You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊNH VỊ NGÀNH HỌC

Thời gian thi: Theo lịch phân của Khoa


Hình thức thi: trắc nghiệm (50% tổng điểm cuối kỳ, còn lại 50% tiểu luận)
Số câu trắc nghiệm: 60 câu
Thời gian làm bài: 60 phút
Phạm vi nội dung đề thi: Ngoài các câu hỏi dưới đây, các câu hỏi còn lại sẽ
tập trung vào mục tiêu của việc thiết kế các môn học (đề nghị xem kỹ phần tóm tắt
các môn học trong đề cương bài giảng) và phương pháp học các môn nghe, nói, đọc,
viết, dịch và các môn chuyên ngành.

I. Chọn đáp án đúng nhất


1. Học tập ở bậc đại học nhằm đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của
A. Bậc 5 thuộc Khung trình độ quốc gia Việt Nam
B. Bậc 6 thuộc Khung trình độ quốc gia Việt Nam
C. Bậc 7 thuộc Khung trình độ quốc gia Việt Nam
2. Tôn chỉ của việc học tập ở bậc trung học là:
A. Học sinh được thầy cô truyền thụ những tri thức chung nhất mà một người
bình thường cần được trang bị.
B. Giúp học sinh có đủ tri thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp sau khi ra
trường.
C. Học sinh không nhất thiết phải có tư duy phản biện.
3. Tôn chỉ của việc học tập ở bậc đại học là:
A. Giúp sinh viên đủ năng lực nghiên cứu khoa học độc lập sau khi ra trường.
B. Sinh viên phải dành phần lớn thời gian cho nghiên cứu khoa học.
C.Sinh viên được truyền thụ các lý thuyết và nguyên lý ứng dụng thuộc ngành
học, được gợi ý khám phá những lý thuyết và nguyên lý ứng dụng mới.
4. Nhiệm vụ của sinh viên ở bậc đại học là:
A. Học tập đi liền với nghiên cứu, nhằm hiểu sâu vấn đề liền quan.
B. Nghiên cứu và học tập, nhằm phát hiện ra cái mới.
C. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không cần nghiên cứu.
5.Triết lý giáo dục của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM là:
A. Sáng tạo – Dẫn dắt – Trách nhiệm
B. Giáo dục toàn diện – Khai phóng – Đa văn hóa
C. Liên văn hóa - xuất sắc - linh hoạt - trách nhiệm
6. Giá trị cốt lõi của Khoa Ngữ văn Trung Quốc thuộc ĐHKHXH&NV,
ĐHQG-HCM là:
A. Sáng tạo – Dẫn dắt – Trách nhiệm
B. Giáo dục toàn diện – Khai phóng – Đa văn hóa
C. Liên văn hóa - xuất sắc - linh hoạt - trách nhiệm
7. Giá trị cốt lõi của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM là:
A. Sáng tạo – Dẫn dắt – Trách nhiệm
B. Giáo dục toàn diện – Khai phóng – Đa văn hóa
C. Liên văn hóa - xuất sắc - linh hoạt - trách nhiệm
8. Ngôn ngữ của loài người nên được định nghĩa như sau:
A. Một hệ thống ký hiệu gồm hai bình diện vật chất (cái biểu đạt) và nội dung
(cái được biểu đạt)
B. Một hệ thống bao gồm hai bình diện, tức vật chất (cái biểu đạt) và nội dung
(cái được biểu đạt)
C. Một hệ thống ký hiệu giúp con người hoàn thành chức năng giao tiếp, tư
duy và sáng tạo.
9. Nội hàm khái niệm ngành học Ngôn ngữ Trung Quốc chủ yếu nhắm vào
các môn học sau:
A. Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, Văn tự.
B. Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp.
C. Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp, Văn tự và một số môn học về văn hóa Trung
Quốc.
10. Ngôn ngữ lý tưởng mà ngành học Ngôn ngữ Trung Quốc hướng tới khi
học tập chuyên ngành là:
A. Tiếng Hán sử dụng trên đất nước Trung Quốc (Đại Lục)
B. Tiếng Hán phổ thông được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan và trên toàn
thế giới.
C. Tiếng Việt và tiếng Hán
11. Nguyên nhân ra đời của chữ viết là do:
A. Con người khó tiếp thu ngôn ngữ âm thanh, quen với việc tiếp nhận từ
kênh thị giác hơn.
B. Ngôn ngữ có nhiều bất cập về thời gian, không gian, tính chính xác trong
việc truyền đạt cũng như tiếp nhận.
C. Chữ viết ưu việt hơn ngôn ngữ âm thanh rất nhiều.
12.Ai có nhiệm vụ phải tư vấn cho sinh viên về các mảng chuyên môn, ví dụ
nên chọn môn học nào, nên xây dựng kế hoạch học tập ra sao…?
A. Giáo vụ Khoa
B. Giáo viên chủ nhiệm
C. Cố vấn học tập
13. Việc phân nhóm làm đề tài, thuyết trình… nhằm củng cố kỹ năng nào
dưới đây của người học?
A. Độc lập trong xử lý các vấn đề chuyên môn
B. Tinh thần hỗ trợ lẫn nhau cùng tiến bộ trong học tập
C.Tinh thần làm việc nhóm, một kỹ năng quan trọng trong môi trường làm
việc hiện đại.
14. Việc tổ chức thuyết trình nhằm củng cố kỹ năng nào dưới đây của người
học?
A. Chuẩn bị nội dung cần nói trước khi bắt đầu
B. Tập cho người học kỹ năng biểu đạt trước công chúng
C.Người học có thể học được rất nhiều kiến thức liên quan đến kỹ năng nói
trước công chúng, một kỹ năng hỗ trợ cũng như quyết định sự thành công của một
người.
15. Môn học Thực tập thực tế nhằm hỗ trợ người học hình thành các mảng
kiến thức, kỹ năng, thái độ nào dưới đây?
A. Kiến thức liên quan đến ngành học theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, kỹ
năng giải quyết vấn đề và thái độ cần có trong thực tế tác nghiệp.
B. Kiến thức theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu liên quan đến ngành học được
thể hiện trong môi trường thực tế.
C. Trải nghiệm mảng văn hóa liên quan đến chuyên ngành.
16. Môn học Văn học Trung Quốc hướng tới mục tiêu nào sau đây?
A. Hiểu rõ về tác phẩm cũng như các vấn đề của văn học Trung Quốc.
B. Hiểu rõ và có thể mô phỏng, sáng tác các tác phẩm tương tự khi cần thiết.
C. Hiểu rõ cách thức giải mã loại hình ngôn ngữ nghệ thuật, một mảng quan
trọng thuộc ngôn ngữ Trung Quốc.
17. Môn học Thực tập chuyên môn nhằm mục tiêu cũng cố mảng kiến thức, kỹ
năng, thái độ nào của người học dưới đây?
A. Vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được huấn luyện để giải quyết một
số vấn đề liên quan đến ngành học trong thực tế.
B. Giúp sinh viên có cơ hội tìm việc làm.
C. Vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được huấn luyện để giải quyết một
số vấn đề bản thân yêu thích trong thực tế.
18. Môn học Tiếng Hán cổ đại giúp củng cố mảng kiến thức nào dưới đây cho
người học?
A. Giúp người học hiểu về lịch sử Trung Quốc trong quá khứ.
B. Giúp sinh viên có kỹ năng đọc hiểu văn bản thời cổ.
C. Giúp sinh viên thấy rõ tính kế thừa và phát triển của tiếng Hán ở các
phương diện từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong cách… ở từng thời kỳ khác nhau
trong lịch sử.
19. Báo cáo tốt nghiệp hoặc tiểu luận tốt nghiệp hướng tới mục tiêu bồi dưỡng
cho người học mảng kiến thức, kỹ năng, thái độ nào dưới đây?
A. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã
được huấn luyện để giải quyết một vấn đề chuyên môn mang tính lý thuyết hoặc thực
tế nhất định.
B. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã
được huấn luyện để giải quyết một vấn đề thực tế nhất định.
C. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tiến hành nghiên cứu một vấn đề chuyên
ngành theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
20.Việc học chữ Hán nên theo cách thức hay thứ tự nào”
A. Học theo 214 bộ thủ.
B. Học theo phương pháp chiết tự.
C. Học theo thứ tự 6 nét cơ bản, 22 nét phái sinh, bộ kiện, chỉnh tự, tiếp đó mở
rộng đến chuẩn 2500 chữ.

II. Phán đoán đúng sai


1. Học tập ở bậc đại học khác hẳn học tập ở bậc trung học, tuy nhiên luôn
mang tính kế thừa.
2. Khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm 8 bậc, trong đó giáo dục đại học
thuộc bậc 6
3. Mục tiêu chính của mọi loại hình giáo dục là hoàn thiện kiến thức, kỹ năng,
thái độ nơi người học.
4. Mục tiêu chính của giáo dục đại học là trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ
năng, thái độ thuộc một ngành nghề cụ thể.
5.Yếu tố quan trọng nhất cần đạt tới của một công trình nghiên cứu khoa học
là phát hiện hoặc sáng tạo ra cái mới.
6. Cả ngôn ngữ và chữ viết đều quan trọng như nhau.
7. Ngôn ngữ quan trọng hơn chữ viết, phải có ngôn ngữ, sau đó mới có chữ
viết.
8. Chữ Hán và chữ Quốc Ngữ thuộc hai loại hình văn tự cơ bản hoàn toàn
khác nhau của loài người.
9. Ngữ âm thuộc bình diện vật chất của ngôn ngữ, tất cả mọi âm thanh, bao
gồm cả các âm thanh trong tự nhiên đều quy thuộc vào mảng ngữ âm.
10. Mặt vật chất của ngôn ngữ thường không được biểu đạt.
11. Ngôn ngữ loài người có thể chia thành hai loại, gồm ngôn ngữ hệ thống và
ngôn ngữ hành chức (lời nói).
12. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn quan trọng hơn
phương pháp nghiên cứu.
13. Học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc chỉ cần học các mảng ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp, văn tự là đủ, không cần nhiều đến kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc mảng
văn hóa.
14. Ngôn ngữ cũng như chữ viết của loài người đều có nguồn gốc từ lao động.
15. Muốn nhớ chữ Hán lâu bắt buộc phải hiểu nguyên tắc cấu tạo của các kiểu
tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh trong lục thư.
16. Học tiếng Hán chỉ cần học ngôn ngữ âm thanh, không cần học chữ Hán
cũng có thể thành công.
17. Hiện tượng đồng âm dị nghĩa hết sức phổ biến trong tiếng Hán, đến nỗi
người ta gọi hiện tượng này là văn hóa hài âm.
18. Chữ Hán thuần túy là loại chữ biểu ý.
19. Chữ Hán về cơ bản là loại văn tự biểu ý.
20. Ngôn ngữ xét cho cùng chỉ là công cụ, người học chuyên ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc, cũng phải hoàn thiện cả mảng kiến thức và kỹ năng văn hóa Trung
Quốc.

You might also like