You are on page 1of 77

TRƯƠNG VĂN GIỚI - LÊ KHẮC KIỀU LỤC

biên dịch

GIÁO TRÌNH NGỮ PHÁP

TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


LỜI NÓI ĐẦU

Bạn đang cầm trên tay quyển Giáo trình Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại,
một quyển sách quan trọng thuộc chuyên đề “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”
trong dòng sách công cụ của Nhà sách Hải Hà SG đã xuất bản.
Quyển Giáo trình Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thuộc bộ giáo trình
“Hán ngữ đối ngoại” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh gồm sáu quyển
(nhà sách chúng tôi đã xuất bản) đang được sử dụng làm giáo trình giảng dạy
Hán ngữ chính thức tại nhiều trường đại học ở Trung Quốc và Việt Nam.

Giáo trình này là cuốn sách mẫu mực để dạy và học ngữ pháp. Nó giúp
người học nắm được kiến thức, quy luật của ngữ pháp tiếng Hán một cách hệ
thống và vững chắc. Sách được trình bày rõ ràng, dễ hiểu, các vấn đề ngữ pháp
được kết hợp với nhiều ví dụ cụ thể cũng như những bài tập ứng dụng bảo đảm
cho việc truyền đạt tốt nhất những kiến thức ngữ pháp đến người học. Vì thế
giáo trình đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy ngữ pháp tiếng Hán cho du
học sinh, sinh viên học tiếng Hán tại nhiều trường ở Trung Quốc cũng như trên
thế giới. Ngoài ra, sách cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những
người có nhu cầu tự học và nghiên cứu tiếng Hán.

Cùng với giáo trình này, người học có thể tham khảo thêm hai quyển sách
khác thuộc dòng sách “Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” mà chúng tôi đã xuất
bản là: Sổ tay ngữ pháp tiếng Hán hiện đại và Ngữ pháp Hán ngữ thực dụng
- được biên soạn cho người học tiếng Hán ở trình độ sơ, trung cấp.

Sổ tay ngữ pháp tiếng Hán hiện đại dựa vào các chủ đề ngữ pháp
thường gặp nhất hệ thống lại các điểm ngữ pháp cơ bản. Các điểm ngữ
pháp này được trình bày thông qua những công thức cô đọng kết hợp
với những ví dụ điển hình, nhờ vậy, tuy chỉ là một cuốn sách nhỏ, nhưng
nó có thể giúp người học nhanh chóng và dễ dàng nắm bắt được các kiến
thức ngữ pháp căn bản.
-

Ngữ pháp Hán ngữ thực dụng là một cuốn sách có tính thực hành rất
cao. Sách giới thiệu hệ thống và chi tiết hầu hết các vấn đề và điểm ngữ
pháp thường gặp. Do có nhiều ví dụ minh họa rõ ràng kết hợp với hệ
thống bài tập trắc nghiệm phong phú và thực tế, nên sách sẽ là một tài
liệu hữu ích cho người học tiếng Hán, đặc biệt là người luyện thi HSK.
Hy vọng cuốn Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại này sẽ là cuốn
sách hữu ích cho người học và sử dụng tiếng Hán. Do thời gian và trình độ có
hạn, giáo trình này khó tránh khỏi sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của bạn đọc gần xa.
Thông tin liên lạc xin gửi về:

Công ty TNHH Giáo dục Hải Hà, 713 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa,
Q. Tân phủ, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: 028-62717476; Email: nshaiha@gmail.com


Xin chân thành cảm ơn.

Thay mặt nhóm biên dịch

Trương Văn Giới

is 60 mm 1/40

Highst all rouge odo niso, núto bojih.

DR gusi qirq age yet 52


vel nabdi bil tarin qsg gnowa

jong ved duri soub uker gårig

gol wd nỗib qb le guida för

lai nho mitiga


sad neo qüilq siya müdh

rýmarun don2, 0894


yabuch gadg
HỖ TRỢ SÁCH TỪ WWW.HAIHASG.COM

Hỗ trợ sử dụng sách để dạy và học từ trang www.haihasg.com: Kiến


thức trong sách giấy chỉ có giới hạn trong khi việc cung cấp thông tin, kiến
thức qua mạng internet là vô tận và luôn cập nhật. Vì thế, Nhà sách Hải Hà
SG xây dựng hệ thống hỗ trợ việc dạy và học cho bộ sách này cũng như
toàn bộ sách chúng tôi phát hành tại trang www.haihasg.com. Phương thức
hỗ trợ như sau:
-

Mỗi cuốn sách sẽ có một trang hỗ trợ trong trang web, trên đó tổng
hợp tất cả các thông tin, kiến thức hỗ trợ cho việc dùng sách. Để đi tới
trang này, bạn đọc quét mã QR (nếu dùng điện thoại thông minh hay
máy tính bảng) hoặc nhập địa chỉ đi kèm theo sách vào trình duyệt
trên máy tính. Trên trang này, bạn đọc xem trực tiếp thông tin hoặc
có được liên kết dẫn tới một trang thông tin liên quan khác. Ví dụ:
Ở đầu và cuối của cuốn sách này có một mã QR và địa chỉ:
trang

https://bit.ly/3lIKDfB, nó giúp bạn đọc truy cập vào trang web hỗ trợ
cho sách.

Những mã QR hay địa chỉ tại từng phần của sách là những địa chỉ dẫn
trực tiếp tới nội dung hỗ trợ cho phần đó. Ngoài ra, trang haihasg.com
là một kho thông tin khổng lồ về tri thức tiếng Hán, có thể liệt kê qua
những nhóm sau:

Dành riêng cho mảng thi HSK của nhà sách Hải Hà SG, có một
mục menu “HSK”, trên đó chứa lượng dữ liệu lớn về thi HSK gồm:
Tổng hợp các thông tin, kiến thức, bài tập hỗ trợ, các đề thi... cho
kỳ thi HSK.

Trang web có một “Thư viện” chứa rất nhiều bài viết sưu tập từ báo
chí, tập san chuyên ngành, hàng ngàn luận văn thạc sĩ, tiến sĩ cũng
như giáo trình, tài liệu dạy và học tiếng Hán.

Mục “Thế giới Hoa ngữ” gồm các bài viết song ngữ thuộc rất nhiều
lĩnh vực, chủ đề giúp người xem trau dồi tiếng Hán cũng như kiến
thức văn hóa, xã hội...

Trang web dẫn tới một trang trường học trực tuyến, trên đó có nhiều
khóa học, bài tập và đề thi... phục vụ cho việc học tập trực tuyến.

7
Để có thể truy cập trang web của Hải Hà SG, người dùng cần đăng ký
thành viên của trang. Trang web phân thành nhiều nhóm thành viên, mỗi
nhóm có quyền truy cập khác nhau. Người dùng có thể đăng ký nhóm thành
viên nào, cách đăng ký ra sao sẽ được hướng dẫn trong sách và trên trang
web.

Đối với người dùng sách “Giáo trình Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại”,
người dùng cần đăng ký vào nhóm “ĐĂNG KÝ TỰ DO”. Quy trình đăng
kỷ gồm hai bước:
- Vào menu ĐĂNGNHẬP/ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN, điền thông tin
vào các mục “Tên người dùng”, địa chỉ “Email”, “Tên”, “Họ”, “Mật
khẩu”, sau đó bấm “Đăng ký”.

Sau khi hoàn tất việc điền thông tin đăng ký, sẽ có hai email được gửi
tới hộp thư của bạn. Một email có tiêu đề “HẢI HÀ SG: Xác minh
email”, bạn mở email này rồi bấm vào liên kết trong email để xác
minh với chúng tôi email của mình. Một email khác là để chào mừng
bạn đã đăng ký thành công, trên email cung cấp “Tên người dùng”
của bạn cũng như liên kết để đăng nhập vào trang web.
MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG LUẬN

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP. 19

TIẾT 1: NGỮ PHÁP LÀ GÌ..... 19

19
1.1.1 Ngữ pháp tồn tại khách quan trong ngôn ngữ..
1.1.2 Ngữ pháp là một dạng kiến thức chuyên môn . 20

1.1.3 Ngữ pháp là một hệ thống những quy tắc tổ hợp cấu tạo . 20

TIẾT 2: PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP VÀ ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP. 22

TIẾT 3: HÌNH THỨC NGỮ PHÁP VÀ Ý NGHĨA NGỮ PHÁP. 24

TIẾT 4: HỆ THỐNG NGỮ PHÁP. 27

TIẾT 5: NGỮ PHÁP VÀ NGỮ THỂ. 28

CHƯƠNG II: NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI. 35

TIẾT 1: NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ NGỮ PHÁP PHƯƠNG NGÔN..........35
2.1.1 Tiếng Hán hiện đại, tiếng Phổ thông, tiếng Bắc Kinh và phương ngôn......... 35
2.1.2 Mối quan hệ giữa ngữ pháp tiếng Hán hiện đại và ngữ pháp phương ngôn .... 36
TIẾT 2: NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN CỔ ĐẠI . 38
TIẾT 3: ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA NGỮ PHÁP TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI.. .41

PHẦN II: TỪ VÀ CÂU

CHƯƠNG III: TỪ VÀ TỪ LOẠI (I). 46

TIẾT 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ. .46

3.1.1 Chữ, từ tố và từ. 46

3.1.2 Cấu tạo từ. 48

TIẾT 2: KHÁI QUÁT VỀ TỪ LOẠI . 54

3.2.1 Từ loại là gì?. 54

3.2.2 Tiêu chí phân loại từ.. 55

3.2.3 Tác dụng của từ loại . 56

3.2.4 Kiêm loại.. 58

3.2.5 Cấp bậc của từ loại .. 59


TIẾT 3: DANH TỪ..
3.3.1 Đặc điểm ngữ pháp của danh từ..

3.3.2 Các loại danh từ. 61

3.3.3 Danh từ thời gian .. .63

3.3.4 Danh từ nơi chốn. .63

3.3.5 Danh từ phương vị . .65

TIẾT 4: ĐỘNG TỪ........


3.4.1 Đặc điểm ngữ pháp của động từ. 67

3.4.2 Phân loại động từ. .68

3.4.3 Sự lặp lại của động từ. .81

TIẾT 5: TÍNH TỪ.. .88

3.5.1 Đặc điểm ngữ pháp của tính từ. .88

3.5.2 Phân loại tính từ.. .89

3.5.3 Sự lặp lại của tính từ.. .92

CHƯƠNG IV: TỪ VÀ TỪ LOẠI (II) .99

TIẾT 1: ĐẠI TỪ. .99

4.1.1 Khái quát các loại đại từ... .100

4.1.2 Vấn đề hư chỉ của đại từ. ..103

4.1.3 Đại từ được bổ nghĩa.. ..103

TIẾT 2: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ. 104

4.2.1 Số từ. ..104

.106
4.2.2 Lượng từ.
.109
4.2.3 Sự lặp lại của lượng từ.
4.2.4 Số từ + Tính từ + Lượng từ. ..110

TIẾT 3: PHÓ TỪ.. 110

4.3.1 Đặc điểm ngữ pháp của phó từ. ...110

4.3.2 Phân loại phó từ. ...112

TIẾT 4: GIỚI TỪ. . 116

4.4.1 Đặc điểm ngữ pháp của giới từ ..116

4.4.2 Ranh giới giới từ và liên từ. ..118

4.4.3 Phân loại giới từ. .118


TIẾT 5: LIÊN TỪ. 120

4.5.1 Đặc điểm ngữ pháp của liên từ. 120

4.5.2 Phân loại liên từ.. ..120

TIẾT 6: TRỢ TỪ.. 121

4.6.1 Đặc điểm ngữ pháp của trợ từ . .121

4.6.2 Phạm vi và phân loại trợ từ.. .122

TIẾT 7: TỪ TƯỢNG THANH . 124

4.7.1 Đặc điểm ngữ pháp của từ tượng thanh.. ..124

4.7.2 Tác dụng biểu đạt của từ tượng thanh. ..125

TIẾT 8: THÁN TỪ.. 125

4.8.1 Đặc điểm ngữ pháp của thán từ. .125

4.8.2 Tác dụng biểu đạt của thán từ. .126

CHƯƠNG V: TỔ HỢP TỪ (CỤM TỪ) VÀ KẾT CẤU CÚ PHÁP. ..132

TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ CỤM TỪ 132

5.1.1 Ranh giới giữa từ và cụm từ. .132

5.1.2 Sự cấu thành cụm từ. ..134

5.1.3 Cụm từ tự do và cụm từ cố định....... ..135

TIẾT 2: KẾT CẤU CÚ PHÁP.. 137

5.2.1 Kết cấu cú pháp là gì? . ..137

5.2.2 Kết cấu chủ vị . ..137

5.2.3 Kết cấu chính phụ.. ..138

5.2.4 Kết cấu động tân. ..140

5.2.5 Kết cấu động bổ.. .140

5.2.6 Kết cấu ngang hàng ..141

5.2.7 Kết cấu phụ gia .141

5.2.8 Kết cấu lặp lại.. .141

5.2.9 Kết cấu đồng vị... .142

5.2.10 Kết cấu số lượng... .142

5.2.11 Kết cấu liên động... .142

5.2.12 Kết cấu kiêm ngữ. .143

TIẾT 3: CÁC LOẠI CHỨC NĂNG CỦA CỤM TỪ 143

5.3.1 Cụm danh từ (ngữ danh từ) .143

11
..144
5.3.2 Cụm động từ (ngữ động từ).
..145
5.3.3 Cụm tính từ (ngữ tính từ).
..146
5.3.4 Cụm phó từ (ngữ phó từ) ..
...147
5.3.5 Cụm giới từ (ngữ giới từ) .
148
TIẾT 4: HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA CỦA TỔ HỢP TỪ (CỤM TỪ).
148
5.4.1 Tính cấp bậc và phân tích cấp bậc của cụm từ..
.151
5.4.2 Hiện tượng đa nghĩa của tổ hợp....
CHƯƠNG VI: CÂU VÀ THÀNH PHẦN CÂU (I). ..158

. 158
TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU.
..158
6.1.1 Định nghĩa câu.
..160
6.1.2 Phân loại câu..
.162
6.1.3 Câu và cụm từ..
TIẾT 2: SỰ CẤU THÀNH CÂU VÀ PHÂN TÍCH CÂU.. 165

.165
6.2.1 Câu được cấu thành như thế nào?.
.169
6.2.2 Mục đích của việc phân tích câu.
.170
6.2.3 Phương pháp phân tích câu..
172
TIẾT 3: CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ..
.172
6.3.1 Khái quát về chủ ngữ và vị ngữ.
6.3.2 Các từ ngữ có thể làm chủ ngữ. .174

.176
6.3.3 Đặc điểm của chủ ngữ...
6.3.4 Các từ ngữ có thể làm vị ngữ .. ..177

178
TIẾT 4: TÂN NGỮ..
..178
6.4.1 Định nghĩa tân ngữ.
6.4.2 Quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ và tân ngữ. .179

.181
6.4.3 Loại hình tân ngữ.......
..182
6.4.4 Đặc điểm của tânngữ...
CHƯƠNG VII: CÂU VÀ THÀNH PHẦN CÂU (II). .188

TIẾT 1: ĐỊNH NGỮ VÀ TRẠNG NGỮ.. 188

7.1.1 Định ngữ - ngữ bổ nghĩa cho danh từ. .188

7.1.2 Trạng ngữ - ngữ bổ nghĩa cho động từ tính từ/ câu. ..197

TIẾT 2: BỔ NGỮ . .205

7.2.1 Khái quát về bổ ngữ. ...205


7.2.2 Quan hệ giữa bổ ngữ vàn tân ngữ... .206

7.2.3 Các từ ngữ có thể làm bổngữ. .207

7.2.4 Loại hình bộ ngữ. ..209

7.2.5 Chỉ hướng ngữ nghĩa của bổ ngữ. ...219

7.2.6 Quan hệ giữa bổ ngữ và trạng ngữ . .220

TIẾT 3: THÀNH PHẦN NGOÀI CÂU. 221

7.3.1 Thành phần ngoài câu là gì?.. .221

7.3.2 Loại hình thành phần ngoài câu... ..222

CHƯƠNG VIII: LOẠI CÂU VÀ KIỂU CÂU. .231

TIẾT 1: LOẠI CÂU ......... 231

8.1.1 Khái quát về loại câu. ..231

8.1.2 Câu trần thuật (câu kể)........... ..233

8.1.3 Câu nghi vấn (câu hỏi).. ..235

8.1.4 Câu cầu khiến .................. ..243

8.1.5 Câu cảm thán (câu cảm). ..246

8.1.6 Mối liên hệ giữa các loại câu......... ..247

TIẾT 2: KIỂU CÂU (MẪU CÂU)... .249

8.2.1 Khái quát về kiểu câu... ..249

8.2.2 Kiểu câu cơ bản... ..250

8.2.3 Kiểu câu đặc biệt...... ..253

8.2.4 Sự chuyển đổi kiểu câu . ..271

CHƯƠNG IX: TỔ HỢP CÂU - CÂU PHỨC. ..279

TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU PHỨC .......... .279

9.1.1 Câu phức là gì? ..279

9.1.2 Câu phức và câu đơn...... ...279

9.1.3 Phương thức nối kết câu phức ...... .283

9.1.4 Loại hình câu phức.. .285

TIẾT 2: CÂU PHỨC LIÊN HỢP. 286

9.2.1 Câu phức ngang hàng. ..286

9.2.2 Câu phức lựa chọn......... ..286

9.2.3 Câu phức tăng tiến. .287

13
287
9.2.4 Cầu phức nổi liền.
288
9.2.5 Câu phức giải thích..
.288
TIẾT 3: CÂU PHỨC CHÍNH PHỤ.
..289
9.3.1 Cầu phức nhân quả.
.291
9.3.2 Câu phức mục đích..
.292
9.3.3 Câu phức điều kiện...
..293
9.3.4 Câu phức giả thiết.
..294
9.3.5 Câu phức chuyển ngoặt..
.296
TIẾT 4: CÂU PHỨC NHIỀU TẦNG.
.297
TIẾT 5: CÂU RÚT GỌN.
..297
9.5.1 Khái quát về câu rút gọn...
..298
9.5.2 Các loại hình chủ yếu của câu rút gọn .
..299
9.5.3 Những mẫu câu rút gọn thường dùng..
.300
TIẾT 6: SỰ VẬN DỤNG CÂU PHỨC.

| PHẦN II: BÀN VỀ BIỂU ĐẠT

..308
CHƯƠNG X: THỜI GIAN.

TIẾT 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỂU ĐẠT THỜI GIAN. .308

TIẾT 2: THỜI ĐIỂM VÀ THỜI ĐOẠN (MỐC THỜI GIAN VÀ QUÃNG THỜI GIAN)....310
..310
10.2.1 Thế nào là thời điểm và thời đoạn.
..312
10.2.2 Thời điểm và điểm mốc ..
10.2.3 Hình thức biểu đạt thời điểm và thời đoạn . ..313

10.2.4 Hình thức hỏi thời điểm và thời đoạn ..316

10.2.5 Vị trí của thời điểm, thời đoạn trong câu.. ..317

TIẾT 3: THỜI GIAN VÀ ĐỘNG TỪ.. .318

10.3.1 Tính thời gian và loại hình tình trạng của động từ...... ..318

...318
10.3.2 Động từ tinh thái..
.319
10.3.3 Động từ hoạt động....
..319
10.3.4 Động từ kết thúc .....
10.3.5 Động từ phút chốc... 320

10.3.6 Tình trạng của câu....... 320


TIẾT 4: HỆ THỐNG "THỂ” TRONG TIẾNG HÁN 322

10.4.1 “Thể” là gì?. .322

9
"
10.4.2 Thể hoàn thành - “ Ỉ ..323

10.4.3 Thể tương lai . ..331

10.4.4 Thể tiếp diễn “着”


66

..332

10.4.5 Thể quá khứ − “tự” ..336

10.4.6 Thể bắt đầu – “ để ” 339

10.4.7 Thể tiếp tục −“T=” ..342

ĐÁP ÁN BÀI TẬP THAM KHẢO... .351

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG TỪ LOẠI TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI. 361

PHỤ LỤC 2: ĐỘNG TỪ LY HỢP THƯỜNG DÙNG


TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI .. .363

PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG ĐẠI TỪ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI....... 365

PHỤ LỤC 4: DANH LƯỢNG TỪ CHUYÊN DỤNG


TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI. 366

15
GIẢI THÍCH CÁC KÝ HIỆU CHỦ YẾU
: Cụm từ hoặc câu sai. Ví dụ: * = #
* 我没看见了。

() : 1. Có thể có hoặc không. Ví dụ: KI (A) đ


2. Giải thích hoặc nói rõ. Vídy: 古代汉语语法(常习惯称
文言语法)

: Khung tổ hợp. Ví dụ: Giới từ + DT + ĐT ly hợp

: Có thể đổi thành

: Không thể đổi thành

1 : 1. Tách ví dụ. Ví dụ: * 3/ề


2. Hoặc là. Ví dụ: Động từ / Tính từ

16
BẢNG TỪ VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT
(HOA) (HOA) (VIỆT) (VIỆT) (ANH)

名词 (名) danh từ DT

代词 (代) đại từ ĐaT

动词 (动) động từ ĐT V

形容词 (形) tính từ TT adj.

数词 (数) số từ ST

量词 (量) lượng từ LT

数量词 (数量) số lượng từ SLT

副词 (副) phó từ PT

介词 giới từ GT

连词 (连) liên từ LT

助词 (助) trợ từ TrT

叹词 (叹) thán từ Tht

象声词 (象声) từ tượng thanh TgT

主语 (主) chủ ngữ CN S

谓语 (谓) vị ngữ VN P

宾语 (宾) tân ngữ TN o

补语 (补) bổ ngữ BN

定语 (定) định ngữ DN

状语 (状) trạng ngữ TrN

中心语 (中心) trung tâm ngữ TTNg

17
PHÂN
TỔNG LUẬN 1

CHƯƠNG
I

KHÁI QUÁT VỀ NGỮ PHÁP

TIẾT 1
NGỮ PHÁP LÀ GÌ

1.1.1 Ngữ pháp tồn tại khách quan trong ngôn ngữ

Với những người trưởng thành đã học qua ngôn ngữ, dù là người Trung
Quốc hay người ngoại quốc, chắc rằng sẽ không xa lạ với từ “ngữ pháp”.
Trong cuộc sống, khi người ta nghe hoặc nhìn thấy những câu như: “
的个子比我很高” hoãc“这篇文章一点儿别扭”, sè rát tu nhiên mà nói
rằng “câu này sai” hoặc “câu này không đúng ngữ pháp”, điều này cho thấy
trong đầu của một người bình thường đang tồn tại ý thức ngữ pháp, cho dù
có thể không nói rõ ra được vì sao không đúng ngữ pháp.

Chúng ta nói “ngữ pháp tồn tại khách quan” tức là nói tổ chức của
bất kỳ ngôn ngữ nào cũng không thể lộn xộn. Lấy ví dụ từ tiếng Hán mà
nói, nêu chúng ta sáp xép tùy ý nhing tù“我们”“讨论”“问题”“经
常”“汉语”nhu sau:“问题经常汉语讨论我们” hoăc“经常汉语问题我
fJifiê”, nhất định mọi người sẽ nói “đây không phải là một câu”, “câu
này không đúng”. Tại sao lại nói như thế? Vì “ngữ pháp” trong đầu con
người không tiếp nhận tổ hợp từ ngữ như vậy. Chỉ có tổ hợp dưới đây mới
có thể tiếp nhận được:
我们经常讨论汉语问题。
hoặc 汉语问题我们经常讨论。

Rõ ràng, trật tự sắp xếp từ ngữ có một yêu cầu nhất định. Yêu cầu
này chính là yêu cầu của ngữ pháp, chỉ có điều người bình thường không
có kiến thức về ngữ pháp thì không thể nói ra được quy tắc sắp xếp cụ thể
mà thôi.

19
Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại

1.1.2 Ngữ pháp là một dạng kiến thức chuyên môn


Chúng ta nói “ngữ pháp là một dạng kiến thức chuyên môn” tức là
nói người bình thường tuy có cảm giác ngôn ngữ “đúng ngữ pháp”, “không
đúng ngữ pháp”, nhưng nếu anh ta không học qua ngữ pháp của ngôn ngữ
này thì không thể giải thích được một câu vì sao đúng hoặc không đúng ngữ
pháp. Trong cuộc sống hiện thực thường tồn tại một hiện tượng - có người
rất tự tin cho rằng mình nói tiếng Hán rất giỏi, nhất định có thể dạy tốt tiếng
Hán, nhưng khi bị học sinh hỏi câu ĐE{{RIỀi” sai ở đâu thì người đó
""
66

hoặc sẽ trả lời “người Trung Quốc không nói như vậy”, hoặc là giải thích
đại. Điều này cho thấy nói giỏi một ngôn ngữ hoàn toàn không đồng nghĩa
với việc đã nắm vững được quy luật tổ chức của ngôn ngữ đó đồng thời
có thể nói ra những quy luật này một cách rõ ràng. Quy luật tồn tại khách
quan trong ngôn ngữ đòi hỏi phải có người chuyên môn dùng một hệ thống
thuật ngữ khái niệm, một phương pháp có hệ thống diễn tả ra. Ví dụ câu
“我们经常讨论汉语问题”(Chúng ta thuòng xuyên bàn vè ván dê tiêng
Hán), muốn giải thích vì sao đúng ngữ pháp thì cần diễn tả theo những quy
tắc dưới đây:
(1) Chủ ngữ ở đầu câu, động từ (làm vị ngữ) ở giữa, tân ngữ ở cuối
(Hình thức hóa là: CN + VN + TN).

(2) Trạng ngữ do phó từ đảm nhiệm phải đặt trước động từ vị ngữ.
Diễn tả như vậy bao gồm:
A. Thuật ngữ khái niệm: “chủ ngữ”, “vị ngữ”, “tân ngữ”, “trạng ngữ”,
“động từ”, “phó từ”...
B. Trật tự sắp xếp (trật tự từ ngữ).

Nhiệm vụ diễn tả và giải thích sâu thêm bước nữa đối với ngôn ngữ
như vậy là do những người chuyên nghiệp tức các nhà ngữ pháp học hoàn
thành. Việc diễn tả và giải thích về ngữ pháp của một ngôn ngữ thường
dùng hình thức sách ngữ pháp cung cấp cho mọi người học tập và nghiên
cứu. Ngữ pháp được diễn tả và giải thích bởi các nhà ngữ pháp học sẽ trở
thành một dạng tri thức cần phải học tập mới có thể nắm được, nó khác với
cảm giác về quy luật ngôn ngữ trong đầu của mọi người.

1.1.3 Ngữ pháp là một hệ thống những quy tắc tổ hợp cấu tạo

Trong cuộc sống, con người nói ra vô vàn câu nói, nhưng có phải mỗi
câu đều thông qua học tập mới nói được không? Hiển nhiên là không. Đứa
Chương 1: Khái quát về ngữ pháp

trẻ khi bắt đầu học nói có lẽ cũng tồn tại quá trình học dần từng câu, nhưng
trên thực tế, trong cả quá trình học nói, nó học tập theo từng kiểu câu. Ví
dụ, thông qua “học tập” thời gian rất dài (chủ yếu là nghe), cuối cùng khi
nói ra câu “bé muốn kẹo”, kỳ thực nó đã nắm được kiểu câu này, vì vậy, từ
đó về sau, nó có thể nói ra càng nhiều những câu tương tự:

Ề Ề ĐỀo (Bé ăn kẹo.)


Ề Ể Ê to (Bé đọc sách.)
tytn tro (Mẹ ăn cơm.)
Điều này cho thấy đứa trẻ đã nắm được quy luật tạo thành của kiểu
câu này (ai làm gì - “ai” đứng trước, động từ ở giữa, đối tượng của động từ
ở sau cùng), quy luật này chỉ tồn tại dưới hình thức cảm giác trong đầu đứa
trẻ. Học tiếng mẹ đẻ là như vậy, học ngoại ngữ cũng như thế. Khi học ngoại
ngữ, người ta không thể học từng câu từng câu một, mà đều mong muốn
nhanh chóng nắm bắt được quy luật của ngôn ngữ này, dùng quy luật có hạn
để nói ra các câu vô hạn, những quy luật này chính là ngữ pháp.

Ngữ pháp rốt cuộc bao gồm những nội dung nào? Nói một cách đơn
giản, ngữ pháp chủ yếu bao gồm 2 nội dung:
(1) Quy tắc tổ hợp thành phần cấu tạo từ: thường gọi là cấu từ pháp
(phương pháp cấu tạo từ).
(2) Quy tắc tổ hợp thành phần cấu tạo câu: thường gọi là cú pháp
(phương pháp cấu tạo câu).

Cấu từ pháp giải quyết vấn đề quy luật cấu tạo từ. Chúng ta
biét “桌子”“椅子”“地震”“皮鞋” đêu là tù trong tiéng Hán,
thành phần cấu tạo những từ này gồm “桌”“子”“地”“震”
“” “F”, những thành phần này có thể tổ hợp một cách tùy ý (như
“7” “H”) hay là có quy tắc tổ hợp nào đó? Nếu có quy tắc thì quy
tắc đó là gì? Những vấn đề này đều do cấu từ pháp giải quyết.
Cú pháp thì giải quyết vấn đề quy luật cấu tạo câu - làm thế nào để tổ
chức từ ngữ thành câu. Chỉ có từ thôi thì vẫn chưa thể biểu đạt tư tưởng một
cách hoàn chỉnh được, do vậy câu là đơn vị biểu đạt cơ bản trong ngôn ngữ.
Như trên đã nói, việc tổ hợp từ ngữ không thể lộn xộn được, nó phải chịu sự
ràng buộc của những quy tắc nhất định, mà những quy tắc ràng buộc việc
tổ hợp từ ngữ này chính là nội dung chủ yếu của cú pháp. Xin nêu ví dụ về
lỗi thường gặp của học sinh nước ngoài khi học tiếng Hán:

21
Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
他把我的杯子坏了。
我把这个问题懂了。

Vấn đề của hai câu này xuất hiện ở quy tắc tạo thành câu chữ “ JU”
""

người nói dùng thành phần biểu thị kết quả “T” “|iêu” thay cho động từ
chính( “#” hoặc động từ khác), do đó chỉ cần thêm động từ chính vào thì
câu sẽ đúng:

他把我的杯子弄坏了。
我把这个问题弄懂了。

Chúng ta học ngữ pháp kỳ thực chủ yếu là học những quy tắc tổ hợp
lớn nhỏ khác nhau này. Đối với tiếng Hán mà nói, cú pháp rõ ràng quan
trọng hơn nhiều so với cấu từ pháp.

TIẾT 2
PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP
VÀ ĐƠN VỊ NGỮ PHÁP

Ở bài trước chúng ta đã nói, ngữ pháp là một loại kiến thức chuyên
môn. Nếu muốn diễn tả ra quy luật ngữ pháp tồn tại trong ngôn ngữ để cho
người khác có thể học tập thì phải có một hệ thống thuật ngữ và phương
pháp khoa học để tiến hành phân tích ngôn ngữ. Phân tích ngữ pháp có thể
nói là cơ sở để diễn tả ngữ pháp, không có phân tích thì sẽ không thể nào
hiểu được quy luật của ngôn ngữ. Đồng thời, đối với người học ngôn ngữ
mà nói, phân tích ngữ pháp cũng là một phương pháp chính xác, hữu hiệu
để nắm vững ngôn ngữ. Ví dụ, xem câu sau:

我昨天买的那本书被我送给我最好的朋友了。

Nếu chúng ta nắm được phương pháp cơ bản phân tích câu tiếng Hán
thì có thể nhanh chóng nắm được thành phần chính của câu:

( ) # * #5 ( )送给( )朋友了。

Ý nghĩa chính của câu về cơ bản cũng đã rõ ràng. Ngược lại, nếu
không hiểu quy luật kết cấu câu tiếng Hán thì có thể ảnh hưởng đến việc lý
giải câu này, vì trong câu xuất hiện đến mấy từ ngữ chỉ người và sự vật; ba
từ “Đ”,một từ “#”, một từ “H”, mối quan hệ giữa chúng không
Chương 1: Khái quát về ngữ pháp

dễ làm rõ. Do đó, phân tích ngữ pháp không phải là việc có cũng được mà
không có cũng được, nó giúp chúng ta rất nhiều trong việc học ngôn ngữ,
đặc biệt là việc học ngôn ngữ viết, vì trong ngôn ngữ viết thường xuất hiện
nhiều câu dài, nhiều câu có kết cấu phức tạp. Mà muốn phân tích thì phải
có một số đơn vị cơ bản. Như vậy, lấy gì làm đơn vị cơ bản để phân tích?
Trước tiên hãy xem câu sau:
我们刚刚送走了一位西班牙朋友。

Câu này do 14 chữ Hán cấu tạo thành. Có thể lấy chữ làm đơn vị để
tiến hành phân tích câu này không? Tức là:
我/们/刚/刚/送/走/了/一/位/西/班/牙/朋/友。

Câu trả lời là không thể. Lý do là việc phân tích ngữ pháp phải giải
quyết vấn đề làm thế nào cấu tạo thành từ, làm thế nào cấu tạo thành câu,
lấy chữ làm đơn vị phân tích thì không sao đạt được mục đích. Như “p”
và “E”, “E” và “J” tuy đứng liền nhau, nhưng đều không thể cấu
tạo thành từ, vì “jE” và “#” đều chẳng có ý nghĩa gì cả. Do đó,
66

chữ không thể trở thành đơn vị phân tích ngữ pháp.

Đơn vịngữ pháp có hai thuộc tính: một là phải có nghĩa, chỉ có những
thành phần có nghĩa mới có thể tạo thành từ, thành câu; hai là phải có
thuộc tính cấp bậc, đơn vị nhỏ có thể tổ hợp thành đơn vị lớn.
Đơn vị ngữ pháp gồm 4 loại:
• Từ tố: (còn gọi là “ngữ tố”)
Từ tố là thể kết hợp âm - nghĩa nhỏ nhất trong ngôn ngữ, là đơn vị cơ
bản để cấu tạo thành từ, cũng là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất. Cái gọi là nhỏ
nhất là chỉ việc không thể phân tách được nữa, ví dụ “ l j”, nếu tách
thành “j” và “ j”, hai thành phần này đều không có ý nghĩa, nên cả
chỉnh thể “] j” là một từ tố.
Từ:

Từ là đơn vị có ý nghĩa, có thể vận dụng tự do trong ngôn ngữ. Ví dụ:


“看”“电影”“的”...

Cụm từ (từ tổ): (còn gọi là “ngữ”)

Từ và từ kết hợp với nhau tạo thành cụm từ (từ tổ), còn gọi là ngữ. Ví
dy:“汉语课本”“我的父母”“漂亮的姑娘”
Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
Câu:

Câu là đơn vị ngôn ngữ có thể biểu đạt tư tưởng hoàn chỉnh, trước sau có
99

ngắt ngừng khá dài, có ngữ điệu. Ví dụ: “ĐEijJ.


Những đơn vị ngữ pháp này chỉ giới thiệu sơ lược ở đây, chúng ta sẽ
học kĩ hơn ở các chương sau.

TIẾT 3

HÌNH THỨC NGỮ PHÁP


VÀ Ý NGHĨA NGỮ PHÁP

Chúng ta đã biết, ngữ pháp là quy luật tổ chức của một ngôn ngữ, đã
là quy luật thì phải mang tính khái quát và tính trừu tượng rất cao. Làm sao
lý giải đặc điểm này của ngữ pháp? Khi chúng ta nói “khi thêm số từ vào
trước danh từ trong tiếng Hán, ở giữa phải có lượng từ” hoàn toàn không
phải là nói về cách dùng của một từ nào đó, mà là khái quát những hiện
tượng ngôn ngữ dưới đây:
* 一书 一本书

* 三茶 三杯茶

*十车 十辆车
* 五笔 五支笔

Chính vì danh từ thông thường khi nói rõ số lượng đều yêu cầu phải
thêm lượng từ vào sau số từ, cho nên kiểu khái quát này đã phản ánh quy
luật của ngôn ngữ. Hiểu rõ điểm này rất quan trọng đối với việc học ngữ
pháp của chúng ta. Mà muốn hiểu đúng quy luật bên trong của ngữ pháp,
có hai khái niệm cần phải hiểu được, đó chính là hình thức ngữ pháp và ý
nghĩa ngữ pháp.

Trước tiên, hãy làm quen một chút với khái niệm hình thức ngữ pháp.
Tạm thời chúng ta chưa định nghĩa nó, mà trước tiên hãy xem thế nào là
hình thức ngữ pháp và thế nào không phải là hình thức ngữ pháp. Nói một
cách cụ thể, ví dụ “J” (le) và “ J #i” (liăojiě), cả hai đều là hình thức
ngữ pháp hay một là hình thức ngữ pháp, một không phải? Chúng ta hãy
Chương 1: Khái quát về ngữ pháp
phân tích một chút sự khác biệt của hai thành phần này. Đầu tiên, chúng ta
hãy xem thử khả năng độc lập trả lời câu hỏi, “ ] Hi” có thể:
甲:这件事你了解吗?
乙:了解。

Nhưng “]” thì không được, nó chỉ có thể dùng chung với từ khác:
看了/完成了/参加了……

Ngoài ra, về mặt ý nghĩa có thể thấy, “ ] #i” có ý nghĩa từ vựng cụ


thể (biết, hiểu rõ), còn “]” không có ý nghĩa từ vựng cụ thể (biểu thị
66

động tác, trạng thái, tính chất... nào đó), mà chỉ biểu thị ý nghĩa khái quát,
tức ý nghĩa ngữ pháp: biểu thị một sự kiện nào đó đã hoàn thành hoặc xuất
hiện. Những đặc điểm này đã quyết định tính chất khác nhau của hai thành
phần, “]” vì không thể biểu thị ý nghĩa khái quát, có thể sử dụng độc
lập, nên nó chỉ là một từ mang ý nghĩa cụ thể, còn “]” thì do không thể
sử dụng độc lập, có thể biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khái quát, nên nó chính là
một hình thức ngữ pháp. Đuôi “-s ” trong tiếng Anh có đặc điểm giống với
“ ]”, nó cũng không thể tồn tại độc lập, chỉ có thể xuất hiện trong các từ
như “books”, “desks”..., nó cũng biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp khái quát: số
nhiều của sự vật, cho nên “-s ” cũng là một hình thức ngữ pháp.

Nêu thêm một ví dụ để nói rõ thêm về ý nghĩa ngữ pháp. Chúng ta đã


biết, câu chữ “ f” là kiểu câu được khái quát từ các câu cụ thể sau:
他 把衣服 洗干净了。

老师 te 问题 讲清楚了。
# te 电脑 弄坏了。
弟弟 把桌子 搬走了。

Khái quát: CN + fE + TN + ĐT... (hình thức ngữ pháp)

Khi khái quát ý nghĩa ngữ pháp được biểu đạt bởi một hình thức ngữ
pháp như vậy, chúng ta không suy xét đến ý nghĩa cụ thể của từng câu (nội
dung), mà chỉ quan tâm đến ý nghĩa khái quát được biểu đạt bởi các thành
phần câu, ý nghĩa này chính là ý nghĩa ngữ pháp được biểu đạt bởi hình thức
ngữ pháp nêu trên. Chúng ta có thể diễn đạt là: Người (hoặc lực lượng) nào
đó xử trí người hoặc sự vật nào đó, sinh ra một kết quả nào đó.

25
43
Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại

Hình thức ngữ pháp còn có những loại hình khác, ví dụ như trật tự của
từ ngữ (thường gọi là trật tự từ hoặc trật tự ngữ) chính là một loại hình quan
trọng. Xem các ví dụ sau:
他打了我。

我打了他。

Tuy từ dùng trong hai câu đều giống nhau, nhưng trật tự khác nhau, ý
nghĩa của câu cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Như vậy trật tự từ ngữ này biểu
thị ý nghĩa ngữ pháp gì? Có thể diễn đạt là: “Người nào đó phát ra một động
tác, động tác này đã ảnh hưởng đến một đối tượng.” Ngoài ra, ngữ điệu cũng
là một hình thức ngữ pháp. Ví dụ:
你去。

你去?

Ngữ điệu của hai câu khác nhau, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị cũng
khác nhau, câu trước là trần thuật, câu sau là nghi vấn.

Tóm lại, hễ hình thức có thể biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp khái quát
trừu tượng nào đó thì chính là hình thức ngữ pháp. Ý nghĩa khái quát trừu
tượng do hình thức ngữ pháp biểu đạt ra chính là ý nghĩa ngữ pháp. Xét
về mặt ý nghĩa nhất định, ý nghĩa ngữ pháp đối lập với ý nghĩa từ vựng,
ý nghĩa ngữ pháp luôn luôn khái quát, còn ý nghĩa từ vựng luôn luôn cụ
thể. Ví dụ:

Ý nghĩa từ vựng Ý nghĩa ngữ pháp

ħ nhìn, xem

写一 viết

5— nghiên cứu hành vi, động tác

itie thảo luận, bàn bạc

学习 học tập

Nghĩa của những từ này trong từ điển cho dù không chỉ là các nghĩa
trên, nhưng cũng có thể thấy được ý nghĩa từ vựng của chúng đều rất cụ thể,
đồng thời ý nghĩa này chỉ thuộc về từ này. Tuy ý nghĩa từ vựng của mỗi từ
khác nhau, nhưng những từ này đều có chung một ý nghĩa khái quát, đó
chính là đều biểu thị “hành vi, động tác”.
Chương 1: Khái quát về ngữ pháp
TIẾT 4

HỆ THỐNG NGỮ PHÁP

Quy luật ngữ pháp tồn tại khách quan trong ngôn ngữ không phải là
lộn xộn, không liên hệ lẫn nhau, mà là có hệ thống, thành hệ thống. Giữa
quy tắc ngữ pháp này và quy tắc ngữ pháp kia thường có mối liên hệ nội
tại. Xin nêu ví dụ để nói rõ:

* 这个人认真。 这个人很认真。
这个人认真,那个人不认真。

“1li#” không chính xác, là một câu không hoàn chỉnh, còn
hai câu sau đều đúng. Dùng quy tắc ngữ pháp để nói rõ chính là: Tính từ
làm vị ngữ, phải thêm phó từ trước nó. Hoặc trong trường hợp còn có phân
câu tiếp sau thì có thể độc lập làm vị ngữ. Đặc điểm này trong cách dùng
của tính từ thực ra cũng đồng dạng thể hiện trong các kiểu câu dưới đây:
*
他学习得认真。 他学习得很认真。
他学习得认真, 我学习得不认真。

Rõ ràng, tuy kiểu câu khác nhau (một câu là câu vị ngữ tính từ, một
câu là bổ ngữ chữ “{” ), nhưng quy tắc tính từ làm vị ngữ, làm bổ ngữ
66

hoàn toàn giống nhau. Thêm ví dụ nữa, giữa các kiểu câu khác nhau thường
có quan hệ mật thiết với nhau. Xem ví dụ sau:
他打伤了对方。

Đây là một kiểu câu đơn giản: “CN + ĐT+TN”, câu chữ “fE”, câu chữ
66

“” có quan hệ mật thiết với kiểu câu này, tức có quan hệ chuyển đổi:
他打伤了对方。 → 他把对方打伤了。

→ 对方被他打伤了。

Từ các ví dụ này có thể hiểu được, các bộ phận cấu thành nội bộ ngữ
pháp là có hệ thống, chứ không phải chẳng có chút quan hệ gì với nhau. Do
vậy, khi chúng ta học ngữ pháp, phải đặc biệt chú ý đến mối liên hệ giữa
các nội dung và giữa các quy tắc ngữ pháp, nắm vững tri thức ngữ pháp và
quy luật ngữ pháp một cách có hệ thống chứ không rời rạc, ví dụ khi học từ
loại thì phải suy xét từ loại có mối quan hệ gì với các thành phần câu như
chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN), tân ngữ (TN); khi học thành phần câu cũng phải
quay lại suy xét thành phần câu nào thường do từ loại nào đảm nhiệm. Đây
chính là phương pháp liên hệ.
Giáo trình ngữ pháp tiếng Hán hiện đại
Bản thân ngữ pháp tồn tại khách quan có tính hệ thống, miêu tả về
ngữ pháp của các nhà ngữ pháp học cũng phải theo hệ thống, chúng ta gọi
kết quả miêu tả một cách hệ thống về ngữ pháp của các nhà ngữ pháp học
là hệ thống ngữ pháp. Do những quan điểm lý luận, phương pháp nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu có sự khác biệt, vì thế, khi đối diện với cùng
một ngôn ngữ, cùng một kết cấu ngữ pháp, kết quả miêu tả có thể rất khác
nhau. Ví dụ:

问题我已经解决了。

Hệ thống 1: Chủ ngữ, — Chủ ngữ, - Vị ngữ

Hệ thống 2: Tân ngữ - Chủ ngữ Động từ

Sự khác biệt như thế này về hệ thống ngữ pháp là rất bình thường, vì
bất cứ một hệ thống ngữ pháp nào được các nhà ngữ pháp học miêu tả ra
cũng đều mang tính chủ quan, hệ thống ngữ pháp nào càng tiếp cận hoặc
càng phù hợp với thực tế của bản thân hệ thống ngôn ngữ thì hệ thống ngữ
pháp đó sẽ càng có giá trị thực dụng. Hiểu được vấn đề ngữ pháp tồn tại sự
khác biệt về hệ thống sẽ có ích cho việc đọc sách ngữ pháp, học quy luật
ngữ pháp.

TIET 5

NGỮ PHÁP VÀ NGỮ THỂ

Nói một cách khái quát, ngữ pháp là một hệ thống quy tắc tạo từ, đặt
câu của một ngôn ngữ. Ngôn ngữ lại tồn tại hai hình thức ngữ thể cơ bản là
ngôn ngữ viết (văn viết) và ngôn ngữ nói (khẩu ngữ). Quy luật kết cấu ngôn
ngữ - ngữ pháp - không thể tách khỏi hai hình thức ngữ thể này để tồn tại
độc lập được, hoặc trong văn viết, hoặc trong khẩu ngữ. Nói như thế hoàn
toàn không có nghĩa là một ngôn ngữ có hai hệ thống ngữ pháp hoàn toàn
khác nhau - ngữ pháp văn viết và ngữ pháp khẩu ngữ. Bất luận là văn viết
hay khẩu ngữ, quy luật ngữ pháp chung là nhất trí, nhưng do các mặt như
phương thức biểu đạt của hai ngữ thể có sự khác nhau, do đó đã nảy sinh
sự khác biệt về ngữ pháp của hai ngữ thể. Ví dụ, theo thống kê, chức năng
chủ yếu làm vị ngữ và làm định ngữ của tính từ trong tiếng Hán có sự biểu
hiện khác nhau trong văn viết và trong khẩu ngữ: Trong văn viết, chức năng
chủ yếu của tính từ là làm định ngữ; trong khẩu ngữ, chức năng chủ yếu
Chương 1: Khái quát về ngữ pháp
của tính từ là làm vị ngữ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn diễn tả chức năng ngữ
pháp của tính từ trong ngữ pháp tiếng Hán, chỉ có thể suy xét tổng hợp từ
hai phương diện: Tính từ có thể làm định ngữ và vị ngữ.

Sự khác biệt của ngữ pháp trong văn viết và khẩu ngữ chủ yếu thể hiện ở:
(1) Khẩu ngữ dùng nhiều câu ngắn, văn viết dùng nhiều câu dài. Ví dụ:

他这个人啊,心眼儿不坏,脑子也聪明,就是不努
A . (khẩu ngữ)
双方希望通过此次访问,促进两国人民的友谊,进一步
充实两国业已确立的长期稳定、健康互信的睦邻友好合作
关系的内涵。(văn viêt)
(2) Ngữ bổ nghĩa trong khẩu ngữ đơn giản, ngữ bổ nghĩa trong văn
viết phức tạp. Ví dụ:

我刚才遇到了一个小学时候的同学。(kháu ngi)
这位头脑聪明、相貌出众、才华横溢的同学成功考取了
北京大学。(văn viêt)

Nội dung câu thứ hai, nếu diễn đạt trong khi nói, thường phải diễn đạt
như sau:

我的这位同学啊,头脑很聪明,相貌出众,也很有才
华,他考上了北京大学。
Thành phần làm ngữ bổ nghĩa trở thành những câu ngắn nhỏ, người
nghe dễ dàng tiếp nhận hình thức này. Quy luật ngữ pháp này chúng ta sẽ
đề cập đến trong các chương tiết sau.

(3) Những loại câu (như câu cảm thán, câu cầu khiến) xuất hiện
nhiều trong khẩu ngữ, còn những loại câu hoặc kết cấu khác xuất hiện
nhiều trong văn viết (như kết cấu “D)… 为……”). Ví dy:
......

这座楼真高啊!(kháu ngi)
我们青年人要以振兴中华为己任。(văn viét)

(4) Văn viết dùng nhiều những từ ngữ nối như “H” “#”
để nối câu, trong khẩu ngữ ít dùng hơn. Ví dụ:

今天身体不舒服,我就不参加了。(kháu ngu)
因为今天身体不舒服,所以我就不参加了。(văn viét)

29

You might also like