You are on page 1of 4

CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VI MÔ – VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG

TỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ


I.MÔI TRƯỜNG VI MÔ
1. MÔI TRƯỜNG NỘI TẠI DOANH NGHIỆP
- Tài chính: Khả năng tài chính của doanh nghiệp, phản ánh quy mô, sức mạnh, của DN trên thị
trường. Vốn kinh doanh trong DN thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản DN dùng trong kinh
doanh
Bao gồm:Tài sản bằng hiện vật, tài sản bằng tiền, bản quyền sở hữu, bằng phát minh sáng chế, bí
quyết kỹ thuật….
Ví dụ: khi công ty dự định sản xuất một sản phẩm mới để tung ra thị trường thì công ty cần phải
đầu tư công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó, khi sản phẩm được đưa ra thị trường công ty phải
lựa chọn kênh phân phối và lựa chọn hoạt động xúc tiến do đó khả năng tài chính ảnh hưởng đến
các quyết định lựa chọn loại hình kênh phân phối và loại hình hoạt động xúc tiên thương mại.
- Nhân lực: Kỹ năng chuyên môn,hiểu biết văn hóa, thông thạo ngôn ngữ, thành thạo các kỹ năng
của đội ngũ làm việc giúp DN khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng từ nhiều quốc gia và
văn hóa khác nhau, phát triển chiến lược marketing phù hợp với điều kiện và đặc điểm địa
phương.
- Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật – công nghệ : CSVC có thể được coi là nền tảng cho sự phát
triển của công ty. Với một công ty cơ sở vật chất kỹ thuật kém thì khả năng tồn tại và phát triển là
không thể. Bởi khi cơ sở vật chất kỹ thuật kém thì không thể sản xuất ra được những sản phẩm có
chất lượng tốt, càng không thể đạt được năng xuất tối đa của thiết bị kỹ thuật từ đó làm cho giá
thành sản phẩm cao hơn so với khi sản xuất bằng những thiết bị hiện đại, điều này làm giá cả cao
hơn so với thực tế và điều hiển nhiên là sản phẩm sẽ không có khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị
trường. Như vậy, sẽ đồng nghĩa với việc công ty sẽ thất bại.
- Văn hóa: Văn hoá DN được thể hiện thông qua cách ứng xử, phong cách làm việc, phong cách
người lãnh đạo....Sự đồng nhất và hỗ trợ từ văn hóa tổ chức có thể tạo ra một môi trường làm việc
tích cực và sáng tạo, giúp doanh nghiệp đạt được sự thành công trên thị trường toàn cầu.
2. NHÀ CUNG ỨNG
Các nhà cung cấp là một mắc xích quan trọng trong việc đưa giá trị của sản phẩm/dịch vụ
đến khách hàng. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những nguyên vật liệu cần thiết để doanh nghiệp
cho ra sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ, một công ty sản xuất máy tính hoặc máy tính xách tay sẽ lấy tất
cả các bộ phận cần thiết và công nghệ từ các nhà cung cấp của nó.
Do đó những vấn đề liên quan đến nhà cung cấp như giá nguyên vật liệu tăng, giao nguyên
vật liệu trễ thời hạn, thiếu hụt nguyên vật liệu, giao hàng chậm trễ có thể ảnh hưởng đến chất
lượng hoạt động marketing của doanh nghiệp.
3. TRUNG GIAN MARKETING
Trung gian marketing là những cá nhân, tổ chức đóng vai trò chức năng giúp doanh nghiệp
trong các hoạt động quản bá, bán hàng và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng,
họ có thể đưa ra gợi ý về mong muốn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
4. KHÁCH HÀNG
Sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng chính là mục đích chính cho sự tồn tại
và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Khách hàng ở đây có thể là những cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp, các công ty là người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là những người có tiềm
năng thúc đẩy hoạt động kinh doanh bằng cách gia tăng nhu cầu của họ và đồng bộ và một doanh
nghiệp cũng có thể gặp nguy cơ phá sản khi khách hàng tẩy chay các sản phẩm của họ. Với tình
hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, với cùng một sản phẩm nhưng người tiêu dùng sẽ có đa
dạng sự lựa chọn.
Doanh nghiệp cần lắng nghe khách hàng, liên tục nghiên cứu các phản hồi, hành vi, sở
thích, mong muốn, nhu cầu của họ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đáp ứng những nhu cầu
đó. Từ đó, xác định được cơ hội, thách thức ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp để đưa ra các quyết định marketing đúng đắn.
5. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm cách chiếm giữ khách hàng, vì thế bắt buộc doanh nghiệp
phải luôn cải thiện sản phẩm/dịch vụ để duy trì sự thỏa mãn và hài lòng từ khách hàng nhằm giữ
vững và tăng cường lượng khách hàng trung thành. Họ có thể tạo ra những hiệu ứng cộng hưởng
cho doanh nghiệp của bạn, nhưng cũng đồng thời tranh giành thị phần và tài nguyên. Các đối thủ
cạnh tranh có ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp trong chiến lược marketing như: lựa chọn thị
trường mục tiêu, nhà cung cấp, kênh tiếp thị, danh mục sản phẩm, danh mục giá & kết hợp
khuyến mại…
6. CÔNG CHÚNG
Ý kiến, thái độ của công chúng với sản phẩm và thương hiệu có ảnh hưởng rất quan trọng
đến chiến lược marketing của doanh nghiệp. Công chúng có thể là khách hàng của doanh nghiệp,
hoặc là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Vì vậy luôn phải phân tích, quan sát và kiểm soát ý
kiến của họ, bởi chỉ cần một vài luồng ý kiến trái chiều hoặc tiêu cực thì không chỉ ảnh hưởng
đến thương hiệu mà còn là quyết định ra đơn của khách hàng.

II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ


 P – Political: Yếu tố chính trị
 E – Economic: Yếu tố kinh tế
 S – Social: Các yếu tố xã hội và nhân khẩu học
 T – Technology: Các yếu tố tiến bộ công nghệ
 L – Legal: Các yếu tố pháp lý và quy định
 E – Environment: Yếu tố môi trường
1. CHÍNH TRỊ
Chính trị có thể là yếu tố tác động trực tiếp và có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh
doanh và tiếp thị. Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế, các quy định về bản quyền, thuế phí, luật
môi trường, luật sức khỏe…đều có thể ảnh hưởng đến các chiến lược marketing của thương hiệu.
Sự bất ổn và thay đổi nhanh chóng về chính trị  MT kinh doanh rủi ro.
MT chính trị tiêu cực  ảnh hưởng:
+ gây khó khăn cho việc xin giấy phép, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
+ hạn chế các chương trình mkt, dây chuyền sản phẩm
2. KINH TẾ
Yếu tố kinh tế là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Môi trường
marketing này còn phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ chính phủ, xu hướng thị trường, lãi suất,
lạm phát hay các sự thay đổi kinh tế hàng đầu.
+ Nghiên cứu tình trạng của nền kinh tế: Chu kỳ của nền kinh tế.
+ Triển vọng kinh tế trong tương lai: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Giai đoạn thịnh
vượng, suy thoái, phục hồi; mức tăng GDP; tỷ suất GDP trên vốn đầu tư…
+ Lãi suất tác động đến mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp; Tỷgiá hối đoái có thể
tạo ra những cơ hội tốt hay những nguy cơ cho doanh nghiệp; Tỷlệ lạm phát cóảnh hưởng mạnh
đến doanh nghiệp nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bán với nước
ngoài, là khả năng cạnh tranh
3. VĂN HÓA XÃ HỘI VÀ NHÂN KHẨU HỌC
Thị trường bao gồm rất nhiều nhiều người dùng, và nhân khẩu học là tên gọi chung cho các
yếu tố định danh, định tính khách hàng của bạn. Nhân khẩu học nghiên cứu khái quát về mặt dân
số, việc nghiên cứu nhân khẩu học của khách hàng sẽ cho bạn một chân dung cụ thể về nhóm
khách hàng mục tiêu và ra chiến lược tập trung về mục tiêu đó.
+ Quy mô dân số: quyết định dung lượng thị trường
+ Tầm vóc, hình dáng người tiêu dùng
+ Quy mô và cơ cấu hộ gia đình: ảnh hưởng đến lượng hàng hoá tiêu dùng
+ Xu hướng kết hôn, ly hôn
+ Tỷ lệ phân chia theo độ tuổi giới tính…
+ Ngôn ngữ
+ Tôn giáo, giá trị, thái độ
+ Giáo dục
+ Gia đình
+ Tổ chức xã hội
=> Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng  các chiến lược SP,QC phân phối
phải xem xét yếu tố văn hóa mà thâm nhập.
4. CÔNG NGHỆ
Áp dụng công nghệ mới  tạo sản phẩm mới  tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Đầu tư cao cho R&D  khả năng sinh lời cao
Các thay đổi công nghệ nào được chấp nhận hay phản đối  cần nắm được thay đổi của
môi trường công nghệ để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng.
5.PHÁP LUẬT: quyền lợi công ty, người tiêu dùng, lợi ích cộng đồng.
Với sự thay đổi của các đảng chính trị, một số thay đổi được nhìn thấy trên thị trường về
thương mại, thuế và thuế, quy tắc và thông lệ, quy định thị trường, v.v. Vì vậy, công ty phải tuân
thủ tất cả những thay đổi này và vi phạm trong đó có thể xử phạt hoạt động kinh doanh của nó.

6.TỰ NHIÊN
Môi trường tự nhiên bao gồm môi trường sinh thái, thời tiết, khí hậu, tài nguyên, năng
lượng. Các nhà quản trị phân tích môi trường vĩ mô trong marketing cần xem xét các cơ hội và đe
doạ có liên quan đến các xu hướng chính trong sự biến đổi của môi trường tự nhiên: sự khan kiếm
các nguồn nguyên liệu, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, chi phí năng lượng ngày càng gia
tăng, sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các chiến
dịch marketing nên chú trọng vấn đề này để không vô tình gây ra các tác động xấu đến môi
trường sinh thái, bởi sẽ kéo theo ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.

You might also like