You are on page 1of 3

 Văn hoá của mỗi dân tộc có những nét đặc thù riêng biệt.

t. Mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh


trên thị trường quốc tế cần hiểu rõ về văn hóa của quốc gia mình đang thâm nhập. Văn hoá có sự
ảnh hưởng tới với mọi khía cạnh kinh doanh quốc tế như tiếp thị, quản lý nguồn nhân công, sản xuất
tài chính… Đặc biệt, nhiều quốc gia mang tính tự hào dân tộc cao như Nhật Bản thì việc hiểu viết về
văn hóa trước khi gia nhập càng tôn trọng. Trên thực tế, các công ty địa phương cạnh tranh thành
công hơn so với công ty nước ngoài do ứng dụng văn hoá truyền thống dân tộc để thực hiện các
chiến dịch quảng cáo.
 Mỗi nền văn hoá lại có thái độ và đức tin ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các khía cạnh của hoạt động
đời sống hằng ngày. Doanh nghiệp càng biết nhiều về những thái độ và đức tin của con người ở
quốc gia ấy bao nhiêu thì họ càng chuẩn bị tốt hơn cho việc thâm nhập.
 Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh bởi con người. Vì vậy,
doanh nghiệp phải cân nhắc sự khác nhau giữa những nhóm xã hội để dự đoán, điều hành các mối
quan hệ và hoạt động của mình. Sự khác nhau về con người dẫn đến những sự khác biệt trong hoạt
động kinh doanh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó buộc các nhà hoạt động quản lý, các nhà
kinh doanh phải có sự am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới.
 Thị hiếu, tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì mặc dù hàng hoá có chất lượng
tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Vì vậy, nếu
nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng khối lượng
cầu một cách nhanh chóng. Và thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng
vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.
 Ngôn ngữ cũng là một yếu tố quan trọng trong nền văn hoá của từng quốc gia. Ngôn ngữ cung cấp
cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh
quốc tế.
 Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và ảnh hưởng đến phương
châm trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, thời gian mở cửa hoặc đóng cửa; ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ
niệm… Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại
tôn giáo đang chi phối thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Văn hóa thể hiện sắc thái khác nhau của mỗi dân tộc về mặt giá trị và chuẩn mực trong mọi lĩnh
vực của đời sống: từ văn hóa công sở (xây dựng văn hóa doanh nghiệp sao cho phù hợp từ
những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt như chào hỏi, ăn uống…), văn hóa kinh doanh (quy định làm
việc như thế nào, hoạt động của tổ chức công đoàn…) cho đến văn hóa tiêu dùng (việc tiếp cận
để chào giá – cung ứng sản phẩm/dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng…).
 Hoạt động kinh doanh cũng là một trong những hoạt động cần sự tương tác với xã hội, vì thế
việc am hiểu và đưa ra một triết lý kinh doanh hợp lý cho từng thị trường, từng quốc gia khác
nhau là việc làm cần thiết để đảm bảo sự vận hành tốt và xa hơn nữa là tiến đến việc chiếm lĩnh
thành công phân khúc khách hàng ở trị trường mới. Môi trường văn hóa thể hiện ở những đặc
điểm sau:
 + Triết lý chính trị và kinh tế: Cần tìm hiểu và định hình một quốc gia thuộc văn hóa tường minh
hay văn hóa ẩn tàng để hiểu được cách xử sự và tư duy làm việc của người lao động ở quốc gia
đó, từ đó xây dựng một phương thức quản lý, văn hóa kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, triết lý
chính trị và kinh tế sẽ có những yếu tố nhất quán làm tiền đề cho việc triển khai và thực thi hệ
thống pháp luật. Ví dụ sự khác biệt giữa hệ thống thông luật (chú trọng vào án lệ, hoạt động xét
xử của tòa án được đề cao và là chuẩn mực xét xử cho những tình huống tương tự) hay hệ
thống dân luật (phân tích và áp dụng hệ thống pháp luật vào từng tình huống cụ thể đòi hỏi một
hệ thống pháp luật đồ sộ, có sự logic và đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong xã
hội).
 + Cấu trúc, tầng nấc xã hội: nghiên cứu về tế bào của xã hội là gia đình, về vai trò của người đàn
ông, người phụ nữ trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến việc đi làm của người lao động và thói quen
tiêu dùng của một quốc gia. Giai cấp xã hội của mỗi quốc gia khác nhau sẽ cho biết đâu là bộ
phận được kính nể của một xã hội nhất định, ảnh hưởng đến việc phân cấp quản lý trong mô
hình kinh doanh.
 +  Tôn giáo: Đức tin chi phối đời sống tinh thần như thế nào và các hoạt động tôn giáo rất quan
trọng khi tìm hiểu về văn hóa của một quốc gia. Nó sẽ cho ta biết cách ứng xử, xây dựng một
chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lý, đặc biệt khi đến với những quốc gia có sự ảnh hưởng to lớn về
tôn giáo trong mọi hoạt động thường nhật của cuộc sống như đạo Hồi ở các quốc gia Trung
Đông.
 + Ngôn ngữ: Ngôn ngữ được thể hiện ở văn hóa nói và ngôn ngữ cử chỉ. Văn hóa nói là tiếng nói
hằng ngày, là sự giao tiếp, trao đổi giữa người với người trong xã hội. Ngôn ngữ cử chỉ thể hiện
ở những yếu tố bên ngoài lời nói khi thực hiện sự giao tiếp giữa người với người mà đôi khi sẽ
gây ra những hiểu lầm không đáng có khi có sự khác biệt và đặc trưng về cử chỉ giữa những nền
văn hóa khác nhau.
 + Giáo dục: mặt bằng chung về khả năng tiếp cận giáo dục, phân hệ giáo dục ở mỗi quốc gia
khác nhau. Nên có sự quy đổi ra một chuẩn mực chung quốc tế về tri thức, trình độ tiếng Anh để
có sự phân bổ hợp lý về nhân sự cũng như có những phương án marketing hợp lý khi thực hiện
chiến lược thị trường.
 + Văn hóa vật chất: Chất lượng cuộc sống, chỉ số GDP nói chung sẽ cho biết khả năng cống hiến
cho công việc của người lao động xét theo tháp nhu cầu của Masslow. Họ có thể tập trung cho
công việc không khi phải có những sự bận tâm khác mưu sinh, hay cơ sở hạ tầng nói chung
chưa đáp ứng được tốt các nhu cầu cuộc sống. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống ngân
hàng, tài chính sẽ cho biết mức độ giải ngân như thế nào khi các MNC muốn thực hiện giao dịch
tài chính như các khoản vay để thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh.
 + Các yếu tố khác về thẩm mỹ: Màu sắc hay hình dáng đặc trưng của từng quốc gia là biểu
tượng cho sự yêu thích hoặc tối kỵ, mức độ yêu thích về thể thao, kịch nghệ… cho biết đời sống
tinh thần ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thế nào.
Văn hóa được xem như là hệ thống các giá trị và chuẩn mực tạo thành khuôn mẫu cho cuộc sống, các
khía cạnh thường thấy ở các nền văn hóa là ngôn ngữ, giá trị tôn giáo, giáo dục hay các triết lý về chính
trị - kinh tế. Dưới góc nhìn của nhà quản lý, các khía cạnh trên được phản ảnh rõ trong văn hóa kinh
doanh, văn hóa công sở và văn hóa tiêu dùng, cụ thể

  Văn hóa kinh doanh: Sự toàn cầu hóa đã buộc DN phải thay đổi thích nghi với tập quán kinh doanh
ở các quốc gia khác nhau về cách quản trị vận hành, thiết lập cơ cấu tổ chức, đàm phán hợp đồng.
Lấy trường hợp về Nhật Bản đề cao sự tương trợ liên kết giữa các nhóm với nhau. Vì thế thành công
của các doanh nghiệp Nhật Bản  phụ thuộc vào hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác làm ăn. Vì vậy, các
MNC cần lưu ý điều này khi thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp trong ngành ở nước sở tại.
Việc tiếp thu văn hóa kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao cho MNC trong việc tạo ra lợi thế cạnh
tranh cũng như tiết kiệm chi phí kinh doanh.

 Văn hóa công sở: Các quốc gia luôn có những nguyên tắc nhất định về văn hóa công sở cho doanh
nghiệp nước mình. Việc ban hành những qui định như vậy dựa trên hệ thống giá trị chuẩn mực
chung và các doanh nghiệp dựa vào đó để đưa ra bộ quy tắc ứng xử riêng  để nhân viên tuân theo.
Tiếp tục về Nhật Bản, từ lâu Nhật Bản nổi tiếng vì tinh thần samurai thể hiện qua lòng trung thành
của cá nhân đối với cả một tập thể . Nếu giá trị cá nhân gắn liền với thành tích của tập thể lớn thì cá
nhân sẽ nỗ lực nhiều để hướng tới lợi ích chung của tập thể  đó ví dụ như một nhân viên làm việc
cùng với các nhân viên khác để đạt mục tiêu đề ra của trưởng phòng. Mở rộng hơn, các phòng ban
phối hợp chặt chẽ với nhau vì giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả .

 Văn hóa tiêu dùng: Sự am hiểu về thị trường và hành vi tiêu dùng ở nước sở tại là nhân tố quyết
định thành công của MNCs, đây là lợi thế so sánh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác để mở
rộng thị trường kinh doanh. Các chủ của MNCs cần cân nhắc yếu tố này vì đây có tác động đến cách
thức cũng như quy trình vận hành của doanh nghiệp. Quay trở lại câu chuyện của Walmart, họ thất
bại ở Đức một phần là do không tìm hiểu kĩ về thói quen mua sắm của khách hàng bản địa, biểu hiện
như họ không hàng hóa mình mua được đóng gói, hay có phản ứng với việc nhân viên thu ngân
cười chào họ lúc thanh toán ở quầy , điều mà Walmart đã thành công ở thị trường quê nhà.

You might also like