You are on page 1of 108

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

(CONTRASTIVE LINGUISTICS)
Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB
Giáo dục
2. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn
ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. https://ngonngu.net/doichieu/238
CHƯƠNG 1.
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU- NHỮNG
NÉT TỔNG QUÁT
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Định nghĩa khái niệm đối chiếu. Đối chiếu trong ngôn
ngữ học hiện đại được hiểu như thế nào?
2. Định nghĩa khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu.
3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ngôn ngữ học so sánh
lịch sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình
4. Nêu rõ sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối
chiếu với những phân ngành ngôn ngữ kể trên.
1.1. Ngôn ngữ học đối chiếu là gì?
CÁC PHÂN NGÀNH CỦA NNH HIỆN ĐẠI
NNH HIỆN ĐẠI
NNH ĐẠI CƯƠNG NNH MIÊU TẢ NNH SO SÁNH
(introductory (descriptive (comparative
linguistics) linguistics) linguistics)

• Nghiên cứu tất cả các • Miêu tả từng ngôn • Các ngôn ngữ
NN trên thế giới nhằm ngữ cụ thể để làm rõ của những cộng
làm rõ bản chất, chức đặc điểm của ngôn đồng người khác
năng, nguồn gốc của ngữ cần nghiên cứu nhau được so
ngôn ngữ nói chung, sánh với nhau
xây dựng nên hệ
thống khái niệm,
phạm trù là công cụ
để nghiên cứu một
ngôn ngữ cụ thể
Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh

NNH SS
LỊCH SỬ

NNH
SO
NNH SÁNH NNH SS
ĐỐI LOẠI
CHIẾU HÌNH
Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh
Ngôn ngữ học so sánh lịch sử:
´Phát triển mạnh vào thế kỉ XIX. Tuy nhiệm vụ chính của nó là
xác định rõ nguồn gốc của các ngôn ngữ và quá trình phát triển
của các ngôn ngữ nhưng có ảnh hưởng rất quan trọng đến lịch
sử phát triển của ngôn ngữ học thế giới nói chung.
´Làm rõ mối quan hệ về mặt cội nguồn và quá trình phát triển
lịch sử của các ngôn ngữ được giả định là có quan hệ về nguồn
gốc, so sánh trên quan điểm lịch đại.
Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh
Ngôn ngữ học so sánh loại hình/Loại hình học ngôn ngữ:
´Phát triển mạnh ở thế kỉ XIX và tiếp tục phát triển.
´Nhiệm vụ chính:
1/ Phân loại các ngôn ngữ dựa vào những điểm giống nhau
trong cấu trúc ngôn ngữ; không nhất thiết cùng một nguồn
gốc.
2/ Tìm ra các phổ niệm ngôn ngữ.
Hướng nghiên cứu thứ hai có nhiều điểm chung với Ngôn ngữ
học đại cương.
Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh
KHÁI NIỆM: ĐỐI CHIẾU-SO SÁNH (CONTRAST-
COMPARE)
´So sánh: xem xét để tìm ra những điểm tương đồng hoặc
khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất
´Đối chiếu: so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với
nhau
´Trong ngôn ngữ học hiện đại: so sánh đối chiếu là
phương pháp lấy đối tượng là hai hay nhiều ngôn ngữ để làm
sáng tỏ những nét giống và khác nhau (hoặc chỉ làm rõ
những nét khác nhau) theo nguyên tắc đồng đại.
(Lê Quang Thiêm, 2008)
Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh
Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive
linguistics):
´Tên gọi khác: Phân tích đối chiếu – contrastive analysis,
Nghiên cứu đối chiếu – contrastive studies, Nghiên cứu xuyên
ngôn ngữ - cross linguistic studies, Nghiên cứu tương phản –
confrontative studies
´Đây là một phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánh
hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những
điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính
đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc
cùng loại hình hay không (Bùi Mạnh Hùng, 2008, p.9) nhằm
phục vụ những nhu cầu lí luận và thực tiễn của việc nghiên
cứu, so sánh trên quan điểm đồng đại.
VÍ DỤ
XEM XÉT 2 CÂU SAU DƯỚI KHÁI NIỆM NNH ĐC
´Hôm qua, cậu ấy được cô giáo khen.
´He was complimented by the teacher yesterday.

Tiêu chí Anh Việt

Nguồn gốc

Hình thái học

Đặc điểm cú pháp


Các phân ngành của Ngôn ngữ học so sánh

Bài tập: Xác định điểm giống và khác nhau giữa ngôn ngữ
học đối chiếu với ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn
ngữ học so sánh loại hình.
Đối tượng?
Nội dung?
Mục đích?
Cách thức so sánh?
1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC

• Thời kì thứ nhất (từ những năm 80 của thế kỉ XVIII


đến đầu thế kỉ XIX):
Phát triển ở Đức, Pháp sau đó ở Nga. Đối tượng đối
chiếu là từ vựng và ngữ pháp. Kết quả là sự ra đời
của các cuốn từ điển nhiều thứ tiếng của các nhà
ngôn ngữ học Đức.
Về ngữ pháp, cuốn ngữ pháp của Port-Royal được xây
dựng trên cơ sở phân tích đối chiếu các tiếng Hy Lạp
cổ, tiếng Do Thái cổ với tiếng Latinh và tiếng Pháp
trở thành một mẫu hình cho việc miêu tả các ngôn
ngữ.
1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC
´ Thời kì thứ hai (thế kỉ XIX):
Ngôn ngữ học đối chiếu hòa vào ngôn ngữ học so sánh-
lịch sử. Thời kì này, ranh giới giữa các nghiên cứu so
sánh-lịch sử, loại hình học và đối chiếu chưa được phân
biệt rõ ràng. Mục đích nghiên cứu đối chiếu hay so
sánh-lịch sử là nhằm xác định các dòng họ hoặc các
nhóm ngôn ngữ.
1.2. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC

´ Thời kì thứ ba (từ đầu thế kỉ XX):


Ngôn ngữ học đối chiếu nói riêng và ngôn ngữ học nói
chung phát triển mạnh mẽ do nhu cầu học và sử dụng
ngoại ngữ tăng lên. Thời kì này, ngôn ngữ học đối
chiếu gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ học miêu tả. Tuy
nhiên, người ta không chỉ kết hợp các nghiên cứu đối
chiếu với miêu tả ngôn ngữ mà còn kết hợp với nghiên
cứu loại hình và nghiên cứu so sánh-lịch sử.
CHƯƠNG 2

PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA NNH ĐC


CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy giải thích thuật ngữ “loại hình ngôn ngữ
khuất chiết và đơn lập” và cho biết những ngôn ngữ
tiêu biểu nào thuộc loại hình trên.(theo Bùi Mạnh
Hùng, 2008:33)
2. Anh / chị hiểu thế nào là tình trạng “Dĩ Âu vi
trung” trong sự phát triển của ngành ngôn ngữ học
đại cương ở VN. Nêu ví dụ chứng minh vai trò của
NNHĐC trong việc khắc phục tình trạng đó.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
3. BMH (2008:37) cho rằng Nghiên cứu đối chiếu các
ngôn ngữ giúp phát hiện được những ô trống của NN
này so với các NN kia. Anh/ chị hiểu “ô trống” ở
đây là gì? Ví dụ.
4. Bàn về ảnh hưởng của NNHĐC đối với lĩnh vự dạy
học ngoại ngữ. BHM (2008, 42) đề cập đến khái
niệm “chuyển di ngôn ngữ”. Anh chị hiểu thế nào
về khái niệm trên. Ví dụ.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cương
a. Ngôn ngữ học đối chiếu giúp kiểm chứng và làm sáng tỏ
các phổ niệm được quy nạp trên cứ liệu các ngôn ngữ có ý
nghĩa phổ quát, làm phong phú thêm những hiện tượng ngôn
ngữ có ý nghĩa phổ quát, làm phong phú thêm lý luận ngôn
ngữ.
Quá trình phổ niệm thông qua đối chiếu các ngôn ngữ là con
đường được L.Bloomfiel (1933) khẳng định khi ông cho rằng
bất kỳ một tuyên bố nào về các phổ niệm ngôn ngữ đều phải
chờ cho đến khi tích lũy được những cứ liệu về các ngôn ngữ
cụ thể.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại cương
Cao Xuân Hạo cũng có ý kiến đồng tình: nêu lên cái chung
cho ngôn ngữ nhân loại là một nhiệm vụ rất quan trọng,
những cái chung chỉ có thể rút ra sau khi đã biết rất chắc chắn
tất cả những cái riêng, chứ không phải trước đó.

-> Đối với phổ niệm học ngôn ngữ, việc nghiên cứu đối chiếu
chỉ tập trung vào những sự giống nhau. Nhưng đây là là sự
giống nhau có tính phổ biến.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại
cương
b. Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần khắc phục tình trạng
dĩ Âu vi trung của ngôn ngữ học đại cương hiện nay.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

• Dĩ Âu vi trung: hiện tượng lấy ngữ liệu của các ngôn


ngữ Ấn Âu để xây dựng nên các khái niệm, các phạm
trù đại cương, phổ quát, dùng cho việc nghiên cứu,
miêu tả các ngôn ngữ khác.

Ví dụ: - Cấu trúc câu Chủ - Vị & cấu trúc câu Đề - Thuyết
- Phân biệt từ loại động từ & tính từ
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại
cương
Trong tình hình ngôn ngữ học đại cương hiện nay chủ yếu
dựa trên cứ liệu các ngông ngữ Ấn Âu, ngôn ngữ mẹ đẻ
của những nhà ngôn ngữ học lớn của nhân loại.
Do đó nhiệm vụ xây dựng các khái niệm, phạm trù làm
công cụ nghiên cứu các ngôn ngữ cụ thể, một công trình
ngôn ngữ học đại cương cần dựa trên cứ liệu của càng
nhiều ngôn ngữ càng tốt.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại
cương
Ngôn ngữ học đối chiếu góp phần điều chỉnh những
nguyên lý của ngôn ngữ học đại cương, tăng thêm sức
mạnh giải thích của lý luận ngôn ngữ nhờ mở rộng phạm
vị bao quát của lí luận. Kết quả nghiên cứu đối chiếu các
ngôn ngữ góp phần kiểm chứng các lý thuyết ngôn ngữ
học như việc đối chiếu các phạm trù hay cấu trúc ngữ pháp
của hai ngôn ngữ giúp ta nhận rõ được hiệu lực miêu tả
của một lý thuyết ngữ pháp.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đại
cương
Ngược lại ngôn ngữ học đại cương cũng có vai trò quan
trọng đối với ngôn ngữ học đối chiếu: cung cấp các mô
hình lý thuyết và hoàn thiện dần bộ máy khái niệm để
nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ đối chiếu. Tuy
nhiên với tư cách là một phân ngành độc lập, từ các mô
hình lý thuyết của ngôn ngữ học đại cương, ngôn ngữ học
đối chiếu phải phát triển một khung lý thuyết riêng phù
hợp với muc đích của mình.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
Trong giai đoạn đầu tiên của lịch sử nghiên cứu loại hình
học nhằm phân loại các ngôn ngữ trên thế giới thành những
loại hình khác nhau, các nhà nghiên cứu phải bắt đầu từ việc
đối chiếu một số ngôn ngữ với nhau.
Nghiên cứu đối chiếu không chỉ giúp phân loại ngôn ngữ
thành các loại hình. Trong phạm vi các ngôn ngữ cùng loại
hình, người ta có thể xác định các tiểu loại hình và tìm cách
quy các ngôn ngữ thuộc vào từng tiểu loại hình.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
Để định vị được vị trí của một ngôn ngữ thuộc vào tiểu loại
hình nào, cần phải đối chiếu ngôn ngữ đó với từng khuôn mẫu
tiêu biểu cho từng tiểu loại hình.
Chẳng hạn, dựa vào phân chia loại hình ngôn ngữ đơn lập
thành ba tiểu loại hình của nhà Đông Phương học Nga S. E.
Jakhontov, N.V Stankevich nghiên cứu đối chiếu tiếng Việt
với ba tiểu loại hình tiếng Hán về một số mặt: đơn vị ngữ pháp
cơ bản; kết cấu ngữ pháp, hư từ.
Qua đối chiếu N.V Stankevich thấy rằng tuy tiếng Việt hiện
đại có một số nét giống tiếng Hán cổ đại và một số nét giống
với tiếng Hán hiện đại nhưng tiếng Việt gần với tiếng Hán
Trung đại hơn cả.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
-> Ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp cho loại hình học nhiều
tư liệu cụ thể về cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ
cùng và khác loại hình, góp phần làm rõ đặc trưng của từng
loại hình ngôn ngữ và bổ sung cho các loại hình học những
hướng nghiên cứu mới.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
- Đối với loại hình học phân loại, việc nghiên cứu đối chiếu
về cơ bản tập trung vào những sự giống nhau có đặc tính loại
hình.
- Đối với loại hình học đối chiếu, việc nghiên cứu đối chiếu
thường tập trung vào:
(1) những nét chung nhất cho mọi ngôn ngữ;
(2) những nét chiếm ưu thế trong nhiều ngôn ngữ;
(3) những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ;
(4) nét riêng của một ngôn ngữ;
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
Nhờ những kết quả nghiên cứu của loại hình học mà ngôn ngữ
học đối chiếu có cơ sở để giải thích các hiện tượng tương
đương và dị biệt. Tỉ lệ đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa
các ngôn ngữ được đối chiếu tùy thuộc vào đặc điểm loại hình
của các ngôn ngữ đó. Vì vậy những thông tin về loại hình ngôn
ngữ và loại hình học giúp người nghiên cứu ước lượng được
khoảng cách giữa các ngôn ngữ được đối chiếu.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.2 Ngôn ngữ học đối chiếu và loại hình học ngôn ngữ
Bài tập
Hãy nêu đặc điểm từ pháp (lexical features) và đặc điểm
cú pháp (syntactical features) của các loại hình ngôn ngữ
sau:
- Khuất chiết (hoà kết) – fusional
- Đơn lập - Isolating
- Chắp dính – agglutinating
- Hỗn nhập – Polysynthetic
Đặc điểm Khuất chiết (Hòa Đơn lập (Isolating)
kết) - fusional

Đặc điểm từ pháp


(lexical features)

Đặc điểm cú pháp


(syntactical
features)

Ngôn ngữ tiêu biểu


Đặc điểm Chắp dính – Hỗn nhập –
agglutinating Polysynthetic

Đặc điểm từ pháp


(lexical features)

Đặc điểm cú pháp


(syntactical
features)

Ngôn ngữ tiêu biểu


2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữ
- Thông qua đối chiếu nhiều đặc điểm quan trọng được
phát hiện. Nó cho phép nhà nghiên cứu xác định rõ hơn các
đặc điểm của từng ngôn ngữ được đối chiếu, những đặc
điểm vốn không được quan tâm khi nghiên cứu bên trong
ngôn ngữ.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữ
Ví dụ, nhờ đối chiếu các ngôn ngữ khác nhau chúng ta biết được sự đa
dạng của article (quán từ, mạo từ) trong các ngôn ngữ trên thế giới.
Xét theo tiêu chí article, các ngôn ngữ trên thế giới có 5 loại hình.
+ Ngôn ngữ có hai loại article (xác định và bất định) như các ngôn ngữ
German (Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển...), Các ngôn ngữ
Roman (Rumani, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...) tiếng Hungari, tiếng Ai
cập cổ, tiếng Polynesia của dân đảo Samoa, một số ngôn ngữ ở
Indonesia và châu Mĩ...
+ Ngôn ngữ chỉ có article xác định như tiếng Hy Lạp cổ.
+ Ngôn ngữ chỉ có article bất định như tiếng Ba Tư văn học, tiếng
Tadjik.
+ Ngôn ngữ có article xác định, article bất định và article chiết phân
như tiếng Pháp, tiếng Ý..
+ Ngôn ngữ không có article như các ngôn ngữ slave (trừ tiếng
Bulgaria) và đa số các ngôn ngữ khác trên thế giới.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết
2.1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữ
Hình thức biểu hiện của article trong các ngôn ngữ rất khác
nhau:
- Có khi ở vị trí trước trung tâm mà nó bổ nghĩa, nhưng có
khi lại đứng sau.
- Có khi nó là một từ nhưng có khi nó lại là một hình vị
(hậu tố trong tiếng Bulgaria, Rumania, các ngôn ngữ
Scandinavie, tiền tố trong tiếng Ả Rập...)
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.3 Ngôn ngữ học đối chiếu và việc miêu tả ngôn ngữ
-> Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện các
đặc điểm ngôn ngữ ở cả ba loại:
- đặc điểm phổ quát
- đặc điểm loại hình
- đặc điểm riêng biệt từng ngôn ngữ
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực nghiên
cứu lí thuyết khác
Qua nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ có thể phát hiện
được những ô trống của ngôn ngữ này so với ngôn ngữ kia.
Đó là trường hợp một đơn vị, một cấu trúc, một hiện tượng
ngôn ngữ có trong ngôn ngữ này nhưng lại không có trong
ngôn ngữ kia...
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực nghiên cứu
lí thuyết khác
Ví dụ: - Từ có nghĩa là horse không có trong ngôn ngữ của
người Mĩ da đỏ cho đến khi người Tây ban Nha mang ngựa
đến châu Mĩ.
- Những từ có nghĩa là corn, potato không có trong ngôn ngữ
Châu Âu cho đến khi châu lục này nhập ngô và khoai tây từ
châu Mĩ.
- Tiếng Eskimo có hàng chục từ khác nhau để chỉ tuyết, tương
ứng với nhiều loại khác nhau của tuyết. Trong khi đó nhiều dân
tộc, mặc dù có kinh nghiệm đáng kể về tuyết nhưng lại không
có sự phân biệt tinh tế đến như vậy (Lado 1957).
- Các từ chỉ màu sắc trong các ngôn ngữ khác nhau thường
không có sự tương ứng một đối một.
2.1. Những ứng dụng về phương diện lý thuyết

2.1.4 Ngôn ngữ học đối chiếu và những lĩnh vực nghiên
cứu lí thuyết khác
Những ô trống này cung cấp cho ta những thông tin bổ ích
về hiện thực cuộc sống, kinh nghiệm, thói quen, cách thức
phạm trù hóa thế giới của người bản ngữ. Những sự tương
đồng và khác biệt rõ ràng có mối liên quan chặt chẽ với văn
hóa và chỉ được phát hiện qua lăng kính đối chiếu. Như vậy,
ngôn ngữ học đối chiếu góp phần nghiên cứu các đặc trưng
văn hóa – dân tộc và giải quyết những vấn đề đặt ra cho
ngôn ngữ học tri nhận.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
2.2.1 Ngôn ngữ học đối chiếu và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ
Nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ là một trong
những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển của
ngôn ngữ học đối chiếu. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về:
- Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ;
- Mối quan hệ giữa sự giống nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ
và ngoại ngữ
- Những thuận lợi và khó khăn đối với việc học ngoại ngữ;
- Lỗi do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong tương quan với những
lõi khác trong quá trình học tiếng;
- Khả năng và hình thức ứng dụng hiểu biết về những điểm giống
nhau và khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ vào quá trình
dạy học.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
Chuyển di ngôn ngữ
Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ với ngoại ngữ
+ giọng ngoại quốc
+ học một ngôn ngữ có đặc điểm loại hình giống với tiếng
mẹ đẻ thì dễ hơn
+ khái niệm “chuyển di ngôn ngữ” (language transfer) do
T.Odlin (1989) khởi xướng trong công trình cùng tên: ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ với học ngoại ngữ. Đôi khi còn
gọi là “giao thoa ngôn ngữ” (interference) (J. Fisiak,
1983. Present Trends in Contrastive Linguistics)
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
Chuyển di ngôn ngữ
• Chuyển di tích cực (positive transfer): giúp học dễ dàng
hơn vì có sự giống nhau.
o Do you have money with you? Yes, I do (E)/?
o Em có mang theo tiền không? Có (V): câu trả lời ngắn
o I have eaten. Tôi ăn rồi:
-> trật tự, thành phần câu
• Chuyển di tiêu cực (negative transfer): gây khó khăn do
khác biệt.
VD: Tag questions/ negative polar questions for Viets

-> Do đó, người học hạn chế sử dụng những cấu trúc xa lạ,
thay vào đó họ quá lạm dụng những cấu trúc gần gũi.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
Khác biệt ngôn ngữ và khó khăn ngôn ngữ
• Khác biệt về ngôn ngữ không đồng nhất với khó khăn
trong học ngoại ngữ. Khác biệt là phạm trù thuộc ngôn
ngữ, còn khó khăn là phạm trù thuộc tâm lý tồn tại trong
đầu óc từng người.
• Khác nhau giữa hai ngôn ngữ không phải khi nào cũng
gây khó khăn như nhau với người học.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
Khác biệt ngôn ngữ và khó khăn ngôn ngữ
• Do vậy, cần xác định (xét về việc dạy tiếng):
o giống nhau cần yếu: giống nhau giúp người học chuyển di tích
cực từ tiếng mẹ đẻ sang ngoại ngữ:
§ VD: trật tự từ, thành phần câu (A-V): trật tự từ giữa danh từ
trung tâm và tính từ trong tiếng Anh, Hán là giống nhau,
không cần dạy nhiều, nhưng với tiếng Việt thì cần tập trung
làm rõ.
o giống nhau không cần yếu: giống nhau không giúp người học
chuyển di tích cực:
§ VD: phạm trù số của Anh - Việt
§ VD: ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm (phổ niệm)
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
Khác biệt ngôn ngữ và khó khăn ngôn ngữ
• Do vậy, cần xác định (xét về việc dạy tiếng):
o khác nhau cần yếu: khác nhau dẫn đến chuyển di tiêu cực:
VD: Thanh điệu của tiếng Việt với người Anh, trọng âm của
tiếng Anh với người Việt
o khác nhau không cần yếu: khác nhau không dẫn đến chuyển
di tiêu cực:
VD: Động từ của tiếng Anh đối với người Việt: thời, thể,
thức
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn
ỨNG DỤNG VỀ DẠY HỌC CỦA NNH ĐC
Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó, cho phép giải
quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ:
´ 1.Vấn đề giao thoa ngôn ngữ và ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ,
vấn đề lỗi.
´ 2.Tập hợp và lựa chọn các tài liệu ngôn ngữ và tài liệu lời nói với
những đặc điểm cấu trúc, hành chức và hoạt động của ngôn ngữ đối
chiếu.
´ 3.Xác lập một trình tự nhất quán đối với tài liệu học tập ngoại ngữ.
´ 4.Xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy nhằm
giải thích tài liệu học tập ngoại ngữ.
´ 5.Tạo ra và biên soạn một hệ thống các bài tập hợp lý và một hệ
thống các sách giáo khoa ngoại ngữ có chỗ dựa khoa học.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn

´ Ứng dụng vào Phân tích lỗi và sữa lỗi:


NNHĐC liên quan chặt chẽ tới việc phân tích lỗi khi nó giúp
chúng ta đi tìm nguyên nhân của lỗi qua những ảnh hưởng
của ngôn ngữ 1 đối với ngôn ngữ 2.

Một mặt phải tập trung vào sự dự báo những lỗi sai có tính chất
tiềm ẩn nhằm phòng ngừa chúng.

Mặt khác cũng hướng tới việc phân tích những lỗi sai hiển hiện
để tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi do các giao thoa ngôn ngữ
nào đưa lại.
2.2. Những ứng dụng về phương diện thực tiễn

´ Ứng dụng vào dịch thuật (lý thuyết dịch) và dịch máy:

Chỉ ra được cái chung về mặt nội dung (ý nghĩa) mà những đơn
vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu
đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các
phương tiện biểu hiện khác nhau.

Với mục đích phiên dịch máy, nghiên cứu đối chiếu cố gắng tìm
ra những nét khác nhau về chức năng ở 2 cấp độ: hình thái
học và cú pháp học của 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ khởi phát và
ngôn ngữ phiên dịch).
CHƯƠNG 3

Cở sở của việc đối chiếu ngôn ngữ


CÂU HỎI THẢO LUẬN
´ Anh/ chị hiểu như thế nào là Tertium
Comparationis (TC)? Cho ví dụ minh hoạ
3.1. So sánh và các loại so sánh

´ So sánh là một thao tác tư duy phổ quát của nhân loại.
Nhờ so sánh mà con người phát hiện ra được nhiều
thuộc tính và quan hệ (định lượng và định tính) giữa
các sự vật, hiện tượng trong thế giới.
3.1. So sánh và các loại so sánh
Có 2 kiểu so sánh:
-So sánh để làm rõ điểm giống và khác nhau giữa
các sự vật, hiện tượng.
-So sánh chỉ nhằm mục đích chứng minh hay làm
nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng được
bàn đến. (chủ yếu khai thác điểm tương đồng mà ít
chú ý đến sự khác biệt)
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

• Hai đối tượng đối chiếu phải có một điểm chung.


Đó chính là TC, là yếu tố quyết định kết quả so
sánh.
Ví dụ: Nếu đối chiếu hình vuông và hình chữ nhật:
o TC: số cạnh và số góc
o TC: tương quan về chiều dài của các cạnh
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)
• Xác định TC trong những ví dụ sau:
o Đôi ta như lửa mới nhen/ Như trăng mới mọc như đèn
mới khêu
o Vào mùa hè quạt máy đắt như như tôm tươi, nhưng vào
mùa đông thì lại rẻ như bèo
o Tình yêu của họ đã đơm hoa kết trái
o Thì giờ là vàng bạc
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

PHÂN BIỆT THUẬT NGỮ CƠ SỞ, TƯƠNG ĐƯƠNG


VÀ SỰ GIỐNG NHAU:
- CƠ SỞ: là nền tảng chung cho việc đối chiếu.
- TƯƠNG ĐƯƠNG: là quan hệ, liên quan đến giá trị, đến
khả năng thay thế giữa hai đối tượng.
- SỰ GIỐNG NHAU: Là điểm tương đồng giữa các đối
tượng. Nó là kết quả của quá trình so sánh
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)
- TC là một đại lượng chung hay cơ sở không thuộc về
một ngôn ngữ nào trong số những ngôn ngữ được đối
chiếu. Nó có thể thuộc phạm trù phổ quát hoặc phạm
trù chung của hai hay một số ngôn ngữ nào đó.
- Trong đối chiếu ngôn ngữ, chỉ những đối tượng tương
đương với nhau mới có thể so sánh với nhau.
- Mỗi cấp độ hay mỗi bình diện ngôn ngữ đều có những
TC đối chiếu riêng.
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)
Ví dụ:
- TC ở bình diện biểu hiện dựa trên cơ sở sự thống nhất của
bộ máy phát âm ở tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc khác
nhau. Đó là cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho việc nghiên
cứu đôi chiếu về ngữ âm-âm vị học.
- TC ở bình diện nội dung dựa trên cơ sở sự thống nhất của
thế giới bao quanh chúng ta và những nét chung trong tư duy
của tất cả mọi dân tộc nói các thứ tiếng khác nhau. Tất cả các
câu nói trong mọi ngôn ngữ đều xuất phát từ một cơ sở ngữ
nghĩa phổ quát,độc lập với các đặc điểm loại hình, quy tắc tổ
chức và hoạt động của các ngôn ngữ. Có như vậy ta mới có
thể dịch một văn bản từ ngôn ngữ này snag ngôn ngữ khác.
Đó là cơ sở quan trọng đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đối
chiếu về từu vựng, ngữ pháp và ngữ dụng.
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

´ + TC trong ngữ âm – âm vị học: đặc trưng về cấu âm-


âm học, nét khu biệt âm vị

´ + TC trong Từ vựng: nghĩa của từ và các nét nghĩa

´ + TC trong ngữ pháp: tương ứng về cấu trúc và ý nghĩa

´ + TC trong ngữ dụng: lực ngôn trung, các chức năng trong
giao tiếp
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)
• Việc xác định TC không nên dựa vào hình thức (cách
gọi tên, khái niệm) vì sẽ dẫn đến sự bế tắc, hoặc lệch
chuẩn, sai lầm, hoặc phiến diện. NCĐC nên dựa vào sự
tương đương về nghĩa, các thành tố nghĩa

´ Ví dụ?
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

Phân biệt ĐC định lượng và ĐC định tính:


- ĐC định lượng: nhằm xác định những khác biệt về số lượng
các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối chiếu nào đó.

Ví dụ: Đối chiếu số lượng các nguyên âm hay số lượng các từ


chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này
giúp xác định những “lỗ hổng” trong cấu trúc của ngôn ngữ
này so với ngôn ngữ khác.
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

Phân biệt ĐC định lượng và ĐC định tính:


- ĐC định tính: nhằm tìm ra những đặc điểm giống nhau và
khác nhau giữa các yếu tố ngôn ngữ tương đương của hai
ngôn ngữ.
Ví dụ: Đối chiếu trọng âm của tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối
chiếu này có quan hệ chặt chẽ với kiểu đối chiếu thứ nhất.
3.2. Cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)

CÂU HỎI THẢO LUẬN


Bài tập: Hãy đối chiếu đại từ xưng hô trong tiếng Việt và
tiếng Anh.
Cách tiến hành:
- Xác định tiêu chí đối chiếu
- Tìm điểm giống nhau và khác nhau
3.3. Các kiểu tertium comparationis trong NNHĐC

1. Tương đương về mặt thống kê


2. Tương đương dịch
3. Tương đương hệ thống
4. Tương đương ngữ nghĩa cú pháp
5. Tương đương quy tắc
6. Tương đương về thực thể
7. Tương đương ngữ dụng
Chương 4.

Các nguyên tắc và phương pháp


nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy nêu tóm tắt 05 nguyên tắc nghiên cứu đối
chiếu?

2. Phạm vi đối chiếu?

3. Các bước phân tích đối chiếu?


4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

Nguyên tắc thứ nhất: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ
đối chiếu phải được miêu tả một cách đầy đủ và chính xác
trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống và khác
nhau.

o Có thể sử dụng kết quả của người khác đã nghiên cứu


o Tự mình miêu tả những thuật ngữ và các đơn vị sử dụng
để đối chiếu
4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

Nguyên tắc thứ hai: Việc nghiên cứu không nên chú ý đến
những phương tiện ngôn ngữ nào đó được tách biệt một
cách máy móc, khiên cưỡng mà phải nằm trong một hệ
thống.

o Ví dụ: không thể so sánh will với sẽ mà không đặt trong


hệ thống ý nghĩa chỉ về thời gian
4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

• Nguyên tắc thứ ba: Phải xem xét các phương tiện đối chiếu
không chỉ trong hệ thống ngôn ngữ mà cả trong hoạt động
giao tiếp.

o Ví dụ: trong tiếng Anh “there” có phạm vi hoạt động rất rộng
và có rất nhiều phương tiện diễn đạt tương đương trong tiếng
Việt tùy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

• Nguyên tắc thứ tư: Phải đảm bảo tính nhất quán trong
việc sử dụng các mô hình lý thuyết để miêu tả các ngôn
ngữ đối chiếu
(nguyên tắc hay bị vi phạm nhất)
• Phải sử dụng những khái niệm có thể phù hợp để miêu tả
cả hai ngôn ngữ được đối chiếu và những khái niệm đó
phải được hiểu cùng một cách

• Phải theo cùng một khung lý thuyết


4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ
• Phải theo cùng một khung lý thuyết
o Nếu hiểu hình vị là một đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa
(Bloomfield) thì tiếng Việt và tiếng Hán không có đơn vị từ, chỉ
có hình vị; nhưng nếu hiểu hình vị là đơn vị có nghĩa của từ, tạo
nên từ thì các ngôn ngữ này chỉ có từ, không có hình vị.
o Mặc dù sẽ là lí tưởng để có một hệ thống thuật ngữ trung lập để
mô tả chung cho các ngôn ngữ, không thiên về một nhóm ngôn
ngữ nào nhưng thực tế, ngôn ngữ đại cương hiện tại trên thế giới
vẫn là “dĩ Âu vi trung” (thiên về ngôn ngữ biến hình) ◊
NGHỊCH LÝ đang tồn tại.
4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

o Các khung lý thuyết về ngôn ngữ:

§ Ngữ pháp truyền thống – traditional

§ ngữ pháp cấu trúc – structural

§ ngữ pháp tạo sinh - cải biến – generative-transformational

§ ngữ pháp tri nhận – cognitive

§ ngữ pháp chức năng – functional


4.1. Những nguyên tắc cơ bản trong đối chiếu các ngôn ngữ

• Nguyên tắc thứ năm:

Phải tính đến mức độ gần gũi về loại hình giữa các ngôn
ngữ cần đối chiếu.

-> đơn giản, thiết thực với người dạy và người học tiếng
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

1. Khái quát:
2. Phạm vi đối chiếu
3. Các bước phân tích đối chiếu
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu đối chiếu
các ngôn ngữ
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

1. Khái quát:
Trong ngôn ngữ học có 2 phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp miêu tả (descriptive)
- Phương pháp so sánh (comparative):
+ so sánh lịch sử
+ so sánh loại hình
+ so sánh đối chiếu
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

So sánh đối chiếu

+ so sánh bên trong ngôn ngữ (intralingual): so sánh giữa


các đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ khác nhau trong cùng
một ngôn ngữ: phân biệt âm vị ấm tố, hình vị - hình tố, các
phạm trù ngữ pháp, các phương thức ngữ pháp..

+ so sánh bên ngoài ngôn ngữ (extralingual): so sánh các


đơn vị, các phạm trù giữa các ngôn ngữ với nhau
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

2. Phạm vi đối chiếu:


• Đối chiếu tổng thể giữa hai ngôn ngữ: không khả thi
• Đối chiếu dấu hiệu: các mặt, các cấp độ, các thuộc tính
cụ thể của hai ngôn ngữ
• Cũng có thể phân biệt phạm vi đối chiếu trên cơ sở bình
diện ngôn ngữ như ngữ âm – âm vị, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, ngữ dụng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

2. Phạm vi đối chiếu:


• Ví dụ:

o So sánh những hệ thống tương đương giữa hai ngôn ngữ


như đại từ, quán từ, động từ, hệ thống nguyên âm, hệ
thống phụ âm…
o So sánh những cấu trúc tương đương như nghi vấn, phủ
định, cảm thán…
o So sánh các quy tắc tương đương: quy tắc bị động, đảo
ngữ, nhấn mạnh, đồng hoá dị hoá ngữ âm..
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
3. Các bước phân tích đối chiếu

a. Miêu tả
b. Xác định cái gì có thể so sánh với cái gì.
c. So sánh để thấy cái giống và cái khác
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
3. Các bước phân tích đối chiếu

Bước 1: Miêu tả

´Sử dụng kết quả miêu tả của người khác và trình bày lại dưới
hình thức phù hợp với mục đích đối chiếu.

´Sử dụng kết quả miêu tả do mình tự xác lập.

´Bước miêu tả trong nghiên cứu đối chiếu phụ thuộc rất nhiều
vào ngữ liệu thu thập được.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
3. Các bước phân tích đối chiếu

Bước 2: Xác định những cái có thể đối chiếu được với nhau

´ Xác định yếu tố X nào đó trong ngôn ngữ này có tương


đương với yếu tố Y trong ngôn ngữ kia không?

´Ví dụ: I have already bought a cat.

Tôi đã mua con mèo (ấy) rồi. Tôi đã mua một con mèo rồi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
3. Các bước phân tích đối chiếu

Bước 2: Đối chiếu

´ Theo T.Krzesowski (1990): Có 3 khung đối chiếu tương ứng


3 khả năng cơ bản có thể có khi đối chiếu 2 ngôn ngữ
+ XL1 = XL2
+XL1 ≠ XL2
+ XL1 = 0L2
Trong đó: X là yếu tố ngôn ngữ; L là ngôn ngữ
Ví dụ…

• Câu bị động trong tiếng Anh và các hình thức diễn đạt
tương đương trong tiếng Việt.
• Đối chiếu mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ

´ Tuỳ vào nhiệm vụ mục đích, có hai cách tiếp cận:


• Cách tiếp cận hai hay nhiều chiều: xem xét các hiện tượng
được so sánh của hai hay nhiều ngôn ngữ trong mối quan hệ
qua lại trên một cơ sở đối chiếu, dựa trên 1 TC nhất định.
• Chọn TC và xác định các phương tiện ngôn ngữ biểu thị/
thuộc về phạm trù này trong các ngôn ngữ đối chiếu.

• Câu hỏi đặt ra là: Những phương tiện nào có trong ngôn ngữ A
và B dùng để biểu thị cái được xây dựng trong TC?
• Cách đối chiếu này thường có tựa đề dạng Những phương tiện/
cách thức biểu hiện phạm trù X trong ngôn ngữ A và B.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ

´ Cách tiếp cận hai hay nhiều chiều:


§ VD1: Cách biểu thị ý nghĩa tương lai trong tiếng Anh và
tiếng Việt
§ VD2: Cách biểu thị ý nghĩa nguyên nhân trong tiếng Anh
và tiếng Việt
§ VD3: Cách biểu thị ý nghĩa mệnh lệnh trong tiếng Anh và
tiếng Việt
§ VD4: Phạm trù lịch sự trong tiếng Anh và tiếng Việt
§ VD5: Khoảng cách giao tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ

• Cách tiếp cận một chiều:


o Cách tiếp cận này xem xét ý nghĩa của một phương tiện nào
đó trong ngôn ngữ này và xác định những phương tiện biểu
hiện ý nghĩa tương ứng trong ngôn ngữ khác, có 1 ngôn ngữ
nguồn (ngôn ngữ xuất phát) và 1 ngôn ngữ đích. Ở ngôn ngữ
A có thể có 4 phương tiện biểu đạt, ngôn ngữ B có thể có ít
hoặc nhiều hơn, vv.

o Cách tiếp cận này có nhiều khả năng ứng dụng cho nghiên
cứu loại hình, biên soạn từ điển sắp xếp theo chủ đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ

Cách tiếp cận một chiều:


•Giải thích ý nghĩa của một đơn vị, hiện tượng nào đó trong ngôn
ngữ này và xác định những phương tiện biểu hiện ý nghĩa tương
ứng trong ngôn ngữ khác.
•Có thể bắt đầu bằng cách miêu tả các hình thức trong ngôn ngữ
thứ nhất rồi đối chiếu với ngôn ngữ thứ hai hoặc ngược lại. (ngôn
ngữ nguồn và đích).
•Các tựa đề thường gặp là: Hệ thống X/ cấu trúc Y trong ngôn ngữ
A và những hệ thống/ cấu trúc tương đương trong ngôn ngữ B.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
4. Những cách tiếp cận cơ bản trong NCĐC các ngôn ngữ

Cách tiếp cận một chiều:


o VD1: Trợ động từ trong tiếng Anh và những phương tiện
tương đương trong tiếng Việt
o VD2: Những đặc điểm dụng học của từ WELL trong tiếng
Anh và cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt
o VD3: Về một số ý nghĩa của giới từ FOR trong tiếng Anh
trong sự so sánh với những phương tiện tương đương về chức
năng trong tiếng Việt
o VD4: Cấu trúc bị động trong tiếng Anh và cách diễn đạt tương
đương trong tiếng Việt
o VD5: Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh và cách diễn đạt tương
đương trong tiếng Việt
o VD6: Các câu tiếng Anh mởi đầu bằng từ THERE và những
câu tương đương trong tiếng Việt
4.2. Phương pháp nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ

Một số phương pháp NCĐC các ngôn ngữ:


-Phương pháp miêu tả
-Phương pháp so sánh
-Phương pháp đối chiếu
Một số thủ pháp và phương thức đối chiếu ngôn ngữ:
-Thủ pháp đối chiếu tiểu hệ thống
-Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch một chiều
-Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều
-Thủ pháp đối chiếu biểu vật
-Thủ pháp đối chiếu trường
-Thủ pháp đối chiếu logic
Chương 5

Các bình diện nghiên cứu đối chiếu


Các bình diện nghiên cứu đối chiếu

• Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm


• Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa
• Nghiên cứu đối chiếu về ngữ pháp
• Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng và một số
bình diện khác
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm
-Nghiên cứu đối chiếu các đơn vị ngữ âm đoạn tính (nguyên
âm, phụ âm..)
-Nghiên cứu đối chiếu các đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính
(thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu…)
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
´ Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa
• Khó có thể nghiên cứu đối chiếu toàn bộ hệ thống từ vựng
• R. Lado (1957): giới hạn phạm vi đối chiếu ở khối từ
vựng hạn chế: các từ chức năng (do/ does/did), các từ
thay thế (one/ he/ she), các từ bị hạn chế về phân bố
(some/ any) và một số từ được lựa chọn có chủ đích.
• Các cấp độ đối chiếu từ vựng: Hình thức, ý nghĩa và phân
bố
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
´ Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa
Nghiên cứu đối chiếu mối quan hệ về hình thức, ý nghĩa của một
bộ phận từ vựng
• Giống nhau về hình thức, ý nghĩa: những từ vay mượn (loan
words) hoặc có quan hệ về cội nguồn (cognates).
• Giống nhau về hình thức, khác nhau về ý nghĩa. Đó có thể là sự
khác nhau một phần hoặc là sự khác nhau hoàn toàn.
• Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức. Đây là
những trường hợp thường thấy nhất khi đối chiếu từ vựng giữa
hai ngôn ngữ.
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
´ Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa
Nghiên cứu đối chiếu mối quan hệ về hình thức, ý nghĩa của một
bộ phận từ vựng
• Khác nhau về hình thức và ý nghĩa.
• Khác nhau về kiểu cấu tạo.
• Giống nhau về nghĩa gốc, khác nhau về nghĩa phái sinh.
• Giống nhau về ý nghĩa, giới hạn về địa lý.
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
´ Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng - ngữ nghĩa

*Nghiên cứu đối chiếu trường từ vựng: (từ chỉ sự chuyển


động, từ chỉ màu sắc, từ chỉ quan hệ thân tộc, từ chỉ bộ phận
cơ thể người, từ chỉ hoạt động nói năng,từ chỉ cảm xúc, từ
chỉ thực vật, từ chỉ động vật)
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
Nghiên cứu đối chiếu về ngữ pháp
´Có thể phân biệt nghiên cứu đối chiếu hình thái học và
nghiên cứu đối chiếu cú pháp học.

´Một số vấn đề có thể nghiên cứu:


Các đơn vị, các lớp ngữ pháp, các cấu trúc ngữ pháp, các
quan hệ và phạm trù ngữ pháp cũng như những phương
tiện biểu hiện các quan hệ và phạm trù này.
Các bình diện nghiên cứu đối chiếu
´ Nghiên cứu đối chiếu về ngữ dụng (phạm trù hành động
ngôn từ như cảm ơn, khen ngợi, xin lỗi, chào mừng, mời
mọc, cảnh báo ...) và một số bình diện khác như phân tích
diễn ngôn, ..
Chủ đề thảo luận
Thực hành phân tích đối chiếu ngôn ngữ

1. Đối chiếu các kiểu cấu trúc câu tương đương Việt – Anh xét
theo thành phần câu.
2. Đối chiếu các kiểu cấu trúc câu tương đương Việt – Anh xét
theo khuôn hình câu.
3. Đối chiếu câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Đối chiếu câu phủ định tiếng Việt và tiếng Anh.
5. Đối chiếu hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh.
6. Đối chiếu hệ thống phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh.
Nội dung ôn tập
1. Anh chị hãy phân biệt loại hình ngôn ngữ khuất chiết và
đơn lập, hãy cho biết những ngôn ngữ tiêu biểu nào
thuộc loại hình trên?
2. Nêu 5 nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ (vẽ sơ đồ). Giới
thiệu tóm tắt “nguyên tắc thứ 4” trong đối chiếu ngôn
ngữ.
3. Trình bày tóm tắt ba cấp độ đối chiếu từ vựng theo
R.Lado?
4. Nêu các bước phân tích đối chiếu ngôn ngữ (vẽ sơ đồ),
giới thiệu tóm tắt “bước 1” trong phân tích đối chiếu
ngôn ngữ.
5. Nêu các cách tiếp cận trong nghiên cứu đối chiếu ngôn
ngữ (vẽ sơ đồ). Giới thiệu tóm tắt cách tiếp cận thứ 2
trong đối chiếu ngôn ngữ, lấy ví dụ minh họa.
6. Nêu các cách tiếp cận trong nghiên cứu đối chiếu ngôn
ngữ (vẽ sơ đồ). Giới thiệu tóm tắt cách tiếp cận thứ nhất
trong đối chiếu ngôn ngữ, lấy ví dụ minh họa.
7. Nêu rõ sự giống và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối
chiếu với ngôn ngữ học so sánh lịch sử và ngôn ngữ học so
sánh loại hình.
8. Anh chị hiểu thế nào về khái niệm “chuyển di ngôn ngữ”
và các hướng chuyển di ngôn ngữ.
9. Nêu các bình diện trong đối chiếu các ngôn ngữ.
10. Nêu các phạm vi đối chiếu có thể thực hiện khi đối chiếu
tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Hãy trình bày các phân ngành của ngôn ngữ học so sánh.
12. Trình bày đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp
của ngôn ngữ học đối chiếu.
13. Anh/ chị hiểu như thế nào về ngôn ngữ học so sánh lịch
sử và ngôn ngữ học so sánh loại hình.
14. Anh / chị hiểu thế nào là tình trạng “Dĩ Âu vi trung”
trong sự phát triển của ngành ngôn ngữ học đại cương ở Việt
Nam. Nêu ví dụ chứng minh vai trò của NNHĐC trong việc
khắc phục tình trạng đó.
15. Nêu khái niệm cơ sở đối chiếu (Tertium Comparationis)
và nêu các cơ sở khi đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
16. Các khả năng có thể có trong nghiên cứu đối chiếu về từ
vựng giữa các ngôn ngữ.
17. Lập bảng đối chiếu các kiểu cấu trúc câu tương đương
Việt – Anh xét theo thành phần câu
18. Hãy liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa
câu nghi vấn tiếng Việt và tiếng Anh.
19. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa
câu phủ định tiếng Việt và tiếng Anh.
20. Lập bảng đối chiếu các kiểu cấu trúc câu tương đương
Việt – Anh xét theo khuôn hình câu
21. Hãy tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ
thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh.
22. Tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống
phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh.
23. Nêu đặc trưng và lấy ví dụ những giống nhau cần yếu/
không cần yếu và khác nhau cần yếu/ không cần yếu giữa
tiếng Việt và tiếng Anh.
Đề thi mẫu
Câu 1
Nêu 5 nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ (vẽ sơ đồ). Giới thiệu
tóm tắt “nguyên tắc thứ 4” trong đối chiếu ngôn ngữ. (4 điểm)
Câu 2
a. Một sinh viên dịch câu “ it rains like cats and dogs.” là trời
mưa như chó với mèo. Hãy phân tích, chỉ ra lỗi sai và dịch lại
câu trên cho đúng. (3 điểm)
b. Lập bảng đối chiếu các kiểu cấu trúc câu tương đương Việt
– Anh (trình bày bằng bảng) (3 điểm)
Gợi ý: S = chủ ngữ; V = động từ; C = bổ ngữ; O = tân ngữ;
A = trạng ngữ

You might also like