You are on page 1of 3

Câu 1: Trình bày vắn tắt các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và phân loại các

yếu
tố ảnh hưởng bên trong và các yếu tổ ảnh hưởng bên ngoài
Trả lời:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng được chia ra theo 2 nhóm gồm:
¯ Nhóm yếu tố ảnh hưởng bên ngoài: Tình hình nền kinh tế, sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, hiệu lực cơ chế quản lí, các yếu tố truyền thống văn hóa thói quen.
¯ Nhóm yếu tố bên trong: 4M+1E+1I
Nhóm yếu tố ảnh hưởng bên ngoài:
- Tình hình nền kinh tế được thể hiện thông qua nhu cầu thị trường, trình độ phát
triển của nền kinh tế và các chính sách kinh tế.
o Nhu cầu thị trường: với quan điểm chất lượng hướng đến khách hàng,
doanh nghiệp khi bước vào sản xuất, kinh doanh cần phải xác định chiến
lược kinh doanh, xác định các đối tượng khách hàng, loại sản phẩm sẽ cung
cấp cho khách do đó nhu cầu thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
của sản phẩm
o Trình độ phát triển kinh tế : Trình độ phát triển của nền kinh tế phụ thuộc
vào tiềm năng kinh tế thể hiện thông qua nguồn tài nguyên, kĩ thuật công
nghệ,.. từ đó là điều kiện cho phép các tổ chức sản xuất kinh doanh lựa
chọn mức chất lượng phù hợp với trình độ phát triển chung của nền kinh tế
đó
o Các chính sách kinh tế: đối với nền kinh tế những chính sách này có ảnh
hưởng trực tiếp tới cung cầu trên thị trườg do đó chất lượng cũng bị ảnh
hưởng theo, ví dụ như khi ngành thủy sản được hưởng lợi từ những hiệp
định EVFTA, khi đó nhà nước sẽ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật,
nhân lực cho ngành vì thế chất lượng mặt hàng trong ngành sẽ có điều kiện
nâng cao
- Sự phát triển của KHKT: Sự phát triển của KHKT sẽ giúp sáng tạo vật liệu mới,
vật liệu thay thể, cải tiến thiết bị công nghê, thay đổi quy trình, cải tiến quy trình
sản xuất góp phần nắm bắt nhanh và chính xá nhu cầu của KH đồng thời quá trình
sản xuất sẻ giảm được chi phí lãng phí, tăng hiệu quản, năng suất.
- Hiệu lực cơ chế quản lí: Hiệu lực cơ chế quản lí tác động tới chất lượng thông
qua hệ thống pháp luật, hiệu lực của hoạt động quản lí nhà nước về chất lượng
điều này sẽ quy định hành lang pháp lí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm
bảo cho chất lượng sẽ luôn duy trì ở mức ổn định và đảm bảo quyền lợi cho người
tiêu dùng
- Các yếu tố văn hóa, truyền thống, thói quen: Tùy vào các yếu tố văn hóa, phong
tục mỗi vùng miền là khác nhau cho nên chất lượng sẽ có những quy chuẩn riêng
theo tùng địa phương, từng loại sản phẩm để có sự đánh giá riêng. Do đó văn hóa
chính là yếu tố đầu tiên cần quantâm khi xâm nhập thị trường đảm bảo cho chất
lượng luôn được ổn định.
- Nhóm yếu tố 4M+ 1E+ 1I bao gồm: yếu tố con người, yếu tố phương pháp,yếu tố
máy móc thiết bị, yếu tố ngyên vật liệu. Đây là những yếu tố giúp cho bộ máy của
doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất với chất lượng tốt nhất. Bên cạnh
đó môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng thông qua những tác động
về vật lí tới con người, thiết bị máy móc. Ngoài ra thông tin trong nội bộ doanh
nghiệp cần phải được nắm bắt một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đảm bảo phục
vụ cho các bộ phận của doanh nghiệp vận hành trơn tru mang lại chất lượng cao
nhất.
Câu 2:
“Khách hàng là người quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khách
hàng không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta phụ thuộc vào họ”
Theo em đây là ý kiến hoàn toàn đúng. Thứ nhất khách hàng là người mua hàng cho
chúng ta, là người trả tiền cho doanh nghiệp, là cơ sở gắn kết doanh nghiệp với các bên
hữu quan khác như nhà cung cấp, công nhân, … chúng ta đã chuyển từ cơ chế kinh doanh
bán cái mình có sang bán cái thị trường cần, nên chúng ra cần định hưỡng trọng tâm vào
khách hàng cần. Rõ ràng khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm,dịch vụ của
doanh nghiệp, nếu không làm thỏa mãn khách hàng sẽ vấp phải ý kiến phản đối từ khách
hàng làm giảm đi uy tín của doanh nghiệp
Thứ 2, khách hàng giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm dịch cụ, giúp phát triển chiến
lược kinh doanh tốt hơn , từ đó giúp doanh nghiệp sinh lời. Từ việc khách hàng phàn nàn
về chất lượng sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp biết mình đang thiếu sót ở điểm nào, mục
tiêu của mình đúng chưa hay đối tượng khách hàng hướng đến đã chính xác hay chưa.
Rồi từ đó doanh nghiệp sẽ quay trở lại điều chỉnh, nghiên cứ, sản xuất sao cho hợp mục
tiêu, cách thức làm việc để mang lại chất lượng cao hơn trong sản phẩm hay dịch vụ để
thỏa mãn khách hàng, khi đó khách hàng dần trung thành với doanh nghiệp sẽ trở thành
một nhân tố bán hàng tiềm năng. Đây cũng chính là thước đo giá trị của khách hàng về
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ, yêu thích của khách hàng là một
sự thành công lớn. Khách hàng gắn bó với sản phẩm của bạn, chứng minh bạn thực sự
sản xuất ra những sản phẩm với chất lượng hàng đầu. Nó là cơ sở để tăng giá trị của công
ty trên thị trường so với các đối thủ khác, ghi điểm trong mắt đối tác, các bên hữu quan.
Mặt khác, Khách hàng không phụ thuộc vào chúng ta bởi trên thị trường không phải chỉ
có một mình doanh nghiệp cung cấp, phân phối những sản phẩm, dịch vụ đó. Nếu doanh
nghiệp không đem được chất lượng tớii người tiêu dùng họ có thể chuyển sang những
doanh nghiệp khác đem lại cho họ những giá trị, thỏa mãn được nhu cầu của họ. Mà trên
thị trường đầy tính cạnh tranh không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp
sẽ không đủ nguồn lực để phát triển doanh nghiệp do đó cần phải nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu khách hàng, thiết kế sản xuất những sản phẩm dịch vụ phù hợp với đối tượng
khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới.

You might also like