You are on page 1of 49

ĐHQG-HCM

Ngày nhận hồ sơ
Trường ĐHKHXH&NV
Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2020– 2021

Tên đề tài: VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ CHỮ HÁN LÝ TƯỞNG

Thành phần tham gia thực hiện đề tài


TT Họ và tên Chịu trách nhiệm Điện thoại Email
1. Phan Trần Bảo Nhi Chủ nhiệm 0775773783 phantranbaonhi512@gmail.com
2. Bùi Bình An Tham gia 0917486132 bbann1826@gmail.com
3. Nguyễn Thị Như Quỳnh Tham gia 0869924746 quynhfyg@gmail.com
4. Nguyễn Hồng Phương Nghi Tham gia 0784008920 nghilibra3009@gmail.com
5. Mai Minh Hằng Tham gia 0877841269 mhng19nh@gmail.com

TP.HCM, tháng 06 năm 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa/Bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc

TÊN ĐỀ TÀI
VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ CHỮ HÁN LÝ TƯỞNG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2020

Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày ……tháng…… năm 20…


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Ngày ……tháng…… năm 20… Ngày ……tháng…… năm 20…


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)
MỤC LỤC
TRANG
DẪN NHẬP
Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 8
Lịch sử vấn đề .............................................................................................................. 8
Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 9
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 9
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 9
Bố cục của đề tài ......................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHỮ HÁN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC
GHI NHỚ .................................................................................................................. 11
1.1. Đặc điểm chữ Hán .............................................................................................. 11
1.1.1. Nguồn gốc của chữ Hán ............................................................................ 11
1.1.2. Kết cấu hình thể của chữ Hán .................................................................... 11
1.1.3. Lịch sử hình thành của chữ Hán ................................................................ 12
1.1.3.1. Giáp cốt văn ....................................................................................... 12
1.1.3.2. Kim văn ............................................................................................. 13
1.1.3.3. Triện thư ............................................................................................ 14
1.1.3.4. Lệ thư ................................................................................................ 15
1.1.3.5. Khải thư ............................................................................................. 16
1.1.3.6. Thảo thư ............................................................................................ 18
1.1.3.7. Hành thư ............................................................................................ 20
1.1.4. Phương pháp tạo chữ của chữ Hán ............................................................ 21
1.1.4.1. Chữ tượng hình .................................................................................. 21
1.1.4.2. Chữ chỉ sự.......................................................................................... 22
1.1.4.3. Chữ hội ý ........................................................................................... 23
1.1.4.4. Chữ hình thanh .................................................................................. 23
1.1.4.5. Chữ chuyển chú ................................................................................. 24
1.1.4.6. Chữ giả tá .......................................................................................... 24
1.2. Khó khăn ........................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GHI NHỚ CHỮ HÁN TRONG
HỌC TẬP .................................................................................................................. 26
2.1. Sơ bộ tình hình ghi nhớ tiếng Trung của người học hiện nay .......................... 26
2.1.1. Các kiểu chữ Hán và lựa chọn của người học ............................................ 26
2.1.2. Phương thức và thời gian tiếp cận với tiếng Trung của người học ............. 26
2.2. Thực trạng về tình hình ghi nhớ chữ Hán ......................................................... 28
2.2.1. Một số phương pháp ghi nhớ chữ Hán ...................................................... 28
2.2.1.1. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán của người Việt Nam từ xưa đến nay... 28
2.2.1.1.1. Chiết tự ....................................................................................... 28
2.2.1.1.2. Ghi nhớ qua ca dao, tục ngữ........................................................ 29
2.2.1.1.3. Ghi nhớ qua xem phim................................................................ 30
2.2.1.1.4. Phân biệt các chữ Hán gần giống nhau ........................................ 31
2.2.1.2. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán của người Trung Quốc ....................... 32
2.2.1.2.1. Học theo vè................................................................................. 32
2.2.1.2.2. Học theo kết cấu hình thể của chữ Hán ....................................... 32
2.2.1.2.3. Học theo câu chuyện của “chữ” .................................................. 35
2.2.1.3. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán do nhóm tác giả đưa ra ...................... 37
2.2.1.4. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán do đối tượng được khảo sát đề xuất ... 38
2.2.2. Thực trạng học và tiếp thu chữ Hán........................................................... 39
2.2.3. Khó khăn mà người học gặp phải .............................................................. 40
CHƯƠNG 3: NÊU QUAN ĐIỂM, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN......... 42
3.1. Một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng ................................................... 42
3.2. Đề xuất đưa phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng vào giảng dạy và học
tập .............................................................................................................................. 43
3.2.1. Cho nhà trường, khoa bộ môn ................................................................... 43
3.2.2. Cho giảng viên .......................................................................................... 44
3.3.2.1. Sử dụng bộ kiện tưởng tượng ra sau để nhận biết và ghi nhớ chữ Hán 44
3.3.2.2. Dựa vào những câu đố về chữ Hán để ghi nhớ ................................... 45
3.2.3. Cho sinh viên ............................................................................................ 45
KẾT LUẬN................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 49
PHỤ LỤC (nếu có) ......................................................................................................
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH
Hình 1.1.3.1. Hình ảnh ví dụ cho chữ Giáp cốt được khắc trên mai rùa
Hình 1.1.3.2. Hình ảnh ví dụ cho Kim văn khắc trên đỉnh đồng
Hình 1.1.3.3. Hình ảnh ví dụ cho chữ Tiểu Triện
Hình 1.1.3.4.a. Hình ảnh ví dụ cho Lệ thư thời Tần
Hình 1.1.3.4.b. Hình ảnh ví dụ cho Lệ thư thời Hán
Hình 1.1.3.5.a. Hình ảnh ví dụ cho chữ Đại Khải
Hình 1.1.3.5.b. Hình ảnh ví dụ cho chữ Trung Khải
Hình 1.1.3.5.c. Hình ảnh ví dụ cho chữ Tiểu Khải
Hình 1.1.3.6.a. Hình ảnh ví dụ cho chữ Chương Thảo
Hình 1.1.3.6.b. Hình ảnh ví dụ cho chữ Kim Thảo
Hình 1.1.3.6.c. Hình ảnh ví dụ cho chữ Cuồng Thảo
Hình 1.1.3.7. Hình ảnh ví dụ cho Hành thư
Hình 1.1.4.1. Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 土)
Hình 1.1.4.2. Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 寸)
Hình 1.1.4.3. Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 男)
Hình 1.1.4.4. Hình ảnh ví dụ chữ hình thanh (chữ 传)
Hình 1.1.4.5. Hình ảnh ví dụ chữ chuyển chú (chữ 考)
Hình 1.1.4.6. Hình ảnh ví dụ chữ giả tá (chữ 自)
Hình 2.1.1. Biểu đồ tròn thể hiện kiểu chữ Hán mà người học lựa chọn
Hình 2.1.2.a. Biểu đồ tròn thể hiện môi trường học tập của người học tiếng Hán
Hình 2.1.2.b. Biểu đồ tròn thể hiện số lượng người được dạy viết chữ Hán khi học tại trường
lớp
Hình 2.1.2.c. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian học tiếng Hán của người học
Hình 2.2.1.1.1.a. Hình ảnh minh họa cho chữ 字 qua phương pháp chiết tự
Hình 2.2.1.1.1.b. Hình ảnh minh họa cho chữ 勇 qua phương pháp chiết tự
Hình 2.2.1.1.2. Hình ảnh ví dụ cho chữ 孝 được nhắc đến trong câu ca dao
Bảng 2.2.1.1.4. Bảng đối chiếu các chữ có hình thể gần giống nhau
Hình 2.2.1.2.2.a. Hình minh họa cho hệ thống nét
Hình 2.2.1.2.2.b. Hình minh họa cho quy tắc bút thuận
Hình 2.2.1.2.2.c. Hình minh họa cho bộ thủ
Hình 2.2.1.2.3. Hình ảnh ví dụ chữ 家
5
Hình 2.2.1.3. Biểu đồ cột thể hiện phương pháp học và ghi nhớ chữ Hán do nhóm tác giả đề
xuất được người học lựa chọn
Bảng 2.2.2.a. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian người học có thể tiếp thu từ mới
Bảng 2.2.2.b. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian người học có thể nhớ từ mới

6
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trong quá trình học tiếng Hán, việc ghi nhớ chữ Hán là một trong những khó khăn
mà người học thường gặp. Cụ thể chữ Hán là loại chữ biểu ý, có nhiều nét, cấu tạo phức tạp,
nhiều chữ có nét tương đồng với nhau, dẫn đến việc ghi nhớ gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu
nhằm giải quyết vấn đề khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán mà người học gặp phải khi
học chữ Hán, nhóm chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi và tiến hành khảo sát 100 người bao gồm
56 sinh viên năm nhất khoa Ngữ văn Trung Quốc, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn cùng 44 người học tiếng Trung bên ngoài nhà trường. Bài viết này được dựa trên
cơ sở kết quả khảo sát để tiến hành phân tích và đưa ra một phương pháp ghi nhớ chữ Hán
lý tưởng, đó là ghi nhớ chữ Hán dựa trên việc kết hợp những ưu điểm của các phương pháp
ghi nhớ chữ Hán từ xưa đến nay.

7
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán, vì chữ
Hán là kiểu chữ tượng hình, biểu ý, không phải kiểu chữ hình tuyến, ghi âm, kiểu như chữ
Latinh, chữ Quốc Ngữ… Những kiểu chữ mà họ được tiếp xúc từ nhỏ, nên đã gây nhiều khó
khăn trong việc nhớ từ vựng được ghi chép bằng chữ Hán, bởi từ vựng là một trong những
yếu tố quan trọng nhất khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào. Điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh
của nhiều người từng có ý định học ngôn ngữ Trung Quốc, thậm chí khiến không ít người
đang theo đuổi việc học cảm thấy chán nản, mất phương hướng, đến nỗi bỏ dở giữa chừng
vì học mãi không nhớ được từ. Đây là lý do chính thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài Về một
phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng, hy vọng có thể giải quyết những khó khăn gây trở
ngại trong việc học chữ Hán của bản thân các thành viên thuộc nhóm, cũng như có thể hỗ
trợ những người đang trong quá trình học tập cũng như có ý hướng học chữ Hán trong
tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu có thể khái quát theo hai hướng:
Thứ nhất, ở Trung Quốc, những công trình liên quan đến chữ Hán rất nhiều, bao gồm
cả chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo, bài báo khoa học… Tuy nhiên do khả năng của
nhóm nghiên cứu có hạn, khó lĩnh hội sâu những kiến thức trong các tài liệu chuyên ngữ,
hơn nữa chúng tôi cũng hiếm gặp các nội dung hướng dẫn cách ghi nhớ chữ Hán trong các
công trình nêu trên.
Thứ hai, ở Việt Nam, các sách nghiên cứu, bài viết khoa học cũng như tài liệu tham
khảo về chữ Hán trước nay được xuất bản hoặc công bố khá nhiều, bao gồm cả giai đoạn
trước 1975 và cho đến tận ngày nay. Các tác giả nổi tiếng tiêu biểu như Nguyễn Tri Tài,
Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Khuê, Trần Trọng San, Lê Văn Quán… trong các sách dạy tiếng
Hán đều có phần đầu sách giới thiệu về cách học chữ Hán bao gồm hệ thống các nét chữ
Hán, quy luật kết cấu, phương pháp tạo chữ lục thư… Gần đây vào năm 2015, nhóm tác giả
gồm Nguyễn Đình Phức, Trương Gia Quyền, Lê Quang Trường đã xuất bản giáo trình Văn
tự học chữ Hán; tháng 9 năm 2020, trên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, nhóm tác giả gồm
Nguyễn Đình Phức, Nguyễn Minh Thúy, Trần Tuyết Nhung, Võ Ngọc Tuấn Kiệt đã công
bố bài viết “Về việc giảng dạy chữ Hán cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc”. Những công trình này tuy bàn khá sâu những vấn đề về chữ Hán, cách học, tuy
8
nhiên những vấn đề mà sinh viên cần, làm sao có thể nhớ chữ Hán một cách hữu hiệu và lý
tưởng, tuy có nhưng vẫn chỉ ở mức thoáng qua.
Từ góc độ sinh viên, những người đang trong quá trình học tập tiếng Hán, việc làm
sao có thể ghi nhớ thành công chữ Hán là vấn đề hết sức bức thiết. Cho nên nhóm nghiên
cứu quyết định chọn và đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là tìm ra phương pháp để ghi nhớ chữ Hán lý tưởng, nhằm
phục vụ cho nhu cầu học Ngôn ngữ Trung Quốc một cách dễ dàng và thú vị hơn, cũng như
giúp ghi nhớ chữ Hán lâu hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng. Phạm vi
nghiên cứu bao gồm 56 sinh viên năm nhất khoa Ngữ văn Trung Quốc, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng 44 người học tiếng Trung bên ngoài nhà trường, những
vấn đề ngoài không thuộc phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài trong quá trình nghiên cứu, sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống: xem xét phương pháp ghi nhớ chữ Hán trong quan hệ tổng
hòa với các vấn đề thuộc chữ Hán nói riêng, với việc học tập tiếng Hán nói chung.
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Dựa trên các tiêu chí miêu tả của ngôn ngữ học
miêu tả, tiến hành miêu tả cấu trúc chữ Hán trong việc ghi chép ngôn ngữ.
- Phương pháp khảo sát: nhằm nắm bắt thông tin, khảo sát quan điểm các nhà liên
quan đến phương pháp ghi nhớ chữ Hán.
- Phương pháp bảng hỏi: lập bảng hỏi, khảo sát các đối tượng người học chữ Hán về
những khó khăn mà họ gặp phải cũng như kinh nghiệm của họ về việc ghi nhớ chữ Hán.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học, đề tài sau khi nghiệm thu đóng góp một phương pháp học và
ghi nhớ chữ Hán một cách hữu hiệu xét từ những luận cứ khoa học cụ thể.
Nhìn từ khía cạnh thực tiễn, kết quả đề tài có giá trị tích cực trong việc thúc đẩy,
nâng cao hiệu quả học chữ Hán, tiếng Hán của nhóm nghiên cứu, cũng như là tài liệu tham
khảo cho sinh viên có nhu cầu học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.

9
7. Bố cục đề tài
Đề tài ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục, phần nội dung chính được phân thành
03 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm chữ Hán và những khó khăn trong việc ghi nhớ
Chương 2: Thực trạng về tình hình ghi nhớ chữ Hán trong hoạt động học tập
Chương 3: Nêu quan điểm, đề xuất giải pháp và kết luận

10
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHỮ HÁN
VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC GHI NHỚ
1.1. Đặc điểm của chữ Hán
Chữ Hán là một trong những văn tự có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Chữ Hán có
những đóng góp hết sức to lớn cho nền văn hóa Trung Hoa. Việc tìm hiểu nguồn gốc của
chữ Hán có giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sự phát triển và ứng dụng chữ Hán
hiện đại.
Hiểu rõ điều đó, ở chương 1, nhóm tác giả quyết định triển khai những nghiên cứu về
đặc điểm của chữ Hán, để người đọc hiểu rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và các đặc
điểm của chữ Hán.
1.1.1. Nguồn gốc của chữ Hán
Từ thuở sơ khai, tổ tiên người Trung Quốc đã bắt đầu lao động, sản xuất và có nhu
cầu ghi chép để giữ gìn và truyền đạt lại cho thế hệ sau này. Bắt nguồn từ dân tộc Hoa Hạ -
tổ tiên trực tiếp của người Trung Quốc hiện nay, đã thể hiện mong muốn ghi chép, ghi lại
những hoạt động trong đời sống thường nhật bằng những kí hiệu văn tự như hình vẽ. Lời
nói là phương tiện dùng để giao tiếp và trong quá trình truyền đạt sẽ nảy sinh ra một số vấn
đề như: “Tam sao thất bản” hay “Lời nói gió bay”, làm cho thông tin được truyền đi không
có độ chính xác cao. Vì thế nhu cầu lưu giữ, ghi chép nhanh gọn đồng thời cần sự chính xác,
rõ ràng nên chữ viết được ra đời. Bằng việc quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh
trong cuộc sống, tổ tiên người Trung Quốc đã vẽ lại từ những hình ảnh thực tế. Sau khi trải
qua hàng nghìn năm lịch sử thì những hình vẽ đó đã trở thành những kí hiệu đơn giản và
tượng trưng hơn.
1.1.2. Kết cấu hình thể của chữ Hán
Ở thời điểm hiện tại, chữ Hán có hình thể khối vuông và kết cấu hình thể có ba tầng
bậc: nét bút - bộ kiện - chữ hoàn chỉnh. Về nét bút, chữ Hán có 6 nét bút cơ bản là chấm (、
), ngang (一), sổ ( | ), hất (㇀ ), phẩy (ノ), mác (乀), từ 6 nét cơ bản đó lại tạo ra được 25 nét
bút phái sinh. Và từ những nét bút người ta đã tạo ra bộ kiện, bộ thủ. Bộ kiện là một đơn vị
cấu tạo chữ cơ bản của chữ Hán, nó lớn hơn nét bút nhưng lại nhỏ hơn chữ hoàn chỉnh, có
hai loại bộ kiện là bộ kiện thành chữ (là những chữ độc thể như 女, 子) và bộ kiện không
thành chữ (là những bộ phận như 衤, 辶). Còn về bộ thủ, bộ thủ là một bộ phận của chữ,
nhưng bộ phận của chữ thì chưa chắc đã là bộ thủ, khi biết bộ thủ chúng ta sẽ tra từ dễ dàng
hơn. Những bộ kiện lại tạo thành 2 loại chữ hoàn chỉnh, là chữ độc thể (những chữ do một
11
bộ kiện tạo thành như 木, 水) và chữ hợp thể (những chữ do nhiều bộ kiện tạo thành như 明,
星). Để thuận tiện hơn trong việc nhớ những chữ Hán, quy tắc bút thuận đã ra đời. Quy tắc
bút thuận của chữ Hán là ngang trước sổ sau, phẩy trước mác sau, trên trước dưới sau, trái
trước phải sau, ngoài trước trong sau, chính giữa trước hai bên sau,vào nhà trước đóng cửa
sau. Có thể thấy chữ Hán có kết cấu khá phức tạp so với các loại chữ khác.
1.1.3. Diễn biến hình thể của chữ Hán
Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã dựa trên những hình ảnh thực tế trong đời
sống thường nhật đã vẽ thành chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa, từ đó hình thành nên chữ
Hán. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất đó là loại chữ Giáp cốt văn, tiếp đến là Kim văn,
Đại Triện, Tiểu Triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Trải qua hơn 3000 năm lịch
sử, quá trình diễn biến hình thể của chữ Hán đã có nhiều thay đổi với xu thế tiến đến sự phát
triển chữ Hán đơn giản hơn.
1.1.3.1 Giáp cốt văn
Giáp cốt văn là chữ được khắc trên những mảnh mai rùa và xương thú (giáp là mai
rùa và xương thú là cốt), là thể chữ Hán cổ nhất được tìm được cho đến ngày nay, có bắt
nguồn từ thời nhà Thương và Tây Chu. Chữ văn tự là loại văn tự sơ khai, sử dụng những
phương pháp để tạo thành một chữ hoàn chỉnh từ hình, âm và nghĩa, có thể ghi chép lại, có
thể đọc được và tương đối hoàn thiện. Với đặc thù của những mảnh mai rùa hay xương thú
rất cứng, khó chạm khắc đã tạo nên những nét bút thẳng, nét chữ nhỏ, gầy, cứng đồng thời
giúp nét chữ mạnh mẽ hơn bằng việc dùng dao để khắc thành chữ.
Hình 1.1.3.1 Hình ảnh ví dụ cho chữ Giáp cốt được khắc trên mai rùa

Nguồn: Website: www.cqcb.com

12
Người thời Thương lúc bấy giờ rất mê tín, thường dùng mai rùa, xương thú để xem
bói, họ đốt xương thú hoặc mai rùa rồi căn cứ vào những vết rạn trên đó để đoán cát hung,
nếu là cát thì họ sẽ làm, nếu là hung thì có thể không làm. Họ xem việc bói toán qua chữ
Giáp cốt như một phương tiện để kết nối, giao tiếp với thần linh. Đồng thời, chữ văn tự
cũng ghi chép những sự việc và đời sống phong phú của người thời xưa về việc chăn nuôi,
trồng trọt, mùa màng, thiên văn và khí tượng. Từ Giáp cốt văn, chữ Hán đã dần được hình
thành hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, có thể ghi chép lại được.
1.1.3.2 Kim văn
Kim văn là chữ viết được khắc và đúc trên đồ đồng thau, là sự tiếp nối của Giáp cốt
văn và là nền tảng của Tiểu Triện thư sau này. Kim văn được khắc trên đồ đồng, vì thế nếu
so với chữ giáp cốt trên mai rùa, xương thú thì bền hơn nhiều và giữ được những nét chữ
ban đầu, mang phong cách giản dị của người xưa. Vào thời nhà Thương và Tây Chu, vua,
chư hầu và quý tộc thường dùng thể chữ giống như Giáp cốt văn khắc lên để ghi chép
những sự việc xảy ra thường nhật và những sự kiện lớn như tế tự, ăn mừng chiến thắng,…
Hình 1.1.3.2 Hình ảnh ví dụ cho Kim văn khắc trên đỉnh đồng

Nguồn: Website: www.baike.com


Với số lượng lớn đồ đồng thau đã được khai quật đến nay, chủ yếu là xưng tụng
công đức của tổ tiên và các vương hầu, đồng thời ghi chép lại các sự kiện lịch sử trọng đại.
Và trên đó số chữ được đúc trên mỗi vật đồng không đồng nhất đã cho thấy được những đặc
13
điểm hình thể của chữ Kim văn, đó là những nét thô, nhiều nét cong và có dạng khối cầu so
với Giáp cốt văn với những nét mảnh, cứng, thẳng và nhiều nét uốn khúc thì Kim văn đã trở
nên cân đối hơn, nét to và tròn hơn cũng như theo xu hướng giản lược hóa hơn.
1.1.3.3 Triện thư
Đại Triện là thể chữ được phát triển từ Kim văn và lưu hành vào thời Xuân Thu
Chiến Quốc. Kết cấu chữ ngay ngắn, chỉnh tề, nét bút cân đối, hình thể chữ thu gọn lại theo
khối vuông. Tuy nhiên nét chữ còn rậm rạp và hình thể chưa thống nhất và có nhiều dị thể ở
các nước khác nhau.
Tiểu Triện hay Tần Triện là văn tự được phát triển từ chữ Đại Triện, được nhà Tần
thống nhất sử dụng sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc từ chính sách “thư
đồng văn” và được sử dụng đến khoảng đời Tây Hán. Hình thể của chữ Tiểu Triện được xây
dựng dựa trên cơ sở chữ triện của nước Tần, tiến hành giản hóa, loại bỏ những chữ dị thể
của sáu nước phía đông đã trở nên đơn giản hơn, đường nét đã không còn giống hình vẽ nữa
mà dần trở thành chữ viết hoàn chỉnh, chính sự xuất hiện của chữ Tiểu Triện cũng đã cho
thấy chữ cổ của Trung Quốc dần bước vào những thời kì cuối.Với chữ Tiểu Triện có nét
tương đối mảnh, khung chữ có dạng hình chữ nhật cùng với kết cấu chữ nghiêm cẩn, bố cục
ổn định, thường mang tính đối xứng trái phải và có thể tùy ý thêm nét đã toát lên nét đẹp tú
lệ, hoa mỹ.Và vào thời nhà Tần, Tiểu Triện là thể chữ được nhà nước dùng để khắc ấn
những công văn quan trọng, đề phòng giả mạo, ngày nay đã có nhiều tấm bia đá và di vật
được khai quật đều thấy được chữ Tiểu Triện ở trên đó.
Hình 1.1.3.3. Hình ảnh ví dụ cho chữ Tiểu Triện

Nguồn: Website: http://www.chinaknowledge.de/

14
1.1.3.4. Lệ thư
Vào thời Tần, những nô lệ dùng bút lông viết chữ trên thẻ tre đã giản lược nhiều nét,
hình thể chữ đơn giản để nâng cao tốc độ viết chữ từ đó người ta gọi thể chữ này là “Lệ
Thư”. “Lệ thư” và “Tiểu Triện” lưu hành song song với nhau nhưng điểm khác biệt là họ
dùng chữ “Tiểu Triện” cho những công văn quan trọng. Đến thời nhà Hán, “Lệ Thư” được
sử dụng rộng khắp từ triều đình đến dân gian. Giai đoạn phát triển Lệ thư có thể chia làm 2
thời kì: Tần Lệ và Hán Lệ. Tần Lệ còn chịu nhiều ảnh hưởng từ triện thư. Hán Lệ dần vứt
bỏ được những ảnh hưởng đó để phát triển thành loại chữ mới.
Hình 1.1.3.4.a. Hình ảnh ví dụ cho Lệ thư thời Tần

Nguồn: Website: www.sohu.com


Hình 1.1.3.4.b. Hình ảnh ví dụ cho Lệ thư thời Hán

15
Nguồn: Website: www.shufazidian.com
Ngoài ra Lệ thư là ranh giới giữa cổ văn tự và kim văn tự vì từ đây Lệ thư đã thoát
khỏi đặc điểm tượng hình của chữ Hán cổ, không còn giống hình vẽ nữa mà biến thành chữ
viết ký hiệu, mang tính tượng trưng và được đơn giản hóa hơn so với chữ Tiểu Triện. Từ
những nét uốn tròn trên thẻ tre của chữ Tiểu Triện thành nét ngang, sổ, chấm, phẩy, mác.
Đặc điểm của lệ thư là có hình chữ nhật, nét ngang hơi dài và nét thẳng hơi ngắn nên chữ có
chiều ngang rộng hơn cao, nét bút như lượn sóng, đẹp mà sống động tạo nên nét đặc trưng
của Lệ Thư.
1.1.3.5. Khải thư (Chân thư)
Khải thư xuất hiện vào cuối đời Đông Hán, hoàn thiện vào đời Ngụy Tấn, phát triển
rực rỡ vào đời Đường. Khải thư là do chữ Lệ viết nắn nót mà thành, vì dễ viết dễ đọc hơn
Lệ thư, chữ lấy khung vuông, không như Lệ thư lấy khung chữ nhật ngang. Đặc trưng của
chữ Khải là chỉnh tề quy củ, nên Khải thư được sử dụng đến hiện nay trong việc giảng dạy
chữ Hán, trở thành thể chữ thông dụng trong thời gian dài nhất lịch sử.
Khải thư được phân thành 3 loại:

16
Đại Khải: Chữ Khải có kích thước từ 5cm trở lên (trên thực tế có chữ đại Khải lớn
đến 1,8m).
Hình 1.1.3.5.a. Hình ảnh ví dụ cho chữ Đại Khải

Nguồn: Website: www.seowhy15.com


Trung Khải: Chữ Khải có kích thước từ 2-5cm.
Hình 1.1.3.5.b. Hình ảnh ví dụ cho chữ Trung Khải

Nguồn: Website: www.m.yac8.com

17
Tiểu Khải: Chữ Khải có kích thước từ 1-2cm. Tiểu Khải được sáng tạo ra bởi Chung
Dao thời Tam Quốc nhà Ngụy. Chữ Khải của ông thoát thai từ Hán Lệ, chữ viết sinh động,
khung chữ, nét hơi mang dáng dấp Lệ thư, nhưng cũng đủ coi ông là người sáng lập Khải
thư. Tiểu Khải là kiểu chữ thường dùng của thời cổ đại. Khi ứng thí, giám khảo đa số xem
chữ trước, đọc văn sau, nếu như chữ không đẹp, văn có hay cũng không hoàn hảo. Khi thi
Trạng nguyên, Hàn lâm thì thư pháp càng được chú trọng hơn, do đó chữ Tiểu Khải của các
cuộc thi đều rất đẹp.
Hình 1.1.3.5.c. Hình ảnh ví dụ cho chữ Tiểu Khải

Nguồn: Website: www.cidianwang.com


1.1.3.6. Thảo thư
Thảo thư là cách viết dối viết nhanh, khó nhận biết, khó đọc nhưng mang tính thưởng
thức nghệ thuật rất cao. Đường nét múa lượn, bút pháp phóng khoáng, tốc độ viết nhanh
hơn so với Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư. Mức độ đơn giản hóa của chữ Thảo là lớn
nhất trong số các kiểu chữ Hán. Có những chữ Hán mà theo lối Khải thư thì viết nhiều nét
nhưng theo lối Thảo thư thì chỉ cần một nét. Vì vậy Thảo thư thường được dùng trong các
trường hợp như tốc ký, thực hành nghệ thuật thư pháp, viết thư hay viết nháp một bản thảo.
Thảo thư chia làm 3 loại:
Chương Thảo: bắt nguồn từ chữ Lệ, xuất hiện từ thời Đông Hán
Hình 1.1.3.6.a. Hình ảnh ví dụ cho chữ Chương Thảo

18
Nguồn: Website: www.baike.baidu.com
Kim Thảo: bắt nguồn từ chữ Khải, hoàn toàn thoát ra khỏi bút pháp của chữ Lệ, uyển
chuyển hơn rất nhiều.
Hình 1.1.3.6.b. Hình ảnh ví dụ cho chữ Kim Thảo

Nguồn: Website: www.fansart.com

19
Cuồng Thảo: chữ viết rồng bay phượng múa, nhiều chữ được nối với nhau bằng một
nét.
Hình 1.1.3.6.c. Hình ảnh ví dụ cho chữ Cuồng Thảo

Nguồn: Website: www.baike.baidu.com


1.1.3.7. Hành thư
Hành thư là sự kết hợp giữa Khải thư và Thảo thư, vì muốn bù đắp tốc độ viết chữ
của Khải thư và khó đọc của Thảo thư mà Hành thư được ra đời. Thể chữ này tuy không
chỉnh tề như Khải thư nhưng cũng không thô và khó đọc như Thảo thư. “Hành” có nghĩa là
“đi” vì vậy nó không “bay lượn” như Thảo thư cũng không “chậm rãi” như Khải thư. Trên
thực tế, Hành thư là sự “Thảo hóa” của Khải thư hoặc có thể nói là “Khải hóa” của Thảo
thư.
Hình 1.1.3.7. Hình ảnh ví dụ cho Hành thư

20
Nguồn:Website:www.baike.baidu.com
Chữ Hán có nguồn gốc lâu đời và trải qua nhiều diễn biến hình thể. Về cơ bản đó là
chữ biểu ý nhưng từ Lệ thư trở về sau hệ thống chữ đã mất đi tính tượng hình chỉ còn tính
tượng trưng, từ hình vẽ ban đầu thành những kí hiệu được đơn giản hóa. Vì thế, hiện nay
người học đã không còn nhìn ra được chữ Hán muốn biểu thị ý nghĩa gì. Từ đó, dẫn đến
người học vất vả ngồi mô phỏng hình vẽ, tập viết từng nét, chứ không có sự liên tưởng hay
liên kết giữa hình - nghĩa khiến cho người học khó nhớ, khó học, khó viết.
1.1.4. Phương pháp tạo chữ của chữ Hán
Chữ Hán có 6 phương thức cấu tạo được gọi là Lục Thư bao gồm: tượng hình, chỉ sự,
hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Trong đó tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh là
cách tạo chữ, chuyển chú và giả tá là cách sử dụng chữ. Chữ hội ý và chữ hình thanh chiếm
số lượng lớn trong hệ thống chữ Hán. Bên cạnh đó, mặc dù chữ tượng hình chiếm số lượng
không nhiều nhưng lại là cơ sở cấu tạo nên chữ Hán.
1.1.4.1. Chữ tượng hình ( 象形 )
Chữ tượng hình là loại chữ giống hình vẽ, dùng các đường nét để vẽ ra các sự vật
hiện tượng cụ thể, nhưng đây lại không phải là hình vẽ mà chính là chữ viết vì chúng đều có
âm đọc. Được tạo nên từ các sự vật hiện tượng cụ thể nên chữ tượng hình là hình thể đơn lẻ
21
(chữ độc thể), đa số là các danh từ vì thế khá đơn giản và dễ nhận biết. Bên cạnh đó đây
cũng chính là điểm hạn chế lớn nhất của chữ tượng hình, kiểu chữ này khó để thể hiện được
tính trừu tượng cho nên chúng chỉ chiếm số lượng nhỏ trong hệ thống chữ Hán, nhưng
chúng lại là cơ sở cơ bản để hình thành các chữ chỉ sự, hội ý và hình thanh.
Hình 1.1.4.1 Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 土)

Nguồn ảnh: 图解《说文解字》 画说汉字 1000 个汉字的故事


Chữ 土 (âm Hán Việt là “thổ”), biểu thị ý nghĩa là đất, người ta sử dụng hình ảnh hòn
đá nằm trên mặt đất để chỉ đất.
1.1.4.2. Chữ chỉ sự (指事)
Chữ chỉ sự là loại chữ chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý, được vẽ thêm
những ký hiệu có tính chỉ sự dựa trên chữ tượng hình để biểu đạt sự vật hiện tượng một cách
rõ ràng và cụ thể hơn. Loại chữ này chỉ có thể biểu đạt tính trừu tượng đơn giản, khá khó để
có thể biểu đạt chữ có tính trừu tượng phức tạp cho nên nó chiếm số lượng rất ít trong hệ
thống chữ Hán.
Hình 1.1.4.2. Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 寸)

Nguồn ảnh:图解《说文解字》 画说汉字 1000 个汉字的故事


Chữ 寸 (âm Hán Việt là “thốn”) nghĩa gốc của nó là 寸口 (cổ tay). Trong y học
Trung Quốc dùng để chỉ vị trí khi bắt mạch. Sau này người ta vẽ thêm ký hiệu chỉ sự vào
bên trái phía dưới bàn tay biểu thị đơn vị đo chiều dài là tấc.
22
1.1.4.3. Chữ hội ý ( 会意 )
Chữ hội ý là loại chữ kết hợp hai hay nhiều chữ tượng hình hoặc chỉ sự có mối quan
hệ nhất định để tạo nên một chữ mới và biểu thị ý nghĩa mới. Sự kết hợp này có đặc điểm
cấu từ rất mạnh nên số lượng chữ khá nhiều.
Hình 1.1.4.3. Hình ảnh ví dụ chữ tượng hình (chữ 男)

Nguồn ảnh: 图解《说文解字》画说汉字 1000 个汉字的故事


Chữ 男 (âm Hán Việt là “nam”) nghĩa gốc dùng để chỉ nam giới, đàn ông. Bộ 田
(điền) biểu thị ruộng đất, bộ 力 (lực) biểu thị sức mạnh, thể hiện rằng ngày xưa nam giới là
người dùng sức lực cường tráng mạnh mẽ của mình để làm ruộng.
1.1.4.4. Chữ hình thanh ( 形声 )
Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao, các loại chữ tượng hình, chỉ sự, hội
ý đã không thể đáp ứng được nhu cầu truyền đạt của con người, vì thế chữ hình thanh đã ra
đời để đáp ứng nhu cầu con người. Đây là loại chữ được cấu tạo từ hai phần đó là phần hình
dùng để biểu đạt ý nghĩa của chữ và phần thanh dùng để biểu đạt âm đọc của chữ. Phương
pháp này ra đời chứng tỏ chữ Hán đã phá vỡ giới hạn biểu ý đơn thuần, từ đó đã làm gia
tăng số lượng lớn chữ Hán và trở thành phương pháp tạo chữ chủ yếu của chữ Hán.
Hình 1.1.4.4. Hình ảnh ví dụ chữ hình thanh (chữ 传)

Nguồn ảnh: 图解《说文解字》画说汉字 1000 个汉字的故事

23
Chữ 传 (âm Hán Việt là “truyến”), nghĩa là “truyền”, là chữ hình thanh theo kết cấu
trái phải, bên trái là bộ 亻 biểu thị con người, bên phải là chữ 专 biểu thị âm đọc.
1.1.4.5. Chữ chuyển chú (转注)
Đây không phải là phương pháp tạo chữ, mà chính là phương pháp dùng chữ.
Phương pháp này dùng những chữ có âm đọc, hình thể gần giống nhau, ý nghĩa giống nhau
để chú giải, giải thích cho nhau.
Hình 1.1.4.5. Hình ảnh ví dụ chữ chuyển chú (chữ 考)

Nguồn ảnh: Website: new.qq.com


Chữ 考 (âm Hán Việt là “khảo”) và chữ 老 (âm Hán Việt là “lão”) có cùng ý nghĩa là
người già, hai chữ có cách sử dụng giống nhau.
1.1.4.6. Chữ giả tá (假借)
“Giả tá” có nghĩa là vay mượn, đây cũng là một phương pháp dùng chữ. Phương
pháp này lấy những chữ cùng âm hoặc có âm tương tự để tạo nên một chữ mới có nghĩa mới
hoàn toàn, không liên quan tới chữ được vay mượn.
Hình 1.1.4.6. Hình ảnh ví dụ chữ giả tá (chữ 自)

Nguồn ảnh: 图解《说文解字》 画说汉字 1000 个汉字的故事

24
Chữ 自 (âm Hán Việt là “tự”) trong văn cổ là một chữ tượng hình biểu thị cái mũi.
Sau này, chữ 自 trở thành một đại từ để chỉ bản thân mình và từ 鼻 (âm Hán Việt là “tị”)
được tạo ra dùng để chỉ cái mũi.
Kết luận mục 1.1.4: Có thể nhận thấy rằng, so với các loại chữ biểu âm thì chữ biểu ý như
chữ Hán sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ghi nhớ. Bởi vì chữ biểu âm như các chữ viết
La-tinh là hình dây, chỉ có một cách tạo là sắp xếp theo một chiều nhất định nên người học
chỉ cần đọc và viết lại nhiều lần là có thể ghi nhớ. Còn chữ Hán, do có đến 6 phương thức
cấu tạo dẫn đến người học sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt đâu là chữ độc thể (1 bộ
kiện), đâu là chữ hợp thể (nhiều bộ kiện), cũng như chữ nào là tượng hình, chỉ sự, hội ý,
hình thanh. Thậm chí ngay cả các sinh viên học chuyên ngành Ngữ văn Trung Quốc cũng
gặp phải những khó khăn trên nếu như không học qua môn Hán tự, là một môn học tự chọn
nhằm trang bị cho sinh viên chuyên ngành những kiến thức cơ bản nhất về chữ Hán của
khoa Ngữ văn Trung Quốc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
1.2. Khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán
Về cơ bản chữ Hán là chữ biểu ý, chính vì thế mà người học gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc ghi nhớ so với những chữ biểu âm (như chữ cái La-tinh hay Hangul của Hàn
Quốc). Người học chữ Hán thường gặp những điểm khó khăn như quên nét bút, nhầm lẫn
giữa các chữ giống nhau, và một vài điểm khác. Trong lịch sử, cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về giải pháp ghi nhớ chữ Hán nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp hiệu quả
nhất.
Kết luận chương: Với lịch sử hình thành và đặc điểm cấu tạo đã nêu trong chương
1, mặc dù chữ Hán là văn tự lâu đời, có số lượng người sử dụng nhiều nhất nhì trên thế giới
và có xu hướng ngày càng gia tăng, nhưng việc ghi nhớ chữ Hán vẫn là một vấn đề gây khó
khăn cho người học. Từ đó nhóm tác giả đã đi đến đề tài nghiên cứu "Một phương pháp ghi
nhớ chữ Hán lý tưởng".

25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH GHI NHỚ CHỮ HÁN TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP
2.1. Sơ bộ tình hình học tiếng Trung của người học hiện nay
Để tiếp cận bài nghiên cứu này một cách cụ thể và rõ ràng nhất, nhóm đã tiến hành
khảo sát 100 người học tiếng Trung Quốc, cụ thể bao gồm 56 sinh viên năm nhất khoa Ngữ
văn Trung Quốc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng 44 người học tiếng
Trung bên ngoài nhà trường, thông qua các môi trường, phương pháp và thời gian học tập
khác nhau nhằm làm rõ từng khía cạnh của vấn đề khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán.
Bài nghiên cứu này kết hợp sử dụng giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp khảo sát chính là sử dụng bảng hỏi được thiết kế bao gồm 10 câu hỏi.
2.1.1. Các kiểu chữ Hán và lựa chọn của người học
Hình 2.1.1. Biểu đồ tròn thể hiện kiểu chữ Hán mà người học lựa chọn

Thông qua số liệu từ bảng khảo sát trên, tùy vào mục đích khác nhau mà người học
lựa chọn kiểu chữ phù hợp để học tập. Ở Việt Nam đa số người học lựa chọn học kiểu chữ
Giản thể với tỉ lệ là 78,3%, đây là kiểu chữ đã được đơn giản hóa, và hiện nay sử dụng
chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore. Mặc dù đã được giảm bớt số nét nhưng người
học vẫn còn gặp không ít khó khăn để ghi nhớ kiểu chữ này. Ngoài ra, 18,5% người học sẽ
lựa chọn học kiểu chữ Phồn thể, là kiểu chữ truyền thống đã được sử dụng từ hàng ngàn
năm trước, có cấu tạo phức tạp, được sử dụng chủ yếu ở Đài Loan, Ma Cau và Hong Kong.
Đồng thời, một số ít người lại lựa chọn học cả hai kiểu chữ, khiến cho việc ghi nhớ càng
khó khăn hơn.
2.1.2. Phương thức và thời gian tiếp cận với tiếng Trung của người học
Hình 2.1.2.a. Biểu đồ tròn thể hiện môi trường học tập của người học tiếng Hán

26
Theo khảo sát, đa phần người học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam đều học thông qua
trường lớp, bên cạnh đó số người tự học cũng không ít và có một số thì biết tiếng Trung
thông qua giao tiếp với người bản xứ hoặc giao tiếp hàng ngày trong gia đình gốc Hoa. Thế
nhưng dù học từ đâu cũng gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán.
Hình 2.1.2.b. Biểu đồ tròn thể hiện số lượng người được dạy viết chữ Hán khi
học tại trường lớp

Hình 2.1.2.c. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian học tiếng Hán của người học

Đa phần những người học tại trường lớp cho biết rằng dù được giáo viên hướng dẫn
học chữ Hán nhưng họ vẫn thấy việc ghi nhớ mặt chữ có phần khó khăn. Có hơn một nửa số
người thực hiện khảo sát đã học tiếng Trung trên một năm, hơn 22% số người học mới tiếp
27
cận tiếng Trung, nhưng nhìn chung đa phần mọi người đều cảm thấy khó khăn trong việc
ghi nhớ mặt chữ và cần một giải pháp để khắc phục việc này.
2.2. Thực trạng về tình hình ghi nhớ chữ Hán
2.2.1. Một số phương pháp ghi nhớ chữ Hán
2.2.1.1. Các phương thức ghi nhớ chữ Hán của người Việt Nam từ xưa đến nay
Từ thời xưa đã có nhiều người Việt Nam theo học tiếng Hán. Một phần là vì trong
thời kì 1000 năm Bắc thuộc, người Việt đã chịu một số ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa,
phần hơn là do giao lưu văn hóa qua các thời đại. Do vậy người Việt Nam từ xưa đến nay
cũng đúc kết được một vài phương thức ghi nhớ chữ Hán, nhằm giúp cho việc học tiếng
Hán thuận tiện hơn.
2.2.1.1.1. Chiết tự
Chiết tự là một trong những phương pháp được nhiều người học áp dụng. Trên ý
nghĩa mặt chữ, “chiết” là chia nhỏ, “tự” là chữ, vậy nên phương pháp chiết tự là phân tích
chữ ra nhiều phần nhỏ rồi dựa vào đó để giải nghĩa thích ý toàn chữ. Phương pháp này vận
dụng việc phân tích chữ Hán một cách linh hoạt, sáng tạo dựa trên cơ sở nhận thức về chữ
Hán hội ý và cấu tạo các bộ thủ của chữ.
Hình 2.2.1.1.1.a. Hình ảnh minh họa cho chữ 字 qua phương pháp chiết tự

Nguồn ảnh: 图解《说文解字》 画说汉字 1000 个汉字的故事


Với chữ 字 (âm Hán Việt là “tự”) – Tên
Ở trên là bộ“宀”Miên: ngôi nhà
Ở dưới là bộ “子” Tử: đứa trẻ, đứa con
Được giải thích là: Đứa trẻ ở nhà được bố mẹ gọi với cái tên đó.
Hình 2.2.1.1.1.b. Hình ảnh minh họa cho chữ 勇 qua phương pháp chiết tự

28
Nguồn ảnh: 图解《说文解字》 画说汉字 1000 个汉字的故事
Với từ 勇 (âm Hán Việt là “dũng”) – Dũng cảm, gan dạ
Phía trên là chữ 甬: giống như hình chiếc mũ
Phía dưới là bộ Lực 力 để chỉ sức mạnh, sức lực
Được giải thích là: Cả chữ giống hình ảnh một cậu bé đội chiếc mũ, dáng đứng tràn đầy
dũng khí, sức mạnh.
2.2.1.1.2. Ghi nhớ qua ca dao, tục ngữ
Người Việt Nam xưa đã dựa vào phương pháp chiết tự để sáng tạo nên những câu ca
dao, bài thơ với các từ ngữ gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của người dân nơi đây, giúp
cho việc học chữ Hán trở nên dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ:
Hình 2.2.1.1.2. Hình ảnh ví dụ cho chữ 孝 được nhắc đến trong câu ca dao

Nguồn: Website: www.sohu.com


Với chữ 孝 – Hiếu, hiếu thảo
“Đất thì là đất bùn ao
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay
Con ai mà đứng ở đây
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.”

29
Trong chữ “Hiếu” có bộ Thổ 土 liên quan tới đất bùn nên có câu thơ “Đất thì là đất
bùn ao”. “Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay” ý chỉ nét phẩy nghiêng được viết bên cạnh bộ
Thổ 土. Bộ Tử 子 chỉ đứa trẻ được viết ở phía dưới bộ thổ 土 nên có câu “Con ai lại đứng ở
đây”, bộ Tử 子 được viết sát với nét phẩy nhìn gần như cây sào, nên mới có câu thơ “Đứng
thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào”.
Với chữ 德 – Đức, đạo đức
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”
Câu “Chim chích mà đậu cành tre” vì nét phẩy đầu tiên trên bộ nhân đứng tựa như
con chim đang đậu cành cây 彳. Phần bên phải trên đầu tựa như số 10 trong tiếng Trung là
bộ thập 十, “tứ dưới” vì có 4 nét gạch dọc 罒 nên có thể tưởng tượng thành “thập trên tứ
dưới”. “Nhất đè chữ tâm” là do một nét gạch ngang 一 nằm trên trái tim (心).
Qua những ví dụ trên đã cho thấy với cách ghi nhớ chữ Hán bằng phương pháp học
những câu ca dao, các bài thơ sẽ giúp cho người học dễ tiếp thu hơn, ghi nhớ lâu hơn và
đồng thời sẽ giúp người học thấy thú vị, tăng khả năng sáng tạo.
2.2.1.1.3. Học chữ Hán qua phim ảnh
Học tiếng Trung qua phim ảnh tuy là phương pháp học mới nhưng được nhiều người
học lựa chọn, nhất là trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay. Thông qua
các bộ phim, bài hát của Trung Quốc, người học biết thêm được nhiều kiến thức về ngôn
ngữ và văn hóa của đất nước này.
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm. Đầu tiên, người học có thể học được cách
phát âm chuẩn xác, ngữ điệu tự nhiên trong giao tiếp. Việc luyện nghe nhiều phát âm của
người bản xứ sẽ giúp người học phát âm chuẩn hơn, tự tin hơn, tạo cho người nghe cảm giác
hứng thú khi đối thoại. Thứ hai, xem phim ảnh cũng giúp người học nâng cao khả năng
nghe của bản thân, thường xuyên nghe phát âm của người bản xứ giúp hiểu nhanh hơn trong
quá trình giao tiếp. Ngoài ra, hiện nay các bộ phim của Trung khi đưa về Việt Nam đều có
những dòng phụ đề bằng chữ Hán, từ đó người học vừa xem phim vừa có thể ghi nhớ những
chữ Hán thông dụng.
Tuy nhiên, phương pháp này còn khá nhiều hạn chế. Người học dễ bị sa đà vào nội
dung phim mà quên đi việc học hoặc chọn những bộ phim không phù hợp với trình độ của

30
bản thân, người học cũng dễ bị mắc lỗi dịch rập khuôn, từng từ một, không nhìn nhận nghĩa
của toàn cảnh, khiến câu văn trở nên tối nghĩa.
Để áp dụng phương pháp một cách hiệu quả, người học cần lưu ý một số điều. Thứ
nhất, đối với những người mới học cần chọn những bộ phim ngắn, có những ngôn từ giản
dị, thân thuộc như phim về đề tài gia đình, thanh xuân vườn trường. Đối với những người
học lâu, cần nâng cao trình độ thì chọn các bộ phim cổ trang với lối văn phong hoa mỹ, từ
ngữ cổ phức tạp. Trong quá trình học sử dụng bản phim có phụ đề tiếng Trung, nên chú ý
đến cách biểu đạt, giọng thoại của nhân vật để phát âm cho đúng, các từ vựng chưa biết nên
ghi lại vào sổ và tra từ điển tiếng Trung.
2.2.1.1.4. Phương pháp phân biệt các chữ gần giống nhau
Với hệ thống chữ Hán khổng lồ nên trong quá trình học và ghi nhớ nếu không chú ý
sẽ dẫn đến vấn đề nhầm lẫn, đặc biệt nhiều chữ Hán có hình thể tương đồng với nhau, có
các nét gần giống như nhau. Ví dụ như những cặp chữ sau có cách viết gần như tương đồng
nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Bảng 2.2.1.1.4. Bảng đối chiếu các chữ có hình thể gần giống nhau

Tuy chữ Hán có nhiều sự tương đồng về mặt hình thể, dễ gây nhầm lẫn nhưng người
học nên tự tìm ra cách phân biệt những đặc điểm riêng của các chữ để giúp cho quá trình
học trở nên dễ dàng và có hệ thống hơn cũng như tránh tình trạng thường xuyên viết nhầm,
viết sai nét.
31
2.2.1.2. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán của người Trung Quốc
Việc ghi nhớ chữ Hán không chỉ là khó khăn của người nước ngoài học tiếng Trung
Quốc, hơn thế nữa đây còn là một vấn đề lớn mà chính người Trung Quốc đang gặp phải.
Theo số liệu điều tra của China Youth Daily, có hơn 80% người Trung Quốc gặp khó khăn
trong việc ghi nhớ chữ Hán, thậm chí ngay cả đối với kiểu chữ giản thể. Do đó, hệ thống
giáo dục của Trung Quốc đã không ngừng thay đổi, cải tiến và nâng cao chương trình giáo
dục, áp dụng các phương pháp dạy và học hiệu quả để giúp người bản địa tiếp thu và ghi
nhớ được lâu hơn.
2.2.1.2.1. Học theo vè
Đây là phương pháp học và ghi nhớ chữ Hán thường áp dụng cho các học sinh ở
mầm non và bậc tiểu học tại Trung Quốc. Phương pháp học này được sáng tạo bằng văn vần
có nhịp điệu, ngắn gọn, dễ truyền đạt, giúp học sinh dễ dàng đọc và hình dung chữ được
nhắc đến trong đoạn vè. Ngoài ra, học theo vè còn giúp cho học sinh chủ động, không bị gò
bó hoặc áp lực trong quá trình học tập, dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ trong thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số điểm bất cập, với một số lượng lớn chữ Hán,
người học không thể áp dụng phương pháp này trên tất cả các chữ. Ngoài ra phương pháp
này chỉ phù hợp với độ tuổi thiếu nhi mới tiếp cận chữ Hán, còn người lớn sẽ gặp khá nhiều
khó khăn để ghi nhớ những bài vè như vậy. Để làm rõ thêm về phương pháp này, dưới đây
là một bài vè phổ biến được áp dụng trong các lớp học ở Trung Quốc:
《进门歌》
“木字进门正清闲,日子进门坐中间。
马子进门往里闯,才字进门紧闯眼。
耳字进门听新闻,兑字进门阅报刊。
心字进门有烦闷,市字进门闹喧天。
口字进门问为啥,一字进门上门闩。”
“Mộc tự tiến môn chánh thanh nhàn, nhật tự tiến môn tọa trung gian.
Mã tự tiến môn vãng lý sấm, tài tự tiến môn khan sấm nhãn.
Nhĩ tự tiến môn thính tân văn, đoái tự tiến môn duyệt báo san.
Tâm tự tiến môn hữu phiền muộn, thị tự tiến môn náo huyên thiên.
Khẩu tự tiến môn vấn vi xá, nhất tự tiến môn thượng môn soan.”
2.2.1.2.2. Học theo kết cấu hình thể của chữ Hán:

32
Đối với phương pháp ghi nhớ chữ Hán bằng việc cầm bút và vô thức viết chữ đó
nhiều lần sẽ không có hiệu quả đối với người học, vì số lượng chữ Hán tính đến hiện nay đã
lên tới khoảng 90.000 chữ, kết cấu phức tạp, mỗi chữ Hán đều mang một ý nghĩa riêng biệt,
cho nên cần phải hiểu và tư duy mới có thể nắm rõ cách sử dụng chúng. Thêm vào đó, chữ
Hán là chữ biểu ý, không thể nhìn chữ để biết được âm đọc nên người học ngoài việc phải
ghi nhớ mặt chữ thì còn phải nhớ âm đọc của chữ, điều này càng khiến cho người học khó
nhớ do lượng kiến thức quá nhiều. Tóm lại, để có thể ghi nhớ chữ Hán một cách hiệu quả,
người Trung Quốc đã dựa vào kết cấu hình thể chữ Hán để giúp người học biết được những
nét bút, những bộ kiện là bộ phận cơ bản để tạo thành một chữ hoàn chỉnh. Thế nhưng
nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là khiến cho người học cảm thấy chán nản vì quá
rập khuôn.
Hình 2.2.1.2.2.a. Hình minh họa cho hệ thống nét

Nguồn ảnh: Website: cohanvan.com


Hình 2.2.1.2.2.b. Hình minh họa cho quy tắc bút thuận

33
Nguồn ảnh: Website: cohanvan.com
Chữ Hán là kiểu chữ có hình thể khối vuông, do 6 nét cơ bản là ngang, sổ, phẩy,
mác, chấm, hất tạo thành và có quy luật nhất định. Để hiểu rõ được kết cấu của chữ Hán,
trước tiên phải nắm vững 6 nét cơ bản cùng với các nét phái sinh là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo
nên chữ Hán, từ lúc đặt bút đến khi nhấc bút lên được tính là một nét. Đồng thời phải nắm
vững quy tắc bút thuận sẽ giúp cải thiện tốc độ viết chữ, dễ nhìn, dễ đọc và dễ nhớ chữ hơn.
Hình 2.2.1.2.2.c. Hình minh họa cho bộ thủ

Nguồn ảnh: Website: tranphuochung.wordpress.com

34
Sau khi nắm vững các nét cơ bản, người học sẽ đi tìm hiểu sâu về bộ kiện là một đơn
vị cấu tạo của chữ Hán được tạo thành từ một hoặc nhiều các nét cơ bản. Đa số chữ Hán
được tạo thành từ một hay nhiều bộ kiện. Mỗi bộ kiện đều có tác dụng biểu ý và mang mỗi
ý nghĩa riêng biệt. Việc hiểu rõ về bộ kiện sẽ giúp cho người học dễ dàng liên hệ được hình
thể, phán đoán nghĩa của chữ và còn giúp thuận tiện hơn trong việc tra từ điển. Mặc dù việc
học bộ kiện sẽ giúp ghi nhớ chữ Hán tốt hơn, nhưng chỉ cần học những bộ kiện cơ bản
thường gặp, không cần phải ghi nhớ hết tất cả.
Ví dụ: Bộ 讠 nghĩa Hán Việt là “ngôn” , nhưng chữ mang bộ này thường liên quan
đến lời nói, ví dụ như 话,说,语,读。。。
Bộ 水 (氵) nghĩa Hán Việt là “thủy”, những chữ mang bộ này thường liên quan đến
nước, ví dụ như 江,汽,汗,泪。。。
Chữ hoàn chỉnh chính là những chữ Hán do một hoặc nhiều bộ kiện tạo thành, được
chia làm hai loại đó là chữ độc thể (một bộ kiện) và chữ hợp thể (nhiều bộ kiện). Chữ độc
thể chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số chữ Hán, phần lớn là các chữ thông dụng và có khả
năng tạo từ. Chữ hợp thể chiếm khoảng 90% trong tổng số chữ Hán, được xem là chủ thể
của chữ Hán, chủ yếu có 7 phương thức kết cấu, đây là phương thức sắp xếp vị trí của các
bộ kiện trong một chữ hoàn chỉnh.
Kết cấu trên - dưới: 早,安,看。。。
Kết cấu trên - giữa - dưới: 草,黄。。。
Kết cấu trái - phải: 如,妈,故。。。
Kết cấu trái - giữa - phải: 做,锻,谢。。。
Kết cấu toàn bao vây: 国,围,困。。。
Kết cấu bán bao vây: 包,这,风。。。
2.2.1.2.3. Học theo câu chuyện của “chữ”
Từ xa xưa mỗi chữ Hán được người Trung Hoa tạo ra đều mang một ý nghĩa khác
nhau. Ứng với một chữ là một câu chuyện để truyền lại cho những hậu bối với mong muốn
họ sẽ không bao giờ quên căn nguyên chữ Hán từ lúc sơ khai. Mặc dù chữ Hán đã trải qua
những diễn biến hình thể từ hình vẽ trở thành ký hiệu tượng trưng, nhưng nguồn gốc của
chữ vẫn còn ở đó, bởi chữ Hán là một loại chữ “biết nói”. Vì vậy, muốn ghi nhớ chữ Hán
điều đầu tiên là phải hiểu được chữ. “Hiểu” ở đây phải hiểu tại sao chữ đó lại viết như vậy,
biết được nguồn gốc do đâu lại có chữ đó, để có thể tìm ra được chính xác nghĩa của chữ ấy.
35
Bên cạnh đó, còn có một phương pháp giúp ghi nhớ chữ Hán tương đối hiệu quả chính là
học theo một trình tự mà người Trung Quốc hiện đại gọi trình tự đó là “Câu chuyện của
‘Chữ’”. Bởi trong những câu chuyện này đã diễn giải những diễn biến cũng như phân loại,
hàm ý của chữ Hán, giúp người học không những nhớ được chữ mà còn hiểu thêm về lịch
sử, văn hóa của đất nước, con người thời xưa. Mặt khác, phương pháp này có phần dài dòng
để ghi nhớ. Hơn nữa, các chữ Hán hiện đại không phải chữ nào cũng có thể tạo thành một
câu chuyện.
Ví dụ câu chuyện về chữ “家” được kể rằng người Trung Hoa xưa lấy việc săn bắt
hái lượm mà nuôi sống bản thân, nhưng thường không bắt được thú săn. Để có thể được ăn
no, con người đã bắt đầu nuôi heo trong nhà. “家” trong giáp cốt văn có khung ở ngoài
tượng trưng một căn nhà có mái và cột mà ở giữa là chữ “豕” tượng trưng cho “猪” nghĩa là
con heo. Suy ra “Nhà” (家) trong hy vọng của người xưa là một căn nhà, trong đó có nuôi
một con heo thì sẽ có một cuộc sống ổn định, đầy đủ, sung túc. Trong Giáp cốt văn, nghĩa
gốc của “家” là một nơi cố định để nuôi heo. Đến Kim văn thì đem “豕” miêu tả thành con
heo sinh động hơn. Đến Tiểu triện thì lại đưa “豕” về hình tượng hóa, lộ ra cái đuôi của con
heo. Đến Khải thư lại đem khung bên ngoài viết thành bộ Miên (宀) cho thấy rõ sự ngắn
gọn hơn trong cách viết và trở thành chữ “家” như hiện nay. Trong thời cổ đại, nuôi heo
phải có gạo, mà vào thời đó chỉ có những quan to trong triều hoặc quý nhân mới nuôi được,
nên “家” ở đây tượng trưng cho giai cấp thống trị. Mãi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, “家
” mới là nơi cư trú của những người bình thường. Nếu chỉ có một căn phòng trống (空房子)
thì không gọi là “Nhà” (家), mà phải có người thân ở cạnh bên mới chính là ý nghĩa trọn
vẹn của “家” . Sau này “家” còn được suy rộng ra là “gia đình” (家庭) là chỉ những người
có quan hệ huyết thống với nhau tạo thành gia phả. “家” còn để biểu thị một nhân vật đại
diện cho một phương diện nào đó như “转家” nghĩa là chuyên gia hay “书法家” là nhà thư
pháp,... “家” còn là chốn về bình yên, ấm áp của mỗi người. Qua câu chuyện về chữ “家”
cho thấy được diễn biến của chữ qua từng giai đoạn, cũng như ý nghĩa sâu xa mà ít người
biết được, tiếp thu được những kiến thức mới giáo viên không đề cập trên lớp trong quá
trình dạy từ vựng vì thời gian dạy học là có hạn mà kiến thức xung quanh là hữu hạn.
Hình 2.2.1.2.3. Hình ảnh ví dụ chữ 家

36
Nguồn ảnh: Website: http://collection.sina.com.cn/
Theo nhóm tác giả, cách ghi nhớ chữ Hán bằng phương pháp học theo “Câu chuyện
của Chữ” là một cách mang hơi hướng của lịch sử, theo lối tư duy độc đáo của người Trung
Quốc xưa mà hiện nay vẫn được áp dụng và đạt hiệu quả khá cao. Phương pháp học này so
với cách học rập khuôn viết đi viết lại một chữ có ưu thế hơn về thời gian ghi nhớ, tạo cảm
giác sinh động, thú vị hơn, đem lại hứng thú hơn cho người học.
2.2.1.3. Phương pháp ghi nhớ chữ Hán do nhóm tác giả đưa ra
Theo như bảng thống kê, có 3 phương pháp mà các đối tượng được khảo sát cho là
phương pháp học chữ Hán phù hợp với họ.
Phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất là “Nhìn chữ chép nhiều lần rồi học
thuộc không theo quy tắc nào” chiếm 72,8% trên tổng số. Với phương pháp này người học
có thể vừa thuộc mặt chữ vừa dần dần cải thiện tốc độ viết chữ của bản thân. Mặc dù
phương pháp này sẽ không thể nhớ được lâu dài nếu không chăm chỉ luyện tập nhưng vẫn là
lựa chọn cơ bản của mọi người khi bắt đầu học chữ Hán.
Lựa chọn đứng thứ 2 chiếm 64,1% là phương pháp “Học qua phim ảnh, sách báo,
nghe nhạc”. Cách học này giúp người học chữ Hán tiếp thu được nhiều từ mới mà trong
giáo trình học không có và học được cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với ngữ cảnh.
Ngoài ra còn tăng thêm vốn kiến thức về văn hóa Trung Quốc thông qua phim ảnh, sách báo
và âm nhạc. Phương pháp học này sẽ làm dịu đi sự buồn chán trong việc nhớ từ vựng một
37
cách máy móc, tăng hứng thú đối với việc ghi nhớ từ vựng chữ Hán trong học tập. Tuy
nhiên, với cách học này dễ dẫn đến tình trạng người học có thể sử dụng sai ngữ pháp hoặc là
bị cuốn theo mạch phim mà quên đi việc học.
Phương pháp “Học qua sự liên tưởng, tưởng tượng của bản thân đối với mọi vật xung
quanh” đứng thứ 3 với 38%. Sở dĩ có cách học này vì nguồn gốc của chữ Hán là hình vẽ
biểu ý, nên có một số chữ chỉ có thể liên tưởng qua những sự vật, hiện tượng liên quan đến
chữ Hán cần học. Ví dụ: Chữ 休 có 2 phần theo kết cấu trái – phải được phân tích: bên trái
là bộ Nhân đứng (亻) chỉ con người, bên phải là bộ Mộc (木) chỉ những gì liên quan đến cây
cối, được tưởng tượng như một con người đang dựa vào cây để nghỉ ngơi. Từ đó suy ra
nghĩa của từ này là “nghỉ” trong từ “nghỉ ngơi” (休息). Chữ 山 có thể tưởng tượng như dãy
núi nên gọi theo Hán Việt là “sơn”, mang nghĩa là “núi”. Tuy nhiên không phải ai cũng có
thể tự tưởng tượng ra nghĩa mà chữ muốn biểu đạt. Muốn áp dụng được phương pháp này,
người học cần có tư duy logic, trí tưởng tượng phong phú và óc sáng tạo tài tình.
Còn những phương pháp khác cũng được lựa chọn như “Học theo bộ thủ”, “Câu
chuyện chiết tự, thơ” nhưng không nhiều.
Sau đây là bảng thống kê các phương pháp học chữ Hán do nhóm tác giả đề xuất.
Hình 2.2.1.3. Biểu đồ cột thể hiện phương pháp học và ghi nhớ chữ Hán do
nhóm tác giả đề xuất được người học lựa chọn

2.2.1.4. Phương pháp học chữ Hán do đối tượng được khảo sát đề xuất
Các đối tượng được khảo sát cho biết phương pháp học mà họ cảm thấy hiệu quả
nhất với bản thân vẫn là “ghi chép nhiều lần”, ngoài ra xem phim ảnh, nghe nhạc cũng là
một lựa chọn khá được ưa chuộng. Có đối tượng lựa chọn cách học không theo khuôn mẫu

38
mà học theo các cặp từ đồng nghĩa – trái nghĩa hoặc là tự mở rộng thêm dựa trên các từ
vựng trong giáo trình. Ví dụ như khi học tới chữ 发 sẽ học luôn những từ vựng thông dụng
có chứa chữ 发.
Việc học chữ, nhớ chữ không đơn giản chỉ là ghi đi ghi lại một chữ nhiều lần mà còn
phải thực hành. Chẳng hạn, sử dụng những từ vừa mới học kết hợp với vốn từ đã có để đặt
câu hay viết đoạn văn ngắn, như vậy vừa giúp người học nhớ mặt chữ được lâu hơn, đồng
thời cải thiện kỹ năng viết của bản thân. Đây cũng là một phương pháp đã được người nhận
khảo sát đưa ra. Có những người lại học thông qua liên tưởng, tưởng tượng, bởi lẽ chữ Hán
căn bản là chữ biểu ý. Nếu liên tưởng được chữ với sự vật hiện tượng xung quanh thì việc
ghi nhớ chữ Hán sẽ trở nên thú vị hơn. Có trí tưởng tượng phong phú là một lợi thế khi học
và ghi nhớ chữ Hán.
2.2.2. Thời gian học và tiếp thu chữ Hán
Bảng 2.2.2.a. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian người học có thể tiếp thu từ mới

Các đối tượng được khảo sát hầu hết đều cho biết rằng họ gặp những khó khăn trong
việc nhớ và tiếp thu những chữ mới, đặc biệt là thời gian ghi nhớ sẽ không được duy trì lâu
dài, chỉ có thể ghi nhớ trong một thời gian ngắn sau đó sẽ quên ngay. Cụ thể hơn, số liệu từ
bảng khảo sát cho thấy những người có khả năng ghi nhớ từ mới qua lần học đầu tiên nhưng
sẽ mau chóng quên chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 68,5%, tiếp đến người chỉ học một lần là nhớ
ngay chiếm tỷ lệ 27,2% và cuối cùng là học cả buổi nhưng vẫn không ghi nhớ được mặt
chữ.
Bảng 2.2.2.b. Biểu đồ tròn thể hiện thời gian người học có thể nhớ từ mới

39
Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi “Người học có thể nhớ được chữ Hán
trong thời gian bao lâu nếu không ôn luyện, viết chữ?”. Kết quả cho thấy mọi người đều có
thể nhớ được chữ trong khoảng một đến ba ngày hoặc đến một tuần, lần lượt chiếm tỷ lệ là
33% và 31,9%, tiếp đến là nhóm đối tượng có thể ghi nhớ từ một tuần trở lên chiếm 26,4%
và cuối cùng là chỉ học vài tiếng là quên ngay.
Dựa trên hai kết quả trên, có thể thấy được nhóm đối tượng được khảo sát đều có
khả năng nhớ được chữ Hán chỉ qua một vài lần học. Tuy nhiên, với cách học chỉ viết ra
một vài lần như thế mà không có sự ôn luyện, thực hành sẽ dẫn đến tình trạng “học trước
quên sau”, thời gian ghi nhớ không được lâu dài. Vì thế, sau khi đã nắm được những nét bút
cơ bản, quy tắc nét bút thuận cũng như cách các bộ kiện cấu tạo nên một chữ Hán hoàn
chỉnh thì người học cũng cần đầu tư thời gian vào việc ôn tập, rèn luyện để có thể ghi nhớ
lâu dài và hiệu quả hơn.
2.2.3. Khó khăn mà người học gặp phải
Theo “Từ điển Từ và ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lân xuất bản năm 1998,
bảng chữ cái Tiếng Việt chỉ gồm 29 chữ cái ghép lại với nhau, được khoảng 52.000 từ và
ngữ. Vậy mà, tổng số chữ Hán trong số liệu gần đây được đưa ra đã lên tới khoảng 90.000
chữ, các chữ còn kết hợp lại với nhau để tạo thành các từ ngữ khác. Xã hội ngày càng phát
triển, giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế cũng không ngừng tăng lên dẫn đến việc xuất hiện
thêm nhiều chữ Hán mới. Nếu như những ngôn ngữ viết bằng chữ La-tinh như tiếng Anh,
tiếng Việt thì chỉ cần viết từ trái sang phải với kết cấu đơn giản trong không gian một chiều,
thì chữ Hán là một loại chữ biểu ý có kết cấu phức tạp nhưng cố định, nên bắt buộc người
học phải hiểu được âm đọc, ý nghĩa và cách dùng chứ không đơn thuần có thể nhìn viết lại
mà có thể ghi nhớ lâu được. Vì thế, trong khảo sát của nhóm tác giả, người học tiếng Hán
gặp khó khăn bởi chữ Hán có quá nhiều nét, nhiều chữ giống nhau, dễ nhầm lẫn. Đối tượng

40
được khảo sát cũng cho biết rằng nếu không chịu khó ôn tập chữ Hán hằng ngày thì sẽ
không thể nào ghi nhớ được nhiều chữ Hán, lượng kiến thức sẽ bị giảm dần, dễ dẫn đến tình
trạng mất gốc, không theo kịp những người cùng học xung quanh.
Kết luận chương: Thông qua cuộc khảo sát trên, có thể thấy dù là người mới học
hay đã học được một thời gian dài, dù tiếp cận chữ Hán theo phương thức nào và học kiểu
chữ nào, học ở đâu thì cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ. Tỉ lệ người ghi nhớ
mặt chữ nhanh khá cao nhưng đa phần đều “học trước quên sau”. Bên cạnh đó, ngoài những
phương pháp ghi nhớ chữ Hán phổ biến được nhóm tác giả đưa ra, bài khảo sát còn thu
nhận được một số phương pháp khác mà người học đã sử dụng và cảm thấy hiệu quả. Từ bài
khảo sát, nhóm tác giả sẽ tổng hợp và thống nhất quan điểm để đưa ra một phương pháp ghi
nhớ chữ Hán lý tưởng.

41
CHƯƠNG 3: NÊU QUAN ĐIỂM, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
3.1. Một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng
Qua tài liệu khảo sát và tài liệu tham khảo có thể thấy các phương pháp ghi nhớ chữ
Hán trước đây đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ví dụ như phương pháp
ghi nhớ qua ca dao, chiết tự, hay qua những câu chuyện sẽ gặp khó khăn khi học những chữ
hình thanh, giả tá. Những phương pháp trên còn gặp phải một vấn đề là quá dài dòng để
người học có thể nhớ hết một lượng chữ Hán lớn. Về phương pháp mới xuất hiện như học
chữ Hán qua phim ảnh, sách báo,… thì lại khiến người học dễ quên hoặc nhầm lẫn giữa các
chữ có nét tương đồng. Do vậy, sau khi xem xét tài liệu khảo sát cùng tài liệu tham khảo,
nhóm tác giả đã thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất ý kiến sau đó đưa ra nhận định chung về
một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng, đó chính là kết hợp những phương pháp ghi
nhớ trước đây. Phương pháp này phù hợp với mọi lứa tuổi, có hiệu quả với cả hai kiểu chữ
phồn thể và giản thể, cũng như có hiệu quả với hầu hết với cách tiếp cận và mục đích của
người học.
Phương pháp ghi nhớ chữ Hán mà nhóm tác giả đưa ra được thực hiện như sau.
Trước hết người học cần phải nắm rõ về các nét chữ cơ bản và bộ kiện để thuận tiện hơn
trong việc phân tích và ghi nhớ chữ. Sau khi đã nắm vững cơ bản về nét chữ và bộ kiện,
người học sẽ xem phim, nghe nhạc có phụ đề chữ Hán, đọc sách báo Trung Quốc để học
cách sử dụng từ. Sau đó áp dụng các phương pháp trên để ghi nhớ.
Ví dụ như khi bắt gặp câu “你家有钱” trên phim, người học sẽ viết ra và phân tích
theo phương pháp chiết tự: chữ 你 với kết cấu trái phải, có chữ “尔” (chỉ người đối diện)
được tạo thành từ bộ mịch “冖” (khăn trùm lên đồ vật) và bộ “小” (nhỏ bé), kết hợp với bộ
nhân đứng “亻” (chỉ người) cho ý nghĩa đại từ nhân xưng ngôi thứ hai. Sau khi hiểu được
chiết tự của chữ “你” người học có thể nhớ chữ này phương pháp câu chuyện của chữ: bạn
là người (亻) trùm khăn chơi với mình từ nhỏ (尔). Tương tự cho chữ “家” với kết cấu trên
dưới, trên có bộ miên “宀”, dưới có chữ “豕” tượng trưng cho con heo và câu chuyện dưới
mái nhà (宀) có con heo (豕). Và tương tự cho những chữ khác. Ngoài ra, người học có thể
học phân biệt các chữ đồng âm hay có âm gần giống nhau, ví dụ như cũng trong câu “你家
有钱” người học nghe hai chữ “家有” (jiā yǒu) và nhận mặt chữ, sau đó phân biệt với “加
油” (jiā yóu) rồi từ đó học thêm ý nghĩa cũng như nhận mặt chữ “加油”. Bên cạnh phân biệt
đồng âm, người học sẽ luyện tập phân biệt đồng tự khác âm và nhận biết các chữ có nét viết
42
gần giống nhau bằng cách khi người học gặp từ mới mà cảm giác giống như một từ trước
đây đã học thì sẽ ghi cả hai từ ra và tìm hiểu kĩ hơn. Cuối cùng, để có thể ghi nhớ chữ lâu
hơn, người đọc sẽ tự làm những thẻ ghi nhớ, ghi những chữ mới học được và đem theo bên
mình để thuận tiện ôn tập. Sau khi học được các từ mới, người học lại xem lại bộ phim đó
một hoặc nhiều lần để ghi nhớ từ tốt hơn. Phương pháp này được nhóm tác giả gọi là
phương pháp ghi nhớ tổng hợp.
Ngoài ưu điểm có được từ những phương pháp trước đây như tính thu hút gây hứng
thú cho người học, tính logic để dễ dàng ghi nhớ,… Phương pháp tổng hợp còn mang tính
hiện đại, theo kịp xu hướng. Trong khối ngành ngôn ngữ, việc cập nhật vốn từ luôn nhận
được một sự qua tâm khá lớn. Theo phương pháp tổng hợp của nhóm tác giả, người học có
thể dễ dàng cập nhật cách sử dụng từ ngữ theo xu hướng rất nhanh chóng, thuận tiện cho
quá trình nghiên cứu, học tập ngôn ngữ nói chung và tiếng Hán nói riêng. Hơn thế nữa,
người học còn được luyện tập kĩ năng phiên dịch và kĩ năng giao tiếp.
Trên đây là phương pháp tổng hợp, một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng ở
thời điểm hiện tại mà nhóm tác giả tìm ra sau quá trình nghiên cứu. Độc giả có thể tham
khảo cho quá trình học tiếng Trung cũng như ghi nhớ chữ Hán. Khi áp dụng phương pháp,
độc giả có chọn lọc, sắp xếp lại các bước ghi nhớ trong phương pháp sao cho phù hợp với
bản thân mình để có đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2. Đề xuất đưa phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng vào giảng dạy và học tập
Để thực hiện phương pháp tổng hợp vào việc giảng dạy và học tập, nhóm tác giả có
một số đề xuất cho các trường, khoa bộ môn, các giảng viên và học viên. Những đề xuất này
dựa trên góc độ người nghiên cứu, không mang tính bắt buộc. Độc giả khi tham khảo và
muốn áp dụng cần phải chọn lọc, cân chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sao cho đạt hiệu quả
như mong muốn.
3.2.1. Cho nhà trường, khoa bộ môn
Về phía nhà trường và khoa bộ môn, nhóm tác giả có những đề xuất như sau:
Bởi vì chữ Hán có kết cấu khá phức tạp, cho nên trong quá trình giảng dạy trước tiên
phải xác định được mục tiêu để giảng viên và sinh viên có được tầm nhìn bao quát về lượng
kiến thức, giúp điều chỉnh phương pháp dạy và học một cách hiệu quả nhất. Cần phải mở
rộng quy mô giảng dạy môn Hán tự, thiết kế chương trình từ cơ bản đến nâng cao, ở giai
đoạn đầu sinh viên phải nắm chắc được kiến thức về hệ thống nét, bao gồm 6 nét cơ bản và
25 nét phái sinh là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của chữ, bên cạnh đó phải nắm chắc hệ thống các
43
bộ kiện thường dùng để hiểu được chữ Hán được tạo thành từ những bộ kiện gì và chúng có
ý nghĩa như thế nào đối với chữ Hán đó, ngoài ra sinh viên cần phải chú ý trong quá trình
ghi chữ Hán đó là thứ tự viết chữ hay còn được gọi là quy tắc bút thuận, tránh việc ghi chữ
vô trật tự dẫn đến sai nét và sai chữ. Sau khi đã nắm vững và hiểu rõ về kết cấu của chữ mới
chuyển sang chương trình học cao hơn là học về chỉnh tự, nhằm tăng thêm lượng từ vựng,
đồng thời hạn chế được vấn đề quên chữ của sinh viên.
Bên cạnh đó nhà trường cần thiết kế lộ trình giảng dạy kết hợp học tập và giải trí. Ví
dụ như sau mỗi bài học cho học viên xem một đoạn phim ngắn, nghe một bản nhạc với phụ
đề chữ Hán có nhiều từ ngữ thuộc chủ đề bài học, cho học viên làm các bài tập cảm nhận
sau khi đọc một bài báo. Việc làm này khiến sinh viên cảm thấy việc luyện tập trở nên nhẹ
nhàng hơn, hứng thú hơn.
Hơn nữa, nên tích cực tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các buổi chiếu phim với
phụ đề chữ Hán tại hội trường, các cuộc thi ca nhạc, cuộc thi kể chuyện tiếng Trung,...
Ngoài ra nhà trường nên thường xuyên có những bài khảo sát không lấy điểm để đánh giá
năng lực của học viên, tổ chức các buổi học phụ đạo theo mô hình đôi bạn cùng tiến, giỏi
kèm yếu để học viên cùng nhau nâng cao trình độ học tập. Đồng thời mở các cuộc hội thảo
giữa các trường để học viên giao lưu và trao đổi kinh nghiệm với nhau.
3.2.2. Cho giảng viên
3.2.2.1. Sử dụng bộ kiện tưởng tượng ra để nhận biết và ghi nhớ chữ Hán
Trong quá trình dạy chữ Hán, giảng viên căn cứ vào kết cấu bộ kiện của chữ Hán mà
dẫn dắt người học suy nghĩ theo chiều hướng tưởng tượng phong phú, nâng cao tính năng
động, giúp việc học trở nên hiệu quả. Đem ý nghĩa các bộ kiện cấu tạo nên chữ, sáng tạo
thành một câu chuyện ngắn, khơi gợi hứng thú trong học tập cho người học.
Ví dụ: “尖” vào một ngày nọ có hai anh em “大”, “小” cãi nhau ầm ĩ, người anh “大”
rất không phục mà nói với “小” rằng: “Nhóc con, sao em dám leo lên đầu anh?”.
Hoặc là với chữ “聪”, trong lúc dạy lấy nét chấm và nét phẩy ngắn trên cùng của bộ
bên phải là “总” mà tưởng tượng chúng như đôi mắt (眼) thì sinh viên sẽ tự nhiên mà tưởng
tượng đến: dùng tai (耳) để nghe, dùng mắt (眼) để nhìn, dùng miệng (口) nói, dùng trái tim
(心) chân thành mà suy nghĩ thì nhất định sẽ là một người thông minh (聪明).
Bên cạnh việc phân tích các bộ thủ cấu tạo nên chữ, thì giảng viên cũng cần phân tích
quy tắc bút thuận thông qua kết cấu của chữ, giúp người học tránh nhầm lẫn giữa các chữ có

44
nét tương đồng. Sau đó cho biết thêm âm Hán Việt của chữ, vì tiếng Việt có rất nhiều từ
được mượn từ tiếng Hán, cho nên nếu người học nắm được lượng lớn từ Hán Việt thì đây sẽ
là một lợi thế trong việc học chữ Hán.
3.2.2.2. Dựa vào những câu đố về chữ Hán để ghi nhớ
Để kiểm tra những từ vựng đã được học, ngoài cách đọc nghĩa tiếng Việt để sinh viên
trả lời hoặc viết bằng chữ Hán, thì còn một cách khá thú vị là dựa vào câu đố chữ để kiểm
tra từ. Có một số chữ Hán mà giảng viên có thể mượn kết cấu để sáng tạo ra những câu đố
nhằm nâng cao sự thích thú trong việc nhận biết chữ và thúc đẩy tư duy của sinh viên.
Trong quá trình đoán chữ, sinh viên có thể tăng thêm kiến thức, hiểu được và nắm rõ tất cả
âm, hình, nghĩa của chữ đã học.
Ví dụ: Đố 1 cái miệng (口) cắn mất cái đuôi của con bò (牛) là chữ gì? Đáp án là “告”.
Có 2 anh em Tiểu Vương (王) và Tiểu Bạch (白) ngồi sóng đôi trên tảng đá (石) thì
đáp án sẽ là “碧”.
Hay chữ “磨”: 1 chấm 1 ngang dài, 1 nét phẩy dài, 1 đôi cây xanh (林) lớn lên phía
trên 1 tảng đá (石).
3.2.3. Cho sinh viên
Đối với sinh viên đang trong quá trình học chữ Hán, để học và ghi nhớ chữ Hán hiệu
quả không chỉ cần có sự kiên trì, chăm chỉ mà còn cần những phương pháp học phù hợp với
bản thân để có thể ghi nhớ chữ lâu dài. Do tiếng Hán thuộc loại chữ biểu ý, không giống
bảng chữ cái La Tinh chỉ để biểu âm nên việc học tốt tiếng Hán gây ra nhiều khó khăn cho
người học, nhất là những người mới vừa bắt đầu. Để học tốt, sinh viên khi mới bắt đầu cần
học kĩ những nét cơ bản, các quy tắc viết theo nét bút thuận, theo bộ thủ để có thể viết chữ
Hán đúng và không quên nét. Ngoài ra, sinh viên có thể áp dụng phương pháp học chữ theo
chiết tự, về câu chuyện của chữ hay qua các câu thơ, ca dao. Đây là các phương pháp học
lâu đời, được sử dụng từ thời xa xưa để tăng hiệu quả trong việc ghi nhớ chữ Hán. Sinh viên
cũng nên dành thời gian tìm hiểu sâu hơn nghĩa của chữ qua kiến thức của chữ Hán, nên tự
đặt câu hỏi cho bản thân khi học một chữ mới như tại sao viết chữ như vậy, viết như vậy có
nghĩa gì,... Theo trình tự đó, sinh viên nhận biết được mặt chữ, phân tích để hiểu nghĩa,
hình thể của chữ rồi nhớ âm đọc, nhớ các nét chữ và cuối cùng ghép những chữ đã biết lại
với nhau để tạo thành từ có nghĩa (ví dụ: 好人、好吃、好学、好客). Các phương pháp
này sẽ giúp cho sinh viên mới học phân biệt được những chữ khá giống nhau về mặt hình

45
thể (午 — 牛);phân biệt các chữ đồng âm (有 — 友) hay một chữ có nhiều âm đọc (好、
行). Thêm vào đó, sinh viên vừa có thể ghi nhớ được mặt chữ, vừa có thể tìm hiểu thêm
được về văn hóa, xã hội, con người Trung Quốc khi áp dụng cách học theo câu chuyện của
chữ, học qua ca dao. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để học và ghi nhớ tốt chữ Hán vẫn là
sự chăm chỉ rèn luyện, dành nhiều thời gian thực hành. Dù sinh viên mới bắt đầu học hay đã
có nền tảng thì mỗi cá nhân vẫn nên chủ động tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp mới
và hiệu quả và phù hợp nhất cho bản thân trong quá trình học tập nói chung và ghi nhớ chữ
Hán nói riêng.
Kết luận chương: Như vậy, nhóm tác giả đã nêu quan điểm về các phương pháp ghi nhớ
chữ Hán của người Việt Nam và người Trung Quốc từ xưa đến nay. Mặc dù có nhiều cách
học thú vị và hiệu quả cho người học nhưng thông qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả
đã thống nhất đưa ra phương pháp lý tưởng đó là phương pháp tổng hợp. Đồng thời, nhóm
tác giả đã có những đề xuất đối với nhà trường, khoa - bộ môn cũng như cho giảng viên và
sinh viên. Để từ đó nâng cao chất lượng trong quá trình giảng dạy và học tập, khuyến khích
sáng tạo nhiều phương pháp học tập tốt và hiệu quả hơn.

46
KẾT LUẬN
Không thể phủ nhận rằng chữ Hán là một trong những loại văn tự cổ và lâu đời nhất
vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến hiện nay. Mang những đặc điểm của chữ biểu ý nên
chữ Hán đã có nhiều sự thay đổi qua quá trình lịch sử. Ban đầu, từ nhu cầu ghi chép, lưu giữ
và truyền đạt lại cho thế hệ sau này nên nhóm quần chúng lao động đã sáng tạo ra chữ viết.
Mục đích của những người lao động lúc bấy giờ chỉ muốn ghi lại đời sống thường nhật, dần
dần qua nhiều sự thay đổi đã hình thành nên chữ Hán hoàn thiện như ngày nay, trở thành
một nét văn hóa riêng của người Trung Quốc. Đồng thời nhu cầu học và sử dụng chữ Hán
trên thế giới ngày càng nhiều, hơn nữa cách để tiếp cận nhanh nhất với nền văn hóa và hiểu
hơn về con người của một đất nước là thông qua việc học ngôn ngữ của họ. Tuy nhiên, vì
chữ Hán là loại chữ biểu ý, có những kết cấu hình thể phức tạp, cùng với nhiều chữ có nét
tương đồng dễ gây nhầm lẫn nên gây nhiều khó khăn cho người học. Dựa vào kết quả trong
bảng khảo sát ở chương 2, bao gồm những câu hỏi do nhóm tác giả đưa ra cùng với các câu
trả lời thu được từ ý kiến của 100 cá nhân đang theo học tiếng Trung, độc giả sẽ có cái nhìn
bao quát hơn về việc ghi nhớ chữ Hán. Hầu hết những người được khảo sát cho biết họ gặp
khó khăn tương tự nhau như: khó viết vì có quá nhiều nét, khó nhận diện mặt chữ, nhầm lẫn
giữa các chữ gần giống nhau, học trước quên sau. Đây là vấn đề đã và đang được cộng đồng
người học tiếng Trung quan tâm sâu sắc và luôn cố gắng tìm ra hướng giải quyết. Chính vì
thế, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra một phương pháp ghi nhớ chữ Hán hiệu
quả.
Sau khi xem xét, thảo luận về kết quả thu được bảng khảo sát, nhóm tác giả đã tìm
đến những phương pháp ghi nhớ chữ Hán của người Việt Nam và người Trung Quốc từ xưa
đến nay. Từ đó, nhóm tác giả đã rút ra những điểm mạnh của từng phương pháp trên, tổng
hợp lại và tạo thành một phương pháp ghi nhớ chữ Hán lý tưởng, gọi là Phương pháp ghi
nhớ tổng hợp. Phương pháp này giúp cho người học ghi nhớ chữ Hán theo một cách học
sáng tạo, thú vị mà hiệu quả đạt được lại ngoài sự mong đợi, loại bỏ sự nhàm chán khi phải
chép đi chép lại một chữ nhiều lần, học vẹt từ mới mà không hiểu được toàn bộ ý nghĩa của
chữ. Hơn thế nữa, đây còn là một phương pháp còn rút ngắn thời gian ghi nhớ cho người
học, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau. Ngoài ra, việc ghi nhớ chữ Hán theo
cách này còn có thể rèn luyện tư duy của mỗi cá nhân, nhờ vào sự liên tưởng tưởng tượng
qua từng chữ.

47
Cuối cùng, với mong muốn hiện thực hóa bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra
một số đề xuất về giảng dạy và học tập cho nhà trường, trung tâm, các giảng viên và sinh
viên.

48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Kỳ Nam (1999), Phương pháp Học Tiếng Hoa hiện đại, NXB Trẻ
2. Lê Đình Khẩn (2004), Giáo trình Hán tự học cơ bản, Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh
3. (东汉)许慎 ( 2014 ),图解《说文解字》画说汉字 1000 个汉字的故事,北京紫
图图书有限公司 ( Hứa Thận (2014), Đồ giải Thuyết văn giải tự 1000 câu chuyện chữ Hán,
Nxb Công ty TNHH sách Tử Đồ Bắc Kinh )
4. Hàn Giám Đường (2018), Văn hóa Trung Hoa Hán tự, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Lân, NXB TP Hồ Chí Minh (1998), Từ điển từ và ngữ Việt Nam
6. Website: https://baike.baidu.com/
7. Website: http://www.blog.sina.com.cn/
8. Website: https://www.zhihu.com/
9. Website: https://tiengtrunganhduong.com/

49

You might also like