You are on page 1of 6

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình mang lại những điều gì?

Đối với bản thân em là một sinh viên thuộc khối lý luận của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, việc nắm vững kiến thức của các môn lý luận chính trị trong đó có Tư
tưởng Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng. Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cung cấp
cho em hệ thống các quan điểm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng Việt
Nam, giúp sinh viên chúng em nâng cao trình độ, tư duy, khả năng lý luận và đưa lý
luận vào thực tiễn, củng cố lập trường, quan điểm, tư tưởng cách mạng. Môn học còn
bỗi dưỡng cho chúng em phẩm chất đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị,
học tập theo phong cách và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Môn học cũng giúp
em nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng thế
giới và cách mạng Việt Nam.
Môn học Tư tưởng Hồ Chí minh đã trang bị cho em rất nhiều những kiến thức, kỹ
năng và tư tưởng của Hồ Chí Minh:
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về một số vấn đề chung của
môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hiểu biết, nắm bắt được hệ thống quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về
cách mạng Việt Nam.
- Giúp sinh viên hiểu rõ về cuộc đời, sự nghiệp đặc biệt là tư tưởng của Hồ Chí
Minh
- Giúp sinh viên có được tư duy, kỹ năng phù hợp khi phân tích về mặt lý luận
và thực tiễn các vấn đề trong cuộc sống.
- Sinh viên được rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, hình
thành lý tưởng cao đẹp, trưởng thành về nhân cách, có ý thức trách nhiệm với
cuộc sống
- Giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển
của Cách Mạng thế giới và Cách Mạng Việt Nam, thêm tin tưởng vào Đảng
Cộng Sản Việt Nam, vào chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.
Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh với em có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo
dục, đào tạo, định hướng cho sinh viên. Cung cấp cho ta một lượng lớn kiến thức về
Chủ tịch Hồ Chí Minh để ta học tập và noi gương Bác. Từ đó hoàn thiện kỹ năng,
phẩm chất trở thành người có ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Câu 2: Buổi tham quan Lăng Bác và Phủ chủ tịch giúp em nhận ra điều gì?
Buổi thăm quan Lăng Bác và Phủ Chủ Tịch là một chuyến đi đặc biết và có ý nghĩa
rất lớn đối với bản thân em. Chuyến đi đã giúp em hiểu hơn về con người của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh, về nhân cách, phẩm chất cao đẹp của Bác.
Hồ Chí Minh cả một cuộc đời luôn hết lòng vì dân, vì nước, sống một cuộc sống thanh
cao, giản dị, không màng đến lợi ích riêng mà luôn nghĩ đến nhân dân, đất nước. Phủ
Chủ Tịch do Pháp xây dựng chính là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia các nước,
các vị khách cấp cao đến thăm Việt Nam. Bác đã từ chối việc sống trong Phủ Chủ
Tịch để chuyển đến căn nhà của người thợ điện trước đây ở cạnh Phủ, sau đó chuyển
ra ở tại một chiếc nhà sàn. Bác nghĩ dân ta lúc đó còn nghèo, còn khổ ma fBasc lại ở
trong Phủ Chủ Tịch xa hoa lộng lẫy thế kia thì không đươc, nên lấy Phủ Chủ Tịch để
phục vụ công vụ, phục vụ đất nước chứ không phải riêng bản thân Bác. Ngay cả đến
những năm tháng cuối của cuộc đời, khi bác đã già yếu, Bộ Chính Trị đề nghị xây cho
Bác một căn nhà kiên cố, vững chắc để tránh bom đạn và đảm bảo an toàn cho Bác
nhưng Bác đã kiên quyết từ chối. Chỉ đến khi một dịp Bác sang Trung Quốc, căn nhà
mới được xây dựng. Ban đầu Bác không nhận là của mình và yêu cầu dùng căn nhà
làm nơi họp Bộ Chính trị. Thấm thoát về những ngày giữa tháng 8 năm 1969, khi tình
hình bệnh của Bác dần xấu, Người mới chấp nhận chuyển về căn nhà 67 ở và điều trị
bệnh. Dù là những ngày cuối của cuộc đời, Bác vẫn lo lắng cho nhân dân, cho đất
nước, Bác vẫn hỏi về tình hình lũ lụt ở miền Bắc, kháng chiến ở miền Nam, tình hình
tổ chức kỷ niệm Lễ Quốc Khánh. Tất cả những điều đó đã giúp em thấy được rằng Hồ
Chí Minh là một con người giản dị, thanh cao, một con người có tấm lòng thương
người, thương dân khôn xiết, một con người tâm huyết, tận tụy cống hiến cho đất
nước, một nhân cách cao đẹp để em học tập và noi theo.
Bác Hồ còn là một người rất yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật, một tâm hồn đẹp đẽ.
Điều đó được thể hiễn qua từng thói quen hàng ngày của Bác. Quanh Phủ Chủ Tich
được trồng rất nhiều cây xanh, hàng ngày Bác vẫn thường tập thể dục dưới bóng cây,
đi dạo quanh ao cá và cho cá ăn. Bác cũng rất yêu thích nghệ thuật dân tộc khi đài
radio của Bác luôn mở những bài hát chèo, dân ca,…Và đặc biệt, Bác dành một tình
cảm rất lớn đối với thiếu nhi. Ở vườn hoa Phủ Chủ Tịch được xây một giàn hoa giống
như một sân khấu để khi các em thiếu nhi đến sẽ biểu diễn văn nghệ cho Bác xem.
Qua buổi tham quan của Phủ Chủ Tịch và Lăng Bác, em đã thấy được những nhân
cách, phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ. Tất cả những điều đó đã tạo nên tư tưởng,
phong cách và con người Hồ Chí Minh, xứng đáng là một tấm gương vĩ đại để những
thế hệ sau học tập và noi theo

Câu 3: Tóm tắt nội dung chương 6 và chương 7.

CHƯƠNG 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, CON NGƯỜI


A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Cung cấp cho sinh viên nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, con
người. Trên cơ sở đó, người học biết vận dụng vào thực tiễn, thể hiện trách nhiệm xây
dựng văn hoá, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Về kỹ năng:
- Góp phần giúp sinh viên có tư duy năng động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, tự
mình biết đào sâu lý luận gắn với thực tiễn, với tinh thần độc lập, sáng tạo.
3. Về tư tưởng:
- Trên cơ sở nhận thức khoa học, sinh viên ý thức được trách nhiệm trong xây dựng
văn hoá và con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời chống
lại quan điểm sai trái, luận điệu thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hoá, con người.
B. NỘI DUNG
1. Hồ Chí Minh về văn hoá.
a. Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam .
- Đại hội đồng UNESCO Khóa họp lần thứ 24 tại Paris từ ngày 20/10 đến 20/11/1987
thông qua nghị quyết 24C/18.6.5 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí
Minh với tư cách “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam”.
Nội dung nghị quyết khẳng định Người đã để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển
của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Không chỉ về
mặt chính trị cống hiến của Bác còn thể hiện ở việc sáng tạo văn hoá, văn nghệ, xác
lập hệ thống quan điểm văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam. Hồ Chí
Minh là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn với đầy đủ ý nghĩa của nó, một hình mẫu
cao đẹp của con người mới trong thời đại mới, một tấm gương tuyệt vời về người
Cộng Sản.
b. Quan niệm về văn hoá.
- Khái niệm văn hoá giàu tính nhân bản, chứa giá trị vật chất và tinh thần, nó hướng
tới những giá trị muôn thuở. Văn hoá đi kèm với bề dày lịch sử. Văn hoá cũng có tính
dân tộc “làm cho dân tộc này khác dân tộc khác”. Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình quá trình lịch sử và những
tiêu biểu mà xã hội đạt được. Văn hoá có những đặc trưng và chức năng cơ bản sau:
tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử.
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hoá và các lĩnh vực khác.
- Quan hệ giữa văn hoá với chính trị: Người cho rằng có bốn vấn đề trong đời sống
quan trọng ngang nhau đó là chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Bác muốn giải phóng
chính trị và cho rằng văn hoá không thể nằm ngoài mà phải ở trong chính trị. Nhiệm
vụ chính của văn hoá là phục vụ chính trị và mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính
trị phải có hàm lượng văn hoá.
- Quan hệ giữa văn hoá với kinh tế: Văn hoá phải đứng trong kinh tế, không hoàn toàn
phụ thuộc vào kinh tế, mà có tác động tích cực trở lại kinh tế.
- Quan hệ giữa văn hoá với xã hội: Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã
hội. Từ đó văn hoá có điều kiện để phát triển. Cần phải giải phóng chính trị rồi giải
phóng xã hội từ đó giải phóng văn hoá.
d. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại.
- Người chú trọng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bởi đó là thành quả của quá trình
lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam. Về nội dung đó là
lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc. Về hình thức,
đó là cốt cách văn hoá dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán…
- Tiếp thu văn hoá nhân loại để làm giàu cho văn hoá Việt Nam, xây dựng văn hoá
Việt Nam phù hợp với tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp thu là toàn diện, bao gồm
Đông, Tây, kim, cổ, cái gì hay thì ta tiếp thu, cái gì tốt ta học lấy. Trong mối quan hệ
giữa giữ gìn cốt cách và tiếp thu văn hoá nhân loại, phải lấy văn hoá dân tộc làm gốc,
đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hoá nhân loại.
e. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá.
- Văn hoá là mục tiêu của cách mạng: Người luôn phấn đấu cho mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu đó, nhìn một cách tổng quát là quyền sống, quyền
sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc…
- Văn hoá là động lực của cách mạng: được hiểu là thúc đẩy cho xã hội phát triển.
- Văn hoá chính trị: là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân
đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ.
Ngoài ra còn văn hoá văn nghệ, văn hoá giáo dục, văn hoá đạo đức pháp luật.
f. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá mới.
- Là một nền văn hoá toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hoá dân tộc, bảo đảm tính
khoa học dân chủ, tiến bộ và nhân văn, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người.
a. Quan niệm về con người.
- Hồ Chí Minh cho rằng con người là một chỉnh thể thống nhất về trí lực, tâm lực, thể
lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Mỗi con người đều có tính tốt,
tính xấu, có tính xã hội, là con người của xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội.
- Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm
của con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử, cấu trúc kinh tế, xã hội cụ thể.
Cách tiếp cận này đã giải quyết mối quan hệ dân tộc với giai cấp rất sáng tạo, không
chỉ về mặt đường lối cách mạng mà về mặt con người.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.
- Con người là mục tiêu của cách mạng: Cụ thể trong 3 giai đoạn cách mạng: giải
phóng dân tộc - xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - tiến lên xã hội chủ nghĩa để thực
hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, xã hội, giai cấp, con người.
- Giải phóng dân tộc: xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập
cho dân tộc.
- Giải phóng xã hội: đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ bóc lột
con người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững.
Giải phóng con người: xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột nô dịch con người, làm con
người tự do, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ bản
thân.
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người.
- Xây dựng con người phải bằng những phương pháp khoa học, cách mạng. Mỗi
người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế, tính khoa
học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ.
3. Xây dựng văn hoá, con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh.
a. Sự cần thiết phải xây dựng văn hoá, con người Việt Nam hiện nay.
- Cần củng cố lòng tin của nhân dân là điểm mấu chốt hiện nay. Phải coi trọng công
tác dân vận, phải an trong để giải quyết bên ngoài, vì kẻ thù bên trong nguy hiểm hơn
kẻ thù bên ngoài

Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.


A. Mục tiêu.
B. Nội dung.
1. Hồ Chí Minh và nền đạo đức mới Việt Nam.
a. Đạo đức - vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách
mạng.
- Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức. Những tư tưởng của Người về đạo đức
được thể hiện trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, diễn đạt cô đọng, hàm súc theo
phong cách phương Đông, rất quen thuộc với con người Việt Nam
- Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức không chỉ từ những tác phẩm của
- Người, mà quan trọng hơn từ chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động
thực tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người để lại trong
Đảng, cho dân tộc và nhân loại
b. Phương pháp tiếp cận của Hồ Chí Minh về đạo đức.
- Cách tiếp cận khái niệm đạo đức của Hồ Chí Minh: theo nghĩa rộng, đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực xã hội, một hệ
thống các giá trị. làm giàu tình người trong quan hệ xã hội, quan hệ tư tưởng, chính trị
với thiên nhiên với môi trường sống.
c. Hồ Chí Minh thực hiện một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam.
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp giữa tư tưởng đạo đức
truyền thống quý báu của dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc biệt là với
đạo đức nhân văn Cộng sản chủ nghĩa Mác - Lênin - hệ tư tưởng tiên tiến nhất của
thời đại, được hình thành và phát triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
- Người khẳng định đạo đức là gốc, là nền tảng của tinh thần xã hội, là nền tảng của
nền cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc. Người quan niệm đạo
đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. Hồ
Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, rất quan trọng
như gốc của cây, như ngọn nguồn của suối.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
- Trung với nước, hiếu với dân: Về quan hệ đạo đức, mối quan hệ của mỗi người với
đất nước, nhân dân, và với dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất. Về phẩm chất đạo
đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng nhất.
- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư: đây là cốt lõi của đạo đức cách mạng, là phẩm
chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa: Phẩm chất này là sự thể hiện mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội, là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp
nhất.
3. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
a. Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
b. Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản
dị và đức khiêm tốn trung thực.
c. Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu
với con người.
d. Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi
thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống.
e. Học tấm gương về chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản
trong sáng.

You might also like