You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


----------------🙞🕮🙜----------------

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài: Trong quá trình hội nhập hiện nay, văn hóa và văn nghệ
tích cực cũng như tiêu cực đang vào Việt Nam, nêu những giải
pháp để nâng cao vai trò của văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn
hiện nay? Liên hệ bản thân sinh viên chúng ta?

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9


1. Huỳnh Ngọc Hiển (Nhóm trưởng) K214011395
2. Tô Hữu Bằng K214010005
3. Nguyễn Tiến Thành K214010033
4. Cao Đình An K214010001
5. Nguyễn Thị Như Thảo K214010034
6. Huỳnh Nguyễn Thúy Vi K214010042
7. Lê Ngô Phương Huỳnh K214011398
8. Lê Thị Mỹ Huỳnh K214011399

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2022

1
MỤC LỤC
I. MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ
QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI CÁC LĨNH VỰC
KHÁC………………………………………………..Trang 3

II. GIỚI THIỆU HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ CÁC MẶT


TÍCH CỰC, TIÊU CỰC……………………………………
Trang 4

III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA


VĂN HÓA, VĂN NGHỆ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY.…………………………………………………Trang 5

IV. LÀ SINH VIÊN, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIỮ


GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN
TỘC?...........................Trang 10

TỔNG KẾT

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………Trang


14

2
I. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với
các lĩnh vực khác
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa.
Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã
đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa. Người viết: ”Vì lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn”.1
Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại. Bản sắc
văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu
của con người Việt Nam.
Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ. Về nội dung,
đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc,…
Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập
quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ…
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa.
2.1. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hóa là mục tiêu. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Như vậy,
cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm trong mục tiêu chung của
toàn bộ tiến trình cách mạng.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu - nhìn một cách tổng
quát - là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh
phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã
hội dân chủ - dân là chủ và dân làm chủ - công bằng, văn minh, ai cũng cơm
ăn áo mặc, ai cũng được học hành; một xã hội mà đời sống vật chất và tinh

1
Nguồn tài liệu: Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, t.3, tr.458
3
thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, con
người có điều kiện phát triển toàn diện.
Văn hóa là động lực: Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản
Hồ Chí Minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao
gồm động lực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và
ngoại lực. Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ
văn hóa. Tuy nhiên, nếu tiếp cận lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ
Chí Minh, động lực có thể nhận thức ở các phương thức chủ yếu sau: Văn hóa
chính trị, văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục: diệt giặc dốt, xóa mù chữ, văn
hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá.
2.2. Văn hóa là một mặt trận
Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội,
quan trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội. Nói mặt trận văn hóa
là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết
với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt
động văn hóa. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn
hóa - tư tưởng.
Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, lối sống,… của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý
luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.
2.3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật,
cho hùng hồn; phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy
tài liệu đâu mà viết? Cách viết như thế nào? Viết phải thiết thực, tránh cái lỗi
viết rau muống mà ham dùng chữ. Nói cũng vậy. Nói ít, nhưng nói cho thấm
thía, nói cho chắc chắn, thì quần chúng thích hơn. Tóm lại “Từ trong quần
chúng ra. Về sâu trong quần chúng”. Trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho
quần chúng.

II. Giới thiệu hội nhập văn hóa và các mặt tích cực, tiêu cực.
1. Hội nhập văn hóa là gì?
Hội nhập văn hóa được hiểu là những diễn tiến xã hội như sự đồng hóa, sự
xã hội hóa và sự nghi ngờ với văn hóa. Ví dụ: Trong điều kiện kinh tế xã hội
phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng thì rất nhiều nông dân đã
bỏ thôn quê ra đô thị làm ăn sinh sống. Để không bị lạc điệu, người nông dân
phải làm quen dần và thích nghi dần với môi trường sống. Đó chính là quá
trình hội nhập của người nông dân vào cuộc sống đô thị trong hoàn cảnh mới.
Họ buộc phải từ bỏ những mối quan hệ cũ, nếp sống cũ (quan hệ gia tộc, thân
hữu quen thuộc ở nông thôn, nếp sống dân quê…) để xây dựng và phát triển
những quan hệ mới với những người ở đô thị, làm quen và thích nghi với
những điều kiện mà vốn trước đó hoàn toàn xa lạ đối với họ. Vậy sự hội nhập

4
vừa có ý nghĩa như là một diễn tiến, vừa như là kết quả và luôn luôn diễn ra
không ngừng trong cuộc sống con người.

Hội nhập văn hóa có tính chất tương đối. Có thể thấy quá trình hội nhập văn
hóa qua khuôn mẫu tác phong và ở lĩnh vực văn hóa chung. Con người trong
xã hội không thể sống cô lập mà luôn luôn có mối tương quan với người khác,
với khuôn mẫu tác phong được mọi người thừa nhận, chia sẻ và được tổng
quát hóa. Ở góc độ định chế, sự hội nhập diễn ra hoặc từng phần, hoặc toàn
bộ vai trò theo đúng khuôn mẫu mà xã hội mong đợi. Trong một định chế
thường có định chế chủ yếu và các yếu tố phụ thuộc, chúng luôn luôn có mối
quan hệ tương hỗ với nhau, bổ sung cho nhau. Còn trong hội nhập văn hóa thì
tất cả các định chế chủ yếu của sự phối hợp vững chắc với nhau nhưng văn
hóa luôn có sự chuyển biến không đồng đều, thậm chí khác hướng và có tốc
độ khác nhau giữa các thành phần, do đó một định chế nào đó có thể phát
triển chậm hơn một truyền thống. Một phong tục cũng vậy, dù là hủ tục, cũng
không dễ gì một sớm một chiều có thể xóa bỏ chúng. Quan sát tiến trình xóa
bỏ phong tục, tập quán làm ăn cũ hoặc phong trào xây dựng gia đình văn hóa
mới hiện nay ta thấy rõ tính đa dạng, phức hợp của vấn đề này.2
2. Tích cực:
Việc mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại đã tạo điều
kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa nước ta với các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới với những quy mô, tầm mức khác nhau.

Nhiều hoạt động, như ngày/tuần/tháng văn hóa Việt Nam, biểu diễn nghệ
thuật, lễ hội văn hóa - du lịch, chiếu phim, triển lãm sách, ảnh, sản phẩm văn
hóa - nghệ thuật, hội thảo, xúc tiến, quảng bá du lịch... nhằm giới thiệu hình
ảnh đất nước, con người Việt Nam liên tục được tổ chức ở nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại được Bộ Văn hóa - Thể
thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa
phương liên quan, tổ chức đã đem lại sự thấu hiểu, cảm mến, thân thiện, để lại
ấn tượng đẹp đối với cộng đồng quốc tế, tạo tiền đề, điều kiện để nhiều quốc
gia, tổ chức trên thế giới mong muốn, tích cực đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với
nước ta.

Tại các tổ chức, như Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO),
quỹ Văn hóa dân gian quốc tế (IGF), tổ chức Triển lãm thế giới (BIE), tổ chức
Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), tổ chức Văn hóa - Giáo dục và Khoa học của
Liên hợp quốc (UNESCO), chương trình phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP).

2
Nguồn tài liệu: TS. Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học, NXB Lao động Xã Hội.
5
Đại diện Việt Nam đã thể hiện được sự năng động, tinh thần trách nhiệm,
đóng góp một số sáng kiến được ghi nhận, góp phần nâng cao vị thế đất nước.

Không chỉ tổ chức ở nước ngoài, các cơ quan văn hóa còn chủ động phối
hợp tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế ngay tại Việt
Nam, để các tổ chức quốc tế, đoàn ngoại giao, nhà văn hóa, nhà báo, nghệ sĩ,
doanh nhân, du khách,... có thể tiếp xúc, tương tác với văn hóa, con người
Việt Nam.

Thông qua nhiều hoạt động, Việt Nam từng bước nâng cao khả năng hội
nhập văn hóa; tiếp nhận hiệu quả những giá trị văn hóa, nghệ thuật và phương
thức thể hiện hiện đại, hấp dẫn, tiêu biểu của thế giới, làm phong phú và nâng
tầm về cả hình thức, nội dung, giá trị các sản phẩm văn hóa dân tộc. Cùng với
đó là việc thành lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa của nhiều nước tại
Việt Nam, như Viện Goethe của Đức, Thư viện Phòng Văn hóa Sứ quán Mỹ;
các trung tâm văn hóa và ngôn ngữ của Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc… tạo điều
kiện đẩy mạnh hoạt động giao lưu văn hóa của nước ta.

Đối với hoạt động quảng bá du lịch, truyền thông thương hiệu đất nước, các
ngành chức năng đã tích cực quảng bá các danh lam, thắng cảnh của Việt
Nam tại nhiều trang tin điện tử, tạp chí, kênh truyền thông phổ biến, như
CNN, Travel and Leisure, National Geographic, Condé Nast Traveler.Góp
phần thu hút xấp xỉ 16 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong
những năm gần đây. Các phương tiện truyền thông đại chúng của nhiều quốc
gia trên thế giới đã nhiều lần đăng tin, bài, hình ảnh Việt Nam thông qua hình
ảnh và thành tích của nghệ sĩ, vận động viên nước ta tại các cuộc thi quốc tế
trên các lĩnh vực điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc, bóng đá, võ thuật.

Từ kết quả ngoạn mục của bộ phim Hollywood mang tên “Đảo đầu lâu”, với
hơn 70% cảnh được quay tại Việt Nam, các đoàn truyền hình, làm phim thế
giới đã tìm đến Việt Nam như một địa điểm lý tưởng cho việc quay phim có
các tình huống thú vị, điển hình ở Đông Nam Á. Nhiều hãng truyền thông còn
thực hiện các chương trình truyền hình thực tế, khám phá, khảo sát, nghiên
cứu văn hóa, du lịch, đời sống, tập quán có bề dày lịch sử của Việt Nam và
phát sóng trên các kênh truyền hình có uy tín quốc tế tại Mỹ, Nhật Bản, Đức,
Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Australia… Việc tham gia các cuộc thi hoa hậu
mang tính quốc tế, các sự kiện trình diễn thời trang, ẩm thực thuần Việt được
tổ chức ở trong, ngoài nước cũng tạo thêm hương sắc Việt Nam trong giao
lưu văn hóa quốc tế.

Các hoạt động giao lưu văn hóa đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm
quan trọng của công tác đối ngoại nói chung và hoạt động giao lưu văn hóa
nói riêng cho các cấp, ngành và toàn xã hội; góp phần quảng bá hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế nhờ
giao lưu văn học, nghệ thuật và các hình thức sáng tạo khác; thúc đẩy giao lưu
quốc tế. Các phương tiện giao lưu văn hóa được các cấp, ngành, địa phương
6
đầu tư căn bản, hiện đại, góp phần tăng thêm hiệu quả công tác văn hóa đối
ngoại. Hình thức, nội dung giao lưu văn hóa ngày càng đa dạng, gồm nhiều
thể loại, có sự kết hợp giữa văn hóa đối ngoại với chính trị - kinh tế đối ngoại,
ngoại giao công chúng, ngoại giao nhân dân… Xây dựng được thể chế, thiết
chế cho hoạt động giao lưu văn hóa, kết nối hữu cơ với loại hình gần gũi là
văn hóa đối ngoại.

3. Tiêu cực:

Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng nhìn chung, các hoạt
động giao lưu văn hóa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập
quốc tế và sự nghiệp phát triển đất nước. Đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước đã đánh giá đúng vai trò của văn hóa và giao lưu văn hóa, văn hóa
đối ngoại đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, quá trình triển khai thực hiện ở các cấp, ngành còn có hạn chế, trước
hết từ khâu nhận thức chưa đầy đủ; chưa có một cơ chế điều phối ở cấp quốc
gia về các hoạt động giao lưu văn hóa. Do đó, sự phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương, giữa trong nước và ngoài nước (các cơ quan đại diện của
Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài), giữa khu
vực nhà nước và khu vực tư nhân trong tổ chức các hoạt động giao lưu văn
hóa còn thiếu tính chủ động và hiệu quả chưa cao.

Các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn non trẻ, các doanh
nghiệp văn hóa có quy mô nhỏ, lẻ, phân tán, chưa tạo ra được những
sản phẩm đủ sức cạnh tranh, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao lưu văn hóa ở các bộ, ngành, địa
phương không đồng đều về trình độ, khả năng ngoại ngữ, cũng như sự am
hiểu về văn hóa, luật pháp và phong tục, tập quán quốc tế. Công tác nghiên
cứu, dự báo, định hướng hoạt động văn hóa đối ngoại còn yếu, gây ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động giao lưu văn hóa. Tiêu chí v rõ ràng, một số cán bộ
phụ trách công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực, hiệu
quả công việc của cán bộ tác nghiệp giao lưu văn hóa chưa công việc.3

Bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp
thời, như: Một số bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của
dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong
các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật (lượng lớn các bạn trẻ cuồng các
idol thái quá, tôn sùng họ: hay là một số nghệ sĩ vì đồng tiền mà làm biến chất
đi văn hóa nghệ thuật của dân tộc,..)4; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân
ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện
tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc
hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu
cực, không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang
3
Nguồn tài liệu: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/
2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-luoc-phat-trien-van-hoa-cua-viet-nam.aspx
4
Nguồn tài liệu: https://zingnews.vn/hon-1000-fan-va-vat-o-my-dinh-cho-than-tuong-kpop-post1035117.html
7
ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang tính bạo lực, ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe, thời gian học tập.5

III. Những giải pháp để nâng cao vai trò của văn hóa, văn
nghệ trong giai đoạn hiện nay
1. Vai trò của văn hóa, văn nghệ
Văn hóa có vị trí và vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc
6
gia. Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá - văn nghệ là công cụ sắc bén trong
đấu tranh cách mạng, là một mặt trận và người làm văn hoá, văn nghệ là
chiến sĩ cách mạng trên mặt trận ấy. Quan niệm này đã đặt những người
hoạt động văn hoá - văn nghệ lên tầm cao mới trong sự nghiệp cách
mạng, đòi hỏi văn hoá nghệ thuật vừa phải khẳng định bản chất nghệ
thuật, chức năng thẩm mỹ vươn tới cái đẹp nhưng vừa phải mang tính
chiến đấu.7
2. Giải pháp nâng cao vai trò của văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn hiện
nay
Với một lĩnh vực rộng, đa ngành, thiên về năng lực sáng tạo là giao lưu
văn hóa, cần chú trọng lựa chọn cán bộ quản lý chủ chốt là các chuyên gia
vừa có trình độ chuyên môn, vừa am hiểu cơ chế quản lý để chỉ đạo sát
hợp, hiệu quả. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý liên quan lĩnh vực giao lưu
văn hóa (Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,
Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông
đại chúng, các địa phương…) cần chủ động phối hợp xây dựng một chiến
lược cụ thể về giao lưu văn hóa, trong đó bao gồm toàn diện, đầy đủ về
mục tiêu, nguyên tắc, nguồn lực, cách thức triển khai, trách nhiệm chi tiết
giữa các đơn vị để thực hiện giao lưu văn hóa dài hạn sau năm 2020. Các
thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại
giao trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại hay thúc đẩy giao lưu văn
hóa/quảng bá văn hóa quốc gia (giai đoạn sau năm 2020) cần làm rõ sự
phối hợp có tính đột phá. Sự chỉ đạo thống nhất ở cấp cao nhất cần được
quan tâm đặc biệt, có văn phòng điều phối, có lãnh đạo cao cấp chỉ đạo,
có chuyên viên kiêm nhiệm đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực giao
lưu văn hóa.

5
Nguồn tài liệu: https://calidas.vn/tac-hai-cua-viec-choi-game-doi-voi-hoc-sinh/
6
Nguồn tài liệu: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/vi-tri-va-vai-tro-cua-van-hoa-trong-doi-moi-phat-trien-thuc-tien-
va-nhung-van-de-dat-ra.html
7
Nguồn tài liệu: https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/chu-tich-ho-chi-minh-voi-van-hoa--van-nghe/24021-58053-878844
8
Cần kiện toàn công tác quản lý, giám sát các hoạt động quảng bá và
tiếp nhận các giá trị văn hóa, không chỉ thông qua việc hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp quy, điều chỉnh chính sách, mà còn là áp dụng công
nghệ hiện đại trong lưu trữ, phân tích, xử lý, phân phối các sản phẩm văn
hóa, chia sẻ thông tin và bảo đảm an toàn nội dung thông tin. Chính sách
và văn bản pháp quy phải bảo đảm tính khả dụng, khoa học, hiệu quả lâu
dài để không chỉ cán bộ chuyên môn, mà mọi công dân Việt Nam và kiều
bào nước ngoài có thể lấy làm căn cứ để tùy theo điều kiện của mình tích
cực sáng tạo, đóng góp cho giao lưu văn hóa của đất nước.

Cần chú ý đến yếu tố truyền thông, vai trò của truyền thông đại chúng
trong giao lưu văn hóa. Trong thời kỳ hội nhập, các phương tiện truyền
thông hiện đại có thể truyền bá, phổ cập liên tục, nhanh chóng, rộng rãi
những thông tin, hình ảnh, âm thanh… của đời sống văn hóa, giá trị văn
hóa cho công chúng. Công chúng ngày nay phân thành nhiều nhóm,
không chỉ kết nối với cư dân trong nước, mà còn với cư dân nước ngoài
qua internet, mạng xã hội, vì vậy cần có hình thức truyền tải phù hợp với
các đối tượng. Cần xây dựng hệ giá trị văn hóa chuẩn mực người Việt
Nam, vừa tiếp thu nét đẹp truyền thống, vừa gắn với các giá trị chân -
thiện - mỹ, vừa hiện đại, để công chúng, nhất là người trẻ có định hướng
đúng, có thể chủ động tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ từ bên ngoài,
nhưng vẫn có khả năng “miễn nhiễm” với văn hóa lai căng.

Giao lưu văn hóa gắn bó hữu cơ với ngoại giao văn hóa nên phải thống
nhất nhận thức của mọi cấp, ngành, xã hội trong việc thúc đẩy sâu, rộng
chính sách ngoại giao văn hóa, chú trọng kiện toàn bộ phận phụ trách giao
lưu văn hóa, ngoại giao văn hóa ở các cơ quan đại diện nước ngoài (nhất
là các đại sứ quán, nhà văn hóa…); coi ngoại giao văn hóa là lĩnh vực có
thể tiếp xúc, mở đường, vận động, trao đổi, tiếp thu, quảng bá nhằm tăng
cường sự hiểu biết, thân thiện, tín nhiệm giữa Việt Nam và các nước, từ
đó giúp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, thương mại, du lịch, văn hóa - nghệ
thuật, kinh tế, giáo dục, môi trường, xã hội… Thực hiện Nghị quyết số
36/NQ-TW, ngày 26-3-2004, của Bộ Chính trị, “Về công tác đối với
người Việt Nam ở nước ngoài”; Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19-5-2015,
của Bộ Chính trị, “Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-
NQ/TW, của Bộ Chính trị khóa IX, “Về công tác đối với người Việt Nam
ở nước ngoài” trong tình hình mới”, các ngành chức năng cần luôn quan
tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài để truyền bá, giải thích
về chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, đưa văn hóa dân tộc đến
với đồng bào để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vừa gìn giữ,
phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa là cầu nối lan tỏa các sản
phẩm, giá trị văn hóa Việt Nam đến các nước sở tại.

Việc thưởng phạt, tôn vinh, sử dụng, đãi ngộ người tài trong hoạt động
giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại cần thực hiện công bằng, kịp thời.
9
Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ làm việc trong các cơ sở đào tạo
văn hóa, nghệ thuật, ngoại giao văn hóa; cải tiến chương trình giảng dạy
theo kịp khu vực và quốc tế, cả về chuyên môn và ngoại ngữ; đồng thời
vừa chọn lọc kỹ đầu vào trong công tác đào tạo, lại vừa có đầu ra bảo đảm
chất lượng để người được đào tạo có thể đóng góp tích cực cho sự nghiệp
giao lưu văn hóa. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao
đổi chuyên môn giữa các nhà hoạt động về giao lưu văn hóa, học giả, văn
nghệ sĩ, nhà sáng tác… Tăng cường chọn lọc giảng viên giỏi, tâm huyết
để gửi đi đào tạo tại các nước có thành tựu giao lưu văn hóa. Đối với sinh
viên, học viên tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài, cần có chủ trương mời
gọi, tuyển dụng về làm việc cho cơ sở đào tạo, đơn vị tác nghiệp giao lưu
văn hóa Việt Nam. Đối với các ngành công nghiệp văn hóa, thủ công mỹ
nghệ đặc sắc, cần chọn lọc những ngành, nghề có lợi thế về chế tác,
nguyên liệu, truyền thống lâu đời, có thị trường tiêu thụ trên thế giới để
xây dựng, phát triển.

Cần đầu tư đầy đủ, kịp thời cả về con người và cải tiến bộ máy quản lý,
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động giao lưu văn hóa. Không đầu
tư theo kiểu bình quân, mà căn cứ vào kết quả đầu ra, thông qua đội ngũ
thẩm định uy tín. Đối với một số lĩnh vực có tác dụng truyền thông, quảng
bá văn hóa rõ nét, dễ kết nối với thế giới, như văn học, âm nhạc, nên chú
trọng đầu tư nhiều hơn. Đơn cử, đầu tư cho dịch thuật từ tiếng Việt ra
tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh và phổ biến những tác phẩm văn
học - nghệ thuật (nhất là thơ ca, tiểu thuyết) có giá trị nổi bật ra nước
ngoài; tạo điều kiện để các ban nhạc hát tiếng Anh, nhạc sĩ sáng tác tiếng
Anh có tác phẩm dự thi các giải khu vực và thế giới…/.8

8
Nguồn tài liệu: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-luoc-phat-trien-van-hoa-cua-
viet-nam.aspx

10
IV. LÀ SINH VIÊN, CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIỮ GÌN
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC?

Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế
mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế
thừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân
loại cần được đặc biệt chú trọng. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác
động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo
hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều
hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế
giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học
-kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh
viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những tri thức tương lai của
đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu,
rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung
của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn
trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động,
sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Thực tiễn hơn có thể là:


1. Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa:
Giới trẻ hiện nay hay đặc biệt hơn là sinh viên hầu hết mọi người đều thích
chụp ảnh thì việc này ta có thể kết hợp với việc giúp các bạn mặc cổ phục, mà
để bản thân mình đẹp hơn, tìm được màu phù hợp với bản thân các bạn có thể
tìm hiểu thêm các màu sắc của các bộ áo dài, áo bà ba, … Hay là các địa điểm
mà các bạn đi chụp ( các ngôi chùa, các ngôi làng cổ,…) từ đấy bạn được tiếp
thu thêm rất nhiều kiến thức cũng như có thể lưu trữ lại những nét đẹp trong
văn hoá nước ta. Hoặc có thể chụp chung các sản phẩm của mình với những
sắc màu, vật dụng văn hoá dân tộc.

Đơn giản hơn thì ta thay vì sau mỗi chương trình chúng ta tặng các món quà
như tiền, sách vở, … Ta có thể tặng các bạn các món quà từ các vùng miền
như các loại bánh kẹo đặc sản, nếu có điều kiện hơn chúng ta có thể tặng cho
11
các bạn đồ thổ cẩm từ các dân tộc đến từ Tây nguyên, các loại kèn của vùng
Tây Bắc, … Tiện thể đó chúng ta dành ra vài phút để có thể kể về nguồn gốc
những món đồ đó.

Xây dựng các câu lạc bộ nghiên cứu, tổ chức các buổi hoạt động âm nhạc
nghệ thuật của Việt Nam trên các vùng miền tổ quốc. Có thể thu ít tiền hoặc
miễn phí diễn ra ở kí túc xá, hay là trên ngay chính trường học gần gũi với các
bạn sinh viên.

Tổ chức các cuộc thi, hội thảo về văn hoá văn nghệ của dân tộc. Ở đây các
bạn có thể được thuyết trình hay đặc biệt hơn dành có những bạn có thể biểu
diễn chính những nét đẹp của điệu múa, của những bài hát mang đậm màu sắc,
nét đẹp vùng miền của mình.
2. Ý thức được rõ bản thân:
Bên cạnh đó cũng cần cũng cần có sự tỉnh táo, hiểu biết không nên pha trộn
những văn hoá khác vào văn hoá của dân tộc một cách sai trái, biến chất.
Không lợi dụng bản sắc dân tộc, ý nghĩ rằng: “để mọi người đc biết đến với
văn hoá dân tộc mình hơn” để biện minh cho những sai phạm mà bản thân làm
biến chất. Không vì lợi ích bản thân mà mù quáng vứt bỏ, hay gay gắt hơn là
chê bai văn hoá dân tộc.

Là sinh viên-thế hệ tiếp theo sẽ trở thành những trụ cột của đất nước, ta cần
phải kế thừa ý chí cũng như những bản sắc và nét đẹp văn hoá của dân tộc đã
được ông cha ta đúc kết và lưu truyền trong hàng ngàn năm, luôn tự hào là
người Việt Nam dù ngàn năm đô hộ vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc.

12
Tổng kết
Xuyên suốt bài học vừa rồi, ta đã hiểu được văn hóa có ảnh hưởng lớn lao
đến tinh thần dân tộc chúng ta như thế nào! Chúng ta hiểu được văn hóa có tính
chất lan truyền, và chính sự lan truyền đó làm cho văn hóa của chúng ta ngày
càng đa dạng. Sự đa dạng này có thể là tốt nhưng cũng có thể là xấu, có ảnh
hưởng tích cực nhưng cũng tác động tiêu cực. Tất cả phụ thuộc vào chúng ta và
cách chúng ta tiếp nhận. “Hòa nhập nhưng không hòa tan.” Không phải tự nhiên
mà đất nước ta có thể độc lập như ngày hôm nay. Nước ta đã phải trải qua gần
1000 năm Bắc thuộc, nhưng chúng ta không bị hòa tan trở thành một phần lãnh
thổ của Trung Quốc. Tất cả là nhờ văn hóa, chính nền văn hóa về tinh thần kiên
cường bất khuất của dân tộc ta, dù có trải qua ngàn năm thì tinh thần ấy vẫn còn
mãi ngời sang, được lưu truyền qua bao thế hệ, không ngừng tích lũy và phát
triển để càng ngày càng hoàn thiện.

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.”

Có lẽ, ai trong chúng ta cũng biết đến Truyện Kiều vì lý do, Truyện Kiều là một
bộ truyện gắn liền với nền văn hóa của dân tộc ta. Từ Truyện Kiều ta hiểu rõ
hơn về các bậc anh hùng như “Từ Hải”; “Kim Trọng”,…. ta lại cũng thấy được
những nhân vật hèn hạ, đê hèn như “Tú Bà”; “Sở Khanh”,… Đến ngày nay từ
“Sở Khanh” vẫn còn dùng cho những người con trai hẹn hạ, đi lừa con nhà
người ta. Chính điều này đã ăn sâu vào máu chúng ta, hình thành nên nhân cách
chúng ta, từ những điều đơn giản nhất được tích lũy từ đời sống, nó dần dần trở
thành văn hóa, và nếu như chúng ta mất đi những điều nhỏ nhặt đó, thì văn hóa
cũng sẽ dần lụi tàn và bị thay thế. Đó cũng chính là lý do mà câu văn trên ra đời.
Hãy gìn giữ những điều nhỏ nhặt trong văn hóa chúng ta, đơn giản là những câu
“Chào-Thưa-Dạ-Vâng”; “Xin lỗi”; “Cảm ơn”,…. Tuy đó là những điều nhỏ
nhoi trong cuộc sống nhưng nhờ chính những điều đó mà văn hóa ta còn tồn tại.
Những bạn trẻ ngày nay thờ ơ với những điều đơn giản đó. Chuộng phong cách
Tây. Các bạn ơi, làm ơn! Hãy chậm lại một chút và suy nghĩ đi!

Là người chủ tương lai của đất nước, ta phải không ngừng học hỏi, trau
dồi bản thân ngày mỗi ngày, phân biệt điều xấu và điều tốt, điểu nên làm và nên
không làm. Từ đó góp phần vào việc xây dựng một đất nước Việt Nam tươi đẹp,
một Việt Nam thật đặc biệt mà không nhầm lẫn vào đâu được. Hãy sống hết
mình và cống hiến cho đất nước. Đừng vì những lý do nhỏ nhoi mà từ bỏ đi
những điều tốt đẹp, hãy theo đuổi nó đến cùng.

13
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Nguồn tài liệu: Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội,2011, t3, tr458
(2) Nguồn tài liệu: TS. Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học, NXB Lao
động Xã Hội.
(3) Nguồn tài liệu: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-
an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-
luoc-phat-trien-van-hoa-cua-viet-nam.aspx
(4) Nguồn tài liệu: Nguồn tài liệu: https://zingnews.vn/hon-1000-fan-va-vat-o-
my-dinh-cho-than-tuong-kpop-post1035117.html
(5) Nguồn tài liệu: https://calidas.vn/tac-hai-cua-viec-choi-game-doi-voi-hoc-
sinh/
(6) Nguồn tài liệu: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/vi-tri-va-vai-tro-
cua-van-hoa-trong-doi-moi-phat-trien-thuc-tien-va-nhung-van-de-dat-ra.html
(7) Nguồn tài liệu: https://nghean.dcs.vn/vi-vn/tin/chu-tich-ho-chi-minh-voi-
van-hoa--van-nghe/24021-58053-878844
(8) Nguồn tài liệu: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-
an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/823661/giao-luu-van-hoa-the-gioi-trong-chien-
luoc-phat-trien-van-hoa-cua-viet-nam.aspx

14

You might also like