You are on page 1of 51

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DẪN LUẬN NGÔN NGỮ.

CÓ ĐÁP ÁN

1/ Trong câu “Tôi đi học ”, nếu lần lượt bổ sung thêm vào như: Tôi đi học bằng
xe đạp/ Tôi đi học bằng xe đạp mỗi ngày/ Tôi đi học mỗi ngày trên con đường
này…...để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ
ngôn ngữ gì?
A. Cấp bậc
B. Ngữ đoạn
C. Liên tưởng
D. Cả 3 ý trên

2/ Người ta tư duy và ngôn ngữ thống nhất nhưng không đồng nhất là bởi vì:
A. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tư duy và ngược lại
B. Ngôn ngữ là hệ thống, tư duy là tín hiệu
C. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
D. Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần. (TƯ DUY: NHÂN LOẠI, NGÔN
NGỮ: DÂN TỘC)
3/ Khi nói “Tổng thể những mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức hệ
thống” là nói đến:
A. Hệ thống (QUY ĐỊNH QUA LẠI LẪN NHAU, TỔNG THỂ PHỨC TẠP)
B. Cấu trúc
C. Ngôn ngữ
D. Tín hiệu

4/ Câu “Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của
chúng được phản ánh trong ý thức cộng đồng” dùng để chỉ điều gì? A. Ngôn
ngữ là hiện tượng cá nhân
B. Ngôn ngữ là một hệ thống
C. Ngôn ngữ không mang tính bẩm sinh
D. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng

5/ Bản chất xa hội của ngôn ngữ là gì?


A. Thể hiện ý thức xã hội

1
B. Phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội.
C. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triên
của xã hội.
D. Cả 3 ý trên

6/ Chức năng của ngôn ngữ là gì?


A. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người
B. Ngôn ngữ là tín hiệu của xã hội
C. Giup cho xã hội phát triển
D. Tạo nền nền tảng cơ sở, vật chất.

7/ Đơn vị của ngôn ngữ là gì?


A. Câu, từ, hình vì, âm vị (QUAN HỆ CẤP BẬC)
B. Câu, âm vị, cấu trúc
C. Âm vị, hình vị
D. Câu, từ, đoạn văn

8/ “Ngôn ngữ nói chung và các từ nói riêng ra đời do ý muốn tự giác hay không tự
giác của con người khi mô phỏng âm thanh tự nhiên” dùng để chỉ thuyết gì? A.
Thuyết tượng hình
B. Thuyết tượng thanh (PLATON, AUGUSTIN)
C. Thuyết tiếng kêu trong lao động (NAURE, BIUKHER)
D. Thuyết khế ước xã hội (ADAM, ROUSEAU)

9/ Đại diện cho thuyết cảm thán là ai?


A. Rutso, Humbon
B. Angel (VƯỢN THÀNH NGƯỜI)
C. Các Mác (THUYẾT CỬ CHỈ)
D. Adam Xmit. (KHẾ ƯỚC)

10/ “Lao động không những là điều kiện biến vượn thành người mà còn là điều
kiện làm nảy sinh ngôn ngữ” là nội dung của thuyết nào?
A. Thuyết khế ước xã hội
B. Thuyết cảm thán
C. Thuyết Angel

2
D. Thuyết tiếng kêu trong lao động.
11/ Ngôn ngữ là hệ thống vì:
A. Ngôn ngữ phản ánh đúng thực tế xã hội
B. Ngôn ngữ được sắp đặt theo thứ tự nhất định
C. Ngôn ngữ bao gồm cấu trúc
D. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt

12/ Trong câu “Tôi ăn cơm” nếu lần lượt bổ sung thêm vào như “Tôi ăn cơm
chiên/ Tôi ăn cơm cùng nhỏ bạn/ Tôi ăn cơm cùng nhỏ bạn tại quán sinh viên, để
hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ
gì?
A. Ngữ đoạn
B. Liên tưởng
C. Cấp bậc
D. Cả A và B.

13/ Trong câu “quyển sách mới” , nếu lần lượt bổ sung thêm vào như : Quyển
sách mới màu vàng/ Quyển sách mới màu vàng của tôi/ Quyển sách mới màu
vàng của tôi đặt trên bàn….để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã
sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Cấp bậc
B. Ngữ đoạn
C. Liên tưởng
D. Không có đáp án đúng

14/ Trong câu “Tôi đọc sách”, nếu thay thế như: Tôi đọc sách/ Tôi đọc báo / Tôi
đọc tạp chí/ Tôi đọc thông báo…để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói
chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Ngữ đoạn
B. Cấp bậc
C. liên tưởng
D. Cả A và C.

3
15/ Trong câu thơ của Tản Đà “Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày”, nếu ta
thay thế khô bằng các từ như: tuôn/ cạn/ ướt/ đẫm…., người ta nói chung đã sử
dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Liên tưởng (QUAN HỆ XÂU CHUỖI, TƯƠNG ĐỒNG)
B. Cấp bậc (CÂU, TỪ, HÌNH VỊ, ÂM VỊ)
C. Ngữ đoạn (QUAN HỆ KẾT NỐI, HÌNH TUYẾN)
D. cả 3

16/ Nguồn gốc của ngôn ngữ do đâu:


A. Chính con người tạo nên
B. Do tự nhiên sáng tạo
C. Vận động kiến tạo của thiên nhiên
D. Thượng đế sáng tạo nên.

17/ Nguồn gốc của ngôn ngữ theo trường phái duy vật là?
A. Mối quan hệ biện chứng qua lại
B. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên
C. Mối quan hệ giữa tên gọi và sự vật
D. Mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân.

18/ Thời kỳ nào xuất hiện khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ?
A. Thời Phục hưng
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất
C. Cuối thế kỉ X.
D. Đầu năm 1900.

19/ Phát biểu nào sau đây sai?


A. Ngôn ngữ không phải hiện tượng sinh học
B. Ngôn ngữ không thuộc kiến trúc thượng tầng
C. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân
D. Ngôn ngữ không phải hệ thống tín hiệu

20/ Quan điểm “ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội” là của ai?
A. Angel (VƯỢN THÀNH NGƯỜI)
B. Các Mac (LÀ HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI)

4
C. Rút xô (THUYẾT CẢM THÁN, KHẾ ƯỚC)
D. Adam Xmit. (KHẾ ƯỚC)
21/ Câu “Hành vi nói ra của người nói chính là hành vi sản sinh văn bản, hành vi
hiểu văn bản là hành vi tiếp nhận từ phía người nghe” dùng để chỉ điều gì? A.
Ngôn ngữ có tính vật chất (CHỮ VIẾT, TƯ DUY: TINH THẦN)
B. Lời nói ( CHUỖI, CHẤT LIỆU NGÔN NGỮ)
C. Hoạt động nói năng
D. Tín hiệu (LÍ GIẢI, KÍCH THÍCH GIÁC QUAN)

22/ “Ngôn ngữ phụ thuộc và hoạt động của con người , ngôn ngữ chỉ sinh ra và
phát triển trong xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con người” dùng để
chỉ điều gì?
A. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội (MÁC)
B. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhận
C. Ngôn ngữ mang tính dân tộc (TƯ DUY: NHÂN LOẠI)
D. ngôn ngữ mang tính nhân sinh.

23/ “Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và nếu không có tư duy thì ngôn
ngữ chỉ là những tổ hợp âm vô nghĩa” là nói đến điều gì?
A. Ngôn ngữ là công cụ hình thành tư tưởng
B. Sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy (THỐNG NHẤT NHƯNG KH
ĐỒNG NHẤT)
C. ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy (TƯ TƯỞNG)
D. Ngôn ngữ và tư duy bổ sung cho nhau.

24/ “Là chuỗi liên tục các tín hiệu ngôn ngữ được xây dựng theo quy luật và
chất liệu” là khái niệm nói đến.
A. Hoạt động nói năng (NÓI: SẢN SINH, HIỂU: TIẾP NHẬN)
B. Ngôn ngữ
C. Tư duy
D. Lời nói

25/ Là hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng
được phản ánh trong ý thức cộng đồng là nói đến?
A. Ngôn ngữ
B. Hệ thống (QUY ĐỊNH QUA LẠI LẪN NHAU, PHỨC TẠP)

5
C. Cấu trúc (MỐI QUAN HỆ, PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC)
D. Tín hiệu (LÍ GIẢI)
26/ “Ngôn ngữ phát sinh do con người thỏa thuận với nhau mà quy định ra” là
nội dung của thuyết gì?
A. Thuyết cảm thán (ROUSEAU, HUMBOLT)
B. Thuyết Angel (VƯỢN THÀNH NGƯỜI)
C. Thuyết khế ước xã hội (ADAM, ROUSEAU)
D. Thuyết tiếng kêu trong lao động. (NAURE, BIUKHER)

27/ “Là một sự vật tác động vào giác quan của con người làm cho ta hiểu được,
suy diễn đến nội dung nào đó nằm ngoài sự vật đó” là khái niệm của? A. Tín hiệu
B. Ngôn ngữ
C. Dấu hiệu
D. Xã hội

28/ Hai mặt nào không thể tách rời để biểu thị ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu?
A. Âm thanh và hình ảnh
B. Hình ảnh và ý nghĩa
C. Âm thanh và ý nghĩa (KHÔNG TÁCH RỜI)
D. Ý nghĩa và giác quan.

29/ Từ “bàn” chỉ có giá trị trong tiếng Việt, nó phải nằm trong hệ thống từ vựng
tiếng Việt để chỉ điều gì?
A. Cấu trúc ngôn ngữ (MẠNG LƯỚI PHỨC TẠP, ĐA DẠNG)
B. Hệ thống ngôn ngữ
C. Ngôn ngữ là hệ thống (TỔNG THỂ, ĐƠN VỊ CÓ MỐI QUAN HỆ VỚI
NHAU)
D. Tín hiệu (LÍ GIẢI)

30/ Các yếu tố trong ngôn ngữ được sắp đặt theo quy luật nhất định (chúng
không thể kết hợp với nhau một cách tùy tiện) là để chỉ?
A. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
B. Ngôn ngữ là hệ thống
C. ngôn ngữ là cấu trúc (PHỨC TẠP, ĐA DẠNG)
D. Ngôn ngữ là hệ thống cấu trúc..

6
*CHƯƠNG 2
31/ “Phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc nhằm tìm ra các mối quan hệ thân thuộc,
gần gũi giữa các ngôn ngữ để xếp chúng vào phổ hệ” là phương pháp so sánh gì?
A. phương pháp so sánh lịch sử
B. Phương pháp so sánh đối chiếu
C. phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp

32/ "Dựa trên dấu hiệu những dấu hiệu của cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ phân
loại chúng, sắp xếp chúng vào một loại hình nhất định" là phương pháp so sánh
gì?
A. Phương pháp so sánh loại hình (CẤU TRÚC CƠ BẢN)
B. Phương pháp so sánh lịch sử (MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI)
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp

33/ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập là:
A. Cấu tạo bằng phụ âm rất nhiều (CHẮP DÍNH, BIẾN ĐỔI QUAN HỆ NGỮ
PHÁP, 1 Ý NGHĨA NGỮ PHÁP BIỂU THỊ 1 PHỤ TỐ)
B. Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau (KHÔNG BIẾN ĐỔI,
HÌNH VỊ TRÙNG VỚI ÂM VỊ)
C. Đối lập căn tố và phụ tố (HÒA KẾT,BIẾN HÌNH, 1 Ý NGHĨA NGỮ PHÁP
BIỂU THỊ NHIỀU PHỤ TỐ)
D. Hình thức của từ biến đổi khi tạo câu. (HÒA KẾT)

34/ Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ,
ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ hòa kết ( NHIỀU PHỤ TỐ BIỂU THỊ 1 Ý NGHĨA NGỮ PHÁP)
B. Ngôn ngữ đơn lập (YNNP BIỂU THỊ BẰNG HƯ TỪ)
C. Ngôn ngữ chắp dính (1 YNNP BIỂU THỊ 1 PHỤ TỐ)
D. Ngôn ngữ biến hình (HÒA KẾT)

35/ Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là đặc điểm của loại hình ngôn
ngữ gì?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. Ngôn ngữ chắp dính

7
C. Ngôn ngữ biến hình
D. Ngôn ngữ hòa kết

36/ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc trưng
của?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ tổng hợp.
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ đơn lập

37/ Đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng của?


A. Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ lập khuôn
D. Ngôn ngữ hòa kết

38/ Hình thức của từ biến đổi khi tạo thành câu là đặc trưng của? A.
Ngôn ngữ đơn lập ( K BIẾN ĐỔI)
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ chắp dính (BIẾN ĐỔI THEO YNNP)
D. Ngôn ngữ tổng hợp (BIẾN ĐỔI NGỮ ÂM CỦA HÌNH VỊ)
39/ Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau là đặc trưng của? A.
Ngôn ngữ hòa kết (ANH, PHÁP,..)
B. Ngôn ngữ đơn lập (TIẾNG VIỆT, HÀN, THÁI)
C. ngôn ngữ chắp dính (HÀN, NHẬT)
D. ngôn ngữ biến hình.

40/ Ngôn ngữ nào dưới đây thuộc loại hình ngôn ngữ phân tiết? A.
Tiếng Việt
B. Tiếng Anh
C. Tiếng Hoa
D. Tiếng Tây Ban Nha

8
41/ Có một phương pháp dùng để so sánh các ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra sự
tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ căn cứ trên diện đồng đại hoặc trên
nhiều phương diện, bộ phận của các ngôn ngữ là phương pháp gì? A. Phương
pháp đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp.

42/ Loại hình ngôn ngữ nào dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy
móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định?
A. Ngôn ngữ chắp dính ( 1 YNNP BIỂU THỊ 1 PHỤ TỐ)
B. Ngôn ngữ hòa kết ( 1 YNNP BIỂU THỊ NHIỀU PHỤ TỐ)
C. Ngôn ngữ đơn lập (BIỂU THỊ BẰNG HƯ TỪ,..)
D. Ngôn ngữ biến hình.

43/ Phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa vào nguồn gốc nhằm tìm ra mối quan hệ
thân thuộc là phương pháp gì?
A. Phương pháp so sánh đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh tổng hợp
D. Không có đáp án đúng.

44/ Sự đối lập giữa căn tố và phụ tố là đặc trưng nổi bật của loại hình ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. Ngôn ngữ tổng hợp
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình

45/ Cách gọi khác của ngôn ngữ biến hình là gì?
A. Ngôn ngữ phân tích
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ hòa kết
D. Ngôn ngữ chắp dính.

9
46/ Phân loaị ngôn ngữ nhằm tìm ra mối quan hệ thân thuộc, gần gũi để sắp xếp
chúng vào phổ hệ, là đặc trưng của phương pháp gì?
A. Phương pháp so sánh đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh tổng hợp
D. Không có đáp án đúng.

47/ “Trong tiến trình phát triển của, ngôn ngữ cơ sở bị phân chia thành nhiều
dòng khác nhau là cơ sở của cách phân loại” là đặc trưng của ngôn ngữ gì? A.
Phương pháp đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp.

49/ Phương pháp so sánh loại hình xem mặt nào của cấu trúc nội bộ ngôn ngữ là
chủ đạo?
A. Từ vựng
B. Cấu trúc câu
C. Ngữ pháp
D. Chính tả.
50/ Một ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện bằng nhiều phụ tố là đặc điểm của
ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ phân tích
D. Ngôn ngữ đơn lập.

51/ Giảm bớt sự biến đổi hình thái, sử dụng hư từ, trật tự từ, hư từ và ngữ điệu là
đặc điểm của ?
A. Ngôn ngữ hòa kết phân tích
B. Ngôn ngữ phân tích đối lập
C. Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ chắp dính.

52/ Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ hoà kết là gì?

10
A. Dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định ( CHẮP DÍNH)
B. Mỗi phụ tố chỉ biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
C. Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự
từ, ngữ điệu (ĐƠN LẬP)
D. Đối lập giữa căn tố và phụ tố.(HÒA KẾT)

53/ Hình vị trùng với âm tiết là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ gì? A.
Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ biến hình.

54/ Trong tiếng Anh, khi ta đêm phụ tố (work-er, act -or, assist-ant,
reception-ist) là đặc điểm gì?
A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.

55/ Trong tiếng Anh, khi ta thêm phụ tố (dis-play, un-happy, home-less) là đặc
điểm gì?
A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố.
CHƯƠNG 3.
56/ Ngữ âm là gì?
A. Là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ
B. Là hình thức tồn tại của ngôn ngữ
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai.

57/ Ngữ âm học nghiên cứu về điều gì?


A. Quy luật tổ chức, kết hợp âm

11
B. Chữ viết
C. Hình vị, âm vị, âm tố
D. Sắc thái ngôn ngữ.
58/ Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì?
A. Cao độ, cường độ, trường độ
B. Cao độ, âm sắc, trường độ
C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc
D. Cả A B C đều sai.

59/ Cơ sở sinh lí học có đặc trưng âm học gồm?


A. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, thanh quản
B. Lưỡi, thanh hầu, thanh quản, mũi
C. Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng
D. Thanh hầu và cơ quan hô hấp.

60/ Phụ âm vang [p],[t], [k], kết thúc âm tiết, ta gọi đó là gì?
A. Âm tiết khép (TRỪ M,N,NG)
B. Âm tiết mở ( TRỪ I,U)
C. Âm tiết nửa mở (I,U)
D. Âm tiết nửa khép (M,N,NG)

61/ [m],[n], [ng] kết thúc âm tiết ta gọi là gì?


A. Âm đầu lưỡi
B. Âm tiết khép (TRỪ M,N,NG)
C. Âm tiết nửa khép (M,N,NG)
D. Âm tiết mở. (TRỪ I,U)

62/ Người ta nói "thỏ thẻ","se sẻ" là những âm tiết gì?


A. Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa mở.

63/ Người ta nói "mái đầu, mai sau" là những âm tiết gi?
A. Âm tiết mở

12
B. Âm tiết khép
C. Âm tiết nửa mở
D. Âm tiết nửa khép.

64/ "Là đơn vị nhỏ nhất không thể phân chiết" đề cập đến khái niệm gì?
A. Âm vị ( ĐƠN VỊ TỐI THIỂU CỦA NGÔN NGỮ)
B. Hình vị (ĐƠN VỊ NHỎ NHẤT CỦA TỪ)
C. Âm tố (ĐƠN VỊ NHỎ NHẤT KHÔNG PHÂN CHIẾT RA ĐƯỢC NỮA)
D. Âm tiết (ĐƠN VỊ NHỎ NHẤT ,NHIỀU YẾU TỐ CẤU THÀNH, ĐỈNH
ÂM TIẾT LÀ NGUYÊN ÂM, NHẬN BIẾT BẰNG THÍNH GIÁC)
65/ Tiêu chí phân loại nguyên âm.
66/ [i], [e] là những nguyên âm gì?
A. Nguyên âm tròn môi
B. Nguyên âm không tròn môi (HÀNG TRƯỚC)
C. Nguyên âm cuối lưỡi
D. Nguyên âm cuống lưỡi.

67/ [u], [o] là những nguyên âm gì?


A. Hàng trước, không tròn môi
B. Hàng sau, tròn môi
C. Hàng sau không tròn môi
D. Hàng trước, tròn môi.
68/ Tiêu chí phân loại phụ âm là

69/ [v], [f] là những phụ âm gì?


A. Phụ âm môi (M,B,P)
B. Phụ âm răng (T,Đ,TH,N,X,Z,L)
C. Phụ âm môi - răng (V,F) (xát)
D. Phụ âm môi môi

70/ [r] là phụ âm gì?


A. Phụ âm đầu lưỡi (R,S,TR) (xát)
B. Phụ âm môi (M,B)
C. Phụ âm cuối lưỡi (NG,K,G)
D. Phụ âm họng (H)

13
71/ [m], [b] là phụ âm gì?
A. Phụ âm môi- môi
B. Phụ âm môi - răng
C. Phụ âm răng - răng
D. Phụ âm đầu lưỡi

72/ [s], [tr] là phụ âm gì?


A. Phụ âm đầu lưỡi.
B. Phụ âm cuối lưỡi
C. Phụ âm răng
D. Phụ âm môi.
73/ Hãy chọn cách miêu tả đúng nguyên âm /o/ trong thang nguyên âm dưới
đây.
A. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
B. Nguyên âm khép, hàng trước, tròn môi.
C. Nguyên âm khép vừa, hàng sau, tròn môi
D. Nguyên âm mở, hàng sau, không tròn môi

74/ Trong tiếng Việt, hai phụ âm nào là phụ âm xát.


A. s, l
B. s, x
C. x, f
D. f, k.(TẮC, XÁT)

75/ "Với tư cách là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ để cấu
tạo và phân biệt vỏ âm thanh với các đơn vị có nghĩa", định nghĩa này nói đúng
với?
A. Âm tố
B. Hình vị
C. Âm tiết
D. Âm vị.
76/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị "hớt" và "hất" phân biệt nhau nhờ ? A.
Cao độ

14
B. Cường độ
C. Trường độ
D. Âm sắc.
77/ Người ta nói "học" là một âm tiết gì?
A. Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa khép.

78/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /f/ và /v/ là?
A. Chuyển động của lưỡi
B. Độ mở của miệng
C. Trường độ
D. Vô thanh - hữu thanh
79/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?
A. Âm tố chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm vị có trong tất cả ngôn ngữ B.
Âm vị chỉ bó hẹp trong một ngôn ngữ, âm tố có trong tất cả ngôn ngữ. C.
Âm vị có tính chất tự nhiên, âm tố có tính chất xã hội
D. Âm vị cụ thể, âm tố trừu tượng.

80/ Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is John’s bicycle” ?


A. 5 âm tiết
B. 6 âm tiết
C. 7 âm tiết
D. 8 âm tiết.
81/ “Luồng hơi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe để thoát ra
ngoài” là phương thức cấu âm của?
A. Âm xát
B. Âm tắc
C. Âm mũi
D. Âm rung.
82/ Các âm “m,n,ng,nh” được gọi là phụ âm vang bởi vì?
A. Vì nó nằm ở cuối từ của âm tiết
B. Khi đọc âm thanh vang lên tự nhiên

15
C. Luồn hơi thoát ra từ khoan mũi
D. Cả B và C đều đúng.

83/ Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /p/ và /b/ là
A. Chuyển động của lưỡi
B. Độ mở của miệng
C. Trường độ
D. Vô thanh - hữu thanh

84/ “Luồng hơi đi ra ngoài bị cản trở rồi thoát ra, sau đó bị cản trở và thoát ra”
đây là cách mô tả phương thức cấu âm của?
A. Âm tắc
B. Âm xát
C. Âm mũi
D. Âm rung.
85/ Trong hệ thống ngữ âm, trong phân đoạn ngữ lưu, đơn vị nhỏ nhất mà ta có
thể nhận biết bằng thính giác là?
A. âm vị
B. Âm tố
C. Hình vị
D. Âm tiết.

86/ Những yếu tố nào dưới đây là cơ sở sinh lí học của ngữ âm?
A. Thanh hầu
B. Thanh quản
C. Miệng
D. Lưỡi.

87/ Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là?


A. Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể
B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội
C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tô bó hẹp ở 1 ngôn ngữ
D. A và B đều đúng.

16
88/ Người ta nói “sing” là một âm tiết gì?
A. Âm tiết khép
B. Âm tiế nửa khép
C. Âm tiết mở
D. Âm tiết nửa mở

89/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở
mặt lưỡi?
A. [t]
B. [h]
C. [c]
D. [g]

90/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở
đầu lưỡi?
A. [m]
B. [t]
C. [g]
D. [k]

91/ Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở
vị trí môi?
A. [m]
B. [c]
C. [l]
D. [n]

92/ Phát biểu nào dưới đây đúng?


A. Phụ âm xát luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn
B. Phụ âm tắc luồn hơi không bị cản trở hoàn toàn (bị cản trở rồi mới thoát ra)
C. Phụ âm rung luồn hơi bị cản trở hoàn toàn (cản trở thoát cản trở thoát)
D. cả A,B và C đều đúng.
93/ Hãy chọn cách miêu tả nguyên âm /i/

17
A. Nguyên âm hàng sau, không tròn môi
B. Nguyên âm hàng trước, tròn môi
C. Nguyên âm hàng giữa, tròn môi
D. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi

94/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “mắt” và “mát” phân biệt nhau nhờ
A. âm sắc
B. cao độ
C. cường độ
D. trường độ

95/ Trong tiếng Việt, hai đơn vị “nam” và “năm” phân biệt nhau nhờ
A. trường độ
B. cường độ
C. âm sắc
D. cao độ.

96/ Trong câu “I had bought this dictionary for Nam” có bao nhiêu âm tiết?
A. 9 âm tiết
B. 10 âm tiết
C. 11 âm tiết
D. 12 âm tiết.

97/ “Đơn vị trừu tượng” là đặc điểm của


A. âm vị
B. âm tố
C. âm tiết
D. hình vị

98/ “Chỉ bó hẹp trong ngôn ngữ” là đặc điểm của


A. Âm tố
B. Âm vị
C. Âm tiết
D. Hình vị.

18
99/ Biến thể bị quy định bởi vị trí bối cảnh ngữ âm là gì?
A. Biến thể tự do
B. Biến thể ngẫu nhiên
C. Biến thể kết hợp
D. Biến thể âm tố.

100/ Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là


A. Biến thể hình vị
B. Biến thể âm tiết
C. Biến thể âm tố
D. Biến thể âm vị.

101/ Âm vị được thể hiện ra bằng các


A. Âm tiết
B. Âm sắc
C. Âm tố
D. Hình vị.
102/ Những đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng khu biệt nghĩa và dùng để cấu
tạo nên vỏ vật chất được gọi là gì?
A. Âm sắc
B. Âm vị
C. Âm tố
D. Hình vị.

103/ Hình thức âm thanh của ngôn ngữ là


A. Ngữ âm
B. Nguyên âm
C. Phụ âm
D. Âm tố.

104/ Kết quả của sự chấn động các phân tử không khí do một vật thể nhất định
nào đó tạo ra các dao động sóng âm.
A. âm thanh ngôn ngữ

19
B. âm sắc
C. âm vị
D. âm tố.

105/ Sự chấn động nhanh hay chậm của các phân tử không khí trong các đơn vị
thời gian dùng để chỉ
A. cao độ
B. cường độ
C. trường độ
D. âm sắc

106/ Trọng âm được tạo nên bởi


A. cường độ
B. trường độ
C. âm sắc
D. cao độ.

107/ Cường độ của âm thanh thể hiện ở


A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.

108/ Cao độ của âm thanh tùy thuộc vào


A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.

109/ Tạo nên sự tương phản giữa các bộ phận của lời nói là
A. Độ mạnh, yếu của âm thanh
B. Độ dài của âm thanh
C. tần số dao động
D. sắc thái âm thanh.

20
110/ Tạo nên sự đối lập giữa nguyên âm này với nguyên âm khác trong một số
ngôn ngữ dùng để chỉ
A. cường độ
B. trường độ
C. cường độ
D. âm sắc.

111/ Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa live và leave là để chỉ


A. cường độ
B. cao độ
C. trường độ
D. âm sắc

112/ Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa ship và sheep là để chỉ


A. cường độ
B. cao độ
C. trường độ
D. âm sắc

113/ Sự khác nhau về mặt âm thanh giữa lord và law là để chỉ


A. cường độ
B. cao độ
C. trường độ
D. âm sắc

114/ Cơ sở sinh lý học của ngữ âm là


A. hoạt động cấu âm
B. thanh hầu
C. cơ quan hô hấp
D. lưỡi.

115/ Cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng là


A. Cơ sở vật lý
B. Cơ sở sinh lý học
C. Cơ sở xã hội

21
D. Cả 3 đều sai.

116/ Thanh hầu là


A. Cơ quan hô hấp
B. Cơ quan phát âm.
C. Cơ quan tiêu hóa
D. Cơ quan sinh dục.

117/ Nguồn phát âm thanh của bộ máy phát âm thanh là


A. Thanh hầu
B. Thanh quản
C. Miệng
D. Lưỡi.

118/ Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu là


A. Khoang cộng hưởng trên thanh hầu
B. Hộp cộng hưởng động
C. Khoang trống và ko kín
D. Khoang cộng hưởng nằm trong miệng.

119/ Âm được khuếch đại nhờ


A. Khoang miệng, khoang mũi
B. Khoang miệng, khoang yết hầu
C. Khoang miệng, khoang mũi, khoang thanh hầu
D. Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu.

121/ Phát âm khác nhau ở các vùng miền (gi, r → d; s,x → x; a → oa; a → ô; v
→ z) nói đến
A. Tính chất xã hội ngữ âm
B. Cơ sở vật lý
C. Cơ sở sinh lý học
D. Cả A và B đều đúng.

122/ Âm tiết khép là những âm tiết


A. Không vang

22
B. Vang.
C. Bán nguyên âm
D. không có đáp án đúng.

123/ Âm tiết nửa khép là những âm tiết


A. Không vang
B. Vang.
C. Bán nguyên âm
D. không có đáp án đúng.

124/ Âm tiết mở là những âm tiết


A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
B. Kết thức bằng phụ âm vang
C. kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Cả A va B đều đúng.

125/ Âm tiết nửa mở là những âm tiết


A. Giữ nguyên âm sắc của đỉnh nguyên âm ở đỉnh âm tiết.
B. Kết thức bằng phụ âm vang
C. kết thúc bằng phụ âm không vang
D. Bán nguyên âm.

126/ (o), (u), (y), (i) không nằm ở đỉnh âm tiết, kết thúc âm tiết được gọi là
A. Phụ âm
B. Bán nguyên âm
C. Âm tiết vang
D. Âm tiết không vang.

128/ Nguyên âm được hình thành


A. Dây thanh rung nhiều
B. Dây thanh rung ít
C. Nhiều tiếng động
D. Luồng hơi ra mạnh.

129/ Nguyên âm được hình thành

23
A. Luồng hơi ra mạnh
B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.
C. A và B sai
D. A và B đúng.
130/ Phụ âm được hình thành
A. Dây thanh rung nhiều
B. Dây thanh rung ít
C. Nhiều tiếng thanh
D. A và C đúng.

131/ Phụ âm được hình thành


A. Dây thanh rung ít, nhiều tiếng động
B. Luồng hơi đi tự do, hơi yếu.
C. A và B đúng
D. A và B sai.
132/ Các tiêu chí phân loại nguyên âm
A. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, trường độ
B. Độ nâng của lưỡi, cao độ
C. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, cao độ
D. Không có đáp án đúng.

133/ Các tiêu chí phân loại phụ âm


A. Vị trí lưỡi, hình dạng đôi môi, trường độ
B. Độ nâng của lưỡi, cao độ
C. Phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
D. A và C đúng.

135/ Nguyên âm hàng trước, nguyên âm hàng giữa, nguyên âm hàng sau là tiêu
chí của
A. Chuyển động của lưỡi
B. Hình dạng đôi môi
C. Độ mở của miệng
D. Trường độ của âm.

136/ Khi nói đến tiêu chí chuyển động của lưỡi là nói đến

24
A. Hẹp, rộng,hơi rộng
B. Tròn môi, không tròn môi
C. Nguyên âm dài, nguyên âm ngắn
D. Hàng trước, hàng sau.

137/ Nguyên âm [i], [e] là


A. Hàng sau
B. Hàng giữa
C. Hàng trước
D. Tròn môi.

138/ Khi phát âm, đầu lưỡi đưa về phía trước, đề cập đến nguyên âm nào?
A. /i/, /u/
B. /u/, o/
C. /e/, /o/
/, /e/ D. /i

139/ Khi phát âm, đầu lưỡi nâng lên phía ngạc nói về hàng nào?
A. Hàng sau
B. Hàng giữa
C. Hàng trước
D. Hàng trên.

140/ Nguyên âm [ơ], [u] là


A. Hàng sau
B. Hàng trước
C. Hàng giữa
D. Hàng dưới.

141/ Khi phát âm, phần sau lưỡi nâng về phía ngạc mềm
A. Hàng sau
B. Hàng giữa
C. Hàng trước
D. Hàng trên.

25
142/ Nguyên âm [o], [u] là
A. Hàng trước
B. Hàng sau
C. Hàng giữa
D. Hàng trên.

143/ Nguyên âm hàng sau là


A. /o/, /u/
B. /u/, /i/
C. /i/, /e/
D. /e/, /o/

144/ Chọn phương án sai


A. Nguyên âm hàng giữa khi phát âm, phần giữa của lưỡi nâng lên ngạc B.
Nguyên âm hàng sau là nguyên âm khi phát âm, phần sau của lưỡi nâng về
phía ngạc mềm
C. Nguyên âm hàng trước là nguyên âm khi phát âm đầu lưỡi đưa về phía
sau
D. A và B sai.

145/ Nguyên âm [i], [u] là


A. Nguyên âm hẹp
B. Nguyên âm hơi hẹp
C. Nguyên âm hơi rộng
D. Nguyên âm rộng
146/ Nguyên âm hẹp là
A. /i/, /o/
B. /o/, /e/
C. /i/, /u/
D. /u/, /e/

147/ Nguyên âm hơi hẹp là


A. /i/
B. /o/

26
C. /a/
D. /u/

148/ Nguyên âm [ê], [ô] là


A. Hơi rộng
B. Hơi hẹp
C. Hẹp
D. Rộng.

149/ Nguyên âm [e], [o] là


A. hơi hẹp
B. Hơi rộng
C. Hẹp
D. Rộng.

150/ Nguyên âm hơi rộng là


A. /e/, /o/
B. /i/, /e/
C. /u/, /i/
D. /i/, /o/.

151/ Nguyên âm rộng là


A. /a/, /ă/
B. /a/, /o/
C. /o/, /i/
D. /u/, /a/
152/ Nguyên âm tròn môi là
A. /o/, /i/
B./o/, /u/
C. /u/, /i/
D. /i/, /o/
153/ Nguyên âm không tròn môi là
A. /i/, /o/
B. /u/, /i/

27
C. /u/, /o/
D. /i/, /e/.
154/ Phụ âm [p],[b], [k], [t], [d] là
A. Phụ âm rung
B. Phụ âm nổ thuần túy
C. Phụ âm mũi
D. Tất cả đều sai.

155/ Khi phát âm, luồng hơi đi ra bị cản trở, phải phá vỡ sự cản trở ấy đi ra
ngoài và gây ra tiếng nổ là
A. Âm xát
B. Âm rung
C. Âm mũi
D. Âm tắc.

156/ Phụ âm mũi là


A. /p/, /t/, /k/
B. /m/, /n/, /ng/, /nh/
C. /m/, /n/, /t/
D. /t/, /m/, /h/

157/ Phụ âm bật hơi


A. /h/
B. /l/
C. /t/’
D. /m/

158/ Phụ âm xát


A. /v/, /ph/, /m/
B. /v/, /ph/, /t/
C. /v/, /ph/, /h/
D. /v/, /h/, /t/.

159/ Phụ âm môi là


A. m,n

28
B. m,ng
C. m,b
D. b,h.
160/ Phụ âm [s], [tr] là
A. âm môi
B. âm mũi
C. Âm lưỡi quặt
D. Âm mặt lưỡi.

161/ Phụ âm [t], [d], [t’] là


A. Âm đầu lưỡi quặt
B. Âm đầu lưỡi răng
C. Âm môi - răng
D. Âm hầu họng.

162/ Phụ âm [ch], [nh] là


A. Âm đầu lưỡi răng
B. Âm lưỡi quặt
C. Âm họng
D. Âm mặt lưỡi.

163/ Phụ âm [k], [ng], [g] là


A. Âm đầu lưỡi
B. Âm cuối lưỡi
C. Âm họng
D. Âm lưỡi quặt.

164/ Phụ âm [h] là


A. Âm hầu - họng
B. Âm đầu lưỡi
C. Âm mặt lưỡi
D. Âm lưỡi quặt.

CHƯƠNG 4

29
165/ Ngành danh học có 2 phần đó là
A. Nhân danh học, địa lý học
B. Nhân danh học, nhân chủng học
C. Nhân danh học, địa danh học
D. Nhân danh học, văn hóa học.

166/ Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là
định nghĩa của?
A. Từ điển học
B. Ngữ nghĩa học
C. Danh học
D. Từ vựng học

167/ “Nó có quan hệ với mảng hiện thực mà nó biểu thị, có quan hệ với nhận thức,
khái niệm, có quan hệ với người sử dụng và có quan hệ với đơn vị từ vựng khác
trong hệ thống” là định nghĩa của?
A. Nghĩa của câu
B. Ngữ nghĩa học
C. Từ vựng học
D. Nghĩa của từ.

168/ Từ có các loại ý nghĩa


A. Nghĩa cấu trúc, nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa ngữ pháp, nghĩa từ vựng
C. Nghĩa bóng, nghĩa đen.
D. Nghĩa phái sinh, nghĩa từ vựng,

169/ Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng
A. Tiếng lóng
B. Nhã ngữ
C. Phương ngữ
D. Tiếng Anh.

170/ Câu “Cô ấy hót hay thật”, “hót” là phương thức


A. Hoán dụ

30
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ.
171/ “Hội thi này có đủ mặt anh tài” thì từ nào dưới đây sử dụng phương thức
hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể?
A. anh
B. hội
C. mặt
D. tài.

172/ “Thành phố đang mong chờ thành công của cải cách hành chính” thì
“thành phố” là
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa.

173/ “Anh toàn rót những lời đường mật vào tai tôi” thì “lời đường mật” là
A. hoán dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. ẩn dụ.

174/ “Năm 2000 là năm bản lề cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị” thì “năm
bản lề” là
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. nhân hóa
D. so sánh

175/ “Sau hôm ấy, cô ấy luôn nhìn tôi với cái nhìn sắc lạnh” thì “cái nhìn sắc
lạnh” là
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ

31
D. đối chiếu.

176/ “Lúc giận cô ấy chẳng khác gì sư tử Hà Đông” thì “sư tử Hà Đông” là


A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. đối chiếu.

177/ “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” thì “đồng tiền đi trước” là
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa.
178/ “Cô ấy toàn thốt ra những lời cay đắng” thì “lời cay đắng” là
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. đối chiếu.

179/ “Đừng có mà Chí Phèo quá nhé” thì “Chí Phèo” là


A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa.

180/ “Cậu đã đọc Nguyễn Huy Thiệp chưa” thì “đọc Nguyễn Huy Thiệp” là
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. so sánh.
181/ “Con ngựa đá con ngựa đá” , người ta gọi 2 từ “đá” trong câu là 2 từ gì?
A. hoán dụ
B. đồng âm

32
C. đồng nghĩa
D. trái nghĩa.

182/ “Con ruồi đậu mâm xôi đậu”, người ta gọi 2 từ “đậu” trong câu là 2 từ gì?
A. hoán dụ
B. đồng âm
C. đồng nghĩa
D. trái nghĩa.

183/ Trong câu “Có hai cô giáo đoạt viên phấn vàng” thì “viên phấn vàng” là
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. hoán dụ.

184/ Câu “Là thành phần ngữ nghĩa vốn có do mối quan hệ giữa từ với đối
tượng mà từ nó biểu thị, đối tượng mà từ biểu thị có thể là những sự vật, hiện
tượng, quá trình thực tế, và không thực tế” là định nghĩa của? A. Nghĩa cấu
trúc.
B. Nghĩa sở chỉ.
C. Nghĩa ngữ dụng.
D. Nghĩa sở biểu.

185/ Trong câu “Nhà có 5 miệng ăn” thì “năm miệng ăn” là
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. nhân hóa
D. so sánh

186/ Trong câu “Ông đang cố giữ cái ghế giám đốc” thì từ “ghế” có nghĩa là
A. Nghĩa thường trực
B. Nghĩa không thường trực
C. Nghia tự do
D. Nghĩa hạn chế.

33
187/ Nguyễn Duy có câu “Áo trắng bây giờ ở đâu?” thì “áo trắng” là nghĩa
A. Nghĩa thường trực
B. Nghĩa không thường trực
C. Nghia tự do
D. Nghĩa hạn chế.

188/ Trong câu “Anh Nguyễn Văn A đẹp duyên cùng chị…” thì “đẹp duyên” là
A. Từ chuyên môn
B. Từ cổ
C. Nhã ngữ
D. từ lóng.

189/ Chuyên nghiên cứu giải thích những hình thức và ý nghĩa ban đầu của các từ
và những đơn vị tương đương với từ là ngành gì?
A. Ngữ nghĩa học
B. Nhân danh học
C. Từ nguyên học
D. Từ điển học.

190/ Quan sát câu “Tôi đang nghe anh nè!” từ “nè” thuộc lớp
A. Từ địa phương
B. Từ cổ
C. Từ lóng
D. Nhã ngữ.
191/ “Bàn tay vàng” là
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. nhân hóa

192/ “Nhà bếp phục vụ tốt” là


a. so sánh
b. nhân hóa
c. ẩn dụ

34
d. hoán dụ.

193/ “Ngưỡng cửa cuộc đời” là


A. ẩn dụ
B. so sánh
C. hoán dụ
D. nhân hóa

194/ Trong câu “Tòa án cho bị cáo một câu ân huệ trước khi chết”, từ nào được
hình thành theo phương thức hoán dụ?
A. ân huệ
B. chết
C. toà án
D. bị cáo.

195/ Trong câu “Tay nghề của anh ấy rất cao” thì “tay nghề” là
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. so sánh.

196/ Từ “Trạng nguyên” là


A. Từ cổ
B. Từ vay mượn
C. Từ lóng
D. A và B đúng.

197/ Từ “ngữ pháp” là


A. từ chuyên môn
B. từ mới
C. từ cổ
D. từ thuần.

199. Từ “hóa trị” là


35
A. Từ toàn dân
B. từ mới
C. từ chuyên môn
D. từ cổ.

200/ Từ “khu chế xuất” là


A. Từ chuyên môn
B. từ mới
C. từ địa phương
D. từ cổ.

201/ Từ “tivi” là
A. Từ vay mượn
B. từ cổ
C. từ mới
D. từ thuần,

202/ Từ “sắc phong” là


A. Từ cổ
B. từ thuần
C. từ địa phương
D. từ lóng.
204/ Từ “trẫm” là
E. Từ cổ
F. từ thuần
G. từ địa phương
H. từ lóng.

206/ Từ “đường ray” là


A. Từ vay mượn
B. từ cổ
C. từ mới
D. từ thuần,

36
207/ “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể qua quan hệ cú pháp với các đơn vị khác
trong câu nói” là định nghĩa của ai?
A. Cao Xuân Hạo
B. Trần Ngọc Thêm
C. Ngô Bảo Châu
D. Hồ Chí Minh.

208/ Tính cách của từ là


A. đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất
B. đơn vị mang nghĩa lớn nhất
C. Khả năng kết hợp từ vựng
D. Thể hiện mối quan hệ giữa từ và ngữ.

210/ Nhóm từ nào không cùng loại?


A. cats, dogs, pigs
B. walk, run, drink
C. because, be, for
D. Because, for, although.

211/ Căn cứ vào nội dung nào để xác định từ “Gấu trúc” là từ?
A. Cấu tạo
B. Nội dung
C. Cấu trúc.
D. A , B, C đều đúng.

212/ Từ “lung linh” được cấu tạo bởi phương thức nào?
A. từ láy
B. từ ghép
C. từ đơn
D. từ phức.

216/ Để xét về từ, ta có căn cứ nào?


A. Cấu tạo, nghĩa
B. Nghĩa, chức năng, ngữ pháp
C. Cấu tạo, nghĩa, chức năng

37
D. Cấu tạo, nội dung, chức năng.
219/ Nghĩa ngữ pháp là
A. Khả năng kết hợp từ vựng
B. Khả năng kết hợp cú pháp
C. A và B đúng
D. A và B sai.

220/ Ý nghĩa ngữ pháp của từ không được thể hiện bằng bất cứ phương tiện
hình thức nào ở trong bản thân từ?
A. Phức
B. Ghép
C. Đơn lập
D. biến hình

221/ Nhận diện nghĩa ngữ pháp nhờ hệ thống hữu hạn của các phụ tố A.
đơn lập
B. chắp dính
C. hòa kết
D. lập khuôn.

222/ Nghĩa của từ gồm


A. Nghĩa ngữ pháp
B. Nghĩa từ vựng
C. Nghĩa nội dung.
D. A va B đúng.

223/ Nghĩa sở chỉ là


A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

38
224/ Nghĩa sở biểu là
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.
225/ Nghĩa ngữ dụng là
A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

226/ Nghĩa cấu trúc là


A. Là mối quan hệ của từ và người sử dụng nó
B. Là mối quan hệ giữa từ và từ khác trong hệ thống từ vựng
C. Là mối quan hệ của từ với ý
D. Là mối quan hệ giữa từ và đối tượng mà từ biểu thị.

227/ Người ta muốn diễn đạt cho hay, cho bóng bảy nên đã tìm các từ khác để
cho lời nói của mình thích hợp hơn với hình thức giao tiếp là A. Nguyên nhân
ngôn ngữ học
B. Nguyên nhân mang tính xã hội
C. A và B đúng
D. A và B sai.

228/ Không dùng từ “chết” mà nói “hai năm mươi”, “trăm tuổi”, “khuất núi”,
“nằm xuống” là
A. Dùng từ trang nhã, lịch sự
B. Dùng từ lóng
C. Dùng từ địa phương
D. Dùng từ cổ.

229/ Phương thức ẩn dụ là


A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng

39
B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay
hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng C. Là
phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự
vật, hiện tượng
D. B và C đúng.

230/ Phương thức hoán dụ là


A. Là phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự khác nhau giữa các sự
vật, hiện tượng
B. Là hiện tượng chuyển tên gọi sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hay
hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các hiện tượng C. Là
phương thức chuyển đổi ý nghĩa của từ dựa trên sự tương đồng giữa các sự
vật, hiện tượng
D. B và C đúng.

231/ “cánh buồm”, “cánh quạt”, “mũi đất”, “mũi tiến công” là hình thức ẩn dụ
gì?
A. ẩn dụ cách thức
B. ẩn dụ chức năng
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ màu sắc

232/ “xám lông chuột”, “xanh lá mạ”, “hồng dâu”, “nâu đất” là hình thức ẩn dụ
gì?
A. ẩn dụ hình thức
B. ẩn dụ màu sắc
C. ẩn dụ cách thức
D. ẩn dụ chức năng.

233/ “Trồng người”, “nấu cháo điện thoại”, “học tủ” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cách thức
B. ẩn dụ màu sắc
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ chức năng,

40
234/ “chìa khóa thành công”, “đường đến tương lai”, “trái tim cửa đóng, then
cài” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cách thức
B. ẩn dụ màu sắc
C. ẩn dụ hình thức
D. ẩn dụ chức năng.
235/ “Bán trời không văn tự”, “hâm hôn”, “chạy trường”, “hàn gắn tình cảm” là
hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ màu sắc
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.

236/ “đóng cửa trái tim”, “đi guốc trong bụng”, “mở lòng”, “hái sao trên trời” là
hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ màu sắc
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.

237/ “nhà ga sân bay”, “cụm cảng hàng không”, “nồi ủ”, “cửa ngõ Sài Gòn” là
hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ màu sắc
B. ẩn dụ cách thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.

238/ “giọng chua chát”, “cái nhìn cay nghiệt”, “giai điệu nồng ấm”, “gương mặt
nhạt nhẽo” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cảm giác
B. ẩn dụ hình thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ cách thức.

41
239/ “giấc mơ ngọt ngào”, “tình yêu dịu ngọt”, “lời nói đường mật”, “cái nhìn
nồng ấm” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ cảm giác
B. ẩn dụ hình thức
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ cách thức.

240/ “lỗ hổng niềm tin”, “bát cơm của người lao động”, “cái rốn của vũ trụ”,
“cái gai trong mắt” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể
B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.

241/ “lửa nhiệt huyết”, “màu Cách mạng”, “cú ngã định mệnh”, “ghế cao trong xã
hội” là hình thức ẩn dụ gì?
A. ẩn dụ trừu tượng đến cụ thể
B. ẩn dụ cụ thể đến trừu tượng
C. ẩn dụ chức năng
D. ẩn dụ hình thức.

242/ “chị líu lo suốt cả ngày”, “bão gào rú”, “gió quật từng cơn”, “người đàn
ông gầm gừ”, thì “líu lo, gào rú, quật, gầm gừ” là là hình thức ẩn dụ gì? A.
chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.
243/ “Con ngựa bất kham của lớp”, “sơn ca của cha”, “họa mi của mẹ”, thì con
ngựa họa mi, sơn ca là hình thức ẩn dụ gì?
A. chuyển từ người sang hiện tượng tự nhiên
B. chuyển từ hiện tượng tự nhiên sang người
C. chuyển từ người sang vật
D. chuyển từ vật sang người.

42
244/ “Lớp có một vài gương mặt nổi trội” , “nó là tay chân của bọn chỉ điểm”,
“nó có chân trong cán bộ lớp” thì gương mặt, tay chân, chân là hình thức hoán
dụ gì?
A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể
B. lấy toàn thể chỉ bộ phận
C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó
D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.
245/ “Cả nước đứng dậy”, “giới trẻ năng động”, “tháng thanh niên” là là hình
thức hoán dụ gì?
A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể
B. lấy toàn thể chỉ bộ phận
C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó
D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.

246/ “Nhà nước phát động phong trào”, “Tiền Giang được mùa”, “công ty tham
gia hội trại” là hình thức hoán dụ gì?
A. Lấy bộ phận chỉ toàn thể
B. lấy toàn thể chỉ bộ phận
C. Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống, làm việc ở đó
D. Lấy trang phục quần áo thay cho con người.

247/ “Cây ghi ta của lớp”, “tay trống cừ phách”, “cây bút đại thụ” là hình thức
hoán dụ gì?
A. hoán dụ dụng cụ, đồ dùng thay cho người sử dụng
B. Lấy bộ phận chỉ toàn thể
C. lấy toàn thể chi bộ phận
D. Lấy âm thanh thay đối tượng.

248/ “có một vài hột cơm vào bụng”, “biết dăm ba chữ thì làm gì”, thì vài, dăm ba
là là hình thức hoán dụ gì?
A. Lấy địa điểm thay sự kiện
B. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.
C. Lấy số cụ thể thay cho số ước lượng
D. Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm.

43
249/ “Đi bằng gối”, “bó tay”, “luôn ngẩng cao đầu” là hình thức hoán dụ gì?
A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng
B. Dựa trên quan hệ nhân - quả
C. Lấy địa điểm thay sự kiện
D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

250/ “uống một tách”, “ăn hai chén”, “hút nửa bình”, “nuốt hai tô” là hình thức
hoán dụ gì?
A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng
B. Dựa trên quan hệ nhân - quả
C. Lấy địa điểm thay sự kiện
D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

251/ “Cho hai đen”, “bán ba tái gầu”, “cho một đậu đỏ”, “cho một nướng, một
luộc, hai xá xị” là hình thức hoán dụ gì?
A. dựa trên quan hệ vật chứa - vật được chứa đựng
B. Dựa trên quan hệ nhân - quả
C. Lấy địa điểm thay sự kiện
D. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.

252/ “xem Cao Xuân Hạo”, “đọc Nguyễn Huy Thiếp”, “đọc Nguyễn Đức Dân” là
hình thức hoán dụ gì?
A. Lấy địa điểm thay sự kiện
B. Lấy số ước lượng thay cho số cụ thể.
C. Lấy số cụ thể thay cho số ước lượng
D. Lấy tên tác giả thay cho tác phẩm.

CHƯƠNG 5:
253/ “Cơ chế tạo ra câu nói có ý nghĩa bằng các quy tắc kết hợp với nhau, kết hợp
với nhau với ngữ điệu để thể hiện các quan hệ ngữ pháp của chúng” là định nghĩa
của
A. Hư từ
B. Thực từ
C. Cú pháp
D. Hình vị.

44
254/ “Nhờ cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ngưng nghỉ...ta phân biệt
được nghĩa khác nhau của một câu..” là người ta đang nói về điều gì? A. Ngữ
điệu
B. Cú pháp
C. Hình vị
D. Hư từ.
255/ “Là một nhóm từ (bậc dưới câu) do các từ kết hợp với nhau theo quan hệ cú
pháp (đẳng lập, chính phụ) là định nghĩa về
A. Cụm danh từ
B. Cụm từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm động từ.
256/ “Là những đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là bộ phận nhỏ nhất cấu tạo nên từ” là
định nghĩa về
A. Âm tiết
B. Âm vị
C. Hình vị
D. Âm tố.

257/ Các dạng thức của từ


A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ phái sinh
D. Cả A, B, C đều đúng.

258/ “Từ gồm 2 hoặc hơn 2 căn tố kết hợp với nhau, có nghĩa mới hoàn toàn so
với nghĩa của thành tố” là định nghĩa của
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy
D. Từ phái sinh.

259/ Về mặt ngữ ngữa, thực từ là

45
A. Có ý nghĩa ngữ pháp
B. Có ý nghĩa từ vựng
C. Có ý nghĩa cú pháp
D. Không có đáp án đúng.

260/ Các phạm trù của thực từ


A. Danh từ, số từ, đại tư, động từ, tính từ
B. Danh từ, liên từ, giới từ, trạng từ
C. Trạng từ, động từ, danh từ, tính từ
D. Tính từ, liên từ, giới từ, động từ,số từ.

261/ “Không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp” là đặc điểm của
A. Thực từ
B. Hư từ
C. Lượng từ
D. Thán từ.

262/ “Là những từ đơn chức năng không có khả năng làm thành một ngôn ngữ
phát ngôn độc lập” là đặc điểm của
A. Thực từ
B. Thán từ
C. Gioi tù
D. hư từ.
263/ Đặc điểm khác nhau giữa hư từ và thán từ
A. Thán từ có thể đứng một mình
B. Hư từ có thể đứng một mình
C. A và B sai
D. Thán từ không bao giờ đứng một mình.

264/ Các phạm trù của hư từ


A. Phó từ, thán từ, tính từ
B. Phó từ, trạng từ, danh từ
C. Phó từ, danh từ, tính từ
D. Phó từ, kết từ, trợ từ.

46
265/ Trường hợp nào dưới đây có tính thành ngữ cao về mặt ngữ nghĩa?
A. Mặt mày
B. vui vẻ
C. bụi phấn
D. thông minh.
266 / Khi chúng ta phân chia lớp từ của một ngôn ngữ theo những đặc điểm khái
quát về nghĩa của chúng, có liên quan đến chức năng ngữ pháp của chúng trong
câu, là chúng ta đã chia lớp từ thành
A. Từ loại
B. Cụm từ
C. Thành ngữ
D. Ca cao.

267 / Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Quyển sách này, tôi
đã mua cho Nam”, ta nói hai câu này.
A. Trái nghĩa
B. Cùng ngữ nghĩa
C. Câu đơn đặc biệt
D. Câu cảm thán.

268/ Khi ta nói “đã” (trong câu “đã làm xong”) biểu thị thời gian là nói đến
A. Ý nghĩa ngữ pháp
B. Ý nghĩa nội dung
C. Qúa khứ
D. Tương lai.

269/ Từ nào chứa hình vị phụ thuộc?


A. Lạnh lẽo
B. khô ráo
C. mạnh mẽ
D. A và C đúng.

271/ Các trường hợp nào dưới đây chứa 3 hình vị?
A. Bookself

47
B. Bookstore
C. Bookseller
D. Teacher.

272/ “Sự hướng dẫn sinh viên làm khóa luận của giáo sư A” là
A. Tính ngữ
B. Danh ngữ
C. Thành ngữ
D. Trạng ngữ.

273/ Nếu phân chia câu theo mục đích phát ngôn thì câu “Nó có giúp cho tôi
đâu!” thuộc loại câu
A. Câu cảm thán
B. Câu hỏi
C. Câu khẳng định
D. Câu phủ định.
274/ Hình thái học nghiên cứu về
A. Quy tắc phản ánh kết hợp từ
B. Môi quan hệ giữa từ và câu
C. Mối quan hệ giữa câu và đoạn
D. Mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

275/ Cú pháp là
A. Cơ chế tạo câu nói có ý nghĩa
B. Cơ chế phân biệt nghĩa
C. Cơ chế tạo từ mới
D. Cơ chế mất ý nghĩa.

276/ Phương thức trật tự từ là


A. Thể hiện tính trật từ của các câu
B. Thể hiện tính trật từ của việc sắp xếp các từ ngữ trong câu
C. A và B đúng

48
D. A và B sai.

277/ Ngữ điệu là


A. Cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng….
B. Điệu nhạc của ngôn ngữ
C. Nói chuyện điều đà
D. A và B đúng.

278/ Foot - feet; man - men là


A. Dùng phương thức căn tố
B. Dùng phương thức phụ tố
C. Dùng phương thức thay căn tố
D. Dung phương thức đồng âm.

279/ Phương thức phụ tố là


A. Từ gốc vẫn còn nguyên
B. từ gốc bị biến đổi hoàn toàn
C. Từ gốc với ý nghĩa khác
D. A,B,C sai.
280/ “Ngôn ngữ học”, “nước ngọt”, “thanh niên tiêu biểu”
A. Từ đơn
B. từ ghép
C. từ phức
D. từ láy.

281/ “Hài hước và vui nhộn”, “cô gái và chàng trai”, “có hay không”
A. Từ phức
B. Từ ghép đẳng lập
C. Từ ghép chính phụ
D. Từ phái sinh.

282 “Nó có học đâu?”


A. Câu hỏi
B. Câu phủ định

49
C. Câu cảm thán
D. Câu khẳng định.

283/ “Con gái - ai lại không nắng mưa thất thường?”


A. Câu cảm thán
B. Câu phủ định
C. Câu cầu khiến
D. Câu hỏi.

284/ “Nó mà học?” là câu


A. Câu phủ định
B. Câu khẳng định
C. Câu hỏi
D. Câu cảm thán.

285/ “Thần đồng mà lại không giỏi?”


A. Câu hỏi
B. Câu cảm thán
C. Câu phủ định
D. câu khẳng định.
286/ “Anh thì giỏi!” là
A. Câu khẳng định
B. Câu nghi vấn
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định.

287/ “Anh có giỏi thì làm trước đi!”


A. Câu khẳng định
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định.

288/ “Anh vui quá nhỉ?”


A. Câu khẳng định

50
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định.

289/ “Giỏi quá ha?!”


A. Câu khẳng định
B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm thán
D. Câu phủ định.

292/ Tập hợp các công cụ ngữ pháp hay tập hợp những ý nghĩa ngữ pháp thể
hiện trong một phạm vi nào đó.
A. Phạm trù ngữ pháp
B. Phạm trù cú pháp
C. Phạm trù ngữ nghĩa
D. Phạm trù từ vựng.

293/ Nghiên cứu những gì liên quan đến một từ là


A. Hình thái học
B. Cú pháp học
C. Ngữ nghĩa học
D. Từ vựng học.

294/ Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “bụng dạ, ruột gan, tay chân, nặng
nhẹ…” là
A. Từ ghép mang tính thành ngữ
B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố
C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố
D. Không xác định được cả 2 thành tố.
295/ Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “ăn chơi, nhà cửa, bếp núc, góa bụa
…” là
A. Từ ghép mang tính thành ngữ

51
B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố C.
Nghĩa của từ ghép dựa vào nghĩa của một trong 2 thành tố. D.
Không xác định được cả 2 thành tố.

296/ Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “máy ảnh, dưa hấu, xe đap…” là A.
Từ ghép mang tính thành ngữ
B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố
C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố
D. Không xác định được cả 2 thành tố.

297/ Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “đầu trâu, chỉ năm ngón tay, nhà ổ
chuột…”
A. Từ ghép mang tính thành ngữ
B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố
C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố
D. Không xác định được cả 2 thành tố.

298/ Căn cứ vào cách hình thành nghĩa, thì “long lanh, bâng khuâng, vi vu, thơ
thẩn…” là.
A. Từ ghép mang tính thành ngữ
B. từ ghép có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố
C. Nghĩa của từ ghép thu hẹp nghĩa của thành tố
D. Không xác định được cả 2 thành tố.

-----------------HẾT-----------------

52

You might also like