You are on page 1of 46

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện
trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Riêng phần mình,
Chủ tịch Hồ Chí Minh có phần định nghĩa riêng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Trong mối
quan hệ với chính trị và kinh tế, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải đứng trong
kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế. Văn hoá giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước. Văn hoá
là đời sống tinh thần của xã hội, văn hoá có phát triển thì xã hội đó mới phát triển
và vững mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một
điều thiết thực và cần được chú ý, để ý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trang bị cho sinh viên một cách đầy đủ, toàn diện về nhận thức. Qua đó giúp sinh
viên có cái nhìn khái quát, biết vận dụng kiến thức đó với tình hình thực tiễn của
đất nước, liên hệ với bản thân qua tu dưỡng rèn luyện theo phong cách Hồ Chí
Minh. Khai thác năng lực làm việc nhóm, phân chia công việc cho mỗi thành viên.
Tìm hiểu rõ nội dung về Tư tưởng hồ Chí Minh về văn hóa Tìm kiếm cái nguồn
thông tin tham khảo từ mọi nguồn: sách, báo chí, giáo trình, mạng Internet, … Vận
dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ với tình hình thực tiễn của đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vần đề văn hoá về giáo dục, văn
nghệ và đời sống trước và sau năm 1969. Các chủ trương chính sách của Đảng
trong từng giai đoạn lịch sử, khẳng định rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong việc duy
trì và phát triển nền văn hoá của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
Dựa vào thông tin tin từ các nguồn, phân tích ra các nội dung có ý nghĩa cần và đủ
để truyền tải thông điệp đề tài, rồi tổng hợp chúng lại.
4.2 Phương pháp thống kê
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, nhóm sử
dụng phương pháp thống kê để đưa ra dẫn chứng về hiện thực để lý luận cho
những mặt tích cực và tiêu cực của xã hội đối với văn hoá.
5. Phạm vi nghiên cứu
Bởi đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng lớn, thời gian thực hiện tiểu luận
trong 2 tuần, nhóm sẽ chỉ nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá trong
hai giai đoạn là giai đoạn trước năm 1969 và giai đoạn sau năm 1969.

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN


HÓA
1. Cơ sở lý luận

1.1. Những giá trị truyền thống tốt đẹp trong tinh hoa văn hoá dân tộc.

Trước khi rời Tổ quốc ra đi tìm con đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành -
Hồ Chí Minh đã tiếp thu một vốn văn hoá gia đình, quê hương, dân tộc. Từ vùng
quê làng Chùa, làng Sen, mở rộng ra là quê hương Xứ Nghệ, qua kinh đô Huế, đến
Phan Thiết, Sài Gòn... Mỗi vùng vốn có sắc thái văn hoá khác nhau, nhưng điểm
tương đồng là tất cả đều sáng ngời truyền thống yêu nước, đoàn kết; xu hướng cố
kết cộng đồng dân tộc; tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; lạc quan, yêu đời
và truyền thống nhân ái, nhân văn Việt Nam.

1.2 Tinh hoa văn hóa phương Đông, phương Tây (Chủ nghĩa Mác-Lê Nin

1.2.1 Văn hóa Phương Đông

Văn hoá Ấn Độ tiêu biểu là Phật giáo, mang nhưng nội dung nhân đạo lớn
như: Đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn... Khổng giáo, với những tư tưởng coi trọng
đạo đức, luân lý, người hiền tài và kẻ sĩ... tức là đề cao văn hoá.

Hồ Chí Minh không chỉ nắm được những quan điểm cơ bản của Phật giáo,
Nho giáo mà Người còn am hiểu Lão giáo với những yếu tố văn hoá sống giản dị,
thanh bạch, chan hoà với thiên nhiên.

1.2.2 Văn hóa Phương Tây

Người đã sớm có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây khi người
còn học ở Huế.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã từng đến Pháp - Mỹ - Anh là
trung tâm văn minh của nhân loại lúc đó. Người đã ghi nhận những gì cuộc cách
mạng Pháp (1789) đã làm được như xoá bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông
nô, đấu tranh cho tự do của con người, lập hiến pháp... Đó là "một sự nghiệp rất
nhân đạo”, một trong những cội nguồn của “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Người
cũng nhấn mạnh đến “quyền con người” “quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi”
trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776).

Đến với phương Tây, Người được tiếp xúc trực tiếp các tác phẩm của những
nhà tư tưởng khai sáng: Vonte, Rútxô, Môngtétxkiơ... tư tưởng dân chủ của họ đã
có ảnh hưởng đến tư tưởng của Người. Đặc biệt, chính là Lý luận Mác-Lê Nin.
Tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây là bước khởi đầu quan
trọng và cần thiết để Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của
nền văn hoá nhân loại. Sự kiện Hồ Chí Minh gặp Sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đã tìm ra con đường cứu nước là
một tất yếu lịch sử đã được Người chuẩn bị từ nhiều năm trước trong việc tổ chức
đấu tranh với kẻ thù bằng các phương tiện văn hoá.

Dù là văn hoá phương Đông hay văn hoá phương Tây, Hồ Chí Minh đều dày
công chắt lọc một cách kỹ lưỡng với một thái độ khách quan, khoa học, trân trọng
với một tầm nhìn văn hoá rộng mở.

2. Thực tiễn

2.1 Thực tiễn Việt Nam

Thời bấy giờ, thực dân Pháp "khai hoá văn minh” đất nước ta với chính
sách: ngu dân, chia để trị, đầu độc nhân dân ta, nhất là thanh niên bằng rượu và
thuốc phiện...

Thực tiễn đó là cơ sở để Hồ Chí Minh vạch ra một đường lối mới: Việt Nam
phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyền, phát triển
cuộc sống cho nhân dân.

2.2 Thực tiễn thế giới


Hồ Chí Minh hiểu ra được bản chất của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế
quốc, hay cái mà chúng gọi là "Khai hoá văn minh”. Người không những đấu tranh
cùng các dân tộc mà còn còn hoà mình vào thế giới văn hoá vô cùng phong phú và
đa dạng của họ.

II. NHỮNG QUAN NIỆM CỞ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN


HÓA

1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

1.1 Bốn cách tiếp cận văn hóa của Hồ Chí Minh

1.1.1 Tiếp cận theo nghĩa rộng

Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ
sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.
1.1.2 Tiếp cận theo nghĩa hẹp
Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần
chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.

1.1.3 Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn

Văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con người, thể hiện ở việc
Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học “văn hóa”, xóa mù chữ, biết đọc biết
viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi)
1.1.4 Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”
Khi còn ở trong nhà tù Tưởng Giới Thạch vào tháng 8/1943, Bác đã
đưa ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống
và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

1.2 Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh

Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh đã khắc phục được những quan
niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại. Song, trong định nghĩa này
Hồ Chí Minh cho chúng ta hiểu được:

- Văn hóa là những sáng tạo và phát minh của con người.

- Nguồn gốc của văn hóa là lẽ sinh tồn của con người.

- Văn hóa là mục đích và động lực của cuộc sống, nhằm thích ứng những nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

- Cấu trúc của văn hóa: ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp, khoa học, tôn giáo,
văn học - nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các
phương thức sử dụng.

- Văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt (ứng xử, giao tiếp).

Điều thú vị là định nghĩa văn hóa của Hồ Chí Minh có nhiều điểm gần giống
với quan niệm hiện đại của UNESCO về văn hóa theo các khía cạnh sau: Phức thể,
tổng thể nhiều mặt: nét riêng biệt, đặc trưng riêng về tinh thần và vật chất, khắc
họa nên bản sắc; nghệ thuật, văn chương, và những quyền cơ bản của con người,
hệ thống giá trị: cách ứng xử và sự giao tiếp. Suốt hơn 90 năm qua, tư tưởng chiến
lược của Người đã được quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Trong suốt
quá trình đó, cùng với biến đổi, phát triển của thực tiễn và của tư duy, các quan
điểm, đường lối về văn hóa của Đảng được kế thừa, bổ sung và phát triển. Trải qua
các giai đoạn cách mạng và các kỳ Đại hội, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta không ngừng kế thừa và phát triển các
chủ trương, đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam từng bước trở thành nền tảng tinh thần của xã hội,
thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ
quốc.

1.b) Quan hệ giữa văn hoá với các lĩnh vực khác.

-Chính trị:

Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn
nghệ cũng bị nô lệ, không thể phát triển. Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách
mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân
tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng
văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được
thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Để
văn hoá phát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước. Văn hóa không thể
đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính
trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn
hóa. "Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị,
tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh
cũng nêu rõ: "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", hoặc đường lối
kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực,... là với ý nghĩa như vậy. Tóm
lại, Hồ Chí Minh cho rằng, nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải giải phóng
dân tộc, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó chính
là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển.

Văn hóa không đứng ngoài mà phải ở trong chính trị , mọi hoạt động chính
trị phải có hàm lượng văn hóa

-Kinh tế:

Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng
kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn
hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được". Trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải
phát triển kinh tế và văn hóa... để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân
dân ta". Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa không
hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế.
Tóm lại, sự phát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển;
ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của
văn hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng
cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ.
Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng
nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”->
Quan điểm này của Người khẳng định rằng văn hóa có tính tích cực, chủ động, là
động lực của kinh tế và chính trị, vì thế văn hóa phải ở trong kinh tế, thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế.*Tuy nhiên, văn hóa tác động tích cực trở lại đối với kinh tế

Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa . Vì sao không
nói phát triển văn hóa và kinh tế; tục ngữ ta có câu” có thực với vực được đạo “
-Xã hội:

Theo Hồ Chí Minh, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải
phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển. Người nói: “xã
hội thế nào, văn nghệ thế ấy”. Văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong
phú, nhưng chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không
thể phát triển được. Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về
tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt
Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa. Với Hồ Chí Minh,
văn nghệ phải luôn luôn gắn với thực tiễn, phục vụ nhân dân, vì nhân dân " là gốc
của nước nhà", "công nông là người chủ của cách mạng". Quần chúng là những
người sáng tạo, văn nghệ "lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở" thì
nó phải phản ánh đời sống thực tiễn của nhân dân, vì nhân dân, "không thể nói
nghệ thuật vị nghệ thuật, mà cần phải nói rõ văn nghệ phục vụ công nông binh",
tức là phục vụ đa số nhân dân, Người nói: "Về sáng tác, thì cần hiểu thấu, liên hệ
và đi sâu vào đời sống của nhân dân. Như thế mới bày tỏ được tinh thần anh dũng
và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh
thần ấy".
Về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại:
“ Càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác- Lenin, càng phải coi trong những truyền thống
tốt đẹp của cha ông”

+ Trong xây dựng nền văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh quan điểm phải
giữ gìn và phát huy bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại. Trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” (năm 1942), Người đặt ra
vấn đề quan trọng hàng đầu là: Dân ta phải biết sử ta.

+ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ở Hà Nội, ngày 24-11-1946, Người nói:
“Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây
phương chung đúc lại... Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để
tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và
nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam có tinh thần thuần túy Việt Nam, để hợp với
tinh thần dân chủ” và “Phát triển hết cái hay, cái đẹp của dân tộc, tức là ta cùng đi
tới chỗ nhân loại”.

Nguồn: Tạp chí Cộng sản, Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn
hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam- TS. Đặng Thị Minh Nguyệt (14/11/2022)

Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu
của con người Việt Nam. Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân
loại. Theo Người, mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa
Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.

Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

-Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc , phải biết tiếp thu văn hóa nhân loại.

-Nhận diện hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh , một nhà báo Mỹ viết :”Cụ hồ không
phải là một nhà dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi mà cụ là một người yêu mến văn hóa
Pháp trong khi chống thực dân pháp , một con người biết coi trọng những truyèn
thống cách mạng Mỹ , trong khi Mỹ phá hoại cách mạng cụ”

-Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu vă hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa
việt nam , xây dựng nên văn hóa dân chủ

-Liên hệ thực tiễn:

Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) đến nay, nền văn hóa
của Việt Nam luôn gắn kết máu thịt với lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, với vận
mệnh của dân tộc.
( Ví dụ thực tiễn):

+Trong quá trình đổi mới đất nước, thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế
và văn hóa đạt được nhiều thành công quan trọng, song cũng còn không ít hạn chế
cần nhìn nhận đúng đắn, khách quan để khắc phục và sữa chữa kịp thời, từ đó có
định hướng phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh
tế tăng trưởng liên tục và tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Tổng
sản phẩm trong nước năm 2018 đạt xấp xỉ 240 tỷ USD; GDP bình quân đầu người
đạt 2.587 USD, Việt Nam hiện trở thành nước có thu nhập trung bình. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, GDP của các ngành nông nghiệp, công nghiệp
và xây dựng, dịch vụ đã chuyển dịch rõ rệt, lần lượt từ 40,5%, 23,8%, 35,7% năm
1991 đến 14,57%, 34,28%, 41,17% năm 2018. Qua hơn 30 năm đổi mới, vị thế
kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đáng kể. *Lĩnh vực kinh tế
đảm bảo chăm lo đời sống vật chất cho con người. Lĩnh vực xã hội duy trì và thiết
lập các mối quan hệ bền chặt. Lĩnh vực chính trị kiến tạo niềm tin, vạch ra con
đường, tương lai phía trước. Còn lĩnh vực văn hóa chăm lo đời sống tinh thần, tạo
động lực giúp con người vượt qua những khó khăn, thách thức.

2.a) Tại sao văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp Cách mạng

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và cũng
là động lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Văn hóa trong lịch sử góp phần
hình thành tính cách của mỗi con người, và hơn hết là xây dựng nên bản sắc của
một dân tộc. Ở thời điểm hiện tại, văn hóa là một trong những yếu tố tạo nên sức
mạnh của một quốc gia trên trường quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa”.

Nội hàm của khái niệm văn hóa vô cùng phong phú và luôn thay đổi trong từng
thời kỳ, do đó dễ dàng nhìn nhận thấy ở văn hóa một sự biến đổi, nối tiếp và phát
triển mới. Xét chung nhất, văn hóa ý chỉ những giá trị tốt đẹp do con người sáng
tạo ra.

Nhắc tới văn hóa, không thể không nhắc tới văn hóa tinh thần. Do những điều kiện
tự nhiên và lịch sử, trong trái tim mỗi con người Việt Nam dần hình thành một tinh
thần yêu nước nồng nàn, chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, bảo vệ và xây dựng
đất nước, sự cần cù, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất, cũng như một
tấm lòng nhân văn, khoan dung và cởi mở.

Văn hóa là “vũ khí tinh thần” của cả dân tộc, được hun đúc và lưu truyền qua nhiều
thế hệ, “rực lửa cháy” cùng với ý chí quật khởi, kiên cường ở từng giai đoạn của
lịch sử. Từ “Nam quốc sơn hà” của thời Lý, “Hịch tướng sĩ” của thời Trần, “Bình
ngô đại cáo” của thời Lê, cho tới “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Lời kêu
gọi toàn quốc chống Mỹ cứu nước” của Hồ Chủ tịch, như một lời hiệu triệu tinh
thần yêu nước của cả dân tộc, góp phần vào từng thắng lợi của đất nước trước bất
kể giặc ngoại xâm nào. Văn hóa nói chung và văn hóa tinh thần nói riêng đóng một
vai trò hết sức ý nghĩa trong tạo dựng sức mạnh của mỗi quốc gia.

Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong Hội nghị văn hóa toàn quốc lần
thứ nhất năm 1946, “Văn hóa soi đường quốc dân đi” như một cách khẳng định
tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng
như thúc đẩy bản sắc dân tộc và giá trị con người Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Do đó, quá trình cách
mạng Việt Nam, đặc biệt là qua 35 đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới trên lĩnh
vực văn hóa đã đạt nhiều kết quả quan trọng: “Nhận thức về văn hóa, xã hội, con
người ngày càng toàn diện sâu sắc hơn. Các loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển
ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá
trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn
hóa trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả
tích cực. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung
tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. Kết quả đó là sự hiện thực hóa quan
điểm văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước
từ khi Đảng ta lãnh đạo cách mạng đến nay.

Trong thời điểm hiện tại, khi mà cả nước cần chung tay đồng lòng để sẻ chia
những khó khăn, cùng nhau vượt qua những thách thức và thực hiện những mục
tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, đặc biệt trong
vấn đề phát triển văn hóa và con người, văn hóa càng là một sức mạnh tinh thần
lớn lao hơn bao giờ hết.

Văn hóa giờ đây đã trở thành một sức mạnh của dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, mọi quốc gia đều không chỉ tập trung phát triển nguồn lực chính trị
kinh tế, tài nguyên thiên thiên, an ninh quốc phòng, mà còn chú trọng đẩy mạnh cả
về văn hóa. Đóng vai trò như một “sức mạnh mềm”, văn hóa cũng góp phần củng
cố hình ảnh, vị thế và tiếng nói của mỗi quốc gia trên bản đồ thế giới.

“Đảng và Nhà nước hơn bao giờ hết, dành một sự quan tâm đặc biệt cho công tác
đẩy mạnh phát triển văn hóa và tạo mọi điều kiện cho sự sáng tạo không ngừng
nghỉ của từng văn nghệ sĩ, để có thể tạo ra những tác phẩm đạt được kỳ vọng của
nhân dân, cả về mặt tư tưởng và nghệ thuật”, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành 3 nghị quyết quan trọng để thúc đẩy
sự phát triển của văn hóa nước nhà, như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng theo yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 1/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, đề cập đúng,
trúng và toàn diện các vấn đề.

Bên cạnh chính trị và kinh tế, văn hóa Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó,
chiến lược phát triển văn hóa dân tộc cần đi kèm với các giải pháp khả thi và đồng
bộ, phù hợp với những điều kiện và yêu cầu của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

Trước tiên, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của văn hóa
đối với đời sống xã hội, cũng như chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Giải pháp này nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thấm nhuần quan
điểm “văn hóa là động lực, mục tiêu của sự phát triển đất nước, là nền tảng tinh
thần của xã hội”, từ đó mỗi người dân Việt Nam đều xác định trách nhiệm, nhu cầu
tự bồi bổ về văn hóa cho mình, tự hoàn thiện những chuẩn mực con người Việt
Nam.

Quá trình tuyên truyền, giáo dục phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của
toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, cần tuyên tuyền sâu rộng, thấm nhuần tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, ý chí, khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh hạnh phúc, phấn đấu đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển,
có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa…là động lực bên trong thúc đẩy
sự phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ
giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới. Xây dựng hệ giá trị
quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ mới cần tập
trung xây dựng toàn diện cả “đức - trí - thể, mỹ”, những giá trị văn hóa phù hợp
với sự phát triển của thời đại, kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống và hiện đại.
Trong đó, phải bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống
văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa con người Việt Nam, như: đoàn kết, yêu nước,
cần cù, thông minh trong, anh dũng, bất khuất, kiên cường, thương yêu, đùm bọc,
giúp đỡ, nhân ái, nhân nghĩa, vị tha, bao dung, độ lượng… Đồng thời, khắc phục
những hạn chế của con người Việt Nam như: tư tưởng tiểu nông, ích kỷ, hẹp hòi,
đố kỵ…

Gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố
văn hoá để thực sự là đột phá phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh để phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện và
bảo đảm sự công bằng trong thụ hưởng các giá trị văn hóa của nhân dân; khắc phục
sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hóa giữa các vùng, miền, các
giai tầng xã hội, các dân tộc thiểu số; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân
và văn hóa kinh doanh.

Như vậy, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của đất nước là
quan điểm cơ bản trong Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta luôn quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
Nguồn: Thúy Nga-Văn hóa là sự động lực mục tiêu,động lực của sự nghiệp Cách
mạng Việt Nam (06/12/2012)-trang Vietnamnet và Minh Duy-Báo Nhân Dân Điện
Tử(17/11/2012)

2.b) Văn hóa là một mặt trận

- Văn hóa là một trong 4 nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội , quan trọng
ngang các vấn đề kinh tế chính trị và xã hội. Ta khẳng định văn hóa là một mặt
trận là khẳng định vai trò xung kích của văn hóa trong sứ mệnh giải phóng dân tộc,
là khẳng định một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được, cùng các lĩnh vực
quân sự, chính trị, kinh tế tạo thành những mặt trận trong cuộc kháng chiến toàn
diện của dân tộc.
- Chủ tịch HỒ CHÍ MINH luôn khẳng định “ văn hóa là một mặt trận ”, tư tưởng ấy
của người là hiện thân những khát vọng của cả dân tộc ta trong việc khẳng định
bản sắc của mình. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai
đoạn quyết liệt, lãnh tụ HỒ CHÍ MINH trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm
hội họa 1951 đã chỉ rõ: “ văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là
chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với quan niệm tiếp cận thực tiễn sâu sắc, CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH coi văn hóa cách mạng phải là văn hóa hành động, văn hóa gắn
liền với nhu cầu thực tiễn, giác ngộ quần chúng, hướng quần chúng vào ý thức tự
giải phóng mình và giải phóng toàn dân tộc

Nguồn : Quán triệt tư tưởng văn hóa HỒ CHÍ MINH về văn hóa là một mặt trận,
Lê Như Hoa(2/4/2013)

2.c) Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân


Văn hoá phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở là
một quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chi Minh về văn hoá.

Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
các luận điểm về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của văn hóa... trong đó nội
dung văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
phục vụ quần chúng nhân dân gồm một số nội dung sau: “Văn hóa phản ánh cuộc
sống của nhân dân, văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, văn hóa góp
phần nâng cao dân trí, văn hóa góp phần nâng cao tư tưởng và hoàn thiện đạo đức
con người, văn hóa góp phần nâng cao mỹ cảm cho nhân dân.”

Văn hóa phản ánh cuộc sống của nhân dân

Muốn văn hóa phục vụ tốt cho quần chúng nhân dân, trước hết văn hóa phải phản
ánh sống động cuộc sống của nhân dân. Ba mươi năm bôn ba khắp thế giới, Hồ
Chí Minh đi nhiều, viết nhiều và viết bằng cả một trái tim yêu thương con người vô
hạn. Đầu tiên, Người vạch trần bản chất xấu xa của thực dân Pháp, chỉ rõ hạn chế
của các cuộc cách mạng tư sản dân chủ tiến bộ trên thế giới. Kế đến Người miêu tả
cuộc sống bần cùng, khổ cực của người dân thuộc địa và kể cả những người lao
động nghèo ở các nước chính quốc. Đặc biệt, Hồ Chí Minh miêu tả sinh động
“những điều trông thấy” với tư liệu thuyết phục, con số chính xác nhằm tố cáo tội
ác thực dân Pháp và lên tiếng bênh vực quyền cho người dân các nước thuộc địa và
những người lao động nghèo ở các nước chính quốc. Trong suốt quá trình hoạt
động cách mạng, Hồ Chí Minh viết văn, làm thơ, viết báo.... đều xuất phát từ nhu
cầu, lợi ích, nguyện vọng của người dân.

Theo Hồ Chí Minh, muốn văn hóa phản ánh cuộc sống nhân dân thì người nghệ sĩ
còn phải đánh giá, nhìn nhận đúng nhân dân: “Quần chúng là những người sáng
tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng
tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác
nữa. Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần
chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn chứ không “trường giang đại hải”, “dây
cà ra dây muống”. Các cán bộ văn hóa cần phải giúp những sáng tác của quần
chúng. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý. Muốn làm như thế thì cố nhiên
là phải có chính trị, có kỹ thuật thì mới mài cho viên ngọc ấy thành tốt, khéo và
đẹp”. Quần chúng nhân dân không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là những
người sáng tác nữa. Vì quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh nên họ là “một
kho nguyên liệu vô tận cho những tác phẩm xuất bản”. Người khẳng định “chỉ có
nhân dân mới nuôi dưỡng các sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống.
Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta”. Quần chúng còn là
những người kiểm nghiệm sản phẩm. “Cách làm việc, cách tổ chức, nói chuyện,
tuyên truyền, khẩu hiệu, viết báo... của chúng ta đều phải lấy câu này làm khuôn
phép: Từ trong quần chúng mà ra. Về sâu trong quần chúng”

Muốn văn hóa phục vụ tốt cho quần chúng nhân dân, văn hóa phải phản ánh cuộc
sống sống động của nhân dân vốn chứa đầy nguồn cảm hứng, phản ánh đúng tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân và có phương pháp thể hiện gần gũi với nhân dân.
Muốn nhân dân hưởng thụ được tốt các giá trị văn hóa thì cần phải quan tâm đến
các chủ trương, biện pháp bảo đảm sự bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa của nhân
dân. Thực hiện dân chủ hóa các hoạt động văn hóa. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất
quan tâm đến các vấn đề này. Sự nghiệp văn hóa của Người là sự nghiệp vì dân.
Mọi công trình của Người đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân và có phương pháp
thể hiện phù hợp với tâm tư, trình độ của nhân dân, vì thế được quần chúng nhanh
chóng tiếp thu và biến thành động lực cách mạng.
Văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc

Văn hóa không chỉ đơn thuần miêu tả, phản ánh cuộc sống sống động của người
dân mà điều quan trọng hơn cả là thông qua việc phản ánh đó khơi gợi lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, đoàn kết đứng lên làm cách mạng “đem sức ta mà giải phóng
cho ta”. Văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc tức là Hồ Chí Minh xác
định vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của văn hóa trong sự nghiệp cứu nước,
giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. rong thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm
hội họa năm 1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa cũng là một mặt trận, người làm
văn hóa là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Hồ Chí Minh xem văn hóa là một mặt trận có
tầm quan trọng như mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế...

Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân” khi đất nước chưa
độc lập thì văn hóa có nhiệm vụ phục vụ mục tiêu giải phóng dân tộc thoát khỏi sự
cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và chế độ phong kiến lỗi thời, thối nát. Năm
1930, trong lời kêu gọi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh viết:
“Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp vô sản.
Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng An Nam đấu tranh nhằm giải
phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột chúng ta. Từ nay, anh chị em
chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để: đánh đổ đế
quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản Cách mạng; làm cho nước An
Nam độc lập, thành lập chính phủ công – nông – binh; đem lại mọi quyền tự do
cho nhân dân,...”

Văn hóa phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, ở đây có mối quan hệ giữa văn hóa
và chính trị. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh là nước được độc lập, dân được
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Độc lập, tự do
là giá trị hàng đầu trong hệ giá trị xã hội của dân tộc và cũng là yêu cầu hàng đầu
của chính trị, là nền tảng và môi trường có tầm quan trọng bậc nhất cho sự tồn tại
và phát triển của văn hóa.

Trong sự nghiệp giành độc lập, tự do, Bác chỉ rõ “văn chương và hy vọng sách này
(Đường cách mệnh) chỉ ở trong hai chữ: cách mệnh, cách mệnh”!!! Trong kháng
chiến, kiến quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người khái quát sự nghiệp văn hóa
của mình chỉ có một “đề tài”: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ,
tuyên truyền cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng và tốt đẹp

Văn hóa góp phần nâng cao dân trí

Nâng cao dân trí là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn
hóa phục vụ quần chúng nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - xây dựng
một nền văn hóa mới nói chung Nâng cao dân trí trước hết là một chức năng của
văn hóa. Văn hóa phục vụ quần chúng lao động thì việc góp phần mở rộng hiểu
biết, nâng cao dân trí cho người dân là cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nâng cao
dân trí là để xây dựng một nền văn hóa mới của một nước Việt Nam độc lập, một
trong những công việc mà Hồ Chí Minh đặt ra sớm nhất là phải thanh toán nạn mù
chữ đối với trên 90% dân số còn thất học để mọi người không đứng ngoài chính trị,
điều mà Lênin đã chỉ ra từ lâu: “Người dốt đứng ngoài chính trị”. Năm 1945, chính
quyền non trẻ vừa mới ra đời, Hồ Chí Minh nói: “Một trong những công việc phải
thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí… Muốn giữ vững nền độc lập
Muốn làm cho dân giàu nước mạnh Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi
của mình… phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng
nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” . Một dân tộc muốn
độc lập, tự cường phải có vốn hiểu biết rộng rãi để thiết thực tham gia vào công
việc kiến thiết nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn giữ vững nền độc lập,
muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi
của mình. Phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
nhà” . Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực: văn hóa, giáo
dục, văn hóa - nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền, báo chí, bảo tàng… lĩnh vực nào
cũng phải góp phần nâng cao dân trí: cung cấp thông tin, mở mang kiến thức,
tuyên truyền đời sống mới, phổ biến khoa học - kỹ thuật, đạo đức công dân, lịch sử
và địa dư nước ta… Trong thư gửi hội nghị cán bộ văn hóa năm 1957, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chỉ ra một trong những thiếu sót của phong trào văn hóa là có bề
rộng, chưa có bề sâu, “nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ về mặt nâng cao tri thức của
quần chúng” . Và suốt cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn làm mọi việc
nhằm nâng cao dân trí. Một khi người dân có trình độ thì mới hiểu được quyền và
thực hiện quyền đó, hơn nữa còn góp phần xây dựng nước nhà thì chắc chắn công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta sẽ thành công.

Văn hóa góp phần nâng cao tư tưởng và hoàn thiện đạo đức con người

Tư tưởng, tình cảm là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của con người.
Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp.
Theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải có chức năng là phải bồi dưỡng tư tưởng đúng và
tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ những sai lầm và thấp hèn có thể có trong
tư tưởng, tình cảm mỗi người. Chức năng cao quý ấy phải được tiến hành thường
xuyên, vì tư tưởng, tình cảm của con người luôn chuyển biến theo hoạt động thực
tiễn của xã hội. Việc bồi dưỡng phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng, tình
cảm lớn chi phối đời sống tinh thần của mỗi con người và của cả dân tộc. Trong
diễn văn khai mạc hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh đã
nêu rõ: “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do.
Đồng thời phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích
chung và quyền lợi chung… Văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt
Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết
hưởng hạnh phúc của mình nên được hưởng” . Phải làm thế nào cho văn hóa đi vào
tâm lý quốc dân, để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội; tình yêu con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung
thực, chân thành, thủy chung; ghét thói hư, tật xấu, những sa đọa, biến chất; căm
thù giặc “nội xâm”. Độc lập, tự do là khát vọng không chỉ có ở nhân dân Việt Nam
mà còn là khát vọng của loài người tiến bộ. Trong những năm kháng chiến chống
Mỹ cứu nước ác liệt, tư tưởng hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là lý tưởng sống,
lý tưởng chiến đấu của toàn thể nhân dân Việt Nam. Có được điều này một phần là
do ảnh hưởng của truyền thống văn hóa dân tộc, một phần do ngay từ khi còn ở
nước ngoài, Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách để giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng,
rèn luyện… giáo dục cho họ những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. Bên cạnh đó, lòng
yêu nước, tính tự lập, tự cường đòi hỏi phải chấp nhận hy sinh lợi ích riêng vì lợi
ích chung của Tổ quốc và nhân dân. Những tư tưởng lớn, tình cảm đẹp cần được
sớm bồi dưỡng và khẳng định đối với một dân tộc trên con đường độc lập, tự
cường. Văn hóa còn phải góp phần bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt
đẹp của con người Việt Nam trong xã hội mới. Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa phải
sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, xa xỉ… Văn hóa phải soi đường cho quốc
dân đi”. Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân lao động, công việc xây
dựng, kháng chiến, kiến quốc phải do họ tự quyết định, do vậy để hoàn thành được
nhiệm vụ lịch sử vẻ vang này đòi hỏi dân trí cao và phải có lý tưởng chính trị đúng
đắn, quyết tâm cao độ, có tình cảm cao thượng. Có tư tưởng đúng, hành động đúng
và một khi sức mạnh tinh thần trở thành sức mạnh vật chất thì cái khối sức mạnh
kép đó có thể làm nên việc to tát khó khăn kể cả việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Văn hóa góp phần nâng cao mỹ cảm cho nhân dân
Văn hóa phải mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí, văn hóa phải mở rộng và khẳng
định lý tưởng độc lập tự chủ, góp phần nâng cao tư tưởng và hoàn thiện tư tưởng
cho con người chưa đủ mà văn hóa còn phải góp phần nâng cao mỹ cảm cho nhân
dân. Muốn vậy văn hóa văn nghệ ngoài nội dung chân thật, phong phú, còn phải có
hình thức trong sáng. Trả lời câu hỏi thế nào là một tác phẩm hay, Hồ Chí Minh
cho rằng: “Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó
được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được và khi đọc xong độc giả phải
suy ngẫm” . Qua đó có thể thấy: trong việc xem xét, đánh giá một tác phẩm văn
hóa - văn nghệ, Người đòi hỏi phải xem xét nó trong sự thống nhất hài hòa giữa
nội dung và hình thức. Giữa nội dung và hình thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau. Nội dung chứa đựng hình thức và hình thức biểu hiện nội dung. Xem những
bức tranh trong triển lãm văn hóa tại Hà Nội năm 1945, Người ân cần trao đổi với
các họa sĩ: “Những bức tranh này tỏ rõ các nghệ sĩ của ta lâu nay đều cố gắng tìm
một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn đi dưới đất, mà cứ vút lên
trời: chất mơ mộng nhiều quá mà cái chân thật của sinh hoạt thì rất ít”. “Thật là
một thế giới tiên! Nhưng tôi mường tượng như Lỗ Tấn, nhà đại văn hào cách mạng
Trung Hoa, đã nói ở đâu một câu đại ý như thế này: Người trần lên tiên có lẽ cũng
thích thật. Nhưng nhìn thấy mãi cái đẹp không thay đổi rồi cũng chán, thấy nhạt
nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham mê thật thì phải trở về
với cuộc sống sinh hoạt thực tại của con người”. Như vậy, tiêu chuẩn đầu tiên của
tác phẩm nghệ thuật phải là tính chân thật về nội dung. Nghệ thuật sáng tạo theo
quy luật của cái đẹp, nhưng cái đẹp đó phải là cái đẹp có thật từ cuộc sống sản xuất
và chiến đấu của người - nguồn nuôi dưỡng không bao giờ cạn cho sáng tạo của
văn nghệ sĩ. Người nói: nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, người vẽ không thể
tùy ý muốn tưởng tượng ra thế nào cũng được. Người khuyên văn nghệ sĩ phải đi
sâu vào cuộc sống để viết nên những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại vẻ
vang của chúng ta, những tác phẩm ca tụng chân thật những người mới, việc mới
chẳng những để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay, mà còn giáo dục con cháu
ta đời sau. Nhưng nội dung tốt chưa đủ làm nên giá trị của tác phẩm. Theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, đem văn nghệ phục vụ nhân dân không phải là cung cấp cho
họ những sản phẩm “văn hóa loại hai”, những món ăn chế biến vội vàng. Đặc
trưng của nghệ thuật là diễn đạt bằng hình tượng, cảm xúc, màu sắc, nhịp điệu…
nghĩa là tính chân thật sâu sắc phải đi liền với tính nghệ thuật cao. Người nói:
“Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có
hình thức trong sáng và vui tươi. Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì bổ ích”.
Tóm lại, Người yêu cầu phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn, góp
phần vào việc nâng đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng. Muốn góp phần
nâng cao mỹ cảm của quần chúng, văn nghệ của ta cần vượt lên sự đơn điệu, nghèo
nàn. “Cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ
được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người được thấy
nhiều loại hoa đẹp” . Người nhắc nhở văn nghệ sĩ cần phải luôn luôn tìm tòi những
con đường để làm sao có thể kể một cách chân thành hơn cho nhân dân nghe về
những lo âu và những suy nghĩ của nhân dân.

Nguồn: Tạp chí KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ (số 163, tr 223 – 228) , Tư tưởng
Hồ Chí Minh về văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân, Nguyễn Thị Lê Thảo –
Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật - Đại học Thái Nguyên

3. Xây dựng nền văn hóa mới

Xây dựng về Tâm Lý: Tinh thần độc lập tự cường

( Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)


Thứ nhất, Hồ Chí Minh coi tự lực, tự cường là tiền đề của độc lập tự do và là điều
kiện tiên quyết để phát triển quan hệ, vị thế ngoại giao.

Thực tế đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa đã giúp Hồ Chí Minh
hiểu rằng: Công cuộc giải phóng phải là công cuộc “tự giải phóng” chứ không thể
trông chờ vào thiện chí hay sự bố thí, rộng lượng của những kẻ cướp nước. Vì thế,
lên án chủ nghĩa thực dân bao nhiêu thì Người cũng quyết liệt bấy nhiêu trong việc
kêu gọi nhân dân các dân tộc bị áp bức tiến hành cuộc đấu tranh tự giải phóng:
“Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc
giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.

Từ kinh nghiệm và bài học thực tế của Việt Nam và thế giới, Người đã rút ra kết
luận: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập”(2). Sau khi đã giành được chính quyền, với vị thế
của một nguyên thủ Quốc gia, Hồ Chí Minh tìm mọi cách để duy trì sự độc lập, tự
chủ của nhân dân Việt Nam. Người nói: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy
mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”, kể cả sự can
thiệp của các đồng minh. Khi động viên toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ
kháng chiến vì nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc, Người nói rõ: “Mỗi một
người dân phải hiểu: Có tự lập mới độc lập, có tự cường, mới tự do”.

Thứ hai, Hồ Chí Minh khẳng định phát huy tinh thần tự lực, tự cường là trách
nhiệm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong mọi chặng đường lịch sử.

Là biểu hiện của ý chí và tinh thần độc lập, tự chủ, ngay từ khi tiếp cận chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã hiểu rằng: Nếu biến lý luận Mác - Lênin thành “kinh
thánh” và “công thức sáo mòn” thì tức là đã gạt bỏ nó ra khỏi cuộc sống. Vì thế,
Người đã rất sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của
cách mạng Việt Nam. Người đã đặt câu hỏi: “Mác đã xây dựng học thuyết của
mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu.
Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”. Sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh không chỉ làm cho học thuyết Mác - Lênin được “Việt hóa”, thích ứng với
điều kiện Việt Nam mà còn giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi tâm lý thụ động để
phát huy truyền thống tự lực, tự cường của dân tộc để đi đến những thắng lợi vĩ
đại.

Với sự trải nghiệm của một người đã từng đi “năm châu, bốn biển”, ngay sau Cách
mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã cho rằng nền văn hóa mới của Việt Nam phải
góp phần tẩy bỏ tâm lý nô lệ để xây dựng một tinh thần mới - “tinh thần độc lập tự
cường”. Thực hiện nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Hồ Chí Minh,
trong mọi chặng đường cách mạng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đều nỗ
lực phát huy tinh thần “Tự lực cánh sinh”. Nếu Cách mạng Tháng Tám diễn ra theo
tinh thần “mang sức ta mà giải phóng cho ta” thì phương châm cuộc kháng chiến
chống Pháp là “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”. Theo Hồ Chí
Minh, Việt Nam không chỉ cần tự lực, tự cường trong công cuộc kháng chiến,
giành độc lập mà còn phải tự lực tự cường cả trong việc xây dựng chế độ mới, đưa
miền Bắc Việt Nam vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Người yêu cầu: “Trước
đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến, thì
ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng
nước nhà”. Người căn dặn, trong mọi hoàn cảnh, luôn phải “lấy tự lực cánh sinh
làm gốc để ứng phó với mọi phát triển của tình hình; dù tình hình ấy thuận lợi hay
gay go thì ta vẫn chủ động”(10) bởi sự chủ động sẽ mang đến cơ hội thành công và
mọi sự phụ thuộc, lệ thuộc đều dẫn đến việc đánh mất quyền độc lập dân tộc.

Thứ ba, Hồ Chí Minh cho rằng tinh thần tự lực tự cường của dân tộc phải được xây
đắp bằng ý chí tự lực tự cường, tự lực cánh sinh của mỗi cá nhân.
Tinh thần dân tộc là sự kết tinh ý chí, sức mạnh của toàn dân nên việc phát huy
tinh lần tự lực, tự cường không chỉ là trách nhiệm của lực lượng lãnh đạo mà là của
muôn dân. Tính tự lực, tự cường không chỉ giúp mỗi con người thành công mà còn
giúp họ trở thành những người có lòng tự trọng, hiểu biết và có một cuộc đời hữu
ích. Do đó, mỗi người dân phải tự tìm việc làm, tự lên kế hoạch, tự vượt qua khó
khăn để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc; mỗi khi gặp khó khăn thì tinh
thần tự lực, tự cường trong họ càng phải được trỗi dậy và phát huy cao độ. Hồ Chí
Minh còn cho rằng tự lực, tự chủ là phẩm chất, quyền lợi mang “tính người” và
nếu con người không có quyền tự chủ thì không còn là con người nữa

Trong hoàn cảnh đất nước còn nghèo, miền Nam chưa được giải phóng thì tinh
thần tự lực, tự cường càng cần phải phát huy. Hồ Chí Minh căn dặn: “Cứ chờ Đảng
và chờ Chính phủ giúp đỡ, thì không đúng đâu. Đảng và Chính phủ đề ra chính
sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ. Nhưng đó là phụ. Lực lượng nhân
dân tổ chức nhau lại là chính. Không nên ỷ lại, mà phải tự lực cánh sinh”. Hồ Chí
Minh yêu cầu tinh thần này phải được lan tỏa và trở thành ý thức tự giác trong mọi
tầng lớp nhân dân. Bộ đội phải coi tăng gia sản xuất cũng là một bộ phận trong
chính sách tự lực cánh sinh; các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ mặc dù
nhận được sự giúp đỡ của nhân dân, sự ưu tiên của chính phủ, cũng “cần phải cố
gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo khả năng mà tham gia các công
tác trong xã, chớ nên yêu cầu quá đáng, ra vẻ “công thần”. Tự lực, tự cường là
phẩm chất cao quý mà người có đạo đức, có lòng tự trọng phải có nên trong nhà
trường, ngoài việc giáo dục cho học trò lòng yêu nước thương nòi thì “phải dạy
cho họ có chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm
nô lệ”(14).
Thứ tư, Hồ Chí Minh khẳng định việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường hoàn
toàn không loại trừ việc tranh thủ sự giúp đỡ của thế giới trên nguyên tắc lấy nội
lực làm nhân tố quyết định.

Với tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa nội lực và
ngoại lực và Người luôn khẳng định: Tăng cường sức mạnh nội lực không có nghĩa
là đóng kín, khước từ sự giúp đỡ ở bên ngoài mà là phải tìm mọi cách gia tăng sự
ủng hộ của thế giới để nhân lên sức mạnh của nội lực. Ngay trong cuộc sống của
mỗi con người, có nhiều việc nếu được người khác giúp đỡ thì sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Dù vậy, nội lực luôn giữ vai trò quyết định, ngoại lực chỉ gia tăng sức mạnh
cho nội lực mà thôi. Hơn nữa, sự giúp đỡ bên ngoài phải thông qua lực lượng bên
trong mới phát huy được tác dụng. Vì thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn người
ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”(16). Khi Việt Nam đánh Mỹ
và nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh vẫn
kiên trì nhắc nhở cán bộ và nhân dân: “Các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô và
Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khẳng khái, để chúng ta có thêm
điều kiện tự lực cánh sinh”(17) chứ không phải để ta sinh ra tật ỷ lại, trông chờ vào
người khác. Trên thực tế, sức hậu thuận của thế giới thường tỷ lệ thuận với những
thắng lợi của nhân dân ta và điều đó đã nói lên vai trò quyết định của nội lực.

Nhìn chung, tự lực, tự cường là truyền thống của văn hóa Việt Nam và nó đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy lên một tầm cao mới.

Xây dựng về Luân Lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

(Nguồn: Tác phẩm Đời sống mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Việc xây dựng đời sống mời phải được thực tiễn trên các nguyên tắc: cần, kiệm,
liêm, chính và tích cực tange sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: Đối với mỗi
người, “ Việc gì lợi cho nước phải ra sức làm. Việc gì hại cho nước phải hết sức
tránh”. Như vậy, xây dựng đời sống mới đối với mỗi các nhân trước hết là xây
dựng những phẩm chất cong người mới. Trong xã hội mới, mỗi cá nhân phải biết
đặt lợi ích chung lên trên hết; đặt lợi ích của đất nước lên lợi ích cá nhân. Vì thế,
phàm bất kể việc gì cũng phải nghĩ và đặt lợi ích đất nước lên trên hết.

Mỗi cá nhân phải siêng năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết
kiệm, có tinh thần làm chủ, chủ động sáng tạo trong lao động, sống có tinh thần,
trách nhiệm, có tình , có nghĩa, luôn thương yêu, sẵn sàng “ nhường cơm, sẻ áo:..
Về đạo đức, phải trên thuận, dưới hòa , không thiên tư, thiên ái, không tham lam,
ích kỷ, không tự lợi dù là chân kim, sợi chỉ của chung. Về tác phong , từ sinh hoạt
đến làm việc, phải rõ ràng, công bằng sòng phẳng, có kế hoạch khoa học và gọn
gành, ngăn nắp.

Xây dựng đời sống mới, mỗi cá nhân phải sẵn sàng lòng công ích. Phải vì lợi ích
chung của mọi người: “ Bất kỳ viẹc to việc nhỏ nào, có ích chung thì phải hăng hái
làm”. Nhiều người cho rằng , xây dựng xã hội mới chủ yếu quan tâm tới những
việc to tát, làm những việc đại sự thì mới có giá trị và ý nghĩa. Đây là một nhận
thcuwes có phần phiến diện, lệch lạc. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng đời sống mới,
mỗi các nhân phải bất đầu ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Thí dụ: “Thấy một
ngành gai nằm giửa đường,ta lấy vứt đi, cho người khác khỏi dẩm phải. Thế cũng
là công ích. Hy sinh tài sản giúp kháng chiến, đồng bào tản cư, di cư, cũng là công
ích”

Xây dựng đòi sống mới đối với mỗi cá nhân cũng là xây dựng nếp sống, đạo đức
lối sống lành mạng, bao dung trong cuộc sống hằng ngày. Hồ Chí Minh đã dạy: “
mình hơn người thì chớ kiêu căng. Người hơn mình, thì chớ nịn nọt. Thấy của
người thì chớ tham lam. Đối của mình chớ bủn xỉn” Những điều này rát gần với
đạo đức truyền thống củ người Việt. vì thế, giao lý này cũng không xa lạ đối với
người Việt Nam, nhưng để thực hiện nó không hề dễ dàng. Trong quá trinh xây
dựng xã hội mới mỗi người dân phải biết điều chỉ hành vi vủa mình xóa bỏ tính ích
kỷ đố kỵ nhỏ nhen, phải biết vì mọi người hòa đồng với mọi người mà ứng xử với
mọi người.

Xây dựng Xã Hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân

(Nguồn: Tạp chí cộng sản )

Để chă¬m lo tốt cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, trước hết phải
xây dựng nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Chính phủ phải là công bộc của dân. Công việc của Chính phủ phải nhằm một mục
đích duy nhất là đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Người
nói: “Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống
của nhân dân. Nếu dân đói, Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Ðảng và
Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Ðảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Ðảng và
Chính phủ có lỗi”. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều
phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải đặt quyền lợi của nhân dân
lên trên hết. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết
kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ
dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét, bệnh tật thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng
không thực hiện được. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn khẳng định trách nhiệm của
Đảng, Chính phủ là bảo đảm tự do, hạnh phúc cho nhân dân, bởi “Nếu nước nhà
độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý
gì”.

Trên tinh thần các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là
công bộc của dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ “hứa với dân, sẽ gắng sức
làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc”. Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang
mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết.
“Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm... Việc gì lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(6). Xuất phát
từ yêu cầu của thực tiễn, xác định công việc cụ thể, bước đi thích hợp để chăm lo
đời sống nhân dân, góp phần từng bước đẩy lùi nạn đói và mang lại quyền lợi dân
chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh rằng, xây dựng và phát triển đất nước sau kết thúc chiến tranh luôn là
một nhiệm vụ to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng rất vẻ vang. Đó là một cuộc
“chiến đấu”, đầy khó khăn để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng; để tạo ra
những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc “chiến đấu” ấy,
Đảng và Chính phủ không chỉ cần tiến hành “khôi phục và mở rộng các ngành kinh
tế”; “phát triển công tác vệ sinh, y tế”; “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn
cảnh mới của nhân dân”; “củng cố quốc phòng”,... mà còn phải động viên toàn
dân, tổ chức, giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân và tạo điều
kiện cho nhân dân tự xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của mình

Xây dựng về chính trị: Dân quyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
tăng cường sự tham gia của nhân dân trong quá trình ban hành và thực hiện quyết
định, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của nhân dân trong xây dựng chính quyền, xây dựng Nhà nước của dân,
do dân, vì dân là những nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho mỗi cơ quan nhà nước. Để
làm được điều đó cần triển khai đồng bộ các giải pháp về thể chế, truyền thông,
nâng cao nhận thức, đạo đức ứng xử, giám sát và phản hồi góp ý.

Lấy dân làm gốc là nguyên tắc chỉ đạo trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước
Lấy dân làm gốc trong xây dựng và bảo vệ đất nước là truyền thống quý báu của
dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, tư tưởng lấy dân làm gốc ngày
càng được củng cố và chứng minh được giá trị to lớn trong công cuộc gìn giữ núi
sông bờ cõi và phát triển đất nước. Tiếp thu tinh hoa của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh tư tưởng lấy dân làm gốc trong xây dựng chính quyền. Mọi
hoạt động của các cơ quan nhà nước phải lấy dân làm gốc vì: “Gốc có vững cây
mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”(1).

Lấy dân làm gốc nghĩa là các cơ quan nhà nước phải hướng mọi hoạt động của
mình để phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tất cả cán bộ, nhân
viên trong bộ máy nhà nước đều là công bộc của nhân dân. Mọi hoạt động của cơ
quan nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Các cơ quan nhà nước phải chăm lo, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc trong quá trình chỉ đạo
soạn thảo Hiến pháp đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập. Hiến pháp năm 1946
chỉ rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân” , “tất cả công dân Việt
Nam… đều được tham gia chính quyền” . Các cơ quan nhà nước phải thấm nhuần
nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng. Phải lôi cuốn nhân dân tham gia trực tiếp vào công việc
chính quyền, vào công tác quản lý nhà nước. Khi nhân dân tham gia vào hoạt động
quản lý nhà nước tại địa phương, các cơ quan nhà nước hiểu hơn nguyện vọng của
nhân dân, từ đó phục vụ nhân dân tốt hơn.

Lấy dân làm gốc nghĩa là phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Phải tuyệt
đối tôn trọng nhân dân, không được quan cách, ra lệnh với nhân dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ rằng phải yêu dân, kính dân, phải có ý thức tôn
trọng nhân dân, phải thấy được vai trò và vị trí của nhân dân trong xây dựng chính
quyền. Muốn tôn trọng dân thì đầu tiên phải gần dân, lắng nghe dân, từ đó hiểu
dân, yêu dân và kính dân. Mọi cán bộ phải rèn luyện và không có hành vi hoặc lời
nói khiến người dân hiểu lầm rằng cán bộ thiếu tôn trọng dân. Tư tưởng trọng dân
được thể hiện rõ trong lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các chiến sĩ Quân
đội nhân dân Việt Nam, đó là phải trung thành với đất nước, hiếu nghĩa với nhân
dân. Giúp đỡ nhân dân cũng là biết tôn trọng dân…

Xây dựng về Kinh tế:

( Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cách tốt nhất để phát
triển sức sản xuất nhằm tiến tới hiện đại hóa đất nước tạo điều kiện xây dựng văn
hóa tiến bộ. Phát triển sản xuất để văn hóa phát triển song song với kinh tế thị
trường định hướng sản hội chủ nghĩa, có vai trò giả phóng sức sản xuất xã hội, vừa
thỏa mãn nhu cầu văn hóa ngày nay càng cao của nhân dân. Văn hóa mà chúng ta
xây dựng ở đây là nền văn hóa tiên tiến của nó không những thể hiện sự sự tiếp nối
hiệu quả thuyền thống văn hóa mà quan trọng thẻ hiện sự phát triển ở sống cơ bản
của văn hóa mới, được bắt nguồn từ hoạt động sáng tạo của nhân dân. Do vậy, xây
dựng và phát triển văn hóa với đương đại trong điều kiện của nền kinh tế tri thức,
coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế để phát triển văn hóa, mà
thực tế tăng trưởng kinh tế để làm cho lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất
lao động, thúc đẩy nhiều ngành làm ra sản phảm hàm lượng thi thức, hình thức
mẫu mã ngày càng đa dạng và sinh động và sinh động với nhiều sản phẩm văn hóa
có giá trị ra đời.

Nắm vững hương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước nhà được hội nghị
Trung ương 5(khóa VIII) của đảng xác định: “ Phát huy chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hó Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm cho văn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình,
từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan
hệ con người, tạo dựng trên đất nước ta một đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ
dân trí cao, khoa học phát triển và phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến
bước vững chắc lên xã hội”. Coi việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời
sống văn hóa lành mạnh trong xã hội là nhiệm vụ thường xuyên vừa cấp bách, vừa
cơ bản, vừa lâu dàiSo sánh “quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa
mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa
dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn.” với quan điểm của Đảng và
nhà nước hiện nay.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tháng 8-1943, cùng với việc đưa ra quan
niệm về ý nghĩa của văn hóa, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn
hóa dân tộc với năm nội dung. Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. Xây
dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. Xây dựng xã hội: Mọi
sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân. Xây dựng chính trị: dân quyền.
Xây dựng kinh tế.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.Khi cả dân tộc bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ, gian khổ, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ
năm 1943 trong đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn
hóa mới. Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng.

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.Trong thời kỳ nhân dân miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung
xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây
dựng nền văn hóa mới Việt Nam, đó là là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được
cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tínhkhoa học, tiến bộ và nhân văn.

Văn hóa Việt Nam hôm nay là một thực tế mang trong nó không ít mâu thuẫn. Việt
Nam từ một quốc gia nghèo đói, chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập
trung bình, với quy mô nền kinh tế đứng thứ 40 trên thế giới và dự trữ năm 2017
đạt 64 tỷ USD. Thực tế phát triển đó thật đáng suy ngẫm. Nhưng chính sự phát
triển ấy lại cũng là điều kiện để nhiều thói hư tật xấu của người Việt và một số yếu
kém trong quản lý vĩ mô có cơ hội gây tác hại cho xã hội. Điều đó để lại dấu ấn
trong văn hóa.

Hiện thời, văn hóa Việt Nam đang ẩn chứa một số vấn đề thực sự cản trở sự phát
triển. Con người tha hóa, đạo đức xuống cấp, niềm tin suy giảm, giáo dục yếu kém,
y tế kém nhân văn, chính sách văn hóa bất cập, lễ hội ít văn hóa…, đó là những
vấn đề nóng của bản thân văn hóa Việt Nam.

Hệ giá trị con người và văn hóa Việt Nam trong khi đạt tới nhiều chuẩn mực gần
với thế giới, có không ít điểm sáng được thế giới ca ngợi, thì cũng lại chịu nhiều
chê trách từ bên trong, cả từ phía người dân và cả từ phía các đại biểu Quốc hội, do
có sự xuống cấp của văn hóa, đặc biệt văn hóa làm người, văn hóa trong quan hệ
giữa người với người.
4. Đại học hutech có những chương trình hoạt động nào đóng góp phần xây
dựng văn hóa học đường cho sinh viên

Mùa hè xanh HUTECH 2022

Ở huyện Nhà Bè, sau ngày bắt đầu đón quân (13/7) tại UBND xã Phú Xuân, các
chiến sĩ thực hiện các công trình thanh niên gồm sân chơi thiếu nhi ở cổng sau
Trường Tiểu học Nguyễn Bình, cải tạo cảnh quan Trường Tiểu học Nguyễn Trực,
ra quân xóa các điểm rác thải trên địa bàn xã, tổ chức Hội thao mùa hè,… Các
chiến sĩ cũng phối hợp với Đoàn xã Phú Xuân và Trường Tiểu học Nguyễn Trực tổ
chức Ngày hội “Tiếp sức đến trường - Vì đàn em thân yêu” (29/7) với nhiều hoạt
động ý nghĩa.
 
Các chiến sĩ cải tạo sân chơi thiếu nhi ở Trường Tiểu học Nguyễn Bình 
 
Tại TP. Thủ Đức, từ ngày 15/7 đến ngày 18/7, hơn 90 chiến sĩ đã cùng hoàn thiện
Công trình Bê tông hóa tuyến hẻm số 5, đường số 19 và sơn vẽ các mảng tường cũ
kỹ tại khu phố Giãn Dân (phường Long Thạnh Mỹ).
 

Các chiến sĩ thực hiện Công trình Thanh niên Bê tông hóa tuyến đường
Từ ngày 18/7 đến ngày 01/8, công trình trọng điểm xây dựng Không gian văn hóa
Hồ Chí Minh - nơi trưng bày hình ảnh, tư liệu, bài hát, thơ, văn, sách, phim tài liệu,
băng ghi âm giọng đọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,... tại phường Hiệp Phú đã được
hoàn thiện. Không gian văn hoá này được kỳ vọng sẽ là nơi sinh hoạt cộng đồng,
thúc đẩy thế hệ trẻ tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách
của Bác.
 

Công trình Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại phường Hiệp Phú (TP. Thủ Đức)

Không chỉ cải tạo, xây dựng các công trình, các chiến sĩ còn có dịp tham gia các
hoạt động trải nghiệm tại huyện Củ Chi, thử sức với “Em là chiến sĩ Hậu cần” tại
Trường Cao đẳng Hậu cần 2 và “Một ngày làm lính cứu hỏa” tại phường Hiệp Phú
trong tháng 7.
 
Còn tại quận Bình Thạnh, từ ngày 17/7 đến ngày 01/8, công trình trọng điểm Nhà
tình bạn cùng loạt hoạt động nghĩa tình như trao quà cho các gia đình kém may
mắn, Đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; tặng học bổng chăm lo cho thiếu nhi có
gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn quận; tặng xe đạp và sách vở
học sinh cho thiếu nhi vượt khó học giỏi trên địa bàn;... liên tục được tổ chức thực
hiện. Ngoài ra, trong tháng tri ân các anh hùng liệt sĩ với truyền thống “uống nước
nhớ nguồn”, các chiến sĩ đã tới thăm hỏi và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam anh
hùng, gia đình chính sách tại quận Bình Thạnh.   
 

Các chiến sĩ Mùa hè xanh HUTECH xây dựng Nhà tình bạn
 
Trao quà cho thiếu nhi vượt khó học giỏi trên địa bàn Bình Thạnh
 
Mặt trận Tiền Giang - “đi dân nhớ ở dân thương”
 
Sau lễ giao quân, chuỗi ngày “cùng ăn - cùng ở - cùng làm tình nguyện” của các
chiến sĩ Mùa hè xanh HUTECH 2022 tại mặt trận Tiền Giang chính thức bắt đầu.
Từ ngày 12/7 đến ngày 20/7, các chiến sĩ đã thực hiện công trình Cầu giao thông
nông thôn tại xã Ngũ Hiệp. Song song đó, từ ngày 13/7 đến ngày 29/7, công trình
Bê tông hoá tuyến đường giao thông nông thôn tại xã Phú An cũng “thành hình”,
phục vụ nhu cầu đi lại của người dân nơi đây. 
 

Lễ khởi công công trình giao thông nông thôn tại huyện Cai Lậy

Đội hình chiến sĩ tại mặt trận Tiền Giang cũng tiến hành tổ chức các buổi tuyên
truyền phòng bệnh sốt xuất huyết tại xã Ngũ Hiệp; làm sạch tuyến đường bờ Đông
tại xã Ngũ Hiệp; phát quang khu vực từ cầu Ngũ Hiệp đến tuyến đường Hoà Hảo;
dọn dẹp nhà văn hoá xã Ngũ Hiệp và cảnh quan xung quanh; cắt tỉa cây xanh và
sơn lại các vật dụng trò chơi cho các em thiếu nhi; phối hợp với Đoàn xã Ngũ Hiệp
và Trường Tiểu học Ngũ Hiệp tổ chức “Ngày hội thiếu nhi Mùa hè xanh
HUTECH”.
 

 Các chiến sĩ vui chơi cùng các em thiếu nhi tại Tiền Giang

Kế đó, từ ngày 25/7 đến ngày 27/7, các chiến sĩ đã trao tặng các phần quà cho các
gia đình chính sách; quét dọn khu vực đài bia tưởng niệm, thắp nến tri ân, dâng hoa
dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại xã Ngũ Hiệp và xã Phú An.
 
Ngày 30/7, Lễ kết nạp Đảng cho các chiến sĩ Mùa hè xanh đã có quá trình phấn
đấu trong học tập, rèn luyện và hoạt động Đoàn - Hội tốt đã diễn ra tại xã Phú An
với sự tham gia của lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo địa phương và cùng các chiến sĩ
đóng quân tại địa bàn.
 
11 chiến sĩ Mùa hè xanh HUTECH 2022 chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng
 
Ngày 05/8, sau Lễ khánh thành công trình Bê tông hoá tuyến đường giao thông
nông thôn tại xã Phú An, Chiến dịch Mùa hè xanh HUTECH 2022 chính thức khép
lại. Buổi hội quân tổng kết chiến dịch diễn ra trong sự bịn rịn không chỉ của các
chiến sĩ mà còn cả cả người dân tại Tiền Giang sau thời gian dài đùm bọc, chăm lo
cho hơn 60 chiến sĩ. Đ/c Nguyễn Gia Huy - Bí thư Đoàn trường, Chỉ huy trưởng
chiến dịch cho biết: “Chiến dịch Mùa hè xanh HUTECH 2022 đã góp phần lan
toả những hình ảnh đẹp của sinh viên HUTECH rộng khắp. Các công trình ý
nghĩa như các tuyến đường và cầu giao thông nông thôn, nhà tình bạn, sân chơi
thiếu nhi, không gian văn hoá Hồ Chí Minh,... đã ghi dấu ấn đậm nét trong lòng
bà con địa phương. Thông qua chiến dịch, các bạn sinh viên HUTECH cũng được
trau dồi nhiều kỹ năng, hiểu thêm về ý nghĩa của cuộc sống qua đó học tập rèn
luyện tốt hơn trong thời gian tới".

Phong trào Nghiên cứu khoa học 

Phát triển khoa học công nghệ không chỉ đóng góp công sức cho sự nghiệp giáo
dục đào tạo trong thời đại mới, mà còn khẳng định được vị thế, uy tín của một
trường đại học năng động. Hiểu được giá trị của khoa học công nghệ, HUTECH
luôn chú trọng, tạo điều kiện để phát triển phong trào Nghiên cứu khoa học trong
sinh viên, đồng thời hướng đến việc trau dồi, hoàn thiện các yếu tố tri thức, kỹ
năng, bản lĩnh cho các bạn sinh viên tham gia phong trào”.

Những chương trình trao đổi, giao lưu


Sinh viên HUTECH còn được “chiêu đãi” bằng những hoạt động ngoại khóa đa
dạng, đậm bản sắc văn hóa của các quốc gia - vì ở HUTECH, mục tiêu trọng tâm là
phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách thật tự nhiên, nên môi trường “kích
thích” tinh thần luôn được chú trọng. Sinh viên có thể tham gia “Ngày hội văn hóa
các nước nói tiếng Anh” hay “Hùng biện tiếng Anh”, “Ngày hội văn hóa Nhật
Bản”, “Ngày hội Kanji”, Hanguel Festival,... để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ,
đồng thời khám phá nhiều điều thú vị về ngôn ngữ mà mình chọn học.
Giao lưu với sinh viên ĐH Cergy-Pontoise (Pháp) về ẩm thực
 
Hoạt động giao lưu văn hóa thường xuyên với các trường đại học đối tác cũng là
đặc trưng nổi bật tạo không gian “đa văn hóa” cho sinh viên HUTECH. Hiện tại,
những “vị khách” thường xuyên đến với HUTECH là sinh viên các đại học uy tín
thế giới như ĐH Cergy-Pontoise (Pháp), ĐH Lincoln, ĐH Pittsburg (Hoa Kỳ), ĐH
Công nghệ Rajamangala Rattanakosin, ĐH Bangkok (Thái Lan), ĐH Kobe, ĐH
Josai, ĐH Công nghệ Kanazawa (Nhật Bản), ĐH Myongji, ĐH Hannam, ĐH
Wonkwang (Hàn Quốc), ĐH Mở Malaysia (Malaysia),... Không chỉ nhóm ngành
ngoại ngữ, mọi sinh viên HUTECH đều được khuyến khích tham gia các chương
trình giao lưu quốc tế - bởi nếu sinh viên ngoại ngữ cần trau dồi kỹ năng nghe -
nói, giao tiếp với người bản xứ,... thì mọi sinh viên đều cần xây dựng kỹ năng hội
nhập trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay!

“Cầu nối văn hóa” giá trị từ những chương trình quốc tế
Cùng với hoạt động giao lưu gặp gỡ, trải nghiệm “đa văn hóa” của sinh viên
HUTECH còn đến từ những chương trình hợp tác đào tạo, học kỳ trao đổi hay các
dự án nghiên cứu chung. Như chương trình trao đổi với ĐH Avans (Hà Lan), ĐH
VIA-TEKO (Đan Mạch), sinh viên nước bạn sẽ đến học tập tại HUTECH trong
suốt một học kỳ và được công nhận kết quả tương đương như khi học tập tại quốc
gia của mình. Hay các dự án nghiên cứu khoa học với sinh viên ĐH Hosei, khi các
nhóm sinh viên từ trường bạn và sinh viên HUTECH cùng nhau thực hiện nghiên
cứu về những vấn đề thiết thực như phương pháp giảng dạy tiếng Việt dành cho
người Nhật Bản, những dị biệt giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản,...
 

Nhóm sinh viên đến từ ĐH Avans (Hà Lan) tham gia học kỳ trao đổi tại HUTECH
 
Không chỉ dừng lại ở việc trau dồi ngoại ngữ, thông qua quá trình cùng tham gia
học tập, làm việc nhóm, thực hiện đồ án, nghiên cứu, trao đổi ý tưởng,... sinh viên
HUTECH có dịp tiếp cận những phương pháp học tập mới mẻ, tác phong làm việc
chuyên nghiệp, lối tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề của sinh viên các nước. Ngoài
ra, trong môi trường làm việc đa văn hóa thì kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp
công việc, thiết lập mạng lưới (networking),... hay trải nghiệm văn hóa các nước
cũng góp phần nâng cao hiệu quả công việc.

“Các bạn sinh viên là những bông hoa mang sắc màu của hy vọng, chính vì thế
Nhà trường và Khoa sẽ từng ngày, từng giờ dành những tình cảm chân thành nhất
để “tiếp nước” cho các bạn được nở rộ hơn. Mong rằng các bạn sinh viên không
ngừng cố gắng để trở thành những bông hoa đẹp nhất của Khoa cũng như của
HUTECH”

You might also like