You are on page 1of 44

I.

Văn hóa trong kinh doanh quốc tế:


1. Khái niệm văn hóa:

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”

Ta có thể hiểu, văn hóa là một phạm trù chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do
một nhóm người xác lập nên.
Ví dụ: Ở châu Á, giày dép phải để bên ngoài không được mang vào trong nhà; Người
Ấn Độ gật đầu khi họ muốn nói từ chối, và lắc đầu khi muốn nói đồng ý/có; việc mặc
quần áo ở các nước Ả rập.

15/07/2023 1 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


I. Văn hóa trong kinh doanh quốc tế:
1. Khái niệm văn hóa:
- Một quốc gia có thể xuất hiện đồng thời nhiều nền văn hóa khác nhau.
- Mỗi một dân tộc lại có một nền văn hóa riêng.
- Có một nền văn hóa nổi lên thống trị trên toàn xã hội, với tư cách là nền văn hóa đại diện cho quốc
gia hay người ta còn gọi là văn hóa quốc gia

15/07/2023 2 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


2. Sự cần thiết phải am hiểu văn hóa trong kinh doanh:
- Văn hóa tác động đến các trao đổi giữa các cá nhân với nhau cũng như việc vận hành các chuỗi
giá trị như việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, marketing và bán hàng.
- Văn hóa giúp gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh
của công ty
- Sự khác biệt về văn hóa cần được tìm hiểu để tránh xung đột văn hóa và thể hiện được sự tôn
trọng.
- Hiểu văn hóa giúp nâng cao khả năng hòa hợp trong công việc, giao tiếp, quản lý, tiếp thị và đàm
phán, ký kết.

15/07/2023 3 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


2. Sự cần thiết phải am hiểu văn hóa trong kinh doanh:
-  Văn hóa còn ảnh hưởng đến:
- Làm việc nhóm
- Chế độ tuyển dụng nhân viên
- Hệ thống lương, thưởng
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
- Phong cách lãnh đạo

15/07/2023 4 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


2. Sự cần thiết phải am hiểu văn hóa trong kinh doanh:
 Vai trò của văn hóa trong kinh doanh quốc tế:
• Phát triển và thiết kế sản phẩm
• Giao tiếp và trao đổi với đối tác
• Lựa chọn nhà cung cấp hay đối tác
• Đàm phán, thiết kế ký kết hợp đồng
• Giao tiếp với khách hàng
• Chuẩn bị cho các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại
• Chuẩn bị cho các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại

15/07/2023 5 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
a. Thẩm mỹ (Aesthetics):
- Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hóa, là những gì một nền văn hóa cho là đẹp
và nghệ thuật.
Ví dụ: Thẩm mỹ của nước Mỹ khác Trung Quốc, thể hiện qua hội họa, văn chương, âm nhạc, kiến
trúc…
- Một lĩnh vực liên quan đến thẩm mỹ là màu sắc.
Ví dụ: ở phương Tây màu đen dùng trong các dịp tang lễ, ngược lại ở các nước phương Đông màu
trắng mới là màu được dùng trong tang lễ. Màu xanh lá cây là màu ưa chuộng của đạo Hồi và xuất
hiện trên lá cờ của hầu hết các nước Hồi giáo gồm Jordan, Pakistan và Ả rập – Xêút.

15/07/2023 6 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
b. Ngôn ngữ (Language):
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ rệt của văn hóa vì nó là phương tiện dùng trong giao tiếp, truyền thông
tin và ý tưởng.
Sự hiểu biết về ngôn ngữ giúp: (1) hiểu rõ hơn về tình huống đang diễn ra;
(2) giúp ta nhấn mạnh được những ý nghĩa mà mình truyền đạt hay làm rõ thông tin đang trình
bày; (3) giúp tiếp cận trực tiếp người dân tại thị trường đang theo đuổi; (4) ngôn ngữ giúp con
người hiểu văn hóa tốt hơn.
Kiến thức về ngôn ngữ cũng khá quan trọng trong vấn đề dịch thuật sản phẩm hoặc dịch thuật một
vấn đề gì đó. Vì 1 số trường hợp việc dịch thuật trực tiếp có thể gây ra hiểu lầm và sai lệch về
nghĩa.
Ví dụ: hãng xe Ford giới thiệu dòng xe vận tải “Feira”, nhưng từ này trong tiếng Tây Ban Nha lại
có nghĩa là “phụ nữ già xấu xí”.

15/07/2023 7 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
b. Ngôn ngữ (Language):
Có thể chia ngôn ngữ làm ba loại cơ bản sau:
Ngôn ngữ thông thường: là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt thông tin của một nền văn hóa
được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết.
Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế): là ngôn ngữ thứ 3 hoặc ngôn ngữ liên kết được hai bên cùng
nhau hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. (VD: Mặc dù chỉ 5%
dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất
trong kinh doanh quốc tế.)
Ngôn ngữ cử chỉ: là sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện
nét mặt, ánh mắt trong phạm vi cá nhân.

15/07/2023 8 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
c. Giáo dục (Education):
Giáo dục ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hóa. Những người có học thức cao và hiểu biết sâu
rộng dẫn đến làm việc đạt nâng suất cao. Giáo dục cũng giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để
phát triển kỹ thuật, khả năng quản trị…
Ở các nước Nhật và Hàn Quốc nhấn mạnh đến trình độ kỹ thuật và khoa học ở bậc đại học. Ở các
nước châu Âu, số lượng MBA tăng nhanh trong thập kỷ qua. Những quốc gia này là những thị
trường tiềm năng cho các mặt hàng kỹ thuật cao như máy ví tính, các thiết bị máy móc điện tử…
Hiện tượng “Chảy máu chất xám” (brain drain): là khái niệm ám chỉ sự di cư của lực lượng lao động
được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao từ nước nghèo sang các nước giàu. Đào tạo và năng lực
chuyên môn chính là đầu tư vào vốn nhân lực và ở các nước nghèo thường rẻ hơn, vì việc cung cấp
chúng là một hoạt động sử dụng nhiều lao động. Những người có năng lực chuyên môn hoặc được
đào tạo thường chuyển sang sống ở các nước phát triển, vì ở đó lợi suất thu được từ vốn nhân lực
của họ cao hơn.

15/07/2023 9 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
d. Giá trị (Values):
Là những quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con người, là cơ sở để con người
đánh giá những điều đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng.
Ví dụ: trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm…
Ảnh hưởng đến ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người.
+ Singapore: giá trị là làm việc tích cực và thành đạt về vật chất.
+ Mỹ: làm theo sở thích hoặc thay đổi lối sống của mình cho dù có phải từ bỏ mọi cam kết với gia
đình, với cộng đồng

15/07/2023 10 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
e. Thái độ (Attitudes):
Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người về một đối tượng.
Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế.
Ví dụ: Những nhà sản xuất socola ở Thụy Sĩ biết những khách hàng ở Mỹ tin những sản phẩm socola
từ Thụy Sĩ sẽ có chất lượng tốt (giá trị), do vậy các công ty đó sẽ nhấn mạnh đến “nguồn gốc từ Thụy
Sĩ”, nhờ đó mà có thể tạo được mức giá bán cao và khách hàng ở Mỹ vẫn sẵn sàng mua (thái độ).
- Bằng sự nhận thức về thái độ và giá trị của con người trong văn hóa, một công ty kinh doanh có thể
định vị sản phẩm của mình hiệu quả hơn.
Thái độ có tính chất linh hoạt, có thể điều chỉnh, thay đổi.

15/07/2023 11 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
f. Phong tục:
Là hành vi hay thói quen được tuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ví dụ: phong tục cúng đêm giao thừa, thờ cúng ông bà tổ tiên.
g. Tập quán:
Là các cách cư xử, hành vi trở thành thói quen trong một nền văn hóa.
Ví dụ: Trong nền văn hóa Ả rập từ Trung Đông đến Tây Bắc Phi, không được chìa tay ra khi chào mời
một người nhiều tuổi hơn ngoại trừ người này đưa tay ra trước.

15/07/2023 12 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


3. Những thành phần quan trọng của văn hóa:
h. Tôn giáo và tín ngưỡng (Religion and Belief):
- Tín ngưỡng và tôn giáo là nhận thức, niềm tin của con người về những gì là đúng.
- Tín ngưỡng gắn liền với tôn giáo. Tôn giáo là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan
tới yếu tố tinh thần của con người.
Niềm tin về tôn giáo cũng ảnh hưởng đến các thói quen làm việc của con người (VD: đạo Tin Lành
khuyên con người phải làm việc chăm chỉ, cần cù và phải tiết kiệm tiền bạc)
Tôn giáo cũng ảnh hưởng nhiều đến chính trị và kinh doanh. Trên thế giới có nhiều cuộc xung đột tôn
giáo xảy ra dẫn đến chiến tranh, khi chiến tranh diễn ra sẽ ảnh hưởng rất xấu đến việc kinh doanh
(chẳng hạn như các chính sách cấm vận, đứt gãy chuỗi cung ứng hay người dân không có đủ khả năng
tiêu dùng hàng hóa…)

15/07/2023 13 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


4. Các khía cạnh khác nhau của văn hóa:
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan - Geert Hofstede đã tìm thấy 4 khịa cạnh văn hóa, được tập hợp từ
116.000 bảng câu hỏi lấy từ 70 nước khác nhau:
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism – IDV):
- Trong một nền văn hóa chủ nghĩa cá nhân cao, mọi người được xem xét đơn nhất và nhấn mạnh
năng lực của cá nhân và những thành tựu chính họ đạt được. (các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canada…)
Trong nền văn hóa có chủ nghĩa cá nhân thấp, cá nhân được xem xét như một phần của một nhóm lớn
hơn, con người dựa vào nhóm để làm việc và sẽ trung thành với nhau. (các nước Indonesia,
Pakistan…)

15/07/2023 14 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


4. Các khía cạnh khác nhau của văn hóa:
b. Khoảng cách quyền lực (Power Distance, PDI):
- Là mức độ mà xã hội chấp nhận sự khác nhau về sức mạnh và quyền lực trong xã hội.
- Nền văn hóa có khoảng cách quyền lực lớn: sự bất bình đẳng là bình thường và được thừa nhận, con
người tuân thủ quyền lực vô điều kiện (các nước Latinh và châu Á)
- Nền văn hóa có khoảng cách quyền lực trung bình đến thấp: không có sự khác biệt nhiều về quyền
lực và hệ thống thứ bậc, coi trọng giá trị độc lập (Mỹ, Canada, Áo, Phần Lan…)

15/07/2023 15 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


4. Các khía cạnh khác nhau của văn hóa:
c. Lẩn tránh rủi ro (Uncertainty Avoidance – UAI):
- Là việc xác định sự sẵn sàng của một nền văn hóa chấp nhận những gì không chắc chắn hay không
dự đoán được trong tương lai.
- Các nền văn hóa tránh né sự không chắc chắn sẽ có sự thay đổi nhân viên thấp, nhiều quy định chuẩn
tắc nhằm quy định hành vi của nhân viên và có nhiều khó khăn khi thực thi sự thay đổi. - Các tổ chức
trong nền văn hóa chấp nhận rủi ro tiếp nhận nhiều tập quán từ các nền văn hóa khác nhưng chấp nhận
có sự thay đổi nhân viên lớn. (Anh, Mỹ, Singapore, Thụy Điển…)
- Trong nền văn hóa tránh né rủi ro, những tình huống dự đoán là rủi ro tạo cho mọi người stress và lo
lắng

15/07/2023 16 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


4. Các khía cạnh khác nhau của văn hóa:
d. Sự cứng rắn (Masculinity – MAS):
Là sự phân bổ vai trò giữa các giới trong xã hội, là nền tảng của các cách giải quyết các công việc.
Nền văn hóa cứng rắn là các nền văn hóa chú ý đến những yếu tố về sự thành công của của cải, vật
chất, thu nhập. (Nhật, Úc, Venezuela, Mexico…)
- Nền văn hóa ít cứng rắn (hay mềm mỏng hơn) thì nhấn mạnh vào môi trương làm việc thân thiện và
sự hợp tác, đảm bảo công việc. (NaUy, Đan Mạch, Hà Lan…)

15/07/2023 17 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


5. Văn hóa và quản trị chiến lược:

a. Thái độ làm việc (Word Attitudes):


Thái độ làm việc ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng đầu ra của công việc. Nhưng những chuẩn
mực về thái độ làm việc không thống nhất ở các nền văn hóa khác nhau. Ở Nhật, phải làm việc hết
ngày, ngược với người Mỹ họ cho rằng nếu hoàn thành công việc sớm họ có thể được phép về nhà.
b. Sự ham muốn thành đạt ( Achievement Motivation):
Trong những xã hội thành đạt cao, những mục tiêu công việc như sự tự do cá nhân, sự thách thức, sự
thăng tiến hay thu nhập được đánh giá cao trong khi các yếu tố về an toàn, kết hợp hòa hợp được đánh
giá thấp

15/07/2023 18 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


5. Văn hóa và quản trị chiến lược:

c. Đào tạo về văn hóa:


Nhiều công ty đa quốc gia sử dụng những thông tin quốc tế để huấn luyện cho những nhân việc được
phân công làm việc ở nước ngoài. Chương trình về văn hóa giúp nhân viên làm quen với các tình
huống văn hóa và hệ thống giá trị của các nước.
Ví dụ: Chương trình hấp thụ văn hóa (Cultural Assimilators) được thiết kế đặc biệt để hiểu biết các
phương hướng văn hóa bằng cách làm quen với những cá nhân tiêu biểu về những thói quen, thái độ,
giá trị và cảm xúc của nền văn hóa khác nhau.

15/07/2023 19 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


5. Văn hóa và quản trị chiến lược:
d. Hiểu biết xuyên quốc gia:
Một trong những vấn đề mà các công ty kinh doanh quốc tế phải đối mặt là sai lệch thông tin, những
thông tin sai lệch về văn hóa này sẽ khiến hoạt động kinh doanh quốc tế đi đến thất bại. Hoạt động
kinh doanh ở nhiều nền văn hóa khác nhau đòi hỏi phải tương thích với các hệ thống giá trị của nền
văn hóa đó.
Các công ty có thể thuê các nhân viên, các cư dân địa phương để giúp đỡ họ trong việc kinh doanh
trong một nền văn hóa cụ thể. Hoặc luân chuyển các lãnh đạo ra nước ngoài công tác giúp họ có đủ sự
hiểu biết về các nền văn hóa trên thế giới. Một công ty quốc tế cũng phải nổ lực để chống lại sự nguy
hiểm từ các hành vi vị chủng.
e. Văn hóa và lợi thế cạnh tranh:
Với KDQT, sự liên kết giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh là quan trọng vì:
(1) Sự liên kết giữa các công ty của quốc gia sẽ tạo ra một công ty mạnh mẽ hơn
(2) Sự kết nối giữa văn hóa và lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa đối với việc lựa chọn quốc gia để thiết
lập hoạt động sản xuất và kinh doanh

15/07/2023 20 KINH DOANH QUỐC TẾ 1


2.2.1 Các hệ thống chính trị trên thế giới
2.2.1.1 Hệ thống chính trị là gì?
Hệ thống chính trị là tập hợp các tổ chức chính thức tạo nên một chính phủ. Nó
bao gồm: các cơ quan pháp luật, các đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang và các
tổ chức đoàn thể. Một hệ thống chính trị cũng quyết định các nhóm quyền lực
trên sẽ tương tác với nhau như thế nào.
2.2.1.2 Phân loại hệ thống chính trị
a) Mô hình chính trị chuyên chế (totalitarianism)
Là một hệ thống chính trị trong đó một người (Đức Vua hay Hoàng gia) hay một
Đảng chính trị thực hiện kiểm soát tuyệt đối trên mọi khía cạnh của cuộc sống
người dân và nghiêm cấm các đảng phái chính trị đối lập.
- Chính quyền của chế độ chuyên chế có xu hướng chia thành 3 điểm: 
+ Có quyền lực thông qua áp đặt: Một cá nhân hoặc tổ chức tạo dựng hệ thống
chính trị mà không cần sự chấp thuận tuyệt đối của người dân.  
+ Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp: Họ hạn chế, lạm dụng, loại bỏ ngay lập tức
những định chế quyền tự do ngôn luận, bầu cử định kỳ, quyền sở hữu, quyền
được bảo đảm của công dân và quyền của các dân tộc thiểu số.  
+ Sự tham gia hạn chế: Những người làm chính trị được giới hạn hoặc trong
những đảng hoặc thông qua áp đặt
2.2.1.2 Phân loại hệ thống chính trị
b). Mô hình chính trị dân chủ (Democrary)
Là một hệ thống chính trị trong đó Chính phủ được bầu ra bởi người
dân, thông qua phương thức bầu cử trực tiếp hay bầu cử đại biểu. 
Chế độ dân chủ trở thành chế độ chính trị ở hầu hết các nền kinh tế tiên
tiến trên thế giới.
 Chế độ này có 2 đặc trưng cơ bản:
• Quyền sở hữu tư nhân: đối với tài sản, tư liệu sản xuất thì các cá nhân
được tự do làm giàu và tích lũy tư nhân.
• Quyền lực có hạn của Chính phủ: chính phủ chỉ thực hiện một số chức
năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân như bảo
vệ quốc phòng, duy trì luật pháp và trật tự xã hội,....
2.2.1.2 Phân loại hệ thống chính trị
c) Mô hình chính trị xã hội chủ nghĩa
 Là mô hình chính trị mà ở đó quyền sở hữu và kiểm soát các tư
liệu sản xuất - vốn và đất đai- phải do toàn cộng đồng nắm giữ và
quản lý để phục vụ tất cả mọi người. 
 Mô hình này đã và đang được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế
giới như Brazil, Trung quốc, Việt Nam,...
2.2.1.3 Chức năng của hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị chính là cơ chế thực thi quyền lực thống trị của giai cấp cầm quyền;
là hệ thống các tổ chức mà thông qua đó giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trị
trong xã hội.

Môi trường chính trị của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả
đối nội và đối ngoại.
 Đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối
nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
 Sự tác động của môi trường chính trị ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.

Tính ổn định về chính trị là nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi
trường nước ngoài.
Có sự ổn định về chính trị sẽ có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh hoá
xã hội
2.2.1.4 Rủi ro chính trị

 Tất cả các công ty thực hiện kinh doanh vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia đều phải
đối mặt với rủi ro chính trị - cụ thể sự thay đổi về chính trị có ảnh hưởng xấu đến công
việc kinh doanh. Rủi ro chính trị có thể đe dọa đến thị trường xuất khẩu, điều kiện sản
xuất, hoặc gây khó khăn cho nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về trong nước.  
 Rủi ro chính trị phát sinh là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những nguyên nhân sau:
 Sự lãnh đạo chính trị yếu kém;  
 Chính quyền bị thay đổi thường xuyên; 
 Sự dính lúi đến chính trị của các nhà lãnh đạo tôn giáo và quân đội; 
 Hệ thống chính trị không ổn định; 
 Những vụ xung đột về chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số
 Sự liên kết kém chặt chẽ giữa các quốc gia.
2.2.1.4 Rủi ro chính trị

 Rủi ro chính trị có thể được phân thành nhiều loại dưới các góc độ tiếp cận
khác nhau Nếu căn cứ vào phạm vi tác động có thể phân rủi ro chính trị
thành 2 loại cơ bản sau
 Rủi ro vĩ mô: đe dọa  đến tất cả các doanh nghiệp không trừ một ngành
nào. Rủi ro vĩ mô ảnh hưởng  đến hầu hết các doanh nghiệp cả doanh
nghiệp trong và ngoài nước; 
  Rủi ro vi mô: là loại hình rủi ro chính trị chỉ  tác  động  đến những công
ty trong một ngành nào đó
2.2.2 Yếu tố pháp luật
2.2.2.1 Các hệ thống luật pháp trên thế giới.
a) Thông luật (Common Law)
 Thông luật: Tòa án giải quyết một trường hợp nào đó thông qua việc làm sáng tỏ các
yếu tố lịch sử, tiền lệ và cách sử dụng. Tuy nhiên, mỗi bộ luật được vận dụng khác
nhau một chút trong mỗi tình huống.
 Luật phổ thông bắt nguồn từ Anh quốc vào thế kỷ thức XVII và nó được công nhận ở
nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Canada, New Zealand, Mỹ... 
 Hệ thống luật pháp dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa vào đó mà toàn án
tiến hành xử lý những tình huống cụ thể.
 Một hệ thống thông luật phản ánh 3 nhân tố:
 Nhân tố truyền thống: là lịch sử pháp luật của một quốc gia;
 Các tiền lệ: Các quy ước có tính chất bắt buộc xuất hiện trước khi có tòa án;  
 Cách sử dụng: Là những cách mà theo đó luật pháp được áp dụng cho một tình
huống cụ thể.
2.2.2.1 Các hệ thống luật pháp trên thế giới.
b) Luật Dân sự (Civil Law)
 Dựa trên các quy định chuẩn tắc bằng văn bản
 Nó không cần giải thích các điều luật theo lịch sử hình thành, tiền lệ và cách
sử dụng.
 Tất cả quyền lợi và trách nhiệm đều trực tiếp thể hiện trong hợp đồng
 Chi phí về thời gian và tiền bạc ít tốn kém hơn, nhưng luật dân sự có xu
hướng bỏ qua những tình huống đơn lẻ
 Luật được áp dụng tại Cuba, Puerto Rico, Quebec và tất cả các nước Trung
và Nam Phi.
2.2.2.1 Các hệ thống luật pháp trên thế giới.
c) Luật tôn giáo (religious law)
Luật Tôn giáo là một hệ thống pháp lí bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo,
nguyên tắc đạo lí và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân tối cao.
Hệ thống luật Tôn giáo quan trọng nhất được dựa trên các đạo luật của Ấn Độ
giáo, Do Thái và Hồi giáo. Trong số đó, phổ biến nhất là luật Hồi giáo,

Luật hồi giáo được dựa trên Shari’ah, luật thực hiện từ kinh Koran Qur’an, là
các văn bản thiêng liêng của Hồi giáo. Thể hiện đạo đức hồi giáo và các nhiệm
vụ đạo đức trong cuộc sống. Tuy nhiên nó cũng chưa quy tắc áp dụng để tiến
hành kinh doanh, chẳng hạn như hướng dẫn chung về cần phải tôn trọng hợp
đồng và hành vi phù hợp trong các giao dịch thương mại
2.2.2.2 Các vấn đề pháp luật toàn cầu
a)Tiêu chuẩn hóa
 Bởi vì hệ thống pháp luật khác nhau ở mỗi nước, cho nên các công ty thường thuê
các chuyên gia pháp luật ở những nơi mà họ kinh doanh. Điều này có thể làm tăng
chi phí..
 Mặc dù, hệ thống pháp luật quốc tế không được rõ ràng, nhưng bước đầu đã có
những điểm chung. Luật quốc tế ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm quyền sở
hữu trí tuệ, luật chống  độc quyền, thuế, luật phân xử tranh chấp hợp  đồng và
những vấn đề thương mại nói chung.
 Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế khuyến khích việc áp dụng các chuẩn mực.
Trong số các tổ chức có Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD), Tổ chức về thống nhất của các luật tư nhân ở Rome đã đưa ra các quy
định cho kinh doanh quốc tế. Để tháo gỡ các rào chắn cho các công ty hoạt động
trên thị trường Tây Âu, Liên hiệp Châu Âu cũng tiêu chuẩn hóa hệ thống pháp luật
của các nước trong hiệp hội.
2.2.2.2 Các vấn đề pháp luật toàn cầu
b) Sở hữu trí tuệ

 Sở hữu trí tuệ đề cập đến tài sản là sản phẩm của hoạt động trí tuệ, chẳng hạn như
phần mềm máy tính, kịch bản phim, bản nhạc,...
 Trong nền kinh tế “tri thức” công nghệ cao của thế kỉ 21, sở hữu trí tuệ ngày càng
trở nên khó khăn
 Hiện có 188 nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, mặc dù đã kí
kết các hiệp ước quốc tế về bảo vệ sở hữu trí tuệ nhưng vẫn còn một số quốc gia
vi phạm.
2.2.2.2 Các vấn đề pháp luật toàn cầu
c) Sự đảm bảo và trách nhiệm đối với sản phẩm

Trách nhiệm sản phẩm (product liability) là trách nhiệm của người sản xuất
hoặc người bán hàng trong việc bồi thường các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật
của hàng hóa mà họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong quá trình kinh
doanh
MÔI TRƯỜNG KINH KẾ
1. Khái niệm.
Môi trường kinh tế trong tiếng Anh là Economic Environment. Đó là một tập hợp nhiều yếu tố có ảnh
hưởng sâu rộng và theo những chiều hướng khác nhau đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế chủ yếu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP), kim ngạch xuất nhập khẩu,
tình trạng lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, lãi suất ngân hàng, tốc độ đầu tư, thu nhập bình quân đầu người và
cơ cấu chi tiêu, sự phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thu chi ngân sách nhà nước.

*Tầm quan trọng của việc phân tích môi trường kinh tế

Để đánh giá một cách đúng đắn mức độ thu hút kinh doanh nước ngoài của một quốc gia để đưa ra quyết
định kinh doanh tại quốc gia đó phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà quản lý trong việc nhận biết được
bản chất của một nền kinh tế và triển vọng kinh doanh tại đó
2. Phân tích môi trường kinh tế
• Việc phân tích môi trường kinh tế chi phối quyết định lựa chọn quốc gia kinh doanh của nhà đầu
tư.

• Chưa có tổ chức nào đánh giá toàn bộ môi trường kinh doanh của các nước.

• Việc đánh giá môi trường kinh tế tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của mỗi nhà đầu tư.

*Có hai trở ngại chính:

• Khó có thể đưa ra tập hợp những chỉ số kinh tế chung để đánh giá chính xác nền kinh tế hay dự
đoán tiềm năng của một quốc gia.

• Khó xác định được mối quan hệ giữa các chỉ số này với những yếu tố khác
3. Chỉ số đánh giá môi trường kinh tế

*Tổng thu nhập quốc gia


• Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income – GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả các hoạt động
sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá trị của mọi hoạt động sản
xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như tiền thuê, lợi nhuận, thu nhập nhân công)
từ nước ngoài trong vòng 1 năm. Về mặt kỹ thuật , GNI là giá trị thị trường của mọi hàng hóa dịch
vụ mới được sản xuất bởi các nhân tố sản xuất trong nước.

• Ví dụ, giá trị của xe thể thao Ford (SUV) làm ở Hoa Kỳ và phần giá trị của Ford SUB làm ở
Mehicô sử dụng vốn và quản lý của Hoa Kỳ, tất cả đều được tính trong GNI của Hoa Kỳ. Ngược
lại, phần giá trị của xe Toyota Nhật. SUV sản xuất ở Hoa Kỳ, nhưng sử dụng vốn và quản lý của
Nhật lại tính vào GNI của Nhật chứ không phải Hoa Kỳ. Bảng 4.1 cho thấy 10 nền kinh tế lớn
nhất thế giới tính theo GNI.
*Tổng sản phẩm nội địa
• Tổng sản phẩm nội địa: GNI là thước đo bao quát nhất của các hoạt động kinh tế trong một nước. Một
phần cơ bản cấu thành GNI là tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product – GDP) – là tổng giá trị
của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân
biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài. Do đó, GDP đặc biệt có ích khi kinh doanh quốc tế đóng
góp đáng kể trong nền kinh tế của các nước được đánh giá; ví dụ, gần 90% hàng xuất khẩu của Ireland là
từ doanh nghiệp nước ngoài.
• GNI là thước đo trực tiếp về quy mô tuyệt đối của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng GNI, các nhà
kinh doanh có thể lầm lẫn trong việc lựa chọn quốc gia để kinh doanh.

Ví dụ, các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức đều đứng ở đầu bảng xếp hạng về GNI, gây
ấn tượng là các quốc gia này giàu có hơn nhiều các nước như Ireland hoặc Luxembourg.

->Vì vậy, các nhà quản lý nên sử dụng GNI bằng cách kết hợp chỉ tiêu này với dân số, tốc độ phát triển,
chi phí sinh hoạt địa phương và sự bền vững của nền kinh tế.
*Tính toán các chỉ số trên đầu người
• Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như nhiều chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc
gia để tìm ra chỉ số GNI/GDP... dựa trên đầu người.Những chỉ số này có thể cho biết GNI/GDP tương
đối của quốc gia. Một cách kỹ thuật, ta tính GNI trên đầu người bằng cách chia giá trị của GNI đã được
chuyển đổi sang một đồng tiền tiêu chuẩn, ví dụ như đồng USD, theo tỷ giá hối đoái phổ biến, rồi chia
cho dân số.

*Tỷ lệ thay đổi


Các chỉ số như GNI, GDP, GDP per capita.. cho chúng ta biết kết quả hoạt động trong năm của một
quốc gia, nhưng không cho biết sự biến động của các chỉ số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại
và dự đoán hiệu quả kinh tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi.
->Ví dụ, từ năm 1998 đến 2002, Ireland là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ 8%
một năm, còn Nhật Bản, ngược lại, là nền kinh tế chậm phát triển nhất với chỉ 0.2%/năm trong
cùng thời kỳ.
*Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP):
Các nhà quản lý khi so sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về
đồng tiền của nước họ. Ví dụ, khi chuyển đồng rupi Ấn Độ sang USD với tỷ giá chính thức, GNI đầu
người của Ấn Độ năm 2008 chỉ ở khoảng hơn 1.070 USD so với mức 47.580USD của Mỹ. Khoảng
cách này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước. Tuy nhiên, cách chuyển đổi này quá đơn giản. Tỷ
giá hối đoái cho ta biết bao nhiêu đồng tiền này đổi được 1 đồng tiền kia, ví dụ, bao nhiêu rupi Ấn
Độ đổi được một USD.

 
*Mức độ phát triển con người:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chỉ số như GNI, PPP... quá tập trung vào tăng trưởng chỉ dựa
trên các chỉ báo về tiền tệ mà bỏ qua tầm vóc và phạm vi của mức độ phát triển. Các nhà quản lý
có thể giải quyết các quan ngại trên bằng cách xem xét mức độ phát triển con người của quốc gia
(Human development Index - HDI) – dựa trên các nhân tố xã hội và kinh tế - để ước lượng các
hoạt động kinh tế hiện tại và tương lai.
*Mức độ phát triển con người

-Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp Quốc: từ cách nhìn nhận trên, Liên Hiệp Quốc đã đưa
ra Báo cáo Phát triển Con người dựa trên Chỉ số Phát triển Con người (Human Development
Index –HDI). Cụ thể hơn, chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của một nước ở 3 phương
diện:

• Tuổi thọ, tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra

• Kiến thức, tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ bản, cấp 2, và tổng tỉ
lệ giáo dục cấp cao hơn.

• Mức sống, đo lường bằng GNI đầu người theo PPP bằng USD.
*MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC

Liên Hiệp Quốc đã bổ sung thêm một số chỉ số khác để đánh giá tốt hơn về giới và nghèo đói trong phát
triển như:

• Chỉ số phát triển giới (Gender – Related Development): điều chỉnh bất bình đẳng giới, đo lường mức
bất bình đẳng giữa nam và nữ về tuổi đời, sức khỏe, học thức và mức sống

• Chỉ số bình đẳng giới (Gender Empowerment): đánh giá cơ hội của phụ nữ ở một nước bằng cách xem
xét sự bất bình đẳng trong việc tham gia chính trị và ra quyết định, tham gia kinh tế và quyền kiểm soát
đối với các tài nguyên kinh tế

• Chỉ số nghèo đói (Human Poverty): ước lượng mức sống của một nước bằng cách đo lường sự nghèo
đói và rào cản cho việc lựa chọn, cơ hội để sống như người ta muốn
*Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP:
• Trước sự quan tâm ngày một lớn đến môi trường, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra một số chỉ số
Xanh của GNP. Các chỉ số Xanh của nền kinh tế quốc dân nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế
dựa trên phát triển bền vững. Các nhà kinh tế học xanh tuyên bố rằng kinh tế thế giới là một bộ
phận cấu thành và phụ thuộc vào thế giới tự nhiên. Do đó, sẽ là sai lầm nếu chỉ quan tâm đến các
chỉ số như GNI và GNP.

*Các chỉ số đo lường kinh tế khác


-LẠM PHÁT
Nhìn chung, việc tăng giá liên tục so với mức tiêu chuẩn của sức mua được gọi là lạm phát.
Thông thường, lạm phát được tính bằng cách so sánh mức tăng chi phí của cùng một giỏ hàng hóa ở
hai thời điểm khác nhau. Theo quan điểm kinh tế học, lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn
tổng cung – nói các khác là quá nhiều người cố gắng mua quá ít hàng hóa, dẫn đến tăng giá nhanh
hơn tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến rất nhiều bộ phận của môi trường kinh tế như
tỉ lệ lãi suất, tỷ giá hối đoái, chi phí sinh hoạt, niềm tin vào nền kinh tế, và sự ổn định của hệ thống
chính trị.
*Các chỉ số đo lường kinh tế khác

-THẤT NGHIỆP

• Thất nghiệp là số nhân công muốn làm việc những không tìm được việc. Tỉ lệ thất nghiệp là lượng
nhân công thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm có trả lương chia cho tổng lực lượng lao động.
Nhưng quốc gia không thể tạo được việc làm cho công dân sẽ tạo ra môi trường kinh doanh rủi ro.
Thất nghiệp sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, tạo áp lực xã hội cũng như bất ổn chính trị. Do
đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cho thấy đất nước đó có sử dụng nhân lực hiệu quả hay không.

• Ngoài ra, một số nhà kinh tế còn đề ra chỉ số nghèo khổ (misery index), là tổng của tỉ lệ lạm phát
và tỉ lệ thất nghiệp. Tổng này càng cao thì mức độ tồi tệ của nền kinh tế càng lớn, người tiêu dùng
và doanh nghiệp càng ngại tiêu dùng và đầu tư.
*Các chỉ số đo lường kinh tế khác

-NỢ
Nợ là tổng lượng cam kết tài chính của chính phủ, bao gồm lượng tiền nhà nước mượn từ dân chúng,
từ các tổ chức nước ngoài, các chính phủ khác, hoặc từ các định chế quốc tế. Tổng nợ càng lớn thì
nền kinh tế đất nước càng bất ổn. Trong hiện tại, nợ làm phát sinh chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng đến
việc đầu tư cho sản xuất. và trong tương lai, do dân chúng lo lắng về khả năng thanh toán nợ của
chính phủ.
-PHÂN PHỐI THU NHẬP
Ngay cả khi được tính trên quy mô dân số và PPP thì GNI hay GDP vẫn chưa phản ánh chính xác thu
nhập của công dân một nước vì các báo cáo chỉ cho biết mức GNI và GDP bình quân. Vì không phải ai
cũng có mức thu nhập trung bình nên cả 2 chỉ số này đều không thể cho chúng ta biết thu nhập được
phân phối cho các khu vực dân cư như thế nào. Ví dụ GNI của Brazil là 1.4 nghìn tỉ USD, một thứ
hạng tương đối cao trên thế giới, và GNI bình quân đầu người của quốc gia này đạt mức gần 3.500
USD – mức khá cao trong khu vực

You might also like