You are on page 1of 5

Phân tích sự khác nhau giữa hai loại hình văn hóa gốc và lí giải nguyên nhân:

TIÊU CHÍ VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP (chủ yếu ở VĂN HÓA DU MỤC (Chủ yếu ở
Phương Đông) phương tây)
Địa hình, khí hậu Đồng bằng, nóng, ẩm, thấp Thảo nguyên, lạnh, khô, cao
Nghề nghiệp chính Trồng lúa nước Chăn nuôi du mục
Cách sống (nơi ở) Định cư, nhà ở ổn định Du cư cắm trại, lều tạm bợ
Quan hệ với tự nhiên Gắn bó, hòa hợp Chiếm đoạt, khai thác
Ăn uống Đồ ăn thực vật. Đồ ăn động vật
Quan hệ xã hội trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ, Trọng lý (nguyên tắc), trọng tài, trọng
dân chủ, trọng tập thể võ, trọng nam giới, trọng cá nhân
Giao lưu đối ngoại Hiếu hào, dung hợp, mềm dẻo Hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn
Đặc điểm tư duy Chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm, tổng Khách quan, lí tính, thực nghiệm,
hợp và biện chứng. phân tích và siêu hình
Văn hóa nghệ thuật Thiên về thơ, nhạc trữ tình Thiên về truyện, kịch, múa sôi động
Xu hướng khoa học Thiên văn, triết học, tâm linh, tôn giáo Khoa học tự nhiên, kỹ thuật
Khuynh hướng chung Thiên về văn hóa nông thôn Thiên về văn minh thành thị

Nguyên nhân: do những đặc trưng về điều kiện khí hậu, tự nhiên hình thành nên những phương thức sản
xuất khác nhau quy định các loại hình văn hóa khác nhau.
hãy chứng minh rằng văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.
Văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp được thể hiện trong những nét đặc trưng sau:
Người Việt thích sống định cư ổn định nên đã hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội.
Cư dân nông nghiệp Việt Nam rất sung bái tự nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống
no đủ.
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt tính cố kết cộng đồng cao, lối sống trọng tình nghĩa, tôn trọng, đề
cao vai trò của người phụ nữ, coi trọng kinh nghiệm chủ quan hơn cơ sở khách quan và tri thức khoa học,
lối ứng xử mềm dẻo linh hoạt.
hãy chỉ ra các cơ sở hình thành và quá trình hình thành văn hóa truyền thống Việt Nam
Nền văn hóa truyền thống VN là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, từ buổi đầu dựng nước cho
đến đầu thế kỉ 19, đó là quá trình tương tác giữa tự nhiên và xã hội.
Văn hóa truyền thống VN được hình thành từ những nền tảng văn hóa bản địa và tiếp thu với những nền
văn hóa bên ngoài để tạo nên 1 bản sắn văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
-Nền tảng văn hóa bản địa:
+Văn hóa Đông Nam Á thời tiền sử: chia làm 2 giai đoạn: thời đại đá cũ và thời đại đá mới có niên đại
cách chúng ta khoảng 20000 năm đến 7000 năm, là giai đoạn hình thành những nền tảng đầu tiên của nền
văn hóa Đông Nam Á, các cộng đồng người sinh tụ trên những địa bàn nay thuộc lãnh thổ Việt Nam đã
có những đóng góp xuất sắc, tiêu biểu cho tiến trình này, được ghi nhận bởi sự tồn tại của nền văn hóa
tiêu biểu: thời đại đá cũ và thời đại đá mới.
+Văn hóa bản địa Việt Nam thời sơ sử: là thời kì hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam,
Văn Lang – Âu Lạc kéo dài trong khoảng 2000 năm TCN, trên nền tảng của nền văn minh lúa nước và
văn minh đồ đồng cùng với sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, đã định hình và
phát triển 1 nền văn hóa bản đại Việt Nam – văn hóa Đông Sơn – đỉnh cao của văn hóa dân tộc thời sơ sử.
-Tiếp thu văn hóa ngoại sinh:
Trong 10 thế kỉ đầu công nguyên, Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa với 2 nền văn hóa
lớn của phương Đông là Trung Hoa và Ấn Độ đã dẫn đến sự thay đổi cấu trúc văn hóa bản địa thời sơ sử
để hình thành cấu trúc văn hóa Việt Nam thời phong kiến.
-Tiếp xúc văn hóa với Trung Hoa – sự du nhập của Nho giáo.
-Giao lưu văn hóa với Ấn Độ - sự du nhập của Phật giáo.
-Sự xâm lược của thực dân Pháp gần 100 năm đã tạo nên cuộc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và
phương Tây.
Văn hóa truyền thống được hình thành trên cở sở văn hóa nông nghiệp.nền văn hóa truyền thống Việt
Nam là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài, từ buổi đầu dựng nước cho đến cuối thể kỷ 19. Trong
quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội, các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam
đã sáng tạo nên các đặc trưng văn hóa, để rồi qua thời gian, các đặc trưng ấy đã kết tụ nên bản sắc riêng
của dân tộc, được biểu hiện trong lối sống, thói quen, cáh tư duy, ứng xử…,được trao quyền qua nhiều thế
hệ, và đến nay vẫn còn chi phối sâu sắc đến đời sống của xã hội Việt Nam hiện đại.
-Tầng văn hóa bản địa hình thành từ thời tiền sử và sơ sử.
-Tầng văn hóa ngoại sinh gồm những yếu tố văn hóa được tiếp nhận qua quá trình tiếp xúc và giao lưu
với 2 nền văn hóa lớn của Phương Đông là Trung Hoa và Ấn Độ trong 10 thế kỉ đầu công nguyên.
Anh chị hãy giải thích vì sao người ta cho rằng văn hóa góp phần hoàn thiện con
người trên ba phương diện “ chân-thiện-mĩ”
Bài soạn
Văn hóa tồn tại và vận độngtrong không gian dân tộc. Không có văn hóa chung thì các
cộng đồng thiếu điểm tựa tinh thần để liên kết thành dân tộc, nhưng không có dân tộc thì
không có văn hóa vì thiếu đi cái chủ thể để liên kết những giá trị sáng tạo chung. Thiếu đi
không gian tồn tại của văn hóa. Trong phạm vi ảnh hưởng của mỗi con người, văn hóa là
những yếu tố đã định hình, ổn định “ neo giữ” những giá trị chung, những giá trị chân –
thiện- mĩ.Trên bình diện xã hội, văn hóa là kết quả của sự tương tác giữa các giá trị trong
những quan hệ sống, là kết quả của sự tích lũy và kế thừa vừa là kết quả của sự sáng tạo
và giao lưu, vừa là truyền thống vừa là cái hiện đại, vừa là cái bảo tồn vừa là cái phát
triển. Ai đó đã nói” văn hóa là cái còn lại sau khi tất cả đã quên đi, là cái còn thiếu sau
khi đã biết tất cả” đó cũng chính là nét chân thực của văn hóa.
Văn hóa là tổng thê những giá trị mà con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt
động thực tiễn nhằm cải biến tự nhiên, xã hội và bản than, tuy nhiên trong xã hôi hiện
nay, sự xung đột giữa kinh tế và văn hóa đang hiện dần ra: Tham nhũng tràn lan, ô nhiễm
môi sinh đến mức báo động, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, ma túy và mại
dâm phát triển vv. Ở bình diện vi mô, trong từng lĩnh vực xã hội, cái xấu đang bùng nổ.
Chưa bao giờ chúng ta cần nói nhiều và nói đúng về vai trò của văn hóa như hiện nay
nhưng cũng chưa bao giờ văn hóa cộng đồng lại bộc lộ những điểm yếu, sa sút như hiện
nay. Đạo đức học đường, y tế xuống cấp. Con đánh mẹ, người giữ trẻ đánh đập trẻ, sinh
viên tạt axit thầy giáo, cán bộ nhũng nhiễu người dân, người tham quan lễ hội thì cướp
hoa, vv. Có điều gì đó bất ổn trong trạng thái đạo đức, lồi sống của xã hội, do đó hiện nay
vai trò của văn hóa về việc giáo dục con người hoàn thiện chân thiện mỹ càng lớn hơn
bao giờ hết.
Văn hóa như một cơ thể sống, văn hóa là sản phẩm của con người, văn hóa giáo dục con
người hường thượng, hường thiện, hướng mĩ, sống có nhân cách tử tế, văn hóa giúp cho
con người biết sự sống đẹp, có thị hiếu thẫm mĩ lành mạnh, có khát vọng chân-thiện-mĩ
của con người được cố định hóa trong các sản phẩm văn hóa sẽ thực hiện hóa các giá trị
văn hóa, đặt chúng vào vận hành của đời sống, đảm bảo lưu thông , đảm bảo quá trình
phát triển văn hóa là nơi chân-thiện-mĩ vận động và phát huy tác dụng. Văn hóa, theo
cách hiểu của người trung hoa( biến đổi để đẹp) hay của người phương Tây (cultus: chăm
sóc, vun trồng) đều hàm nghĩa tác động.
Văn hóa có tính lan tỏa, do đó nó góp phần làm con người hoàn thiện thông qua cảm
nhận về chân thiện mĩ, qua văn hóa, nó cung cấp cho con người chúng ta cái vô hạn của
không gian, thời gian so với cái hữu hạn của cuộc sống con người, từ đó ta thấy con
người thật là bé nhỏ, so với thế giới xung quanh, nếu không có văn hóa, con người chúng
ta không được giáo dục, đạo đức sẽ bị suy đồi, qua văn hóa ta tiềm hiểu, được nhận thức
những sự vật, hiện tượng quanh ta từ đó rút ra những kinh nghiệm để sống hướng thiện,
sống chân thật và luôn hướng đến cái đẹp, tạo dựng một phong cách sống tốt, làm một
người tốt và là một công dân tốt cho xã hội.
Có người cho rằng” chức năng nhận thức là chức năng nền tảng trong các chức
năng của văn hóa” Ý kiến của anh chị về vấn đề này như thế nào?
Bài soạn
Văn hóa là một lĩnh vực kiến thức tích hợp, thu thập kết quả nghiên cứu của một loạt
khoa học chuyên ngành ( nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm
lí học, ngôn ngữ học, sử học…), cho nên việc muốn phân tích một sự việc ta phải thực
hiện thông qua sự tổng hợp các phương pháp và mục đích nhận thức, tập hợp xung quanh
một trung tâm: văn hóa và các bình diên của nó.Điều này đã cho phép tư duy lại nhiều
quan niệm và khái niệm đang tồn tại trong khuôn khổ mỗi chuyên ngành hợp thành văn
hóa.
Sự nhận biết như vậy không có nghĩa là dẫn đến sự loại bỏ sự cần thiết thành những
nhóm đặc biệt và nghiên cứu chuyên sâu các phương pháp phân tích của văn hóa. Trong
hệ phương pháp của văn hóa học cũng áp dụng sự chia tách, phổ biến đối với các khoa
học xã hội và nhân văn khác, là chia thành các phương pháp phục vụ cho việc nghiên cứu
tri thức cơ bản và các phương pháp gắn liền với việc thu nhận tri thức kinh nghiệm.
Bằng chức năng nhận thức, văn hóa thâm nhập vào bên trong của các hiện tượng và giá
trị của nó, bằng cách này hay cách khác hướng đến quan điểm giá trị của khuynh hướng
thực chứng. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm ra các quy luật và nguyên tắc cho phép đi từ những
qiu luật chung đến thấu hiểu các hiện tượng riêng. Chủ yếu là hướng tới việc làm rõ về
mặt nhận thức các chức năng của văn hóa. Nổi bật những mối liên hệ nhân quả, khách
quan bên trong nó, thấu hiểu một cách có phê phán các hiện tượng tinh thần của đời sống
văn hóa. Ngoài ra tính nhân văn hết sức quan trọng trong văn hóa.
Văn hóa có nhiều chức năng nhận thức được xem là quan trọng nhất, bởi vì qua nhận
thức ta mới thấu hiểu được biểu hiện của cuộc sống từ đó mới thấy được cái đúng cái sai,
cái đẹp xấu cái nên và không nên để từ đó nâng cao đời sống văn hóa, nâng cao ý thức
giáo dục, thẩm mỹ của ocn người.
Phân tích sự khác nhau giữa hai loại hình van hóa gốc và lý giải nguyên nhân?
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đ1o là tiêu chí quan trọn
để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dân tộc dù
phong phú và đa dạng đếm mấy cũng đều có nguốn gốc xuất phát từ một trong hai loại
hình văn háo gốc là văn hóa gốc chăn nuôi du mục và văn hóa gốc nông nghiệp trồng
trọt.
Giữa hai loại hình văn háo gốc này có sự khác nhau như sau:
Về điều kiện tự nhiên và môi trường:
Loại hình văn háo gốc chăn nuôi du mục là loại hình văn hóa gốc hình thành ở phương
Tây, bao gồm toàn bộ châu Âu, do điều kiện khí hậu lạnh khô, địa hình củ yếu là thảo
nguyên, xứ sở của những đồng cỏ, thích hợp chăn nuội vì vậy nghề truyền thống của cư
dân phương Tây cổ xưa là chăn nuôi. Trong khi loại hình văn háo gốc nông nghiệp trồng
trọt là nói đến văn hóa phương Đông gồm Chấu Á và Châu Phi, điều kiện khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều, có những con sông lớn, những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiên thích
hợp cho nghề trồng trọt phát triển.
Về đặc điểm:
Loại hình văn hóa phương Tây do loại hình chăn nuối gia súc đòi hỏi phải sống du cư,
nay đây mai đó lối sống thích di chuyển, trọng động, hướng ngoại. còn loại hình văn háo
phương Đông, do nghề trồng trọt buộc con người phải sống định cư, phải lo tạo dựng
cuộc sống lâu dài, không thích di chuyển, thích ổn định, trọng tĩnh, hướng nội.
Loại hình văn hóa phương tây vỉ luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục không
phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có tham vọng chinh
phục, chế ngự tự nhiên. Trong khi loại hình văn háo phương Đông, do nghề trồng trọt
phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và sùng bái thiên nhiên, với mong
muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.
Vì sống du cư nên tính gắng kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề cao tính cá
nhân dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối sống độc tôn, độc đoán trong
tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Trong khi loại hình văn hóa phương Đông lại đề cao
tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên, buộc cư dân phải sống
định cư, tính cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh.
Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc chống lại sự
xâm chiếm của các bộ tộc khác nên người đàn ông có vai trò quan trọng, tư tượng trọng
sức mạnh, trọng nam giới của loại hình văn hóa phương Tây khác với loại hình văn hóa
phương Đông lại trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ
được đề cao. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun vén cho
gia đình và làm các công việc đồng án.
Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của các yếu t61
khách quan, nhề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân, đối tượng tếp
xúc hành ngày là đàn gia súc. Còn loại hình van hóa phương Đông thì thiên về tư duy
tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối qua hệ, thiên về kinh nghiệm chủ quan cảm tính
hơn là coi trọng khách quan và khoa học thực nghiệm do trồng trọt của cư dân phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…
Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng cxử theo nguyên tắc, thói quen
tôn trọng pháp luật khác với loại hình văn hóa phương Đông do cuộc sống cộng đồng,
gắn kết với nhau nên sống trọng tình, thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
Trên đây là sự khác biệt đặc trưng của hai loại hình văn hóa gốc, mỗi loại hình văn hóa
đều có những điểm mạnh và điểm yếu của nó.

You might also like