You are on page 1of 12

ĐỀ RA: HÃY TRÌNH BÀY VỀ DẤU ẤN CỦA VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP ẢNH

HƯỞNG TÍNH CÁCH VÀ GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM XƯA
VÀ NAY

I. Văn hóa nông nghiệp là gì? ( Oanh )


- Văn hóa là các giá trị vật chất và tinh thần của toàn bộ các khía cạnh trong cuộc sống xã
hội được con người tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống trong lịch sử như: Ngôn
ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục, tập
quán,... của dân tộc, đất nước.
- Văn hóa gốc nông nghiệp là một thuật ngữ để mô tả các giai đoạn và giá trị văn hóa liên
quan đến cuộc sống và hoạt động nông nghiệp. Nó ám chỉ đến các nét văn hóa, tập tục, và
giá trị truyền thống mà người dân trong các xã hội nông nghiệp phát triển và duy trì trong
quá trình làm nông, chăn nuôi, và liên quan đến sản xuất thực phẩm.
- Ở Việt Nam do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía đông nam Châu Á, là nơi có khí
hậu tốt, phù hợp với canh tác nông nghiệp nên từ xa xưa cư dân Việt Nam chủ yếu sinh
sống bằng nghề nông. Vì vậy Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng
trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt
đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam.
II. Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. ( Oanh )
Văn hóa gốc Nông nghiệp gồm các dấu ấn đặc trưng cơ bản như:
1. Ứng xử với môi trường tự nhiên:
Người Việt Nam luôn có ý thức tôn trọng, sống hòa hợp với thiên nhiên: Do ngành nông
nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên nên trong Văn hóa gốc Nông nghiệp
người dân thường thể hiện sự tôn trọng đối với đất đai và môi trường tự nhiên. Nó thể
hiện trong các nghi lễ và tín ngưỡng về đất và cây trồng.
Vd: Tục thờ lúa trong các lễ hội dân gian, lễ mừng cơm mới, lễ cầu mùa của các dân
tộc,..
2. Ứng xử với môi trường xã hội:
+ Dân gốc nông nghiệp sống định canh định cư ổn định lâu dài nên ưa tĩnh, gắn bó và yêu
thương đối với nơi mình được sinh ra.
+Nghề nông nghiệp phụ thuộc cùng một lúc vào nhiều yếu tố tự nhiên với sự tương tác
lẫn nhau: thời tiết, đất đai, khí hậu,... nên trong nhận thức của người dân dần hình thành
lối tư duy tổng hợp – biện chứng, cái nhìn bao quát, coi trọng mối quan hê giữa các yếu
tố hơn là sự tách bạch từng thành tố riêng lẻ tạo nên thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
+ Con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình nghĩa, chuộng sự
hòa thuận, tương trợ, quan tâm lẫn nhau với tinh thần đoàn kết, tạo ra sự linh hoạt và
thống nhất trong cộng đồng.
+ Coi trọng người phụ nữ: Cuộc sống định cư ổn định cần đến vai trò chăm lo vun vén
của người phụ nữ. Hơn nữa, nghề trồng trọt, đồng áng cũng là công việc phù hợp với phụ
nữ, do đó vai trò của người phụ nữ luôn được tôn trọng, đề cao. Phụ nữ Việt Nam cũng
chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: “Phúc đức tại mẫu”,
“Con dại cái mang”. Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với
nghĩa là “mẹ” đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột
cái, trống cái, ngón tay cái,...Chính vì vậy mà các học giả phương Tây gọi vùng nông
nghiệp lúa nước Đông Nam Á là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat). Và cho đến tận
bây giờ, nhiều dân tộc ở Tây Nguyên (Êđê, Giarai…), vai trò của người phụ nữ vẫn rất
lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ
mẹ…
3. Về mặt nhận thức:
Trong nền văn hóa gốc nông nghiệp, người dân thường có cái nhìn tổng hợp, suy nghĩ
biện chứng, nghiên cứu kĩ lưỡng về thiên nhiên và mùa màng. Văn hóa này có xu hướng
tập trung vào hiểu biết sâu rộng về các vụ mùa, thời tiết, và các sự kiện tự nhiên liên quan
đến nông nghiệp, từ đó đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu. Những kiến thức này
thường được truyền đạt qua nhiều thế hệ.
4. Nghệ thuật và âm nhạc nông nghiệp:
Nông dân thường có những biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc liên quan đến cuộc sống
nông nghiệp, như ca hát về việc gặt hái hoặc lễ hội liên quan đến mùa màng.( vd: những
bài ca dao về nghề nông, bài hát, bài thơ về người nông dân lao động...)
III. Dấu ấn văn hóa gốc nông nghiệp ảnh hưởng đến tính cách và giao tiếp ứng xử của
người Việt Nam xưa và nay. (Oanh, Nhân, Nguyên )
1. Dấu ấn của văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến tính cách của người Việt xưa
và nay ( Nhân )
1.1 Ngày xưa
1.1.1. Trong cách xử lý với môi trường tự nhiên:
- Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và
ước vọng sống hòa hợp lợi thiên nhiên.
Ví dụ: Người Việt Nam mở là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “trời trời”…
- Người nông dân xuất phát từ việc trồng lúa trồng cây nên là biểu tượng mặt trời với
người nông dân vừa gần gũi vừa thân thiện;
“Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi! đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
- Không chỉ với người nông dân mà cả những con người sống trong thời ấy cũng rất xem
trọng mặt trời, họ coi Vua là thiên tử - con của trời, ý của vua cũng là ý của trời, làm trái
ý vua là làm trái ý trời, sẽ bị trời trừng phạt
Ví dụ: “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung;...”
1.1.2.Trong tư duy: dần hình thành tư duy tổng hợp, bao thiên về kinh nghiệm, trực
giác, cảm tính và duy linh (linh cảm).
Ví dụ: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
1.1.3.Trong đến cuộc sống cộng đồng: tình làng nghĩa xóm, dân ta còn luôn chiến
lược hòa bình, luôn có thái độ sống hòa thuận, tương trợ lẫn nhau.
Ví dụ: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”
“Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”
1.2. Ngày nay:
- Trong xu thế toàn cầu hóa, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Việt Nam được tiếp xúc
với nhiều nền văn hóa khác nhau; từ đó có điều kiện để hưởng thụ các sản phẩm văn hóa
vật thể và phi vật thể của nhân loại.
- Tạo ra môi trường để giao thoa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, đó là
con đường để đào thải những đặc trưng phong tục cổ hủ đã trở nên lỗi thời, không còn
phù hợp với bối cảnh.
- Đồng thời qua quá trình tiếp cận với văn hoá thế giới, nền văn hóa truyền thống Việt
Nam sẽ được bồi dưỡng, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp.
2. Dấu ấn của văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử của người
Việt ( Nguyên, Oanh )
2.1.Người Việt coi trọng việc giao tiếp:
- Người Việt thường có lối sống quần cư, sự gắn kết cộng đồng cao, nhấn mạnh tinh thần
hy sinh cá nhân phục vụ lợi ích tập thể (thường sống thành làng mạc, thôn xóm xen kẽ
với ruộng đồng, sông nước,...). Họ phải sống như vậy để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa,
kết trái và thu hoạch. VD: “Cơm ăn chẳng hết thì treo / Việc làm chẳng hết thì kêu láng
giềng”, “Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”). Văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng rất sâu
đậm vào sự gắn kết cộng đồng của ta qua chi tiết là khi thu hoạch được một vụ mùa cần
có sự góp sức của nhiều người, mỗi người góp một chút sức như gieo hạt, cày cấy, gặt
lúa,...để hoàn thành kịp tiến độ; đồng thời do sống thành quy mô làng xã nên cần việc gì
thì hàng xóm lại là những người gần gũi với chúng ta nhất ( bán anh em xa mua láng
giềng gần).
- Chính vì đặc điểm này nên người Việt coi trọng việc giao tiếp, sự giao lưu qua lại giữa
người với người. Chẳng hạn vào những dịp đặc biệt như Tết, đám giỗ, đám cưới thì người
Việt ta thường tổ chức cùng nhau nấu ăn, trang trí hay thậm chí là chia sẻ cho nhau thức
ăn. Chúng ta quan niệm càng có nhiều người càng vui, không gì hơn những giây phút
quây quần cùng nhau. Sự giao tiếp ấy tạo ra các mối quan hệ (dao năng liếc năng sắc,
người năng chào thì quen), tạo ra sự củng cố tình thân (áo năng may năng mới, người
năng tới năng thân).
- Ngoài ra, năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh
giá con người thông qua các biểu hiện sau:
+ Từ xưa ta đã quan trọng nhất đó chính là sự chào hỏi - một nghi thức ứng xử văn hóa
quan trọng. Ngay từ khi sinh ra thì những đứa trẻ đã được dạy là “Tiên học lễ - Hậu học
văn”. Thông qua lời chào người Việt có thể đánh giá được trình độ dân trí, văn minh của
một cá nhân, một cộng đồng dân tộc, một quốc gia dân tộc. Khi gặp nhau, người Việt có
thói quen chào nhau như : “Bẩm cụ”, “Thưa bác”, “Thưa ông bà”, “Chào cô”, “Chào
cháu”, …Ngày xưa, đồng thời với lời chào là cái chắp tay hoặc cái xá còn ngày nay, đất
nước phát triển hơn, tân tiến hơn thì chỉ cần nghiêng mình, khẽ cúi đầu, bắt tay và nở một
nụ cười, … tiếp theo đó là các lời thăm hỏi, trong đó nhấn mạnh đến đại từ nhân xưng
như cụ, ông bà, cô chú, anh chị, con cháu.
VD: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” ;
“Đi hỏi về chào” ;
“Đi thưa về trình”;
“ Một chào, hai dạ, ba thưa
Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”, ...
Người Việt ta phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo không gian hay theo
sắc thái tình cảm thì ngược lại người phương Tây lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời
gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Sự
khác biệt đó cho thấy rất rõ rằng văn hóa gốc nông nghiệp là ưu sống ổn định (vị trí xã
hội và tình cảm là trên hết) còn văn hóa gốc du mục ưu hoạt động, phiêu lưu (thời gian là
sự ưu tiên).
+ Hay thăm viếng nhau. Hành động này thể hiện tình cảm, tình nghĩa và thắt chặt thêm
mối quan hệ. Đã là người Việt thì dù có gặp nhau hàng ngày, rất thân với nhau nhưng vẫn
thường xuyên ghé thăm nhà nhau. Đặc biệt thăm viếng nhau ở đây không phải do nhu cầu
công việc (như các nước ở Phương Tây) mà xuất phát từ tình cảm chân thành.
+ Với đối tượng giao tiếp, người Việt ta có tính hiếu khách. Chúng ta đối đãi với khách
vô cùng nồng nhiệt, chu đáo. Khi khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt
dù nghèo khó đến đâu, cũng cố gắng tiếp đón và tiếp đãi một cách tình cảm nhất, dành
cho khách các tiện nghi tốt nhất, những món ăn ngon nhất. Đặc biệt khi nhắc đến người
Việt Nam thì bạn bè quốc tế luôn ấn tượng với sự hiếu khách ấy.
VD: “Khách tới nhà không gà thì vịt”;
“Khách tới nhà không trà cũng bánh”
2.2 Ứng xử trong giao tiếp của người Việt:
- Người Việt cũng thích tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp bởi chúng ta xuất
phát từ tính cộng đồng, lối sống trọng tình cảm nên ta hay quan tâm đến những chuyện cá
nhân như tuổi tác, quê quán, nghề nghiệp, địa vị, gia đình,... của đối tượng mà ta đang
giao tiếp. Người Việt ta tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn
quan tâm thì cần biết rõ hoàn cảnh.
VD: Khi mới gặp một người ta sẽ hỏi tên tuổi kèm theo các câu hỏi liên quan bản thân
người mới gặp như nhà anh (chị) ở đâu? Anh (chị) làm nghề gì vậy? Anh (chị) bao nhiêu
tuổi? Anh (chị) có vợ (chồng hay chưa)? Có mấy con rồi? Mấy trai, mấy gái? Cha mẹ
(ông bà) có còn hay không? …
- Do người Việt ta chủ yếu là làm nông, trồng lúa nước nên chúng ta nặng về kinh
nghiệm. Chính vì vậy khi giao tiếp ta lại có những đánh giá chủ quan hơn là những đánh
giá khách quan.
VD: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”;
“Trăm hay không bằng tay quen”;
“Sống lâu lên lão làng” ...
- Nếu trong tổng thể, người Việt Nam lấy sự hài hòa âm dương làm nguyên lý chủ đạo
nhưng vẫn thiên về âm tính hơn, thì trong cuộc sống, người Việt Nam sống có lý có tình
nhưng vẫn thiên về tình hơn. Vì để sống chung trong một cộng đồng mọi người phải biết
tôn trọng lẫn nhau, không dám làm phật lòng mọi người.
VD: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”;
“Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”...
- Trọng danh dự hơn vật chất:
+ Trong quan hệ ứng xử, người Việt ta xem trọng danh dự, uy tín hơn những giá trị vật
chất.
VD: “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”;
“Quân tử nhất ngôn”;
“Được tiếng còn hơn được miếng”;
“Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”
+ Danh dự được người Việt gắn liền với năng lực giao tiếp. Coi trọng danh dự như thế
nên cách xưng hô của người Việt vô cùng đa dạng, phong phú (lời nói, cách xử sự cũng
phải theo tôn ti, trật tự lớn bé, chào hỏi phải dựa theo mối quan hệ giữa hai người với
nhau, kiêng gọi tên riêng, nói lời cảm ơn và xin lỗi linh hoạt). Cách xưng hô này khác so
với những nước phương Tây – nơi mà cách xưng hô có vẻ ít lễ nghi hơn các nước
phương Đông.
VD: cách xưng hô, cư xử giữa con cái với cha mẹ khác cha mẹ với con cái; cách xưng
hô, cư xử với bạn bè của học sinh/sinh viên phải khác với thầy cô; cách xưng hô với
người lớn tuổi hơn khác với người bằng tuổi hay nhỏ tuổi hơn; giữa những người đồng
nghiệp sẽ khác so với sếp hay với khách hàng...
Trong tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong
phú này thể hiện rất rõ các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam như: tính chất
thân mật hóa cao (mọi người trong cộng đồng đều trở thành người thân trong gia đình);
tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt) khi mà cùng là một cặp đối thoại, lúc ở trường
học thì người này gọi người kia là thầy, nhưng khi về nhà thì lại gọi là em, vì người thầy
kia chính là em trai (hoặc em họ) của người này.; tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng) thể
hiện chỗ hai người nói chuyện với nhau, xưng hô với nhau nhưng thực ra vẫn luôn luôn
kéo cả những người thứ ba, thứ tư… vào cuộc (gọi nhau bằng tên của con, cháu, vợ,
chồng của mình); tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp) thể hiện ở chỗ có thể cùng là hai
người, nhưng cách xưng hô có thể đồng thời tổng hợp được các quan hệ khác nhau...
- Trong giao tiếp người Việt rất hay cười. Bởi vì nụ cười là một phần rất quan trọng trong
giao tiếp của người Việt. Ta có thể bắt gặp nụ cười của ta trong các tình huống mà không
ngờ tới và ta cho rằng: “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” nên khi cười chúng ta có
thể biểu đạt cảm xúc của mình một cách dễ dàng hơn và đối tượng giao tiếp cũng thấy dễ
chịu, vui vẻ hơn là biểu cảm khó chịu, cộc cằn.
2.3. Văn hóa ngôn từ trong giao tiếp:
Ngôn ngữ là một trong những bộ phận cấu thành của văn hóa, vỏ vật chất của tư
duy. Mỗi dân tộc có cách ứng xử, cách tư duy khác nhau được biểu hiện qua ngôn ngữ
khi giao tiếp từ đó tạo thành văn hóa ngôn từ trong giao tiếp. Được thể hiện ở các đặc
điểm sau:
- Tính biểu trưng, ước lệ cao:
+ Thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, công thức ( ước lệ).
+ Thường nói bóng gió bằng hình ảnh ví von, ẩn dụ.
VD: “Trăm dâu đổ một đầu tằm”...
- Tính so sánh và tương phản:
+ Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng các câu nói có hai vế tương
phản hay so sánh với nhau.
VD: “Ông nói gà, bà nói vịt”;
“Lệnh ông không bằng cồng bà”;
“Đàn ông nông cạn giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”;...
- Cấu trúc lời nói cân đối hài hòa:
+ Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với tất cả mọi người
dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ. Các câu ca dao, thành ngữ, tục
ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có hai vế đối ứng.
VD: “Trèo cao té đau”;
“Ăn vóc học hay”;
“Một quả dâu da bằng ba chén thuốc”,...
- Câu đối: một nét văn hóa đẹp, một thú chơi tao nhã, thể hiện cái đẹp của ngôn ngữ. Câu
đối vừa công phu, tỉ mỉ, cô đúc, ngắn gọn vừa giàu ý nghĩa.
- Thơ ca: có rất nhiều thể thơ như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt Đường
luật... Theo thống kê thì ở phương Tây (Châu Âu, Nga) văn xuôi chiếm 78,3% còn ở các
nước Việt ta thơ chiếm số lượng là 72,6%. Tất cả xuất phát từ nền văn hóa khác nhau
giữa hai nơi: Văn hóa gốc du mục với bản tính động nên sẽ trình bày các nội dung tình
tiết, sự kiện với bút pháp tả thực và lối diễn đạt tự do phóng khoáng (chỉ có thể tìm thấy
tập trung trong văn xuôi và ngay cả thơ phương Tây chủ yếu cũng là thơ tự do). Còn ở
văn hóa gốc nông nghiệp nói chung và ở Việt Nam nói riêng thi với bản tính tĩnh sẽ trình
bày các nội dung tâm lý, tình cảm với bút pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng nhịp
nhàng (chỉ có thể tìm thấy tập trung trong thơ).
IV. Liên hệ mở rộng với văn hóa nông nghiệp của một số quấc gia ( Oanh, Nhân )
Như đã nói trước đó, Đông Nam Á là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên để sản xuất
nông nghiệp và mang đặc trưng của nền văn hóa gốc nông nghiệp. Vì vậy, không chỉ Việt
Nam mà một số quốc gia trên khu vực này cũng mang một số nét đặc trưng của nền văn
hóa gốc nông nghiệp như: Lào, Thái Lan, Campuchia,…
1. Lào - người anh em của Việt Nam: ( Oanh )
- Lào được nhắc đến với một đất nước triệu voi và nền sản xuất chính là nông nghiệp nên
trong nền văn hóa Lào mặc dù bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi Phật giáo và Ấn Độ giáo
nhưng trong văn hóa của Lào vẫn có những đặc trưng của một nền văn hóa nông nghiệp
và có nhiều sự tương đồng với Việt Nam.
- Người Lào sống gắn bó với thiên nhiên: Cũng như Việt Nam, vì ngành sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên việc coi trọng tự nhiên là điều thiết yếu, vậy nên
người Lào cũng rất coi trọng thiên nhiên và cũng có lối suy nghĩ tư duy tổng hợp để sử
dụng hợp lí tự nhiên vào trong sản xuất.
- Người Lào có sự phân công trong lao động: Để phù hợp với công việc, người Lào đã có
sự phân công rõ ràng trong công việc. Trong gia đình, người chồng làm những công việc
nặng nhọc như cày bừa, phát nương, săn bắt, sửa chữa nhà cửa,… Các em trai trên mười
tuổi sẽ làm những công việc nhẹ hơn như chăn trâu, bò, trông coi ruộng rẫy, hoặc theo
cha tập sự các công việc của nam giới. Những việc được coi là nhẹ nhàng hơn như gặt
hái, chăn nuôi, nấu nướng, may vá, dệt vải, chăm sóc con cái đều do người phụ nữ trong
gia đình đảm nhận. Vì vậy, cũng giống ở Việt Nam vai trò người phụ nữ Lào cũng rất
quan trọng.
- Quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm: Do đặc trăn của nền nông nghiệp, người Lào cũng
sống tập trung thành các bản, mường. Tuy nhiên các bản mường ở Lào thường có một số
dòng họ, mỗi dòng họ nhiều gia đình. Và cũng giống với Việt Nam, người dân trong làng
đều gắn bó và yêu thương nhau.
- Về văn hóa ứng xử: Cũng giống với Việt Nam, người Lào thường mến khách và cũng
rất trịnh trọng trong việc chào hỏi. Khi chào hỏi, người Lào thường chắp tay trước ngực
và đầu hơi cúi xuống; đối với sư hoặc ông bà, cha chú, thầy cô giáo hoặc những người
cao niên đáng quý cái chắp tay thường để ở trên trán.
2. Campuchia ( Oanh )
- Nằm ở trong khu vực Đông Nam Á nên Campuchia cũng mang những nét đặc trưng của
nền văn hóa nông nghiệp.
- Campuchia: Là một đất nước cũng có nền văn minh lúa nước, Campuchia mang trong
mình những nét đặc trưng trong văn hóa mà nền nông nghiệp mang lại.
+ Cũng tương tự Việt Nam, Campuchia cũng luôn bày tỏ sự biết ơn, tôn trọng đối với
thiên nhiên qua các lễ hội như lễ hội lấy ruộng nhằm biểu tượng cho một vụ mùa mới vào
tháng 5 dương lịch.
+ Văn hóa chào hỏi ở Campuchia cũng được xem là hình thức quan trọng trong văn hóa
giao tiếp, cách chào tương tự như ở Lào là cúi đầu và chắp tay trước ngực. Điều đó thể
hiện sự quan trọng của việc chào hỏi như ở Việt Nam “lời chào cao hơn mâm cỗ”
+Thăm viếng nhau: Cũng như ở Việt Nam, đây là hình thức quan trọng thể hiện tình cảm
giữa con người với nhau. Tuy nhiện người Campuchia không phải dịp nào cũng tặng quà
mà chỉ tặng vào dịp tết cổ truyền dân tộc Chaul Chnam, hoặc khi được mời đến nhà bạn
bè dự tiệc.
+Văn hóa Campuchia cũng rất coi trọng vai vế: Trên bàn ăn, người lớn tuổi nhất sẽ ngồi
vào bàn ăn và cũng sẽ là người ăn đầu tiên. Điều này cũng giống với đặc điểm coi trọng
và xưng hô đúng vai vế của các anh chị em trong nhà, thể hiện sự kính trên nhường dưới
trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.
Tuy nhiên văn hóa Campuchia cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi Phật giáo nên những
nét văn hóa đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp không rõ nét như ở Việt Nam.
3. Thái Lan ( Oanh, Nhân )
Là một quốc gia có lịch sử lâu đời, ngay từ buổi đầu dựng nước người Thái đã tạo lập
cho mình một nền văn hoá tiêu biểu. Đó là nền văn hoá lúa nước được khởi nguồn từ sản
xuất nông nghiệp. Cũng như các nước Đông Nam Á, đặc trưng văn hoá của người Thái là
cư dân làm ruộng nước.
- Xét về lĩnh vực giao tiếp và quan niệm xã hội người Thái có một lối ứng xử mang đậm
bản sắc văn hoá:
+ Cùng tiếp nhận Đạo Phật, trong khi người Việt không quá say mê với giáo lý, không
quá ép mình trong khuôn khổ nghi lễ, không quá mất nhiều công sức để xây dựng những
chùa, tháp nguy nga. Trái lại, người Thái tiếp nhận đạo Phật một cách sâu sắc từ lễ nghi
đến giáo lý và cách thể hiện thậm chí ở một số lĩnh vực còn hơn cả Ấn Độ - Đất nước đã
sản sinh ra đạo Phật. Đạo Phật ở Thái Lan đã trở thành Quốc giáo gắn liền với đời sống
tinh thần và tín ngưỡng của hơn 95% số dân, cả nước có hàng vạn ngôi chùa lớn nhỏ
được xây dựng quy mô, hoành tráng và đẹp đẽ. Niềm tin tôn giáo cũng làm hậu thuẫn cho
việc giải quyết các xung đột bằng chính trị.
+ Những nguyên tắc ứng xử của người Thái tắc cư xử của người Thái đều dựa vào sự kín
đáo và nhã nhặn.
● Nụ cười là nét duyên dáng rất dễ thương của người Thái. Người Thái rất hay cười, họ
cười là biểu thị sự hòa hiếu và thân thiện. Họ cười để đánh trống lảng trước những câu
hỏi khó trả lời hoặc để xin lỗi nếu có điều gì thiếu nhã nhặn hay để che giấu sự bối rối
của mình. Họ không cười với mục đích mỉa mai, châm biếm, nhạo báng người khác. ⇒
Ngay cả trong cách chào hỏi của họ cũng bộc lộ sự tôn trọng và khiêm nhường.
● Vái là cử chỉ chào hỏi của người Thái. Người ta giơ hai tay lên, các ngón tay khép lại
chạm nhẹ vào thân người khoảng giữa trán và ngực trông giống như đang cầu nguyện.
Tay càng đưa cao lên và đầu cúi hơi lâu thì cảng tỏ ý kính trọng nhiều hơn.
● Người Thái không bao giờ trực tiếp phê bình người trên mà chỉ được thực hiện một
cách kín đáo ở sau hậu trường. Họ thường khuyên nhau: "Chớ giận dữ với người thầy dạy
mình"; "Đừng dạy người đã dạy mình";…
 Mặc dù các nước có nền văn hóa nông nghiệp có nhiều điểm tương đồng nhưng
cách thức thực hiện những nét văn hóa đó lại khác nhau.
Ví dụ: Văn hóa chào hỏi: Ở Lào, Campuchia hay Thái Lan cách chào là cúi đầu và chắp
tay thì ở Việt Nam là khoanh tay chào và cúi đầu. Nhưng dù chào theo cách nào thì cũng
mang một ý nghĩa chung đó là chào hỏi và thể hiện được đặc trưng tính cách của con
người trong nền văn hóa nông nghiệp.
Hay các lễ hội thể hiện sự tôn trọng đối với tự nhiên giữa các nước cũng không giống
nhau, mỗi nước sẽ có một nghi thức khác nhau để tổ chức lễ hội. Nhưng dù sao cũng đều
thể hiện được sự tôn trọng đối với thế giới tự nhiên trong đặc trưng văn hóa nông nghiệp
của các quốc gia.
V. Tổng kết nội dung ( Nguyên )
- Tóm lại, văn hóa gốc nông nghiệp thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi
trường tự nhiên; nó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, tôn vinh các giá trị
và truyền thống nông nghiệp.
- Qua phân tích, ta có thể thấy văn hóa nông nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách
cũng như giao tiếp ứng xử của người Việt ta xưa và nay. Do lối sống quần cư, sự gắn kết
cộng đồng cao, trọng tình nghĩa cũng như là tinh thần hy sinh cá nhân để phục vụ lợi ích
tập thể, chuộng hòa thuận, có tinh thần đoàn kết mạnh mẽ  Người Việt Nam coi trọng
việc giao tiếp và thích giao tiếp với nhau; ta có khuynh hướng sống thiên về tình cảm,
kinh nghiệm, trực giác hơn là lý trí và đặc biệt chú ý đến cách ứng xử, ngôn từ trong khi
giao tiếp với người khác.
- Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nước ta đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều nền
văn hóa khác nhau. Từ đó có điều kiện học hỏi, hưởng thụ nền văn minh các nước. Đó là
con đường để đào thải nhanh nhất những hủ tục không còn phù hợp với thời đại, vận
dụng để đất nước phát triển và quan trọng nhất chúng ta nên biết giữ gìn, phát huy những
truyền thống tốt đẹp; thay đổi những khuyết điểm chưa phù hợp cho nước ta trở nên tốt
đẹp hơn, văn minh hơn mà vẫn giữ được cái cốt lõi của dân tộc ta.

VI. Tài liệu tham khảo


1. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (2013), VĂN HÓA GIAO TIẾP VÀ NGHỆ
THUẬT NGÔN TỪ, https://tranngocthem.name.vn/ung-dung-vhh/ngon-ngu-
hoc/57-van-hoa-giao-tiep-va-nghe-thuat-ngon-tu.html
2. https://tinhdoanqnam.vn/news/Hoat-dong-Doi/mot-so-net-dac-trung-ve-dat-
nuoc-con-nguoi-va-van-hoa-lao-286.html
3. https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fjshe.ued.udn.vn
%2Findex.php%2Fjshe%2Farticle%2Fdownload%2F450%2F414%2F
%3Ffbclid%3DIwAR3LcZm3ozbzHa-3APk-
zg5s_fpZ9CMRbJFEoXixvCOUZprtePDzj5aeAoE&h=AT0HgtDHjoUSq3Cb
m5BeiS4D-6xpZBh_ddRVPem1-Xk5D0e23BDUK059blZIcyRic-
SKUR5vpQTzvre6G5RucBCVQzrb2VVyWHINQ-
jNmWUTVgWh8QyIuJDMycEkL3QFyzTs2g
4. https://phuonghoangtours.com/net-dac-trung-trong-van-hoa-cua-nguoi-dan-
dat-nuoc-lao.html?
fbclid=IwAR0PW4SibGSx_UV7OpNNJWyqAX47tec0qgTjJUSEW-
Kua6mYoM-dXwDxLtU
5. https://vanantravel.vn/van-hoa-campuchia-va-nhung-dieu-ban-chua-biet?
fbclid=IwAR0I_Cg-
Ev3kSqjehkGqTLfPyCUp0l5Q965mcQI3kDT3eccA0UUyrc0h2FY

You might also like