You are on page 1of 18

Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Hãy giải thích ý kiến: “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi
tất cả, là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả” (Edouard Herriot).
Câu 2. Từ bản chất, đặc trưng và chức năng của văn hoá, hãy lý giải vì sao
văn hoá được coi là nền tảng, là nội lực của sự phát triển?
Câu 3. Phân tích sự khác nhau giữa loại hình văn hoá gốc chăn nuôi du mục
và văn hoá gốc nông nghiệp trồng trọt. Lý giải nguyên nhân của sự khác
nhau đó.
Trả lời: Mỗi quốc gia, dân tộc đều có nền văn hóa riêng của mình, đó là một tiêu chí quantrọng
để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, Tuy nhiên, các nền văn hóa của mỗi dântộc dù phong
phú, đa dạng đến mấy cũng đều có nguồn gốc xuất phát từ một trong hailoại hình văn hóa gốc
của nhân loại gắn liền với hai phương thức sản xuất chủ đạo: vănhóa gốc chăn nuôi du mục và
văn hóa nông nghiệp trồng trọt.- Loại hình văn hóa chăn nuôi du mục:Loại hình văn hóa chăn
nuôi du mục hình thành ở phương Tây (văn hóa phương Tây) baogồm toàn bộ châu Âu, trên cơ
sở của phương thức sản xuất chăn nuôi du mục. PhươngTây là vùng khí hậu lạnh, khô, địa hình
chủ yếu là thảo nguyên – xứ sở của những đôngcỏ, rất thích hợp cho nghề chăn nuôi, bởi vậy
chăn nuôi là nghề truyền thống của cư dânphương Tây cổ xưa. Văn hóa chăn nuôi du mục nên
đồ ăn chủ yếu là động vật.+ Đặc điểm của loại hình văn hóa chăn nuôi du mục:-Nghề chăn nuôi
gia súc đòi hỏi cư dân phải sống theo lối du cư, nay đây mai đó, từđó tạo thành thói quen, lối
sống thích di chuyển (trọng động).-Vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục không phụ
thuộc nhiều vào thiênnhiên, từ đó nảy sinh tâm lý coi thường tự nhiên và có tham vọng chinh
phục, chếngự thiên nhiên.-Vì sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng của cư dân du mục không
cao, yếu tố cánhân được coi trọng, dẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh, hiếu thắng, lối ứng
xửđộc tôn, độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn trong đối phó.-Cũng vì cuộc sống du cư cần đến
sức mạnh và bản lĩnh nên người đàn ông có vaitrò quan trọng; tư tưởng trọng sức mạnh, trọng
võ, trọng nam giới cũng từ đó màra.-Nghề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá
nhân, thêm vào đó, đốitượng mà hàng ngày con người tiếp xúc là đàn gia súc với từng cá thể
độc lập, từđó hình thành kiểu tư duy phân tích chú trọng vào từng yếu tố. Kiểu tư duy này làcơ
sở cho sự phát triển của khoa học dựa trên những cơ sở khách quan, lý tính.-Kiểu tư duy phân
tích là nguyên nhân đẻ ra lối sống trọng lý, ứng xử theo nguyêntắc; thói quen tôn trọng pháp
luật cũng vì vậy mà được hình thành rất sớm ởphương Tây.-Thiên về khoa học tự nhiên, kỹ
thuật và văn minh thành thị.- Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt:
Loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt hình thành ở phương Đông (văn hóa phươngĐông),
gồm châu Á và châu Phi. Phương Đông là khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưanhiều với những
con sông lớn, theo đó là những vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu,thích hợp cho nghề trông trọt
phát triển. Điều tự nhiên và phương thức sản xuất nôngnghiệp trồng trọt đã hình thành một loại
hình văn hóa khác với phương Tây. Văn hóa nông nghiệp trồng trọt (đặc biệt là trồng lúa
nước) nên đồ ăn là thực vật.+ Đặc điểm của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt:-Nghề
trồng trọt buộc con người phải sống định cư. Do sống định cư nên cư dânnông nghiệp phải lo
tạo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài, không thích sự dichuyển, đổi thay (trọng tĩnh).-Vì nghề
trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp rất tônthờ, sùng bái tự nhiên
và mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.-Cuộc sống định cư và phải liên kết để chống chọi,
ứng phó với tự nhiên nên đã tạocho cư dân nông nghiệp tính gắn kết cộng đồng cao.-Phương
thức sản xuất nông nghiệp sống định cư và tính gắn kết cộng đồng tạo nênlối sống trọng tình
nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ (chế độ mẫu hệ ở phương Đôngtồn tại lâu hơn phương Tây).-
Nghề trồng trọt phụ thuộc cùng một lúc vào nhiều yếu tố với sự tương tác lẫnnhau: thời tiết
nắng, mưa, đất đai, khi hậu, giống cây trồng, chế độ chăm sóc…nên từ đây đã hình thành kiểu
tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng mối quan hệgiữa các yếu tố hơn là tách bạch từng
thành tố riêng lẻ. Lối tư duy tổng hợp, biệnchứng là nguyên nhân dẫn đến thái độ ứng xử mềm
dẻo, linh hoạt.-Phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đúc kết từ
thực tếnên từ đây cũng hình thành kiểu tư duy kinh nghiệm chủ quan, cảm tính, thay vì tưduy
khoa học khám phá bản chất của đối tượng trên cơ sở khách quan và khoahọc.-Thiên về thơ,
nhạc trữ tình, thiên văn, triết học,…Tâm linh và tôn giáo, thiên vềvăn hóa nông thôn.Kết luận:
Trên đây là sự nhận diện khái quát hai loại hình văn hóa gốc do những đặctrưng về điều kiện
khí hậu, tự nhiên đã hình thành nên những phương thức sản xuấtkhác nhau từ đó quy định nên
những đặc trưng nổi bật khác nhau. Mỗi loại hình vănhóa đều có những điểm mạnh và điểm
yếu của nó. Tuy nhiên, trong thực tế thườngkhông có nền văn hóa nào chỉ thuần túy mang tính
chất nông nghiệp trồng trọt haytính chất chăn nuôi du mục, bởi vậy, sự phân biệt hai loại hình
văn hóa chỉ là tươngđối, căn cứ vào yếu tố có tính trội.
Câu 4. Hãy chứng minh rằng văn hoá Việt Nam thuộc loại hình văn hoá gốc nông
nghiệp trồng trọt điển hình.
Trả lời: Do Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, với điều kiện vị tríđịa lí, tự nhiên
thuận lợi, nằm ở góc tận cùng phía Đông – Nam Châu Á nên Việt Namthuộc loại hình văn hóa gốc
nông nghiệp trồng trọt điển hình, khí hậu nóng ẩm, mưanhiều, có nhiều con sông lớn như sông Hồng,
sông Mekong,… nhiều vùng đồng bằngphù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp
lúa nước. Tất cả nhữngđặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện
rõ nét trongđặc trưng văn hóa Việt Nam.-Người Việt từ xưa đến nay đều ưa thích một cuộc sống định
cư, ổn định, khôngthích sự di chuyển “An cư lạc nghiệp”, vì vậy đã tạo nên tình cảm gắn bó với
quêhương xứ sở, với làng, nước,… nên hình thành lối sống tự trị, kép kín, hướng nội,hạn chế sự giao
lưu mở rộng bên ngoài.-Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự nhiên,
luônmong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ (Câu cửa miệng của ngườiViệt Nam là
“Lạy trời, ơn trời,…”). Các tín nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tựnhiên vì vậy phổ biến ở các tộc
người trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là cácdân tộc thiểu số.-Cuộc sống định cư tạo cho người
Việt có tính gắn kết cộng đồng cao, xem nhẹ vaitrò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần; Một
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ;Lụt thì lút cả làng; Nước nổi thì bèo nổi;…”.-Sự gắn bó cộng đồng tạo nên
lối sống trọng tình nghĩa “Lá lành đùm lá rách; Chịngã em nâng; Nhiễu điều phủ lấy giá gương…”, các
quan hệ ứng xử thường đặttình cao hơn lí “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình; Nhất quen, nhì
thân, tamthần, tứ thế;…”, ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.-Cuộc sống định
cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai trò chămlo thú vén của người phụ nữ. Thêm
nữa, nghề trồng trọt, đồng áng cũng là côngviệc phù hợp với phụ nữ cho nên vai trò của người phụ nữ
được tôn trọng và đềcao “Ruộng sâu trâu lái không bằng con gái đầu lòng; Nhất vợ nhì trời; Lệnh
ôngkhông bằng cồng bà; Ba đồng một mớ đàn ông, đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha;Ba trăm một mụ
đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi;…”.-Sau này, do sự ảnh hưởng, chỉ phối của tư tưởng Nho
giáo mới hình thành tưtưởng trọng nam khinh nữ. Hiện nay, các dân tộc không chịu ảnh hưởng, hoặc
ítchịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa (dân tộc Chăm, Êđê, Giarai…) vẫn cònchế độ mẫu hệ nhưng
hiện vẫn còn lưu lại những vết tích (người Khmer vẫn gọingười đứng đầu phum, sóc là “mê phum”,
“mê sóc” (mê = mẹ), dù người đó là đànông).
-Lối tư duy tổng hợp – biện chứng kết hợp với lối sống trọng tình đã tạo nên thóiquen tư duy, ứng xử
tùy tiện, vô nguyên tắc “Yêu nên tốt, ghét nên xấu; Yêu nhaucau sáu bổ ba, ghét nhua cau sáu bổ làm
mười; Thương nhau mọi việc chẳng nề,dẫu trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”. -Lối tư duy tổng hợp –
biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềmdẻo, linh hoạt, được thể hiện rõ qua quan
niệm sống của người Việt “Tùy cơ ứngbiến; Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc cà sa, đi với
ma mặc áogiấy…).-Kiểu tư duy nặng nề về kinh nghiệm chủ quan, cảm tính cũng thể hiện rõ trongvăn
hóa nhận thức, ứng xử của người Việt: coi trọng kinh nghiệm chủ quan hơn cơsở khách quan và tri
thức khoa học “Nhìn mặt mà bắt hình dong; Trăm hay khôngbằng tay quen; Sống lâu lên lão
làng…).Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông nghiệptrồng trọt
điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống phương thức tưduy, lối ứng xử của
người Việt, được thể hiện qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ -đó là những giá trị văn hóa phi vật
thể được đúc kết qua nhiều thế hệ, được lưu luyếntrong dân gian
Câu 5. Hãy nêu khái quát đặc điểm chính của các giai đoạn văn hoá và vai trò của
mỗi giai đoạn trong tiến trình văn hoá Việt Nam.

Câu 6. Hãy chỉ ra sự tận dụng , thích nghi và ứng phó với môi trường tự nhiên
của người Việt thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Trả lời: Lĩnh vực văn hóa vật chất được hể hiện qua 4 nội dung chính sau:-Văn hóa sản xuất
vật chất.-Văn hóa ẩm thực.-Văn hóa trang phục.-Văn hóa đi lại.Trong văn hóa sản xuất vật chất,
người Việt đã biết tận dụng và ứng phó với môi trườngtự nhiên. Từ điều kiện tự nhiên nóng
ẩm, mưa nhiều… thuận lợi phát triển nghề nôngtrồng lúa nước và giữa vị trí chủ đạo, chi phối
toàn bộ nền kinh tế của XH VN truyềnthống. Quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên, chinh
phục đầm lầy, lấn biển, đắp đêchống lụt… đã trở thành những vùng đồng bằng Bắc bộ, Bắc
Trung bộ và Nam bộ đểchuyên canh lúa nước. Ngoài ra, với điều kiện tự nhiện thuận lợi, người
Việt còn tận dụngđể trồng các loại cây cho củ, cho quả, cho lá cây, cho sợi để làm các nghề thủ
công… Tậndụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, các nguồn lợi thủy
hải sảntừ tự nhiên.Trong văn hóa ẩm thực: Hai yếu tố có tính trội chi phối đến văn hóa vật chất
của ngườiViệt là tính chất sông nước và thực vật. Sự chi phối của hai yếu tố tự nhiên này được
thể hiện trước hết trong việc lựa chọn cơ cấu một bữa ăn truyền thống với 3 thành phầnchính:
cơm – rau – cá. Cơm được làm từ gạo, đứng vị trí đầu tiên trong bữa ăn “Ngườisống vì gạo, các
bạo vì nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt khôngchỉ tận dụng cây lúa
thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún vàlàm bánh: bánh lá, bánh đúc,
bánh tráng… Gạo nếp dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánhngọt… Thành phần thứ hai trong cơ
cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trongvành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông
nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quảvô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu
bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dùng môitrường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường
hay nói “Đói ăn rau, đau uống thuốc”,“Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”,
“Ăn cơm không rau như ngườigiàu chết không kèn trống”. Rau quả đặc thù trong cơ cấu bữa ăn
là rau muống và dưa cà:“Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”. Cà
và dưa cà, dưacải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự
trữ để ănthường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà
làgia bản”. Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn cónhững loại
rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá… Gia vịcũng là thành
phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trongbữa ăn của người
Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lài có hệ thốngsông ngòi, ao hồ chằng
chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụngmôi trường tự nhiên của người
Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầutrong bảng các loại thức ăn thủy sản (so
với tôm, cua, mực…). Người Việt thường nói:“Cơm với cá như má với con”. “Có cá đổ vạ cho
cơm”, “con cá đành ngã bát cơm”.Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một
thứ đồ chấm đặc biệt lànước mắm và mắm các loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các
loại nước mắm nổitiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy
sản cũng rất đadạng: nấu chin, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào,
kho, luộc,nướng, gỏi… Văn hóa ẩm thực của người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa,
theovùng miền. Đó là biểu hiện của lối ứng xử thích nghi với môi trường tự nhiên, thích
nghivới nền kinh tế tự cung tự cấp.Trong văn hóa trang phục, người Việt biết tận dụng các điều
kiện tự nhiên chọn các màusắc trang phục phù hợp với môi trường sông nước như màu nâu,
màu đen…, có ý thứclàm đẹp. Người Việt sử dụng các chất liệu may mặc có sẵn trong tự nhiên,
mang đậm dấuấn nông nghiệp trồng trọt, sống ở xứ nóng nên chọn các chất liệu mỏng, nhẹ,
thoáng mátnhư tơ tằm, sợi bông, sợi đay… trang phục của phụ nữ: váy, yếm, áo tứ thân, áo dài,
quầnlĩnh… Ngoài ra chiếc nón là phần không thể thiếu trong trang phục phụ nữ được tận
dụngđể che mưa, che nắng. Trang phục của nam giới: áo cánh, quần ống rộng để phù hợp
vớikhí hậu nóng bức và công việc đồng áng.Văn hóa ở và đi lại: Văn hóa ở – Tận dụng điều
kiện tự nhiên, có sẵn trong tự nhiênngười Việt xây nhà bằng các chất liệu như gỗ, tre, nứa, rơm
rạ… Kiến trúc nhà mang dấn ấn của vùng sông nước, lá nhà sàn thích hợp cho cả miền sông
nước lẫn miền núi để ứngphó với những tác động xấu của môi trường. Không gian nhà là
không gian mở, có cửarộng thoáng mát và giao hợp với thiên nhiên. Trong quan niện về kiến
trúc, xây nhà, dựngcửa: người Việt biết chọn hướng nhà, chọn đất, tránh hướng gió độc, đó lấy
hướng mặttrời, hay xây dựng nhà cửa gần sông suối để tiện nước sinh hoạt (“nhất cận thị, nhị
cậngiang”), trồng trọt. Một điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà cửa là các kiến trúc đều thuậntheo
phong thủy. Đó là sự hài hòa giữa thề đất, thế núi, ngồn nước… Điều này thể hiệnrất rõ trong
kiến trúc thành quách như thành Thăn Long, thành nhà Hồ, kinh thành Huế…hay trong thuyết
tam tài của người dân: “thiên-địa-nhân”.Văn hóa đi lại: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều
sông ngòi…tận dụng sông nước nênphương tiện đi lại của người Việt chủ yếu là thuyền, ghe,
đò, xuồng…Tóm lại, ăm mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tiết thân của con người nhưng cũng
đồng thờithể hiện sự ứng xử văn hóa của con người với môi trường tự nhiên. Thể hiện rõ nét
dấuấn loại hình văn hóa nông nghiệp trồng trọt, đồng thời thể hiện khả năng tận dụng, thíchnghi
và ứng phó linh hoạt với môi trường tự nhiên vùng sông nước và xứ sở thực vật.
Câu 7. Hãy phân tích sự ứng xử văn hoá của người Việt với môi trường xã
hội thể hiện ở lĩnh vực văn hoá vật chất.
Trả lời: Đó là việc coi trọng nông nghiệp, chính sách khuyến nông tích cực, khuyến khíchkhai
hoang, mở rộng diện tích canh tác, bảo vệ sức kéo trong văn hóa sản xuất vật chất.Trong văn
hóa ẩm thực thể hiện ở tính cộng đồng và tính mực thước, bữa ăn của ngườiViệt là ăn chung
nên người Việt rất thích trò chuyện nên qua đó cũng thể hiện thái độ ứngxử ý chừng mực trong
ăn uống. Ngoài ra trong văn hóa ẩm thực còn thể hiện tính linhhoạt theo mùa, theo vùng miền,
cách chế biến và lựa chọn món ăn và trong dụng cụ ăn đólà đôi đũa.Trong sự ứng xử với môi
trường xã hội, trang phục của người Việt luôn thể hiện vẻ kínđáo, tế nhị.Kiến trúc nhà ở mang
tính cộng đồng, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy nên vănhóa cũng gắn liền với những
phương tiện đi lại, coi đó như là nền tảng cho thái độ ứng xửvăn hóa với môi trường xã hội.
Câu 8. Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa thuyết Âm dương – Ngũ hành với sự hình
thành các triết lý sống của người Việt.
Trả lời: Thuyết Âm Dương – Ngũ hành với đời sống văn hóa tinh thần của người ViệtTừ việc
nhận thức các quy luật của vạn vật trong tự nhiên và xã hội đã chi phối việc hìnhthành các triết
lý sống của người Việt. Nền tảng nhận thức của người Việt dựa trên thuyếtâm dương – ngũ
hành, đây là hệ tư tưởng triết học Trung Hoa cổ đại, phản ánh về bản chất và qui luật tồn tại
của vạn vật trong vũ trụ bao gồm nhận thức về tự nhiên về đờisống xã hội con người. a. Triết lý
về sự cân xứng, cặp đôi:Trang văn hóa bản địa của người Việt cổ, cũng đã có sẵn ý niệm về sự
tồn tại các cặp đôi,các hiện tượng như trời/đất, nóng/lạnh, sự đối ngẫu âm/dương, ý niệm về sự
đối xứng,các tín ngưỡng nghi lễ, các câu chuyện thần thoại. Là cơ sở để thuyết âm dương ngũ
hànhăn sau trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, trở thành cơ sở nhận thức, từ
đóngười Việt hình thành triết lí sống cho mình và truyền bá cho thế hệ sau thể hiện qua cácmối
liên hệ với: Mối quan hệ giữa thuyết âm dương ngũ hành với triết lí về sự cân xứng,cặp đôi:
trong tâm thức của người Việt, âm dương luôn tồn tại trong sự cặp đôi, tươngứng, cân bằng ân
dương thì sự vật mới hoàn thiện trọn vẹn, bền vững hợp qui luật. Cáccặp âm dương thường
được sử dụng cặp đôi như cha/mẹ, ông/bà, trời/đất, đất/nước…b. Triết lý sống quân bình, hài
hòa âm – dương:Mối quan hệ âm dương ngũ hành với triết lý sống quân bình, hài hòa âm
dương: Từ triếtlí âm dương người Việt quan niệm trạng thái tồn tại tối ưu của mọi sự vật, từ tự
nhiên đếnxã hội là sự tồn tại trong trạnh thái cân bằng, hài hòa âm dương thì mới bền vững,
khôngbị biến đổi trạng thái khác (vì âm cực sinh dương, dương cực sinh âm nên cái gì thái
quácũng dẫn đến bất cập và sinh biến: “Đầy quá sẽ đổ; Gìa néo đứt dây; Trèo cao ngã đau;Tham
thì thâm; Tức nước vỡ bờ,…”. Người Việt sống theo triết lí quân bình, duy trì trạngthái âm -
dương bù trừ nhau từ việc ăn uống tời việc làm nhà ở, cho đếm việc ứng xử hàihòa trong quan
hệ với người khác để không làm mất lòng ai khiến cho người Việt tự bằnglòng, an phận với
những gì mình đang có, không hiếu thắng, do đó thường phê phán tháiđộ sống cực đoan:
“Sướng lắm khổ nhiều; Trèo cao ngã đau; Yêu nhau lắm, cắn nhauđau…”c. Triết lý sống lạc
quan:Mối quan hệ giữa âm dương ngũ hành với triết lí sống lạc quan của người Việt: do
nhậnthức được qui luật bù trừ âm - dương, vận hành vào cuộc sống nên người Việt thường
cócái nhìn bình tĩnh, lạc quan trước mọi sự biến: “Trong rủi có may; Trong dở có hay;Trong
họa có phúc,…”Nhận thức được qui luật chuyển hóa âm dương nên có cái nhìn biện chứng về
cuộc sống:“Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời; Khổ trước sướng sau, sướng trước khổ
sau,…” Thuyết âm dương ngũ hành giúp cho con người có một triết lý sống lạc quan.Nguyễn
Trãi cũng từng tổng kết trong bài Cáo bình Ngô: “Càn khôn bĩ rồi lại thái, nhậtnguyệt hối rồi lại
minh”. Các sử gia thế kỷ XVII cũng quan niệm: “ Loạn lạc tột cùng thìtrị bình sẽ tới. Đó là vận
hành của trời”. Bác Hồ cũng từng nói: “ Hết mưa là nắng hửnglên thôi…Hết khổ là vui vốn lẽ
đời”.
Tuy nhiên nếu lạc quan thái quá sẽ dẫn đến tiêu cực, tự bằng lòng và an bài với cuộc sốnghiện
tại, phó mặc cho số phận, không nỗ lực cố gắng hết mình.
Câu 9. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Phật giáo ở Việt Nam và vai
trò của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và
nay.
Trả lời: Phật giáo là một trong ba luồng tư tưởng nổi bật của tư tưởng và tôn giáo thời Đại Việt
và cho đến ngày nay. Vào những thế kỉ đầu thời kì Đại Việt, phật giáo phát triển rất nhanh và
đạt tối cực thịnh vào thời Lý – Trần và được xem là quốc giáo với những đặcđiềm nổi bật như
sau:Tính nhập thế: Giáo lý của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh, luôn đồnghành
với cuộc sống chúng sinh bằng những việc làm thiết thực, tham gia các hoạt độngXH: nhà chùa
mở trường dạy học, tham gai đào tạo tri thức, nhiều nhà sư đồng thời nhàsư đồng thời là thầy
thuốc chữa bệnh cho dân. Giáo lý Phật giáo được người Việt cụ thểhóa trong các mối liên hệ
đời thường.Tính tổng hợp là một trong những đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, chi phối
đến tháiđộ ứng xử với Phật giáo làm nền sắc thái riêng của Phật giáo Việt Nam:-Dung hợp giữa
Phật giáo với các tín ngưỡng và truyền thống văn hóa bản địa: dung hợpvới tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên, với tín ngưỡng thờ Mẫu giữa việc thờ Phật với thờ cácvị thần, Thánh, Mẫu, Thành
Hoàng, Thổ địa…- Dung hợp giữa các tông phái Phật giáo.- Dung hợp giữa Phật giáo với các
tôn giáo khác như nho giáo, đạo giáo và bổ sung chonhau để cùng hướng về một mục đích vì
cuộc sống tốt đẹp cho con người.Với tất cả những đặc điểm trên, Phật giáo đã bén rễ sâu vào
truyền thống tín ngưỡng vàvăn hóa dân gian của quần chúng, khẳng định sự hiện diện qua hàng
ngàn ngôi chùa trênkhắp mọi miền đất nước. Với người dân Việt, giáo lý phật giáo đã thấm sâu
vào triết lísống, ngôi chùa là nơi giáo dục đạo đức và lòng hướng thiện, nơi an cư của tâm hồn
làtrung tâm sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi ẩn chứa các giá trị văn hóa truyền thống đãcó
lịch sử từ lâu. “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống ngàn năm của tổ tiên”.Và đến ngày
nay, trong số các tôn giáo có mặt ở Việt Nam, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớnnhất, có ảnh hưởng
sâu sắc và rộng rãi nhất. Theo viện nghiên cứu tôn giáo thì hiện nayViệt Nam có khoảng 7 đến
8 triệu tín đồ Phật giáo, chiếm đến 10% dân số. Hiện nay, sốlượng người đi chùa ngày càng
đông, có niềm tin vào thuyết nhân quả, luân hồi. Ăn chayvào các ngày rằm, mồng một, có treo
ảnh phật và bàn thờ Phật trong nhà. Qua đó ta thấyđược vai trò của Phật giáo trong đời sống văn
áo tinh thần của người Việt từ xưa đến nay.Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa ứng xử
của người Việt:
+ Tác động tích cực:Tư tưởng, giáo lý của Phật giáo đã góp phần quan trọng trong việc điều
chỉnh ý thức vàhành vi xủa con người theo triết lý sống từ bi bác ái, nhẫn nhịn, vị tha, “khuyết
thiện từác” đã giúp hạn chế sự xung đột, tranh chấp, kiện tụng, góp pahfan đem sự bình yên,
hòamục cho cuộc sống.+ Tác động tiêu cực:-Với việc khuyên con người tự tiết chế các hành vi
của mình bằng thái độ nhườngnhịn, cam chịu, thậm chí cả nhẫn nhục, Phật giáo đã góp phần
hạn chế, thui chộtkhả năng hành dộng và đấu tranh của con người khi cần bảo vệ công lý, lẽ
phải.-Do ảnh hưởng bởi thuyết “luân hồi”, “quả báo” của Phật giáo, nhiều người Việtthường
không chủ động sử dụng luật pháp là công cụ bảo vệ mình khi quyền lợi bịxâm hại, mà chọn
phương pháp im lặng trông chờ vào quả báo, tin vào sự trừngphạt của luật Trời hơn là luật
pháp, vì vậy từ đây cũng không hình thành thói quensử dụng công cụ luật pháp trong đời sống
dân sự.Mở rộng: Phật giáo với tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, vị thaKhác với Nho giáo, Phật giáo
du nhập vào nước ta bằng con đường hòa bình nên đãnhanh chóng bén rễ ngay từ thời Bắc
thuộc, để rồi cộng sinh và thẩm thấu trong văn hóaViệt ở tầng sâu nhất của triết lí sống từ ngàn
năm nay. Ngay từ khi du nhập vào ViệtNam, những giáo lí cơ bản của đạo Phật như: “từ bi hỉ
xả”, “cứu khổ cứu nạn”, “phổ độchúng sinh”, đưa chúng sinh tới cõi cực lạc, giải thoát chúng
sinh khỏi mọi nỗi khổ, đãsớm được cư dân Việt chấp nhận rộng rãi và đã nhanh chóng có được
chỗ đứng quantrọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trong cuộc hành trình đi
tìm hạnhphúc cho con người, Phật giáo đã ngộ ra rằng, Tham – Sân – Si là cái gốc của khổ
đau,bất hạnh nên muốn gạt bỏ nó để đạt tới hạnh phúc thì người ta phải tiêu diệt ngay từ
trongtrứng dục vọng tham - sân - si, là gốc khởi phát của mâu thuẫn, tranh giành. Cùng với
đó,Phật giáo chủ trương triết lý sống Nhân – Quả, bởi dù người ta làm gì thì cũng đều
gieonguyên nhân, để rồi chính nó sau này sẽ thành kết quả dành cho người đã gieo. Vì “thiệngiả
thiện lai”, “ác giả ác báo” cho nên Phật giáo khuyên con người hãy gieo nhân lành đểhái quả
thiện. Tư tưởng “nhân quả” của Phật giáo thấm sâu trong tư duy và hiện diện rõnét trong hành
vi của người Việt, khiến cho khi làm điều gì người ta cũng luôn chủtrương khuyến thiện trừ ác
để tránh “gieo gió gặt bão”, "chạy trời không khỏi nắng", “ácgiả ác báo”, không chỉ trong kiếp
sống hiện tại mà còn cho cả “luân hồi” vì “đời cha ănmặn đời con khát nước”. Tư tưởng khoan
dung, nhân ái của Phật giáo đã cộng hưởng rấtđồng điệu với văn hóa trọng tình của người Việt
nên đã được các thế hệ người Việt tiếpthu một cách tự nhiên, tự nguyện “như nước mưa thấm
vào lòng đất mẹ”, để rồi từ đó càng tô đậm thêm triết lí sống thương người, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung trong lối sốngcộng đồng và ứng xử trọng tình vốn đã rất đậm nét trong truyền thống
của dân tộc ta. Như vậy, với chủ trương gạt bỏ tham – sân – si, làm lành lánh giữ, Phật giáo đòi
hỏi conngười trước hết phải tự hòa giải với bản thân mình. Sau khi tự hòa giải với mình,
nghĩalàm dịu lắng, triệt tiêu dục vọng của mình, con người mới có thể tiến hành hòa giải
vớingười khác. “Chiến đấu với chính mình để nhường nhịn người khác” - đó là triết lý sốngmà
Phật giáo mong muốn đạt tới. Như thế, Phật giáo với phương châm hòa giải từ mình,tiến đến
hòa giải với người khác, rồi hòa giải với vũ trụ chính là cách tạo ra một môitrường hòa giải
rộng lớn bao la để con người và vạn vật có thể sống cùng nhau một cáchtốt lành. Có thể nói, tư
tưởng, giáo lí của Phật giáo ở tầng sâu nhất của triết lí sống đã góp phầnquan trọng trong việc
điều chỉnh suy nghĩ, quan điểm nhận thức về cuộc sống cũng nhưhành động hằng ngày của con
người, góp phần đem lại sự bình yên cho cuộc sống. Tuynhiên, từ góc nhìn của văn hóa ứng xử
với pháp luật thì Phật giáo lại cũng không tránhkhỏi sự tác động tiêu cực. Bởi trong khi đề cao
những giá trị sống tốt đẹp, nhân văn đểtạo lập sự bình yên, hòa mục cho xã hội thì lại cũng
chính tư tưởng từ bi bác ái của Phâ ‰tgiáo đã góp phần làm hạn chế, thui chột khả năng hành
đô ‰ng và đấu tranh của con ngườikhi cần phải bảo vệ công lý, lẽ phải. Với thuyết “luân hồi”,
“quả báo”, Phâ ‰t giáo khuyêncon người tự tiết chế các hành vi của mình bằng thái độ nhường
nhịn, cam chịu, thậm chícả nhẫn nhục. Điều này lý giải vì sao khi quyền lợi của mình bị xâm
hại, người Viê ‰t Namthường không đấu tranh đến cùng mà chọn phương pháp im lă ‰ng và
trông chờ nhiều vàoquả báo, tin vào sự trừng phạt của lương tâm, của luật Trời hơn là luật
pháp. Khi nhữngquy tắc ứng xử này đã thành đạo lý, thành truyền thống thì người ta cũng
không mấyquan tâm đến việc nó có phù hợp với pháp luật hay không.Trở lên, chúng tôi đã
nghiên cứu và chỉ ra những đặc trưng văn hóa truyền thống đã chiphối đến mặt tiêu cực trong
văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cũng xinđược lưu ý rằng, tìm hiểu những tác
động của văn hóa truyền thống đến văn hóa ứng xửvới pháp luật hiện nay, đề tài của chúng tôi
chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu nhữngtác động tiêu cực, vì vậy những tác động tích cực
của văn hóa truyền thống đến văn hóaứng xử với pháp luật của người Việt sẽ không được đề
cập đến ở đây. Nghiên cứu mối quan hệ chi phối giữa văn hóa truyền thống với những gì đang
diễn ratrong hiện tại đã cho chúng ta thấy một cái nhìn ở chiều sâu của sự kết nối có tính
nềntảng giữa văn hóa với pháp luật. Chỉ ra những tác động của văn hóa truyền thống đối
vớinhững mặt tiêu cực trong văn hóa pháp luật Việt Nam hiện nay sẽ giúp chúng ta có mộtcái
nhìn sâu sắc, khách quan và biện chứng hơn về mối liên hệ kết nối giữa truyền thốngvới hiện
đại, giữa văn hóa với pháp luật. Điều đó cho thấy, không phải tất cả những gìthuộc di sản
truyền thống của dân tộc đều là “nguyên liệu” tốt cho việc xây dựng một nềnvăn hoá pháp luật
tích cực, khi mà trong truyền thống văn hóa của một dân tộc thường không phải chỉ có những
phẩm chất tinh hoa, mà còn tiềm ẩn những mầm mống cản trởcon đường tiến tới văn minh. Bởi
vậy, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở ViệtNam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn hơn
là thuận lợi, khi nó được xây dựng trên nềntảng của một nền văn hóa đậm chất phương Đông
(với sự tích hợp giữa lối sống nôngnghiệp và tư tưởng Nho giáo, Phật giáo). Truyền thống văn
hóa ấy được tạo dựng trongcả nghìn năm nên không dễ dàng thay đổi trong xã hội hiện đại. Từ
đây cũng cho thấy,văn hóa thường có sức mạnh hơn là pháp luật, bởi con người luôn hành động
theo tậpquán, theo thói quen, theo những kinh nghiệm văn hóa của mình. Nói cách khác, văn
hóacó khả năng điều chỉnh hành vi của con người mạnh hơn cả pháp luật [Xem: 2]. Vậy vấn đề
đặt ra hiện nay là, làm thế nào để có thể phát huy sức mạnh của văn hóa trongviệc xây dựng
một nền văn hóa pháp luật tích cực, lành mạnh? Đến lượt mình, pháp luậtphải được xây dựng
như thế nào để có thể đi vào cuộc sống một cách tự nhiên và tất yếunhư là văn hóa? Câu trả lời
ở đây là, pháp luật chỉ có thể trở thành văn hóa, được ứng xửnhư là văn hóa khi nó là hiện thân
của những giá trị nhân văn chứ không phải là nhữngcông cụ cưỡng bức mà người ta chỉ nhìn
thấy ở đó sự đối lập với tự do. Nói cách khác,pháp luật chỉ trở thành văn hóa khi nó có khả năng
“làm cho người cầm quyền tăng thêmđược tri thức về những việc họ phải quản lý và làm cho
người thừa hành thêm hứng thúkhi họ tuân lệnh” (Montesquieu).
Câu 10. Trình bày những hiểu biết của anh/chị về Nho giáo ở Việt Nam và vai
trò của Nho giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa và
nay.
Trả lời: Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và đến thế kỉ XV, Nho giáo được
xem là đạt đến cực thịnh khi nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo. Các triềuđại phong
kiến Đại Việt lấy Nho giáo làm nền tảng để xây dựng hệ tư tưởng, đạo đức, giáo dục, pháp
luật, qua đó để xây dựng mô hình nhân cách con người. Tuy nhiên do sự phân phối của văn hóa
bản địa nên Nho giáo Trung Hoa đã được người Việt tiếp nhận và vận dụng một cách sáng tạo
và linh hoạt:Nếu Nho giáo Trung Hoa đặc biệt coi trọng tư tưởng trung quân, quyền lực của nhà
vuađược đế cao tuyệt đối thì Nho giáo Việt Nam tuy vẫn đề cao tư tưởng này nhưng khôngcực
đoan đến mức phải hy sinh tính mạng vì vua, quan niệm trung quan của người Việtgắn liền với
ái quốc, trong nhiều trường hợp nước còn được đề cao hơn vua. Người Việtđề cao tinh thần
yêu nước, thương dân, lấy dân làm gốc.
Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như nhân, nghĩa đã bị khúc xạ qua lăng kính củangười Việt,
nó không chỉ là một khái niện hạn hẹp về đạo đứcmà nó còn trở thành một lýtưởng xã hội cao
đẹp vì cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân – “Việc nhân nghĩacốt ở yên dân” trong
Cáo bình Ngô của Nuyễn Trãi.Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam
cũng nhẹ bớt đi bởi truyềnthống trọng phụ nữa có trong văn hóa bản địa.Mặc dù, không thể phủ
nhận một thực tế rằng trong gần 10 thế kỉ xây dựng và củng cốnhà nước phong kiến nho giáo
đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối về mọi mặt của đờisống xã hội Việt Nam, thấy được
vai trò của Nho giáo trong đời sống tư tưởng và văn hóatinh thần của người Việt:-Là nền tảng
tư tưởng chính trị để tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ sở pháp lý để quản lý,duy trì dự ổn định
của xã hội dựa trên các mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theoquan niệm tam cương,
ngũ thường.-Xây dựng nền tảng đạo đức, củng cố các mối quan hệ gia đình theo thứ bậc, kỹ
cươngcủa giáo lý nho giáo, xác lập chuẩn mực đạo đức để xây dựng mô hình nhân con
ngườiViệt Nam truyền thống với các tiêu chí: đạt đức, đạt đạo.-Ngoài ra, nho giáo đã chi phối
trực tiếp và toàn diện hệ thống giáo dục, thi cử truyềnthống, từ mục đích đến nội dung và
phương pháp giáo dục.Nho giáo đối với GDVN hiện nay:Nền giáo dục Việt Nam truyền thống
được xây dựng theo mô hình của nền giáo dục Nho giáo với các đặc điểm sau:Mục đích giáo
dục: đào tạo ra người quân tử, những người để làm quan trị nước, giáo dụcnho giáo rất đề cao
vinh quan của người đỗ đạt với các tục lệ như tục xướng danh, tụcban áo mão và đãi yến tiệc,
tục vinh qui bái tổ, khắc bia tiến sĩ ở Văn Miếu để lưu danhthiên cổ…Nội dung giáo dục: không
truyền thụ tri thức khoa học mà coi trọng việc giáo dục tưtưởng, đạo đức, lễ giáo để đào tạo
nên mẫu người quân tử hiểu biết về thi, thư, lễ nhạc, cóđủ phẩm chất để làm quan cai trị thiên
hạ, các nội dung ấy được thể hiện trong hai bộsách kinh điển của Nho giáo: tứ thư và ngũ
kinh.Về phương pháp truyền thụ tri thức: coi trọng việc ghi nhớ máy móc các tư tưởng
củaKhổng Mạnh, các lời dạy của thánh hiền, các nội dung trong hai bộ sách kinh điển vàđược
thầu giáo truyền thụ hần như nguyên vẹn, máy móc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.Những đặc
điểm của nền giáo dục Nho giáo đã tạo nên truyền thống hiếu học và tôn sưtrọng đạo của người
Việt Nam, tuy nhiên quan niệm và phương pháp giáo dục của nhogiáo cũng đã để lại những “di
chứng” rất nặng nề cho nền giáo dục của Việt Nam hiện trong tư tưởng trị nước của Nho giáo
lại không có một sự ràng buộc nào (cả về đạo lý lẫnpháp lý) đối với nhu cầu tôn trọng và bảo
vệ tự do cá nhân [xem: 17, 192-193]. Vì vậy,Nho giáo thực chất là công cụ tư tưởng của bộ
máy cai trị phong kiến chuyên quyềnnhằm bảo vệ và duy trì quyền lực với sự phân chia thứ
bậc, tôn ti, phân biệt kẻ sang,người hèn, bắt “kẻ dưới” phải làm tròn bổn phận, phải biết phục
tùng người trên; áp đặt ýchí của quan quyền buộc thần dân phải tuân phục, không được phản
biện, càng tuyệt đốikhông được chống đối. Trong thể chế quân chủ phương Đông nói chung và
Việt Nam nói riêng, tư tưởng, giáo lícủa Nho giáo đã chi phối đến tổ chức bộ máy hành chính
và các nguyên tắc điều hành nó,trong đó vua là người “thay trời hành đạo” cho nên có quyền
lực tối thượng. Vua là ngườiđặt ra pháp luật, là người có quyền cho dân sống hay bắt dân chết.
Khi vua ra sắc lệnh,chiếu, dụ, triều đình và quan lại các cấp nhất nhất phải thi hành, dù sắc dụ
đó đúng haysai, hợp hay không hợp với thực tế. Từ đội ngũ quan lại cho đến thần dân phải
tuyệt đốituân lệnh vua; quan bề dưới phải phục tùng quan bề trên theo tôn ti trật tự. Trong thể
chếnhà nước ấy, không có sự phân quyền rõ rệt giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tưpháp;
không có các cơ quan dân cử độc lập với chính quyền để kiểm tra, giám sát. Dânhầu như không
được biết, không được tham gia vào các hoạt động của nhà nước mà chỉcó nhiệm vụ tuân thủ
các quyết định của những người đứng đầu các cấp chính quyền. Đólà cơ sở tồn tại và duy trì
kiểu nhà nước quân chủ nặng tính quan liêu, chuyên chế, trongđó quan lại đặc quyền đặc lợi, áp
bức dân, xa dân và đối lập với quyền lợi của dân, màbiểu hiện rõ nhất là ở những thời kì xã hội
đi vào suy vong, quan lại tha hóa, biến chất.Vì không có cơ sở pháp lý nào ràng buộc trách
nhiệm của chính quyền đối với quyền lợicủa chúng dân, cũng như nhu cầu tôn trọng và bảo vệ
lợi ích cá nhân nên trong xã hộiphong kiến Việt Nam, quan hệ giữa nhà nước và công dân là
quan hệ bất bình đẳng: nhànước thì có độc quyền áp đặt, còn công dân thì phải có nghĩa vụ đối
với nhà nước. Đó làmột xã hội thần dân, trong đó cho ý thức công dân không có cơ hội phát
triển. Khôngnhững thế, do quyền lực không bị kiểm soát bởi pháp luật cho nên đã tạo điều kiện
cho sựlộng quyền; ở đó, công lý thuộc về kẻ mạnh, thuộc về “bề trên”; ở đó, kẻ có quyền có
thểtùy tiện bắt người hay tha người, bỏ tù hay chém giết. Thêm vào đó, do mặt bằng dân
tríthấp, pháp luật lại không có điều kiện để phổ biến rộng rãi nên người dân không am hiểupháp
luật, bởi vậy khi xử án dân không biết là đúng luật hay không đúng luật, tất cả đềuphụ thuộc
vào quan tòa. Như vậy, có thể thấy, cùng với tính cộng đồng trong văn hóalàng xã, Nho giáo đã
góp phần làm mờ nhạt thêm, thậm chí triệt tiêu quyền cá nhân, ýthức công dân cùng với tinh
thần phản kháng của con người, thay vào đó là tâm lí“thượng tôn quan quyền”. Hệ quả là, thể
chế nhà nước phong kiến cùng với cung cách làm việc của bộ máy hànhchính và đội ngũ quan
lại các cấp là một hệ thống quan liêu, cồng kềnh, xa rời và thậmchí đối lập với quyền lợi của
nhân dân. Trong đế chế quyền lực không được kiểm soát
chặt chẽ bởi các qui tắc pháp lý ấy, quan lại được coi như cha mẹ dân, còn phận dân đenchỉ là
“con sâu cái kiến”, chỉ có bổn phận cam chịu, phục tùng, để rồi sự kiện tụng (họahoằn lắm nếu
có xảy ra) thì cũng chỉ là “con kiến mà kiện củ khoai”! Cùng với việc phủ nhận quyền cá nhân
và triệt tiêu ý thức phản kháng của con người, sựtồn tại của hệ thống pháp luật phong kiến với
vai trò là công cụ thực thi quyền lực củagiai cấp thống trị cũng là nguyên nhân tạo nên ở người
dân tâm lí “dị ứng” với pháp luậtkhi họ ý thức được rằng pháp luật không phải để bảo vệ lợi ích
cho mình, và cùng với đólà thái độ thờ ơ, né tránh pháp luật.Mặc dù trên lý thuyết thì Nho giáo
phê phán tư tưởng pháp trị, nhưng trong thực tế, cáctriều đại phong kiến Việt Nam lại kết hợp
giữa đức trị với pháp trị. Tuy nhiên, pháp luậtthời phong kiến cũng do nhà Nho xây dựng nên, vì
vậy luật pháp của các triều đại phongkiến Việt Nam có chức năng chủ yếu là bảo vệ quyền lợi
của giai cấp thống trị và quyềnlợi của dòng họ thống trị. Điều này được thể hiện rõ trong nội
dung và tính chất của cácđiều luật. Luật pháp qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều được xây
dựng trên nguyêntắc phải bảo đảm quyền uy và sự bền vững của ngôi vua, bởi vua là thiên tử,
là con trời,ngôi vua là tôn nghiêm nhất, không ai có thể xâm phạm được. Trong các tội được
xemxét để miễn giảm hình phạt thì những người có quan hệ thân thích với nhà vua được
quantâm trước tiên. Thêm nữa, theo quan niệm của Nho giáo, quan tòa và các đạo luật lànhững
công cụ cần thiết để trừng phạt các loại tội phạm chứ không cần thiết để điềuchỉnh quan hệ
giữa những người trung thực. Vì vậy, về cơ bản các bộ luật của các nhànước phong kiến Việt
Nam là những bộ luật hình sự. Minh chứng rõ ràng nhất là tên cácbộ luật thường có kèm theo
chữ “hình”: Luật Hình thư, Quốc triều Hình luật, Lê triềuHình luật. Trong các bộ luật hình luật,
dù có điều chỉnh về những quan hệ dân sự nhưngvẫn kèm theo chế tài hình sự. Khi luật pháp
đồng nghĩa với hình phạt, mà lại là nhữnghình phạt hà khắc nên trong con mắt người dân, pháp
luật chỉ là công cụ trừng trị. Về tínhchất khắc nghiệt của pháp luật thời Trần, sách Cổ sự sao
nói: “Hình pháp nhà Trần rất tànkhắc, kẻ ăn trộm và kẻ trốn tránh thì bị chặt ngón chân, giao
cho người sự chủ được thỏaý sự trị, hoặc cho voi giầy chết” [75, 290]. Các mức án thường
dùng nhục hình như thíchchữ vào mặt, chặt bàn tay, xẻo thịt… làm cho người phạm tội phải
chịu nhiều khổ nhục.Không những thế, pháp luật còn qui định trách nhiệm liên đới, một người
gây án khiến cảhọ phải chịu vạ lây một cách oan uổng. Với những hình phạt dã man, tàn bạo và
bất côngnhư vậy nên từ đó người dân đã hình thành tâm lý né tránh đối với pháp luật, chống
đốipháp luật, sợ hãi chốn pháp đình, coi đó chỉ là nơi trừng phạt, coi việc phải ra tòa là mộtviệc
ghê gớm, là tai họa, là vạn bất đắc dĩ, là “vô phúc đáo tụng đình” [18, 14]. “Cửaquan” vì vậy trở
thành chốn xa lạ và đáng sợ đối với dân chúng. Đó là lý do khiến ngườiViệt Nam (cũng như các
quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo) không muốn dính dángđến chuyện kiện tụng. Nếu có
xung đột, tranh chấp xảy ra giữa các cá nhân thì thườngđược giải quyết bằng con đường hòa
giải và thỏa thuận dựa trên các nguyên tắc đạo đứclà chính.
Câu 11. Nêu các đặc điểm của nền giáo dục Nho giáo và chỉ ra sự ảnh hưởng
của nền giáo dục Nho giáo đối với giáo dục Việt Nam hiện nay.

Câu 12. Hãy chỉ ra sự chi phối của văn hoá nông nghiệp thể hiện trong các
lĩnh vực văn hoá tinh thần của người Việt (tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng,
nghệ thuật, giao tiếp ứng xử). Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về
điều này.
Câu 13. Hãy chỉ ra cơ sở hình thành, biểu hiện của tính cộng đồng và tác động
hai mặt của tính cộng đồng đến thói quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của
người Việt. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính cộng đồng của
người Việt.
Câu 14. Hãy chỉ ra cơ sở hình thành, biểu hiện của tính tự trị và tác động hai
mặt của tính tự trị đến thói quen, lối sống, cách tư duy, ứng xử của người
Việt. Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự trị của người Việt.
Câu 15. Hãy phân tích cơ sở hình thành tính trọng tình, biểu hiện và tác động
2 mặt của nó đến cách tư duy, ứng xử của người Việt. Sưu tầm những câu
thành ngữ, tục ngữ nói về tính trọng tình của người Việt.
Câu 16. Phân tích mối quan hệ giữa Nhà – Làng – Nước trong văn hoá tổ chức
xã hội của người Việt.
Câu 17. Hãy phân tích những đặc trưng của văn hoá truyền thống đã chi phối
đến văn hoá ứng xử với Pháp luật của người Việt xưa và nay. Sưu tầm những
câu thành ngữ, tục ngữ nói về thái độ ứng xử với pháp luật của người Việt.
Câu 18. Hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi cấu trúc
văn hoá Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại.
Trả lời: Nét lớn về cấu trúc văn hóa Việt Nam:Văn hóa sản xuấtVăn hóa trong sản xuất kinh
doanh là một hệ thống những giá trị về vật chất, tinh thần docon người tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xửcủa họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng
hay khu vực nào đó.Văn hóa trong sản xuất bao gồm những yếu tố sau:Kinh doanh trung thực,
đúng pháp luậtTôn trọng yếu tố con người, coi con người là tất cảĐoàn kết, nhất trí, hết lòng vì
mục tiêu chung, vì tập thể
Tôn trọng môi trường và đối thủ cạnh tranhPhát huy truyền thống, tập quán, hành vi ứng xử tốt
đẹp trong doanh nghiệpTrong các nhà máy xí nghiệp muốn đạt sản phẩm cao, chất lượng tốt, ắt
hẳn những nhàquản lý phải tạo một môi trường lao động tốt, đó là các mối quan hệ giữa các
nhà quản lý,lãnh đạo đối với người lao động đó là mối quan hệ giưa những người lao động với
nhau,hay sự quan tâm tới điều kiện làm việc của người lao động. Đây là yếu tố quan trọng
đểtạo một môi trường tốt, giúp người lao động có tâm huyết, niềm say mê trong công việcthì
sản phẩm làm ra sẽ phản ánh được sự lao động nỗ lực của người lao động. Họ có tráchnhiệm
với sản phẩm mình làm ra và đồng nghĩa họ có trách nhiệm vơi chính người tiêudùng sản phẩm
họ( tính nhân văn) thực hiện nghiêm ngặt các quy trình bảo vệ môitrường, thực hiện tiêu chí
con người là tất cả. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định nhànước về bảo hộ lao động đối với
người công nhân , đảm bảo điều kiện tốt nhất để ngườicông nhân có thể làm ra nhiều sản phẩm,
thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người laođộng như bảo hiểm xã hội, y tế các hoạt động
công đoàn. Tạo môi trường lành mạnh, tíchcực phấn đấu lao động vì mục đích chung của tập
thể, vì quyền lợi của người lao động.Văn hóa sinh hoạt:Là tổng thề nói chung những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trongquá trình lịch sử là hoạt động của con người
trong quá trình thỏa mãn nhu cầu đời sốngtinh thần. Văn hóa snh hoạt là trình độ cao trong sinh
hoạt xã hội, biểu hiện của vănminh. Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên
nền của thế giới tựnhiên là văn hóa, nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.Tại nước ta mỗi
vùng miền đều có nét văn hóa riêng ví dụ miền nam ngày xưa trên cáccánh đồng vào mùa cấy,
những nam thanh nữ tú của miền thôn dã lao vào công việc mệtnhọc, để giải khuây họ cất lên
những câu hò đối đáp ở Nam bộ là nét sinh hoạt văn hóatinh thần không thể thiếu của người
dân nơi đây.Văn hóa vũ trang là:Phương thức tiến hành chiến tranh giành thắng lợi trước kẻ thù
cũng là một sự sáng tạo,nghĩa là một giá trị, một văn hóa. Trình độ sử dụng vũ khí cũng là một
sáng tạo văn hóa.Trình độ sản xuất vũ khí cũng là văn hóa.Trong cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Bản sắc dân tộc củavăn hóa vũ trang Việt Nam bao gồm
những giá trị bền vững những tinh hoa vun đắp nênqua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước tor73 thành những nét đặcsắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người
Việt Nam. Văn hóa vũ trang thể hiện qualòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc tinh
thần đoàn kết, tính cộng đồng gắnkết cá nhân, gia đình, làng nước, lòng nhân ái, bao dung,
trọng nghĩa tình đạo lý, đầu ócthực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, tế nhị trong
ứng xử, giản dị trong lốisống. Bản sắc văn hóa, đặc biệt là văn hóa vũ trang đặc trưng riêng là
cái cốt lỗi trongphương thức tác chiến giánh thắng lợi trước kẻ thù chung của một cộng đồng
văn hóatrong lịch sử của sự tồn tại và phát triển. Bản sắc văn hóa vũ trang ngoài việc giữ nước
nó còn thể hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống - ý thức của một cộng đồng baogồm:
cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo.
Câu 19. Hãy chỉ ra mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hoá truyền thống
với công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Câu 20. Hãy chỉ ra tác động hai mặt của toàn cầu hoá đối với văn hoá truyền
thống Việt Nam.
Câu 21. Theo anh/chị, cần phải làm gì để xây dựng nền văn hoá Việt Nam
“tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá hiện
nay.
Câu 22. Hãy chỉ ra cơ sở phân vùng văn hoá Việt Nam và nêu khái quát đặc
trưng bản sắc của mỗi vùng văn hoá.
Câu 23. So sánh sự khác nhau giữa vùng văn hoá Bắc Bộ và vùng văn hoá
Nam Bộ. Lý giải nguyên nhân của sự khác nhau đó.

You might also like