You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING (QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU)


----------

BÀI THẢO LUẬN MÔN ĐỊNH GIÁ VÀ


CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG HIỆU

Đề tài
NGHIÊN CỨU THƯƠNG VỤ M&A CỦA TẬP ĐOÀN MASAN VÀ
VINGROUP (CÔNG TY VINCOMMERCE VÀ CÔNG TY VINECO)

Giảng viên : Ths. Vũ Xuân Trường


Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Lớp học phần : 232_BRMG0712_02

Năm học 2023 – 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ

21 Đào Linh Giang 21D220110 Nội dung

22 Hà Hương Giang 21D220160 Powerpoint

Quách Đà Giang
23 21D220161 Nội dung
(Leader)

24 Vũ Hương Giang 21D220211 Thuyết trình

25 Cao Thị Hà 21D220007 Nội dung

27 Phạm Nguyễn Nguyệt Hà 21D220111 Word

28 Đặng Minh Hạnh 21D220213 Nội dung

29 Phùng Thị Hiền 21D220026 Thuyết trình

30 Nguyễn Hải Hiệp 21D220163 Nội dung

31 Hoàng Thị Thu Hoài 21D220217 Nội dung


MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ........................................................................................... 2


LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ M&A ............................................................. 4
1.1 Các khái niệm chung về mua bán và sáp nhập (M&A) .................................. 4
1.2 Vai trò của việc mua bán và sáp nhập (M&A)................................................. 4
1.3 Lợi ích và hạn chế của việc mua bán và sáp nhập (M&A) ............................. 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG VỤ M&A CỦA TẬP ĐOÀN MASAN
VÀ VINGROUP ............................................................................................................ 7
2.1 Tổng quan tình hình mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới và Việt
Nam ............................................................................................................................ 7
2.1.1 Tổng quan tình hình thế giới ....................................................................... 7
2.1.2 Thực trạng mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp ở Việt
Nam ........................................................................................................................ 8
2.2 Giới thiệu chung .................................................................................................. 9
2.2.1 Giới thiệu về tập đoàn Masan ...................................................................... 9
2.2.2 Giới thiệu về Vingroup ............................................................................... 10
2.3 Nguyên nhân thúc đẩy M&A ........................................................................... 10
2.3.1. Nguyên nhân thúc đẩy Vingroup thực hiện thương vụ M&A ................ 10
2.3.2. Nguyên nhân thúc đẩy Masan thực hiện thương vụ M&A ..................... 12
2.4 Tiến trình mua lại và sáp nhập (M&A) của tập đoàn Masan và Vingroup 12
2.5. Tình hình hai công ty hậu thương vụ mua bán và sáp nhập ....................... 14
2.5.1. Tình hình hậu thương vụ của Masan ...................................................... 14
2.5.2 Tình hình hậu thương vụ của Vingroup ................................................... 18
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 21
3.1 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với Masan và Vingroup .................... 21
3.1.1 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với Vingroup ................................ 21
3.1.2 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với tập đoàn Masan ..................... 21
3.2. Đề xuất cho tập đoàn Masan và Vingroup sau thương vụ M&A ............... 23
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 27
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ M&A
1.1 Các khái niệm chung về mua bán và sáp nhập (M&A)

Mua bán và sáp nhập (M&A) là thuật ngữ viết tắt của các cụm từ Mergers (sáp nhập) và
Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh
nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Khái niệm về mua doanh nghiệp

Hoạt động mua doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị
mua lại (Khoản 3, điều 17, Luật Cạnh tranh 2004)

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị sáp nhập (điều 17 của Luật cạnh tranh ban hành ngày 03/12/2004 của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam)

1.2 Vai trò của việc mua bán và sáp nhập (M&A)

Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế cạnh tranh bị giảm
sút, thiếu sự thích nghi đối với môi trường kinh doanh mới thì M&A là lời giải giúp họ tránh thua
lỗ triền miên.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động bình thường, M&A giúp họ mở rộng quy mô tăng
cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh tranh. Bởi vì, M&A
không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm vốn mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược
với người mua, tăng thêm giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp bằng năng lực quản lý,
nhân sự giỏi, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của người mua…

Đối với các nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường một cách
nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí “bôi trơn” khi thành lập một
doanh nghiệp mới, tạo ra một thị trường mới và các chi phí phát sinh khác.

Đối với các công ty mới tạo, M&A là cách để các doanh nghiệp bổ sung khiếm khuyết và
cộng hưởng sức mạnh với nhau, tạo thành sức mạnh gấp nhiều lần. Doanh nghiệp có thể giảm chi
phí bằng cách bớt nhân viên thừa, yếu kém, nâng cao năng suất lao động…

4
1.3 Lợi ích và hạn chế của việc mua bán và sáp nhập (M&A)

Lợi ích

a. Bên mua

Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng: Việc sáp nhập và mua lại cho phép người
mua nhanh chóng thực hiện các chiến lược đầu tư của mình, bỏ qua các quy trình kéo dài liên quan
đến tăng trưởng tự nhiên.

Loại bớt được đối thủ cạnh tranh: Thông qua M&A, người mua có thể mua bán hoặc sáp
nhập đối thủ cạnh tranh, từ đó làm giảm sự cạnh tranh và tăng thị phần của chính họ.

Ít rủi ro hơn so với hoạt động đầu tư mới: Các hoạt động M&A thường ít rủi ro hơn so
với việc bắt đầu các dự án kinh doanh mới từ đầu, vì chúng liên quan đến việc mua lại các doanh
nghiệp đã thành lập với gần như đầy đủ nguồn lực đã có sẵn.

Thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao: Mua lại một công ty cũng có nghĩa là
tiếp cận được lực lượng lao động tài năng của công ty đó, nâng cao nguồn nhân lực của người
mua.

Gia tăng được lợi thế nhờ quy mô: Việc sáp nhập và mua lại mang lại cho người mua cơ
hội tận dụng lợi thế quy mô, dẫn đến tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả.

Thúc đẩy tiếp cận thị trường và khẳng định vị thế trong ngành: M&A có thể mở ra cánh
cửa cho các thị trường mới và củng cố vị thế của người mua trong ngành, thường dẫn đến lợi thế
cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

b. Bên được mua, được sáp nhập

Tránh nguy cơ bị phá sản: Việc sáp nhập và mua lại có thể cung cấp cơ hội để các công ty
đối mặt với khó khăn tài chính tránh được phá sản và tiếp tục hoạt động.

Tiếp cận được phương thức quản trị mới: Việc được mua lại hoặc sáp nhập cho phép các
công ty hưởng lợi từ kinh nghiệm quản lý của bên mua, có thể dẫn đến việc cải thiện các phương
pháp kinh doanh và kết quả.

Tạo động lực thu hút đầu tư: M&A có thể làm cho một công ty trở nên hấp dẫn hơn đối
với nhà đầu tư bằng cách chỉ ra sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng, dẫn đến việc tăng cơ hội đầu
tư.

5
Giải quyết được vấn đề thiếu vốn: M&A có thể giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn bằng cách
cung cấp ngay lập tức sự hỗ trợ tài chính và nguồn lực từ doanh nghiệp mua lại.

Hạn chế

a. Bên mua

Định giá tài sản của doanh nghiệp mua lại quá cao: Bên mua có thể đối mặt với thách
thức nếu tài sản của công ty được mua lại được định giá quá cao, dẫn đến chi phí mua cao hơn so
với giá trị thực tế.

Việc liên kết hoạt động giữa các công ty sau mua bản và sáp nhập mất nhiều thời gian:
Quá trình tích hợp hoạt động giữa các công ty sau mua lại và sáp nhập có thể mất nhiều thời gian
và phức tạp, thường đòi hỏi nhiều nỗ lực quản lý.

Giải quyết các vấn đề của công ty mua lại: hiệu quả sản xuất và kinh doanh kém, nợ đọng,
cơ cấu lao động không hợp lý: Bên mua có thể thừa hưởng các vấn đề từ công ty được mua lại,
như hiệu suất hoạt động kém, nợ nần, và cấu trúc lao động không hợp lý, cần được giải quyết.

b. Bên được mua, được sáp nhập

Định giá tài sản, thương hiệu thấp hơn thực tế: Bên được mua hoặc sáp nhập có thể thấy
tài sản và thương hiệu của họ bị định giá thấp hơn thực tế, dẫn đến mất giá trị tiềm năng và quyền
lực thương lượng.

Đánh mất thương hiệu trên thị trường: Sau M&A, có nguy cơ thương hiệu gốc mất đi
danh tính và vị thế trên thị trường, có thể ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng và giá
trị công ty.

6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG VỤ M&A CỦA TẬP ĐOÀN MASAN VÀ
VINGROUP

2.1 Tổng quan tình hình mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tổng quan tình hình thế giới

Năm 2022, thị trường M&A toàn cầu ghi nhận khối lượng giao dịch giảm 17% và giá trị
thương vụ giảm 37% so với năm 2021, nhưng vẫn cao hơn năm 2020 cũng như thời điểm trước
dịch. Năm 2021, số lượng giao dịch tăng cao kỷ lục, đạt 65.000 giao dịch.

Trong nửa cuối năm 2022, giao dịch tiếp tục suy yếu, giảm 25% về khối lượng và 51% về
giá trị. Tuy vậy, tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị có tác động không đồng đều
đến thị trường M&A. Đáng chú ý, Ấn Độ là một ngoại lệ khi ghi nhận số lượng giao dịch tăng
16% và giá trị giao dịch tăng 35% trong năm 2022 - đạt mức cao kỷ lục - so với mức giảm 2 con
số ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Báo cáo trên cũng cho thấy, hoạt động M&A - đặc biệt là tối ưu hóa danh mục đầu tư - tiếp
tục mang đến cơ hội cho nhiều nhà đầu tư, bất chấp khó khăn chung từ thị trường. Đây vẫn là công
cụ giúp các CEO tái định vị doanh nghiệp của họ, thúc đẩy tăng trưởng và đạt được kết quả bền
vững trong dài hạn.

Hoạt động M&A toàn cầu trong năm 2022 có sự phân hóa giữa các khu vực. Cụ thể, khu
vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) ghi nhận số lượng giao dịch nhiều hơn khu vực
châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, cho dù chịu ảnh hưởng của chi phí năng lượng cao hơn
và những bất ổn trong khu vực, cho thấy sự dịch chuyển của các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội ở
các thị trường nước ngoài.

7
Bảng 2.1. Khối lượng và giá trị giao dịch M&A Châu Á – Thái Bình Dương (2018 – 2022)

2.1.2 Thực trạng mua bán và sáp nhập (M&A) của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong hơn 1 thập kỷ qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa
dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng
trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cũng trong thời gian đó, thị
trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng nghìn thương vụ được thực hiện thành
công, đạt tổng giá trị hơn 50 tỷ USD. Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-
19, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả dòng vốn đầu tư thông qua M&A,
vẫn có sự tăng trưởng. Theo số liệu của KPMG Việt Nam (Công ty cung cấp dịch vụ chuyên
nghiệp tại Việt Nam), trong 10 tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng
17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch, năm 2019.

Mặc dù xu hướng M&A đã hình thành và bắt đầu phát triển ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn
một số điểm hạn chế

- Thứ nhất là sự yếu kém về năng lực cạnh tranh xét trên cả 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp
và sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về các
điều kiện, thủ tục M&A.

- Thứ hai, những quy định về hoạt động M&A tại Việt Nam còn chưa thực sự cụ thể.

8
- Thứ ba, mặc dù là một thị trường hết sức tiềm năng và nhu cầu M&A đang trở thành một
xu thế tất yếu, nhưng thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn là thị trường mới mẻ khi thực hiện các
giao dịch M&A.

Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ thực hiện mua lại hoặc sáp nhập đối với các doanh
nghiệp nhà nước yếu kém, khó tồn tại độc lập hoặc có nguy cơ phá sản… vào một doanh nghiệp
nhà nước khác theo kiểu mệnh lệnh hành chính, nên chưa thể phản ánh đầy đủ tính ưu việt của
hoạt động này. Nhìn chung, thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát,
số lượng ít, hiểu biết hạn chế, ít thông tin, cũng như không có nhiều tổ chức uy tín đứng ra thực
hiện hoạt động này.

2.2 Giới thiệu chung

2.2.1 Giới thiệu về tập đoàn Masan

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) là một trong những tập đoàn kinh doanh
lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành. Với tiền
thân là một nhà máy mì gói nhỏ ở Nga, nhưng sau hơn 20 năm Masan đã vươn mình trở thành một
ông lớn trên thị trường hàng tiêu dùng, với thị phần chiếm 70% thị trường Việt Nam. Lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu của Masan Group là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam.

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những công ty con của Tập
đoàn Masan và là công ty dẫn đầu trong nhiều ngành hàng tiêu dùng. Masan Consumer phát triển
nhờ vào danh mục sản phẩm rộng của mình: thực phẩm tiện lợi (mì gói, cháo ăn liền), gia vị (nước
tương, nước mắm, tương ớt), thịt chế biến (xúc xích tiệt trùng, thịt viên), nước giải khát, cà phê,
ngũ cốc, hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Không chỉ
cho tiêu dùng nội địa, mà các sản phẩm của MCH còn xuất khẩu rộng rĩa sang Hoa Kỳ, Canada,
Pháp, Liên bang Nga, Đức, Trung Quốc.

Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top
50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị trí
2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Năm 2020 với doanh thu thuần hợp nhất đạt 77.218
tỷ đồng. Năm 2023, Masan Group đạt doanh thu 78.252 tỷ đồng, tăng 2,7% so với 2022. Lợi nhuận
sau thuế đạt 10.384 tỷ đồng, tăng 14,2%. Mảng hàng tiêu dùng tăng trưởng 4,7%, với Masan
Consumer đóng góp 44.269 tỷ đồng doanh thu. Mảng bán lẻ đạt 23.796 tỷ đồng doanh thu,

9
WinCommerce tăng 1,2%. Nhìn chung, tình hình tài chính của Masan Group ổn định, tăng trưởng
đều đặn. Tập đoàn tập trung đầu tư vào mảng hàng tiêu dùng, bán lẻ và đẩy mạnh xuất khẩu. Các
dự án mới như Masan High-Tech Materials và Masan MEATLife hứa hẹn tiềm năng phát triển
lớn. Với chiến lược đầu tư hợp lý và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, Masan Group là niềm tự hào
của Việt Nam, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người Việt.

2.2.2 Giới thiệu về Vingroup

Vingroup là một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực bất động sản, du lịch, giải trí, và dịch vụ tiện ích. Công ty mẹ của Vingroup là Công ty Cổ
phần Tập đoàn Vingroup, được thành lập vào năm 1993 bởi ông Phạm Nhật Vượng. Ngoài ra,
Vingroup còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như sản xuất ô tô và xe máy điện
(VinFast), y tế (Vinmec), giáo dục (Vinschool), công nghệ thông tin (VinTech), và nhiều lĩnh vực
khác. Tập đoàn này luôn nổi tiếng với việc đầu tư vào các dự án lớn, mang lại sự đổi mới và phát
triển cho nền kinh tế Việt Nam.

VinCommerce là một trong những công ty con của Vingroup, chuyên về dịch vụ thương mại
tổng hợp. VinCommerce quản lý một hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi lớn tại Việt Nam, bao
gồm các thương hiệu như VinMart, VinMart+, VinMart 24/7. VinCommerce cung cấp các sản
phẩm từ thực phẩm tươi sống đến hàng tiêu dùng và các dịch vụ khác.

VinCommerce đã trở thành hệ thống bán lẻ tiêu chuẩn quốc tế có quy mô lớn nhất Việt Nam,
đủ năng lực cạnh tranh và khả năng đối trọng sòng phẳng với những doanh nghiệp bán lẻ nước
ngoài như Lotte, Aeon, BigC... dành và giữ được thị phần cho người Việt thông qua kênh bán lẻ
của mình. Công ty này hiện dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng doanh thu trung bình 20-30%
mỗi năm. Quý 3 năm 2022, doanh thu từ mảng bán lẻ đạt 35.000 tỷ đồng tăng, chiếm tới 35% tổng
doanh thu của Vingroup. VinEco đã phát triển được 25 nông trường công nghệ cao và đã xác lập
uy tín, với vị thế lớn trên thị trường. Với sự đa dạng hóa hoạt động và cam kết mang lại giá trị cho
cộng đồng, Vingroup đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam, xây dựng uy
tín và thương hiệu vững mạnh trên thị trường quốc tế.

2.3 Nguyên nhân thúc đẩy M&A

2.3.1. Nguyên nhân thúc đẩy Vingroup thực hiện thương vụ M&A

10
Nguyên nhân thúc đẩy VinGroup thực hiện thương vụ chuyển nhượng với Masan là việc tập
đoàn tiến hành thay đổi chiến lược phát triển với định hướng tập trung vào công nghệ - công
nghiệp. VinGroup đang tập trung nguồn lực cho những mảng kinh doanh chiến lược - mảng hoạt
động sản xuất, trọng tâm mới của tập đoàn. Thị trường nhìn thấy khá rõ sự chuyển hướng trọng
tâm đầu tư của VinGroup vào sản xuất công nghiệp và công nghệ với những dự án lớn về sản xuất.
VinGroup đã khởi tạo hai doanh nghiệp quy mô lớn là VinFast và VinSmart. Do vậy, VinGroup
phải tối ưu hoá mọi nguồn lực nhằm đưa VinFast và VinSmart thành các doanh nghiệp phát triển
mạnh mẽ, hiện thực hóa khát vọng vươn tầm quốc tế. Về công nghiệp, VinGroup đang tiến hành
đẩy mạnh sản xuất thêm nhiều mẫu ô tô, xe máy điện VinFast ở các phân khúc khác nhau, đáp ứng
mọi nhu cầu của mọi nhóm đối tượng khách hàng. Chiếm lĩnh thị trường smartphone cũng là một
trong những định hướng phát triển của VinGroup. VinSmart không ngừng tiến hành nghiên cứu
và hợp tác với nhiều công ty công nghệ hàng đầu như Google, Intel, Qualcomm, … để có thể đưa
ra thị trường những thiết bị điện thoại thông minh của người Việt đáp ứng yêu cầu về chất lượng
với mức giá hợp lý nhất.

Kể từ khi công bố chiến lược chuyển hướng sang công nghiệp - công nghệ, lĩnh vực này trở
thành trọng tâm đầu tư của VinGroup với quy mô tài sản bộ phận tăng nhanh. Đến cuối quý II/2019,
bộ phận sản xuất của tập đoàn có tổng tài sản hơn 73.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau lĩnh vực bất động
sản. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, mảng này vẫn đang thua lỗ, cụ thể mảng sản xuất của VinGroup
lỗ hơn 2.900 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019. Nhưng VinGroup sẽ chấp nhận bù lỗ, tiếp tục đầu
tư mạnh mẽ cho mảng công nghiệp, công nghệ để có thể đạt mục tiêu về thị phần trong thời gian
tới. Với quy mô mở rộng và thị trường bán lẻ vẫn đang trong giai đoạn cạnh tranh cao, nếu vẫn
tiếp tục đầu tư, mỗi năm VinGroup sẽ phải chấp nhận khoản lỗ lớn để giữ vị thế chủ động trên sân
chơi này. Khoản lỗ này sẽ không ảnh hưởng quá lớn với một tập đoàn có quy mô tương đối lớn
như VinGroup, nhưng sẽ tốt hơn nếu được chuyển hướng sang các lĩnh vực cốt lõi hiện nay. Vì
vậy VinGroup đã tiến hành thỏa thuận chuyển nhượng với Masan để tập trung nguồn lực cho hoạt
động sản xuất - quyết định phù hợp với chiến lược phát triển trong thời gian tiếp theo của tập đoàn.

VinGroup quyết định hợp tác với Masan, mong muốn chọn doanh nghiệp Việt Nam nhằm
giữ thị trường bán lẻ cho người Việt, đảm bảo sân chơi công bằng cho các nhà sản xuất trong nước.
Mảng bán lẻ là một mảnh ghép trong hệ sinh thái của VinGroup, bổ trợ cho các lĩnh vực khác,
nhưng bản thân hệ sinh thái trong mảng bán lẻ lại không quá lớn. Ngoài hệ thống VinEco,
VinGroup không tham gia quá sâu vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng. VinGroup đã kiến tạo

11
thành công hệ thống bán lẻ quy mô số 1 thị trường, thông qua kênh phân phối của mình,
VinCommerce cũng hỗ trợ được nhiều nhà sản xuất nội cùng phát triển. Tương tự, VinEco đã đạt
được mục tiêu truyền cảm hứng làm nông nghiệp sạch cho các doanh nghiệp và cộng
đồng. VinGroup muốn chuyển nhượng hai hệ thống VinCommerce và VinEco cho một doanh
nghiệp Việt xứng tầm, có năng lực cốt lõi phù hợp để tiếp tục phát triển hệ thống này một cách
vững mạnh hơn nữa. Trong khi đó, Masan, với nền tảng hàng tiêu dùng nhanh là lĩnh vực cốt lõi,
sẽ khai thác và tận dụng tốt hơn hệ sinh thái bán lẻ mà VinGroup đã xây dựng.

2.3.2. Nguyên nhân thúc đẩy Masan thực hiện thương vụ M&A

Nguyên nhân chính của thương vụ mua bán và sáp nhập này là để phục vụ cho mục đích
phát triển Masan trở thành một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu trong nước, hướng tới
vươn ra thế giới. Quy mô sản xuất và quy mô sản phẩm của Masan đang tăng dần đều qua từng
năm đòi hỏi Masan phải có hệ thống bán lẻ riêng của doanh nghiệp. Với mảnh ghép Vinmart và
Vinmart+, Masan sẽ nắm quyền kiểm soát kênh phân phối cho các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh
và cả thịt mát của công ty. Masan định hướng chiến lược kết nối những lĩnh vực kinh doanh với
hệ sinh thái giải quyết tất cả vấn đề của khách hàng, từ tài chính, thịt, thực phẩm và đồ uống đến
chăm sóc sức khỏe. Thông qua thương vụ, hệ thống nông trại của VinEco sẽ bổ sung cho mảng
phân bón thức ăn chăn nuôi và sản xuất thịt mát. Thương vụ này có thể là bước đầu để Masan cạnh
tranh với Amazon hay Alibaba. Khi thương vụ thành công, Masan có cơ hội tối đa hóa lợi nhuận
khi tiết giảm loạt chi phí trung gian từ khâu sản xuất đến bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.

2.4 Tiến trình mua lại và sáp nhập (M&A) của tập đoàn Masan và Vingroup

Theo báo cáo thường niên năm 2019, Vingroup chưa có ý định rút khỏi mảng bán lẻ mà sẽ
tiếp tục mở rộng và giữ vững vị thế là nhà bán lẻ lớn nhất về quy mô và độ phủ trên toàn quốc.
Vingroup cũng tiếp tục đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm bán lẻ. Tháng 9/2019,
Vingroup thành công huy động 500 triệu USD từ quỹ đầu tư GIC của Singapore để sở hữu 14,3%
VMC, điều này củng cố chiến lược đầu tư vào thị trường bán lẻ trước đó.

Ngày 3/12/2019, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan thỏa thuận nguyên tắc về việc hoán
đổi cổ phần Công ty VinCommerce (chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+) và Công ty
VinEco. Hai bên tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.
Để thực hiện phi vụ sáp nhập này, Masan đã thành lập Crown X để sở hữu vốn của VCM và MCH,

12
trong đó Masan sẽ sở hữu 70% cổ phần Crown X thông qua công ty The Sherpa và phát hành
quyền chọn 30% cho bên bán đó là Vingroup

Theo nội dung thỏa thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce
của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan -
Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ
hàng đầu Việt Nam, theo đó Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ
phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup
là cổ đông.

Ngày 12/6/2020, HĐQT Masan Group đã ra quyết định thành lập công ty TNHH The Sherpa
và Công ty cổ phần Crown X nhằm hoàn tất “giao dịch hợp nhất” giữ CTCP phát triển và thương
mại Dịch vụ VCM (VCM) và Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH), Masan sẽ
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại VCM và MCH cho Crown X; và Crown X sẽ là công ty con
sở hữu trực tiếp nắm giữ phần vốn góp tại MCH và VCM. Khi Masan hoàn tất chuyển nhượng
toàn bộ phần vốn đang nắm giữ sang cho Crown X thì Crown X sẽ trực tiếp sở hữu 83,74% cổ
phần của VCM.

VinCommerce có vốn điều lệ là 6.436 tỷ đồng, sở hữu 115 siêu thị VinMart và 2.438 cửa
hàng VinMart+; VinEco có vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng, là công ty nông nghiệp áp dụng công
nghệ vào sản xuất với sở hữu 15 nông trường trên cả nước, hơn 800 hợp tác xã liên kết, diện tích
sản xuất là 3.000ha.

Trong khi đó, hàng tiêu dùng Masan có vốn điều lệ 7.229 tỷ đồng, là doanh nghiệp sở hữu
nhiều thương hiệu như mì ăn liền (Omachi, Kokomi,...) gia vị (nước mắm Nam Ngư, tương ớt
Chinsu,...) đồ uống (nước khoáng Vĩnh Hảo), cà phê (Vinacafe). Doanh nghiệp này cũng sở hữu
mạng lưới bán lẻ với hơn 180.000 điểm bán lẻ sản phẩm thực phẩm và 160.000 điểm bán lẻ sản
phẩm đồ uống.

Với thương vụ này, công ty mới sẽ sở hữu mạng lưới khoảng 2.600 cửa hàng và siêu
thị VinMart, VinMart+ tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công
nghệ cao VinEco cùng nguồn lực sẽ do Masan quản lý, vận hành.

Theo thỏa thuận, sau khi tiếp quản, Masan Consumer Holding sẽ vẫn giữ nguyên hệ
thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách đối với nhà cung cấp. Toàn bộ

13
khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là
các chính sách đặc quyền thẻ VinID. Các cán bộ nhân viên của VinMart và VinMart+ sẽ được tiếp
tục kế thừa các quyền lợi sẵn có từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.

Thỏa thuận nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, mục tiêu tạo nên một Tập
đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu tại Việt Nam.
Thỏa thuận này được đánh giá là bước ngoặt với cả Vingroup và Masan Bởi lợi ích và toan tính
phía sau thương vụ. Vingroup sẽ có nguồn lực để tập trung vào những mảnh kinh doanh chiến
lược, trong khi Masan sẽ được mảnh ghép quan trọng để xây dựng đế chế hàng tiêu dùng – bán lẻ.

2.5. Tình hình hai công ty hậu thương vụ mua bán và sáp nhập

2.5.1. Tình hình hậu thương vụ của Masan

• Đánh giá tình hình hậu thương vụ

Với việc tiếp nhận VinCommerce, quy mô của Masan đã tăng gần gấp đôi, mang đến nhiều
cơ hội lẫn thách thức trong kinh doanh. Masan vừa công bố nhận chuyển giao VinCommerce
(chuỗi siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+) từ Vingroup. Như vậy Masan tiếp nhận hơn 2.600
siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart+ của VinCommerce tại 50 tỉnh thành cùng hệ thống 14
nông trường công nghệ cao từ VinEco. Đây là hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu quy mô
lớn nhất tại Việt Nam và vẫn đang trên đà phát triển. Việc tiếp nhận hệ thống hàng nghìn siêu thị
và cửa hàng khiến quy mô lao động của Masan tăng lên thêm trên 20.000 người, tương đương số
lượng lao động của tập đoàn tăng gấp 3 sau thương vụ sáp nhập này.

Trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup (do hệ thống VinMart và VinMart+
là nòng cốt) đạt 21.257 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu mảng bán lẻ này là 23.571 tỷ
đồng. Trong khi đó, lũy kế cả năm 2018, toàn tập đoàn Masan ghi nhận hơn 38.188 tỷ đồng doanh
thu thuần. Nếu loại trừ doanh thu từ các ngành không liên quan như khai khoáng, thức ăn gia
súc...., doanh thu từ hàng tiêu dùng, thực phẩm của Masan cũng chênh lệch không lớn với doanh
thu từ khối bán lẻ vừa tiếp nhận. Như vậy với việc tiếp nhận VinCommerce, quy mô của Masan
đã gần như tăng gấp đôi, mang đến nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội kinh doanh.

Về cơ bản, hệ thống bán lẻ nội địa hiện có 4 kênh chính. Đó là bán tại siêu thị hoặc trung
tâm thương mại, bán tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, bán hàng online của các cá nhân, và
bán qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hệ thống siêu thị, trung tâm

14
thương mại đang là sự cạnh tranh quyết liệt giữa doanh nghiệp nội và ngoại, với ưu thế của doanh
nghiệp ngoại. Tình hình tương tự cũng diễn ra trong phân khúc bán qua website thương mại điện
tử.

Về cơ cấu bán hàng, cả hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, các cá nhân bán hàng online
và các website thương mại điện tử của doanh nghiệp đều tập trung vào các mặt hàng tiêu dùng
thông thường, điện máy, công nghệ, đồ xa xỉ… Nhưng các loại hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng
thiết yếu lại là thế mạnh và được bán chủ yếu trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini vốn luôn
được xây dựng và vận hành ngay trong các khu dân cư tập trung. Đó cũng chính là dải sản phẩm
chủ chốt của Masan và của cả hệ thống VinMart & VinMart+. Có sự tương đồng về cơ cấu sản
phẩm do Masan sản xuất với sản phẩm bán tại hệ thống bán lẻ mà doanh nghiệp này vừa nhận lại.

Masan cũng tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, có nhà máy hiện đại để
cho ra sản phẩm tiên tiến, chất lượng đảm bảo, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đây là nhà sản xuất
lớn nhất cả nước trong lĩnh vực gia vị, thực phẩm, đặc biệt là nước mắm, nước tương chiếm khoảng
70% thị trường cả nước. Masan đang trên đường trở thành nhà sản xuất lớn nhất cả nước về đồ ăn
nhanh như mì tôm, phở, cà phê hay trong lĩnh vực thực phẩm với sản phẩm tiên tiến là thịt mát.

Tệp khách hàng tiêu thụ sản phẩm của Masan luôn có độ tuổi khá trẻ, luôn chọn sản phẩm
có sẵn, tiện lợi, dễ sử dụng, chất lượng đảm bảo và gắn với thương hiệu của nhà sản xuất lớn, sau
đó mới chú ý tới giá tiền. Tệp khách hàng trẻ cũng tương đồng với hệ thống khách hàng và triết lý
kinh doanh được VinCommerce xây dựng ngay từ đầu cho hệ thống VinMart và VinMart+. Từ
góc độ ấy, không khó để thấy, dù sản phẩm của Masan đang bán tại hơn 200.000 điểm bán hàng
tiêu dùng trên cả nước, thì việc khai thác hệ thống VinMart và VinMart+ vẫn là bước đi chiến lược
để Masan tái khẳng định vị thế hàng Việt Nam chất lượng cao trong hệ thống cửa hàng tiện lợi tin
cậy.

Cam kết chất lượng và chỉ sử dụng nhãn hàng tin cậy là lý giúp VinMart và VinMart+ giành
lợi thế kinh doanh so với chợ, cửa hàng truyền thống. Khi tiếp nhận, Masan sẽ tiếp tục duy trì và
hoàn thiện triết lý này. Điều này giải thích cho quyết định của Masan khi tiếp nhận hệ thống
VinMart và VinMart+ từ Vingroup. Với 200.000 điểm bán và hệ thống vài chục sản phẩm, tiếp
nhận VinMart+ từ Vingroup không có nhiều tác động tới doanh thu từ sản phẩm truyền thống của
Masan. Tác động lớn nhất sẽ đến từ việc doanh nghiệp này trực tiếp quản lý và góp phần hỗ trợ,

15
giám sát để nâng cao chất lượng hàng Việt bán trong hệ thống của mình. Đó là một mục tiêu khiến
doanh nghiệp được lợi và trên hết là người tiêu dùng Việt được lợi.

• Những lợi thế và khó khăn sau khi sáp nhập


o Lợi thế

Đánh giá về thương vụ này, đây là cơ hội lớn cho Vingroup và Masan Group. Hầu hết doanh
nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong khoảng 20 năm qua đều phát triển theo hướng đa ngành nhằm
hiện thực hóa mọi cơ hội. Tuy nhiên, đã đến lúc họ lựa chọn một số ngành nghề chủ lực để tập
trung phát triển và kinh doanh hiệu quả hơn.

Với mảnh ghép hệ thống siêu thị Vinmart, cửa hàng tiện lợi Vinmart+, Masan sẽ nắm quyền
kiểm soát kênh phân phối cho các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh và cả thịt mát của công ty.
Trong khi đó, hệ thống nông trại của VinEco sẽ bổ sung cho mảng phân bón, thức ăn chăn nuôi và
sản xuất thịt mát.

Sau khi tiếp quản 2.600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi của Vingroup, Masan có cơ hội tối đa
hóa lợi nhuận khi tiết giảm loạt chi phí trung gian từ khâu sản xuất đến bán hàng trực tiếp cho
người tiêu dùng. Trước đây Masan chịu chiết khấu 28-35% để bán hàng trong siêu thị, nhưng giờ
họ hoàn toàn có thể thương lượng giảm chiết khấu hoặc rút một lượng hàng hóa nhất định bởi kênh
phân phối ở VinMart, VinMart+ khá lớn mạnh rồi. Khi đó, siêu thị buộc phải giảm chiết khấu để
tăng tính cạnh tranh, hoặc ưu tiên các nhà sản xuất khác. Điều này tạo cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp sản xuất của Việt Nam khi tìm đến kênh phân phối siêu thị. Hàng tiêu dùng của Masan sẽ
hưởng lợi thêm từ sức mạnh kênh phân phối mới do chính doanh nghiệp sở hữu.

Có ý kiến cho rằng Masan liệu có mạo hiểm nhảy vào thị trường bán lẻ vốn cạnh tranh khốc
liệt khi chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng thực chất yếu tố kinh nghiệm chỉ mang tính tương đối.
Vingroup cũng đâu có kinh nghiệm nhưng họ vẫn làm bán lẻ. Masan đi sau sẽ dùng kinh nghiệm
của Vingroup. Họ cũng đã có kinh nghiệm phân phối hàng hóa tiêu dùng vào mạng lưới đại lý.
Theo thông tin được Vingroup và Masan xác nhận, Masan Consumer Holding sẽ giữ nguyên hệ
thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như chính sách với nhà cung cấp. Nếu cam kết này
được thực hiện đúng, kinh nghiệm sẽ không trở thành vấn đề của Masan khi bộ sậu điều hành
Vinmart, Vinmart+ sẽ hợp tác cùng ban điều hành của công ty tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

16
Bảng 2.5. Kết quả dinh doanh bộ phận bán lẻ của VinGroup

o Khó khăn

Tuy nhiên vẫn có một lo ngại là hoạt động kinh doanh của Masan có thể sẽ phân tán hơn.
Masan phải chăm lo chuỗi của mình hơn các chuỗi bán lẻ khác. Sản phẩm Masan ở Vinmart sẽ
được ưu đãi nhiều thứ. Những chuỗi bán lẻ đối thủ của Vinmart có thể lựa chọn khác thay vì hàng
của Masan. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng nhân cơ hội này sẽ tìm cách cạnh tranh
với Masan bằng cách đẩy hàng vào hệ thống bán lẻ khác. Rủi ro lớn nhất với Masan là làm sao để
vận hành chuỗi bán lẻ mới hiệu quả, Masan sẽ cần thêm rất nhiều tiền đầu tư và cả thay đổi chiến
lược nữa.

Masan cũng cần phải xem xét thêm việc liệu mô hình mới của mình có đi theo xu hướng thế
giới hay không. Ngành bán lẻ truyền thống đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của thương mại điện
tử phát triển ngày càng nhanh. Công ty bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu hiện tại chính là
Amazon với mô hình thương mại điện tử kết nối tất cả nhà sản xuất và vươn dần ảnh hưởng sang

17
những lĩnh vực khác. Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Do đó, sau khi gia
nhập ngành bán lẻ qua thương vụ nhận sáp nhập Vinmart, Masan sẽ phải cạnh tranh với các nhà
sản xuất hàng tiêu dùng, các chuỗi bán lẻ truyền thống và cả thương mại điện tử. Việc hưởng lợi
thêm từ sức mạnh kênh phân phối mới cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí hơn.

Năm 2018, bộ phận bán lẻ của Vingroup báo lỗ trước thuế hơn 5.100 tỷ đồng, tương đương
hơn 80% khoản lợi nhuận gần 6.300 tỷ hợp nhất trước thuế của Masan trong cùng năm. Trong 9
tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần của mảng bán lẻ thuộc Vingroup đạt 23.571 tỷ đồng, cao
hơn con số của cả năm 2019. Nhưng Vingroup cũng phải hạch toán khoản lỗ trước thuế gần 3.500
tỷ cho bộ phận bán lẻ. Mức lỗ này bằng 68% con số gần 5.100 tỷ lãi trước thuế của Masan trong
cùng kỳ. Masan phải chịu từ khoản lỗ trước thuế lên tới hàng nghìn tỷ của mảng bán lẻ thể hiện
trên báo cáo tài chính Vingroup, tuy nhiên mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những cơ hội và đặc
thù khác nhau.

Hơn nữa, việc tiếp nhận hàng nghìn cửa hàng, 14 nông trại với khoảng 25.000 nhân viên
không phải là bài toán dễ giải. Những khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp, quản trị là thách thức
quản trị mà Masan phải xử lý trước khi tính tới chuyện đủ lực cạnh tranh với bên ngoài hay không.

2.5.2 Tình hình hậu thương vụ của Vingroup

• Đánh giá tình hình hậu thương vụ

Kế hoạch ban đầu của Vingroup là mở 300 siêu thị Vinmart và gần 10.000 cửa hàng
Vinmart+ vào năm 2025. Tuy nhiên, kế hoạch này đã phải thay đổi khi tập đoàn quyết định sáp
nhập hai chuỗi siêu thị này vào Tập đoàn Masan và từ bỏ quyền kiểm soát. Sau khi bán
VinCommerce và VinEco, Vingroup vẫn đang hoạt động trong 5 lĩnh vực khác đang ghi nhận lỗ.
Sản xuất và các dịch vụ liên quan đang ghi nhận lỗ nặng nhất với hơn 4.687 tỷ đồng đến ngày
30/9, trong khi các dịch vụ khác như khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục, bán lẻ và
các hoạt động khác của Vingroup cũng ghi nhận lỗ trước thuế từ vài trăm tỷ đến hàng nghìn tỷ
đồng. Cho nên việc từ bỏ này giúp cải thiện tình hình tài chính, việc thoái vốn khỏi mảng bán lẻ
giúp Vingroup giảm bớt gánh nặng tài chính. Nhờ đó, Vingroup có thể sử dụng nguồn vốn để đầu
tư vào các dự án mới và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn.

Sau thương vụ này, Vingroup sẽ tiếp tục hoạt động trong 6 lĩnh vực, trong đó bất động sản
và sản xuất là hai lĩnh vực đang được tập đoàn tập trung đầu tư mạnh nhất. Vingroup đẩy mạnh

18
đầu tư vào các lĩnh vực mới như Công nghiệp nặng: Vingroup đầu tư 3.300 tỷ đồng vào dự án nhà
máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng; Vingroup thành lập VinUniversity, trường đại học tư
thục phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các lĩnh vực công nghệ cao.

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Vingroup vẫn có những điểm nổi bật trong
đầu năm 2020. Tập đoàn đã đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mới, tiếp tục triển khai các dự án
lớn và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Những điều này cho thấy tiềm lực tài chính và
kinh nghiệm dày dặn của Vingroup, cũng như sự cam kết của tập đoàn đối với sự phát triển của
Việt Nam.

Tập đoàn tiếp tục triển khai các dự án lớn như Vinhomes Ocean Park: Dự án đại đô thị thông
minh ven biển lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 420ha; Vinhomes Grand Park: Dự án đại đô
thị thông minh tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích 271ha; VinWonders Phú
Quốc: Khu vui chơi giải trí lớn nhất Việt Nam với diện tích 49ha.

• Những lợi thế và khó khăn sau khi sáp nhập


o Lợi thế

Tập trung nguồn lực: Trước khi sáp nhập, Vingroup đầu tư vào nhiều lĩnh vực, bao gồm cả
bán lẻ với VinCommerce. Việc đầu tư vào nhiều lĩnh vực khiến Vingroup phải chia nhỏ nguồn
lực, dẫn đến việc không thể tập trung phát triển các lĩnh vực cốt lõi. Sau khi sáp nhập thì Vingroup
có thể tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực cốt lõi như bất động sản, công nghiệp, du lịch, vốn là
những mảng mang lại lợi nhuận cao và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Vingroup có thể tập trung phát triển các sản phẩm và dịch vụ
cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, tập đoàn cũng có thể tăng
cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

o Khó khăn

Mất đi kênh phân phối quan trọng: VinCommerce là hệ thống bán lẻ rộng khắp với hơn 3.000
điểm bán trên toàn quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm của Vingroup.
Sau khi sáp nhập, Vingroup sẽ phải tìm kiếm các kênh phân phối mới hoặc tự xây dựng hệ thống
bán lẻ riêng, điều này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực.

19
Cạnh tranh gay gắt: Các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, du lịch mà Vingroup tập trung
đều là những ngành cạnh tranh gay gắt. Vingroup cần phải có chiến lược phù hợp để duy trì vị thế
dẫn đầu và tăng thị phần.

Rủi ro trong việc triển khai chiến lược mới: Vingroup đang chuyển hướng sang mô hình kinh
doanh mới, tập trung vào các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Việc triển khai chiến lược mới này
tiềm ẩn nhiều rủi ro, như khả năng tiếp cận thị trường, phản ứng của khách hàng.

Việc sáp nhập VinCommerce với Masan mang lại cho Vingroup cả lợi thế và khó khăn.
Vingroup cần phải có chiến lược phù hợp để tận dụng lợi thế và vượt qua khó khăn, từ đó tiếp tục
phát triển và duy trì vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn.

20
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

3.1 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với Masan và Vingroup

3.1.1 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với Vingroup

Đối với Vingroup, việc bán VinCommerce cho Masan giúp tập đoàn này giải phóng nguồn
lực quan trọng để tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, đồng thời mở rộng thương
hiệu ra thị trường quốc tế. Thương vụ này cũng cho phép Vingroup tái cấu trúc lại các lĩnh vực
kinh doanh, giảm áp lực dòng tiền và đầu tư mạnh mẽ hơn vào những mảng có tiềm năng tăng
trưởng cao và ổn định.

Dù thương vụ này mang lại một số thách thức về vị thế cạnh tranh và giá cổ phiếu trong ngắn
hạn, nói về lâu dài có thể cải thiện tình hình tài chính và vị thế cạnh tranh của Vingroup. Việc giảm
bớt gánh nặng từ các mảng kinh doanh không cốt lõi giúp tập đoàn tập trung vào đầu tư và phát
triển các lĩnh vực khác với hiệu quả tốt hơn. Thương vụ này còn được xem là một bước đi chiến
lược để giữ vững thị trường bán lẻ trong nước không bị doanh nghiệp nước ngoài thống lĩnh, qua
đó bảo vệ và phát triển các thương hiệu sản xuất trong nước. Điều này cũng thể hiện tinh thần dân
tộc và quyết tâm giữ gìn sự độc lập trong lĩnh vực bán lẻ, một ngành có tầm ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế và sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Mặc dù có những quan ngại
về việc liệu Masan sau khi sáp nhập có thể loại bỏ các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp khỏi hệ thống
bán lẻ Vinmart không, hay những thách thức về việc quản trị một kênh phân phối bán lẻ mà trước
đây không phải là mảng mà Masan có nhiều kinh nghiệm, nhưng về cơ bản, VIC vẫn là cổ đông
lớn sau sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc Vingroup vẫn duy trì một vai trò quan trọng trong
quyết định chiến lược của hệ thống bán lẻ này sau thương vụ. Tóm lại, thương vụ M&A giữa
Masan và Vingroup đã mở ra một hướng đi mới cho Vingroup trong việc tập trung phát triển các
lĩnh vực công nghệ và công nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ ngành bán lẻ trong nước khỏi sự
cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài.

3.1.2 Đánh giá hiệu quả của thương vụ đối với tập đoàn Masan

Việc quy mô sản xuất và quy mô sản phẩm của Masan đang tăng dần đều qua từng năm là
một trong những lý do hàng đầu khiến tập đoàn cân nhắc mua lại hệ thống bán lẻ thuộc tập đoàn
VinGroup. Với việc sáp nhập trên, The CrownX đã được thành lập với tư cách là công ty mẹ của

21
cả MCH và WCM. Có thể thấy thương vụ này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho Masan
Group, giúp tập đoàn này gặt hái được nhiều thành tựu như:

Thứ nhất, sau thương vụ M&A thì chủ sở hữu và điều hành hệ thống siêu thị bao gồm 130
siêu thị WinMart (“WMT”) và 3.268 cửa hàng Winmart+ (“WMP”) vào cuối năm 2022, Masan
Group hiện là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm lớn nhất tại Việt Nam. Xuyên suốt năm 2023,
WinCommerce có tổng cộng 1.615 cửa hàng được nâng cấp, chiếm 46% mạng lưới cửa hàng tiện
lợi, đã chứng tỏ khả năng phục hồi và hiệu quả vượt trội

Thứ hai, Masan đã thâm nhập thành công vào thị trường bán lẻ trực tuyến thông qua ứng
dụng VinID. Thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và Masan đang nắm
bắt được cơ hội này để tăng trưởng trong tương lai. Masan là hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ tích hợp
offline-to-online duy nhất tại Việt Nam sở hữu nền tảng sản xuất và phân phối trực tiếp đến người
tiêu dùng thông qua chuỗi WinCommerce. Trong 9 tháng đầu năm 2023, kết quả hoạt động kinh
doanh của Masan vẫn khả quan bất chấp môi trường vĩ mô đầy thách thức, doanh thu thuần của
Masan đạt 57.470 tỷ đồng, tăng 3,5% so với 55.546 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022. Những
kết quả tích cực này là minh chứng rõ ràng cho sự hiệu quả từ chiến lược ứng dụng công nghệ của
Masan.

Thứ ba, Masan đã đa dạng hóa sản phẩm sang lĩnh vực bán lẻ thực phẩm tươi sống với
MEATDeli. Với dân số gần 100 triệu người, thu nhập bình quân liên tục cải thiện khiến nhu cầu
tiêu thụ thịt sạch, truy xuất được nguồn gốc tại Việt Nam tăng cao. MEATDeli cung cấp cho người
tiêu dùng các sản phẩm thịt, cá, rau củ quả tươi ngon và an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Sự tăng trưởng thần tốc của MEATDeli đã phần nào chứng minh thành công
bước đầu của thương hiệu này khi thay đổi được thói quen sử dụng thịt của hàng triệu khách hàng.
Ở mảng thịt mát, sẽ không quá khi nói MEATDeli chưa có đối thủ.

Cuối cùng có thể thấy trước đây, Masan gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với
các "ông lớn" như Big C, Aeon Mall,... do quy mô và thị phần nhỏ hơn. Tuy nhiên, sau sáp nhập,
Masan sở hữu hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 3.000 cửa hàng, đủ sức cạnh tranh trực
tiếp với các tập đoàn đa quốc gia. Nhờ lợi thế về giá cả, sản phẩm, dịch vụ và hiểu biết thị trường
Việt Nam, Masan đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ. Thương vụ này giúp
Masan trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam với vị thế cạnh tranh mạnh mẽ. Vị thế này

22
giúp Masan thu hút được nhiều nhà đầu tư và đối tác hơn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển
trong tương lai.

3.2. Đề xuất cho tập đoàn Masan và Vingroup sau thương vụ M&A

Thương vụ M&A giữa Masan và Vingroup là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự hợp tác
chiến lược giữa hai tập đoàn lớn nhất Việt Nam. Với việc tích hợp thế mạnh của cả hai bên, tập
đoàn mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường và phát triển bền
vững trong tương lai.

Tăng cường tích hợp và tối ưu hóa hoạt động

Hợp nhất hệ thống quản lý: Masan và Vingroup nên thành lập ban chỉ đạo mới bao gồm
đại diện cấp cao từ cả hai tập đoàn để giám sát và điều phối quá trình hợp nhất. Bên cạnh đó, xây
dựng quy trình và hệ thống quản lý thống nhất, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế, đảm bảo
hiệu quả, minh bạch và tuân thủ. Tích hợp hệ thống thông tin hiện đại để chia sẻ dữ liệu và thông
tin giữa các bộ phận và công ty con của cả hai tập đoàn.

Tích hợp chuỗi cung ứng: Masan và Vingroup cần rà soát và đánh giá chuỗi cung ứng hiện
tại, xác định điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cải thiện. Từ đó, lập kế hoạch tích hợp
chuỗi cung ứng bao gồm việc lựa chọn nhà cung cấp, vận chuyển, kho bãi và phân phối, tối ưu
hóa chuỗi cung ứng để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chia sẻ dữ liệu và thông tin: Cần xây dựng nền tảng dữ liệu chung để lưu trữ và quản lý dữ
liệu khách hàng, thị trường, sản phẩm và hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, phát triển hệ thống
phân tích dữ liệu giúp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị
trường. Đặc biệt là bảo mật dữ liệu để đảm bảo an toàn thông tin và tuân thủ các quy định về bảo
mật dữ liệu.

Mở rộng thị phần và đa dạng hóa sản phẩm

Tận dụng mạng lưới bán lẻ rộng khắp: Masan và Vingroup có thể bán chéo sản phẩm của
hai bên, mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm của Masan thông qua hệ thống bán lẻ
VinMart/VinMart+ và ngược lại. Tối ưu hóa vị trí cửa hàng, đảm bảo phủ sóng thị trường hiệu quả
và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng bằng cách cung cấp dịch
vụ khách hàng chuyên nghiệp và tiện lợi.

23
Phát triển sản phẩm mới: Masan và Vingroup cần nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu
và xu hướng thị trường. Từ đó, kết hợp tận dụng thế mạnh của cả hai tập đoàn, kết hợp năng lực
nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối của Masan và Vingroup để phát triển sản phẩm
theo nhu cầu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng bằng cách phát triển các sản phẩm
mới kết hợp thế mạnh của cả hai tập đoàn, ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn từ nguyên liệu sạch,
sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp từ thảo dược thiên nhiên..

Xâm nhập thị trường mới: Tận dụng tiềm lực tài chính và thương hiệu của cả hai tập đoàn
để thâm nhập vào các thị trường mới trong khu vực và quốc tế. Cần nghiên cứu thị trường mục
tiêu, xác định tiềm năng và rào cản thị trường. Từ đó, lập kế hoạch thâm nhập thị trường bao gồm
chiến lược marketing, phân phối và giá cả. Có thể hợp tác với đối tác địa phương, tận dụng lợi thế
và kinh nghiệm của đối tác địa phương để xâm nhập các thị trường mới.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế

Đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo: Áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa quy
trình sản xuất, quản lý và bán hàng, phát triển các giải pháp công nghệ mới để nâng cao hiệu quả
hoạt động và tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo,
khuyến khích sáng tạo và đổi mới trong mọi hoạt động của tập đoàn.

Phát triển thương hiệu mạnh: Masan và Vingroup cần xây dựng chiến lược thương hiệu
thống nhất, tạo dựng hình ảnh thương hiệu mạnh và uy tín. Tiếp thị và quảng bá thương hiệu hiệu
quả, tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh truyền thông đa dạng, cung cấp dịch vụ
khách hàng chuyên nghiệp và tạo dựng lòng tin và sự gắn kết với khách hàng.

Thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả: Cần nghiên cứu thị trường và khách hàng để
xác định nhu cầu và hành vi của khách hàng. Từ đó, lập kế hoạch marketing hiệu quả bao gồm
chiến lược quảng cáo, xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng. Cuối cùng, không quên đo lường
hiệu quả marketing, theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing, rút ra kinh nghiệm
và đưa ra các phương án giải quyết để đạt hiệu quả marketing cao nhất.

Nâng cao trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững

Thực hiện các hoạt động an sinh xã hội như tham gia các chương trình xóa đói giảm nghèo,
phát triển giáo dục, y tế, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, ưu

24
tiên sử dụng lao động địa phương để tiết kiệm chi phí và nhân lực, góp phần phát triển kinh tế địa
phương.

Bảo vệ môi trường: Masan và Vingroup cần áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, tiết
kiệm năng lượng và tài nguyên, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, kết hợp xử lý chất
thải đúng quy định, tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.

Phát triển cộng đồng: Tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân như cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, trường học,
trạm y tế, nhà văn hóa, cung cấp dịch vụ thiết yếu, cung cấp nước sạch, điện sinh hoạt, internet.
Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, hỗ trợ đào tạo giáo viên, nhân viên y tế, tổ
chức các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

25
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế số, việc bảo vệ quyền tác giả trở nên cực kỳ quan
trọng để thúc đẩy sáng tạo và khích lệ đầu tư vào lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, tình hình xâm phạm quyền tác giả vẫn đang diễn ra một cách phổ biến và có xu hướng
gia tăng.

Nhìn chung, việc xâm phạm quyền tác giả không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn ảnh
hưởng đến uy tín của người sáng tạo, gây ra tranh chấp pháp lý và làm mất lòng tin của người tiêu
dùng. Đặc biệt, trong những tình huống cụ thể đã được nêu trong nghiên cứu, những hậu quả tiêu
biểu như mất công sức, mất doanh thu và hậu quả pháp lý đều rõ ràng. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng vi phạm quyền tác giả là do sự thiếu nhận thức, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, cũng
như sự khó khăn trong việc thực thi pháp luật và sự thiếu sót trong việc giáo dục, nâng cao nhận
thức về quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng. Để hạn chế xâm phạm về quyền tác giả một cách
triệt để, ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức của về sở hữu trí tuệ, cần có sự hợp tác
chặt chẽ giữa chính phủ, các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp luật, và cả cộng đồng người
sáng tạo.

Qua nghiên cứu trên của nhóm, ta đã biết được thực trạng xâm phạm quyền tác giả và nhóm
đã đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Phần trình bày của nhóm có thể còn nhiều thiếu sót
mong nhận được phản hồi góp ý của thầy và các bạn để giúp bài làm của nhóm hoàn thiện và thêm
phần phong phú.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương I
[1] Giáo trình bộ môn Định giá và Chuyển nhượng thương hiệu
[2] Nguyễn Thị Minh Hà (Khoa Kinh tế - Tài chính, Trường Đại học Duy Tân). Vai trò và
nguyên tắc của sáp nhập, mua lại [link]
[3] Mai Hương Pwc. (2023). Nhìn lại hoạt động M&A toàn cầu năm 2022 [link]
[4] ThS. Nguyễn Thị Dung (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp).
(2022). Hoạt động mua bán và sáo nhập các doanh nghiệp tại Việt Nam [link]
[5] Võ Loan. (2019). Thương vụ tỷ đô VinCommerce - Masan: Giữ thị phần bán lẻ cho người
Việt. Báo Đầu Tư
[6] Huỳnh Nhật Trình. (2021). M&A Case Study: Phân tích thương vụ Masan và VinEcommerce
(Phần cuối): Cấu trúc giao dịch của thương vụ.
[7] Huỳnh Nhật Trình. (2021). M&A Case Study: Phân tích thương vụ Masan và VinEcommerce
- Phần 1: Tại sao Vingroup lại lựa chọn Masan để chuyển nhượng VCM? [link]
[8] Khánh Phương. (2019). Thương vụ M&A giữa Masan và Vingroup: Những toan tính lợi ích
[link]
[9] Báo cáo thường niên của Công ty Cổ Phần Hàng tiêu Dùng Masan năm 2022 [link]

27

You might also like