You are on page 1of 48

Chương 2

KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM


VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

TS. Lâm Bá Hòa


Email: lamtuelam@due.edu.vn
ĐT: 09 82 91 91 82
Đà Nẵng, năm 2022
1. Khái niệm văn hoá và các yếu tố cấu thành văn hoá

Văn hóa là một tổng thế phực hợp về những giá


trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo nên
và mang tính đặc thù riêng của mỗi dân tộc *.
Các yếu tố cấu thành văn hoá

13 Ngôn ngữ

2 Tôn giáo

33 Giá trị và thái độ

4 Cách ứng xử và phong tục


Các yếu tố cấu thành văn hoá

53 Các yếu tố vật chất

6 Thẩm mỹ

73 Giáo dục
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện
để truyền đạt thông tin và ý tưởng. Nếu thông thạo ngôn ngữ, có 4
lợi ích:

13 Trao đổi trực tiếp và hiểu rõ ràng

2 Dễ làm việc với đối tác vì chung ngôn ngữ

33 Hiểu và đánh giá đúng bản chất

4 Hiểu và thích nghi với văn hóa cộng đồng khác


Ngược lại sẽ rất khó khăn khi tiếp cận với môi trường bên ngoài
Tôn giáo

Có nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo,
13 Khổng giáo – Lão giáo, Ấn Độ giáo (Hindu).

2 Các tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và
thái độ, cách ứng xử của con người.

33 Các tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường sống
của mỗi cá nhân, cộng đồng

Các tôn giáo khác nhau, được xây dựng trên nền tảng triết lý
4 khác nhau. Khi kinh doanh tại đâu, cần nghiên cứu tôn giáo ở đó
cũng như đối tác kinh doanh theo tôn giáo nào?
Giá trị và thái độ

Giá trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá
13 đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng.

2 Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm


nhận hành xử theo 1 hướng xác định đối với 1 đối tượng.

Þ Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động sống của con người đặc biệt là trong môi
trường quốc tế hoá quốc tế.
Ví dụ: việc chuộng hàng ngoại hay không chuộng hàng ngoại.
Phong tục và cách ứng xử

13 Phong tục là nếp sống, thói quen, là những lề thói trong xã hội
hay 1 địa phương

2 Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp


với 1 xã hội đặc thù

Phong tục thể hiện cách sự vật được làm, còn cách cư xử được
dùng để thực hiện chúng
Mỗi quốc gia, vùng miền đều có phong tục và cách cư xử riêng vì
vậy nghiên cứu vấn đề này thì công việc trôi chảy, thuận lợi và
ngược lại.
Ví dụ: quan niệm về thời gian của Mỹ và người phương đông.
Yếu tố vật chất của văn hoá
Trong 1 mặt nào đó, văn hóa là:
Con người < ̶ > tự nhiên  ̶ > của cải vật chất  ̶ > sinh tồn

Vật chất là những gì con người có thể nhận biết: có sẵn trong
tự nhiên hoặc do con người tạo ra

Khi nghiên cứu văn hóa vật chất, cần:

13 Cách làm ra sản vật (khía cạnh kỹ thuật)

2 Ai làm, tại sao làm (khía cạnh kinh tế)


Khi đánh giá yếu tố của nền văn hóa, cần:

13 Cơ sở hạ tầng kinh tế

2 Cơ sở hạ tầng xã hội

33 Cơ sở hạ tầng tài chính


Thẩm mỹ
Thẩm mỹ  ̶ > sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp  ̶ >ảnh hưởng giá
trị, thái độ của con người ở mỗi quốc gia khác nhau.

Giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động ý thức, có mục đích, có kế hoạch
nhằm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tri thức về tự nhiên và xã hội,
cũng như kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống
2. Đặc trưng cơ bản của văn hoá (nói chung)

13 Tính hệ thống

2 Tính giá trị

33 Tính lịch sử

4 Tính nhân sinh


Tính hệ thống
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa vật
chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cộng đồng
người. Từ những thành tố căn bản này đã nẩy sinh và bao
gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo
thành một tổng thể phức tạp, phong phú.
Tính giá trị

Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị thuộc về đời sống vật
chất, giá trị thuộc về đời sống tinh thần) trở thành thước
đó về mức độ nhân bản của xã hội và con người. Trong
lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị của văn hóa để
tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển.
Tính lịch sử

Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình
và được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do
cộng đồng người trong quá trình tương tác với môi trường
tự nhiên và xã hội mà được sáng tạo và luôn hướng tới sự
hoàn thiện để đạt đến tính giá trị.
Tính nhân sinh

Văn hóa là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn
liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá
trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con
người, ở trong con người và mang dấu ấn người. Điều đó
cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời
là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.
2. Chức năng và vai trò của văn hoá đối với sự phát triển

13 Chức năng tổ chức xã hội

2 Chức năng điều chỉnh xã hội

33 Chức năng giao tiếp

4 Chức năng giáo dục


Chức năng tổ chức xã hội

- Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa có thể thực hiện chức


năng tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội cho phép con người
tổ chức, tụ họp thành những đơn vị làng, xã, thành phố
đến quốc gia, khu vực. 

- Cụ thể, văn hóa gia đình chính là yếu tố giúp con người
hình thành nhận thức và hành động duy trì, phát triển các
mối quan hệ trong gia tộc, dòng họ. Chính sự duy trì và
bảo tồn này cũng giúp lưu giữ nguyên vẹn những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp dẫu trải qua hàng ngàn năm
đổi thay. 
Chức năng điều chỉnh xã hội
- Chức năng này xuất phát từ đặc trưng mang tính giá trị
của văn hóa. Mỗi một nền văn hóa đều có những giá trị
riêng, những giá trị này được hình thành thông qua quá
trình con người điều chỉnh thói quen, nhận thức và hành
động để có thể thích nghi với sự thay đổi từ môi trường. 

- Nhờ có chức năng này mà ta có thể thấy được sự đa


dạng giữa các nền văn hóa với nhau, đồng thời cũng có
thể tìm thấy những nét tương đồng đáng ngạc nhiên giữa
các nền văn hóa. Đó chính là mục tiêu và động lực trong
sự phát triển của nhân loại. 
Chức năng giao tiếp
- Tính nhân sinh của văn hóa tạo ra chức năng giao tiếp.
Chính vì là một sợi dây vô hình kết nối con người với con
người nên văn hóa có khả năng “giao tiếp”. Đó là lý do mà
văn hóa chỉ được dùng với xã hội loài người, vì chỉ có con
người mới có thể giao tiếp với nhau thông qua hệ thống
ngôn ngữ và ký hiệu. Trong đó, hệ thống ngôn ngữ và ký
hiệu chính là các sản phẩm của văn hóa. 

- Nói cách khác, văn hóa tạo ra môi trường giao tiếp cho
con người. Nhờ có văn hóa mà con người có thể giao tiếp
với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động,… để truyền đạt
thông tin cho nhau.
Chức năng giáo dục
- Văn hóa có tính lịch sử, vì thế mà nó có chức năng giáo
dục. Lý do là bởi văn hóa có năng lực thông tin hoàn hảo.
Sự truyền đạt thông tin này được thể hiện thông qua sự
quan sát và bắt chước hành vi. Thế hệ sau quan sát và bắt
chước hành vi của thế hệ trước, sự tích lũy này diễn ra từng
ngày, sự chuyển giao cứ thế được thực hiện.

- Chính vì thế mà văn hóa luôn gắn liền với những chuẩn
mực đạo đức, người có văn hóa tức là người được tiếp nhận
giáo dục, biến những giá trị mình thu nạp trở thành giá trị
của riêng bản thân, văn hóa khi ấy được nâng cấp lên trở
thành bản sắc của mỗi con người. 
Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển

13 Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân

2 Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế

33 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

4 Văn hóa hoàn thiện cá nhân


Văn hóa là cơ sở xã hội hóa các cá nhân
Văn hóa được thể hiện là những nhận thức của mỗi người
nhằm đảm bảo sự hòa đồng của các cá nhân vào xã hội
chung cũng như năng lực lao động của các cá nhân để
đảm bảo đời sống của chính họ. 

Văn hóa là cơ sở phát triển kinh tế

Văn hóa trong lĩnh vực kinh tế được hiểu là cơ sở vật chất
cũng như năng lực lao động của con người. Điều này đồng
nghĩa với việc nền văn hóa phát triển cao thì người lao
động cũng sẽ có năng lực tốt. 
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
Các giá trị văn hóa tạo nên nền tảng vững chắc của xã hội,
đó là nền tảng tinh thần nếp nghĩ, từ truyền thống, từ tình
cảm, từ vốn hiểu biết, tất cả tích tụ lại trở thành sức mạnh
ghê gớm của một cộng đồng, giúp dân tộc vượt qua thách
thức. 

Văn hóa hoàn thiện cá nhân

Văn hóa là cơ sở hình thành nhân cách cá nhân thông qua


quá trình tiếp nhận văn hóa, từ đó làm đầy kiến thức, kỹ
năng và cảm xúc để làm chủ mình trong mọi tình huống.
4. Điều kiện hình thành, chủ thể và khái quát diễn trình
văn hoá Việt Nam

Điều kiện xã hội


VĂN HOÁ VĂN HOÁ PHƯƠNG NAM (= Đ.N.Á cổ đại)
P.BẮC CỔ ĐẠI Văn hoá Nam-Á (Bách Việt)  

Văn hóa Văn hóa miền


Văn hóa vùng Văn hóa vùng
vùng lưu vực Trung và đồng
lưu vực sông lưu vực sông
s. Hồng, s. bằng s. Mê
Hoàng Hà Dương Tử
Mã Kông
VĂN HOÁ TRUNG HOA VĂN HOÁ VIỆT NAM
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa Trung Quốc
Trung Quốc ban đầu (lưu vực sông Hoàng
Việt Nam (lưu vực sông Hồng)
Hà)
- Khí hậu đại lục, mùa đông băng giá,
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa ẩm ướt lượng mưa chỉ tập trung vào cuối mùa hè,
độ bốc hơi cao.
- Đất phù sa nâu, do sông bồi Hoàng thổ, do gió cuốn
- Đất phát sinh nông nghiệp là vùng
.- Nông nghiệp tưới nước (nước mưa, nước tát, từ
hoàng thổ nửa khô hạn. Nông nghiệp
hệ thống tưới nước)
trồng khô
- Cây lương thực: túc tức tiểu mễ (kê),
- Cây lương thực: cây có củ, mía, rau, dưa bầu bí, cao lương, sau nữa là mạch cho đến
và đặc biệt cây lúa. trước đời Tần vẫn chưa chiếm địa vị chủ
đạo
- Ăn cơm, xôi: đôi đũa - Ăn bánh, cháo
Trong văn hóa Viễn Đông là xuất phát từ đất Việt  
trồng lúa nước
- Ở nhà sàn: nhà mái cong của văn hóa Viễn Đông
- Ở nhà hầm và nửa hầm
là một thành tựu văn hóa gốc Việt…
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam trong sự đối sánh với văn hóa Trung Quốc

- Đi lại trên bộ: ngựa, xe, bộ và kỵ binh.


- Đi lại: chủ yếu dùng đường nước: thuyền mảng. Lấy xe, ngựa làm độ số sức mạnh quyền
Trên bộ dùng voi. Thủy binh, bộ và tượng binh lực (bánh xa quốc, thiên xa quốc…) (xem:
Luận ngữ, Xuân Thu)
- Nỏ, rìu chiến - Cung 2 cánh, qua.
- Giếng, nước ngầm
- Đắp đê
- Khơi sâu và khơi nhiều dòng chảy
- Cồng, trống - Chuông, khánh…
- Khèn - Tiêu
- Cạnh đồng bằng là thảo nguyên, cạnh
khu trồng trọt là khu chăn nuôi lớn. Đan
- Gắn nghề nông với nghề cá
xen văn hóa nông nghiệp và văn hóa du
mục. Hướng đại lục
- Chữ viết, đô thị ra đời muộn. Văn hóa xóm làng. - Chữ viết, đô thị ra đời sớm. Văn hóa đế
Vai trò phụ nữ cao, gia đình hạt nhân (nhà) ra đời vương, chế độ phụ hệ nghiêm khắc.
sớm. Làng ra đời sớm. Nhà – Họ – Hàng – Làng – Khuynh hướng chính trị – xã hội tập
Nước là một thể thống nhất hữu cơ. Nền dân chủ quyền, chuyên chế, phục tùng tư tưởng,
làng mạc (dân chủ dân cày) đặc trị, quân sự.
Chủ thể văn hóa Việt Nam

1 Chủng Đông Nam Á: Thời kỳ đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm TCN)

Chủng Nam Á: Cuối đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng


2
5.000 năm TCN)

Chủ thể văn hóa Việt Nam: Thời đại đồ đồng (từ Thiên niên kỷ
3
thứ II đến thiên niên kỷ thứ I TCN)

Cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam đã tạo nên tính thống
4 nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam
Sự phân bố của cộng đồng 54 dân tộc ở VN
Chủ thể văn hóa Việt Nam
Diễn trình văn hoá Việt Nam

13 Văn hoá VN thời kỳ tiền và sơ sử

2 Văn hoá VN thiên niên kỷ đầu công nguyên

33 Văn hoá Việt Nam thời kỳ tự chủ

4 Văn hoá VN từ 1858 đến 1945

63 Văn hoá Việt Nam từ 1945 đến nay


5. Đặc trưng văn hoá Việt Nam truyền thống

13 Tính cộng đồng làng xã

2 Tính trọng âm

33 Tính ưu hài hoà

4 Tính kết hợp

53 Tính linh hoạt


Tính cộng đồng làng xã

13 Tính đoàn kết, giúp đỡ

2 Tính tập thể thương người

33 Tính dân chủ làng xã


Tính cộng đồng làng xã

43 Tính trọng thể hiện

5 Tình yêu quê hương làng xóm

63 Lòng biết ơn
Mặt trái của tính cộng đồng làng xã

13 Thói dựa dẫm

2 Thói cào bằng, chụp mũ

63 Bệnh sĩ diện, háo danh


Mặt trái của tính cộng đồng làng xã

43 Bệnh thành tích

5 Bẹnh phong trào

63 Bệnh hình thức, v.v…


Tính trọng âm

13 Tính ưu ổn định

2 Tính hài hoà, bao dung

33 Tính trọng tình, đa cảm


Tính trọng âm

43 Tính trọng nữ

5 Thiên hướng thơ ca

63 Sức chịu đựng, nhân nhịn

7 Lòng hiếu khách


Mặt trái của tính trọng âm

13 Bệnh thụ động, khéo kín

2 Bệnh lề mề, chậm chạp

33 Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn

4 Bệnh sùng ngoại v.v…


Tính ưu hài hoà

13 Tính mực thước

2 Tính ung dung

33 Tính vui vẻ, lạc quan

4 Tính thực tế
Mặt trái của tính ưu hài hoà

13 Bệnh đại khái, xều xoà

2 Bệnh dĩ hoà vi quý

33 Bệnh bình quân chủ nghĩa

4 Bệnh nước đôi, thiếu quyết đoán, v.v…


Tính kết hợp
13 Khả năng bao quát tốt

2 Khả năng quan hệ tốt

Mặt trái của tính kết hợp

13 Thói hời hợt, thiếu sâu sắc

2 Bệnh sống bằng quan hệ


Tính linh hoạt

13 Khả năng thích nghi cao

2 Tính sáng tạo

Mặt trái của tính kết hợp

13 Thói tuỳ tiện, cẩu thả

2 Bệnh thiếu ý thức pháp luật,

33 Thói khôn vặt


Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam
ta thấy phẩm chất, giá trị cốt lõi tốt nhất là:
- Lòng yêu nước;
- Tinh thần dân tộc;
- Lòng nhân ái, thương người;
- Tính cộng đồng làng xã;
- Tính tinh tế.
6. Vai trò của văn hoá truyền thống trong quá trình phát
triển xã hội
Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của mô hình - con đường - thể
chế phát triển của một quốc gia - dân tộc, xác lập các giá trị cốt lõi
của thể chế chính trị thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Xác lập
mục tiêu bao trùm của sự phát triển là vì con người; con người vừa
13 là chủ thể vừa là mục tiêu của sự phát triển. Các giá trị này thường
được xác định, chế định trong cương lĩnh của các Đảng cầm quyền,
trong hiến pháp, pháp luật, chiến lược phát triển của quốc gia…

Là cơ sở để xác lập các giá trị cốt lõi của thể chế kinh tế, triết lý và
2 đạo đức kinh doanh thúc đẩy phát triển năng động, hiệu quả, hài
hòa và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển bao
trùm, “không để ai tụt lại phía sau”. 
6. Vai trò của văn hoá truyền thống trong quá trình phát
triển xã hội
Là cơ sở để xác lập các giá trị xã hội, lối sống xã hội, nền
đạo đức xã hội thượng tôn pháp luật, nhân văn, nhân ái, tôn
33 trọng quyền con người, quyền công dân. Là cơ sở để tạo nên
“sức mạnh mềm” trong phát triển.

Là cơ sở để xác lập hệ giá trị phát triển cùng với cơ chế hoạt
động tương ứng của từng chủ thể trong xã hội (thể hiện
những giá trị mà chủ thể đó tuân theo và hướng tới); tạo
4 động lực nội sinh cho sự phát triển bền vững của từng chủ
thể cũng như toàn xã hội với tư cách là một hệ thống mở
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
6. Vai trò của văn hoá truyền thống trong quá trình phát
triển xã hội
Là cơ sở để xác lập hệ giá trị hợp tác và hội nhập quốc tế
trên cơ sở nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên
53 trên hết, đồng thời tôn trọng các lợi ích chính đáng của các
quốc gia - dân tộc khác, hợp tác bình đẳng cùng phát triển và
cùng có lợi, cùng bảo vệ các giá trị chung của nhân loại.  

Là cơ sở để xây dựng cơ chế liên kết - điều tiết sự phát triển


thông qua liên kết các giá trị giữa các chủ thể và trong toàn
6
xã hội; hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình phát
triển. 
48

You might also like