You are on page 1of 12

Nhóm: Đinh Mỹ Hạnh

Trần Khánh Linh


Nguyễn Thị Hải Anh
VĂN HÓA NHÂN CÁCH
1. Những phẩm chất nổi trội trong tính cách người Việt ( Khánh Linh)
a. Giải thich thuật ngữ
- Nhân cách là những yếu tố quyết định đến những trạng thái, tính chất, xu hướng
bên trong từng cá nhân, được hình thành thông qua sự kết hợp giữa giáo dục và
môi trường
- Tính cách là thuộc tính tâm lý phức tạp bao gồm hệ thống thái độ và hành vi
quen thuộc
- Phẩm chất là các yếu tố làm nên giá trị của con nguời
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những phẩm chất nổi trội trong tính
cách người Việt
- Yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên:
o Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm cao,
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp để từ đó hình thành nên các
loại hình văn hoá như: lúa nước, sống định cư và sùng bái mùa màng

o Điều kiện địa lý riêng của Việt Nam cũng tạo ra những phẩm chất ứng
xử độc đáo: ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao
- Yếu tố lịch sử:
o Nước ta luôn là mục tiêu xâm lược của các nước lớn trên thế giới: Trung
Quốc, Mỹ, Pháp. Vì vậy nước ta chủ yếu đấu tranh chống giặc ngoại
xâm. Từ đó hình thành tinh thần đoàn kết dân tộc
- Yếu tố kinh tế- xã hội
o Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nông nghiệp. Trải qua hàng ngàn năm
vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông
lớn: S.Hồng, S.Mã, S.Lam…và dọc theo duyên hải, nên người Việt bị
trói chặt vào kinh tế nông nghiệp.
o Ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông
dân, xã hội nông thôn
o Những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp
có ảnh hưởng rẩt lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam
c. Ưu điểm
- Khả năng đối phó linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo
o Sự tinh tế ứng xử trong giao tiếp được cô đọng lại trong câu ca dao “ Lời
nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
- Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
thử thách
- Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ xa hoa
o Tà áo dài Việt Nam giản dị, không cầu kỳ.
- Tấm lòng rộng mở và giàu cảm xúc lãng mạn
o Người dân có lẽ đã quen với cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, hoà
mình vào thiên nhiên nên tâm hồn họ lúc nào cũng bay bổng minh chứng
cho điều ấy có lẽ là câu ca dao “ Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc
ánh trăng vàng đổ đi”.
- Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ
- Trọng tuổi tác, trọng người già
o Bởi theo quan niệm, những người đi trước thường có nhiều kinh nghiệm,
thế hệ sau cần noi gương và học hỏi
- Nhân ái, vị tha rộng lượng
o “Thuơng người như thể thương thân”
d. Nhược điểm
- Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa
o Do ảnh hưởng của tính mùa vụ: chỉ nhìn thấy ở mùa vụ trước mắt mà
không nghĩ đến những việc sâu xa hơn. Vdu việc đốt nương làm rẫy.
- Tác phong tuỳ tiện, kỷ luật không chặt chẽ
o Làm nông tự túc nên có thể làm theo ý mình tuỳ thích: có thể làm sớm
hoặc muộn, hôm nay có thể làm cả ngày nhưng hôm sau có thể nghỉ vì
không có ai quản
o Vấn nạn không đội mũ bảo hiểm
- Tâm lý bình quân chủ nghĩa
o Là một xu hướng tư tưởng ủng hộ sự bình đẳng cho tất cả mọi người.
Học thuyết quân bình là một học thuyết chính trị cho là tất cả mọi người
nên được đối xử bình đẳng và có các quyền chính trị, kinh tế, xã hội và
dân sự như nhau.
o
- Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười (cơ sở của chủ nghĩa thân tộc - một người
làm quan cả họ được nhờ)
o Thay vì xử lý theo luật lệ, nguyên tắc thì lại xử lý nặng nhẹ theo tình
cảm khiến sự việc trở nên thiếu tính chủ quan và thiếu tính nguyên tắc
o Ví dụ bị cảnh sát giao thông bắt
- Tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm
o Tán dương kinh nghiệm mà khước từ sự tìm tòi, sáng tạo và tự học hỏi.
Từ đó dẫn đến sự bảo thủ, trì trệ, chỉ tập cho con người đi theo lối mòn
quen thuộc, cổ vũ lối suy nghĩ “ngựa quen đường cũ”. Và chính chủ
nghĩa kinh nghiệm ấy đã dẫn đến triết lý “ông bảy mươi học ông bảy
mốt”. củng cổ trật tự “lão quyền”.
- Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, không cầu thị
Nguồn tham khảo:
1. https://123doc.net//document/719415-ung-xu-voi-moi-truong-tu-nhien.htm
2. Phạm Thái Việt (2004). Đại cương Văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá-
Thông tin, Hà Nội.
3. https://aokieudep.com/doc/phan-tich-su-khac-nhau-giua-hai-loai-hinh-van-hoa-
goc-va-ly-giai-nguyen-nhan/
2. “ Cái tôi ” trong nhân cách người Việt ( Mỹ Hạnh )
- Định nghĩa “ cái tôi” trong nhân cách người Việt:
Theo quan điểm của tôi, “ Cái tôi” trong nhân các người Việt được hình thành từ các tác
động của xã hội và chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng đồng, khu vực sinh sống. Vì vậy,
trong khuôn khổ cộng đồng đó, con người không có quyền lựa chọn lối sống riêng cho
mình, hoặc có thể nhưng chỉ được lựa chọn sắc thái khác nhau của cùng một phổ sống.
 Đây là một phạm vi nhỏ hẹp, tù túng, không phát huy được “ cái tôi” của mỗi cá
nhân phát triển đất nước khi quá lệ thuộc vào cộng đồng.
 Khi sống trong môi trường làng xã cái tôi không được bộc lộ rõ ràng, bị kìm hãm
bởi những tư tưởng truyền thống. Chính vì thế khi phải đối mặt với trách nhiệm thì
họ muốn đó là trách nhiệm tập thể. Còn khi được sống tự do theo cách sống riêng,
quyền tự do yêu sách,.. thì con người ta lại trông chờ vào tập thể.
Thế nhưng khi chuyển hóa các cá thể lệ thuộc thành các công dân tự do, thì mỗi cá
nhân đều có “ cái tôi” của riêng mình, để trở thành thành viên của xã hội công dân. Xã
hội công dân là hình thức liên kết các cá nhân nhìn từ góc độ “tư, cá thể", tổng thể các
mối quan hệ, lợi ích của cá nhân với cá nhân, tổng thể những cấu trúc xã hội, về mọi
lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, tôn giáo, gia đình, địa lí... vận hành trong một môi trường
xã hội nhất định ở bên ngoài sự can thiệp của nhà nước, là để tự nhân dân phát triển,
đóng góp các sáng kiến, thể hiện suy nghĩ, lập trường, cùng nhau cải thiện đất nước.
Chúng ta không thể mãi ở trong xã hội nhân cách truyền thống bởi có quá nhiều tác
động, đặc biệt là vật chất, là yếu tố buộc chúng ta phải chuyển hóa thành nhân cách
hiện đại, khi đó không gian không bị bao bọc bởi lũy tre làng, bởi những sự tù túng,
kìm hãm sự phát triển thay vào đó là không gian , thời gian có phạm vi rộng lớn không
chỉ quốc gia mà còn xuyên quốc gia.
Xã hội công dân đúng nghĩa khi và chỉ khi đáp ứng được sự thay đổi cả về không gian
và thời gian:
Tryền thống Hiện đại
Không gian Làng xã, lũy tre làng (Xuyền) Quốc gia, quy mô tính phổ biến
Thời gian Nhịp điệu mùa màng Tốc độ luân chuyển của các luồng hàng hóa,
dịch vụ, tài chính, tri thức

Nguồn tham khảo: 1. Phạm Thái Việt (2004). Đại cương Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. https://luatminhkhue.vn/xa-hoi-cong-dan-la-gi---khai-niem-xa-hoi-
cong-dan-hieu-nhu-the-nao--.aspx

3. Lối sống
a. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên (Khánh Linh)

Phương Tây Phương Đông


Địa hình Các thảo nguyên mênh Châu thổ nằm trong lưu vực
mông, thuận lợi cho việc các con sông lớn
chăn thả gia súc
Khí hậu Khô, lạnh Nóng, ấm
Văn hoá gốc du mục Văn hoá gốc nông ghiệp
Lối sống Du cư Định cư
Đặc điểm Ít tôn trọng giới tự nhiên Sống lệ thuộc vào điều kiện
nơi cư trú vì thường xuyên tự nhiên, khí hậu, thời tiết
di chuyển địa điểm sống (những yếu tố đóng vai trò
quyết định đối với nghề trồng
trọt

Ý thức chế ngự tự nhiên, Tôn trọng tới mức sùng bái
bắt tự nhiên phục vụ con giới tự nhiên, hình thành nên
người khát vọng hoà hợp với giới tự
nhiên
Con người làm trung tâm Con người thụ động trước tự
vũ trụ nhiên
Tổ chức cộng Linh hoạt, dân chủ, trọng Nguyên tắc, quân chủ, trọng
đồng cộng đồng cá nhân

Biết vươn lên trong cuộc Trở nên trì trệ trong sự phát
đấu tranh sinh tồn triển sau này
- Đó chính là lí do vì sao hầu hết những phát minh mang tính lịch sử đều được chế tạo
bởi phương Tây
- Cách ứng xử với tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản và Việt Nma
o Nhật: luôn daỵ trẻ em rằng đất nước có rất ít tài nguyên nên cần bảo vệ
o Việt: “rừng vàng biển bạc” nên dẫn đến khai thác bừa bãi, tàn phá rừng nặng
nề

b. Văn hóa ăn ( Mỹ Hạnh)


Khi nhắc đến nền văn hóa Việt Nam, các nhà nguyên cứu trong và ngoài nước đều nêu 2
tính trội: sông nước và thực vật. Vì nền nông nghiệp truyền thống lúa nước trở thành đặc
trưng của Việt Nam ra, nó như một dấu ấn sắc nét trong đời sống hàng ngày.
Trong bữa ăn của người của người Việt thường xuất hiện ba thành phần chính
                         “văn hoá thực vật "                               " văn hoá sông nước " 
. Bên cạnh đó , bữa ăn của người Việt cũng mang đậm dấu ấn văn hoá ẩm thực của khu
vực Đông Nam Á , thể hiện ở:
+ Tính tổng hợp trong chế biến cũng như trong thưởng thức các món ăn ( gia vị đối trị lẫn
nhau, sử dụng các loại thực vật có khả năng kiềm chế lẫn nhau và điều hoà tác dụng )
VD: rau này với rau khác, rau với các loại gia vị, rau quả với cá tôm,... có không ít
những câu ca dao nói lên cách thức phối hợp các nguyên liệu để có một bát canh
ngon : Bồng bồng nấu với tép khô - Dầu chết xuống mồ cũng dậy mà ăn; Rau cải nấu
với cá rô - Gừng thơm một lát cho cô lấy chồng; Rủ nhau xuống bể mò cua - Đem về
nấu quả mơ chua trên rừng...
Nước chấm: gừng, ớt, hạt tiêu; cái chua của chanh, dấm; cái ngọt của đường, cái mùi
vị đặc biệt của tỏi,..
+ Tính đa dạng trong chế biến món ăn .  
VD: Mâm cơm của người Việt Nam dọn ra bao giờ cũng có đồng thời nhiều món :
cơm, canh, rau, dưa, cá thịt, xào, nấu, luộc, kho. ... 
+ Tính linh hoạt và hài hoà trong việc lựa chọn món ăn cách thức ăn sao cho phù hợp với
hoàn cảnh cụ thể ( thời tiết , số lượng người , đối tượng và mục đích mà bữa ăn phục vụ )
VD: Mùa xuân, có tết, có các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh dày, bánh tét,..
Mùa hè có: Salad cà chua - dưa chuột - rau mầm, giò heo kho, tôm nõn xào măng tây,
những món ăn cho ngày nóng nực.
Mùa thu+ đông: Có lẩu, nướng ấm cúng cùng các nguyên liệu đơn giản theo motif 2
thực 1 sông nhưng thay vì ăn cơm thì mọi người chủ yếu sẽ nhúng chín và ăn thức ăn.

Nguồn tham khảo: 1. Phạm Thái Việt (2004). Đại cương Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
2. http://www.amthuc365.vn/t204c70/van-hoa-am-thuc/2011/01/tinh-tong-hop-va-tinh-
cong-dong-trong-loi-an-cua-nguoi-viet.html
c. Văn hóa mặc
Những đặc trưng trong cách vận truyền thống của người Việt
- Sử dụng chất liệu thực vật tự nhiên để tạo ra các trang phục mỏng và nhẹ, phù hợp với
thời tiết nóng ẩm
- Chú trọng đến độ bền
- Màu sắc âm tính

- Chỉ sử dụng màu sắc dương tính vào các dịp lễ, hội

-
- Khí hậu nóng ẩm và công việc đồng áng  trang phục mát mẻ, tiện lợi và dễ thao tác:
+ Phụ nữ vận váy “quai cồng”, yếm, áo ngắn
+ Đàn ông cởi trần đóng khố

- Có sự thay đổi theo thời gian:


+ Phụ nữ: áo dài, quần lĩnh, đội khăn, thắt lưng, trang phục kín đáo
+ Đàn ông: quần “lá tọa”, áo cánh; để tóc dài thì búi lại

- Do ảnh hưởng của phương Tây, áo dài cổ truyền dần được cải tiến thành áo dài tân
thời. Đàn ông vào dịp lễ hội cũng mặc áo dài, thường là áo the đen

d. Văn hóa đi lại


- Tính khép kín của nền kinh tế tự cung tự cấp; tâm lí “trọng nông ức thương” khiến
hoạt động trao đổi sản phẩm giữa các vùng diễn ra rất hạn chế
 Giao thông đường bộ kém phát triển
- Vùng sông nước, lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển
dài
 Giao thông đường thủy phát triển
- Các phương tiện vận tải còn thô sơ:
+ Đường bộ: gia súc kéo (trâu, ngựa, voi), đi bộ; quan lại đi bằng cáng, kiệu
+ Đường thủy: tận dụng sức gió, sức nước
e. Văn hóa ở và kiến trúc
Kiến trúc truyền thống của người Việt khá đa dạng, phức tạp và chưa nhiều yếu tố vay mượn.
Tuy nhiên, nó vẫn có những nét đặc trưng để khẳng định bản sắc riêng của mình:
- Không có các công tình kiến trúc lớn, hoành tráng, thể hiện tính vĩnh cửu. Nguyên
nhân:
+ Kết cấu địa chất không ổn định, khó xây dựng các công trình kiến trúc lớn
+ Khí hậu và thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ảnh hưởng đến độ bền của các công
trình
 Ảnh hưởng đến kiến trúc: xây nhà theo hướng Đông – Tây để tránh nắng; mái
phủ dày và kéo xuống sát hiên để tránh nóng; nhiều cửa để lấy gió; nền nhà
cao để tránh ngập nước.
+ Tính tự trị cao của các làng xã khiến chính quyền trung ương khó huy động và
tập trung nhân lực để xây dựng những công trình lớn, dễ gặp sự phản kháng
của nhân dân. Người Việt chỉ chấp nhận hi sinh khi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
và khi đắp đê chống lũ.
 Nhà Hồ bị diệt vong khi tiến hành xây dựng kinh đô mới ở Thanh Hóa (Tây
Đô)
 Vua Tự Đức vừa xây lăng Vạn Niên (Huế) đã phải hứng chịu một cuộc khởi
nghĩa
- Tận dụng những vật liệu có sẵn trong tự nhiên
 Chất liệu, kết cấu, kiểu dáng kiến trúc thay đổi tùy theo nguyên liệu của từng
vùng
 Vùng đồng bằng – nhà gạch và tre
 Vùng cao – nhà sàn bằng gỗ

 Vùng sông nước – nhà lá gồi dừa (đồng bằng sông Cửu Long)

- Áp dụng kiểu dáng kiến trúc của Trung Hoa một cách sáng tạo: sửa đổi cho phù hợp
với điều kiện tự nhiên và phong cách sinh hoạt địa phương
Nguồn tham khảo:
1. Phạm Thái Việt (2004). Đại cương Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội.
2. Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

You might also like