You are on page 1of 2

Môi trường văn hóa

1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong một nền văn hóa. Sự khác biệt về ngôn
ngữ có ảnh hưởng đối với nhiều quyết định trong marketing. Đặc biệt trong chiến lược
xâm nhập, ngôn ngữ là cầu nối giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
Đồng thời, việc sử dụng ngôn ngữ địa phương thể hiện sự tôn trọng với văn hóa. Để từ
đó, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp, cũng như tiếp cận thị
trường mới cách hiệu quả. Thí dụ như, lựa chọn nhãn hiệu, khẩu hiệu, những thông điệp
quảng cáo đều thông qua ngôn ngữ. Hay phát triển các bao bì sản phẩm phù hợp với ngôn
ngữ của thị trường mục tiêu.
2. Cách cư xử và phong tục
Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện
chúng. Mỗi quốc gia, dân tộc có những phong tục và cách cư xử đặc biệt của riêng mình.
Nếu nghiên cứu và hiểu được phong tục và cách cư xử của quốc gia mục tiêu thì hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tiến hành trôi chảy, thuận lợi.
Các món ăn của Trung Quốc rất hợp với các loại hạt và họ sử dụng rất nhiều.
Trước đây người dân Trung Quốc hay sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó...
nhưng giá các loại hạt này cao hơn nhiều so với hạt điều. Chính vì thế, dần dần hạt điều
đã trở thành phổ biến và tăng lượng tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc để đưa vào các
món ăn. Đặc biệt, trong các dịp lễ hội hay tết truyền thống của người Trung Quốc thường
có phong tục ăn những món họ quả hạt sấy khô để mong muốn sự sung túc.
3. Giá trị và thái độ
Với sự nhận thức về thái độ và giá trị của con người trong văn hóa, doanh nghiệp
có thể định vị sản phẩm hiệu quả hơn. Vì vậy, khi tiến hành chiến lược xâm nhập ở một
thị trường mới cần nghiên cứu kỹ giá trị và thái độ của người dân địa phương thì mới có
thể đưa ra các hoạt động marketing phù hợp.
Người tiêu dùng Trung Quốc khi nghĩ đến hàng Việt Nam thì cho rằng hàng làm
tại Sài Gòn (TP. HCM) thì có chất lượng tốt hơn được làm từ các địa phương khác (giá
trị), nên những hàng xuất đi Trung Quốc nếu ghi rõ sản xuất tại TP.HCM thì sẽ dễ bán
hơn (thái độ).
4. Tôn giáo
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử
của con người. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của mỗi người. Do đó,
trước khi đến kinh doanh tại đâu thì nhà quản trị phải nghiên cứu, hiểu những tôn giáo
phổ biến tại nơi đó để có các hoạt động marketing phù hợp.
Ngày nay, Phật giáo là tôn giáo được thể chế hóa lớn nhất ở Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, ước tính có khoảng 185 đến 250 triệu tín đồ. Người Trung Quốc rất chuộng
sử dụng các sản phẩm giàu chất xơ, protein, các loại hạt,… vào các dịp lễ Phật giáo như
Vu Lan báo hiếu, lễ Phật Đản,… để chế biến các món chay. Hạt điều là thực phẩm
được sử dụng phổ biến trong các món chay ở Trung Hoa vì được coi là thực
phẩm chay theo quy định của Phật giáo, bên cạnh đó còn tốt cho sức khoẻ
vì có chứa nhiều acid béo không no, vitamin và chất khoáng.

5. Các yếu tố vật chất


Văn hóa vật chất (hay những yếu tố vật chất của văn hóa) là những sản phẩm do
con người làm ra. Khi đánh giá những yếu tố của một nền văn hóa, cần xem xét cơ sở các
cơ sở hạ tầng như kinh tế, tài chính, xã hội,…để đưa ra lựa chọn marketing phù hợp.
Chẳng hạn ngành điều ở Trung Quốc đã có từ những năm 50, nhưng tới hiện nay
vẫn chưa có chỗ đứng trong thị trường nước nhà. Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách
quan như diện tích, sản lượng còn hạn chế. Hay sự biến đổi khí hậu, sâu bệnh và các yếu
tố khác nên năng suất không ổn định. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất
trong việc chế biến hạt điều ở Trung Quốc còn hạn chế. Do thiếu trang thiết bị và nhân
lực chuyên nghiệp nên nước này hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp bóc vỏ thủ công
truyền thống để chế biến hạt điều. Cách làm này không chỉ không hiệu quả và tốn kém,
mà còn có thể dễ dàng dẫn đến tiêu hao sản phẩm và suy giảm chất lượng.

6. Thẩm mỹ
Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu
của nền văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia,
dân tộc khác nhau.
Các yếu tố như màu sắc, hình dạng, hình ảnh, phông chữ,… ảnh hưởng ít nhiều
đến thị hiếu thẩm mỹ của người Trung Quốc. Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho may mắn
thịnh vượng, màu xanh lá cây tượng trưng cho sự phát triển và hài hòa. Hay hình tròn
tượng trưng cho sự viên mãn và hoàn hảo, hình vuông tượng trưng cho sự ổn định và an
ninh. Hoặc phông chữ truyền thống thường được sử dụng để tạo cảm giác sang trọng và
tinh tế, trong khi phông chữ hiện đại thường được sử dụng để tạo cảm giác trẻ trung và
hợp thời trang.

You might also like