơn 10% kể từ năm 2010.
Mức tiêu thụ trung bình hàng ngày của những người uống rượu là 33 gram cồn nguyên
chất mỗi ngày, tương đương với 2 ly rượu vang (mỗi ly 150 ml), một chai lớn bia (mỗi chai
750ml), hoặc hai ngụm rượu mạnh (mỗi ngụm 40 ml).
Trên toàn thế giới, có hơn một phần tư (27%) trẻ vị thành niên 15-19 tuổi trong nhóm
người đang sử dụng rượu, bia, cao nhất là ở Châu Âu (44%), tiếp theo là Châu Mỹ (38%)
và Tây Thái Bình Dương (38%), khảo sát những người bắt đầu uống rượu trước 15 tuổi cho
thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong độ tuổi này. Trên toàn thế giới,
ước tính có 237 triệu đàn ông và 46 triệu phụ nữ nghiện rượu, tỷ lệ nghiện rượu cao nhất ở

10
khu vực Châu Âu (14.8% và 3.5%) và khu vực Châu Mỹ (11.5% và 5.1%). Chứng nghiện
rượu phổ biến hơn ở các nước có thu nhập cao.

2.2.2 Thị trường Việt Nam


Chỉ số sử dụng rượu bia của Việt Nam đang đứng ở vị trí 29 trên toàn thế giới và thứ
10 tại châu Á (2018).
Giai đoạn 2003-2005, mức độ tiêu thụ số cồn trung bình 3.8 lít/năm nhưng đến 2005-
2008 đã tăng gấp đôi là 6.6 lít. Trong khi đó, thế giới tăng rất chậm, chỉ từ 6.1 lên 6.2% giai
đoạn 15 năm. Dự tính của Việt Nam, vào năm 2025, Việt Nam tăng mức độ tiêu thụ số cồn
khoảng 7 lít cồn/năm, nhưng thực tế, WTO cho biết, Việt Nam sẽ phải chạm mốc 8.6 lít
cồn/năm.
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu bia cao nhất thế giới và
tỷ lệ uống rượu bia ở cả hai giới đang ngày càng gia tăng. Nếu như năm 2010 có 70% nam
và 6% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia trong 30 ngày qua thì sau 5 năm, đến năm
2015 tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 80.3% ở nam giới và 11.6% ở nữ giới và có xu
hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu bia.
Tình trạng sử dụng rượu bia ở mức nguy hại tại Việt Nam đang rất cao và có xu hướng
tăng mạnh. Nếu năm 2010 có 25.1% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại thì đến năm
2015 con số này đã là 44.2% (tăng gần gấp đôi sau 5 năm và tương đương với việc uống từ
6 cốc bia/rượu trở lên trong 1 lần). Hầu hết các hộ gia đình đều có người uống rượu bia
trong 12 tháng qua và trong đó có 40% hộ gia đình có ít nhất một người uống ở mức nguy
hại, tình trạng này phổ biến hơn ở các hộ gia đình người dân tộc thiểu số, miền núi và ở
nông thôn.
Năm 2017, sản lượng bia, rượu được bán ra chạm mốc 4 tỷ lít, tăng 10.4% so với năm
2016 và bình quân mỗi người dân tiêu thụ 42 lít bia/năm. Chi phí cho tiêu thụ bia của Việt
Nam khoảng 3.4 tỷ USD/năm, gần 3% số thu ngân sách của cả nước, bình quân khoảng hơn
300 USD người/năm.
Tại TP. HCM tập trung số lượng người cũng như tốc độ sử dụng rượu bia đang ở mức
báo động. Độ tuổi uống rượu bia đang ngày càng trẻ hóa, chủ yếu trong giới học sinh, sinh
viên và số lượng phụ nữ sử dụng rượu bia ngày càng tăng. Đặc biệt nữ giới thành thị uống
rượu bia cao hơn nữ giới ở nông thôn. Tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia ở TP. HCM chiếm
80% còn nữ giới 22%; trong đó 13% nam giới uống rượu bia mỗi ngày và tỷ lệ uống rượu
bia này ở nữ là 1%.
Bên cạnh đó, quan niệm uống rượu bia là một hình thức xã giao không thể thiếu trong
văn hóa Việt Nam hiện nay và uống rượu giúp tôi giao tiếp bản lĩnh hơn với bạn bè có điểm
trung bình cao nhất – đạt mức khá thường xảy ra. Không ít bạn cho rằng quan niệm uống
rượu là cách thể hiện mình đã trưởng thành, rượu giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, sự căng
thẳng hay những nỗi buồn tạm thời, uống rượu thể hiện bản chất đàn ông, trong tương lai,
xã hội không thể tồn tại thiếu rượu bia.

11
2.3 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi


Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA): “Hành vi người tiêu dùng là sự tác động
qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức của con người mà qua sự
tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói cách khác, hành vi người tiêu
dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được có được và những hành
động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng.”
Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình
tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng và loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ. Bao gồm cả
quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành đồng trên. (James F. Engel,
Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard; 1993)
“Consumer behaviour is the study of the processes involved when individuals or
groups select, purchase, use or dispose of products, services, ideas or experiences to satisfy
needs and desires” (Michael Solomon, 2006).
Tạm dịch: Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm
người lựa chọn, mua sắm hoặc loại bỏ một sản phẩm hay dịch vụ, những suy nghĩ đã có,
kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. (Michael Solomon,
2006).
“Consumer Behaviour is the study of how individuals, groups, and organisations
select, buy, use, and dispose of goods, services, ideas, or experiences to satisfy their needs
and wants. (Kotler Philip, Keller L.K, Koshy A and Jha M, 2009)”
Tạm dịch: Hành vi tiêu dùng là nghiên cứu về cách cá nhân, nhóm và tổ chức lựa
chọn, mua, sử dụng và định đoạt hàng hóa, dịch vụ, ý nghĩa hoặc kinh nghiệm để thỏa mãn
những nhu cầu và mong muốn của họ. (Kotler Philip, Keller L.K, Koshy A and Jha M,
2009).
Tóm lại, theo nhóm tác giả “Hành vi người tiêu dùng là tập hợp những phản ứng tích
cực và tiêu cực của họ đối với sản phẩm, dịch vụ đã đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng
trong tương lai.”
Một trong những mô hình về lý thuyết các giai đoạn trong quá trình quyết định mua
hàng được sử dụng phổ biến hiện nay là của Philip Kotler. Quá trình này bao gồm 5 giai
đoạn: Nhận biết nhu cầu, Tìm kiếm thông tin, Đánh giá lựa chọn, Quyết định mua, Cân
nhắc sau mua. Thông qua việc nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, có thể giúp mọi
người hiểu rõ hơn về hành vi cũng như các yếu tố ảnh hưởng xuyên suốt trong quá trình
diễn ra hành vi đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành kinh
doanh rượu bia nói riêng và ngành thực phẩm nói chung. Trong bài nghiên cứu này, nhóm
tác giả chú trọng vào bốn giai đoạn đầu tiên của quá trình đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng

12
đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại TP. HCM và sẽ không đề cập tới giai đoạn
cuối cùng.
 Nhận biết nhu cầu
Quá trình quyết định mua xảy khi người tiêu dùng nhận biết một nhu cầu của chính
họ. Khi trạng thái mong muốn gặp trạng thái thực tế thì nhu cầu được nhận dạng. Bất kỳ
một nhu cầu nào cũng được phát sinh do các yếu tố kích thích làm cho sự mong muốn gia
tăng. Nhu cầu được phát sinh do các yếu tố kích thích bên trong và bên ngoài. Những yếu
tố kích thích bên trong bao gồm các cảm giác như đói, khát, thích,… các mong muốn đã có
từ lâu. Còn những yếu tố kích thích bên ngoài như thời gian, sự thay đổi do hoàn cảnh, môi
trường, đặc tính người tiêu dùng, những chi phối có tính chất xã hội như văn hóa, giới tham
khảo,…
Đối với mặt hàng bia rượu, thì việc nhận biết nhu cầu, mong muốn đối với sản phẩm
cơ bản không gặp nhiều khó khăn, bởi đây sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng.
 Tìm kiếm thông tin
Khi sự thôi thúc nhu cầu đủ mạnh, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin để hiểu
biết về sản phẩm và lựa chọn, quyết định. Xem xét hướng tìm kiếm thông tin của người tiêu
dùng là một công việc quan trọng để đưa ra những quyết định marketing đúng đắn.
 Đánh giá, lựa chọn
Sau khi đã thu thập, tìm kiếm thông tin và so sánh giữa các nhãn hiệu, người tiêu dùng
sẽ triển khai bước tiếp theo là việc đánh giá để đi đến việc lựa chọn cuối cùng.
 Quyết định mua
Khi đã quyết định về nhãn hiệu sản phẩm cần mua, người tiêu dùng hình thành ý định
mua và đi đến quyết định mua nhãn hiệu đã lựa chọn. Tuy nhiên, giữa quá trình ý định mua
đến quyết định mua có thể xảy ra những vấn đề sau làm thay đổi quyết định của người mua,
bao gồm quan điểm của người khác và những tình huống bất ngờ xảy đến. Những ý kiến,
thái độ, quan điểm của gia đình, bạn bè, nhóm tham khảo cũng có thể thay đổi sự chọn lựa
một nhãn hiệu. Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này còn phụ thuộc vào sự ngưỡng mộ,
niềm tin của người tiêu dùng về nhãn hiệu đó. Ngoài ra, những ảnh hưởng của giá, thời
điểm bán, thời điểm mua,... cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng.

2.3.2 Các học thuyết nền tảng về hành vi tiêu dùng

2.3.2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein
xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình TRA (Ajzen và
Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng.
Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái
độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

13
- Thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu
dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan
trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết
quả lựa chọn của người tiêu dùng.
- Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan
đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,…); những người này thích
hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu hướng
mua của người tiêu dùng phụ thuộc: mức độ ủng hộ/phản đối đối với việc mua của
người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những
người có ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng của những người có liên quan đến xu hướng
hành vi của người tiêu dùng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những
người có liên quan là hai yếu tố cơ bản để đánh giá chuẩn chủ quan. Mức độ thân
thiết của những người có liên quan càng mạnh đối với người tiêu dùng thì sự ảnh
hưởng càng lớn tới quyết định chọn mua của họ. Niềm tin của người tiêu dùng vào
những người có liên quan càng lớn thì xu hướng chọn mua của họ cũng bị ảnh hưởng
càng lớn. Ý định mua của người tiêu dùng sẽ bị tác động bởi những người này với
những mức độ ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau.
Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô hình này phối hợp
3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắp xếp theo thứ tự khác
với mô hình thái độ ba thành phần. Phương cách đo lường thái độ trong mô hình TRA cũng
giống như mô hình thái độ đa thuộc tính. Tuy nhiên mô hình TRA giải thích chi tiết hơn mô
hình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan

2.3.2.2 Học thuyết thái độ ba thành phần


Mô hình thái độ ba thành phần (Tricomponent Attitude Model) được nghiên cứu và
đề xuất bởi Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần: Nhận
thức (cognitive), cảm xúc hay sự ưa thích (affective) và xu hướng hành vi (conative).
- Thành phần nhận thức: ban đầu người tiêu dùng thể hiện thái độ của họ đối với sản
phẩm dựa trên những hiểu biết, kinh nghiệm có được chứ không phải sự tác động
của các các nhân khác.
- Thành phần cảm xúc hay sự ưa thích: thể hiện việc thích hay không thích đối với
một sản phẩm nào đó; thành phần này không nói lên đặc tính của sản phẩm.
- Thành phần xu hướng hành vi: thể hiện qua xu hướng mua hàng của người tiêu dùng,
là yếu tố quyết định hành vi tiêu dùng ở hiện tại.

2.3.2.3 Lý thuyết hành vi có dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)


Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động
hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc
giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được
giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là
14
mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Xu hướng
hành vi lại là một hàm của ba nhân tố.
- Thái độ: được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện.
- Chuẩn chủ quan: là ảnh hưởng xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận
để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó.
- Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận: thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản
ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn
có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố
kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương
sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi
còn dự báo cả hành vi.
Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích
hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Bởi vì mô
hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằng cách bổ sung thêm yếu tố
kiểm soát hành vi cảm nhận.

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY

2.4.1 Trên thế giới


 Đề tài: Samira Golestan, Haslinda Binti Abdullah, “Self-Efficacy: As
Moderator of the Relation between Family Factors and Adolescent Cigarette
Smoking Behavior”, November, 2015. (Mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình sự
gắn kết gia đình và khả năng thích ứng của gia đình đối với hành vi hút thuốc
lá.)
Các giả thuyết được đưa ra trong bài nghiên cứu này gồm : sự gắn kết gia đình, khả
năng thích ứng trong môi trường ảnh hướng đến hành vi hút thuốc lá; khả năng tự kiểm soát
bản thân ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá.
Theo kết quả của nghiên cứu này, mối liên hệ tiêu cực đáng kể giữa hút thuốc lá, sự
gắn kết và khả năng thích ứng của gia đình đã được ghi nhận trong số những công dân tuổi
teen của thành phố Kerman ở Iran. Những kết quả này hỗ trợ Mô hình Circumplex (Olson,
1989), theo đó, sự gắn kết có thể được định nghĩa là cường độ gần gũi về tình cảm hoặc sự
gắn bó, mà các thành viên trong gia đình trải qua trong mối quan hệ của họ với nhau và khả
năng thích ứng liên quan đến mức độ linh hoạt mà các thành viên trong gia đình giấy phép
liên quan đến các quy tắc/vai trò (Olson, 1989). Về mặt lý thuyết, xếp hạng thanh thiếu niên
của gia đình họ Sự gắn kết và khả năng thích ứng cũng như sự kỳ vọng của cha mẹ họ giúp
dự đoán xếp hạng của họ về các vấn đề hành vi được nội tâm hóa của họ.
Dựa trên mô hình này, cả hai mức độ gắn kết và khả năng thích ứng thấp và cao được
đề xuất để chỉ ra chức năng có vấn đề, trong khi mức độ thích ứng và sự gắn kết vừa phải
được đề xuất để chỉ ra chức năng cân bằng hoặc khỏe mạnh (Olson, 1989). Do đó, mối quan

15
hệ hỗ trợ, ấm áp, linh hoạt và gắn kết giữa thanh thiếu niên và thành viên gia đình của họ
dường như có mối tương quan nghịch với mức độ hút thuốc lá. Do đó, sự gia tăng có thể
được quan sát thấy trong nguy cơ hành vi hút thuốc ở những người trẻ tuổi Kermani, một
khi sự gắn kết gia đình và khả năng thích ứng của gia đình đều ở mức độ thấp hơn. Hơn
nữa, trong nghiên cứu này, kiểm duyệt hiệu quả bản thân giữa hành vi hút thuốc lá của
người trả lời và sự gắn kết gia đình và khả năng thích ứng của họ đã được phê duyệt. Về
mặt lý thuyết, năng lực bản thân đã được định nghĩa là niềm tin của người Hồi giáo về khả
năng của một người trong việc tổ chức và thực hiện các khóa hành động cần thiết để quản
lý các tình huống tiềm năng, (Bandura, 1995, trang 2). Biến này cung cấp một lời giải thích
rất thú vị cho các tình huống trong đó một thanh thiếu niên chọn không hút thuốc khi anh
ta ở trong tình huống căng thẳng cao độ và môi trường có nguy cơ cao. Dựa trên nghiên cứu
này, có thể kết luận rằng mức độ hiệu quả của bản thân cao hơn dự đoán mức thấp hơn xác
suất của thói quen hút thuốc ngay cả khi thanh thiếu niên ở trong một môi trường rất căng
thẳng và rủi ro. Do đó, điểm số tự hiệu quả của những người trả lời thanh thiếu niên Kermani
hút thuốc lá tương đối nhiều hơn được tìm thấy là thấp hơn nhiều so với những người hút
thuốc nhẹ hơn dẫn đến mức độ tự tin thấp hơn và không có khả năng tránh hút thuốc.

(Nguồn: Samira Golestan, Haslinda Binti Abdullah, 2015)

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa các yếu tố gia đình sự gắn kết gia đình và khả năng thích
ứng của gia đình đối với hành vi hút thuốc lá.

2.4.2 Tại Việt Nam


 Đề tài: Le Trang N.D, “Factors Influencing Beer Consumption Intention
Among Vietnamese Females”, 2013. (Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu thụ
bia của phụ nữ Việt Nam)
Nghiên cứu sử dụng bốn giả thuyết: thái độ, ý thức về giá, ảnh hưởng của cha mẹ, ảnh
hưởng của nhóm đồng đẳng có tác động đến ý định sử dụng bia rượu.

16
Bằng phương pháp kiểm tra Tương quan Pearson, nghiên cứu đã chỉ ra được giả thuyết
thứ nhất (Thái độ ảnh hưởng đến ý định sử dụng rượu bia) và giả thuyết thứ tư (Ảnh hưởng
của nhóm đồng đẳng đến ý định sử dụng rượu bia) là hai giả thuyết có mối liên kết mạnh.
Theo giả thuyết thứ nhất, đa số phụ nữ Việt Nam đồng ý rằng uống bia là tốt cho xã hội và
thật thú vị khi uống bia. Theo ý kiến của nhà nghiên cứu, phụ nữ Việt Nam, giống như nhiều
phụ nữ uống bia trên thế giới, xem uống rượu là một cách để vui chơi và gắn kết xã hội
(Carpenter Et al., 2007; Young et al., 2005). Ở giả thuyết thứ tư, xác định rằng hành vi uống
rượu là hành vi xã hội và thanh niên đã thực hiện hành vi uống rượu của họ (Reis & Riley,
2000; Marshall & Chassis, 2000; Gunter, etal., 2009). Nói một cách đơn giản, những người
có bạn bè uống rượu có nhiều khả năng trở thành người uống rượu (Martin & Hoffman,
1993).

(Nguồn: Le Trang, N.D. 2013)

Hình 2.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu thụ bia của phụ nữ Việt Nam

 Đề tài: PGS.TS. Hoàng Văn Thành, “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
lựa chọn sản phẩm bia của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội”, 2018,
Trường Đại học Thương mại.
Mô hình trên gồm các khái niệm của nhân tố cơ bản: Thái độ với việc lựa chọn sản
phẩm bia; cảm nhận về chất lượng; cảm nhận về giá; chuẩn chủ quan; kiểm soát nhận thức
hành vi, tài chính; mật độ phân phối. Đây là mô hình đã được xây dựng lại để phù hợp với
nghiên cứu. Ở mỗi nhân tố trên sẽ có tương ứng các biến quan sát nhằm đo lường và phân
tích. Bằng cách phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi chi tiết và dùng phần mềm SPSS 22.0
17
để xử lý số liệu. Kết quả đã đã cho thấy các nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và
khá đều nhau đối với quyết định lựa chọn sản phẩm bia, nếu tăng giá trị của một trong bất
kỳ năm nhân tố nào thì sẽ làm tăng giá trị quyết định lựa chọn.
Trong các nhân tố trên, nhân tố quan trọng nhất là chuẩn chủ quan. Nhân tố này có sự
ảnh hưởng của các nhóm tham khảo, các chiến lược truyền thông và hoạt động tiếp thị tạo
nên hình ảnh, sự uy tín của thương hiệu và chất lượng sản phẩm tốt. Đó luôn là những lợi
thế của chuẩn chủ quan.

(Nguồn: Văn Thành, H. 2018)

Hình 2.6: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia của người
tiêu dùng tại thị trường Hà Nội

 Đề tài: Nguyễn Hiền Vương, Phạm Việt Cường, “Nghiên cứu về sử dụng rượu
bia tại 3 tỉnh của Việt Nam”, 2013, Thái Bình, Khánh Hòa và Đồng Tháp, Việt
Nam.
Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi định lượng được thiết kế theo chuẩn của nghiên cứu
Kiểm soát rượu bia quốc tế (IAC) và có hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế ở Việt Nam. Bộ câu
hỏi gồm 144 câu chia làm nhiều cấu phần như: Thu thập thông tin về nơi uống rượu; mức
độ uống rượu bia và từng loại rượu bia uống; khoảng thời gian uống; cách người trả lời
nhận được rượu/bia; sự sẵn có của rượu/bia; tiếp thị rượu/bia; nhận thức của người trả lời
về việc thực thi, khả năng chi trả, ảnh hưởng của giá cả tới số lượng và loại đồ uống; sự
18
tham gia của cảnh sát; các chính sách hỗ trợ… Và kết quả của bài báo chỉ là 1 phần kết quả
của nghiên cứu Kiểm soát rượu bia tại Việt Nam (International Alcohol Control in VietNam
study)
Các kết quả đã được thống kê ra là sự tiêu thụ (tần suất uống và lượng uống) và sự có
sẵn của bia rượu. Đây cũng là hai kết quả chính, quan trọng nhất trong bài nghiên cứu:
- Về sự tiêu thụ rượu bia: Lượng rượu/bia tiêu thụ trung bình của người có uống trong
12 tháng qua là 12.44 lít, nam giới là 13.44 lít và nữ giới là 2.38 lít. Nhóm 25-34
tuổi tiêu thụ lượng rượu/bia trung bình trong 12 tháng qua nhiều nhất là 15.76 lít,
thấp nhất là nhóm dưới 18 tuổi là 2.78 lít. Mức sử dụng rượu bia trong 1 lần uống
điển hình: của nam giới phổ biến ở mức từ 8 Đơn vị rượu trở lên ở tất cả các lứa
tuổi. Tần suất uống phổ biến nhất của nam giới là uống hàng tuần (lần/ tuần).
- Về đặc điểm 1 số hành vi sử dụng rượu bia: 37% sử dụng rượu bia tại quán bia/quán
nhậu, 23% ở nhà hàng/quán ăn. Trong số những người trả lời đã mua rượu/ bia: 37%
đã mua bia, 20% đã mua rượu trắng tự nấu, 7% đã mua bia nhẹ (bia cỏ) và khoảng
3% đã mua rượu thuốc/ rượu ngâm. Lương rượu/bia mua nhiều nhất là khoảng 3
Đơn vị rượu tại các quán bia/quán nhậu, 1.5 Đơn vị rượu tại các nhà hàng/quán ăn,
2/3 Đơn vị rượu tại các quán trà/quán cóc vỉa hè. Thời gian phổ biến nhất mua các
loại rượu/bia là từ 3 giờ chiều tới 9 giờ tối. Thời gian di chuyển đến địa điểm mua
rượu/bia chỉ mất từ 5-10 phút (63%), 12% chỉ mất dưới 5 phút.
 Đề tài: Trần Thị Đức Hạnh, Lê Bích Ngọc, Đào Hồng Chinh, Lê Thị Kim Ánh,
Vũ Thị Hoàng Lan, “Thực trạng, cách sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan
ở nhóm nam giới 25-64 tuổi”, 2015, Long Biên, Hà Nội
Các nội dung liên quan đến uống rượu bia theo điều tra STEPS (phần mềm điều tra)
của Tổ Chức Y Tế Thế Giới được sử dụng để điều tra đặc điểm dịch tễ của tình hình sử
dụng rượu bia, bao gồm: hiện trạng sử dụng, tần suất, mức độ uống rượu có hại/nguy hiểm.
Điểm phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này là đối tượng nam giới trẻ đang có
nhiều hành vi nguy cơ liên quan tới uống rượu bia hơn các nam giới đứng tuổi hơn, đặc biệt
là việc uống rượu bia quá độ. Nam giới có độ tuổi 25-44 có xu hướng ít uống hằng ngày
hơn nhưng mức độ uống/mức lạm dụng rượu rất cao, trong khi đó, nhóm tuổi lớn hơn có
thói quen duy trì một mức uống vừa phải, nhất định hằng ngày. Có khoảng 50% nam giới
45-64 uống từ 1 lon/chai nhỏ/cốc to bia hoặc 1 ly/chén rượu trở lên hàng ngày, cho mỗi lần
uống, trong khi đó, chỉ có khoảng 15% nhóm nam 25-44 uống rượu hàng ngày. Tuy nhiên
mức độ uống rượu ở mức nguy hiểm ( ≥6 ly chuẩn/ 1 lần uống) lại cao gấp 2 lần ở nhóm
25-44, so với nhóm tuổi lớn hơn (34% so với 17%).

2.4 MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT


Các giả thuyết được đưa ra trong mô hình:
- H1: Có mối quan hệ giữa ảnh hưởng của cha mẹ đối với hành vi sử dụng rượu bia
của con cái. Những quan điểm của phụ huynh về rượu bia và những hành động, tần
19
suất sử dụng rượu bia của họ sẽ có tác động nhất định đến kiến thức, cảm xúc nhận
thức dẫn đến hành vi sử dụng rượu bia của con cái. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả
thuyết “Phụ huynh ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tuổi tại TP.
HCM”. (Phụ huynh ký hiệu là PH).
- H2: Trong những lần tụ tập, vui chơi với bạn bè, đồng nghiệp giới trẻ thường sử
dụng rượu bia thay cho những loại thức uống thông thường, họ cảm thấy được thỏa
mãn, tự do và vui vẻ hơn khi sử dụng chúng. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết
“ Nhóm đồng đẳng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại TP.
HCM”. (Nhóm đồng đẳng ký hiệu là DD).
- H3: Các doanh nghiệp, nhà phân phối hay các cửa hàng bán lẻ thường xuyên có
những chương trình khuyến mãi, giảm giá, sản phẩm tặng kèm, bốc thăm trúng
thưởng... vào những dịp đặc biệt, sẽ kích thích hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ,
họ thích thú và cảm thấy được lợi hơn so với bình thường, vì vậy yếu tố khuyến mãi
sẽ thu hút được khách hàng sử dụng rượu bia cả về số lượng khách hàng lẫn sản
phẩm được mua. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết “Chương trình khuyến mãi
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại TP. HCM”. (Chương trình
khuyến mãi ký hiệu là KM).
- H4: Những yến tố liên quan đến chất lượng sản phẩm như mùi vị, nồng độ cồn,
nguồn gốc sản phẩm, bao bì,… là những yếu tố được quan tâm hàng đầu khi quyết
định sử dụng. Vì vậy, đây là yếu tố có quan hệ đồng biến đến hành vi sử dụng rượu
bia của giới trẻ. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết “ Chất lượng sản phẩm ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tuổi tại TP. HCM”. (Chất lượng
sản phẩm ký hiệu là CL).

Hình 2.7: Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ
tại Thành phố Hồ chí Minh”

20
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tổng kết và hệ thống lại các mô hình lý thuyết chính liên quan đến hành
vi tiêu dùng và mô hình nghiên cứu thực tiễn có liên quan. Đề tài cũng đã làm rõ các khái
niệm cơ bản liên quan đến đề tài, tổng quan được tình hình sử dụng rượu bia của thế giới
lẫn Việt Nam hiện nay. Kết hợp với việc phân tích các nghiên cứu đã được thực hiện trước
đây (cả trong và ngoài nước), nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu mới với 4 giả thuyết
được đặt ra. Ở chương tiếp theo nhóm sẽ tiếp tục trình bày rõ về phương pháp nghiên cứu
của đề tài.

21
CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trình bày các nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo
và bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu khái quát về phân tích nhân tố
và các bước phân tích dữ liệu.

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp kết hợp nghiên cứu định tính và
định lượng, gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên
22
cứu định tính sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, mô tả, chuyên
gia, điều tra xã hội học… để hình thành mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và thang đo
nháp để khảo sát từ đó điều chỉnh lại thang đo để đưa vào nghiên cứu chính thức.

3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ


Nghiên cứu sơ bộ định tính để xây dựng khung khái niệm. Nghiên cứu sơ bộ định tính
được thực hiện tại TP. HCM vào tháng 3 năm 2020 thông qua phương pháp phỏng vấn sâu
với 10 người thuộc độ tuổi từ 15-26 đã hoặc đang sử dụng rượu bia 6 tháng tính đến thời
điểm khảo sát. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá các thuật ngữ trong bảng câu hỏi
để điều chỉnh một số thuật ngữ thích hợp trước khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với người trong độ tuổi giới trẻ từ 15 đến 26
đã từng sử dụng rượu bia. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá sơ bộ thang đo các khái
niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm thiết kế bảng câu hỏi dựa theo thang đo nháp và
các yếu tố chọn lọc được, tiến hành khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi với số lượng là 20.
Mục đích nghiên cứu sơ bộ của nhóm bao gồm:
- Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của giới trẻ.
- Khám phá các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng rượu bia của giới trẻ’
- Khẳng định tính đúng đắn của các biến nghiên cứu trong mô hình đề xuất của nhóm
ở chương 2, các yếu tố đã được xây dựng trong thang đo nháp.
- Kiểm tra chất lượng của các câu hỏi trong bảng khảo sát về tính khách quan, rõ ràng,
dễ hiểu.
- Đánh giá thang đo: rút ra các nhược điểm trong thang đo nháp và chỉnh sửa để hoàn
thiện thang đo, từ đó thực hiện khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng rượu bia của giới trẻ.
Nhóm thực hiện khảo sát sơ bộ dưới hình thức bảng câu hỏi, bao gồm thang đo định
danh cho các câu hỏi về thông tin đáp viên và thang đo Likert cho các biến ảnh hưởng đến
quyết định sử dụng App của đáp viên và câu hỏi định tính về sự hài lòng cũng như hành
động tiếp tục sử dụng rượu bia của đáp viên.
Mô tả đáp viên: đối tượng nam và nữ ở độ tuổi 15-26, đã từng sử dụng rượu bia, có
sử dụng rượu bia trong khoảng vòng 6 tháng trước khi thực hiện phỏng vấn hoặc có thói
quen sử dụng rượu bia thường xuyên.
Đáp viên thực hiện đánh giá ý kiến theo mức độ đồng ý (thang đo Likert 5 bậc) với
các mô tả. Đáp viên góp ý về sự mạch lạc, dễ hiểu, khách quan trong mỗi câu hỏi; đồng thời
đưa ra ý kiến về nội dung các mô tả, bổ sung hay loại bỏ.
Kết quả thông qua khảo sát sơ bộ:
- Các yếu tố xây dựng biến tác động được chấp nhận.

23
- Bổ sung, loại bỏ và điều chỉnh các mô tả trong từng biến dựa trên ý kiến của đáp
viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và không hài lòng ở câu hỏi định tính.
- Dựa vào kết quả khảo sát thu thập được để hoàn thiện thang đo.

3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC


 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua bảng
khảo sát. Mẫu nghiên cứu được thực hiện không ngẫu nhiên – có chủ đích, là đối tượng là
giới trẻ từ 15 đến 26 tuổi tại địa bàn TP. HCM đã và đang sử dụng rượu bia, hoặc có ý định
sử dụng rượu bia.
Kích thước mẫu áp dụng trong bài nghiên cứu thực hiện theo yêu cầu của phân tích
nhân tố khám phá EFA, hồi quy đa biến và phân tích phương sai.
- Theo Hair & ctg (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là
100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu
5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết;
biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Theo mô hình
nghiên cứu đề xuất có X biến quan sát thì cần có mẫu tối thiểu là 5*X= 5*25= 125
- Theo Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa
biến được tính theo công thức: N=8*var + 50. Trong đó N là kích thước mẫu, var là
số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy. Theo mô hình nghiên cứu đề xuất có Biến
độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là: N=8*5 + 50= 90.
Dựa theo các tính toán và tham khảo cách chọn mẫu từ những bài nghiên cứu trước
đó, nhóm nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại
TP. HCM” với độ tin cậy 95% và sai số cho phép 5% thì mẫu nghiên cứu chung là 500.
 Thiết kế thang đo
Dựa trên mô hình Thuyết hành động hợp lý TRA, mô hình Thuyết hành vi dự định
TPB và Học thuyết thái độ ba thành phần TAM, nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu sơ bộ,
kết hợp các biến trong mô hình tham khảo khác.
Các biến quan sát sử dụng thang đo khoảng, cụ thể là thang đo Likert 5 bậc:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Không có ý kiến
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để hỗ trợ trong việc xử lý và phân tích dữ liệu
thu thập được.

24
Bảng 3.1: Bảng thang đo nghiên cứu

Biến Kí hiệu Mô tả thang đo Nguồn


quan sát

H1: PH1 Tôi cho rằng cha mẹ sử dụng rượu bia nhiều thì Le Trang N.D,
sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia của con 2013
Phụ
cái.
huynh

PH2 Tôi cho rằng nếu có sự giao tiếp và tương tác cởi
mở với cha mẹ thì con cái ít sử dụng rượu bia
hơn.

PH3 Tôi cho rằng con trai sẽ cởi mở với cha mẹ hơn
trong việc sử dụng rượu bia.

PH4 Sự chấp thuận của cha mẹ ảnh hưởng đến quyết


định sử dụng rượu bia của con.

PH5 Cha mẹ của tôi nghĩ sử dụng rượu bia là xấu và


dễ dẫn đến tệ nạn xã hội.

PH6 Cha mẹ của tôi cho rằng sử dụng rượu bia gây Đề xuất của
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. nhóm

H2: DD1 Tôi cho rằng người có bạn bè sử dụng nhiều Le Trang N.D,
Nhóm rượu bia sẽ sử dụng nhiều rượu bia. 2013
đồng
đẳng DD2 Tôi cho rằng người có nhiều bạn bè sẽ có nhiều
cơ hội sử dụng rượu bia hơn.

DD3 Bất kể vui hay buồn, bạn bè tôi thường tổ chức Đề xuất của
những buổi “ăn nhậu”. nhóm

DD4 Rượu bia giúp chúng tôi dễ dàng chia sẻ, gắn bó
với nhau hơn.

DD5 Tôi sử dụng rượu bia để thể hiện “sự sành điệu”.

DD6 Chúng tôi thường sử dụng rượu bia làm hình


phạt cho các trò chơi trong các buổi gặp mặt.

25
Bảng 3.1: Bảng thang đo nghiên cứu

H3: KM1 Nhãn hàng thường xuyên có chương trình PGS.TS. Hoàng
Chương khuyến mãi khi ra mắt sản phẩm mới. Văn Thành, 2018
trình
khuyến KM2 Nhãn hàng thường xuyên có những ưu đãi hấp
mãi dẫn cho khách hàng cũ.

KM3 Vào những dịp đặc biệt thường xuyên có


chương trình khuyến mãi, tặng quà, trúng
thưởng, …

KM4 Có nhiều sự kiện được tổ chức để khách hàng


trải nghiệm thử sản phẩm

KM5 Tôi thường bị hấp dẫn bởi quà tặng, phần Đề xuất của nhóm
thưởng từ nhãn hàng.

H5: CL1 Sản phẩm có chất lượng đảm bảo. PGS.TS. Hoàng
Chất Văn Thành, 2018
lượng CL2 Chất lượng sản phẩm đồng nhất.
sản
phẩm CL3 Mùi vị sản phẩm hấp dẫn. Đề xuất của nhóm

CL4 Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. PGS.TS. Hoàng


Văn Thành, 2018

CL5 Bao bì sản phẩm đa dạng và ấn tượng Đề xuất của nhóm

CL6 Sản phẩm được trang trí trưng bày đẹp mắt. PGS.TS. Hoàng
Văn Thành, 2018
CL7 Sản phẩm thường xuyên được cải tiến, đổi
mới.

Hành vi HV1 Tôi quyết định sử dụng rượu bia. Đề xuất của nhóm
sử dụng
rượu bia HV2 Tôi sẽ sử dụng rượu bia trong tương lai.

HV3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng rượu bia.

HV4 Tôi vẫn sử dụng rượu bia dù giá cả có tăng.

26
3.4 CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 Kiểm định độ tin cậy của thang đo.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân
tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu
tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay
không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại.
Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát
nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn
chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy
nhất quán nội tại càng cao) (Nunnally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ
& Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử
dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu
là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994;
Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Các biến quan sát có tương quan biến-tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác
thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu
(lớn hơn 0,7).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những
biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu
trước đây đã sử dụng tiêu chí này).
- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này
là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả lời).
 Phân tích nhân tố khám phá EFA.
Trước khi kiểm định lý thuyết khoa học thì cần phải đánh giá độ tin cậy và giá trị của
thang đo. Phương pháp Cronbach Alpha dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Còn
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là
phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá trị
hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau
(interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa
27
vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships). EFA dùng để rút gọn một
tập k biến quan sát thành một tập F (F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút
gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến
quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân
tích nhân tố, phương pháp trích Principal Components Analysis đi cùng với phép xoay
Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
Theo Hair & ctg (2009,116), Multivariate Data Analysis, 7th Edition, Factor loading
(hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của
EFA:
- Factor Loading ở mức ± 0.3: Điều kiện tối thiểu để biến quan sát được giữ lại.
- Factor Loading ở mức ± 0.5: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê tốt.
- Factor Loading ở mức ± 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt.
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5 (giá trị tuyệt đối)
0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét
sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích
hợp.
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng thống kê
dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định
này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau
trong tổng thể.
Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm
biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết
phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.
 Hồi quy đa biến.
Để phân tích mối quan hệ của nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc, ta sử dụng
hồi quy đa biến. Khi sử dụng hồi quy đa biến, các tham số cần được chú ý:
- Hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjustted coefficient of determination): Dùng để đo lường
phần phương sai của biến phụ thuộc, được giải thích bởi các biến độc lập có tính đến
số lượng biến phụ thuộc và cỡ mẫu.
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Sử dụng thống kê F (Fisher) để kiểm định mức
ý nghĩa thống kê của mô hình. Đặt giả thuyết H0 cho là các hệ số β trong mô hình
đều bằng 0. Nếu mức kiểm định nhỏ hơn 0.05 thì ta có thể bác bỏ giả thuyết H0,
nghĩa là mô hình phù hợp với dữ liệu đang khảo sát.

28
- Hệ số hồi quy chuẩn hóa: Hệ số β (Standardized beta Confident) giúp cho việc so
sánh một cách trực tiếp về mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.
- Kiểm định mức ý nghĩa của hệ số β: Sử dụng thống kê T để kiểm định mức ý nghĩa
của hệ số β. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định nhỏ hơn 0.05 thì ta có thể kết luận rằng
hệ số β có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Kiểm định đa cộng tuyến: Một mô hình hồi quy tuyến tính có phù hợp với tập dữ
liệu hay không có ý nghĩa là mô hình đó có hay không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc
lẫn nhau và có quan hệ gần như tuyến tính, nghĩa là nó sẽ cung cấp cho chương trình
những thông tin trùng lắp về sự ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Có hai phương pháp để đo lường đa cộng tuyến như sau:
- Tính độ chấp nhận của biến (Tolerance): Độ chấp nhận của biến càng nhỏ thì dấu
hiệu có đa cộng tuyến càng sâu.
- Hệ số phóng đại phương sai (VIF): Khi hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 nghĩa là có
hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định giả định hồi quy của mô hình: Giúp xác định giả thuyết phân phối chuẩn
có bị vi phạm hay không. Nếu giá trị trung bình Mean = 0 và giá trị Std.dev xấp xỉ bằng 1
thì mô hình không bị vi phạm phân phối chuẩn. Đồng thời xem xét đồ thị phân tán phần dư
để xác định có nhân tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay không.
 Phân tích phương sai.
- Phân tích kiểm định mẫu độc lập (còn gọi là Independent Sample T-test) dùng để
kiểm định giả thuyết sự khác nhau trung bình giữa các nhóm mẫu của bài nghiên
cứu với khả năng phạm sai lầm chỉ 5%. Một số giả định khi phân tích Independent
Sample T-test:
 Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
 Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem
như tiệm cận phân phối chuẩn.
 Phương sai của các nhóm so sánh có thể đồng nhất hoặc khác nhau
- Phân tích phương sai một yếu tố (còn gọi là oneway anova) dùng để kiểm định giả
thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu với khả năng phạm sai lầm chỉ là
5%. Một số giả định khi phân tích ANOVA:
 Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên.
 Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem
như tiệm cận phân phối chuẩn.
 Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất.

29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu mà nhóm sử dụng trong đề
tài:
- Phần 1 trình bày về quy trình nghiên cứu của đề tài và Phần 2 trình bày về nghiên
cứu sơ bộ mà nhóm đã thực hiện nhằm phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
- Trong phần 3, nhóm trình bày cụ thể về cách chọn mẫu nghiên cứu và thang đo cho
biến quan sát dựa trên thang đo nháp và các yếu tố từ kết quả khảo sát sơ bộ. Nhóm
tiến hành nghiên cứu định lượng bằng hình thức khảo sát bảng câu hỏi với mẫu là
500 người trong độ tuổi từ 15 đến 26 tại TP. HCM.
- Phần 4, nhóm trình bày chi tiết các phương pháp phân tích sự liệu trên SPSS 22.0,
bao gồm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích
nhân tố khẳng định, phân tích hồi quy, phân tích phương trình cấu trúc và, phân tích
phương sai.

30
CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU KHẢO SÁT


Trong cuộc khảo sát chính thức, nhóm tác giả tiến hành khảo sát thông qua hình thức
phát bảng câu hỏi và nhận lại bảng câu hỏi khi các đáp viên đã chọn đầy đủ các câu trả lời.
Số bảng câu hỏi phát ra là 600 mẫu, trong đó có 100 mẫu không đạt yêu cầu và nhóm tác
giả quyết định đưa vào kiểm định 500 mẫu.
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu được phân theo: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,
nghề nghiệp và thu nhập. Trong số 500 mẫu khảo sát hợp lệ được đưa vào khảo sát được
đưa vào phân tích có kết quả như sau:

Hình 4.1: Tổng hợp tỉ lệ về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu
nhập của mẫu khảo sát

31
Bảng 4.1: Thống kê mẫu nghiên cứu

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)

Từ 15 đến dưới 19 tuổi 73 14.6


Độ tuổi
Từ 19 đến dưới 26 tuổi 427 85.4

Giới tính Nam 136 27.2

Nữ 364 72.8

Trung cấp, PTTH hoặc thấp hơn. 63 12.6

Trình độ
Đại học 409 81.8
học vấn
Trên địa học 28 5.6

Học sinh 54 10.8

Sinh viên 357 71.4

Nghề nghiệp Kinh doanh tự do 50 10.0

Nhân viên văn phòng 28 5.6

Công nhân viên chức 11 2.2

Dưới 2 triệu đồng 213 42.6

Từ 2 đến dưới 5 triệu đồng 169 33.8


Thu nhập
Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 73 14.6

Trên 10 triệu đồng 45 9.0

Thông tin về mẫu khảo sát được trình bày tóm tắt trong bảng 4.1 trên:
 Kết quả khảo sát về độ tuổi: có 73 đáp viên có độ tuổi từ 15 đến dưới 19, chiếm tỷ
lệ 14.6% và 427 đáp viên có độ tuổi từ 16 đến dưới 26 tuổi, chiếm tỷ lệ 85.4%.

32
 Kết quả khảo sát về giới tính: có 136 đáp viên là nam, chiếm tỷ lệ 27.2% và 364
đáp viên là nữ, chiếm tỷ lệ 72.8%.
 Kết quả khảo sát về trình độ học vấn: có 63 đáp viên có trình độ thuộc Trung cấp,
PTTH hoặc thấp hơn, chiếm tỷ lệ 12.6%; 409 đáp viên có trình độ Đại học, chiếm
tỷ lệ 81.8% và 28 đáp viên có trình độ Trên đại học, chiếm tỷ lệ 5.6%.
 Kết quả khảo sát về nghề nghiệp: có 54 đáp viên là học sinh chiếm tỷ lệ 10.8%,
có 357 đáp viên là sinh viên chiếm tỷ lệ 71.4%, có 50 đáp viên là kinh doanh tự do
chiếm tỷ lệ 10.0%, có 28 đáp viên là nhân viên văn phòng (chiếm tỷ lệ 5.6%) và 11
đáp viên là công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 2.2%.
 Kết quả khảo sát về thu nhập: có 213 đáp viên có thu nhập dưới 2 triệu đồng,
chiếm tỷ lệ 42.6%, có 169 đáp viên có thu nhập từ 2 đến dưới 5 triệu đồng, chiếm tỷ
lệ 33.8%, có 73 đáp viên có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14.6%,
có 45 đáp viên có thu nhập trên 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ 9.0%.

4.2 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo

4.2.1.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập


 Biến Phụ huynh

Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Phụ huynh

Biến Trung bình Phương sai thang Cronbach's


Hệ số tương
quan thang đo nếu đo nếu Alpha nếu loại
quan biến tổng
sát loại biến loại biến biến

Cronbach’s Alpha= 0.689

PH1 17.90 8.576 .381 .660

PH2 18.03 8.644 .408 .652

PH3 18.05 8.795 .345 .672

PH4 18.11 8.080 .454 .636

PH5 18.32 7.917 .434 .644

PH6 17.77 7.935 .491 .624

33
Thang đo Phụ huynh với 6 biến quan sát được đưa vào, có hệ số tương quan biến tổng
giữa các biến đều phù hợp (≥0.3); hệ số Cronbach’s Alpha là 0.689 (≥0.6) và không có
trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này
lớn hơn 0.689. Vì vậy, tất cả các biến quan sát trong thang đo Phụ huynh có thể sử dụng
trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá (EFA).
 Biến nhóm đồng đẳng
Thang đo Nhóm đồng đẳng với 6 biến quan sát được đưa vào, có hệ số tương quan
biến tổng giữa các biến đều phù hợp (≥0.3); hệ số Cronbach’s Alpha là 0.753, nằm trong
thang đo lường sử dụng tốt (0.7 đến gần bằng 0.8) và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.753. Vì vậy, tất
cả các biến quan sát trong thang đo Nhóm đồng đẳng có thể sử dụng trong nghiên cứu phân
tích nhân tố khám phá (EFA).

Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhóm đồng đẳng

Biến Phương sai Cronbach's


Trung bình thang Hệ số tương
quan thang đo nếu Alpha nếu
đo nếu loại biến quan biến tổng
sát loại biến loại biến

Cronbach's Alpha= 0.753

DD1 15.75 11.229 .458 .727

DD2 15.66 11.106 .537 .706

DD3 15.85 11.473 .480 .721

DD4 15.58 11.422 .497 .717

DD5 16.68 10.538 .480 .723

DD6 16.04 10.991 .514 .711

 Biến Chương trình khuyến mãi


Thang đo Chương trình khuyến mãi với 5 biến quan sát được đưa, kết quả kiểm định
cho thấy biến quan sát KM5 có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến = 0.851 lớn hơn
Cronbach’s Alpha của nhóm là 0.832. Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của KM5 là
0.451 (>0.3) và Cronbach’s Alpha của nhóm đã trên 0,6 thậm chí là đạt 0.832 rồi, nên ta
không cần loại biến KM5 trong trường hợp này. 4 biến quan sát được đưa vào còn lại, có
hệ số tương quan biến tổng giữa các biến đều phù hợp (≥0.3). Với kết quả này, đây sẽ là
34
thang đo Chương trình khuyến mãi có thể sử dụng trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám
phá (EFA).

Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Chương trình khuyến mãi

Biến Trung bình Phương sai Cronbach's Alpha


Hệ số tương
quan thang đo nếu thang đo nếu nếu
quan biến tổng
sát loại biến loại biến loại biến

Cronbach's Alpha= 0.832

KM1 14.45 5.903 .700 .779

KM2 14.56 5.850 .677 .784

KM3 14.28 5.848 .698 .779

KM4 14.33 6.018 .650 .792

KM5 14.64 6.387 .451 .851

 Biến Chất lượng sản phẩm


Thang đo Chất lượng sản phẩm với 7 biến quan sát được đưa vào, có hệ số tương quan
biến tổng giữa các biến đều phù hợp (≥0.3); hệ số Cronbach’s Alpha là 0.876, nằm trong
thang đo lường sử dụng tốt (0.7 đến gần bằng 0.8) và không có trường hợp loại bỏ biến
quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.876. Vì vậy, tất
cả các biến quan sát trong thang đo Chất lượng sản phẩm có thể sử dụng trong nghiên cứu
phân tích nhân tố khám phá (EFA).

35
Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Chất lượng sản phẩm

Biến Trung bình Phương sai thang Cronbach's Alpha


Hệ số tương
quan thang đo nếu đo nếu nếu
quan biến tổng
sát loại biến loại biến loại biến

Cronbach's Alpha= 0.876

CL1 22.79 11.185 .708 .852

CL2 22.96 11.931 .577 .868

CL3 22.90 11.140 .686 .854

CL4 22.66 11.191 .695 .853

CL5 22.84 11.310 .677 .856

CL6 22.90 11.505 .628 .862

CL7 22.92 11.366 .628 .862

4.2.1.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc Hành vi sử dụng rượu bia

Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy của thang đo Hành vi sử dụng rượu bia

Biến Trung bình Phương sai Cronbach's


Hệ số tương
quan thang đo nếu thang đo nếu Alpha nếu
quan biến tổng
sát loại biến loại biến loại biến

Cronbach's Alpha = 0.705

HV1 10.55 2.104 .477 .649

HV2 10.50 2.034 .487 .643

HV3 10.65 1.966 .484 .646

HV4 10.51 2.050 .514 .628

36
Thang đo Hành vi sử dụng rượu bia với 4 biến quan sát được đưa vào, có hệ số tương
quan biến tổng giữa các biến đều phù hợp (≥0.3); hệ số Cronbach’s Alpha là 0.705 nằm
trong thang đo lường sử dụng tốt (0.7 đến gần bằng 0.8) và không có trường hợp loại bỏ
biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn 0.705. Vì vậy,
tất cả các biến quan sát trong thang đo Hành vi sử dụng rượu bia có thể sử dụng trong nghiên
cứu phân tích nhân tố khám phá (EFA).
 Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, 28 biến quan sát thuộc 5 nhân tố: Phụ huynh,
Nhóm đồng đẳng, Chương trình khuyến mãi, Chất lượng sản phẩm và Hành vi sử dụng rượu
bia đều được chấp nhận và tiến hành cho các phân tích tiếp theo.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.2.2.1 Phân tích EFA cho biến độc lập
 EFA lần 1

Bảng 4.7: Phân tích kiểm định KMO and Bartlett’s biến độc lập lần 1

Đo lường lấy mẫu tương thích Kaiser – Meyer – Olkin .854

Chi – Square xấp xỉ 4494.903

Kiểm định xoay Bartlett Bậc tự do df 276

Sig. .000

Phương sai trích 61.418% > 50%

Giá trị Eigenvalue 1.083 >1

Theo kết quả trong Bảng 4.7, ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu hoàn toàn phù hợp để
phân tích nhân tố khám phá EFA:
 Hệ số KMO = 0.854 (0.5 < KMO < 1), cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.
 Hệ số Sig. của kiểm định Bartlett với sig. = 0.000 (<0.05) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
 Hệ số Eigenvalue thấp nhất = 1.083 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
 Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) =
61.418% > 50%. Điều này chứng tỏ 61.418% biến thiên của dữ liệu được giải thích
37
bởi các nhân tố trong phép xoay.

Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 1

Nhân tố
Mã hóa 1 2 3 4 5 6
CL2 .811
CL1 .805
CL3 .787
CL4 .757
KM3 .809
KM1 .803
KM2 .798
KM4 .759
KM5 .553
DD5 .726
DD6 .693
DD4 .630 .433
DD3 .618 .395
DD2 .611 .330
DD1 .578 .375
CL6 .361 .681
CL5 .430 .664
CL7 .471 .570
PH1 .749
PH3 .639
PH2 .376 .533
PH4 .522 .370
PH5 .873
PH6 .772

38
Các biến DD4, DD3, DD2, DD1, CL5, CL7, PH2, PH4 tải lên 2 nhóm nhân tố và
chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3, còn lại đều phù hợp. Kết quả phân tích EFA trình bày ở
bảng 4.8 cho thấy 24 biến quan sát hội tụ vào 6 nhân tố. Các biến không phù hợp sẽ bị loại
và tiến hành phân tích lại các nhân tố còn lại.
 EFA lần 2

Bảng 4.9: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập lần 2

Đo lường lấy mẫu tương thích Kaiser – Meyer – Olkin .822

Chi – Square xấp xỉ 2759.946

Kiểm định xoay Bartlett Bậc tự do df 120

Sig. .000

Phương sai trích 66.782% > 50%

Giá trị Eigenvalue 1.036 >1

Theo kết quả trong bảng 4.9, ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu hoàn toàn phù hợp để
phân tích nhân tố khám phá EFA:
 Hệ số KMO = 0.822 (0.5 < KMO < 1), cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.
 Hệ số Sig. của kiểm định Bartlett với sig. = 0.000 (<0.05) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
 Hệ số Eigenvalue thấp nhất = 1.036 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
 Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) =
66.782% > 50%. Điều này chứng tỏ 66.782% biến thiên của dữ liệu được giải thích
bởi các nhân tố trong phép xoay.
Theo kết quả trong bảng 4.10 được trình bày dưới đây, ta có thể thấy: Hệ số Factor
Loading của hầu hết tất cả các biến đều trên 0.5. Riêng biến CL6 tải lên 2 nhóm nhân tố và
chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3. Kết quả phân tích EFA ở bảng 4.10 cho thấy 16 biến quan
sát hội tụ vào 5 nhân tố. Biến CL6 sẽ bị loại và tiến hành phân tích lại đối với các biến còn
lại.

39
Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 2

Nhân tố
Mã hóa 1 2 3 4 5
KM1 .820
KM3 .813
KM2 .801
KM4 .776
KM5 .540
CL1 .837
CL3 .819
CL4 .803
CL2 .783
CL6 .423 .486
PH5 .888
PH6 .812
DD5 .863
DD6 .812
PH1 .795
PH3 .772

 EFA lần 3
Theo kết quả trong Bảng 4.11, ta có thể nhận thấy rằng dữ liệu hoàn toàn phù hợp để
phân tích nhân tố khám phá EFA:
 Hệ số KMO = 0.803 (0.5 < KMO < 1), cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.
 Hệ số Sig. của kiểm định Bartlett với sig. = 0.000 (<0.05) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
 Hệ số Eigenvalue thấp nhất = 1.036 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
 Tổng phương sai trích: Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %) =
68.711% > 50%. Điều này chứng tỏ 68.711% biến thiên của dữ liệu được giải thích
bởi các nhân tố trong phép xoay.
40
Bảng 4.11: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập lần 3

Đo lường lấy mẫu tương thích Kaiser – Meyer – Olkin .803

Chi – Square xấp xỉ 2543.381

Kiểm định xoay Bartlett Bậc tự do df 105

Mức ý nghĩa Sig. .000

Phương sai trích 68.711% > 50%

Giá trị Eigenvalue 1.036 >1

Bảng 4.12: Ma trận xoay nhân tố biến độc lập lần 3

Nhân tố
Mã hóa 1 2 3 4 5
KM1 .822
KM3 .817
KM2 .806
KM4 .780
KM5 .545
CL1 .843
CL3 .821
CL4 .798
CL2 .794
PH5 .888
PH6 .814
DD5 .864
DD6 .811
PH1 .794
PH3 .774

41
Kết quả phân tích cho thấy các hệ số tải nhân tố đều > 0,5 đảm bảo ý nghĩa, cho nên
không có biến nào bị loại. Tuy nhiên, đối với nhân tố Phụ huynh có sự tách biến, tạo thành
2 nhân tố mới, được nhóm tác giả đặt tên như sau: Sự ảnh hưởng hành vi sử dụng rượu bia
của phụ huynh (gồm biến PH1, PH3). Quan điểm rượu bia của phụ huynh (gồm biến PH5,
PH6)
4.2.2.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4.13: Phân tích kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc

Đo lường lấy mẫu tương thích Kaiser – Meyer – Olkin .745

Chi – Square xấp xỉ 330.378


Kiểm định xoay Bartlett Bậc tự do df 6
Mức ý nghĩa Sig. .000

Phương sai trích 53.107% > 50%

Giá trị Eigenvalue 2.124 >1

Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett biến phụ thuộc cho thấy:
 Hệ số KMO = 0.745, từ đó cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp.
 Hệ số Sig. của kiểm định Bartlett với sig. = 0.000 (<0.05) thì các biến quan sát có
tương quan với nhau trong tổng thể.
 Hệ số Eigenvalue = 2.124 > 1, thì nhân tố rút trích được có ý nghĩa tóm tắt thông tin
tốt.
 Tổng phương sai trích = 53.107% (>50%). Điều này cho thấy 1 nhân tố rút trích
được giải thích 53.107% biến thiên của dữ liệu quan sát.

Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc

Mã hóa biến quan sát Hệ số


HV4 .748
HV2 .727
HV3 .724
HV1 .716
42
Dựa vào kết quả từ bảng 4.14 cho thấy các hệ số tải nhân tố đều > 0.5 đảm bảo ý
nghĩa, cho nên không có biến nào bị loại.

4.2.3 Điều chỉnh thang đo sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng
Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát của các biến độc lập hội
tụ vào 5 nhân tố, biến phụ thuộc giữ nguyên trong một nhân tố duy nhất. Các nhân tố
được đặt tên và ký hiệu như sau:

Bảng 4.15: Thang đo sau phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Kí hiệu Mã hóa Biến quan sát Nhân tố

BIẾN ĐỘC LẬP

Nhãn hàng thường xuyên có chương trình khuyến mãi


KM1
khi ra mắt sản phẩm mới.

Nhãn hàng thường xuyên có những ưu đãi hấp dẫn cho


KM2
khách hàng cũ.
CHƯƠNG
Vào những dịp đặc biệt thường xuyên có chương trình TRÌNH
KM KM3
khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng, … KHUYẾN
MÃI
Có nhiều sự kiện được tổ chức để khách hàng trải
KM4
nghiệm thử sản phẩm

Tôi thường bị hấp dẫn bởi quà tặng, phần thưởng từ


KM5
nhãn hàng.

CL1 Sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

CHẤT
CL2 Chất lượng sản phẩm đồng nhất.
LƯỢNG
CL
SẢN
CL3 Mùi vị sản phẩm hấp dẫn.
PHẨM

CL4 Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

DD5 Tôi sử dụng rượu bia để thể hiện “sự sành điệu”.
NHÓM
DD ĐỒNG
Chúng tôi thường sử dụng rượu bia làm hình phạt cho
DD6 ĐẲNG
các trò chơi trong các buổi gặp mặt

43
Bảng 4.15: Thang đo sau phân tích các yếu tố ảnh hưởng

Tôi cho rằng cha mẹ sử dụng rượu bia nhiều thì sẽ ảnh
PH1
hưởng đến việc sử dụng rượu bia của con cái. HÀNH
HVPH VI PHỤ
Tôi cho rằng con trai sẽ cởi mở với cha mẹ hơn trong HUYNH
PH3
việc sử dụng rượu bia.

Cha mẹ của tôi nghĩ sử dụng rượu bia là xấu và dễ dẫn


PH5 QUAN
đến tệ nạn xã hội.
ĐIỂM
QD
PHỤ
Cha mẹ của tôi cho rằng sử dụng rượu bia gây ảnh
PH6 HUYNH
hưởng không tốt đến sức khỏe.

BIẾN PHỤ THUỘC

HV1 Tôi quyết định sử dụng rượu bia.


HÀNH
HV2 Tôi sẽ sử dụng rượu bia trong tương lai. VI SỬ
HV DỤNG
HV3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng rượu bia. RƯỢU
BIA
HV4 Tôi vẫn sử dụng rượu bia dù giá cả có tăng.

 Thang đo đã bị thay đổi sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) với tổng số 5 thang
đo độc lập với 15 biến quan sát và 1 thang đo phụ thuộc với 4 biến quan sát. Mô hình
đề xuất sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA như sau:

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA

44
4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY CHO MÔ HÌNH
Sau khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính trên phần mềm SPSS 22.0, ta có kết
quả các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-26
tuổi tại TP. HCM như sau:
 Các hệ số Tolerance đều > 0.0001 nên các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận.
 Các hệ số phóng đại phương sai VIF đều < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.
 Hệ số Sig. của 5 biến độc lập đều < 0.05 nên cả 6 biến độc lập này đều được nhận.
 Đồng thời, các hệ số Beta > 0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với biến
phụ thuộc. Nghĩa là khi tăng bất kỳ một nhân tố nào thì cũng sẽ làm hành vi sử dụng
rượu bia ở giới trẻ tăng lên.
Do đó, tất cả các giả thuyết này đều được chấp nhận.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi
Hệ số Chẩn đoán đa
quy đã
hồi quy cộng tuyến
chuẩn hóa Giá trị
Mô hình Sig.
t
Độ lệch
B Beta Tolerance VIF
chuẩn

Hằng số .315 .090 3.492 .001

KM .207 .019 .274 10.873 .000 .823 1.216

CL .165 .019 .222 8.880 .000 .834 1.199


1
QD .164 .013 .299 12.322 .000 .885 1.130

DD .175 .012 .347 14.805 .000 .951 1.052

HVPH .205 .016 .315 13.055 .000 .897 1.115

Biến phụ thuộc: HV

Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được thể hiện trong phương trình
hồi quy đa biến sau:
45
 HV: “Hành vi sử dụng rượu bia” (là trung bình của các biến HV1, HV2, HV3, HV4)
 KM: “Chương trình khuyến mãi” (là trung bình của các biến KM1, KM2, KM3,
KM4, KM5)
 CL: “Chất lượng sản phẩm” (là trung bình của các biến CL1, CL2, CL3, CL4)
 QD: “Quan điểm phụ huynh” (là trung bình của các biến PH5,PH6)
 DD: “Nhóm đồng đẳng” (là trung bình của các biến DD5, DD6)
 HVPH: “Sự ảnh hưởng của hành vi phụ huynh (là trung bình của các biến PH1,
PH3)
Phương trình hồi quy đa biến có dạng như sau:
HV = 0.274*KM + 0.222*CL + 0.299*QD + 0.347*DD + 0.315*HVPH
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Chương trình khuyến mãi tăng
lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tăng lên 0.274 đơn vị.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Chất lượng sản phẩm tăng lên 1
đơn vị thì sẽ làm cho hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tăng lên 0.222 đơn vị.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Quan điểm phụ huynh tăng lên 1
đơn vị thì sẽ làm cho hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tăng lên 0.299 đơn vị.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Nhóm đồng đẳng tăng lên 1 đơn
vị thì sẽ làm cho hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tăng lên 0.347 đơn vị.
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi yếu tố Sự ảnh hưởng của hành vi của
phụ huynh tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm cho hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tăng lên
0.315 đơn vị.
 Đánh giá ý nghĩa mô hình

Bảng 4.17: Hệ số ý nghĩa của mô hình

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Durbin-Watson

1 .862a .743 .740 .23153 1.864

Qua bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy Model summary, cho thấy:
 Ở mức ý nghĩa 5%, hệ số R2 hiệu chỉnh = 0.740 cho thấy độ phù hợp của mô hình là
74.0%. Nói cách khác, các biến độc lập giải thích được 70.4% sự biến thiên của biến
phụ thuộc.

46
 Hệ số Durbin-Watson = 1.864 nằm trong khoảng từ 0 đến 4 nên không xảy ra hiện tượng
tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.
 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.18: Kết quả phân tích ANOVA của mô hình

ANOVAa

Tổng bình Trung bình Kiểm


Mô hình df Sig.
phương bình phương định F

Hồi quy 76.410 5 15.282 285.086 .000b

1 Phần dư 26.481 494 .054

Tổng 102.891 499

- Biến phụ thuộc: HV

- Biến độc lập: KM, CL, QD, DD, HVPH

Bảng ANOVA cho thấy kết quả kiểm định F có giá trị Sig. = 0.000 (<0.05), nên mô
hình sử dụng là phù hợp.
 Kiểm định sự vi phạm các giả thuyết hồi quy
Kiểm định hiện tượng tương quan giữa các phần dư: Nhìn vào bảng phân tích hồi
quy cho ta thấy hệ số Durbin-Watson d = 1.864. Do đó, mô hình nghiên cứu không có hiện
tượng tương quan giữa các phần dư.
Kiểm định đa cộng tuyến: Nhìn vào bảng phân tích hồi quy ta nhận thấy: yếu tố tiến
hành kiểm định KM, CL, QD, DD, HVPH thật sự có ý nghĩa tác động đến HV với mức ý
nghĩa 5%. Độ chấp nhận các Tolerance (độ chấp nhận của biến) đều nhỏ hơn 1 và các hệ số
phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra rất thấp (hoặc
có thể nói hầu như không xảy ra). Mô hình không vi phạm về đa cộng tuyến.

47
Hình 4.3: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư

Các phần dư có phân phối chuẩn: Kết quả đồ thị tần số Histogram có giá trị trung
bình (Mean) rất nhỏ gần bằng 0 và độ lệch chuẩn là 0.995 xấp xỉ 1. Từ đó có thể kết luận
phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 4.4: Đồ thị phân tán của phần dư


48
Phương sai của phần dư không đổi: Nhìn vào biểu đồ cho ta thấy phần dư phân tán
ngẫu nhiên xung quanh đường đi của trục tung và trục hoành chứ không tạo nên hình dạng
nào. Như vậy nhóm tác giả có thể nói rằng: giả định phương sai không đổi của mô hình hồi
quy là không vi phạm.
Sau khi thực hiện các bước kiểm tra ý nghĩa của mô hình, sự phù hợp của mô hình và
sự vi phạm của các giả thuyết hồi quy. Nhóm nghiên cứu nhận thấy mô hình hồi quy tuyến
tính của biến phụ thuộc HV là phù hợp.
Tóm lại, sau khi phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0 ta có mô hình các yếu tố ảnh
hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15-26 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
như sau:

Hình 4.5: Kết quả mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rượu bia của
giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh”

4.4 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA GIỚI TRẺ TẠI TP. HCM
Ở phần này, để kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
rượu bia của giới trẻ tại TP. HCM, ta sẽ sử dụng 2 công cụ chính là Independent Sample
T-Test và One way Anova. Đây là 2 công cụ để kiểm định sự khác biệt giữa biến định lượng
với các giá trị của biến định tính trong nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia.Sau khi thực
hiện kiểm định, t sẽ biết được liệu có sự khác biệt hay là không giữa các yếu tố nào làm ảnh
hưởng đến hành vi (biến hành vi) sử dụng rượu bia có ích cho bài nghiên cứu.

49
4.4.1 Theo giới tính
Để kiểm định sự khác biệt giữa các giới tính đối với hành vi sử dụng rượu bia của giới
trẻ độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích Independent
Sample T-test, mức ý nghĩa 0.05.

Bảng 4.19: Kiểm tra mẫu độc lập

Kiểm định mẫu độc lập

Kiểm định Levene Kiểm định trị trung bình

F Sig. t df Sig. (2-


tailed)

HV Giả định phương sai 1.118 .291 -1.555 498 .121


bằng nhau

Giả định phương sai -1.488 223.022 .138


không bằng nhau

Qua bảng 4.19, ta thấy Sig. của Levene’s Test= 0.291 > 0.05 nên phương sai giữa hai
giới tính là bằng nhau. Sig. T-Test= 0.121> 0.05, nên ta kết luận không có sự khác biệt giữa
các giá trị trong biến giới tính làm ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia. Nhóm nghiên
cứu nhận thấy rằng, kết quả này là hợp lý bởi không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong
hành vi sử dụng rượu bia vì trong 500 đáp viên được khảo sát có 72.8% là nữ, do đó hành
vi của học có nét tương đồng, dẫn đến hành vi sử dụng rượu không có sự khác biệt nhiều.

4.4.2 Theo trình độ học vấn


Để kiểm định sự khác biệt giữa trình độ học vấn đối với hành vi sử dụng rượu bia của
giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích kiểm
định phương sai 1 yếu tố One way Anova, mức ý nghĩa 0.05.
Đặt giả thiết H0: Không có sự khác biệt về hành vi sử dụng rượu bia đối với giới trẻ
ở các trình độ học vấn khác nhau.
Kết quả kiểm định Levene có Sig.= 0.653 > 0.05 nên không có sự khác biệt về phương
sai giữa các trình độ học vấn. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.

50
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định Levene trình độ học vấn

Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig.

.426 2 497 .653

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định ANOVA theo Trình độ học vấn

Tổng chênh Tổng chênh


Bậc tự Kiểm Mức ý
lệch bình lệch bình
do (df) định F nghĩa Sig.
phương phương

Giữa các
1.441 2 .721 3.531 .030
nhóm

Trong nội
101.450 497 .204
bộ nhóm

Tổng 102.891 499

Theo bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0.030 (< 0.05). Như vậy, với độ tin cậy 95% ta
bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng có sự khác biệt về hành sử dụng rượu bia của giới
trẻ ở các trình độ học vấn khác nhau

4.4.3 Theo nghề nghiệp


Để kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố nghề nghiệp đối với hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định phương sai 1
yếu tố One way Anova, mức ý nghĩa 0.05. Đặt giả thiết H0: Không có sự khác biệt về
hành vi sử dụng rượu bia đối với giới trẻ ở các nghề nghiệp khác nhau.

Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Levene Nghề nghiệp

Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig.

1.540 4 495 .189

51
Kết quả kiểm định Levene có giá trị số sig là 0.189 > 0.05. nên không có sự khác biệt
về phương sai giữa các nghề nghiệp. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.

Bảng 4.23: Bảng Anova hành vi sử dụng rượu bia theo nghề nghiệp

Tổng chênh Tổng chênh


Bậc tự Kiểm Mức ý
lệch bình lệch bình
do (df) định F nghĩa Sig.
phương phương

Giữa các
2.501 4 .625 3.082 .016
nhóm

Trong nội
100.391 495 .203
bộ nhóm

Tổng 102.891 499

Theo bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0.016 (< 0.05). Như vậy, với độ tin cậy 95% ta bác
bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng có sự khác biệt về hành sử dụng rượu bia của giới trẻ ở
các nghề nghiệp khác nhau.
4.4.4 Theo thu nhập
Để kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố thu nhập đối với hành vi sử dụng rượu bia của
giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 26 tuổi, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định phương sai 1 yếu
tố One way Anova, mức ý nghĩa 0.05.
Đặt giả thiết H0: Không có sự khác biệt về hành vi sử dụng rượu bia đối với giới trẻ
ở các mức thu nhập khác nhau.

Bảng 4.24:Kết quả kiểm định Levene Thu nhập

Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig.

.153 3 496 .928

Kết quả kiểm định Levene có Sig.= 0.928 > 0.05 nên không có sự khác biệt về phương
sai giữa các trình độ học vấn. Vì vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng.

52
Bảng 4.25: Bảng Anova hành vi sử dụng rượu bia theo thu nhập

Tổng chênh Tổng chênh Mức ý


lệch bình Bậc tự lệch bình Kiểm nghĩa
phương do (df) phương định F Sig.

Giữa các .542 3 .181 .876 .454


nhóm

Trong nội 102.349 496 .206


bộ nhóm

Tổng 102.891 499

Theo bảng ANOVA, giá trị Sig. = 0.454 (> 0.05). Như vậy, với độ tin cậy 95% ta
chấp nhận giả thuyết H0 và kết luận rằng không có sự khác biệt về hành sử dụng rượu bia
của giới trẻ ở các mức thu nhập khác nhau.

53
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4 này, nhóm đã tiến hành lọc, kiểm định, đọc kết quả dữ liệu thu thập
được từ 500 đối tượng khảo sát (n = 500) đã được thống kê theo giới tính, trình độ học vấn,
nghề nghiệp và thu nhập của đối tượng được khảo sát. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng
hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá
EFA, mô hình nghiên cứu đã giữ được 3 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-26 tuổi tại TP. HCM bao gồm: Chất lượng sản phẩm, Chương
trình khuyến mãi, Nhóm đồng đẳng. Đồng thời, đối với nhân tố Phụ huynh, có sự tách biến
thành 2 nhân tố mới được nhóm tác giả đặt tên như sau: Hành vi phụ huynh và Quan điểm
của phụ huynh. Mô hình được điều chỉnh lại với 5 biến độc lập như trên và 1 biến phụ thuộc
Hành vi sử dụng rượu bia.
Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết và
đưa ra mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh. Các biến KM, CL, DD, HVPH và QD có
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3,
H4, H5 được chấp nhận trong mô hình, giải thích được 74.0% sự biến thiên hành vi hành vi
sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-26 tuổi tại TP. HCM.

54
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

5.1 KẾT LUẬN

5.1.1 Tóm tắt nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15-26 tuổi tại TP. HCM, đánh giá sự ảnh hưởng của
các yếu tố đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ, kiểm định sự khác biệt của các nhân
tố ảnh hưởng đến hành vi của họ.
Dựa trên các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả bắt đầu nghiên cứu bằng việc tham
khảo các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có liên quan. Sau đó đề
xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, bao gồm 4 yếu tố: (1) Phụ huynh, (2) Nhóm đồng đẳng,
(3) Chương trình khuyến mãi (4) Chất lượng sản phẩm. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên
cứu định tính thông qua khảo sát ý kiến, tiến hành thảo luận nhóm thông qua dàn bài thảo
luận nhóm, bổ sung yếu tố, điều chỉnh các biến quan sát, tiến hành thiết kế thang đo.
Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng khảo sát thông qua bảng câu hỏi phỏng
vấn online. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Thang đo được
đánh giá sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám
phá EFA. Qua phân tích, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu đã được điều chỉnh và đưa
vào phân tích hồi quy, cũng như kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố.

5.1.2 Kết quả nghiên cứu


Sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu với 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ với 20 mẫu
và nghiên cứu chính thức với 500 mẫu, tác giả đưa ra nhận xét về Hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ trong độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM như sau:
 Về phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sơ bộ kéo dài 4 tuần (từ ngày 10/02/2020 đến 09/03/2020): tác
giả đã thực hiện nghiên cứu định tính sau khi đã thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của
giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi và đưa ra ra mô hình phù hợp với Hành
vi sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM. Sau quá trình xem
xét nghiên cứu và hiệu chỉnh sơ bộ, tác giả đã đề xuất được 4 yếu tố có ảnh hưởng đến hành
vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bao gồm: Phụ huynh, Nhóm đồng đẳng, Chương trình
khuyến mãi và Chất lượng sản phẩm. Với 28 biến quan sát bao gồm 24 biến độc lập và 4
biến phụ thuộc được đưa vào để thực hiện quá trình đo lường các yếu tố này. Quá trình
nghiên cứu chính thức: kéo dài 7 tuần (từ ngày 10/03/2020 đến 26/04/2020) đã thực hiện
theo phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu n = 500 được thực hiện đối
với giới trẻ từ 15-26 tuổi tại TP. HCM. Với 4 yếu tố ảnh hưởng gồm 24 biến quan sát chính
thức để thực hiện quá trình đo lường. Sau quá trình tổng hợp và tiến hành nhập liệu, kết quả

55
được sử dụng để phân tích, đánh giá thang đo đo lường các yếu tố tác động đến “Hành vi
sử dụng rượu bia của giới trẻ ở độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM” thông qua thống kê mô
tả, các kiểm định về hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định
mô hình lý thuyết và các giả thuyết cũng như kiểm định sự khác biệt.
 Về các giả thuyết nghiên cứu
- Thống kê mẫu nghiên cứu:
 Về độ tuổi: chủ yếu là từ 19 đến dưới 26 tuổi chiếm đến 85.4%
 Về giới tính: chiếm đa số là nữ giới với tỷ lệ 72.8%, trong khi nam giới với 27.2%
 Về trình độ học vấn: chủ yếu là Đại học với tỷ lệ 81.8%, Trung cấp, PTTH hoặc thấp
hơn, đứng thứ 2 với tỷ lệ 12.6% còn lại là Trên đại học với 5.6%.
 Về nghề nghiệp: chủ yếu là sinh viên với tỷ lệ 71.4%, học sinh với 10.8%, kinh
doanh tự do với 10.0% còn lại 7.8% thuộc về nhân viên văn phòng và công nhân
viên chức.
 Về thu nhập: đa số mẫu nghiên cứu có thu nhập dưới 2 triệu chiếm 42.6%, từ 2 đến
dưới 5 triệu đồng chiếm 33.8%, từ 5 đến dưới 10 triệu đồng chiếm 14.6% và trên 10
triệu đồng chiếm 9.0%.
 Có thể thấy rằng, các đáp viên tham gia nghiên cứu đa phần nữ sinh viên, có độ tuổi
từ 19 đến dưới 26 tuổi và thu nhập dưới 2 triệu đồng
- Kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha: Cả 28 biến được đưa vào đều được
chấp nhận và tiến hành cho các phân tích tiếp theo.
- Kết quả sau khi chạy nhân tố khám phá (EFA): các thang đo sau khi kiểm định
Cronbach’ alpha là 28 biến đều đạt độ tin cậy (hệ số tin cậy > 0.5) cho phân tích
nhân tố khám phá từ dữ liệu điều tra, với 28 biến quan sát ban đầu qua phân tích độ
tin cậy thang đo và EFA thì có 19 biến đều phù hợp để tiến hành nghiên cứu chính
thức.
- Kết quả sau khi kiểm định giả thuyết mô hình: Sau khi tiến hành phân tích hồi
quy, cho thấy yếu Nhóm đồng đẳng có mức độ ảnh hưởng cao nhất tới hành vi sử
dụng rượu bia của giới trẻ (Beta = 0.347), bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy
các biến độc lập giải thích được 74.0% sự biến thiên của biến phụ thuộc.
- Kết quả sau khi kiểm định sự khác biệt: Sau khi thực hiện kiểm định sự khác biệt
giữa các yếu tố đối với hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ bằng kiểm định
Independent Sample T-Test và kiểm định phương sai 1 yếu tố One way Anova, nhóm
nghiên cứu nhận thấy:
 Không có sự khác biệt giữa các nhóm giới tính là nam và nữ trong hành vi sử dụng
rượu của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM (hệ số sig 0.291 >0.05)

56
 Với mức ý nghĩa sig Levene Học Vấn 0.653 > 0.05 đủ điều kiện để xét kiểm định
Anova. Số sig bảng Anova là 0.030 > 0.05, vậy có sự khác biệt giữa các nhóm trình
độ học vấn Trung cấp, PTTH hoặc thấp hơn; Đại học và Trên đại học trong hành vi
sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại TP. HCM
 Với mức ý nghĩa sig Levene Nghề Nghiệp 0.189 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định
Anova. Số sia bảng Anova là 0.016 < 0.05, vậy có sự khác biệt giữa nhóm nghề
nghiệp Học sinh, Sinh viên, Nhân viên văn phòng, Công nhân viên chức, Kinh doanh
tự do, nghề nghiệp khác trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi
tại TP. HCM.
 Với mức ý nghĩa sig Levene Thu Nhập 0.928 > 0.05 đủ điều kiện xét kiểm định
Anova. Số sig bảng Anova là 0.454 > 0.05, vậy không có sự khác biệt giữa các mức
thu nhập Dưới 2 triệu đồng, Từ 2 đến 5 triệu đồng, Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng,
Trên 10 triệu đồng trong hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 tới 26 tuổi tại
TP. HCM.

5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

5.2.1 Về phương diện lý thuyết


Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu
bia của giới trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 26 có nét tương đồng với kết quả của các nghiên cứu
trước đó. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ (15-26
tuổi) ảnh hưởng bởi các yếu tố là: Chương trình khuyến mãi, Chất lượng sản phẩm, Nhóm
đồng đẳng, Hành vi phụ huynh, Quan điểm phụ huynh. Trong đó, nhân tố Nhóm đồng đẳng
có ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi sử dụng rượu bia ở giới trẻ so với các biến khác trong mô
hình nghiên cứu.
- Biến Chất lượng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ
(với β = 0.222).
- Biến Khuyến mãi có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới
trẻ (với β = 0.274).
- Biến Quan điểm phụ huynh có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ (với β = 0.299).
- Biến Hành vi phụ huynh có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của
giới trẻ (với β = 0.315).
- Biến Đồng đẳng có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ
(với β = 0.347).
Các thang đo được thiết kế tại thị trường TP. HCM đều đạt được độ tin cậy và có giá
trị. Nghiên cứu đã bổ sung vào hệ thống thang đo đo lường các khái niệm như Chất lượng,
Khuyến mãi, Quan điểm phụ huynh, Hành vi phụ huynh và Nhóm đồng đẳng.

57
5.2.2 Về phương diện thực tiễn
Theo kết quả nghiên cứu, hai yếu tố Nhóm đồng đẳng và Hành vi phụ huynh có ảnh
hưởng lớn nhất đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ. Từ đó cho thấy, hiện nay giới trẻ
trong độ tuổi từ 15 đến 26 có ảnh hưởng từ các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân
và những người xung quanh nhiều nhất. Ảnh hưởng đến các hành vi sử dụng rượu bia rượu.
Vì vậy, phương diện thực tiễn mà nghiên cứu đã đóng góp giúp khẳng định mối liên
kết mạnh mẽ, chặt chẽ tác động của các mối quan hệ xung quanh của giới trẻ hiện nay. Điều
này muốn góp phần vào công cuộc thay đổi tư duy, suy nghĩ và hành động của con người
và văn hóa sử dụng rượu bia ở Việt Nam.

5.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

5.3.1 Đối với yếu tố Nhóm đồng đẳng


Trong thế kỷ 21 hiện nay, con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các xu hướng, phong
trào mới. Khi còn bé thì sẽ bị tác động và ảnh hưởng nhiều bởi các lời khuyên, hành vi của
cha mẹ. Khi càng trưởng thành sẽ bị ảnh hưởng và lệ thuộc vào những quyết định, hành
động của bạn bè để hình thành thói quen và nhân cách. Bởi hàng ngày, người tiêu dùng hay
cụ thể là giới trẻ bận rộn với công việc, học tập, cuộc sống bên ngoài nhiều hơn là gia đình.
Người trẻ gặp bạn bè khi đi học, đi chơi, đi làm việc; vì thế, họ dễ bị chi phối bởi bạn bè là
điều khó tránh khỏi. Đặc biệt thời nay khi công nghệ phát triển vượt bậc, sự ra đời của mạng
xã hội thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin lại càng làm cho chúng ta dễ dàng bị ảnh
hưởng và lệ thuộc vào bạn bè, người xung quanh, cộng đồng. Từ khi còn niên thiếu đến lúc
trưởng thành, tiếp xúc với nhóm đồng đẳng sử dụng rượu bia nhiều hay không nhiều sẽ có
hành vi tương tự nhóm đồng đẳng ấy. Do đó, các doanh nghiệp cũng nên thực hiện các hoạt
động hướng tới nhóm đồng đẳng, nhằm tạo ra các ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng
rượu bia của người tiêu dùng.
Vậy nên để các nhóm đồng đẳng có tác động tốt hơn đến hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ, nhóm có một số đề xuất sau:
 Doanh nghiệp nên thực hiện các video clip quảng bá các lợi ích khi uống rượu bia
vừa phải, chuẩn mực, xây dựng các mẩu chuyện về tai nạn giao thông khi lạm dụng
rượu bia đối với giới trẻ. Đồng thời doanh nghiệp có tự lồng ghép sản phẩm rượu
bia của doanh nghiệp mang lại lợi ích về hương vị, nồng độ có thể giúp cho người
tiêu dùng có thể uống nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe. Thúc đẩy sự tin tưởng và
yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp. Truyền tải thông điệp cho giới trẻ ý thức
được rượu bia là thức uống giải khát, giúp gắn kết bạn bè chứ không phải là nguyên
nhân của các tệ nạn xã hội.
 Hiện nay, giới trẻ đang theo xu hướng sống xanh, sức khỏe lành mạnh và họ dễ dàng
bị ảnh hưởng và làm theo hành vi của bạn bè thế nên các doanh nghiệp sản xuất rượu
bia nên sản xuất thêm các loại rượu bia có bia không độ (là bia không chứa cồn hoặc
chỉ chứa một nồng độ cồn rất nhỏ) nhằm để để giới trẻ có thể sử dụng nhiều nhưng
58
không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay các hoạt động sinh hoạt. Và để bạn bè, hay
đồng nghiệp kêu gọi từng người giới trẻ cùng nhau sử dụng sản phẩm rượu bia 0 độ
thỏa thích mà không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như những người xung
quanh.
 Các doanh nghiệp nên tăng cường tuyên truyền tác hại của rượu bia tại những nơi
làm việc, công ty trường học để mọi người cùng nhau hiểu biết và nhận thức đúng
về rượu bia để lan truyền đến người khác và có hành vi sử dụng rượu bia hợp lý cho
bản thân.
 Các doanh nghiệp rượu, bia cần phát triển các video quảng cáo khuyến khích mọi
người, bạn bè nên di chuyển đến điểm sử dụng bia rượu cùng nhau bằng taxi để đảm
bảo sự an toàn, tránh rủi ro về tai nạn giao thông ảnh hưởng đến chính bản thân mình
và xã hội. Ngoài ra, việc cùng nhau di chuyển trên cùng một phương tiện và cùng
thời điểm sẽ giúp tăng thêm sự gần gũi, thân thiết trong mối quan hệ. Để từ đó. người
tiêu dùng sẽ tin tưởng và yêu thích doanh nghiệp hơn.
 Các doanh nghiệp cũng nên tạo mối quan hệ và tài trợ cho các bệnh viện, các tổ chức
y học, tài trợ cho các hoạt động xã hội để tạo ý thức tích cực trong việc sử dụng rượu
bia của giới trẻ và tạo thiện cảm về thương hiệu trong lòng người tiêu dùng

5.3.2 Đối với yếu tố Quan điểm phụ huynh và Hành vi phụ huynh
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm, Hành vi của phụ huynh là một trong những yếu
tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Việc phụ huynh có sử dụng rượu bia trước mặt con mình
hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến hiểu biết, suy nghĩ, cảm nhận và hành vi sử dụng rượu bia
của giới trẻ. Thái độ của bậc phụ huynh cũng ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của
các bạn trẻ. Đã có nhiều báo cáo chỉ ra rằng phần trăm số phụ huynh xem việc sử dụng bia
rượu là bình thường chiếm tỷ lệ khá cao. Đây cũng là một yếu tố quan trọng vì bây giờ các
bậc phụ huynh đã thoải mái hơn với chuyện con cái uống rượu bia (đặc biệt là con gái). Và
một số quan niệm chưa đúng đắn của phụ huynh như “đàn ông phải biết uống rượu”,... vô
tình đã khuyến khích con mình sử dụng rượu bia. Trong môi trường người lớn xung quanh
thường xuyên uống rượu bia thì các bạn trẻ nhận thức hành vi này là chuyện bình thường.
Nhóm tác giả có những đề xuất nhằm hướng dẫn phụ huynh sử dụng rượu bia đúng
cách, làm gương cho con cái như sau:
 Tăng cường truyền tải văn hoá sử dụng bia rượu ở Việt Nam với thông điệp trong
TVC về việc “uống rượu bia phải có trách nhiệm”, “phụ huynh là những tấm gương
cho giới trẻ ngày nay”, “thói quen của phụ huynh chính là thói quen của trẻ em”.
 TVC có hình ảnh phụ huynh sử dụng rượu bia đúng cách, nồng độ phù hợp trong
các dịp như: tụ tập gặp gỡ bạn bè, phục vụ công việc làm ăn, kinh doanh, trong các
ngày lễ Tết,…  làm gương cho con cái noi theo, sử dụng rượu bia đúng mục đích,
đúng cách.

59
 TVC theo chủ đề cha con cùng uống rượu bia với nhau, trong đó, người cha sẽ dạy
cho con mình cách sử dụng bia: nồng độ và liều lượng hợp lý, cách uống lịch sự,
cách nâng ly, hành động sau khi đã sử dụng rượu bia,…  hướng giới trẻ sử dụng
rượu bia đúng cách, văn minh.
 Training PG tại các quán nhậu: có thể chủ động giúp khách gọi xe trong trường hợp
khách say, sử dụng nhiều rượu bia,…
 Tổ chức buổi hội thảo hoặc chuyên đề thảo luận về việc cải thiện tình trạng sức khoẻ
(Trong đó nói liên quan đến hành vi sử dụng bia rượu nhiều) cho lứa tuổi trung niên
(người lớn).

5.3.3 Đối với yếu tố Chương trình khuyến mãi


Khuyến mãi là yếu tố doanh nghiệp cần chú trọng vì có sự ảnh hưởng nhất định đến
hành vi sử dụng rượu bia của khách hàng. Đối với đối tượng là giới trẻ vị thành niên sẽ có
sự giới hạn về mặt pháp luật, doanh nghiệp nên tiếp cận đối tượng là người trưởng thành đã
đủ tuổi sử dụng rượu bia.
 Chương trình khuyến mãi “Khi tôi trưởng thành”: dành cho khách hàng đủ tuổi sử
dụng rượu bia khi mua sản phẩm với số lượng nhất định sẽ nhận được chiết khấu %
cụ thể.
 Tặng kèm quà tặng có ý nghĩa: thuốc giải độc gan; kẹo giải rượu giúp tinh thần tỉnh
táo; sách hướng dẫn sử dụng rượu bia có ý thức, có văn hoá; sách cung cấp thông tin
về những thực phẩm không nên dùng kèm rượu bia.

5.3.4 Đối với yếu tố Chất lượng sản phẩm


Qua nghiên cứu cho thấy, đối với người tiêu dùng, bản thân họ đã có những sự tin
tưởng nhất định về chất lượng đối với các sản phẩm rượu bia của những thương hiệu đã có
tên tuổi trên thị trường, vì vậy Chất lượng sản phẩm tuy có tác động đến hành vi sử dụng
rượu bia của giới trẻ nhưng không phải sự ưu quan tâm hàng đầu của họ.
Đa dạng sản phẩm:
 Sử dụng thành phần sản xuất bia chất lượng tốt và đạt tiểu chuẩn: lúa mạch có màu
vàng tươi, mùi tự nhiên, vị ngọt nhẹ, 70 – 75% số hạt có mầm dài từ 2/3 – 3./4 chiều
dài của hạt, độ ẩm 5 – 7%,…
 Nồng độ: sản xuất các loại bia có nồng độ cồn 0% nhưng vẫn giữ được mùi vị truyền
thống, tạo ra các sản phẩm với độ cồn dịu nhẹ, thấp hơn… nhằm hạn chế tình trạng
say xỉn quá mức.
 Bao bì: thiết kế các bộ sưu tập bao bì có giới hạn theo các chủ đề: tự hào dân tộc vào
các dịp lễ, Tết truyền thống; ….
Thay đổi cách nhìn của đa số khách hàng về rượu bia:

60
 Truyền tải các thông điệp về những mặt tốt của rượu bia: sử dụng rượu bia đúng
cách, đúng liều lượng thì đây sẽ là một loại thức uống tốt cho sức khỏe, giúp cải
thiện các bệnh về tim mạch, tiểu đường, Alzheimer, ngăn ngừa sỏi thận, giảm nguy
cơ gây ung thư,... thông qua các TVC, bao bì, quảng cáo transit, billboard...

5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Bên cạnh những đóng góp tích cực của đề tài mà tác giả đã đưa ra thì cũng còn những
hạn chế như sau:
 Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ được thực hiện với đối tượng là giới trẻ từ 15 đến 26
tuổi tại TP. HCM. Cho nên nghiên cứu chưa có tính phổ biến trên phạm vi toàn bộ
giới trẻ, dẫn đến đề tài bị giới hạn ở một địa điểm duy nhất, đối tượng còn hạn chế.
Ngoài ra, với việc nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ từ 15 đến 26
tuổi tại TP. HCM chưa khái quát được cụ thể về hành vi sử dụng rượu bia của giới
trẻ trên toàn quốc.
 Thứ hai, trong quá trình thực hiện, đề tài bị hạn chế về thời gian và nguồn lực. Với
số lượng mẫu là 500, chưa có tính đại diện cao, chưa thể khẳng định được cho cả
TP. HCM cũng như là cả nước. Cũng như việc lấy số mẫu theo phương pháp phi xác
suất và toàn bộ 500 phiếu khảo sát đều qua online (do tình hình dịch bệnh covid 19
nên tác giả bị hạn chế về việc tiếp xúc trực tiếp với các đáp viên) nên tỉ lệ sai số còn
lớn. Như số lượng đáp viên nữ quá nhiều (72.8%), chiếm đa số còn số lượng đáp
viên nam lại quá ít (27.2%) không mang tính bao quát cho toàn bộ giới trẻ nói chung
trong giới tính. Ngoài ra, số lượng đáp viên là trong độ tuổi từ 19 tới 26 tuổi chiếm
đa số (85.4%), số lượng đáp viên trong độ tuổi 15 tới dưới 19 tuổi ít (14.6%) nên
quá trình nghiên cứu không thấy có sự khác biệt rõ rệt về hành vi trong các nhóm
tuổi, làm ảnh hưởng đến kết quả và tính hữu ích của đề tài nghiên cứu. Việc thiết lập
thang đo cũng còn thiếu sót, bên cạnh đó phần trả thời thông tin của đáp viên đôi khi
cũng cung cấp thông tin chưa đúng, làm ảnh hưởng kết quả nghiên cứu. Trong các
đề tài nghiên cứu tiếp theo cần sắp xếp thời gian thuận lợi nhất, nâng cao số mẫu
khảo sát offline cho đối tượng khảo sát hơn và xác định đối tượng khảo sát kỹ càng
hơn.
 Thứ ba, đề tài dùng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng, phương pháp này
đòi hỏi người đáp viên phải được huấn luyện về kỹ năng và có kinh nghiệm trả lời
câu hỏi khảo sát. Đối tượng khảo sát chưa có khả năng trả lời câu hỏi, chưa hiểu
hoặc không hiểu về các sản phẩm rượu bia và câu trả lời còn mang tính cảm tính.
Nghiên cứu chỉ sử dụng một số công cụ đo lường, đánh giá các thang đo, làm rõ các
mối quan hệ về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ và
đề xuất một số giải pháp thích hợp. Do đó, để ứng dụng những kết quả nghiên cứu
của đề tài này vào thực tiễn vẫn cần phải cân nhắc hơn đối với từng trường hợp cụ
thể. Trong các đề tài nghiên cứu sau cần phải sử dụng các phương pháp và công cụ
mới, chính xác hơn để phân tích.

61
 Thứ tư, theo kết quả nghiên cứu các biến độc lập giải thích được 70.4% sự biến thiên
của biến phụ thuộc, với 5 biến ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ
từ 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM là: Chất lượng sản phẩm, Chương trình khuyến mãi,
Nhóm đồng đẳng, Hành vi của phụ huynh và Quan điểm của phụ huynh. Tuy nhiên,
hệ số về mức ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia còn chưa cao. Do các biến
bên ngoài mô hình cộng với việc sai số ngẫu nhiên trong quá trình nghiên cứu chiếm
29.6%. Bên cạnh các biến trong mô hình của nhóm nghiên cứu thì theo nghiên cứu
của những đề tài nghiên cứu khác thì còn các biến tác động đến hành vi sử dụng
rượu bia của giới trẻ ngoài mô hình nghiên cứu như: Thái độ, Ý thức về giá, Chuẩn
chủ quan, Mật độ phân phối... cũng có tác động đến hành vi sử dụng rượu bia của
giới trẻ. Từ đó, tác giả nhận thấy rằng ngoài 5 biến trên mô hình nghiên cứu thì còn
các yếu tố khác.
 Thứ năm, vì nghiên cứu tiến hành khảo sát các đáp viên bằng hình thức online, nên
không thể kiểm soát hoàn toàn trạng thái hiện tại hoặc nghề nghiệp của đáp viên có
đóng góp được cho đề tài nghiên cứu hay không. Như trường hợp xuất hiện nhiều
đáp viên chưa từng sử dụng rượu bia hay có nghề nghiệp kinh doanh rượu bia hoặc
nghiên cứu thị trường. Những trường hợp này đều không thể tiếp tục khảo sát để
đóng góp cho đề tài nên rất nhiều mẫu bị tính thành mẫu không hợp lệ. Việc này dẫn
đến sai số trong nghiên cứu, tốn kém thời gian của đáp viên và nhóm nghiên cứu
nhưng không đem lại kết quả có ích cho đề tài.
Từ những hạn chế trên, tác giả đưa ra một số hướng nghiên cứu trong tương lai cho
các đề tài như sau:
 Đầu tiên, đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo là phân bổ đối tượng rõ ràng, đồng
đều ở các tỉnh thành trên toàn quốc nhằm mang lại hiệu quả cao trong phân tích và
đưa ra hành vi cụ thể cho đối tượng nghiên cứu.
 Thứ hai, hướng nghiên cứu tiếp theo là tăng quy mô mẫu khảo sát. Tuy sẽ mất nhiều
thời gian và chi phí hơn nhưng sẽ mang lại kết quả mang tính quy mô, phù hợp và
khách quan hơn.
 Thứ ba, không ngừng trau dồi kiến thức kinh tế, các vấn đề liên quan đến rượu bia
trên toàn thế giới, chịu khó học hỏi những cái mới, thức thời, nhạy bén trước những
thay đổi của nền kinh tế, nhu cầu và thói quen của con người.
 Thứ tư, ngoài những yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ mà
tác giả đã nghiên cứu, các đề tài sau nên bổ sung các yếu tố khác như sức khỏe, dinh
dưỡng, an toàn giao thông, pháp luật, chính trị ... để mức độ giải thích của các biến
độc lập cao hơn, độ tin cậy của đề tài cũng cao hơn.
 Thứ năm, đề xuất phương thức phỏng vấn đáp viên trực tiếp cho nghiên cứu tiếp
theo để tăng độ chính xác và tin cậy của câu trả lời khảo sát.
 Thứ sáu, nếu tiếp tục nghiên cứu về hành vi của giới trẻ về rượu bia thì nên mở rộng
sang hướng đối với các thức uống có cồn nói chung nhằm đa dạng hóa đề tài và
62
nghiên cứu cũng như khám phá được những kết quả hữu ích và rút ra được các hướng
phát triển thực tiễn tốt cho xã hội.

63
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Sau khi tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả ở chương 4. Tại chương 5 này, tác giả
kết luận về phương pháp nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu như thống kê mẫu nghiên
cứu, kết quả sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả sau khi kiểm định giả thuyết mô
hình và kết quả sau khi kiểm định sự khác biệt.
Bên cạnh đó, tác giả còn kết luận những đóng góp của nghiên cứu này về phương diện
lý thuyết và phương diện thực tiễn. Trong phương diện lý thuyết, các yếu tố Chất lượng,
Khuyến mãi, Quan điểm của phụ huynh, Hành vi phụ huynh và Nhóm đồng đẳng đều có
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ. Với yếu tố Nhóm đồng đẳng và Hành
vi của Phụ huynh được xem là những yếu tố tác động mạnh hơn các yếu tố còn lại. Từ đây,
có thể suy ra về phương diện thực tiễn, thể hiện rằng những hành vi của các mối quan hệ
xung quanh giới trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định sử dụng rượu bia. Phản ánh rõ ràng
tình trạng của xã hội, văn hóa con người Việt Nam ngày nay.
Những đề xuất, kiến nghị tiếp theo đó là tìm ra giải pháp cho từng yếu tố trong bài
nghiên cứu . Những yếu tố này đã và đang ảnh hưởng đến hành vi sử dụng bia rượu của giới
trẻ ngày nay.
Cuối cùng là những mặt hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Văn bản pháp quy
Bộ Công Thương (2017), Nghị định 105/2017/NĐ-CP Về kinh doanh rượu, ban hành ngày
14 tháng 09 năm 2017.
Quốc Hội (2005), Luật Thanh niên của Quốc hội, số 53/2005/QH11, ban hành ngày 29
tháng 11 năm 2005.
Quốc Hội (2019), Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14, ban hành ngày
14 tháng 06 năm 2019.
 Sách, báo, tạp chí
Asimes, A., Kim, C. K., Cuarenta, A., Auger, A. P., & Pak, T. R. (2018). Binge drinking
and intergenerational implications: Parental preconception alcohol impacts offspring
development in rats. Journal of the Endocrine Society, 2(7), 672-686.
Armstrong, G., Adam, S., Denize, S., & Kotler, P. (2014). Principles of marketing. Pearson
Australia.
Blackwell, R., DSouza, C., Taghian, M., Miniard, P., & Engel, J. (2006). Consumer
behaviour: an Asia Pacific approach. Thomson.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
quyển 1 và 2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
Kotler Philip, Keller L.K, Koshy A and Jha M 2009, Philip Kotler. (2001). Quản trị
Marketing, Nxb. Thống kê, tr.198.
Kotler, P., & Armstrong, G. (2010). Principles of marketing. Pearson education.
Kotler, P., Kartajaya, H., & Setiawan, I. (2016). Marketing 4.0: Moving from traditional to
digital. John Wiley & Sons
Kotler, P., Keller, K. L., Ang, S. H., Tan, C. T., & Leong, S. M. (2018). Marketing
management: an Asian perspective. Pearson.
Manthey, J., Shield, K. D., Rylett, M., Hasan, O. S., Probst, C., & Rehm, J. (2019). Global
alcohol exposure between 1990 and 2017 and forecasts until 2030: a modelling study.
The Lancet, 393(10190), 2493-2502.
Peter, J. P., Olson, J. C., & Grunert, K. G. (1999). Consumer behaviour and marketing
strategy. London, UK:: McGraw-hill.
Solomon, M., Russell-Bennett, R., & Previte, J. (2012). Consumer behaviour. Pearson
Higher Education AU.
Torcaso, A. R. (2017). Examining the Effects of Adolescent Binge Alcohol Exposure on
the Negative Feedback of the Hpa Axis and Adult Responses to Psychological Stress.

65
 Bài viết của các tác giả
Golestan, S., & Abdullah, H. B. (2015). Self-Efficacy: As Moderator of the Relation
between Family Factors and Adolescent Cigarette Smoking Behavior. Asian Social
Science, 11(28), 65.
Hiền Vương, N., & Việt Cường, P. (2017). Nghiên cứu về sử dụng rượu bia tại 3 tỉnh của
Việt Nam năm 2013. Tạp chí Y tế Công cộng, (42), 20.
Le Trang, N. D. (2013). Factors Influencing Beer Consumption Intention among
Vietnamese Females. AU-GSB e-JOURNAL, 6(2).
Thị Đức Hạnh, T., Lê Ngọc, B., Lê Ánh, T. K., & Thị Hoàng Lan, V. (2017). Thực trạng,
cách thức sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở nhóm nam giới 25–64 tuổi tại
Long Biên, Hà Nội, 2015. Tạp chí Y tế Công cộng, (40), 26.
Văn Thành, Hoàng. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bia
của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội. Tạp chí Công thương.
 Website
80% đàn ông ở TP. HCM uống rượu bia. (2016). Truy xuất từ https://vnexpress.net/80-
dan-ong-tp-hcm-uong-ruou-bia-3447585.html
Centers for Disease Control and Prevention. (2010). Alcohol and public health: Frequently
asked questions. 2010. Truy xuất từ https://www.cdc.gov/alcohol/faqs .htm
Hùng, Trung & Nguyên . (2018, ngày 09 tháng 11). Việt Nam là nước uống bia lớn nhất
Đông Nam Á, thứ ba Châu Á và hàng đầu thế giới. Truy xuất từ https://laodong.
vn/thoi-su/viet-nam-la-nuoc-uong-bia-lon-nhat-dong-nam-a-thu-ba-chau-a-va-ha ng-
dau-the-gioi-640549.ldo
In C. Kuhn, S. Swartzwelder & W. Wilson (Eds). (2008). Buzzed: The straight facts about
the most used and abused drugs from alcohol to ecstasy (3rd ed., pp. 33–61). New
York: WW Norton. Trích xuất từ https://www.alcohol.org.nz/alcohol-its-
effects/about-alcohol/what-is-alcohol
Minh Quỳnh, Bùi. (2019, ngày 16 tháng 5). Thực trạng và tác hại của việc sử dụng rượu bia
hiện nay ở Việt Nam. Truy xuất từ http://eba.htu.edu.vn/tin-tuc-su-kien/thuc-trang-
va-tac-hai-cua-viec-su-dung-ruou-bia-hien-nay-o-viet-nam.html
Nguy cơ cao, khi cho trẻ uống rượu, bia quá sớm. (2019). Truy xuất từ http://daidoan
ket.vn/tinh-hoa-viet/nguy-co-cao-khi-cho-tre-uong-ruou-bia-qua-som-tintuc4449 20
Rượu bia và những con số đáng báo động trên thế giới. (2018). Truy xuất từ https://an
ninhthudo.vn/the-gioi/ruou-bia-va-nhung-con-so-dang-bao-dong-tren-the-
gioi/792262.antd
Vì sao nhiều tai nạn giao thông?. (2013). Truy xuất từ https://saohomsaomai.Word
press.com/2013/11/29/y-kien-vi-sao-nhieu-tai-nan-giao-thong/amp/

66
Viện Thông tin Thư viện Y học Trung Ương. (n.d.). Vị thành niên là những người ở lứa
tuổi nào? Truy xuất từ http://www.tinmung.net/GIADINH/TamLyTuoi Teen /Vi
ThanhNien.htm
Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới về sử dụng rượu, bia. (2018). Truy xuất từ https://w
ww.nhandan.com.vn/suckhoe/item/36072902-viet-nam-dung-thu-29-tren-the-gioi-
ve-su-dung-ruou-bia.html
Vinepair Staff. (n.d.). What is beer?. Truy xuất từ https://vinepair.com/beer-101/what-is-
beer/
What is beer?. (n.d.). All About Beer Magazine. Truy xuất từ http://allaboutbeer .com
/learn/beer/

67
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM


Xin chào bạn. Mình hiện tại là sinh viên khoa Marketing, trường Đại học Tài chính –
Marketing. Hiện tại mình đang thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ tại Thành phố Hồ chí Minh”. Hôm nay,
mình thực hiện buổi thảo luận nhóm để phục vụ nghiên cứu. Sự giúp đỡ của bạn là nguồn
thông tin quý báu để mình có thể thực hiện đề tài nghiên cứu.
Câu 1: Bạn có từng sử dụng rượu bia không?
Câu 2: Theo bạn, sử dụng rượu bia ở giới trẻ có phải là hành vi được chấp nhận không?
Câu 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia của bạn?
Câu 4: Bạn có nghĩ uống rượu bia một cách hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hay
không?
Câu 5: Ý kiến, hành vi của ba mẹ có ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia của bạn
không?
Câu 6: Bạn bè có tác động đến việc sử dụng rượu bia của bạn không?
Câu 7: Bạn có nghĩ sử dụng rượu bia là 1 cách thức để thể hiện bản thân với người
khác hay không?
Câu 8: Bạn có quan tâm đến các chương trình khuyến mãi khi sử dụng rượu bia không?
Câu 9: Trong hoàn cảnh thích hợp, bạn có sử dụng rượu bia hay không?

Cảm ơn bạn đã tham gia đóng góp cho đề tài.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công!

a
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT

PHIẾU PHỎNG VẤN


Xin chào quý Anh/Chị. Chúng tôi là nhóm sinh viên khoa Marketing, trường Đại học
Tài chính – Marketing. Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ trong độ tuổi 15 đến 26 tuổi tại TP. HCM”. Rất mong
Anh/Chị dành chút thời gian giúp chúng tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Những ý kiến
đóng góp của Anh/Chị sẽ là những thông tin vô cùng quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành
đề tài này. Chúng tôi cam kết những thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

PHẦN A: CÂU HỎI GẠN LỌC


Anh/Chị vui lòng đọc kỹ các câu hỏi và đánh dấu ✓ vào ô vuông cho đáp án lựa
chọn:

Câu hỏi Nội dung Ghi chú

Q1 Anh/Chị hay người thân của Anh/Chị có làm


nghề nào trong những ngành sau đây không?
Kinh doanh rượu bia
Nghiên cứu thị trường Ngưng
Nhà báo, phóng viên Ngưng
Không Ngưng
Tiếp tục Q2

Q2 Anh/Chị đang nằm trong độ tuổi nào?


Dưới 15 tuổi Ngưng
Từ 15 đến dưới 19 tuổi Tiếp tục Q3
Từ 19 đến dưới 26 tuổi Tiếp tục Q3
Trên 26 tuổi Ngưng

Q3 Anh/Chị đã từng sử dụng rượu bia chưa?


Chưa từng Ngưng
Đã từng Tiếp tục Q4

b
Q4 Anh/Chị có tham gia khảo sát nào trong vòng
6 tháng trở lại đây không?
Có Ngưng
Không Tiếp tục khảo sát

PHẦN B: NỘI DUNG KHẢO SÁT


Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu bằng
cách khoanh tròn tương ứng vào các ô mức độ như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn Không đồng ý Không có Đồng ý Hoàn toàn


không đồng ý ý kiến đồng ý

A. PHỤ HUYNH

PH1 Tôi cho rằng cha mẹ sử dụng rượu bia nhiều thì sẽ 1 2 3 4 5
ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu bia của con cái.

PH2 Tôi cho rằng nếu có sự giao tiếp và tương tác cởi mở 1 2 3 4 5
với cha mẹ thì con cái ít sử dụng rượu bia hơn.

PH3 Tôi cho rằng con trai sẽ cởi mở với cha mẹ hơn trong 1 2 3 4 5
việc sử dụng rượu bia.

PH4 Sự chấp thuận của cha mẹ ảnh hưởng đến quyết định 1 2 3 4 5
sử dụng rượu bia của con.

PH5 Cha mẹ của tôi nghĩ sử dụng rượu bia là xấu và dễ 1 2 3 4 5


dẫn đến tệ nạn xã hội.

PH6 Cha mẹ của tôi cho rằng sử dụng rượu bia gây ảnh 1 2 3 4 5
hưởng không tốt đến sức khỏe.

c
B. NHÓM ĐỒNG ĐẲNG

DD1 Tôi cho rằng người có bạn bè sử dụng nhiều rượu 1 2 3 4 5


bia sẽ sử dụng nhiều rượu bia.

DD2 Tôi cho rằng người có nhiều bạn bè sẽ có nhiều cơ 1 2 3 4 5


hội sử dụng rượu bia hơn.

DD3 Bất kể vui hay buồn, bạn bè tôi thường tổ chức 1 2 3 4 5


những buổi “ăn nhậu”.

DD4 Rượu bia giúp chúng tôi dễ dàng chia sẻ, gắn bó với 1 2 3 4 5
nhau hơn.

DD5 Tôi sử dụng rượu bia để thể hiện “sự sành điệu”. 1 2 3 4 5

DD6 Chúng tôi thường sử dụng rượu bia làm hình phạt 1 2 3 4 5
cho các trò chơi trong các buổi gặp mặt.

C. CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI

KM1 Nhãn hàng thường xuyên có chương trình khuyến 1 2 3 4 5


mãi khi ra mắt sản phẩm mới.

KM2 Nhãn hàng thường xuyên có những ưu đãi hấp dẫn 1 2 3 4 5


cho khách hàng cũ.

KM3 Vào những dịp đặc biệt thường xuyên có chương 1 2 3 4 5


trình khuyến mãi, tặng quà, trúng thưởng, …

KM4 Có nhiều sự kiện được tổ chức để khách hàng trải 1 2 3 4 5


nghiệm thử sản phẩm

KM5 Tôi thường bị hấp dẫn bởi quà tặng, phần thưởng từ 1 2 3 4 5
nhãn hàng.

D. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

d
CL1 Sản phẩm có chất lượng đảm bảo. 1 2 3 4 5

CL2 Chất lượng sản phẩm đồng nhất. 1 2 3 4 5

CL3 Mùi vị sản phẩm hấp dẫn. 1 2 3 4 5

CL4 Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 1 2 3 4 5

CL5 Bao bì sản phẩm đa dạng và ấn tượng 1 2 3 4 5

CL6 Sản phẩm được trang trí trưng bày đẹp mắt. 1 2 3 4 5

CL7 Sản phẩm thường xuyên được cải tiến, đổi mới. 1 2 3 4 5

E. HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA

HV1 Tôi quyết định sử dụng rượu bia. 1 2 3 4 5

HV2 Tôi sẽ sử dụng rượu bia trong tương lai. 1 2 3 4 5

HV3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng rượu bia. 1 2 3 4 5

HV4 Tôi vẫn sử dụng rượu bia dù giá cả có tăng. 1 2 3 4 5

PHẦN C: THÔNG TIN CÁ NHÂN


1. Giới tính của Anh/Chị là gì?
❏ Nam
❏ Nữ
2. Trình độ học vấn của Anh/Chị:
❏ Trung cấp, PTTH hoặc thấp hơn.
❏ Đại học
❏ Trên đại học
3. Nghề nghiệp hiện tại của Anh/Chị là gì?
❏ Học sinh

e
❏ Sinh viên
❏ Kinh doanh tự do
❏ Nhân viên văn phòng
❏ Công nhân viên chức
❏ Khác (xin ghi rõ):
4. Mức thu nhập hàng tháng của Anh/Chị:
❏ Dưới 2 triệu đồng
❏ Từ 2 đến dưới 5 triệu đồng
❏ Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng
❏ Trên 10 triệu đồng

Xin chân thành cảm ơn!

f
PHỤ LỤC 3: OUTPUT KẾT QUẢ SPSS
 Thống kê mô tả

tuoi

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Valid Từ 15 đến dưới 19 73 14.6 14.6 14.6


tuổi

Từ 19 đến dưới 26 427 85.4 85.4 100.0


tuổi

Total 500 100.0 100.0

Gioitinh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent
Percent

Valid Nam 136 27.2 27.2 27.2

Nữ 364 72.8 72.8 100.0

Total 500 100.0 100.0

Hocvan

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Valid Trung cấp, PTTH 63 12.6 12.6 12.6


hoặc thấp hơn.

g
Đại học 409 81.8 81.8 94.4

Trên đại học 28 5.6 5.6 100.0

Total 500 100.0 100.0

Nghenghiep

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Học sinh 54 10.8 10.8 10.8

Sinh viên 357 71.4 71.4 82.2

Kinh doanh tự do 50 10.0 10.0 92.2

Nhân viên văn 28 5.6 5.6 97.8


phòng

Công nhân viên 11 2.2 2.2 100.0


chức

Total 500 100.0 100.0

Thunhap

Valid Cumulative
Frequency Percent
Percent Percent

Valid Dưới 2 triệu đồng 213 42.6 42.6 42.6

Từ 2 đến dưới 5 triệu 169 33.8 33.8 76.4


đồng

h
Từ 5 đến dưới 10 triệu 73 14.6 14.6 91.0
đồng

Trên 10 triệu đồng 45 9.0 9.0 100.0

Total 500 100.0 100.0

 Cronbach’s Alpha

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.689 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-
Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Total Correlation
Deleted

PH1 17.90 8.576 .381 .660

PH2 18.03 8.644 408 .652

PH3 18.05 8.795 .345 .672

PH4 18.11 8.080 .454 .636

PH5 18.32 7.917 .434 .644

PH6 17.77 7.935 .491 .624

Reliability Statistics

i
Cronbach's Alpha N of Items

.753 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item-
Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation
Deleted

DD1 15.75 11.229 .458 .727

DD2 15.66 11.106 .537 .706

DD3 15.85 11.473 .480 .721

DD4 15.58 11.422 .497 .717

DD5 16.68 10.538 .480 .723

DD6 16.04 10.991 .514 .711

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.832 5

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance if
Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted
Correlation Deleted

j
KM1 14.45 5.903 .700 .779

KM2 14.56 5.850 .677 .784

KM3 14.28 5.848 .698 .779

KM4 14.33 6.018 .650 .792

KM5 14.64 6.387 .451 .851

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.876 7

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item-
Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation
Deleted

CL1 22.79 11.185 .708 .852

CL2 22.96 11.931 .577 .868

CL3 22.90 11.140 .686 .854

CL4 22.66 11.191 .695 .853

CL5 22.84 11.310 .677 .856

CL6 22.90 11.505 .628 .862

CL7 22.92 11.366 .628 .862

k
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.705 4

Item-Total Statistics

Corrected Item- Cronbach's


Scale Mean if Scale Variance if
Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted
Correlation Deleted

HV1 10.55 2.104 .477 .649

HV2 10.50 2.034 .487 .643

HV3 10.65 1.966 .484 .646

HV4 10.51 2.050 .514 .628

 Phân tích nhân tố khám phá EFA

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .854


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 4494.903


Sphericity
df 276

Sig. .000

Total Variance Explained

l
Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
Componen
t % of % of
Cumulati % of Cumulati Cumulati
Total Varianc Total Total Varianc
ve % Variance ve % ve %
e e
1 6.175 25.728 25.728 6.175 25.728 25.728 3.245 13.522 13.522
2 2.567 10.696 36.424 2.567 10.696 36.424 3.242 13.510 27.032
3 2.008 8.368 44.792 2.008 8.368 44.792 2.662 11.092 38.124
4 1.752 7.300 52.092 1.752 7.300 52.092 2.032 8.466 46.590
5 1.155 4.813 56.905 1.155 4.813 56.905 1.906 7.943 54.533
6 1.083 4.514 61.418 1.083 4.514 61.418 1.653 6.886 61.418
7 .942 3.926 65.345
8 .833 3.470 68.814
9 .757 3.154 71.968
10 .692 2.881 74.850
11 .682 2.841 77.691
12 .640 2.667 80.358
13 .561 2.339 82.696
14 .545 2.271 84.968
15 .494 2.057 87.025
16 .466 1.944 88.969
17 .440 1.834 90.803
18 .389 1.621 92.423
19 .382 1.590 94.013
20 .356 1.485 95.498
21 .321 1.337 96.835
22 .290 1.209 98.044
23 .259 1.081 99.125
24 .210 .875 100.000

m
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

CL2 .811

CL1 .805

CL3 .787

CL4 .757

KM3 .809

KM1 .803

KM2 .798

KM4 .759

KM5 .553

DD5 .726

DD6 .693

DD4 .630 .433

DD3 .618 .395

DD2 .611 .330

DD1 .578 .375

n
CL6 .361 .681

CL5 .430 .664

CL7 .471 .570

PH1 .749

PH3 .639

PH2 .376 .533

PH4 .522 .370

PH5 .873

PH6 .772

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 8 iterations.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .822


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2759.946


Sphericity
df 120

Sig. .000

Total Variance Explained

o
Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Squared Loadings Loadings
Component % of % of
% of Cumulativ Tota Cumulativ Cumulativ
Total Varianc Total Varianc
Variance e% l e% e%
e e
1 4.71
4.713 29.459 29.459 29.459 29.459 3.236 20.222 20.222
3
2 1.95
1.957 12.231 41.690 12.231 41.690 3.060 19.125 39.347
7
3 1.61
1.614 10.085 51.775 10.085 51.775 1.534 9.585 48.932
4
4 1.36
1.365 8.533 60.308 8.533 60.308 1.533 9.583 58.515
5
5 1.03
1.036 6.475 66.782 6.475 66.782 1.323 8.267 66.782
6
6 .746 4.660 71.443
7 .728 4.553 75.995
8 .679 4.246 80.242
9 .544 3.398 83.640
10 .503 3.142 86.781
11 .444 2.773 89.555
12 .410 2.560 92.115
13 .374 2.338 94.453
14 .327 2.045 96.498
15 .295 1.844 98.342
16 .265 1.658 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

p
Component

1 2 3 4 5

KM1 .820

KM3 .813

KM2 .801

KM4 .776

KM5 .540

CL1 .837

CL3 .819

CL4 .803

CL2 .783

CL6 .423 .486

PH5 .888

PH6 .812

DD5 .863

DD6 .812

PH1 .795

PH3 .772

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.

q
a. Rotation converged in 5 iterations.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .803


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2543.381


Sphericity
df 105

Sig. .000

Total Variance Explained


Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues
Loadings Loadings
Component % of % of % of
Cumulati Cumulati Cumulati
Total Varianc Total Varianc Total Varianc
ve % ve % ve %
e e e
1 4.341 28.942 28.942 4.341 28.942 28.942 3.094 20.625 20.625
2 1.954 13.025 41.967 1.954 13.025 41.967 2.832 18.880 39.505
3 1.612 10.745 52.712 1.612 10.745 52.712 1.531 10.207 49.713
4 1.364 9.094 61.806 1.364 9.094 61.806 1.530 10.197 59.910
5 1.036 6.906 68.711 1.036 6.906 68.711 1.320 8.802 68.711
6 .732 4.878 73.589
7 .710 4.733 78.322
8 .584 3.891 82.213
9 .537 3.579 85.791
10 .444 2.959 88.750
11 .411 2.741 91.491

r
12 .376 2.508 93.999
13 .333 2.219 96.218
14 .301 2.005 98.223
15 .267 1.777 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotated Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

KM1 .822

KM3 .817

KM2 .806

KM4 .780

KM5 .545

CL1 .843

CL3 .821

CL4 .798

CL2 .794

PH5 .888

PH6 .814

DD5 .864

s
DD6 .811

PH1 .794

PH3 .774

Extraction Method: Principal Component Analysis.


Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations.

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .745


Adequacy.

Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 330.378


Sphericity
df 6

Sig. .000

Total Variance Explained

Extraction Sums of Squared


Initial Eigenvalues Loadings

Componen % of Cumulativ % of Cumulativ


t Total Variance e% Total Variance e%

1 2.124 53.107 53.107 2.124 53.107 5.107

2 .690 17.259 70.366

3 .617 15.422 85.787

t
4 .569 14.213 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

HV4 .748

HV2 .727

HV3 .724

HV1 .716

Extraction Method: Principal Component Analysis.


a. 1 components extracted.

 Phân tích hồi quy

Model Summaryb

Adjusted R Std. Error of Durbin-


Model R R Square Square the Estimate Watson

1 .862a .743 .740 .23153 1.864

a. Predictors: (Constant), HVPH, DD, CL, QD, KM


b. Dependent Variable: HV

Coefficientsa

u
Model Unstandardized Standardiz t Sig. Collinearity
Coefficients ed Statistics
Coefficient
s

B Std. Beta Tolerance VIF


Error

1 (Constant .315 .090 3.492 .001


)

KM .207 .019 .274 10.873 .000 .823 1.216

CL .165 .019 .222 8.880 .000 .834 1.199

QD .164 .013 .299 12.322 .000 .885 1.130

DD .175 .012 .347 14.805 .000 .951 1.052

HVPH .205 .016 .315 13.055 .000 .897 1.115

a. Dependent Variable: HV

 Kiểm định sự khác biệt


- Kiểm định Independent Samples T-Test

Group Statistics

Std. Error
Gioitinh N Mean Std. Deviation Mean

HV Nam 136 3.4669 .48573 .04165

Nữ 364 3.5378 .44083 .02311

Independent Samples Test

v
Levene's Test
for Equality of t-test for Equality of Means
Variances
95%
Sig. Mean Std. Error Confidence
F Sig. t df (2- Differenc Differenc Interval of the
e e Difference
tailed)
Lower Upper
HV Equal
variance - -
1.118 .291 498 .121 -.07086 .04557 .01867
s 1.555 .16040
assumed
Equal
variance - 223.02 -
.138 -.07086 .04763 .02300
s not 1.488 2 .16473
assumed
- Kiểm định One Way Anova

Test of Homogeneity of Variances

HV

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

.426 2 497 .653

ANOVA

HV

Sum of
Squares df Mean Square F Sig.

w
Between 1.441 2 .721 3.531 .030
Groups

Within Groups 101.450 497 .204

Total 102.891 499

Test of Homogeneity of Variances

HV

Levene
Statistic df1 df2 Sig.

1.540 4 495 .189

ANOVA

HV

Sum of
Squares df Mean Square F Sig.

Between 2.501 4 .625 3.082 .016


Groups

Within Groups 100.391 495 .203

Total 102.891 499

Test of Homogeneity of Variances

HV

x
Levene
Statistic df1 df2 Sig.

.153 3 496 .928

ANOVA

HV

Sum of
Squares df Mean Square F Sig.

Between .542 3 .181 .876 .454


Groups

Within Groups 102.349 496 .206

Total 102.891 499

y
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN

You might also like