You are on page 1of 68

NGỮ ÂM HỌC

PHONETICS
ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ ÂM HỌC
■ Ngữ âm học nghiên cứu các đặc trưng âm thanh của
ngôn ngữ.

■ Đối tượng chính của môn học: ngữ âm học cấu âm


(articulatory phonetics)

■  Âm thanh trong ngôn ngữ được cấu tạo như thế


nào.
ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ ÂM HỌC
■ Ngoài ra, ngữ âm học còn bao gồm những địa hạt
nghiên cứu khác:
• Ngữ âm học âm học (acoustic phonetics): nghiên cứu
các thuộc tính vật lý của âm thanh ngôn ngữ như
sóng âm trong không khí; → ứng dụng trong dịch
máy, nhận dạng tự động
Ngữ âm học thính giác hoặc tri giác
(auditory or perceptual phonetics): nghiên
cứu sự tiếp nhận âm thanh ngôn ngữ thông
qua cơ quan thính giác.
→ VD nghiên cứu để giải thích vì sao người
nghe nhận thức được [p] trong ‘pen’ khác
với [p] trong ‘top’.
NGỮ ÂM HỌC CẤU ÂM

■ Những nội dung trong ngữ âm học cấu âm: con


người sử dụng cơ quan cấu âm khá phức tạp của
mình để tạo ra âm thanh ngôn ngữ khi giao tiếp.

■ Cơ quan cấu âm khác nhau được sử dụng để tạo ra


những âm thanh ngôn ngữ khác nhau.
BỘ MÁY CẤU ÂM
ÂM HỮU THANH VÀ ÂM VÔ THANH

■ Yếu tố quan trọng đầu tiên để tạo ra âm thanh ngôn ngữ là


KHÔNG KHÍ.

■ Không khí được đẩy từ PHỔI lên, đi qua KHÍ QUẢN (trachea) lên
THANH HẦU (larynx).

■ Bên trong thanh hầu có các DÂY THANH (vocal folds/cords).


Những dây thanh này nằm ở hai vị trí cơ bản:
DÂY THANH – VOCAL FOLDS/CORDS
ÂM HỮU THANH VÀ ÂM VÔ THANH

• Vị trí (1): khi các dây thanh khép lại, không khí thoát lên từ phổi
liên tục đẩy những dây thanh này tách ra, tạo ra hiệu ứng rung
động. Âm thanh được tạo ra theo cách này gọi là ÂM HỮU
THANH (voiced sounds).
ÂM HỮU THANH VÀ ÂM VÔ THANH

• Vị trí (2): khi các dây thanh mở ra, không khí thoát lên từ phổi
đi qua những dây thanh này không bị cản trở. Âm thanh được
tạo ra theo cách này gọi là ÂM VÔ THANH (voiceless sounds).
ÂM HỮU THANH VÀ ÂM VÔ THANH

 Ví dụ trong tiếng Anh:

• Âm hữu thanh: b, d, g, th (trong then), v, l, r, z ,j (trong Jane)

• Âm vô thanh: f, p, t, k, s, sh, ch, th (trong thing)

 Những đặc trưng đối lập này chỉ dành cho PHỤ ÂM:

 phụ âm hữu thanh vs phụ âm vô thanh

 Các nguyên âm đều là âm hữu thanh.


CÁC ĐƠN VỊ ĐOẠN TÍNH

 Âm tố (sound, phone)
• Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, chiếm một đoạn trong lời nói là âm
tố.
• Ghi âm tố: đặt ký hiệu ngữ âm trong ngoặc vuông [a], [b],...
• Vị trí của cơ quan cấu âm thay đổi, xuất hiện một âm tố khác.
CÁC ĐƠN VỊ ĐOẠN TÍNH

 Phụ âm (consonant sounds)


• Phụ âm là một loại âm tố.
• Phụ âm được hình thành khi luồng không khí bị cản trở.
• Phụ âm được phân loại theo:
 Điểm cấu âm (place of articulation)
 Phương thức cấu âm (manner of articulation)
ĐIỂM CẤU ÂM

 Điểm cấu âm (place of articulation)

• Vị trí trong khoang miệng (oral cavity), nơi sự cản trở luồng
không khí diễn ra.

• Sự cản trở này được tạo ra khi hai cơ quan cấu âm tiếp xúc với
nhau.

• Dựa vào vào vị trí của sự cản trở này trong khoang miệng, có
thể phân loại phụ âm như sau:
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm môi – môi (bilabials)

 Các phụ âm đầu (initial consonants) trong các từ tiếng Anh


sau: pat, bat, mat…hoặc père, boire, mot…trong tiếng Pháp.

 Ký hiệu; [p], [b], [m]. [p] là phụ âm vô thanh, còn [b], [m] là
phụ âm hữu thanh.

 [w] trong các từ như way, walk, wolrd…cũng được xem là phụ
âm môi – môi.
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm răng – môi (labiodentals)

 Sự tiếp xúc giữa môi dưới và răng trên.

 Các phụ âm đầu trong các từ tiếng Anh: fat, fight, vat, van, …
hoặc fondre, famille, va, viens…trong tiếng Pháp; hoặc các
phụ âm cuối (final sounds): safe, save…

 Ký âm là [f] và [v].
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm răng – môi (labiodentals)

 Các phụ âm răng – môi [f] và [v] có thể được biểu thị bằng
những con chữ khác nhau: cough, laugh [f] hoặc phụ âm đầu
trong photo, phenomenon…
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm răng (dentals)

 Các phụ âm răng hình thành khi đầu lưỡi tiếp xúc với răng trên

 Phụ âm đầu trong thin, phụ âm cuối trong bath. Cả hai phụ âm
âm này là phụ âm vô thanh. Ký âm: [θ]

 Phụ âm đầu trong the, this, there, then… hoặc trong feather,
hoặc phụ âm cuối trong bathe. Những phụ âm này là âm hữu
thanh. Ký âm: [ð]
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm lợi (dentals)

 Các phụ âm lợi hình thành khi đầu lưỡi tiếp xúc với vành lợi
(alveolar ridge) phần cứng nằm ngay phía trên của răng trên.

 Phụ âm âm trong các từ tiếng Anh như top, dip, sit, zoo và nut.

 Ký âm: [t], [s]: phụ âm vô thanh; [d], [n] và [z]: phụ âm hữu
thanh.
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm lợi (dentals)

 Trong tiếng Anh, phụ âm này còn xuất hiện ở vị trí âm cuối: bus
[s] hay buzz [z], hoặc được thể hiện bằng con chữ khác nhau:
know và now [n].

 Ngoài ra, phụ âm [l] trong lap, lit… hoặc [r] trong right,
write…cũng được xem là phụ âm lợi.
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm ngạc (palatals)

 Phụ âm ngạc hay ngạc cứng hình thành khi lưỡi tiếp xúc với
ngạc.

 Phụ âm đầu trong shout, child. Ký âm: [ʃ] và [ʧ]. Hai phụ âm này
là âm vô thanh.

 Những phụ âm ngạc hữu thanh: [ʒ] trong treasure, pleasure,


rouge…; [ʤ] trong job, joke, gem…
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm ngạc (palatals)

 Ngoài ra, [j] như trong you, yet cũng là phụ âm ngạc.

 Tiếng Pháp chỉ có hai phụ âm ngạc là [j] trong yeux, yourte,
royal và [ɲ] trong agneau, mignon…
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm mạc (velars) / phụ âm ngạc mềm

 Phụ âm mạc hay ngạc mềm được tạo ra khi lưỡi tiếp xúc với
mạc hay ngạc mềm.

 Phụ âm [k] trong kick, kill, car, cold, back, [g] trong go, gun,
give, mug, bag, [ŋ] bang, sing, sang, song, ringing…
 Trong tiếng Việt, [] trong cá, kỹ; quá [] trong khó, khô; [] trong
gà, ghe và [] trong nga, nghề…
Phân loại phụ âm theo điểm cấu âm

• Phụ âm thanh hầu (glottals)

 Phụ âm thanh hầu được tạo ra khi không khí đi qua khe thanh
hay thanh môn.

 Phụ âm [h] trong high, have, house, who, whose…


PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

 Phương thức cấu âm (manner of articulation)

 Sự khác biệt giữa hai phụ âm [s] và [t] là gì khi cả hai đều là âm
lợi vô thanh?

 Hai âm này khác nhau ở cách thức phát âm hay trên phương
diện ngữ âm học là ở phương thức cấu âm.

 Phương thức cấu âm = cách thức tạo ra một âm bằng cách


thức tương tác, tiếp xúc giữa các cơ quan cấu âm.
PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

 Các phương thức cấu âm

 Phụ âm cũng có thể được phân loại dựa trên phương thức cấu
âm.

• Phụ âm tắc được tạo ra khi luồng hơi bị chặn lại hoàn toàn
trong một thời gian rất ngắn, sau đó được giải phóng một cách
đột ngột.

• Phụ âm tắc có thuật ngữ tiếng Anh là Stops hay Plosives


PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm tắc: [p] trong park, [b] trong bark; [t] trong take, [d]
trong dark; [k] trong car, key, [g] trong guard, go…

• Phụ âm xát được tạo ra khi luồng hơi không bị chặn lại hoàn
toàn mà thoát ra bằng khe hẹp giữa hai cơ quan cấu âm khi hai
cơ quan này áp sát vào nhau. Luồng hơi thoát ra tạo ra một sự
“cọ xát” nên những âm này được gọi là âm xát.

• Phụ âm xát có thuật ngữ tiếng Anh là Fricatives


PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm xát: [f, v] trong five, food, vintage; [θ,ð] trong think và
this; [s, z] trong sink và zinc; [ʃ,ʒ] trong should, measure,
nation, evasion; âm thanh hầu [h] trong help, house, who,…

• Phụ âm tắc xát là âm được tạo ra bằng sự kết hợp giữa


phương thức tắc và phương thức xát. Luồng hơi lúc đầu bị cản
trở hoàn toàn như âm tắc, sau đó thoát qua khe hẹp do lưỡi hạ
thấp xuống đôi chút.
PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm tắc xát có thuật ngữ tiếng Anh là Affricates.

• Các âm [ʧ] trong child, cheap… và [ʤ] trong jeans, job, jeep…

• Phụ âm mũi giống phụ âm tắc ở chỗ luồng hơi bị chặn hoàn
toàn, nhưng khác với âm tắc là luồng hơi bị chặn trong khoang
mũi (nasal cavity), chứ không phải trong khoang miệng (oral
cavity).

• Phụ âm mũi có thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là Nasals.


PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm mũi; [m] trong meet, ram [n] trong know, now, run;
[ŋ] trong sing; [ɲ] trong agneau, mignon, nhà…

• Phụ âm bên là phụ âm được tạo ra khi đầu lưỡi tiếp xúc với lợi
làm cho luồng hơi thoát ra ngoài bằng hai bên lưỡi.

• Phụ âm bên có thuật ngữ tiếng anh tương ứng là Laterals.

• phụ âm [l] trong let, long hoặc [l] trong kill, milk…
PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm tiếp cận là phụ âm được tạo ra khi đầu lưỡi tiếp xúc
với vòm miệng.

• Phụ âm bên có thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là


Approximants.

• Phụ âm [r] trong right, roll, brown, free, grow…


PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• Phụ âm rung giống với phụ âm tắc ở chỗ có sự cản bít hoàn
toàn luồng hơi, rồi ngay sau đó lại thoát ra; nhưng cái khác là
quá trình này lặp lại nhiều lần và diễn ra rất nhanh.

• Phụ âm rung có thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là Trills

• Có hai loại âm rung phổ biến: [r] và [R]

• [r] có thể là âm rung alveolar trill: trong tiếng Ý: terra; trong


tiếng TBN: perro
PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM

• [R] là âm rung uvular trill: trong tiếng Pháp rendez-vous, terre;


rot trong tiếng Đức.

• Thuật ngữ trong tiếng Việt gọi là âm rung lưỡi con hay âm rung
tiểu thiệt.
TỔNG HỢP PHƯƠNG THỨC CẤU ÂM
NGUYÊN ÂM

 Phụ âm được tạo ra do sự cản trở luồng hơi trong thanh quản
(vocal tract), còn nguyên âm được tạo ra do luồng hơi di chuyển
khá tự do.

 Nguyên âm là âm hữu thanh điển hình.

 Thuật ngữ tiếng Anh: Vowels


NGUYÊN ÂM

 Về mặt ngữ âm, nguyên âm được phân tích theo những đặc trưng
sau:

• Vị trí của lưỡi: độ nâng của lưỡi và bộ phận nào của lưỡi tham
gia vào quá trình cấu âm;

• Độ dài: nguyên âm dài vs nguyên âm ngắn;

• Tính mũi: nguyên âm mũi vs nguyên âm miệng;

• Tính cố định của lưỡi: nguyên âm đơn vs nguyên âm đôi.


Độ mở của miệng:
- Nguyên âm mở (thấp): “a” trong tiếng Việt
- Nguyên âm mở vừa (thấp vừa): “e” “o” trong tiếng Việt
- Nguyên âm khép vừa (cao vừa): “ê” “ô” trong tiếng Việt
- Nguyên âm khép (cao): “i” “u” “ư” trong tiếng Việt
Vị trí của lưỡi: trước/ giữa/ sau
- Nguyên âm dòng trước: “i” “e” “ê” trong tiếng Việt
- Nguyên âm dòng giữa: bird trong tiếng Anh
- Nguyên âm dòng sau: “u” “ư” “ô” “ơ” “o” trong tiếng Việt
Hình dáng của môi: tròn môi/ không tròn môi
- Nguyên âm tròn: “u” “ô” “o”
- Nguyên âm không tròn: “i” “ê” “e” “ư” “ơ” trong tiếng Việt
Độ dài: dài/ ngắn
Nguyên âm dài (“a” “e”) / nguyên âm ngắn (“ă” “â”). Nguyên âm “i” (sheep & ship)
NGUYÊN ÂM

 Tiêu chí quan trọng nhất để phân tích nguyên âm là vị trí của lưỡi:

• Độ nâng của lưỡi;

• Bộ phận nào của lưỡi tham gia vào việc cấu âm (hướng của
lưỡi);

 Dựa vào tiêu chí trên, ta có sơ đồ sau:


NGUYÊN ÂM
NGUYÊN ÂM

 Các tiêu chí khác:

Độ dài (length)

• Trong tiếng Anh, [i:] vs [I] trong leave và live; beach và bitch;
[:] vs [] trong choose và book…

• Trong tiếng Việt, [] và [] trong em và anh; [] và [] trong
mới và mấy; [] và [] trong an và ăn…
NGUYÊN ÂM

Tính tròn môi (rounding)


• Trong tiếng Anh, [:] trong cheese là nguyên âm không tròn
môi (unrounded), còn [:] trong choose là nguyên âm tròn môi
(rounded).
• Trong tiếng Việt, [] và [] trong tù và từ; [] trong muốn và
[] mướn…Trong tiếng Pháp, [] trong deux và [] trong
heure…
NGUYÊN ÂM

Tính mũi (Nasality)

• Trong tiếng Pháp có bốn nguyên âm mũi (voyelles nasales) là


[] trong prendre, tant; [] trong vin, plainte; [] trong
monter, dont và [] trong brun, junte …

• Trong tiếng Anh và tiếng Việt không có nguyên âm mũi.


NGUYÊN ÂM ĐÔI
Nguyên âm đôi (diphthongs)
Nguyên âm đôi được tạo ra khi cơ quan cấu âm dịch chuyển từ vị
trí nguyên âm này đến vị trí của nguyên âm khác. Trong tiếng Anh:
• [] [] = [] trong từ I, Hi, Bye…

• [] [] = [] trong bough, doubt, cow…

• [e] [] = [e] trong bait, eight, great, late, say…

• [o] [] = [o] trong boat, home, throw, toe…

• [] [] = [] trong boy, noise…


NGUYÊN ÂM ĐÔI
Nguyên âm đôi (diphthongs)
Trong tiếng Việt:
• [] [e] = [e] trong tiền, miến…

• [] [o] = [o] trong xuống, tuổi

• [] [] = [] trong lướt, được…


ÂM VỊ HỌC

■ Âm vị học (Phonology) nghiên cứu hệ thống và mô hình âm thanh


ngôn ngữ trong một ngôn ngữ cụ thể.

■ Âm vị học tiếng Việt, âm vị học tiếng Anh hay âm vị học tiếng


Pháp.

■ Âm vị (phoneme) là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có chức năng khu


biệt nghĩa.

• car, far, bar chỉ khác nhau ở một đặc trưng ngữ âm và chính
đặc trưng này khiến cho car, far và bar có nghĩa khác nhau.
ÂM VỊ HỌC

■ Âm vị học quan tâm đến mặt trừu tượng của âm thanh (hình ảnh
âm học) trong trong một ngôn ngữ, cho phép phân biệt nghĩa của
những âm thanh cơ học mà ta nghe thấy cũng như nói ra.

■ Mỗi âm thanh có chức năng phân biệt nghĩa của các từ trong một
ngôn ngữ cụ thể gọi là âm vị.

■ Âm vị là đơn vị âm thanh hay điển thể âm thanh (sound type)


được biểu thị bằng / /, chẳng hạn // là âm vị và được thể hiện
bằng nhiều âm tố [] khác nhau.
Chức năng của âm vị

■ Đặc trưng chủ yếu của âm vị là âm vị luôn hành chức trong thế đối
lập.
■ // và // là hai âm vị trong tiếng Anh vì là cơ sơ duy nhất để đối lập
nghĩa giữa các từ tiếng Anh: fat vs vat, fine vs vine; hoặc giữa các
từ tiếng Việt: phải vs vải…

■ Đặc trưng này được dùng để xác định âm vị trong một ngôn ngữ:
nếu một âm thay thế một âm trong một từ và từ đó thay đổi
nghĩa, đó là hai âm khác nhau biểu thị hai âm vị khác nhau.
Các đặc trưng khu biệt của âm vị

■ Một âm vị bao gồm một loạt các đặc trưng tồn tại đồng thời để
tạo thành một âm vị thống nhất.
■ Trong số đặc trưng này, có những đặc trưng dùng để phân biệt
âm vị gọi là nét khu biệt (distinctive features).
• Âm vị //: [-hữu thanh, +môi-môi, +tắc]
• Âm vị //: [-hữu thanh, +ngạc mềm, +tắc]

■ Sự đối lập giữa hai âm vị tạo thành một thế đối lập.
Âm tố và biến thể âm vị

■ Sự khác biệt giữa âm tố (phone) và âm vị (phoneme)


• Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được
khái quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày;
đó là đơn vị của âm vị học.
• Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế
trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của ngữ âm học.
• Âm vị là âm thanh trong đầu, còn âm tố là âm thanh ta nghe
thấy và phát ra.
Âm tố và biến thể âm vị

■ Sự khác biệt giữa âm tố (phone) và âm vị (phoneme)


• Âm vị là đơn vị trừu tượng thuộc bình diện ngôn ngữ, được
khái quát hóa từ những âm tố cụ thể trong lời nói hằng ngày;
đó là đơn vị của âm vị học.
• Âm tố là đơn vị cụ thể, thuộc bình diện lời nói, tồn tại thực tế
trong thế giới khách quan; đó là đơn vị của ngữ âm học.
• Âm vị là âm thanh trong đầu, còn âm tố là âm thanh ta nghe
thấy và phát ra.
Âm tố và biến thể âm vị

■ Biến thể âm vị
• Một âm vị trong một ngôn ngữ có thể được khái quát hay biểu
thị bằng những âm tố khác nhau trong cùng ngôn ngữ. Những
âm tố đó được gọi là biến thể âm vị.

• Âm vị // trong từ tiếng Anh water được thể hiện bằng hai âm
tố khác nhau: [t] trong British English và [d] trong American
English.
Âm tố và biến thể âm vị

■ Biến thể âm vị
• Hai âm tố khác nhau của cùng một âm vị không làm thay đổi
nghĩa của từ:
/i/ trong seen được thể hiện bằng [] và []
• Nếu nghĩa của từ thay đổi, đó là hai âm vị khác nhau, không
phải hai biến thể âm vị;
// trong từ bon và // trong từ beau là hai âm vị khác nhau vì
khi thay thế cho nhau nghĩa của từ thay đổi.
Cặp tối thiểu

 Cặp tối thiểu (minimal pairs) là cặp từ trong một ngôn ngữ cụ
thể khác nhau chỉ ở một yếu tố âm vị, chẳng hạn như âm vị,
thanh điệu và có nghĩa khác nhau.
 Cặp tối thiểu này cho biết hai âm tố tạo thành hai âm vị khác
biệt trong ngôn ngữ đó.
 Ví dụ: fan–van, bet–bat, site–side; feat - fit, fat - fate, fought -
foot; big - pig, v.v.
CÁC HIỆN TƯỢNG SIÊU ĐOẠN TÍNH

 Âm tiết

 Thanh điệu

 Trọng âm

 Ngữ điệu
ÂM TIẾT

Khái niệm:
 Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói.
 Trong tiếng Việt hoặc những ngôn ngữ có thanh điệu, âm tiết
mang thanh điệu, trọng âm…
ÂM TIẾT

 Cấu tạo âm tiết:


• Âm tiết bắt buộc phải được cấu tạo bằng một nguyên âm
hoặcmột âm có tư cách nguyên âm, bao gồm nguyên âm đôi.
• Loại âm tiết phổ biến nhất trong ngôn ngữ có cấu tạo bằng
một phụ âm đứng trước nguyên âm và được biểu thị là CV.
• Âm tiết cũng có thể chỉ bao gồm một nguyên âm: [u] trong ù
chạy…
• Trong một số ngôn ngữ, phụ âm vang có thể là âm tiết như
trong từ table của tiếng Anh [tbl], [l] là âm tiết.
ÂM TIẾT
ÂM TIẾT

■ Cấu tạo âm tiết tiếng Việt:

Thanh điệu (Tone)


Âm đầu Vần (Rhyme)
Onset Âm đệm Âm chính Âm cuối
Prevocalic Nucleus coda

■ Khác với âm tiết trong tiếng Anh, tiếng Pháp…, âm tiết trong
tiếng Việt là một đơn vị có nghĩa.
ÂM TIẾT

 Phân loại âm tiết:


• Âm tiết chỉ có âm đầu và âm chính được gọi là âm tiết mở
(open syllable).
• Âm tiết có âm cuối (là phụ âm) là âm tiết đóng (closed syllable)
 Một số cấu trúc cơ bản:
green [gri:n]  (CCVC), eggs [egs]  (VCC), and [ænd]  (VCC)
ham [hæm] (CVC), I [a] (V), do [du]  (CV), not [:]  (CVC),
like [la] (CVC), them []  (CVC), Sam [sæm] (CVC), am
[æm] (VC)
THANH ĐIỆU

Khái niệm:
 Những biến đổi vế độ cao của âm tiết tạo nên những từ khác
nhau, gọi là thanh điệu.

 Trong tiếng Việt, thanh điệu được xem là âm vị siêu đoạn tính.
Nó bao trùm toàn bộ âm tiết.
TRỌNG ÂM

Khái niệm:
 Trọng âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết nào
đó trong ngữ âm.
 Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: tăng độ mạnh phát
âm: tăng độ dài phát âm và tăng độ cao.
 Thông thường, âm tiết mang trọng âm có đủ ba đặc điểm
này, chẳng hạn trong tiếng Pháp, âm tiết mang trọng âm là
âm tiết mạnh nhất, dài nhất và cao nhất.
TRỌNG ÂM

Phân loại:
 Trọng âm từ
Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng tách
riêng.
center, object; release, arrange; desktop, bookshelf; hard-
working,old-fashioned; overlook, undergo…
TRỌNG ÂM

 Trọng âm ngữ đoạn


• Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có tác dụng trong phạm vi
ngữ đoạn.
• Tiếng Pháp chẳng hạn, là một ngôn ngữ không có trọng âm
từ, nhưng lại có trọng âm ngữ đoạn.
Pierre partira/ en vancances/ demain soir.
TRỌNG ÂM

 Trọng âm câu
• Những từ nội dung (content words) sẽ mang trọng âm.
• Những từ chức năng (structure words) không mang trọng
âm.
TRỌNG ÂM

Sự khác biệt giữa thanh điệu và trọng âm


 Thanh điệu là đặc trưng ngôn điệu của âm tiết, còn trọng âm
là đặc trưng ngôn điệu của từ.
 Thanh điệu có chức năng khu biệt nghĩa của từ trong những
thứ tiếng có thanh điệu, còn chức năng khu biệt nghĩa không
phải là chức năng chủ yếu của trọng âm.
TRỌNG ÂM

Trọng âm trong tiếng Việt


 Có thể nói tiếng Việt không có trọng âm từ theo khái niệm trọng
âm của các ngôn ngữ phi âm tiết tính như tiếng Anh.
 Tiếng Việt có trọng âm câu. Mỗi trọng âm đánh dấu một ngữ
đoạn. Nó được đặt vào âm tiết cuối cùng hay duy nhất của ngữ
đoạn.
 Trọng âm có chức năng phân giới từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế
tiếp trong câu:
Nam // đi mua cá // với lại khế // về nấu canh //
NGỮ ĐIỆU

Khái niệm

 Ngữ điệu là việc sử dụng sự biến đổi về độ cao và cả những


hiện tượng siêu đoạn tính khác như độ to, tốc độ, chỗ ngừng
khi phát âm một chuỗi âm lớn hơn một từ.
 Ngữ điệu không dùng để phân biệt nghĩa của từ.
NGỮ ĐIỆU

 Nó dùng để biểu thị một số chức năng:


• thái độ hay cảm xúc của người nói,
• phân biệt câu khẳng định và câu nghi vấn, và giữa các loại nghi
vấn,
• nhấn mạnh những yếu tố quan trọng trong phát ngôn,
• điều tiết tương tác hội thoại.

You might also like