You are on page 1of 4

Gốc rễ của sự khác biệt giữa các nền văn hóa

Xin chào cô và các bạn, hôm nay với chủ đề Khác biệt Văn hóa, mình xin được phép
trình bày về 1 khía cạnh của vấn đề này đấy là Gốc rễ của sự khác biệt giữa các nền
văn hóa.

Đã bao giờ các bạn tự hỏi tại sao lại có sự khác nhau giữa các nền văn hóa (ví dụ
như người châu Á thích da trắng người châu Âu châu Mỹ thích da ngăm, người
phương Đông hay nói vòng vèo rồi mới đi vào ý mình muốn nói còn người phương
Tây lại đi thẳng luôn vào vấn đề), chả nhẽ họ chỉ là một nhóm người có cùng chung
tính cách, quan điểm sống, quan niệm thẩm mỹ ngẫu nhiên ở cùng nhau và các tư
tưởng, suy nghĩ ấy cứ tự duy trì qua nhiều thế kỉ.

Nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hóa là do những khác biệt về môi
trường sống quy định, kết quả là hình thành 2 loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
(tiêu biểu cho Vh phương Đông) và gốc du mục (tiêu biểu cho Vh phương Tây)

Điều kiện tự nhiên:

Các cộng đồng cư dân phương Đông cư trú trong môi trường là những vùng châu
thổ thuộc lưu vực các con sông lớn với khí hậu nóng ẩm. Với điều kiện thiên nhiên
thuận lợi cho việc trồng trọt như vậy thì những con người của nền văn hóa NN
thường sống quây quần theo gia đình và định cư lâu dài.

Không được trời ban tặng nhiều ưu đãi như vậy, phương Tây lại là xứ sở của các
thảo nguyên mênh mông với khí hậu lạnh khô và tài sản của người dân du mục chính
là đàn gia súc. Tất nhiên thì không có một bãi cỏ nào có thể cung cấp đầy đủ lượng
thức ăn cho động vật nên dân dư mục bắt buộc phải du cư, lang thang, nay đây mai
đó.

Tác động:
Chính vì tính chất cuộc sống có sự khác nhau rõ ràng như vậy nên suy nghĩ, lối sống
của con người thuộc hai loại hình văn hóa gốc này cũng có sự khác biệt rõ rệt:

- Văn hóa NN lo tạo dựng 1 csong ổn định, ko xáo trộn, mang tc trọng tĩnh:
+ Ý thức coi trọng, tìm cách thích nghi, muốn sống hòa hợp với thiên nhiên
vì gắn bó nhiều đời.
+ Người dân phương Đông sống gần nhau, theo các cụm làng, xã nên tình
làng xóm được coi trọng, mọi người có thiên hướng hành xử mềm dẻo,
nhường nhịn nhau để duy trì tình cảm hòa thuận giữa các bên.

- Văn hóa du mục lo tổ chức làm sao để có thể thường xuyên di chuyển gọn
gàng, nhanh chóng, thuận tiện, mang tc trọng động.
+ Hiếu chiến, không e dè trước thiên nhiên, ngược lại muốn chinh phục, chế
ngự.
+ Vì lối sống du cư nên tính gắn kết cộng đồng không cao, yếu tố cá nhân
được coi trọng, đẫn đến tâm lý ganh đua, cạnh tranh. Đi kèm với đó là tính kỷ
luật cực kỳ cao vì khi di chuyển cả đoàn người với lượng gia súc lớn cần có
sự đồng đều, nghiêm ngặt, chặt chẽ, từ đó hình thành nếp sống theo pháp luật

Trở lại với câu hỏi mình đặt ra ở đầu bài thì do các yếu tố lịch sử như mình đã nói ở
trên thì chúng ta có thể dễ dàng lý giải được tại sao:

- Người dân Châu Á thường chuộng làn da “ trắng đỏ hồng hào không bẩn tí
nào” vì nó gợi cảm giác đây là người sung sướng, không phải làm việc vất vả,
nặng nhọc trong khi người dân phương Tây lại ưa chuộng làn da rám nắng vì
thế chứng tỏ họ được đi nhiều, trải nghiệm nhiều.
- Bố mẹ Châu Á thường có xu hướng bao bọc con cái, con cái vẫn ở với cha mẹ
ngày cả khi đã trưởng thành trong khi phương Tây, con cái đủ 18 tuổi là có
thể tách ra ở riêng. Hay như phụ huynh châu Á thì thường tích lũy của cải, vật
chất, nhà ở để dành cho thế hệ sau còn người phương Tây có thể ở nhà thuê
cả đời cũng không sao, còn đâu thì họ để dành tiền đi du lịch nhiều nhất có
thể.
- Người phương Đông thường hay nói vòng vo, tìm cách nói ý nhị để tránh
mách lòng nhau hay ngần ngại bày tỏ quan điểm còn người phương Tây lại
cực kỳ đề cao cái tôi cá nhân, sẵn sàng thể hiện bản thân, tự tin trong việc nêu
ý kiến mà không sợ người khác tự ái. Họ có thể nói “I love you” một cách rất
thoải mái, không hề giấu diếm, đúng theo “yêu là phải nói”, còn ví dụ như
người Việt Nam mình thì lại hay “tình trong như đã mặt ngoài còn e”.
- Người phương Tây không ngại ngần việc ly hôn vì họ rất đề cao chủ nghĩa cá
nhân và cảm xúc bản thân trong khi người phương Đông lại có suy nghĩ cố
gắng chịu đựng, gia đình tan vỡ thì con cái thiệt thòi.

Tuy nhiên, do sự đan cài trong không gian, thời gian, giao lưu văn hóa nên cũng
“không có một nền văn hóa nào là nông nghiệp hoàn toàn hoặc du mục hoàn
toàn”.

VH TRỌNG TĨNH VH TRỌNG


(gốc nông ĐỘNG
TIÊU CHÍ nghiệp) (gốc gu mục)
Đồng bằng (ẩm,
Địa hình thấp) Đồng cỏ (khô, cao)
Đặc Nghề chính Trồng trọt Chăn nuôi
trưng
gốc Cách sống Định cư Du cư
Ứng
xử với
môi
trường Coi thường, tham
tự Tôn trọng, sống hòa vọng chế ngự thiên
nhiên hợp với thiên nhiên nhiên
Thiên về tổng hợp Thiên về phân tích
Lối và biện chứng và siêu hình (trọng
nhận (trọng quan hệ); yếu tố); khách
thức chủ quan, cảm tính quan, lý tính và
tư duy và kinh nghiệm thực nghiệm
Trọng tình, trọng Trọng sức mạnh,
Nguyên tắc đức, trọng văn, trọng tài, trọng võ,
tổ chức CĐ trọng nữ trọng nam
Tổ
chức Linh hoạt và dân Nguyên tắc và
cộng Cách thức tổ chủ, trọng cộng quân chủ, trọng cá
đồng chức CĐ đồng nhân
Ứng
xử với Dung hợp trong tiếp Độc tôn trong tiếp
môi nhận; mềm dẻo, nhận; cứng rắn,
trường hiếu hòa trong đối hiếu thắng trong
xã hội phó đối phó

You might also like