You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa trong môi trường kinh doanh quốc gia? Theo
anh/chị, yếu tố nào đóng góp nhiều nhất để hình thành nên văn hóa của 1 quốc gia? Vì sao?
Các yếu tố cấu thành văn hóa trong môi trường kinh doanh quốc gia là:
- Thẩm mỹ: Là sở thích, thị hiếu, sự cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nghệ thuật về
ý nghĩa tượng trưng của màu sắc, hình dáng, âm thanh. Có ảnh hưởng lớn đến việc
lựa chọn màu sắc, biểu tượng, âm thanh – âm nhạc trong quảng cáo, bao bì sản phẩm
- Thái độ: Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của
con người đối với 1 đối tượng nào đó.
+ Thái độ đối với thời gian
+ Thái độ đối với công việc
+ Thái độ đối với sự thay đổi
- Ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ thành lời (Lời nói, chữ viết)
+ Ngôn ngữ không lời (Cử chỉ, điệu bộ, tư thế, nét mặt, ánh mắt,..)
- Phong tục và tập quán: Những thói quen hay hành vi phổ biến trong những tình
huống cụ thể được hình thành từ lâu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (thờ
cúng, lễ hội,..)
- Cấu trúc xã hội:
+ Nhóm xã hội (gia đình, giới tính)
+ Địa vị xã hội
+ Hệ thống đẳng cấp
+ Hệ thống giai cấp
- Tôn giáo: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hinđu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do thái
giáo
- Giáo dục:
+ Giáo dục chính thức (nhà trường) và không chính thức (gia đình, xã hội)
+ Cung cấp hiểu biết, kiến thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa
+ Trình độ giáo dục (phổ thông, đại học, trên đại học)
+ Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của một thị trường – mức độ
sẵn có của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề phù hợp, lựa chọn sản
phẩm kinh doanh và cách thức quảng bá sản phẩm.
Yếu tố quan trọng nhất là: Ngôn ngữ. Ngôn ngữ đóng góp nhiều nhất để hình thành nên
văn hóa của một quốc gia. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin mà còn
là bản chất của giao tiếp và tương tác xã hội. Nó không chỉ hình thành ý nghĩa của từng từ
ngữ mà còn phản ánh giá trị, quan điểm, và lịch sử của một cộng đồng. Ngôn ngữ là nền
tảng của văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến thái độ, phong tục, tập quán, và giáo dục của quốc
gia.
Câu 2: Phân tích tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế? Lấy ví dụ minh
họa cho từng tác động?
Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
- Tránh quan điểm vị chủng: quan điểm cho rằng 1 dân tộc hay văn hóa của 1 dân tộc
có tính ưu việt hơn so với các dân tộc hoặc các tền văn hóa khác
- Đàm phán: thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia, chiến thuật đàm phán
- Giao tiếp với đối tác, khách hàng
Ví dụ: Trong một số văn hóa, giao tiếp có thể được ưu tiên thông qua ngôn ngữ cơ thể
hơn là lời nói. Điều này có thể tạo khó khăn cho doanh nghiệp nếu họ không hiểu được
các dấu hiệu này.
Ví dụ: Một số văn hóa có xu hướng ưa chuộng môi trường làm việc có tính cộng đồng
cao, trong khi những văn hóa khác có thể coi trọng tính cá nhân và độc lập cao hơn.
Điều này có thể ảnh hưởng đến cách quản lý nhân sự và xây dựng đội ngũ làm việc.
- Quá trình ra quyết định: ai là người ra quyết định (cá nhân hay tập thể) và ra quyết
định như thế nào (dựa trên thông tin định lượng hay định tính, sự hợp lý, kinh
nghiệm hay các yếu tố khác)
Ví dụ: Trong một số văn hóa, quyết định kinh doanh có thể được đưa ra dựa trên quan
hệ cá nhân hơn là dữ liệu và số liệu. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ là quan trọng
để đạt được sự hiểu biết và ủng hộ.
- Văn hóa và marketing:
+ Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
+ Lựa chọn các nhà phân phối và các đối tác khác
+ Chuẩn bị hội chợ, triển lãm ở nước ngoài
+ Thiết kế bao bì, đóng gói
+ Lựa chọn hình thức quảng cáo, khuyến trương sản phẩm,..
+ Văn hóa và quản trị nhân lực: tuyển chọn, bố trí công việc, trả lương, thưởng phạt,
quan hệ lao động (phụ thuộc vào giá trị và thái độ, văn hóa định hướng nhóm hay định
hướng cá nhân, tôn giáo)
Ví dụ: Việc hiểu biết về giá trị và sở thích của người tiêu dùng trong mỗi văn hóa là quan
trọng để phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Câu 3: Phân tích tác động của môi trường Chính trị - Pháp luật đến hoạt động kinh doanh
quốc tế? Tại sao doanh nghiệp cần hiểu biết vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
*Tác động của môi trường Chính trị - Pháp luật đến hoạt động kinh doanh quốc tế
• Môi trường Chính trị ảnh hưởng đến quyết định và chiến lược kinh doanh. Chính
sách thuế, biện pháp quản lý thị trường, và ổn định chính trị đều có thể tác động đến
hoạt động kinh doanh quốc tế.
• Pháp luật quốc tế có thể đặt ra các rủi ro và yêu cầu tuân thủ đối với doanh nghiệp.
Sự biến động trong quy định và chuẩn mực có thể ảnh hưởng đến cả quá trình sản
xuất và tiếp thị.
Nguồn gốc của rủi ro chính trị:
- Lãnh đạo chính trị yếu kém
- Mâu thuẫn giữa các nước
- Có sự can thiệp của giới quân sự hoặc tôn giáo vào chính trị
- Mâu thuẫn giữa các đảng phái, sắc tộc, tôn giáo
- Hành vi của doanh nghiệp
- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội
Phân loại rủi ro chính trị:
- Theo phạm vi tác động:
+ Rủi ro vĩ mô
+ Rủi ro vi mô
- Theo hình thức biểu hiện:
+ Tước đoạt tài sản
+ Thay đổi chính sách thuế
+ Bạo động
+ Trừng phạt, cấm vận kinh tế – thương mại
+ Tẩy chay sản phẩm, dịch vụ,..
Hậu quả của rủi ro chính trị:
- Mất quyền sở hữu
- Thị trường (đầu ra, đầu vào) bị mất hoặc bị thu hẹp
- Tổn thất vật chất, tài chính, nhân sự, thương hiệu, hình ảnh
Ngăn ngừa rủi ro chính trị:
- Đánh giá mức độ liên quan đến DN
- Phân tích các sự kiện chính trị tiềm năng
- Thích ứng với rủi ro, tạo sự phụ thuộc của nước sở tại vào DN, rà soát, dự đoán các
sự kiện chính trị
- Tác động đến chính trị địa phương (Lobby – vận động hành lang)

Doanh nghiệp cần hiểu biết vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì:
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) giúp doanh nghiệp bảo vệ ý tưởng sáng tạo,
sản phẩm, và dịch vụ của mình khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng trái phép bởi đối
thủ cạnh tranh.
- Nhãn hiệu và thiết kế độc đáo là một phần quan trọng của QSHTT. Bảo vệ chúng
giúp duy trì và tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Việc có chính sách bảo hộ QSHTT tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển, khi họ biết rằng sáng tạo của mình sẽ được bảo vệ.
- QSHTT tạo ra minh bạch trong giao dịch kinh doanh và tăng độ tin cậy từ phía đối
tác, khách hàng, và nhà đầu tư.
- Ngăn cản các DN định giá, phân chia thị trường và giành ưu thế độc quyền một cách
không công bằng
- Ngăn cản các DN bán hàng hóa với giá thấp, làm tổn hại thị trường và nhà sản xuất
nội địa

Câu 4: Phân tích các chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế? Lấy ví dụ minh
họa cụ thể?
Các chủ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế:
- Quốc gia và chính phủ: Kinh doanh quốc tế đòi hỏi sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi từ quốc gia và chính phủ.
Ví dụ: Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách và quy định để thúc đẩy kinh
doanh quốc tế, như Chương trình Vành đai và Con đường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
tham gia hợp tác và đầu tư.
- Tổ chức tài chính: đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập quy tắc và giao
thương quốc tế, tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều quốc gia.
Ví dụ: Liên Hiệp Quốc (UN) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều đóng vai trò
quan trọng trong việc thiết lập quy tắc và giao thương quốc tế, tác động đến hoạt động kinh
doanh của nhiều quốc gia.
- Doanh nghiệp đa quốc gia (MNCs): có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng
toàn cầu và thị trường tiêu thụ.
Ví dụ: Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc hoạt động quốc tế rộng rãi, có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường tiêu thụ.
- Người lao động: đóng góp quan trọng khi tham gia lao động ở nước ngoài, làm
phong phú và đa dạng hóa lực lượng lao động quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế của quốc gia gửi và quốc gia nhận.
Ví dụ: Người Việt Nam qua nước ngoài lao động.
- Khách hàng và thị trường tiêu thụ: thị trường khách hàng quốc tế có sự đa dạng
về văn hóa và ưu thích, ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp nội địa và quốc tế
tiếp cận, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ.
Ví dụ: Thị trường người tiêu dùng ở Trung Đông có sự đa dạng về văn hóa và ưu thích,
ảnh hưởng đến cách các công ty nội địa và quốc tế tiếp cận và quảng bá sản phẩm của họ.

Câu 5: Phân tích các lí thuyết về thương mại quốc tế?


Các lý thuyết về thương mại quốc tế:
1. Chủ nghĩa trọng thương:
- Các quốc gia tích lũy của cải bằng cách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu
- 3 trụ cột:
+ Duy trì thặng dư thương mại (XK>NK)
+ Can thiệp của chính phủ
+ Bóc lột các thuộc địa
- Hạn chế:
+ TMQT là trò chơi người thắng kẻ thua
+ Cản trở phát triển kinh tế ở các nước thuộc địa
2. Lợi thế tuyệt đối:
- Lợi thế tuyệt đối: Khả năng của 1 quốc gia sản xuất 1 mặt hàng với hiệu quả cao
hơn so với 1 quốc gia nào khác
- Chuyên môn hóa và trao đổi quốc tế dựa trên lợi thế tuyệt đối gia tăng sản lượng
của thế giới và tiêu dùng ở các nước tham gia
3. Lợi thế so sánh:
- Lợi thế so sánh: Khả năng của 1 quốc gia sản xuất 1 mặt hàng có hiệu quả cao hơn
tương đối so với sản xuất những mặt hàng khác.
- David Ricardo (1817) – thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh gia tăng sản
lượng của thé giới và tiêu dùng ở các nước tham gia
4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin:
- Mức độ trang bị các yếu tố sản xuất: Mỗi nước được trang bị 2 yếu tốc lao động (L)
và vốn (K).
- Một quốc gia được coi là dồi dào về lao động nếu có tỷ lệ L/K cao hơn L/K của
quốc gia thứ 2. Khi đó quốc gia thứ 2 được coi là dồi dào về vốn.
- Một mặt hàng được coi là thâm dụng lao động nếu tỷ lệ L/K sử dụng cho sản xuất
một đơn vị mặt hàng đó cao hơn so với tỷ lệ L/K của mặt hàng thứ 2.
- Thương mại được quy định bởi sự khác biệt về mức độ dồi dào các yếu tố sản xuất
giữa các quốc gia
- Định lý H-O: Quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thâm dụng yếu tố
dồi dào và nhập khẩu mặt hàng thâm dụng yếu tố khan hiếm
5. Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm:
- Một công ty phát minh ra 1 sản phẩm mới trước hết sẽ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đó ở thị trường nội địa, sau đó xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, và muộn hơn là
tiến hành đầu tư trực tiếp để sản xuất sản phẩm đó ngay tại thị trường nước ngoài
6. Can thiệp của chính phủ vào thương mại
- Thương mại tự do: diễn ra không gặp phải các rào cản như thuế quan, hạn ngạch và
các công cụ khác.
- Thương mại tự do mang lại các lợi ích kinh tế tĩnh (mức tiêu dùng trong nước cao
hơn, nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn) và lợi ích kinh tế động (thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, gia tăng của cải, phúc lợi cho các quóc gia,..)
- Trên thực tế các quốc gia đều can thiệp vào thương mại vì lợi ích quốc gia.
Câu 6: Phân tích các căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp?
Cách thức để doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận: Giảm chi phí và/hoặc tăng giá trị sản phẩm.
Chiến lược là làm thế nào để giảm chi phí và/hoặc tăng giá trị sản phẩm, từ đó gia tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp.
(1) Giảm chi phí: DN cần giảm chi phí tạo giá trị - cụ thể là giảm chi phí khi thực hiện
các hoạt động tạo giá trị như marketing, phát triển sản phẩm, cung ứng đầu vào –
đầu ra, sản xuất/ gia công/ lắp ráp,..
(2) Tăng giá trị: DN có thể làm tăng giá trị sản phẩm của mình dưới con mắt khách
hàng ở các góc độ chất lượng, thiết kế, vận hành, tính năng, dịch vụ khách hàng,
thượng hiệu,.. (Ví dụ: các dòng xe của BMW, Mercedes)
Các căn cứ lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế:
(1) Áp lực giảm chi phí:
- Áp lực giảm chi phí cao - ở các ngành sản xuất các mặt hàng chuẩn hóa, các mặt
hàng đáp ứng nhu cầu phổ biến. Ví dụ: các ngành sản xuất hóa chất, xăng dầu, xi
măng, sắt thép, chíp bán dẫn, máy tính cá nhân, màn hình tinh thể lỏng…
- Áp lực giảm chi phí thấp – đối với các sản phẩm có tính vượt trội, ít hoặc không có
đối thủ cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu riêng biệt (ví dụ: phần mềm máy tính, ô tô Alfa
Romeo, thiết bị công nghệ tinh vi,..)
(2) Áp lực thích ứng với địa phương:
- Áp lực thích ứng với địa phương phát sinh do có sự khác biệt các thị trường
- Khác biệt về sở thích và thị hiếu của khách hàng (do yếu tố lịch sử hoặc văn hóa).
Ví dụ: xe bán tải ở Mỹ và Châu Âu, chương trình MTV ở Mỹ và các khu vực khác.
=> trao chức năng sản xuất và marketing cho các chi nhánh trên thị trường nước
ngoài
- Khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán tiêu dùng (chủ yếu mang tính lịch sử). Ví
dụ: điện 110-120V ở Mỹ, 220/240V – Châu Âu => Trao chức năng sản xuất cho
các chi nhánh trên thị trường nước ngoài.
- Khác biệt về kênh phân phối. Ví dụ: Siêu thị ở Brazil, Balan, Nga; Bán hàng ở Mỹ
(hard sell) và Nhật (soft sell) => Trao chức năng marketing cho các chi nhánh trên
thị trường nước ngoài.
- Quy định Chính phủ. Ví dụ: quy định sản xuất – kinh doanh thuốc chữa bệnh =>
Nên tổ chức sản xuất tại chỗ
Câu 7: Phân tích các chiến lược kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn?
Các chiến lược kinh doanh quốc tế mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn:
(1) Chiến lược toàn cầu:
- Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm
vi toàn cầu (giảm thiểu hoạt động thừa, trùng lặp; tối đa hóa hiệu quả, tác động học
hỏi và mức độ liên kết)
- Từng hoạt động tạo giá trị - sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm được tập trung
thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới
- Chuẩn hóa sản phẩm, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí – giá
- Áp dụng chính sách marketing chung cho tất cả các thị trường (VD: Intel, Motorola,
trong ngành công nghiệp bán dẫn)
(2) Chiến lược đa quốc gia:
- Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợi nhuận)
của DN bằng cách thích ứng sản phẩm với từng thị trường nước ngoài.
- Để thích ứng, mỗi một chi nhánh ở nước ngoài thực hiện hầu hết tất cả hoạt động
tạo giá trị quan trọng như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm,..
- Phù hợp khi sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường về sở thích, thị hiếu là đáng
kể, còn áp lực giảm chi phí không cao.
(3) Chiến lược xuyên quốc gia:
- Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạm
vi toàn cầu, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm bằng cách thích ứng sản phẩm với
từng thị trường.
- Các chi nhánh có quyền tự chủ cao khi thực hiện các hoạt động cơ bản như sản xuất,
marketing (để thích ứng tốt) đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ với nhau (để giảm
chi phí). Ví dụ: Cartepillar.
- Theo đuổi chiến lược này rất phức tạp do mâu thuẫn giữa yêu cầu giảm chi phí với
yêu cầu thích ứng.
(4) Chiến lược quốc tế:
- Hay còn gọi là chiến lược sao chép – chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận
bằng cách chuyển giao và khai thác các sản phẩm và kỹ năng vượt trội của DN trên
thị trường nước ngoài.
- Sản phẩm được thiết kế, sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài với những
thích ứng không đáng kể; hoặc sản phẩm được thiết kế trong nước, còn việc sản
xuất và tiêu thụ giao cho các chi nhánh nước ngoài thực hiện.
- Phù hợp với những sản phẩm có nhu cầu phổ biến nhưng không có, hoặc có ít đối
thủ cạnh tranh. Ví dụ: máy photocopy của Xerox những năm 1960, phần mềm
Microsoft
Mỗi chiến lược trên giúp doanh nghiệp khai thác được:
- Khai thác sản phẩm và kỹ năng vượt trội
- Khai thác kinh tế địa điểm
- Khai thác hiệu ứng đường kinh nghiệm
- Học hỏi, chuyển giao kỹ năng, kiến thức và hợp tác chiến lược
Câu 8: Phân tích các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế? Phương thức nào là tối
ưu? Vì sao?
Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế:
(1) Phương thức xuất nhập khẩu:
Xuất khẩu (Exporting): việc bán hàng hóa - dịch vụ từ nước này sang nước khác.
Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting): doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng
của mình ở thị trường nước ngoài (qua đại diện bán hàng, đại lý phân phối)
Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting): doanh nghiệp bán hàng ra thị trường nước ngoài
thông các trung gian (đại lý, công ty quản lý xuất khẩu, công ty kinh doanh xuất khẩu)
• Ưu điểm của xuất khẩu: - Ít rủi ro, chi phí thâm nhập thấp, giúp gia tăng nhanh
chóng doanh số bán, tận dụng công suất dư thừa, khai thác kinh tê quy mô, tích lũy
kinh nghiệm kinh doanh quốc tế
• Nhược điểm của xuất khẩu: Chi phí vận chuyên, rào cản thương mại, hạn chế kiểm
soát bán hàng ở nước ngoài, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng thấp
nên khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp cạnh tranh (đặc biệt đối với phương
thức xuất khẩu gián tiếp).
(2) Phương thức hợp đồng:
Phương thức thâm nhập qua đó doanh nghiệp chuyển giao những hàng hóa, tài sản, kỹ năng
đặc biệt ra thị trường nước ngoài. Có các phương thức hợp đồng như sau:
*Hợp đồng giấy phép (Licensing)
• Một doanh nghiệp sở hữu tài sản vô hình (người nhượng giấy phép) trao lại cho một
doanh nghiệp khác (người nhận giấy phép) quyền sử dụng tài sản đó trong một thời gian
nhất định. Phổ biến trong lĩnh vực sản xuất.
• Tài sản vô hình có thể bao gồm phát minh, sáng chế, bản quyền, công thức, thiết kế, nhãn
hiệu... Có 3 loại hợp đồng giấy phép:
- Hợp đồng giấy phép độc quyền - bên mua giấy phép được độc quyền sử dụng các
tài sản vô hình trong việc sản xuất và bán các sản phẩm trên một khu vực địa lý xác
định.
- Hợp đồng giấy phép không độc quyền cho phép bên mua giấy phép được quyền sử
dụng các tài sản vô hình, nhưng đó không phải là người duy nhất được sử dụng tài
sản này trên thị trường.
- Hợp đồng giấy phép chéo - Mỗi bên tham gia có quyền sử dụng tài sản vô hình của
bên kia.
• Ưu điểm của hợp đồng giấy phép - Chi phí thâm nhập thấp, ít rủi ro, không phải
chuyển giao nguồn lực lớn ra thị trường nước ngoài; DN thâm nhập được thị trường
nước ngoài trong trường hợp các phương thức khác không thể thực hiện được (VD:
Xerox vào Nhật Bản năm 1962).
• Nhược điểm của hợp đồng giấy phép - Nguy cơ mất tài sản, tạo ra đối thủ cạnh tranh
trong tương lai; hạn chế khả năng khai thác các cơ hội mới trên thị trường nước
ngoài; Khó kiểm soát hoạt động sản xuất, marketing trên thị trường nước ngoài;
không phối hợp được hoạt động giữa các thị trường khác nhau; làm giảm sự tương
đồng về chất lượng, hình ảnh sản phẩm của DN trên phạm vi toàn cầu.
*Hợp đồng nhượng quyền (Franchising):
- Một DN (người nhượng quyền) trao lại cho một DN khác (người nhận quyền)
một tài sản vô hình cùng với những hỗ trợ khác trong một thời gian kéo dài.
- Tài sản mà người nhận quyền mong muốn nhất là thương hiệu, nhãn hiệu của người
nhượng quyền. Phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ (ăn uống, giải trí, khách sạn).
• Ưu điểm: Chi phí thấp, ít rủi ro; mở rộng hoạt động nhanh chóng về địa lý; đảm bảo
tính thống nhất của sản phẩm trên các thị trường khác nhau; khai thác hiểu biết văn
hóa và kỹ năng của các nhà quản trị địa phương.
• Nhược điểm: Khó khăn trong quản lý số lượng lớn cơ sở kinh doanh ở nước ngoài;
người nhận quyền bị hạn chế trong việc lựa chọn chiến lược, chiến thuật kinh doanh.
*Phương thức đầu tư (Investment Entry Modes):
• Doanh nghiệp trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm trên
thị trường nước ngoài.
• Hai hình thức phổ biến là Chi nhánh sở hữu toàn bộ và Doanh nghiệp liên doanh.

(1) Chi nhánh sở hữu toàn bộ (Wholly owned Subsidiaries)


• Chi nhánh ở nước ngoài do doanh nghiệp sở hữu 100% vốn và toàn quyền kiểm soát;
• Được thành lập bằng cách thôn tính (mua lại một doanh nghiệp của nước sở tại), hoặc
xây dựng mới (đầu tư xây dựng mới hoàn toàn cơ sở sản xuất - kinh doanh ở nước ngoài).
• Ưu điểm - Kiểm soát hoàn toàn hoạt động; bảo vệ công nghệ, bí quyết; liên kết, phối
hợp dễ dàng hoạt động của các chi nhánh ở các thị trường khác nhau.
• Nhược điểm - Phương thức thâm nhập tốn kém, chi phí cao, không phù hợp với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; rủi ro cao đối với cả tài sản cố định lẫn con người.
(2) Doanh nghiệp liên doanh (Joint Ventures):
• Một công ty riêng biệt được thành lập và đồng sở hữu bởi ít nhất hai pháp nhân độc lập
để đạt tới những mục tiêu kinh doanh chung.
• Các bên liên doanh có thể là công ty tư nhân, công ty nhà nước. Mỗi bên đóng góp những
tài sản có giá trị như công nghệ, vốn, kỹ năng quản lý - marketing, khả năng tiếp cận thị
trường, kiến thức.... Có 4 hình thức liên doanh.
• Ưu điểm của doanh nghiệp liên doanh - Rủi ro thấp hơn so với phương thức chi
nhánh sở hữu toàn bộ, chia sẻ được chi phí thâm nhập; tiếp cận được mạng lưới
phân phối của đối tác, học hỏi được kỹ năng, kiến thức của đối tác, dễ chấp nhận về
mặt chính trị.
• Nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh - Mâu thuẫn giữa các bên do mục tiêu
theo đuối khác nhau, quyền quản lý chia đều có thể dẫn tới tranh chấp, nguy cơ mất
quyền sở hữu, thất thoát công nghệ, bí quyết.
Nên lựa chọn phương thức nào để tối ưu? Vì sao?
• Không có công thức chung đối với việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường đối
với các doanh nghiệp.
• Việc lựa chọn phương thức thâm nhập thích hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ phía thị
trường và bản thân doanh nghiệp.
• Nếu có sự khác biệt lớn về văn hóa giữa các thị trường, mức độ hiếu biết văn hóa của các
nhà quản trị còn hạn chế thì đầu tư trực tiếp có thể không thích hợp bằng xuất khẩu hoặc
phương thức hợp đồng.
• Bất ổn chính trị có thể tạo rủi ro lớn hơn đối với đầu tư trực tiếp so với xuất khẩu và
phương thức hợp đồng.
• Rào cản thương mại trên thị trường nước ngoài cao kích thích các doanh nghiệp lựa chọn
đầu tư trực tiếp. Nếu ngược lại thì có thể cân nhắc lựa chọn xuất khẩu.
• Quy mô thị trường lớn, tăng trưởng nhanh sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
Ngược lại thì xuất khẩu hoặc phương thức hợp đồng sẽ phù hợp hơn.
• Thị trường nước ngoài có chi phí sản xuất và vận chuyển thấp sẽ phù hợp với đầu tư trực
tiếp hoặc phương thực hợp đồng. Ngược lại thì xuất khẩu có thể hợp lý hơn.
• Chi phí vận chuyển hàng hóa cao buộc doanh nghiệp phải tính đến đầu tư trực tiếp hoặc
lựa chọn phương thức hợp đồng. Ngược lại thì có thể tính đến xuất khẩu.
• Nếu rủi ro mất kiểm soát công nghệ, bí quyết, kỹ năng là không lớn thì có thể chọn
phương thức nhượng quyền, có thể kết hợp với đầu tư trực tiếp dưới hình thức liên doanh.
• Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nằm ở bí quyết công nghệ, kỹ năng quản lý thì
có thể chọn xuất khẩu hoặc đầu tư trực tiếp (đặc biệt là chi nhánh sở hữu toàn bộ) kết hợp
với xuất khẩu, tránh phương thức hợp đồng.
• Nếu ưu thế về bí quyết, công nghệ mang tính ngắn hạn thì có thể cân nhắc phương thức
hợp đồng giấy phép.
• Kinh nghiệm kinh doanh quốc tế càng nhiều thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu tư trực
tiếp - liên doanh hoặc chi nhánh sở hữu toàn bộ. Ngược lại thì những cân nhắc về xuất khẩu
hoặc phương thức hợp đồng sẽ hợp lý hơn.
• Nếu sản phẩm là độc nhất, hay có ít sản phẩm thay thế thì xuất khẩu là phương thức thích
hợp.

Câu 9: Phân tích các lợi ích và mặt trái của hội nhập kinh tế khu vực?
*Lợi ích của hội nhập kinh tế khu vực:
- Cơ hội thị trường: Mở rộng thị trường và tăng cường cơ hội xuất khẩu và nhập khẩu
giữa các quốc gia thành viên.
- Hiệu quả sản xuất: Tận dụng lợi thế cung ứng nguyên liệu và công nghệ giữa các
quốc gia, giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí sản xuất.
- Đầu tư và phát triển: Thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và
cơ sở hạ tầng.
*Mặt trái của hội nhập kinh tế khu vực:
- Cạnh tranh không lành mạnh: Có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh và áp đặt
giá, đặt ra thách thức cho doanh nghiệp nhỏ.
- Bất bình đẳng phát triển: Có thể tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành
viên, đặt ra thách thức về bất bình đẳng kinh tế.
- Ảnh hưởng đến môi trường: Tăng cường sản xuất có thể gây ra vấn đề liên quan đến
môi trường và an ninh lương thực.
Câu 10: Phân tích các nội dung của thị trường vốn quốc tế? Tại sao thị trường vốn quốc tế
ngày càng phát triển?
*Các nội dung của thị trường vốn quốc tế:
- Tăng cường Tài chính Doanh nghiệp: Thị trường vốn quốc tế cung cấp nguồn vốn
lớn cho doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, giúp họ mở rộng kinh doanh và đầu
tư vào dự án mới.
- Giao dịch Chứng khoán Quốc tế: Thị trường này là nơi giao dịch chứng khoán, cho
phép mua bán cổ phiếu và trái phiếu của các công ty quốc tế, tạo ra sự tích hợp và
tương tác giữa các thị trường tài chính.
- Quản lý Rủi ro và Đầu tư Toàn cầu: Nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro bằng cách đầu
tư vào nhiều quốc gia và lĩnh vực khác nhau, tận dụng lợi ích của sự đa dạng.
*Thị trường vốn quốc tế ngày càng phát triển vì:
- Tăng Cường Phát Triển Công Nghiệp: Sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc
biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, tạo ra nhu cầu ngày càng lớn cho nguồn vốn.
- Sự Tăng Trưởng Của Các Thị Trường Nổi Tiếng: Sự gia tăng về quy mô và quy mô
của các thị trường nổi tiếng như Mỹ và Trung Quốc làm tăng cường sức hấp dẫn
cho các nhà đầu tư quốc tế.
- Sự Phổ Cập Công Nghệ: Công nghệ thông tin và viễn thông giúp kết nối toàn cầu,
tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch và quản lý tài chính trên thị trường vốn quốc
tế.
BÀI TẬP
Các dạng bài tập liên quan đến lợi thế so sánh, tác động của các công cụ can thiệp thương
mại, hợp đồng quyền chọn mua...

You might also like