You are on page 1of 5

ÔN TẬP THI GIỮA KÌ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Câu 1: Đặc trưng và chức năng của văn hóa?


Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp
phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các
đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách
là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp,
thành có giá trị”. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị và phi giá trị (thiên tai, mafia). Nó là thước đó mức
độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất
(phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cần tinh thần); theo ý nghĩa có thể
chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị nhất thời.
Đặc trưng thức ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một
hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất
(như việc luyện quặng, đẽo gỗ...) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho các cảnh quan thiên
nhiên...). Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực
hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp
thì văn hóa là nội dung của nó.
Văn hóa còn có tính lịch sử. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được
tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của tình giai
đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều
chỉnh. Tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa.
Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái
tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội cố
định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận...
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn
hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền
thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn
mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân
cách (trồng người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của
lịch sử: Nó là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ sau.
Câu 2: So sánh loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục?
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô chùng đa dạng và phong phú. Song, cũng
đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng.
Một cái nhìn phác qua cũng cho thấy giữa những nền văn hóa ở phương Tây và phương Đông có sự khác
biệt mang tính loại hình hết sức rõ rệt. Nguồn gốc sâu xa của những khác biệt văn hóa này là do những
khác biệt về môi trường sống quy định. Môi trường sống của các cộng đồng dân cư ở phương Đông đều
là những vùng đồng bằng nằm trong lưu vực các con sông lớn với khí hậu nóng ẩm; còn phương Tây lại
là xứ sở của những thảo nguyên mênh mông với khí hậu lạnh khô. Căn cứ theo nguồn gốc, có thể gọi
chúng là các nền văn hóa gốc nông nghiệp và các nền văn hóa gốc du mục. Điển hình cho loại hình văn
hóa gốc du mục (trọng động) là các nền văn hóa phương Tây; còn điển hình cho loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp là (trọng tĩnh) là các nền văn hóa phương Đông.
Chính vì động cho nền nền văn hóa phương Tây đã chuyển biến rất nhanh. Trong khi phần lớn các nền
văn hóa phương Đông đến nay về cơ bản vẫn mang tính nông nghiệp thì các nền văn hóa phương Tây đã
chuyển sang công nghiệp từ lâu. Con đường chuyển biến từ du mục đến công nghiệp đã đi qua giai đoạn
thương nghiệp: Ban đầu là du mục, nhưng trong khi lang thang từ nơi này sang nơi khác, người ta nhận ra
sự khác biệt về giá cả, vì vậy họ đã chuyển sang mô hình kết hợp du mục + buôn bán. Rồi dần dà nhận ra
rằng buốn bán có lợi hơn chăn nuối nên họ đã từ bỏ chăn nuôi mà chuyển hẳn sang thương nghiệp. Nhưng
thương nghiệp thì phải có kho bãi, phải có nơi gặp gỡ để trao đổi hàng hóa. Và thế là cuộc sống định cư
hình thành; các kho bãi, chợ búa phát triển thành đô thị. Để phục vụ nhu cầu của đô thị và có hàng hóa
mang trao đổi lấy hàng nông nghiệp về nuôi sống đô thị, một xã hội công nghiệp đã hình thành.
Mỗi loại hình văn hóa gốc du mục và gốc nông nghiệp là một chùm những đặc trưng khu biệt rất đặc thù
cho từng thành tố (tiểu hệ); những đặc trunge này liên quan chặt chẽ với nhau, cho phép từ cái nọ suy ra
cái kia và suy ra tất cả các đặc trưng khác của mỗi nền văn hóa.
*Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên hình thành thái độ đối lập: Dân nông nghiệp sống phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên – đã ở cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình thì phải có ý thức tôn trọng,
không dám ganh đua với thiên nhiên, chỉ mong được sống hòa hợp với thiên nhiên. Còn dân du mục thì
nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác, do vậy dẫn đến tâm lí coi thường
thiên nhiên và mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên.
Mỗi thái đọ đều có mặt hay và mặt dở riêng của nó. Tôn trọng thiên nhiên có cái hay là giữ gín được môi
trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e ngại. Coi thường thiên nhiên có
cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên, khuyến khích khoa học phát triển,
nhưng có cái dở là hủy hoại môi trường.
*Về mặt nhận thức, hai loại hình văn hóa này tạo nên hai kiểu tư duy trái ngược nhau: Nghề nông, và
nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều – không phải chỉ phụ thuộc
vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào mà là cùng một lúc phụ thuộc tất cả: trời, đất, nắng, mưa.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
*Về cách tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức theo nguyên tắc trọng tình: hàng xóm
sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một
bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn,
trọng phụ nữ.
Từ chố coi trọng ngôi nhà, người nông nghiệp định cư đi đến coi trọng cái bếp, và từ chỗ coi trọng cái
bếp đi đến coi trọng người phụ nữ là một con đường hoàn toàn nhất quán và rõ rệt. Tục ngữ Việt Nam
chứa đựng không ít những câu thể hiện nguyên lí này: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng còng bà;
Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng... Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong Tiếng
Việt, từ cái vốn có nghĩa là “mẹ” (con dại cái mang) được chuyển nghĩa thành “lớn, quan trọng, chủ yếu”
(sông cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái...). Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông
nghiệp tiêu biểu – khu vực Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là “xứ sở mẫu hệ”. Cho
đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không
chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Ê đê, Gia rai,...), vai trò của
người phụ nữa vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt theo họ
mẹ...Thời kỳ sau này, đặc biệt là từ khi nhà Lê lấy Nho giáo làm quốc giáo, nền văn hóa Việt Nam chịu
ảnh hưởng khá nhiều của văn hóa Trung Hoa; nó đã du nhập nhiều tư tưởng gốc du mục, trong đó có tư
tưởng “Nam tôn nữ ti”.
*Về cách thức tổ chức cộng đồng, ta thấy lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn phải đắn đo cân nhắc
của người làm nông nghiệp đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh
cụ thể. Ngược lại, tư duy phân tích và siêu hình của văn hóa gốc du mục dần đến cách thức tổ chức cộng
đồng theo nguyên tắc: cuốc sống du cư của tổ tiên khi xưa đòi hòi con người luôn phải tuân thủ kĩ luật
chặt chẽ, sớm dẫn đến sự hình thành một nếp sống theo pháp luật, với tính tổ chức cao.
Mỗi lối sống có cái ưu và nhược điểm riêng của nó. Không phải cứ linh hoạt, trọng tình, dân chủ là tốt;
ngược lại, nguyên tắc, trọng võ, quân chủ là xấu. Nếu như mặt trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn
cứng nhắc; mặt trái của quân chủ là áp đặt thiếu bình đẳng thì mặt trái của linh hoạt là tùy tiện. Biểu hiện
tiêu biểu của tùy tiện là tật co giãn trong khái niệm giờ giấc (giờ cao su), sự tùy tiện trong việc thực hiện
pháp luật... Nguyên tắc sống trọng tình làm cho sự tùy tiện như một nhược điểm phát sinh bởi lối sống
linh hoạt càng trở nên trầm trọng hơn: Đưa nhau đến trước cửa quan. Bên ngoài là lí, bên trong là
tình...Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc. Trọng tình và linh hoạt còn làm cho người
nông nghiệp có tính tổ chức kém hơn hẳn so với cư dân gốc du mục.
*Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông
nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận và mềm dẻo. hiếu hòa trong đối phó. Đối phó với
các cuộc chiến tranh xâm lược, người nông nghiệp Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo; ở VN không bao giờ
xảy ra chiến tranh tôn giáo mà ngược lại mọi tôn giáo thế giới đều được tiếp nhận và có chỗ đứng ở VN.
Trong khi đó, tinh thần trọng võ, lối sống theo nguyên tắc của văn hóa gốc du mục dẫn đến lối ứng xử
độc tôn, chiếm đoạt trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó (ưa đối phó bằng vũ lực và khi
giải quyết luôn có tham vọng buộc đối phương khuất phục hoàn toàn).
Câu 3: Văn hóa Nam Bộ và văn hóa Trung Bộ
Câu 4: Hai quy luật của triết lý âm dương
Triết lí âm dương có hai quy luật cơ bản:
1) Quy luật về THÀNH TỐ: Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và
trong dương có âm.
Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa (hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan đi), trong
lòng đất âm chứa cái nóng dương (ở tâm trái đất nhiệt độ lên tới trên 4 ngàn độ). Trong mỗi người đều
tiềm ẩn chất khác giới tính có thể biến đổi bằng cơ chế thức ăn (xưa) hoặc giati phẫu (nay). Quy luật này
cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự só sánh với một vật khác.
Chính vì vậy mà với các cặp đối lập có sẵn (từ trái nghĩa), tức là có vật so sánh tiềm ẩn, thì việc xác định
âm dương có thể thực hiện rất dễ dàng, còn với các vật đơn lẻ thì dễ sinh ra lúng túng. Từ đây suy ra hai
hệ quả phục vụ cho việc xác định bản chất âm/dương của một đối tượng:
a) Muốn xác định tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng so sánh.
Ví dụ: nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương), nhưng so với hùm beo thì lại yếu đuối (âm); màu trắng so
với màu đen thì dương, nhưng so với màu đỏ lại là âm... Nhờ sự so sánh này mà ta có thể xác lập được
những thang độ âm dương cho từng lĩnh vực; chẳng hạn, về màu sắc ta có: đen => trắng => xanh => vàng
=> đỏ (từ đất đen nhú ra lá trắng, càng hấp thụ ánh nắng lá càng xanh, lâu dần lá chuyển sang vàng, rồi
cuối cùng thành đỏ). Tuy nhiên, không phải cứ xác định được đối tượng so sánh rồi là có thể xác định
được tính chất âm dương của chúng.
b) Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác
định cơ sở so sánh.
Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những kết quả khác nhau. Ví dụ:
một người nữ so với một người nam xét về giới tính là âm nhưng xét về tính cách có thể lại là dương;
nước so với đất, xét về độ cứng là âm, nhưng nếu xét về tính động thì lại là dương...
2) Quy luật về QUAN HỆ: Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau: âm cực
sinh dương, dương cực sinh âm.
Chẳng hạn, ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh...luôn đổi chỗ cho nhau. Ở xứ nóng (duognw), phát
triển nghề chăn nuôi (dương). Cây từ đất đen (âm) mọc lên, lá xanh sang vàng rồi hóa đỏ (dương) và cuối
cùng trở lại đen để về với đất. Người càng lành hiền (âm) thì càng hay nóng cực (dương). Từ chất nước
(âm) nếu làm lạnh đến cùng cực thì hóa thành băng đá (dương).
Câu 5: Triết lí âm dương ảnh hưởng đến tư duy và tính cách của người Việt
Ở người Việt Nam, TƯ DUY LƯỠNG PHÂN LƯƠNG HỢP bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng CẶP
ĐÔI ở khắp nơi: từ tư duy đến cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại:
a) Trong khi trên thế giới, vật tổ của các dân tộc thường là một loài động vật cụ thể (chim ưng, đại bàng,
chó sói, bò...) thì vật tổ của người Việt là một cặp đôi trừu tượng Tiên-Rồng. Những khái niệm truyền
thuyết mang tính cặp đôi cùng gặp ở người Mường (chim Ây – cái Ứa), người Tày (Báo Luông – Slao
Cài), người Thái (nàng Kè – tạo Cặp)... – đó là những dấu vết của tư duy âm dương thời xa xưa.
b) Ở Việt Nam, mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa: ông Đồng – bà Cốt,
đồng Cô – đồng Cậu, đồng Đức Ông – đồng Đức Bà... Khi xin âm dương (= xin keo) thì hai đồng tiền
phải một ngửa một sấp; ngói âm dương lợp nhà phải viên ngửa viên sấp; khi ghép gỗ thì phải một tấm có
gờ lồi ra khớp với tấm kia có rãnh lõm vào... Lối tư duy âm dương khiến người Việt nói đến đất, núi liền
nghĩ ngay đến nước, nói đến cha liền nghĩ ngay tới mẹ: Công CHA như núi Thái Sơn, Nghĩa MẸ như
nước trong nguồn chảy ra.
c) Tổ quốc đối với người Việt Nam là một khối âm dương: ĐẤT NƯỚC. Đất-Nước, Núi-Nước, Non-
Nước, Lửa-Nước là những cặp khái niệm thường trực. Ở Tây Nguyên, phần lớn các địa danh đều bắt đầu
bằng chư (= núi. Ví dụ Chư Sê) và krông , dak (= sông, nước, vd: Kroong Pa, Dak B’la). Một thời, ở Tây
Nguyên đã từng tồn tại các vương quốc của Vua Lửa (Pơtao Pui) và Vua Nước (Pơtao La).
d) Ngay những khái niệm vay mượn đơn độc, khi vào Việt Nam cũng được nhân đôi thành cặp: ở Trung
Hoa, thần mai mối là một ông Tơ Hồng thì vào Việt Nam được biến thành ông Tơ – bà Nguyệt; ở Ấn Độ
chỉ có Phật ông thì vào Việt Nam xuất hiện Phật Ông – Phật Bà (người Mường gọi là Bụt đực, Bụt cái)...
e) Biểu tượng âm-dương dùng phổ biến hiện nay mới được đặt ra từ đầu Công nguyên. Trong khi đó thì
người Việt vẫn giữ được một biểu tượng âm- dương có truyền thống lâu đời hơn – biểu tượng vuông-tròn.
Có vuông có tròn, tức là có âm có dương; nói “vuông tròn” là nói đến sự hoàn thiện. Thành ngữ có câu:
Mẹ tròn con vuông, Ba vuông bảy tròn...Ca dao thì có: Ba vuông bảy tròn... Ca dao thì có: Ba vuông sánh
với bảy tròn, Đời cha vinh hiển, đời con sang giàu...; Lạy trời cho đặng vuông tròn, Trăm năm cho trọn
lòng son với chàng! Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: Trăm năm tích cuộc vuông tròn, Phải dò cho
đến ngọn nguồn lạch sông; Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?
Người Việt còn nhận thức rõ về HAI QUY LUẬT của triết lí âm dương. Những quan niệm dân gian
kiểu: “Trong rủi có may, trong dở có hay, trong họa có phúc”; “Chim sa, cá nhảy chớ mừng, Nhện sa, xà
đón xin đừng có lo”... là gì nếu không phải là sự diễn đạt cụ thể của quy luật “trong dương có âm” và
“trong âm có dương”? Những nhận thức dân gian về quan hệ nhân quả kiểu: Sướng lắm khổ nhiều; Trèo
cao ngã đau; Yêu nhau lắm, cắn nhau đau; Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ; Con vua
thì lại làm vua, Con sãi ở chùa lại quét lá đa, Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa...
là gì nếu không phải là sự diễn đạt cụ thể của quy luật “âm dương chuyển hóa”?
Chính nhờ có lối tư duy âm dương tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt Nam có được triết
lí sống quân bình: Trong cuộc sống, gắng không làm mất lòng ai; trong việc ăn ở, gắng giữ sự hài hòa âm
dương trong cơ thể và hài hòa với môi trường thiên nhiên...Triết lí quân bình âm dương được vận dụng
không chỉ con người sống mà ngay cả cho người chết: Trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường (Thanh
Hóa) có niên đại vào thế kỉ III TCN được giống theo hướng nam-bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương) được
đặt ở phía bắc (âm) và, ngược lại, các vật bằng gốm đất (âm) được đặt ở phía nam (dương). Cách sắp xếp
âm dương bù trừ nhau này rõ ràng là để tạo ra sự quân bình. Do triết lí quân bình âm dương, ngay cả bộ
pháp ở chùa cũng có ông Thiện ông Ác (Thiện trước Ác sau).
Chính triết lí quân bình âm dương này tạo ra ở người Việt một khả năng thích nghi cao với mọi hoàn
cảnh (lối sống linh hoạt), dù khó khăn đến đâu vẫn không chán nản. Người Việt Nam là dân tộc sống
bằng tương lai (tinh thần lạc quan): thời trẻ khổ thì tin rằng về già sẽ sướng, suốt đời khổ thì tin rằng đời
con mình sẽ sướng (Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời...). Một ví dụ điển hình cho tinh thần lạc
quan kì lạ đó là bài ca dao miền Trung về mười quả trứng.

You might also like