You are on page 1of 113

NGÔN NGỮ HỌC

ĐỐI CHIẾU
Dành cho sinh viên ngoại ngữ
Kiến thức đầu ra của môn học

Năng lực kiến thức


1. Cung cấp kiến thức cơ bản về đối chiếu ngôn ngữ
2. Cung cấp kiến thức giúp sinh viên có thể xác định và lý giải
được “lỗi” và nguyên nhân phạm “lỗi” trong quá trình học
ngoại ngữ
Kiến thức đầu ra của môn học

Năng lực ứng dụng:


1. Áp dụng kiến thức đã học vào việc học ngoại ngữ
2. Áp dụng kiến thức đã học công việc dịch thuật: tìm cách
giải quyết các vấn đề dịch thuật nảy sinh từ vấn đề khác
biệt ngôn ngữ và văn hóa.
Đánh giá

Thi giữa kỳ:


Hình thức: Làm bài theo nhóm.
Nội dung: Ứng dụng
Địa điểm: Tại lớp
Tỉ lệ: 30%
Đánh giá

Thi cuối kỳ:


Hình thức: Tự luận
Nội dung: Lý thuyết và ứng dụng
Địa điểm: Tại lớp
Tỉ lệ: 70%
Tài liệu tham khảo

1. Bùi Mạnh Hùng (2008). Ngôn ngữ học đối chiếu. Nhà xuất
bản Giáo dục
2. Tomasz P. Krzeszowski (1990) Contrasting Languages: The
Scope of Contrastive Linguistics. Nhà xuất bản De Gruyter.
3. Carl James (1980) Contrastive Analysis. Nhà xuất bản
Longman.
Nội dung chuyên đề

I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

II: TERTIUM COMPARATIONIS - CỞ SỞ ĐỐI CHIẾU

III: PHÂN LOẠI ĐỐI CHIẾU

IV: CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

V: BA BƯỚC ĐỐI CHIẾU


Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

• Khái niệm ‘đối chiếu’


Xem xét nhằm xác định những
 Khái niệm ‘so sánh’ tương đồng và khác biệt giữa hai
đối tượng được so sánh

So sánh hai đối tượng nhằm xác


 Khái niệm ‘đối chiếu’ định chúng khác biệt như thế nào
Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

• Khi nào chúng ta so sánh hai đối tượng?


 Sự so sánh luôn dựa trên giả định hai đối tượng có sự
tương đồng.
 Đối chiếu nhằm xác lập những khác biệt trong tương
quan với những tương đồng giữa hai đối tượng.
Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

• “The first thing we do is make sure that we are comparing like


with like: this means that the two (or more) entities to be
compared, while differing in some respect, must share certain
attributes.
• This requirement is especially strong when we are contrasting,
i.e., looking for differences—since it is only against a background
of sameness that differences are significant.
• We shall call this sameness the constant and the differences
variables’ (James 1980: 169).
Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu

• Đối tượng của NNHĐC


 Xác định những khác biệt và những tương đồng giữa hai
ngôn ngữ
• Mục đích của NNHĐC
 Nhằm đạt đến những kết quả có thể sử dụng cho mục
đích ứng dụng: giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật.
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Trong quá trình học ngoại ngữ NNHĐC giúp lý giải một hiện
tượng mà các nhà tâm lý học hành vi gọi là “chuyển di ngôn
ngữ” (Language Transfer).
Chuyển di tích cực

Tác động của tiếng mẹ đẻ đối


với ngoại ngữ
Chuyển di tiêu cực
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Chuyển di tích cực


 L1 giống L2
 Người học không ặp khó khăn vì điều học được trong L1
được “chuyển di tích cực” vào trong L2.
 Chuyển di tích cực giúp việc học L2 dễ dàng hơn.
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Chuyển di tiêu cực


 L1 khác L2  Giao thoa diễn ra
 Sự khác biệt giữa L1 và L2 khiến người học mất thời gian,
công sức
 L1 khiến việc lĩnh hội L2 khó khăn hơn.
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Chuyển di tiêu cực: Giao thoa


 Giao thoa ngữ âm
 Giao thoa cú pháp/ngữ pháp
 Giao thoa từ vựng
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

 Chuyển di tích cực = Học những thứ giống nhau dễ hơn

 Chuyển di tiêu cực = Học những thứ khác nhau khó hơn
và vì vậy dễ dùng sai (giao thoa)
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Vai trò của NNHĐC trong dạy và học ngoại ngữ:

 Giúp xác định nguyên nhân gây lỗi


 Tìm biện pháp khắc phục
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Chương trình điều tra NNHĐC được Charles Carpenter Fries


thuộc Đại học Michigan tiến hành vào những năm 40.

• Fries (1945): “Công cụ hiệu quả nhất trong việc giảng dạy ngoại
ngữ là những công cụ dựa trên việc miêu tả khoa học ngoại ngữ
đó, so sánh tỉ mỉ với việc miêu tả tiếng mẹ đẻ của người học.”
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Robert Lado (1957) thực hiện công trình miêu tả có tính so


sánh giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
• R. Lado: “Việc giảng dạy ngoại ngữ có thể hiệu quả hơn khi
tiến hành so sánh tiếng mẹ đẻ của người học và ngoại ngữ họ
đang học.”
•  “Contrastive Hypothesis”.
Lịch sử vấn đề

 Giả thuyết được tóm tắt như sau:

• Thụ đắc NN thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ về cơ bản khác với việc
học ngoại ngữ, đặc biệt là khi một cá nhân học ngoại ngữ
muộn hơn tiếng mẹ đẻ và việc học ngoại ngữ này hoàn toàn
dựa trên sự tinh thông tiếng mẹ đẻ của cá nhân này.
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

• Mỗi ngôn ngữ có một cấu trúc riêng. Những tương đồng
giữa hai NN sẽ không gây ra khó khăn cho người học
(chuyển di tích cực ), nhưng những khác biệt lại gây khó
khăn do sự “chuyển di tiêu cực” hay giao thoa.
Ngôn ngữ học đối chiếu và học ngoại ngữ

 Người học thường có khuynh hướng thường truy tìm


những khác biệt giữa hai NN.
Vấn đề thuật ngữ

• “NNHĐC -  so sánh hai NN hoặc các phân hệ của các NN


nhằm xác định một phân ngành của NNH các tương đồng
cũng như dị biệt giữa những NN hay những phân hệ này.
(Fisiak 1981: 1).
• Về mặt thuật ngữ: không có sự nhất quán giữa các nhà nghiên
cứu:
Vấn đề thuật ngữ

 Fries (1945): “Parallel Description”


 Lee (1974): “Differential Studies”
 Mackey (1965): “Differential Description”
 Nemser (1971): “Dialinguistic Analysis”, “ Analytical Confrontation”
 Catford (1968): “Descriptive Comparison”
Vấn đề thuật ngữ

• Hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu:
- Contrastive Linguistics - Ngôn ngữ học đối chiếu

- Contrastive Analysis – Phân tích đối chiếu


Phân ngành của NNHĐC

Fisiak (1981: 2-3):


ĐC lý thuyết
NNHĐC
ĐC ứng dụng
Phân ngành của NNHĐC

• Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết:


 giải thích thấu đáo tương đồng và dị biệt giữa hai NN;
 cung cấp một mô hình/khung so sánh thích hợp;
 giúp xác định những yếu tố nào có thể so sánh và so sánh như
thế nào trong các NN liên quan.
Phân ngành của NNHĐC

• Nghiên cứu đối chiếu lý thuyết:


 NCĐC lý thuyết tìm kiếm sự biểu hiện của một phạm trù phổ
quát X nào đó trong cả NN A và NN B.
Phân ngành của NNHĐC

• Nghiên cứu đối chiếu ứng dụng:


 Sự tác động của cấu trúc tiếng mẹ đẻ đối với cấu trúc của
ngoại ngữ trong quá trình giao tiếp.
 Nghiên cứu quá trình chuyển di ngôn ngữ, đặc biệt là chuyển
di tiêu cực hay giao thoa.
Phân ngành của NNHĐC

 Nhà nghiên cứu chú ý:


- Giao thoa ngữ âm
- Giao thoa ngữ pháp
- Giao thoa từ vựng
- Giao thoa văn hoá
Phân ngành của NNHĐC

 “Một phạm trù phổ quát X có biểu hiện Y trong NN A


được biểu thị như thế nào trong ngôn ngữ B và điều gì
có thể tác động đến quá trình này”.
Phân ngành của NNHĐC

 Xác định những khó khăn của ngôn ngữ khác, chẳng hạn, một
phạm trù cụ thể không được biểu thị trên bề mặt và hiện tượng
giao thoa có thể diễn ra.

 Vì vậy NCĐC ứng dụng cũng quan tâm đến biểu hiện trên bề mặt
của NN.
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

• Xác lập quan hệ tương đương giữa hai ngôn ngữ


• Xác lập Tertium Comparationis (TC)
 Khung tham chiếu – Frame of Reference
Cơ sở so sánh – Basis of Comaprison
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

• Quan hệ tương đương (Relation of equivalence)

 Quan hệ tương đương giữa hai cấu trúc cụ thể là mức độ


trùng khớp các thuộc tính của hai cấu trúc.

 phản ánh một mức độ trùng khớp của một số thuộc tính.
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

• Có thể nói đến sự tương đương cú pháp-ngữ nghĩa giữa hai


cấu trúc dù cho các thuộc tính từ vựng không trùng khớp…

• Hoặc hai cấu trúc tương đương ngữ dụng khi có cùng một hiệu
ứng xuyên ngôn bất chấp sự khác biệt về thuộc tính cú pháp
và từ vựng…
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

• Khái niệm tertium comparationis (TC)


 Không có TC hay khung tham chiếu = Không có bất kỳ so
sánh nào giữa hai đối tượng được thực hiện.
 Xác lập kiểu loại tương đương  xác lập TC
Tertium Comparationis

Tertium Comparationis

Tương đồng

Dị biệt

Ngôn ngữ A Ngôn ngữ B


CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Hai hay hơn hai vật thể bất kỳ có thể được so sánh về nhiều
đặc trưng khác nhau.

 những vật thể được so sánh có thể giống nhau ở những


phương diện này, song lại khác nhau ở những phương diện
khác.
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Với so sánh hai NN, việc lựa chọn TC là một yếu tố quan trọng
trong việc xác lập những tương đồng và những khác biệt giữa
các hiện tượng được so sánh (Lipinska 1975, Fisiak et al 1978).
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 NN là một cấu trúc tầng bậc phức tạp, hành chức ở từng cấp
độ khác nhau của hệ thống.

 Kiểu loại tương đương và TC liên quan;


 nhiều loại nghiên cứu đối chiếu khác nhau.
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Phân loại các nghiên cứu đối chiếu dựa trên phân loại các TC
liên quan.
 Về mặt lý thuyết, có hai loại TC: (1) tương đồng hình thức và (2)
tương đương ngữ nghĩa (Lado 1957, Spalatin 1969, Ivir 1969,
1970).
 Hiện nay các nghiên cứu đối chiếu đa dạng  hai TC này không
phải là những TC duy nhất được sử dụng.
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Tương đồng hình thức và tương đương ngữ nghĩa được dùng
như TC trong nghiên cứu đối chiếu cú pháp và từ vựng.
 Những NCĐC trong âm vị học, ngữ dụng, ngôn ngữ học xã
hội…buộc phải có những TC khác.
 Tuy nhiên, chỉ sự giống nhau về hình thức không thể được
dùng làm TC nếu không có tương đương ngữ nghĩa (Liston
1970, Lipinska & Grzegorek 1971).
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Một sự so sánh chỉ dựa trên tiêu chí hình thức là một sự so sánh
không hoàn chỉnh, hoặc không thể thực hiện được và trong nhiều
trường hợp nó dẫn đến nhiều sai lầm (Spalatin 1969).
 So sánh hình thái Present Perfect tiếng Anh và hình thái Passé
composé tiếng Pháp:
• Present perfect: to have + past participle
• Passé composé: avoir/être + participe passé
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Nhận xét:
• Việc phân tích dựa trên hình thức là không chính xác vì sự
giống nhau về hình thức không khớp, ít nhất là với sự giống
nhau về ngữ nghĩa.
• Hệ quả: điều này thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến
việc dạy và học những hình thái vị từ này (Politzer 1968).
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Việc phân tích đối chiếu chỉ dựa trên hình thức không thỏa đáng
về mặt lý luận và thực tiễn.
 Phân tích đối chiếu dựa trên tiêu chí ngữ nghĩa cũng không thỏa
đáng và không chính xác.
 Trong thực tế đối chiếu, tương đương ngữ nghĩa (semantic
equivalence) thường được đồng nhất một cách nhầm lẫn với
tương đương dịch thuật (translation equivalence).
CƠ SỞ ĐỐI CHIẾU

 Tương đương ngữ nghĩa trong NCĐC phải gắn với hình thức.
 Tương đương dịch thuật có thể hoặc không phụ thuộc vào
hình thức.
CÁC LOẠI TƯƠNG ĐƯƠNG DÙNG LÀM TC

Tương đương hình thức Tương đương nghĩa

Tương đương hệ thống Tương đương dịch


Tương đương hình thức

 Tương đương hình thức thể hiện qua các nội dung sau:
• Trật tự từ (word order)
• Từ chức năng (function words)
• Phụ tố (affixes)
• Cấu trúc câu (sentence struture)
Tương đương hình thức

 Tương đương hình thức hầu như ít được sử dụng vì sự tương


đồng hình thức của các phương tiện trong hai ngôn ngữ tự thân
không được xem là TC.
 So sánh các hình thức tự thân không có ý nghĩa, trừ khi hai hình
thức biểu đạt có một chức năng nào đó có thể so sánh được với
nhau.
Tương đương hình thức

 Tương đương hình thức chỉ có thể được dùng làm TC trong
NCĐC ngữ âm: so sánh phương thức và điểm cấu âm.
 Hạn chế:
Không giúp xác định bản chất của đối tượng cần đối chiếu.
Tương đồng hình thức có thể dẫn đến những sai lầm.
Tương đương ngữ nghĩa

 Nghĩa từ vựng (lexical meaning)

 Nghĩa cú pháp (phrase or sentence meaning)

 Nghĩa ngữ dụng (pragmatic meaning)


Nghĩa từ vựng

 Đối chiếu từ vựng: miêu tả các nét nghĩa và cách sử dụng của
những từ đang được đối chiếu.
 Tương đương nghĩa là cơ sở xác lập TC trong NCĐC từ vựng.
Các nét nghĩa có tính phổ quát được xem là TC trong NCĐC
từ vựng.
Tương đương ngữ nghĩa

 So sánh từ tiếng Anh “brother” và từ tiếng Việt “anh trai”

a. Human
brother b. Male anh trai
c. Sibling
d. Older
e. Friar
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

Dùng TC này so sánh hai kết cấu (Constructions)

 Đối chiếu các kết cấu


 Hai kết cấu tương đương cú pháp –ngữ nghĩa = hai kết
cấu có cấu trúc sâu giống nhau
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

“A set of universal, presumably innate, concepts which identify


certain types of judgments human beings are capable of making
about the events that are going on around them, judgments about
such matters as who did it, who it happened to, and what got
changed...
(Fillmore (1968: 24))
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

1. The door opened.


2. John opened the door.
3. The wind opened the door.
4. John opened the door with a chisel.
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

Hai câu với hai cấu trúc bề mặt khác nhau phái sinh từ cùng một
cấu hình cách (Di Pietro 1968):
1. I like tea.
Có cấu trúc sâu gần nhau
2. Mi piace il té.
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

 Hai câu tiếng Anh và tiếng Italia có cấu hình cách giống nhau:
S

M P
(Time)
V N
(O, D)
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

 Phân tích thành tố câu tiếng Italia:


Mi piace il té
(D V O)

 Phân tích thành tố câu tiếng Anh:


I like tea
(D V O)
Tương đương cú pháp - ngữ nghĩa

 Hai câu tuy có câu trúc bề mặt khác nhau nhưng có thể truy
nguyên về cùng vai nghĩa  sự giống nhau về vai nghĩa có thể
được xem là TC.
Tương đương ngữ dụng

 Tương đương ngữ dụng = Tương đương chức năng


 Pragmatics is the study of language in use. It is the study of
meaning, not as generated by the linguistic system but as conveyed
and manipulated by participants in a communicative situation.
Tương đương ngữ dụng

 Tương đương ngữ dụng = Tương đương chức năng


Krzeszowski (1990):

• Hai văn bản trong hai NN khác nhau cùng tạo ra một tác động
nhận thức tối đa ở người sử dụng hai NN này. Sự giống nhau
tối đa về hiệu ứng xuyên ngôn.
Tương đương chức năng

Oleksy (1983):

“A linguistic expression X1 in L1 is pragmatically equivalent to a


linguistic expression X2 in L2 if X1 and X2 can be used in the performance
of the speech act in L1 and L2 relative to the corresponding set of
pragmatic, contextual and socio-cultural factors.”
Tương đương chức năng

Kalisz (1986):

Các phát ngôn trong hai NN được xem là tương đương ngữ
dụng nếu và chỉ nếu những phát ngôn này có những hàm ý
giống nhau tối đa.
Tương đương chức năng

 Có thể hiểu là tương đương về chức năng của hai phát ngôn
trong hai ngôn ngữ khi được sử dụng trong cùng một tình
huống giao tiếp.
May I have this piece of Mẹ cho con ăn miếng bánh
cake? này nghe, mẹ.

Xin phép
Tương đương chức năng

Do you want an ice cream? Em ăn kem không?

Mời
Tương đương chức năng

Let's go to the movies tonight. Tối nay đi xem phim không?


- I have to study for exam. - Em phải ôn thi.

Mời – Từ chối
Tương đương dịch

 Kiểu tương đương được sử dụng rộng rãi trong NCĐC.

 Tương đương dịch = quan hệ giữa các biểu thức NN, trong đó
biểu thức này là chuyển dịch của biểu thức kia.

 Tương đương dịch chịu sự chi phối của ngữ cảnh.


Tương đương dịch

Why don’t we all get together for lunch one day?

a. Sao chúng ta không gặp nhau để ăn trưa một ngày nào đó?

b. Hôm nào mình đi ăn với nhau một bữa nhỉ?


 (a) là câu dịch nguyên văn; (b) tương đương dịch.
Tương đương dịch

 Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

 Qui se ressemble, s’assemble.

 Birds of a feather flock together.


Tương đương dịch

 Hữu xạ tự nhiên hương.


 A good wine needs no bush.
 A bon vin point d'enseigne.
Une brebis galleuse peut infecter tout un troupeau

Tương đương dịch

 Một con sâu làm rầu nồi canh.


 One rotten apple spoils the whole barrel.
 Une brebis galeuse gâte tout un troupeau.
Tương đương dịch ≠ Tương đương nghĩa
 Tương đương dịch = tương đương trong ngôn cảnh
Tương đương hệ thống

3. Tương đương hệ thống (system equivalence):


 Quan hệ giữa các hệ đối vị có thể so sánh thông qua các nhãn
ngữ pháp chung như đại từ, quán từ, thì, thể, thức…

 Có thể so sánh hệ thống đại từ hay mạo từ trong các NN khác


nhau.
Tương đương hệ thống

 Tuy nhiên, toàn hệ thống trong mỗi ngôn ngữ lại hành
chức khác nhau, vì vậy, nhãn ngữ pháp lại khiến người
nghiên cứu nhầm lẫn.
Tương đương hệ thống

• Hình thái The simple past (TA)


• Hình thái Le passé composé (TP)
• Hình thái Le passé simple
Phân loại đối chiếu

Krzeszowski (1990) phân biệt:

 NCĐC trong phạm vi văn bản (text-bound contrastive studies)


 NCĐC trong phạm vi hệ thống (systemic contrastive studies)
Phân loại đối chiếu

 NCĐC trong phạm vi văn bản

 so sánh văn bản trong hai ngôn ngữ và không vượt qua phạm
vi những văn bản đó để khái quát hai ngôn ngữ so sánh.
Phân loại đối chiếu

 NCĐC trong phạm vi hệ thống

 những mô hình khái quát hóa các khía cạnh khác nhau của
những ngôn ngữ được so sánh.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 1:
 Khi so sánh tiếng Anh (tiếng Pháp, tiếng Nhật,…) với tiếng Việt,
cần chú ý:
• Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết, biến hình
• Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, phi hình thái
• Các yếu tố văn hóa liên quan
CÁC NGUYÊN TẮC MIÊU TẢ ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 2:
 Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải được
miêu tả đầy đủ, chính xác.
 Tại sao?
 tìm ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa các phương tiện
đó.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 3:
 Các phương tiện ngôn ngữ phải được miêu tả trong hệ
thống.
Ví dụ: khi so sánh “tôi” và “Je” (“I”, “Ich”, ‘Yo”…),
Ta phải đặt trong hệ thống các phương tiện chỉ vai giao tiếp.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 4:
 Các phương tiện ngôn ngữ không chỉ được miêu tả trong
hệ thống ngôn ngữ mà còn trong hoạt động giao tiếp.
Ví dụ: So sánh đại từ ngôi thứ ba trong tiếng Anh và tiếng
Pháp
Il(s) – Elle (s) He – She – It – They  hệ thống NN
 Phải miêu tả cách sử dụng của những đại từ này.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 5:
 Bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng các khái niệm và mô
hình lý thuyết để miêu tả các ngôn ngữ được đối chiếu.
 Sử dụng khái niệm có thể phù hợp để miêu tả và khái niệm đó
phải được hiểu cùng một cách.
 Sử dụng một khung lý thuyết.
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 5:
 Khái niệm “ngôi” (person)
Tiếng Anh Tiếng Việt
• Phạm trù ngữ pháp của • Không phải phạm trù NP
động từ. của động từ.
• He/Mary/John works • Tôi/Nam/Anh…làm việc
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI CHIẾU

Nguyên tắc 5:
 Khái niệm “ngôi” (person)
• Trong tiếng Anh: “Ngôi” là phạm trù ngữ pháp.
• Trong tiếng Việt: “Ngôi” chỉ vai giao tiếp.
 Vì vậy, nếu sử dụng khái niệm “ngôi” để miêu tả các đơn vị trong
tiếng Anh và tiếng Việt, không miêu tả chính xác.
CÁC BƯỚC ĐỐI CHIẾU

 Phân tích đối chiếu được thực hiện qua hai giai đoạn:

GĐ1: •Miêu tả
GĐ2: •Đối chiếu
CÁC BƯỚC ĐỐI CHIẾU

 Hai giai đoạn được thực hiện qua ba bước và ba bước này
phải thực hiện theo trật tự quy định:

Description Juxtaposition Comparison


MIÊU TẢ - DESCRIPTION

 Miêu tả các đối tượng cần đối chiếu thông qua ngữ liệu.
 Ngữ liệu:
• Các bản dịch “trung thành” với văn bản gốc;
• Từ điển song ngữ;
• Cộng tác viên + Sách ngữ pháp miêu tả các NN được đối
chiếu.
MIÊU TẢ - DESCRIPTION

 Yêu cầu đối với ngữ liệu:


• Tính tự nhiên của ngữ liệu
• Tính đa dạng của ngữ liệu
MIÊU TẢ - DESCRIPTION

 Trình độ song ngữ của nhà nghiên cứu


• Lựa chọn và miêu tả chính xác cứ liệu ngôn ngữ
• Xác định những yếu tố được xem là tương đương
• Xác định những yếu tố có thể so sánh

 Tuân thủ các nguyên tả miêu tả


XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ CÓ THỂ ĐỐI CHIẾU-
JUXTAPOSITION
 Quá trình này thường phụ thuộc vào năng lực song ngữ của
người nghiên cứu (khả năng suy xét và trực giác).
 Năng lực song ngữ cho phép xác định yếu tố X trong ngôn ngữ A
có tương đương với yếu tố Y trong NN B hay không.
 Thuật ngữ tương ứng được sử dụng trong tài liệu miêu tả các NN
liên quan.
XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ CÓ THỂ ĐỐI CHIẾU-
JUXTAPOSITION
 Các văn bản dịch tin cậy = cơ sở giúp xác định yếu tố tương
đương có thể so sánh.
 Năng lực song ngữ có vai trò quan trọng = Vai trò của ngữ cảm 
chủ quan
 Nhằm hạn chế tính chủ quan này, phải dùng ngữ liệu dịch từ các
dịch giả uy tín.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Bước quan trọng nhất của quá trình nghiên cứu đối chiếu.
• Chỉ đối chiếu sau khi thực hiện hai bước đầu tiên là miêu tả
và xác định những yếu tố có thể so sánh.
• Hai đối tượng được so sánh có thể giống nhau về phương
diện này, nhưng có thể khác nhau về phương diện khác.
• Phải chỉ ra được khác biệt và tương đồng giữa hai đơn vị
được so sánh.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Krzeszowski (1990) đưa ra ba khả năng trong đối chiếu hai NN:
1. Xl1 = Xl2 X trong L1 có thể đồng nhất về một số phương diện
với yếu tố tương đương trong L2.
2. Xl1 ≠ Xl2 X trong L1 có thể khác biệt về một số phương diện
với yếu tố tương đương trong L2.
3. Xl1 = l2 X trong L1 không có cái tương đương trong L2.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Trường hợp (3) có thể rơi vào một trong hai khả năng sau:
• Khả năng (3a): Giữa hai NN không có cái tương đương nào
được xác lập.
Không có tương đương giữa “hệ thống thì” trong tiếng
Anh và tiếng Việt.
• Kết quả: không thể so sánh
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Trường hợp (3) có thể rơi vào một trong hai khả năng sau:
• Khả năng (3b): X chỉ có trong L1, không có trong L2.
• Hướng so sánh: Các phương tiện biểu đạt X của L1 trong L2.
• Ví dụ:
Các phương tiện biểu đạt Present Perfect trong tiếng Việt
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Tuy nhiên, tùy vào mục đích đối chiếu, người ta có thể thực hiện:
• bắt đầu bằng việc miêu tả đối tượng X trong ngôn ngữ L1 và
tìm những phương tiện biểu thị các nét nghĩa hay chức năng
của X trong ngôn ngữ L2.
• Hoặc miêu tả đối tượng X trong L2, rồi tìm những phương
tiện biểu đạt X trong L1.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Một NCĐC hoàn chỉnh nhất thiết phải thực hiện hai chiều.
 Các NCĐC định hướng điển hình có thể mang những tên gọi như
{hệ thống X/kết cấu Y} trong L1 và một/những tương đương của
nó trong L2 .
 Dễ thấy nhất là các NCĐC có tên kiểu như Các cách thức biểu đạt
phạm trù X trong L1 và L2:
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

• Cách biểu đạt ý nghĩa quá khứ trong tiếng Anh và tiếng Việt
• Cách biểu đạt ý nghĩa tương lai trong tiếng Anh và tiếng Việt
• Các cách biểu đạt nguyên nhân trong tiếng Anh và tiếng Việt
• Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh và tiếng Việt
• Câu điều kiện trong tiếng Anh và tiếng Việt
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Khi chỉ ra phạm vi của NCĐC ngữ pháp bao gồm việc so sánh hệ
thống, kết cấu và quy tắc, chúng ta đã có một cơ sở để có thể đưa
ra một bộ thủ pháp chức năng để tiến hành nghiên cứu.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

• Bước đầu tiên trong việc so sánh hệ thống là tách một hệ thống
trong L1, và sau khi miêu tả hệ thống đó, chúng ta tìm kiếm một hệ
thống tương đương trong L2, với điều kiện phải có một sự miêu
tả phù hợp sẵn có về hệ thống.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 So sánh hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Anh và tiếng Pháp.


• Hệ thống tiếng Anh bao gồm:

Ngôi Số đơn Số phức


Thứ nhất I We
Thứ hai You You
Thứ ba He/ She/It They
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

• Hệ thống tiếng Pháp bao gồm:

Ngôi Số đơn Số phức


Thứ nhất Je Nous
Thứ hai Tu Vous
Thứ ba Il/Elle Ils/Elles
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

• Khi miêu tả hai hệ thống này, người ta sẽ xác định được những
tương đồng và dị biệt.

• Tương đồng:

 các đại từ trong hai NN đều có sự phân biệt về ngôi. Sự phân


biệt này dựa trên sự phân biệt người nói, người nghe và phần
còn lại.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Các đại từ trong hai NN đều có sự phân biệt về số: số đơn và


số phức.

 Đại từ ngôi thứ ba có sự đối lập về giống.


ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

• Khác biệt:
 Trong tiếng Pháp, đại từ ngôi 2 có sự phân biệt về số; tiếng
Anh không có sự phân biệt này.
 Đại từ ngôi 3, số đơn của tiếng Anh có ba giống: giống đực,
giống cái và giống trung; tiếng Pháp chỉ có giống đực và giống
cái.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Đại từ ngôi 3, số nhiều của tiếng Anh không đánh dấu về


giống; tiếng Pháp lại đánh dấu giống đực và giống cái.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 So sánh hệ thống chỉ hữu dụng ở một mức độ nhất định; nó không
mang laị bất kỳ thông tin nào về cách thức các yếu tố thuộc những hệ
thống này hoạt động trong câu cấu tạo hoàn chỉnh và về tính thích
đáng của bản thân so sánh hệ thống trong những tình huống giao
tiếp cụ thể.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Thiếu những thông tin liên quan đến ngữ nghĩa và ngữ dụng của hai
hệ thống được so sánh, NCĐC sẽ thiếu sót nghiêm trọng.

 Trước hết là những tương đồng hệ thống, xác lập trên cơ sở so sánh
các hệ đối vị, ít khi song hành với các tương đồng kết hợp.
ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Mặc dù có sự tương đồng về phạm trù giống giữa He/She và Il/Elle,


song nếu khảo sát những đơn vị này được sử dụng khi thay thế các
danh từ, người ta nhận thấy sự khác biệt cơ bản về phạm trù giống:
 Phạm trù giống tiếng Anh là phạm trù ngữ nghĩa, dựa trên thuộc tính tự
nhiên của đối tượng.

 Phạm trù giống tiếng Pháp là phạm trù ngữ Pháp.


ĐỐI CHIẾU- COMPARISON

 Mặc dù có sự tương đồng về phạm trù giống giữa He/She và Il/Elle, song
nếu khảo sát những đơn vị này được sử dụng khi thay thế các danh từ,
người ta nhận thấy sự khác biệt cơ bản về phạm trù giống:
 Phạm trù giống tiếng Anh là phạm trù ngữ nghĩa, dựa trên thuộc tính tự
nhiên của đối tượng.
 Phạm trù giống tiếng Pháp là phạm trù ngữ Pháp.
CONTRASTIVE LINGUISTICS

END

You might also like