You are on page 1of 4

Ở Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm đồ ngọt, các sản phẩm đóng hộp nói riêng

và các sản
phẩm liên quan đến sữa nói chung đã trở thành thói quen. Đánh vào đó, các nguồn tin dưới những
hình thức khác nhau (loa đài, báo chí, tivi, trang ảnh, băng rôn,…) được người sử dụng tiếp cận dễ
dàng, không khỏi khiến con người trở nên càng cảm thấy có nhu cầu càng cao đối với việc chăm
sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất.

Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình
thấy yên tâm, tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế công ty Vinamilk tạo dựng được niềm tin và uy
tín chất lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của công ty.

Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng
như là chiều cao là thấp hơn so với thế giới, cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản thân và tạo
được sự chú ý với cả người khác. Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của
công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống mạnh khoẻ phát triển hoàn toàn về thể
chất và trí tuệ, con người năng động và sáng tạo, một hình mẫu lý tưởng, và dĩ nhiên hiệu quả đạt
được là vô cùng lớn.

Một điều thú vị nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc quan điểm của người Á đông về
việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu mạnh trước các dòng sản phẩm của nước
ngoài ( dù có các chính sách hỗ trợ của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng.
Từ xa xưa xu hướng hướng về cội nguồn đề cao truyền thống, tổ tiên, đất nước dân tộc Việt
hướng về các ngày lễ cổ truyền, thể hiện lòng nhân ái,… đã trở thành giá trị văn hoá cốt lõi ăn
sâu vào mỗi người dân Việt Nam.
Vinamilk đã đánh trúng tâm lý của khách hàng hướng về các truyền thống khi đưa ra các
hình ảnh quảng cáo về chú bò khỏe khoắn trên đồng cỏ thể hiện giá trị lao động, những hình
ảnh quảng cáo với nội dung “6 triệu lý sữa cho trẻ em nghèo” và các chiến dịch từ thiện
quyên góp khác… Điều đó tạo ra tâm lý thúc đẩy người dân mua hàng để ủng hộ nhiều hơn.

Phạm vi tác động của các yếu tố


văn hoá - xã hội thường rất rộng
vì nó xác
định cách thức người ta sống làm
việc, sản xuất và hành vi tiêu thụ
các sản phẩm và
dịch vụ.
Yếu tố môi trường văn hóa - xã hội
(1) Dân số Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến
nguồn nhân lực, để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến
lược phát triển của mỗi công ty, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh
hường này. Nói một cách khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường,
ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt
động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp. Thông
thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, tuổi tác
để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực
tế về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Sự dịch chuyển dân số từ vùng này
sang vùng khác; từ địa phương này sang địa phương khác cũng là những yếu tố
tác động đến các hoạt động hoạch định về các chiến lược 46/204 và chính sách
quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinh
doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có. Chẳng hạn sự di
chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ các nhu cầu nhà
ớ, mở rộng đường xá, các hàng hóa tiêu dùng v.v... Chính những điều này đến
lượt nó lại buộc các nhà hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh phải có
những chủ trương và chính sách kinh doanh cho phù hợp.
(2) Văn hóa Văn hóa là một phạm trù phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau.
Ở đây, chúng ta xem văn hóa như một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã
hội loài người. Mỗi con người, mỗi nhà quản trị, mỗi tổ chức đều thuộc về một
nền văn hóa cụ thể. Dưới ảnh hưởng của mỗi nền văn hoá, nhân cách, đạo đức,
niềm tin, thái độ, hệ thống các giá trị.v.v. ở mỗi người được hình thành và phát
triển. Như vậy văn hóa quản trị nói chung và phong cách cùng phương pháp
quản trị ở mỗi doanh nghiệp nói riêng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền
văn hóa mà những nhà quản trị của họ thuộc về các nền văn hóa đó. Qua nghiên
cứu, người ta cũng thấy rằng, văn hóa là một trong những yếu tố chủ yếu tác
động, chi phối hành vi ứng xứ của người tiêu dùng, chi phối hành vi mua hàng
của khách hàng. Thêm vào đó, tình cảm gia đình, sự hiểu biết xã hội, trình độ
học vấn ... vẫn là điều xuất phát khi mua sắm hàng hóa - dịch vụ, nghĩa là chi
phối việc soạn thảo chiến lược và sách lược kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp cụ
thể. Trong mỗi nền văn hóa lại có các nhánh văn hóa.Ví dụ trong nền văn hóa
của người Việt Nam chúng ta thấy có nhánh văn hóa của người dân tộc thiểu số,
nhánh văn hóa của người miền Nam, nhánh văn hóa của người miền Trung và
nhánh văn hóa của người miền Bắc.v.v. Sự hiện diện của các nhánh văn hóa
cũng có những ảnh hưởng khá sâu sắc tới các hoạt động về quản trị trên cả ba
phương diện nhà quản trị, đối tượng quản trị và môi trường quản trị. Thí dụ Việt
Nam có 7 vùng (nhánh ) văn hóa và 25 tiểu vùng. Mỗi vùng có một tập quán
riêng, cảm nhận cái đẹp khác nhau, dẫn đến thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Đây là
một vấn đề cần lưu ý đối với các quản trị gia khi tuyển và sử dụng nhân viên
cũng như khi việc hoạch định và thực hiện các chính sách kinh doanh trong các
vùng và tiểu vùng văn hóa đó.
(3) Nghề nghíệp Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một qui luật
tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi nước, mỗi khu vực và trên toàn thế
giới. Ở nơi nào nền kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ thì trình độ chuyên môn
hóa lao động và hợp tác hóa lao động càng cao và ngược lại.Điều này cũng có
nghĩa là xã hội ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa về
nghề nghiệp ngày càng mạnh. Nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến những đòi hỏi
về phương tiện và công cụ lao động chuyên biệt khác nhau Ngoài 47/204 ra do
ngành nghề khác nhau mà những nhu cầu tiêu dùng về ăn ở đi lại vui chơi giải
trí.v.v. cũng khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nghề nghiệp trong
xã hội, các nhà quản trị ở mỗi doanh nghiệp phải tính đến toàn bộ những ảnh
hưởng của các yếu tố vừa nêu đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược
và sách lược kinh doanh của mình.
(4) Tâm lý dân tộc Tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc,
ý chí ngoan cường, tính hiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha... luôn luôn là những
yếu tố tinh thần thuộc về tâm lý dân tộc. Chúng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ
đến cách suy nghĩ và hành động của mỗi nhà quản trị cũng như của mỗi con
người bị quản trị, mà nó còn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách tiêu dùng,
ảnh hưởng đến sự hình thành các khúc thị trường khác nhau và chính những
điều này buộc các nhà quản trị phải cân nhắc, tính toán trong các quyết định
quản trị kinh doanh của mình. Thí dụ nước ta có 54 dân tộc, qui mô dân số mỗi
dân tộc khác nhau, quan điểm tiêu dùng của mỗi dân tộc cũng khác nhau và nhu
cầu tiêu dùng cũng có những điểm khác nhau. Tất cả những yếu tố này đòi hỏi
các doanh nghiệp phải soạn thảo các chiến lược sản xuất kinh doanh khác nhau
cho phù hợp với tâm lý, thị hiếu của các dân tộc anh em đó.
(5) Phong cách và lối sống Xã hội là bức tranh muôn màu do các cá thể với các
phong cách và lối sống khác nhau tạo nên. Dẫu không có hai người cùng giống
nhau tuyệt đối về một phong cách hay lối sống, nhưng nhìn chung, ở bất cứ đâu,
bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại những phong cách và lối sống tiêu biểu cho
nơi đó hay thời điểm đó. Mỗi phong cách và lối sống lại có những đặc trưng
riêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thể hiện ra thế giới
bên ngoài. Chính điều này đến lượt nó lại chi phối rất mạnh đến việc hình thành
những nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã... của
hàng hóa, dịch vụ đặc trưng cho các phong cách và lối sống đó. Như vậy muốn
kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị không thể không điều chỉnh các hoạt
động của mình phong cách và lối sống của xã hội đương thời và xã hội tương lai
sắp đến. Thí dụ phong cách sống của phụ nữ phương Tây khác phụ nữ Việt Nam
đã dẫn đến sự tiêu dùng hàng hóa dịch vụ khác nhau và điều này lại buộc các
nhà quản trị phải hoạch định và thực hiện các chiến lược về hàng hóa và dịch vụ
khác nhau cho hai loại đối tượng đó.
(6) Hôn nhân và gia đình Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống của mỗi con
người có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Hôn nhân và gia đình là qui
luật tất yếu và muôn thuở của xã hội loài người. 48/204 Mỗi gia đình là một tế
bào của xã hội và chính điều này nói lên sự gắn bó chặt chẽ giữa các hoạt động
quản trị và các nhà quản trị với hôn nhân và gia đình của mình. Không thể có
một nhà quản trị nào yên tâm làm việc, nếu gia đình nhà mình có vấn đề bất ổn.
Không có người nhân viên nào toàn tâm toàn ý để làm việc có hiệu quả nếu cuộc
sống trong gia đình của họ không được bảo đảm v.v... Tất cả những điều này nói
lên rằng, hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng
và hiệu quả của mọi người, từ giám đốc cho đến một người công nhân lao động
bình thường trong mỗi doanh nghiệp. Hôn nhân và gia đình không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà quản trị ở mỗi doanh nghiệp mà nó
cũng còn có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới việc hình thành nhiều loại nhu cầu
trong xã hội như: nhà ở, ti vi, máy giặt, giường tủ, bàn ghế v.v... và các mặt
hàng khác có liên quan đến các hộ gia đình. Các nhà quản trị khi vạch ra và tổ
chức thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh càng không được phép
bỏ qua tác động của những yếu tố này trong các hoạt động của mình. Thí dụ tỉ lệ
hôn nhân gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở. Qui mô của các hộ gia
đình có ảnh hưởng đến nhu cầu về kích cỡ của các loại tivi, dung tích của các
loại tủ lạnh v.v... (7) Tôn giáo Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của loài người. Ngày nay có rất nhiều loại tôn giáo trên thế giới, tuy nhiên chỉ
tính số lượng các tín đồ của ba loại tôn giáo chủ yếu là: đạo Thiên chúa, đạo
Phật và đạo Hồi thì chúng ta đã thấy một con số rất khổng lồ. Mỗi tôn giáo đều
có những quan niệm, niềm tin và thái độ riêng về cuộc sống, về cách cư xử giữa
các tín đồ với nhau và với mọi người. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn tới đạo
đức, tư cách, văn hóa và lối sống của không chỉ chính bản thân của các nhà quản
trị mà cả tới những cán bộ công nhân viên dưới quyền quản lý của họ. Các hoạt
động lãnh đạo và điều hành của các nhà quản trị không thể không tính tới ảnh
hưởng của yếu tố tôn giáo trong nhận thức, ứng xử, chấp hành và thực thi các
quyết định của những người dưới quyền. Không chỉ có vậy chúng ta còn thấy
rằng, tâm lý của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng rất
sâu sắc của tôn giáo. Ngày rằm người dân theo đạo Phật ăn chay, tránh việc sát
sinh và mua nhiều loại đồ thơ cúng, người dân theo đạo Hồi kiêng ăn và sử dụng
những thứ hàng hóa từ lợn và thịt lợn, người dân theo đạo Thiên chúa mua sắm
rất nhiều loại hàng hóa để tổ chức ngày lễ Giáng sinh v.v... Tất cả những điều
này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện các chủ trương chính
sách kinh doanh của các nhà quản trị. Những ai nhanh nhạy, hiểu biết sâu sắc về
tôn giáo thì đều có thể tìm ra những cơ hội trong các hoạt động quản trị kinh
doanh của mình.

You might also like