You are on page 1of 3

Bài tập thường kì

Câu 1: Trình bày và phân tích các đặc điểm của khái niệm Văn hoá
Câu 2: Trình bày các đặc trưng của nền văn hoá gốc nông nghiệp
Bài Làm
Câu 1:
I.Văn Hóa
1.Khái niệm:
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo
nghĩa chuyên biệt chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn)…
Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa hóa gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện
đại cho đến tín ngưỡng, phong lục, lối sống, lao động…
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội.
2. Đặc Trưng của khái niệm Văn Hóa:
2.1.Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống.

Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối
liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc
trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt
động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.

2.2.Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị.

Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị". Tính giá trị cần để
phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng
thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng
động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp
định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.

2.3.Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh.

Văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng
giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp
thì văn hóa là nội dung của nó.
2.4. Văn hóa còn có tính lịch sử.

Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua
nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai
đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường
xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì
bằng truyền thống văn hóa.

Câu 2:
Việt Nam ta từ xưa tới nay luôn được biết tới là một quốc gia có nên văn hóa vô
cùng phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình,
khí hậu, phân bố dân tộc, dân cư và sự khác nhau về lối sống, lối sản xuất đã tạo ra
nhiều vùng văn hóa có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam.Và đó cũng là nguyên
do hình thành nên loạihình văn hóa gốc nông nghiệp mà hôm nay chúng ta sẽ cùng đi
tìm hiểu. Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á - khu vực điển hình của
vùng văn hóa Phương Đông. Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng
sinh ra mưa nhiều (ẩm) tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trú phú
nên đã hình thành nghề trồng trọt. Chính vì vậy mà chúng ta có những đặc trưng của
nền văn hóa gốc nông nghiệp
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc ngươi dân phải sống định
cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kêt trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ươc vọng sống hòa hợp vời thiên nhiên.
Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời".…

Người nông dân Việt trong tâm thức luôn coi trời là chỗ dựa cho nên có những câu ca dao
rất gần gũi như:

“Ơn trời mưa nắng phải thìNơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu”

Trong tư duy: Vì nghề nông, nhât là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào
tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên: đất, nước, mưa, nắng…Nắng, mưa nhiều quá hoặc không
nắng, không mưa đều nguy hiểm cả. Nên Người Việt có câu:

“Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.”


Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm
sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu:
Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức,
trọng văn, trọng phụ nữ.

Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái
độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại,
mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo...) đều được tiếp nhận.

You might also like