You are on page 1of 7

1 Nguyên lí phân định hai loại hình văn hóa phương Đông và phương Tây

Do sự hình thành và kiến tạo các mảng đất mà thế giới hình thành nên 2 lục địa chính thuở sơ
khai có người sinh sống đó chính là Châu Âu và Châu Á. Những phần lục địa còn lại thường
là nơi ở của nhiều bộ lạc, dân tộc thiểu số… và chỉ được biết đến từ sau thế kỉ thứ 10 khi
được các nhà thám hiểm phát hiện ra. Chính vì điều này mà thế giới dần hình thành nên 2
luồng văn hóa chính là phương Đông và phương Tây.

1.1 Văn hóa phương Đông:

Văn hóa phương Đông được hình thành từ rất sớm và có thể coi là một trong những cái nôi
của văn minh nhân loại. Từ những tộc người sinh sống tại đây, họ di cư đến những nơi khác
nhau và dần hình thành nên các quốc gia riêng biệt, trong đó bao gồm các nền văn minh là:
nền văn minnh Trung Hoa, văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ và văn minh Lưỡng Hà.

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới,
đại diện cho văn hóa nước Trung Quốc cho đến ngày nay cũng như là có những ảnh hưởng
mạnh mẽ đến văn hóa phương Đông nói chung, bao gồm cả Việt Nam.

Văn minh Lưỡng Hà nằm ở phía Tây châu lục bao gồm các nền văn minh người Sumer và
Akkad, văn minh cổ Babylon, văn minh cổ Assyria – Tân Babylon, văn minh Phoenicia –
Palestine, văn minh Israel và Judah cổ xưa.

Văn minh Ai Cập chính là nền tảng của đất nước Ai Cập ngày nay, nhưng đã được phân tách
thành Châu Phi. Tương tự với văn minh Ấn Độ chính là nền tảng văn hóa của Ấn Độ ngày
nay.

Nếu văn hóa Trung Hoa hình thành nên những đặc điểm lễ nghi, lối sống, tư tưởng, đạo lý
con người riêng biệt, trở thành thước đo cho nền văn hóa phương Đông về sau. Thì văn hóa
Lưỡng Hà lại bị ảnh hưởng bởi văn minh phương Tây, nền văn hóa Cethic, Anglo Saxon
mạnh mẽ, song vẫn học hỏi, tiếp thu những tư tưởng, tín ngưỡng và đạo lý từ phương Đông.

1.2 Văn hóa phương Đông :

Nền văn minh phương Tây hình thành từ đầu thiên niên kỉ I TCN ở các khu vực ven biển Địa
Trung Hải, đất đai khá cằn cỗi nhưng rất đa dạng về khoáng sản. Tộc người Anglo Saxon
chính là nhân tố đầu tiên để hình thàn nên người da trắng về sau.
Văn hóa phương Tây thay đổi qua nhiều giai đoạn thời gian như là Phục Hưng, Cải cách
kháng cách, Thời kỳ khai sáng và được lan rộng vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân.

1.3 Sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương
Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá
rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập
nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực,
có thế giới quan bi quan, tiêu cực... Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến
nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực (dù dưới các hình thức thô sơ,
máy móc hay biện chứng…) thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng
hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan
tiêu cực (dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo) thường đại diện cho xu
hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói
quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp
nhận một thế giới đen - trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng
lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước
phương Tây (tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh
tế - xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề
của chế độ phong kiến...), nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường
phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là
những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con
người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về
“tam tài” (Trời - Đất - Người), lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời với Người là một) luôn
được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở
quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá
nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông
với văn hóa phương Tây. Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người
phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các
học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây.
Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa
học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông,
các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng
có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người
phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những
khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý...

-Ngoài ra còn có sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một
trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương
Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân
loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa
phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý,
phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương
thức tư duy trực giác (duy cảm). Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác (triết
học) là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”(1). (1). Về mặt đời
thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối
tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu
nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương
thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc
sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm (chủ
yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp), coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận,
tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy
tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ
thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn
chế, như sự cả tin (dễ tin do vẻ bề ngoài); sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm mất
đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi
trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí (một trăm cái lý không
bằng một tí cái tình).

2 Sự khác nhau của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp phương Đông và loại hình văn hóa
gốc du mục phương Tây.

Văn hóa gốc nông nghiệp tồn tại chủ yếu ở phương Đông, văn hóa gốc du mục tồn tại ở
phương Tây. Sự khác biệt của hai loại hình văn hóa gốc xuất phát từ sự khác biệt về
môi trường sống. Môi trường sống của cư dân phương Đông là xứ nóng, sinh ra mưa
nhiều, tạo nên những con song lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây
là xứ lạnh, khí hậu khô, không thích hợp cho động vật sinh trưởng, có chăng chỉ là
những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai địa hình này khiến cho dân cư ở hai khu vực phải
sinh sống bằng những nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi.

Việc sinh sống bằng những nghề khác nhau đã để lại những dấu ấn quan trọng trong
đời sống văn hóa, tạo nên sự khác biệt lớn trong tính cách, suy nghĩ, thói quen… của
dân cư ở hai khu vực này.

-Ở loại hình văn hóa gốc du mục, trong ứng xử với tự nhiên, nghề chăn nuôi gia súc đòi
hỏi cư dân phải sống theo lối du cư, nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên
sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên, chế ngự thiên
nhiên.

-Ngược lại, ở loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, nghề trồng trọt buộc người dân phải
sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc
vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp
với thiên nhiên.

-Trong tổ chức cộng đồng, cư dân vùng văn hóa gốc du mục vì lối sống du cư nên tính
gắn kết cộng đồng không cao, yếu tố cá nhân được coi trọng, đẫn đến tâm lý ganh đua,
cạnh tranh, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó. Cũng vì cuộc sống du cư
nên coi trọng sức mạnh, kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng nam giới; coi trọng vai trò cá
nhân dẫn đến lối sống cạnh tranh, ganh đua khốc liệt.

-Trong khi đó, cư dân vùng văn hóa gốc nông nghiệp với lối sống ổn định lâu dìa nên có
sự gắn kết cộng đồng chặt chẽ, trọng tình. Từ đó dẫn đến trọng đức, trọng văn, trọng
phụ nữ.

-Tư duy phân tích, cách tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc, dẫn đến một đặc điểm quan
trọng của văn hóa Tây phương gốc du mục là tâm lý trọng cá nhân.

- Còn văn hóa gốc nông nghiệp trồng lúa nước là tâm lý coi trọng tập thể, cộng đồng.

-Trong ứng xử với môi trường xã hội thì cư dân vùng văn hóa gốc du mục thường độc
đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó. Còn cư dân vùng văn hóa gốc
nông nghiệp thường dung hợp trong tiếp nhận, hành xử theo lối mềm dẻo.
3 Sự khác nhau của tính cách văn hóa của người châu Âu và người châu Á

You might also like