You are on page 1of 8

QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1: Cụm ngành là gì? Quá trình hình thành và phát triển của cụm ngành. Phân tích các lợi thế cạnh tranh
do cụm ngành tạo ra.
 Khái niệm
Theo Michael Porter, một nhà chiến lược kinh doanh nổi tiếng. Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của
các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các công ty trong các ngành
có liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”. Hay nói cách
khác, cụm ngành là một nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, có các mối liên kết
chặt chẽ với nhau và cạnh tranh với nhau trong phạm vi cụm ngành đó. Bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, nhà
cung cấp nguyên liệu, nhà phân phối, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, cũng như các công ty dịch vụ hỗ trợ khác.
 Quá trình hình thành và phát triển cụm ngành
– Điều kiện tự nhiên và nhân tố sản xuất
+ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, khí hậu,…
+ Nhân tố sản xuất: lao động, vốn đầu tư, công nghệ,…
Hai yếu tố này tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra lợi thế cạnh tranh và khả năng thích ứng trong cụm
ngành. Điều kiện tự nhiên cung cấp nền tảng cho sự phát triển, trong khi nhân tố sản xuất đóng vai trò quan trọng
trong việc tận dụng và phát triển tiềm năng từ điều kiện tự nhiên.
– Điều kiện thuận lợi về nhu cầu
Nhu cầu là một yếu tố chủ động của thị trường, nó tạo ra sự khao khát và mong muốn tiêu dùng các sản phẩm
và dịch vụ. Khi nhu cầu thuận lợi sẽ giúp:
+ Tạo động lực cho sự phát triển
+ Tạo cơ hội kinh doanh
+ Tăng cường đầu tư và sự cạnh tranh
+ Thúc đẩy sự đổi mới và phát triển công nghệ
+ Tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong kinh tế,…
– Sự phát triển của cụm ngành liên quan khác
+ Các cụm ngành liên quan có thể bao gồm các ngành hàng hóa hoặc dịch vụ, liên quan trực tiếp đến
ngành chính cũng như các ngành hỗ trợ, ngành công nghệ thông tin, ngành logistics, ngành tài chính, ngành
marketing và quảng cáo và nhiều ngành khác nữa.
+ Việc phát triển mạnh mẽ của các cụm ngành liên quan có thể có ảnh hưởng tích cực đến cụm ngành
chính, tạo ra nhiều công việc và cơ hội kinh doanh mới, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tổng thể.
– Sự hình thành của một hoặc một vài doanh nghiệp chủ chốt
Doanh nghiệp chủ chốt là những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, thường có vị thế mạnh mẽ, tài chính ổn
định, khả năng cạnh tranh cao. Có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của cụm ngành, giúp:
+ Tạo nên sự cạnh tranh và tiến bộ cho cả cụm ngành
+ Đóng vai trò lãnh đạo trong việc hợp tác, phối hợp và xây dựng mạng lưới liên kết giữa các thành viên
trong cụm ngành
+ Bằng cách chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và tài nguyên sẽ góp phần tăng cường sức mạnh cạnh tranh và phát
triển bền vững cho cả cụm ngành,…
– Đầu tư của nhà nước
+ Bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng (đường cao tốc, cầu đường, cảng biển, sân bay, hệ thống điện, nước,
viễn thông,…) các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặt hàng quốc phòng,…
+ Đầu tư của nhà nước vào cụm ngành đảm bảo sự liên kết, góp phần tăng cường cạnh tranh, tạo việc làm,
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến quyền sở hữu trí tuệ và đem lại lợi ích kinh tế cho cả cộng đồng và
quốc gia.
 Các lợi thế cạnh tranh do cụm ngành tạo ra
– Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
+ Tăng khả năng tiếp cận với các nhân tố đầu vào chuyên biệt như nguyên vật liệu, thông tin, dịch vụ, lao
động kỹ năng, thể chế, cũng như các hàng hóa công khác.
+ Tăng tốc độ, giảm chi phí điều phối và chi phí giao dịch giữa các doanh nghiệp trong cụm ngành.
+ Tăng khả năng truyền bá các thực hành tốt và kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả.
+ Tăng động cơ và NLCT nhờ so sánh trực tiếp với doanh nghiệp trong cụm ngành.
+ Tăng sức ép đổi mới và nhu cầu định vị chiến lược (phân biệt hóa) doanh nghiệp của mình so với các đối
thủ cạnh tranh.
– Thúc đẩy đổi mới
+ Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường, do tiếp cận được với nhiều
nguồn thông tin (chẳng hạn như sự tồn tại của các nhu cầu chưa được đáp ứng, về thị hiếu kinh tế và yêu cầu khắt
khe của khách hàng,…).
+ Tăng cường khả năng đổi mới nhờ sự hiện hữu của nhiều nhà cung ứng, các chuyên gia hàng đầu và các
thể chế hỗ trợ.
+ Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới nhờ sự sẵn có của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch
vụ hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước – khâu sau.
– Thúc đẩy thương mại hóa và ra đời doanh nghiệp mới
+ Cơ hội cho các công ty mới hoặc dòng sản phẩm mới được cụm ngành kiểm định, chính xác hơn so với
trường hợp đứng biệt lặp bên ngoài cụm ngành.
+ Khuyến khích việc hình thành các công ty độc lập và các công ty mới, nhờ sự tập trung của các công ty
trong ngành, các mối quan hệ thương mại và của nhu cầu.
+ Giảm chi phí thương mại hóa sản phẩm mới và thành lập doanh nghiệp mới trong hệ sinh thái cụm
ngành, nhờ sự có sẵn các nguồn lực về tài chính và kỹ năng.
Câu 2: Mô hình kim cương là gì? Trình bày nội dung mô hình kim cương. Phân tích mô hình kim cương cho
Việt Nam.
 Khái niệm
Mô hình kim cương Porter (hay còn gọi là Lý thuyết của Diamond về lợi thế quốc gia) là một mô hình được
thiết kế để hiểu được lợi thế cạnh tranh nhờ một số yếu tố có sẵn mà các quốc gia hoặc các nhóm sở hữu, và giải
thích cách các chính phủ có thể hành động như một chất xúc tác để cải thiện vị thế của một quốc gia trong môi
trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
 Nội dung mô hình kim cương Porter
Mô hình kim cương Porter giải thích các yếu tố có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thị trường hoặc nền kinh tế
của quốc gia này so với một thị trường hoặc nền kinh tế của quốc gia khác. Mô hình còn được các doanh nghiệp sử
dụng để đánh giá sự cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực mình hoạt động.
Mô hình phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh và đánh giá một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có
môi trường kinh doanh vi mô lành mạnh hay không. Mô hình đưa ra 4 yếu tố tương tác với nhau:
– Điều kiện các yếu tố sản xuất: Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ thông tin,… Tất cả sẽ quyết định
đến năng suất lao động và năng lực sáng tạo của doanh nghiệp.
– Điều kiện về cầu: Nhu cầu của thị trường tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường. Nó cho
thấy tính chất của khách hàng, từ đó điều chỉnh hoạt động sản xuất và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Để đánh
giá nhu cầu của một thị trường, có thể xem xét triển vọng phát triển, năng lực chi trả của khách hàng và doanh số
của sản phẩm.
– Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Hoạt động của một ngành có sự liên kết lớn với các ngành khác. Các bên có
vai trò cung cấp nguyên vật liệu, gia công,… Để phát triển mạnh trên thị trường quốc tế, cần có các cụm ngành thay
vì một ngành riêng lẻ.
– Chiến lươc, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành: Các quy định, luật lệ, khuyến khích, áp lực chi phối và
mức độ cạnh tranh của các ngành có ảnh hưởng lớn đến các chính sách thúc đẩy năng suất lao động. Ngoài ra, chiến
lược quản lý và cơ cấu tổ chức hiệu quả cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến khả năng cạnh tranh
của các ngành.
Ngoài ra, yếu tố cơ hội và yếu tố Chính phủ là 2 yếu tố có tác động gián tiếp đến 4 yếu tố chính trên. Thông
qua những cơ hội phát triển từ bản thân ngành và môi trường kinh doanh cũng như những chính sách phát triển của
chính phủ, có thể đánh giá được lợi thế cạnh tranh của ngành đó.
 Phân tích mô hình kim cương cho Việt Nam
– Điều kiện các yếu tố sản xuất: Trong ngành du lịch. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, có các thành phố nổi
tiếng như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM,…có các địa điểm du lịch nổi tiếng như Phú Quốc, Hạ Long, Sapa, Huế, Hội An,…
Nhân lực trong ngành du lịch tại Việt Nam rất đa dạng, từ nhân viên nhà hàng và khách sạn cho đến hướng dẫn viên
du lịch và nhân viên chăm sóc khách hàng. Việt Nam đã và đang thu hút được nhiều vốn đầu tư trong lĩnh vực du lịch
từ trong và ngoài nước. Tiếp thu và áp dụng công nghệ mới để quảng bá du lịch, đặt phòng online và cung cấp thông
tin cho du khách.
– Điều kiện về cầu: Việt Nam đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch quốc tế nhờ vào các danh lam thắng
cảnh tuyệt đẹp, di sản văn hóa và ẩm thực độc đáo như Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế,…Những
thuận lợi về visa, chính sách mở cửa đất nước và sự phát triển của hàng không, giúp thu hút du khách từ các quốc
gia khác. Các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM đang trở thành các trung tâm thu hút khách du lịch nội địa thông
qua các hoạt động văn hóa, lễ hội và thương mại.
– Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Ngành ẩm thực và dịch vụ ăn uống là ngành hỗ trợ quan trọng để đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng và giải trí của du khách. Bao gồm các nhà hàng, quán bar, quầy bán đồ ăn nhanh và các dịch vụ
ẩm thực khác. Chất lượng thực phẩm, món ăn đa dạng, giá cả hợp lý và không gian ấm cúng là những yếu tố quan
trọng để thu hút khách du lịch. Ngành mua sắm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mua sắm cho khách du lịch. Bao
gồm các trung tâm mua sắm, chợ, cửa hàng đặc sản và các sản phẩm du lịch khác. Độ đa dạng của sản phẩm, chất
lượng và giá cả hợp lý là những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch.
– Chiến lươc, cơ cấu và môi trường cạnh tranh ngành: Việt Nam hiện đang tập trung vào chiến lược việc xây
dựng hạ tầng du lịch, quảng bá và marketing hiệu quả để thu hút khách du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng
cường sự đa dạng hóa các loại hình du lịch. Ngành du lịch ở Việt Nam có cấu trúc phân tán, với sự tham gia của các
doanh nghiệp du lịch đa dạng từ các khách sạn, resort, nhà hàng, đến dịch vụ vận chuyển và các cơ sở vui chơi giải
trí. Cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, do sự gia tăng của các điểm đến du lịch mới và sự cạnh tranh từ các
quốc gia khác trong khu vực. Các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, giá cả, quảng
bá và tiếp thị để thu hút khách du lịch.
Câu 3: Trình bày các nhân tố tăng trưởng kinh tế.
 Các nhân tố tác động từ phía cung
Nguồn cung cấp lao động: Sự sẵn có và chất lượng của nguồn lao động địa phương có thể ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất và mức lương của khu vực.
Sự đầu tư vào hạ tầng: Việc xây dựng và duy trì hạ tầng cơ bản (như đường xá, năng lượng, nước sạch, viễn
thông, và giao thông vận tải,…) quyết định về khả năng của doanh nghiệp trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa
và dịch vụ.
Khả năng sản xuất và công nghệ: Các doanh nghiệp địa phương cần sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất
hiện đại để tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khả năng quản lý và doanh nghiệp: Các doanh nghiệp địa phương cần có khả năng quản lý hiệu quả để tối ưu
hóa sản xuất, quản lý tài chính, và phát triển chiến lược kinh doanh.
Sự cạnh tranh và môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh địa phương bao gồm quy định, thuế, lãi suất,
… có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng có thể
tạo động lực để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Khả năng tiếp cận thị trường: Khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường cả trong và ngoài khu vực địa phương,
có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và tăng trưởng kinh tế.
Tài chính và vốn đầu tư: Sự có mặt của tài chính và khả năng huy động vốn đầu tư cho các doanh nghiệp là yếu
tố quyết định về khả năng mở rộng và phát triển kinh doanh.
Sự đổi mới và nghiên cứu phát triển: Việc đầu tư vào đổi mới và nghiên cứu phát triển có thể tạo ra sản phẩm
và dịch vụ mới, cải thiện chất lượng, và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương.
 Các nhân tố tác động từ phía cầu
Tiêu dùng và nhu cầu: Sự gia tăng thu nhập của người dân và thay đổi trong thói quen tiêu dùng có thể tạo ra
cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp địa phương.
Đầu tư: Sự gia tăng đầu tư từ phía tư nhân và chính phủ vào khu vực có thể tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy
sự phát triển của doanh nghiệp địa phương.
Mô hình thương mại: Gồm các chuỗi cung ứng và mạng lưới phân phối, có thể ảnh hưởng đến doanh số bán
hàng và tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tài khóa và tiền tệ: Chính sách liên quan đến tiền tệ, lãi suất và thuế có thể tạo điều kiện thuận lợi
hoặc khó khăn cho tiêu dùng và đầu tư trong khu vực.
Môi trường kinh doanh: Bao gồm quy định và chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có thể tạo điều kiện
thuận lợi hoặc khó khăn cho việc hoạt động kinh doanh và đầu tư.
Sự thay đổi trong tình hình thị trường: Các yếu tố như sự thay đổi trong tình hình thị trường quốc tế và quốc
gia có thể tác động đến khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương.
Sự thay đổi trong tình hình chính trị: Sự ổn định chính trị và chính sách công có thể ảnh hưởng đến tình hình
kinh tế địa phương, bao gồm cả sự tin tưởng của nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Sự đổi mới và xu hướng thị trường: Sự đổi mới trong sản phẩm và dịch vụ, cũng như thay đổi trong xu hướng
thị trường, có thể tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp địa phương.
Câu 4: Giải thích những tác động tích cực và tiêu cực của FDI cho Việt Nam như một nước đang nhận đầu
tư.
 Tích cực:
– Dòng vốn FDI được các công ty nước ngoài dày dặn kinh nghiệm quản lý và điều hành. Các công ty thuộc đa
lĩnh vực như sản xuất, đầu tư, tài chính,…
– Tận dụng được nguồn lao động trong nước cũng như tài nguyên khoáng sản để sản xuất. Từ đó giúp tăng cơ
hội việc làm và đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
– Tăng quy mô sản xuất giúp giảm chi phí, tạo giá thành phù hợp giúp mọi người dân đều tiếp cận các loại hàng
hóa một cách dễ dàng.
– Giảm thuế phí cũng như hàng rào bảo hộ mậu dịch của quốc gia thu hút FDI.
– Tăng cường nguồn vốn để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
– Tăng nguồn thu ngân sách cho cả 2 bên thu hút đầu tư lẫn nhà đầu tư.
– Phân bổ nguồn vốn từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.
– Bên cạnh thu hút tài chính, các nước nhận đầu tư còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật
hiện đại và một yếu tố rất quan trọng đó là chuyển giao công nghệ sản xuất.
– Tạo ra mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia.
 Tiêu cực:
– Nguồn vốn từ nước đầu tư sẽ mất đi do chuyển dòng tiền qua các nước nhận đầu tư.
– FDI có xu hướng chuyển đến các quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp để tạo ra nguồn lợi nhuận cao.
Vậy nên tình trạng thất nghiệp ở nước đầu tư sẽ gia tăng.
– Các chính sách tại nước nhận đầu tư có thể bị thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy có gây ra những ảnh hưởng, tác động gián tiếp cho các doanh nghiệp trong nước.
– Nước nhận đầu tư có thể bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.
– Nước nhận đầu tư sẽ phải chấp nhận việc đánh đổi môi trường tự nhiên để đổi lấy lợi ích về kinh tế.
Câu 5: Trình bày chiến lược “hỗ trợ về giá cho nhà đầu tư” có thể áp dụng làm tăng giá trị của vị trí địa
phương.
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách tỉnh và cũng là khoản chi trả chủ
yếu của doanh nghiệp. Thu nhập của tỉnh được tạo ra từ tiền thuế của doanh nghiệp, và nếu doanh nghiệp không
tồn tại thì địa phương cũng mất thu. Vì vậy, nhằm đảm bảo mục tiêu lâu dài, địa phương cần phải có biện pháp tính
thuế, sao cho mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và vẫn đảm bảo nguồn thu cho địa phương. Địa phương có thể đưa ra
cách tính thuế cho các doanh nghiệp theo thăm niên gắn bó với địa phương. Theo đó, doanh nghiệp gắn bó lâu dài
với địa phương sẽ được hỗ trợ một mức thuế nhất định. Cách tính cụ thể cần được thể hiện bằng văn bản và quảng
bá rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hỗ trợ các chi phí phát sinh: Các chi phí cần thiết cho doanh nghiệp như xúc tiến thương mại, hội chợ, tư vấn
pháp lý,…Địa phương có thể trợ giúp miễn phí cho các doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Hỗ trợ đào tạo nghề: Địa phương có thể đưa ra những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cấp chuyên môn
cho đối tượng lao động của các doanh nghiệp, nếu đối tượng được cử đi đào tạo đó là người địa phương. Như vậy,
vừa cắt giảm chi phí của doanh nghiệp, vừa đảm bảo doanh nghiệp sử dụng lao động của địa phương, vừa hợp lý
hóa trong việc sử dụng phúc lợi xã hội.
Câu 6: Các yếu tố cho sự thành công của Marketing địa phương?
Chiến lược Marketing địa phương sẽ được xây dựng từ rất nhiều yếu tố khác nhau, tất nhiên không phải ngẫu
nhiên mà các hoạt động, chương trình được bạn xây dựng sẽ thành công ngay lập tức. Hơn thế, kết quả của
Marketing địa phương sẽ phải trải qua một quãng thời gian dài mới nhận thấy rõ được. Chứ không phải chỉ trong
một khoảng thời gian ngắn đã có thể đo lường, như các hoạt động Marketing đơn thuần của các doanh nghiệp. Theo
đó, để tạo nên sự thành công cho các chiến lược Marking địa phương thì bạn phải tập trung vào các yếu tố dưới đây:
– Độ nhận diện của địa phương: Nếu như doanh nghiệp có độ nhận diện thương hiệu thì trong chiến lược này
cũng sẽ có độ nhận diện địa phương. Bước đầu bạn cần phải biết được đâu là những ưu thế của địa phương, đâu là
những điều có thể tạo dựng thành những đặc điểm nổi bật nhất. Bởi không phải tất cả mọi người, khi được nghe
nhắc đến cái tên của địa phương bạn, cũng đều biết đó là ở đâu, có gì để gợi nhớ hay không.
– Xu thế phát triển của địa phương: Đây là yếu tố không thể có mặt ngay ở thời điểm hiện tại, để chúng ta có
thể đánh giá một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, xu thế phát triển của địa phương trong tương lai sẽ quyết định đến
chiến lược Marketing rất nhiều. Ví dụ, nếu xu thế phát triển của địa phương là trở thành một điểm du lịch văn hóa,
lịch sử. Thì sẽ cần phải phát triển các hoạt động quảng bá, đánh mạnh vào các yếu tố khác liên quan như ẩm thực và
dịch vụ như thế nào.
– SEO địa phương: Nếu bạn cho rằng chỉ có các hoạt động Marketing của doanh nghiệp mới cần sử dụng đến
phương pháp SEO thì bạn đã sai. Hiện nay, mọi người đều có thói quen tìm kiếm các thông tin trên internet. Nếu như
các thông tin của địa phương không có mặt hoặc không được tối ưu một cách tốt nhất, thì đương nhiên rất khó để
thu hút họ.
– Mạng xã hội: Mạng xã hội ngày cành phát triển một cách đầy mạnh mẽ, rất nhiều hoạt động trong đời sống
đều bị ảnh hưởng từ đây rất nhiều. Tất nhiên, nếu muốn thúc đẩy hoạt động Marketing địa phương của mình thì đây
chính là yếu tố rất quan trọng.
– Những lợi thế riêng của địa phương: Lợi thế riêng biệt chính là yếu tố tạo nên sự thành công cho chiến lược
Marketing địa phương nếu như bạn biết cách tận dụng triệt để. Bởi “sản phẩm” địa phương không giống như các sản
phẩm đặc thù khác, khi nó luôn có những đặc điểm riêng biệt, không trùng lặp.

You might also like