You are on page 1of 23

5.

Ac hãy đối chiếu những tiêu chuẩn phân loại nguyên âm trong TV
và TA về mặt ngữ âm học.
TV
Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo bằng luồng
không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.

Tiêu chí phân loại nguyên âm về mặt ngữ âm học gồm có: cấu âm và âm học.

Cấu âm

Dựa vào các tiêu chí: Độ mở của miệng, vị trí của lưỡi và hình dáng của môi để miêu tả
nguyên âm.

a) Độ mở của miệng (độ nâng của lưỡi): cho biết thể tích hộp cộng hưởng     
Nguyên âm thấp/ mở: /a/, /ă/...

Nguyên âm thấp vừa/ mở vừa: /o/, /e/ê...

Nguyên âm cao vừa/khép vừa: /ε/e, /ɯ/ư...

Nguyên âm cao/khép: /i/, /u/…  


b) Vị trí của lưỡi: Tùy theo sự xê dịch của lưỡi (đưa ra trước, lùi về sau hay ở giữa) =>
nguyên âm khác nhau
Nguyên âm hàng trước: /i/, /e/, /ε/

Nguyên âm hàng sau: /u/, /o/ô, /ɔ/

Nguyên âm hàng giữa: /ɯ/ư, / ɤ/ơ, /a/


c) Hình dáng của môi: cho biết đặc điểm lối thoát của không khí của hộp cộng hưởng
Nguyên âm tròn môi: /u/, /o/, /ɔ/

Nguyên âm không tròn môi: /a/, /e/, /i/, /ε/

Âm học

2.2. Về mặt âm sắc:

Dựa vào đặc trưng âm thanh để tạo ra sự khác biệt về âm sắc. Có 3 loại nguyên âm:
+ Nguyên âm bổng: hàng trước, không tròn môi (/i/, /e/…)

 + Nguyên âm trầm vừa: hàng giữa (/a/, /ă/…)

 + Nguyên âm trầm: hàng sau, tròn môi (/u/, /o/…)


_Thanh điệu có ảnh hưởng đến độ trầm bổng của nguyên âm. Ví dụ: ma, má, mà,…
2.3. Về mặt âm lượng:

Xét về độ mở của hàm, độ nâng của lưỡi, nguyên âm khi phát âm được chia thành ba loại:

+ Âm lượng to: độ mở của hàm và độ nâng của lưỡi thấp

VD: /a/, /ă/ …


+ Âm lượng vừa: độ mở của hàm và độ nâng của lưỡi ở mức bình thường

VD: /o/, /e/…

+ Âm lượng nhỏ: mở hàm hẹp

VD: /u/, /i/…

Trường độ:
Theo khía cạnh Tiếng việt, trường độ hay còn gọi là độ dài của âm thanh, được quyết định
bởi tác động của các phần tử không khí phát ra nhanh hay chậm.
=>Do đó, nó tạo nên sự đối lập dài- ngắn.
Âm dài:/i/, /e/, /u/, /a/… má

Âm ngắn: /εˇ/a anh


Tính cố định và không cố định :
 ̌
Nguyên âm cố định - nguyên âm đơn: /i/, /u/, /o/, /e/, /a/, /ɛ/, /ɔ/, /ɤ/ơ, /ɯ/ư, /ɛ̌/a
,/ɔ̌/o, /ɤ̌/â ,/ă/ă .
 Nguyên âm không cố định - nguyên âm đôi: /ie/ê, /ɯə/ươ/ưa và /uo/uô/ ua .

II. Nguyên âm trong Tiếng Anh


Trong tiếng Anh, nguyên âm là những âm mà khi phát âm thì khoang miệng mở và lưỡi
không tiếp xúc răng hay chạm lên vòm miệng.

2.1. Về mặt cấu âm:

a) Độ mở của miệng (độ nâng của lưỡi): cho biết thể tích hộp cộng hưởng căn cứ độ mở
khác nhau có nguyên âm khác nhau.
 Nguyên âm thấp: /æ/, /ɑ:/, /ʌ/
 Nguyên âm trung: /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɒ/, /ɔ:/
 Nguyên âm cao: /ɪ/, /i:/, /ʊ/, /u:/
b) Vị trí của lưỡi: Tùy theo sự xê dịch của lưỡi (đưa ra trước, lùi về sau) => Nguyên âm
khác nhau.
 Nguyên âm hàng trước: /ɪ/, /i:/, /æ/, /e/
 Nguyên âm hàng sau: /ɑ:/, /ɔ:/, /ɒ/, /u:/, /ʊ/
 Nguyên âm hàng giữa: /ə/, /ɜ:/, /ʌ/
c) Hình dáng của môi: Cho biết đặc điểm của lối thoát không khí ở hộp cộng hưởng.
 Hai môi chum tròn, nhô ra phía trước rồi lùi lại sau: nguyên âm tròn môi gồm /uː/, /ʊ/,
/ɔː/, /ɑ:/, /ɒ/
 Hai môi không hẳn tròn cũng không hẳn dẹt: nguyên âm trung hòa gồm /ə/, /ɜ:/, /ʌ/
 Tiếng Anh còn có thêm nguyên âm bè dẹt, hai môi di động giống như đang cười gồm
/ɪ/, /i:/, /æ/, /e/
2.2. Về mặt âm sắc:

Tiếng Anh chia thành ba loại nguyên âm:


 Nguyên âm bổng, hàng trước, không tròn môi : /iː/, /ɪ/ 
 Nguyên âm trầm vừa: hàng giữa: /ɜː/  
 Nguyên âm trầm: hàng sau, tròn môi: /uː/, /ʊ/ 
2.3. Về mặt âm lượng:
 Xét về độ mở của hàm, độ nâng của lưỡi, nguyên âm khi phát âm được chia thành ba loại:
+ Âm lượng to: độ mở của hàm rộng và độ nâng của lưỡi thấp

VD: /ɑ:/, /aɪ/, ,…

+ Âm lượng vừa: độ mở của hàm và độ nâng của lưỡi ở mức bình thường

VD: /e/, /ei/...

+ Âm lượng nhỏ: độ mở của hàm hẹp, độ nâng của lưỡi cao

VD: /i:/, /i/, /u:/…

2.4. Về mặt trường độ:


 Theo khía cạnh Tiếng Anh, trường độ hay còn gọi là độ dài của âm thanh, được quyết
định bởi tác động của các phần tử không khí phát ra nhanh hay chậm. Do đó, tiêu chí này
cũng dùng để phân biệt nguyên âm dài và nguyên âm ngắn:
+ Âm dài: /a:/, /i:/, /u:/,…

+ Âm ngắn: /i/, /e/ …


 Trường độ làm thay đổi nghĩa trong tiếng Anh 
VD: Bit / bit/ mảnh, mẩu

       Beat / bi:t/ đánh đập

2.5. Về tính cố định và không cố định:


 Cố định - Nguyên âm đơn: /ɑ:/, /ɔ:/, /ɜ:/, /u:/, /i:/ , /i/ ,/e/ ,/æ/ ,/ʌ/ ,/ɒ/ ,/ʊ/ ,/ə/ .
 Không cố định - Nguyên âm đôi và nguyên âm ba: /eɪə/, / əʊə/, /ɑɪə/, /ɔɪə/, /ɑʊə/...
III. Đối chiếu nguyên âm Việt - Anh về mặt ngữ âm:
1. Giống nhau:

 Về định nghĩa: Nhìn chung, cả hai ngôn ngữ đều có thể xác định nguyên âm về mặt ngữ
âm học. Cơ sở xác định nguyên âm về mặt ngữ âm học của cả tiếng Anh và nguyên âm
Tiếng Việt cơ bản giống nhau, đều dựa vào các tiêu chí như vị trí của lưỡi, độ mở của
miệng, hình dáng của môi, đặc trưng của âm sắc, trường độ để xác định nguyên âm.
 Về mặt cấu âm:
+ Vị trí của lưỡi: trước, sau, giữa

+ Độ nâng của lưỡi (độ mở của miệng)

+ Hình dáng của môi


 Âm sắc: bổng, trầm vừa, trầm
 Âm lượng: to, vừa, nhỏ
 Trường độ: Âm dài và âm ngắn 
 Cố định và không cố định: xét về mặt cố định, cả nguyên âm trong tiếng Việt và nguyên
âm trong tiếng Anh đều là nguyên âm đơn.
2. Khác nhau:
Tiêu chí Tiếng Việt Tiếng Anh
Về mặt cấu âm
Không có Có âm bè dẹt
 Về hình dáng
của môi
Ví dụ: âm /æ/: happen, bat
Thấp, thấp vừa, cao Thấp, trung, cao
vừa, cao
 Về độ nâng
của lưỡi
Về mặt âm học: Có thanh điệu làm Không có thanh điệu
thay đổi nghĩa
Âm sắc
Nguyên âm trong tiếng Anh còn có thể chia
thành nguyên âm lỏng và căng (lax and tense)
Trường độ Không Trường độ làm ảnh hưởng đến sự thay đổi
nghĩa của từ

VD: heat – hit, sheep - ship


Cố định và Không cố định chỉ Không cố định bao gồm nguyên âm đôi và
không cố định có nguyên âm đôi nguyên âm ba
6. Anh/chị hãy đối chiếu nguyên âm Việt Anh về mặt âm vị học.
1. Nguyên âm trong Tiếng Việt: 
 Nguyên âm: là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo
bằng luồng không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
 Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ và được thể hiện trong dấu / /

2. Mô tả hệ thống âm vị tiếng Việt:

2.1. Số lượng âm vị nguyên âm trong tiếng Việt:


- 16 NÂ:
+ 9 nguyên âm đơn: /i/,/ε/, /u/, /e/, /ɤ/, /o/, /ɯ/, /a/, /ɔ/
+ 4 nguyên âm ngắn: /εˇ/ , /ɔˇ/, /ɤˇ/, /ă/
+ 3 nguyên âm đôi: /ie/, /uo/, /ɯɤ/
- 2 bán nguyên âm cuối: /-ṷ / /-ḭ/ (2 bán NA cuối không phải là NA,, có vai trò
như 1 PA)
- 1 âm đệm: /w/
- TV có 6 thanh điệu là âm vị nhưng không phải NA

→ Tiếng Việt chỉ có 16 âm vị nguyên âm

2.2. Âm tố - Biến thể của âm vị:  


- Âm tố là những đơn vị cấu âm thính giác nhỏ nhất, không thể phân chia được
của âm thanh lời nói. Trong phiên âm được thể hiện bằng dấu []
- Âm tố là sự hiện thực hóa của âm vị của mỗi cá nhân trong bối cảnh phát âm
cụ thể
- TV chia làm 3 loại khu biệt về âm sắc
+ bổng: /i/, /e/, /ε/
+ trung hòa: /ɯ/, /ə/, /a/
+ trầm: /u/, /o/, /ɔ/

Âm vị Âm tố
1. Đơn vị của hệ thống ngôn ngữ 1. Đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói
1. Chỉ gồm những đặc trưng khu biệt, 2. Gồm cả những đặc trưng khu biệt và không
có tính trừu tượng khu biệt, có tính cụ thể
1. Số lượng hữu hạn (53 âm vị) 3. Số lượng vô hạn
1. Được ghi giữa 2 gạch xiên / / 4. Được ghi giữa ngoặc vuông []
2.3. Khu biệt về mặt âm vị học là những đặc trưng có giá trị khu biệt về mặt
âm thanh của từ. Được chia theo 2 tiêu chí:
- theo âm vực: âm vực cao, âm vực thấp
- theo âm sắc:
+ bổng: /i/, /e/, /ε/
+ trung hòa: /ɯ/, /ə/, /a/,
+ trầm: /u/, /o/, /ɔ/

II. Nguyên âm trong tiếng Anh: 


1. Các khái niệm:
 Nguyên âm: là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo bằng
luồng không khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
 Âm vị: là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống ngôn ngữ, được ghi lại bằng chữ viết và được đặt
trong dấu ngoặc xiên
 Khu biệt âm vị: là khả năng phân biệt ít nhất 2 âm vị trong cùng một ngôn ngữ
1. Mô tả nguyên âm trong tiếng Anh:
1. Số lượng nguyên âm trong tiếng Anh:
 12 nguyên âm đơn
+ 5 dài: /i:/, /o:/, /a:/,/ɜ:/, /u:/         

VD: bar [bɑ:], burn [bə:n]


+ 7 ngắn: /i/, /ɔ/,/ɑ/, /ʌ/, /u/, /e/, /æ/  
VD: full [ful], bad [bæd]
 8 nguyên âm đôi: /eɪ/, /aɪ/, /ɔɪ/, /ɪə/, /aʊ/, /əʊ/, /ʊə/, /eə/
 5 nguyên âm ba: /əuə/, /aiə/, /ɔɪə/, / eiə/, /auə/
VD: fire [‘faiə], lower ['louə]
 Tiếng Anh có 2 bán nguyên âm đầu /w/, /j/
1. Biến thể âm vị:
 Âm vị được thể hiện ra bằng những âm tố. Những âm tố khác nhau biểu hiện 1 âm vị gọi
là biến thể âm vị. Âm vị thuộc hệ thống ngôn ngữ. Âm tố thuộc về lời nói.
 2 loại biến thể:
+ Biến thể cố định: là biến thể được quy định bởi vị trí và bối cảnh phát âm

+ Biến thể tự do: là cách thể hiện âm vị ở mỗi cá nhân


1. Khu biệt âm vị học: xét trên 2 tiêu chí
 Khu biệt trường độ
+ Nguyên âm dài

+ Nguyên âm ngắn
 Khu biệt về âm sắc
+ Nguyên âm trầm
+ Nguyên âm bổng

+ Nguyên âm trung hòa

III. Đối chiếu:


1. Giống nhau:
 Cả tiếng Việt và tiếng Anh đều xác định nguyên âm dựa trên cơ sở âm vị học và khu biệt
âm vị học: âm vị, âm tố, biến thể âm vị
 Tiếng Việt và Tiếng Anh đều có Nguyên âm cố định về âm sắc (Nguyên âm đơn) và
Nguyên âm biến đổi về âm sắc (Nguyên âm đôi, ba).
 Có 2 bán nguyên âm.
1. Khác nhau:
Tiêu chí Tiếng Việt Tiếng Anh
Khu biệt âm Khu biệt dựa trên âm Nghiêng về trường độ.
vị vực, âm sắc là chủ yếu.
Về khu biệt Nguyên âm trầm, bổng, Ngoài cách chia giống Tiếng Việt còn có cách
âm sắc trung hòa chia Nguyên âm căng và Nguyên âm lỏng.
Về âm vị - 16 âm vị là nguyên âm 25 nguyên âm
âm tố
Phân loại Có nguyên âm đơn và Nguyên âm đơn, đôi, ba
nguyên âm nguyên âm đôi
Có âm đệm Không có

*7. Anh/chị hãy đối chiếu số lượng nguyên âm Việt Anh.


I. Nguyên âm tiếng Việt:

 Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động được tạo bằng
luồng khí phát ra tự do, không có chướng ngại.
 Số lượng: 16 nguyên âm 
 Gồm 2 loại:

+ 13 nguyên âm đơn:

 9 nguyên âm dài: 

/i/- “i, y”: xin, ý tưởng

/ε/- “e”: nem, xem

/u/- “u”: ru ngủ


/e/- “ê”: nến, hến

/ɤ/ - “ơ”: bơ vơ

/o/- “ô”: ô tô

/ɯ/- “ư”: bền vững

/a/- “a”: lan man

/ɔ/ - “o, oo”: xoong

 4 nguyên âm ngắn: 

/εˇ/ - “a”: lách cách

/ɔˇ/ - “o”: dòng

/ɤˇ/: cân, mận

/ă/ - “ă, a”: căn, may

 3 nguyên âm đôi :

/ie̮/- “iê, ia”: xiên, rìa

 /uo̮/- “uô, ua”: buông, lúa

 /ɯɤ̮/- “ua, ươ”: mua, gương

  2 bán nguyên âm:

 /i̮ / - “y, i”: uy, mới

 /u̮ / - “u,o”: sếu, ao

 1 âm đệm:

/-u/ - “u, o”: song, hóa, quy

II. Nguyên âm tiếng Anh:


1. Định nghĩa:
 Trong tiếng Anh, nguyên âm là những âm mà khi phát âm thì khoang miệng mở và lưỡi
không tiếp xúc răng hay chạm lên vòm miệng.
 Ví dụ: /ɔ/- sport; /i:/- beat
1. Mô tả nguyên âm tiếng Anh:
 Số lượng: 25 nguyên âm 
 Gồm 3 loại:
+ 12 nguyên âm đơn:

 5 nguyên âm dài: 

/i:/: meet, need                                   

/a:/: after, last, ask

/u:/: school, moon                                

/з:/: burst, word                      

/ɔ:/: for, more

 7 nguyên âm ngắn:

/i/: lit, hit                              

/æ/: apple, happen                          

/ʌ/: done, but

/ʊ/: book, look

/e/: end, send                        

/ə/:  letter

/ɒ/: bond, cross

+ 8 nguyên âm đôi:

 /ɪə/: appear, clear

 /eɪ/: veil, neighbor

/əʊ/: alone, episode

/ai/: sky, my

/ɔɪ/: choice, avoid

/aʊ/: mouth, house

/eə/: care, air

/ʊə/: tour

+ 5 nguyên âm ba: 
/eiə/: slayer, layer                      

/əʊə/: blower, sewer                        

/aʊə/: allowance, hour

/aiə/: inspire, Ireland

/ɔiə/: loyalty, royalty

+ Ngoài ra tiếng Anh còn có 2 bán nguyên âm: /j/ và /w/ .

III. Đối chiếu:

1. Giống nhau: 
 Tiếng Anh và Tiếng Việt đều có nguyên âm đơn, đôi và bán nguyên âm.
 Nguyên âm đơn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều chia thành nguyên âm đơn ngắn và đơn
dài.
 Số lượng nguyên âm đơn gần bằng nhau tiếng Việt có 13 nguyên âm và tiếng Anh có 12
nguyên âm.
 Tiếng Anh và tiếng Việt có nguyên âm đơn giống nhau: /e/ và /u/
 Tiếng Việt và tiếng Anh đều có nguyên âm đôi giống nhau là: /ie/
1. Khác nhau

Tiêu chí Nguyên âm Tiếng Việt Nguyên âm Tiếng Anh


Số lượng 16 nguyên âm 25 nguyên âm
9 nguyên âm dài 5 nguyên âm dài

Nguyên âm dài /i/, /u/, /o/, /e/, /a/, /ɛ/, /ɔ/, /ɤ/, /ɑ:/, /ɔ:/, /ɜ:/, /u:/, /i:/
/ɯ/.
VD: bar, sport, move
Ví dụ: chi, ngủ, cho, xem
4 nguyên âm ngắn 7 nguyên âm ngắn

Nguyên âm /ɛ̆/, /ɔ̌/, /ɤ̌/,/ă/ /i/, /e/, /æ/, /ʌ/, /ɒ/, /ʊ/, /ə/
ngắn
VD: chăn, sơ VD: lit, end, done, book
3 nguyên âm đôi 8 nguyên âm đôi

Nguyên âm đôi /ie/, /ɯə/ và /uo/ /ɪə/, /eɪ/, /əʊ/, /ai/, /ɔɪ/, /aʊ/, /eə/,
/ʊə/
VD: miền, mương, suông
VD: veil, may, I
5 nguyên âm

Nguyên âm ba Không có /eɪə/, /əʊə/, /ɑɪə/, /ɔɪə/, /ɑʊə/


VD: player, power
Âm đệm Có âm đệm /-u, o/: quỳ, oan, Không có âm đệm
qua...

 7 nguyên âm đơn có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh: /ɯ/, /ɛ/,/ɔ/, /ɛ̆ /,
/ɤ̌/,/ă/, /ɔ̌/.
 7 nguyên âm đơn có trong tiếng Anh mà không có trong tiếng Việt: /ɜ:/, /ʊ/, /ɑ:/, /e/,
/æ/, /ʌ/, /ɒ/.

*8. Anh/chị hãy đối chiếu về tính cố định và Biến đổi âm sắc của
nguyên âm trong tiếng Việt và tiếng Anh.
Tính cố định và biến đổi âm sắc của nguyên âm tiếng Việt
1.1. Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo bằng
luồng không khí thoát ra tự do, không có chướng ngại. 

1.2. Tính cố định: Các nguyên âm không biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc được gọi
là tính cố định. Trong tiếng Việt, nó được thể hiện bằng nguyên âm đơn dài và nguyên âm
đơn ngắn.

1.3. Tính biến đổi âm sắc: Các nguyên âm biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc. Những
nguyên âm này tạo thành hai yếu tố gắn liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau, trong Tiếng
Việt có nguyên âm đôi.

 13 nguyên âm có tính cố định về mặt âm sắc: /i/, /e/, /ε/, /ɯ/, /ɤ/, /a/, /u/, /o/, /ɔ/,...

Ví dụ: cô, tư,...

 Nguyên âm có tính biến đổi âm sắc: nguyên âm đôi: /ie/, /ɯɤ/, /uo/

Ví dụ:  chiên, cương, buôn....

 TV có 6 thanh điệu làm biến đổi âm sắc: huyền, sắc, nặng, ngã, hỏi, bằng=> dẫn đến
thay đổi nghĩa của hình vị
II. Tính cố định và biến đổi âm sắc của nguyên âm tiếng Anh
1. Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo bằng
luồng không khí thoát ra tự do, không có chướng ngại. 

1.2. Tính cố định: Các nguyên âm không biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc (nguyên
âm đơn gồm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài) được gọi là tính cố định.

1.3. Tính biến đổi âm sắc: Các nguyên âm biến đổi từ lúc xuất phát đến lúc kết thúc. Những
nguyên âm này tạo thành hai yếu tố gắn liền nhau, không bao giờ tách khỏi nhau, thường gọi
là nguyên âm đôi (diphthongs), nguyên âm ba (triphthongs).
 Các nguyên âm cố định âm sắc gồm 5 nâ đơn dài + 7 nâ đơn ngắn: 12 nguyên âm có tính
cố định /i/, /ʊ/, /u/, /e/, /æ/, /ʌ/, /ɒ/…
Ví dụ: Lunch /lʌntʃ/, moon /muːn/, hit /hɪt/...
 Các Nguyên âm có tính biến đổi âm sắc:8 nguyên âm đôi (/iə/, /əʊ/, /ʊə/, /eə/,/ei/, /ai/,
/aʊ/, /ɔi/), 5 nguyên âm ba (/eiə/, /aiə/, /ɔiə/, /aʊə/, /əʊə/)
Ví dụ: hour /aʊər/, player /pleɪər/, fire /faɪər/

III. Đối chiếu


1. Giống nhau
 tiêu chí tính cố định và biến đổi âm sắc của nâ TV và TA tương đối giống nhau
 Các nguyên âm đơn dài và ngắn đều có tính cố định âm sắc trong cả tiếng Anh và tiếng
Việt: /i/, /u/, /e/
 Các nguyên âm đơn có tính cố định trong tiếng Việt và tiếng Anh là
/i/ (TV) - /ɪ;/ (TA)
/əˇ/ (tv)- /ə/ (TA)
/aˇ/ (tv)- /ʌ/ (TA) (TV)
 Các nguyên âm đôi trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có tính biến đổi ấm sắc.
1. Khác nhau
Tiếng Việt Tiếng Anh
Tính cố định Có các nguyên âm Không có
/ɯ/, /ɤ/, /o/
Số lượng nguyên âm có tính cố
định âm sắc trong tiếng Việt (13) Ví dụ: khô, bê, mơ,
nhiều hơn trong tiếng Anh 1 âm dư...
(12)
/e/, /ε/, /ɯ/, /ɤˇ/, /o/.
VD: cô, bê, cơ, tư….

Không có Có các nguyên âm /ʊ/,


/æ/, /ʌ/, /ɒ/

Ví dụ: done, book…

/ɜ:/,/a:/ /ʊ/, /æ/, /i:/. VD:


sure, candy, enough
Biến đổi âm sắc Các nguyên âm đôi có Các nguyên âm đôi có tính
tính biến đổi âm sắc biến đổi âm sắc trong tiếng
Số lượng nguyên âm biến đổi âm trong tiếng Việt : Anh: /ɪə/, /əʊ/, /eə/, /eɪ/,
sắc trong tiếng Anh (12) nhiều /ie/, /ɯɤ/, /uo/ /aɪ/, /aʊ/, /ɔɪ/.
hơn số lượng nguyên âm biến đổi
âm sắc trong tiếng Việt (3) Ví dụ: year, although, care,
life
Không có nguyên âm Có nguyên âm ba biến đổi
ba biến đổi âm sắc. âm sắc: 

/eɪə/- layer, slayer

/aɪə/- empire, reliable

/aʊə/- flour, gaur

/əʊə/- cowan, zoological

/ɔɪə/- royalty, coir

*9. Anh/chị hãy đối chiếu về Độ trầm bổng của nguyên âm Việt –
Anh.
I. Độ trầm bổng của nguyên âm trong tiếng Việt
1. Các định nghĩa
1. Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được
tạo bằng luồng không khí thoát ra tự do, không có chướng ngại. 
2. Độ trầm bổng
 Là một tiêu chí được dựa vào để phân chia các âm trong Tiếng Việt. Độ trầm bổng là
1 trong 2 yếu tố phân biệt âm sắc. Độ trầm bổng thường đc chia thành 2 dạng
 Bổng phân biệt với trầm kèm theo 1 đặc trưng riêng. Hoặc bổng phân biệt với trầm
mà âm sắc ko thay đổi

 Tiếng Việt có 16 nguyên âm đơn gồm 9 nguyên âm đơn dài và 4 nguyên âm đơn
ngắn.
 Độ trầm bổng của nguyên âm trong Tiếng Việt được đánh giá dựa trên vị trí của lưỡi
(hàng trước- hàng giữa- hàng sau) và hình dáng của môi (tròn môi- không tròn môi):
 Nguyên âm bổng (hàng trước, không tròn môi): /i/, /e/, /ɛ/, /ɛˇ/

VD: sim, hẹ...

 Nguyên âm trầm vừa ( hàng giữa): /ɯ/, /ɤ/, /ɤˇ/, /a/, /ă/

VD: cau, cưa, ca...

 Nguyên âm trầm ( hàng sau, tròn môi):  /u/, /o/, /ᴐ/, /ᴐˇ/

VD: trò, có, sú....

Mô tả
Viết cụ thể âm ra…

Âm đệm /ṷ/ làm trầm hóa âm tiết.

VD: Âm đệm /ṷ/ trong “loan” sẽ làm trầm hóa âm tiết so với “lan”

Từ “tân” /tɛˇn/ và tuân /tṷɛˇn/ thì âm đệm /ṷ/ làm từ “tuân” trầm hơn từ “tân”

 Tiếng Việt có thanh điệu làm thay đổi âm vực của âm tiết: Các thanh huyền, nặng, hỏi
làm trầm hóa âm tiết.

VD: ma, má, mả, mã, mạ.

Độ trầm bổng của nguyên âm trong tiếng Anh


1. Các định nghĩa
1. Nguyên âm là những âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được
tạo bằng luồng không khí thoát ra tự do, không có chướng ngại. 
2. Độ trầm bổng
Là một tiêu chí được dựa vào để phân chia các âm trong Tiếng Việt. Độ trầm bổng là
1 trong 2 yếu tố phân biệt âm sắc. Độ trầm bổng thường đc chia thành 2 dạng
Bổng phân biệt với trầm kèm theo 1 đặc trưng riêng. Hoặc bổng phân biệt với trầm
mà âm sắc ko thay đổi
 Tiếng Anh có 12 nguyên âm đơn gồm: 5 nguyên âm dài và 7 nguyên âm ngắn. Nguyên
âm trong tiếng Anh phân chia theo 3 âm sắc
 Việc phân chia theo tiêu chí Trầm - bổng đồng thời cũng trùng hợp với việc phân biệt
hàng trước- sau và hình dạng của môi ( tròn môi- không tròn môi)l,
+ Nguyên âm bổng (Hàng trước; không tròn môi): /i/, /e/, /æ/, /i:/

Ví dụ: send, can, beat, hit...

+ Nguyên âm trầm vừa (Hàng giữa; trung hòa): /ʌ/, /ɜ:/, /ə/

Ví dụ: but, burst, better …

+ Nguyên âm trầm (Hàng sau; tròn môi): /ɒ/, /u:/, /a/, /ʊ/, /ɔ:/

Ví dụ: book, mall, move...

III. Đối chiếu


1. Giống nhau
 Tiêu chí phân loại về độ trầm bổng giống nhau: độ trầm bổng dược phân chia dựa trên
vị trí của lưỡi: hàng trước, giữa, sau và hình dáng của môi gồm tròn môi và không tròn
môi
 Một số nguyên âm có độ trầm bổng giống nhau:

+ Nguyên âm bổng giống nhau: /i/, /e/

Ví dụ: bit (TA), xinh (TV)

Send (TA), xem (TV)


+ Nguyên âm trầm giống nhau: /u/, /o/ 

Ví dụ: Do (TA), ru (TV)

 Nguyên âm trầm vừa giống nhau : /a/


2. Khác nhau
Tiếng Việt Tiếng
Anh

Nguyên âm bổng:

 Nguyên âm Không có Có
/æ/

 Nguyên âm Có Không có
/ɛ/, /ɛˇ/, /ɯ/

Nguyên âm trầm /ᴐˇ/, /o/ /a:/, /


u:/, /ɔ:/

Nguyên âm trầm
vừa:

 Âm /ɜ:/ Không có Có

 Âm /ɤ/, /ɤˇ/, /ă/ Có Không có

Âm đệm Có âm đệm làm trầm hóa âm tiết và thanh điệu làm Không có
thay đổi độ cao âm tiết

Câu 10. Anh chị hãy đối chiếu các phụ âm tắc trong tiếng Việt và
tiếng Anh
I. Phụ âm tắc trong tiếng Việt

Phụ âm là những âm bao gồm tiếng động, luồng hơi trước khi thoát ra ngoài đã bị cản trở
theo những cách thức khác nhau.
Phụ âm tắc là phụ âm được tạo ra khi ngạc mềm được nâng lên, áp lực khoang miệng
tăng, luồng hơi đi qua bị chặn lại hoàn toàn. Âm được thoát ra chống lại sự cản trở, gây ra
một tiếng nổ nhỏ.

Vị trí cấu âm: 6 vị trí: môi, đầu lưỡi bẹt, đầu lưỡi quặt, mặt lưỡi, gốc lưỡi, và thanh hầu.
Số lượng phụ âm tắc: 12: /t’/, /t/, /ʈʂ/, /C/, /k/, /ʔ/, /b/, /d/, /m/, /n/, /ɲ/, /ŋ/
Phương thức câu ấm: tắc
Vị trí Môi Mặt Đầu lưỡi Gốc Thanh
lưỡi lưỡi hầu
Phương thức Bẹt Quặt

Tắ Ồn Bật hơi t’(th


c )

Không bật Vô thanh C (ch) t ʈʂ k ʔ


hơi
Hữu b d
thanh

Vang (mũi) m ɲ(nh) n Ŋ(ng)

 /t’/ tắc ồn, bật hơi, đầu lưỡi bẹt. VD: Thánh, thân, thỏ…
 /t/ tắc ồn, không bật hơi, vô thanh, đầu lưỡi bẹt. VD: Tím, tá,…
 /ʈʂ/ tắc ồn, không bật hơi, vô thanh, đầu lưỡi quặt. VD: Tre, trong, trang,…
 /C/ tắc ồn, không bật hơi, vô thanh, mặt lưỡi. VD: Chó, chim, chủ,…
 /k/ tắc ồn, không bật hơi, vô thanh, gốc lưỡi. VD: Quỷ, cỏ, keo,…
 /ʔ/ tắc ồn, không bật hơi, vô thanh, thanh hầu. VD: Ăn 
 /b/ tắc ồn, không bật hơi, hữu thanh, môi. VD: Ba, bà, bán,…
 /d/ tắc ồn, không bật hơi, hữu thanh, đầu lưỡi bẹt. VD: Đỗ, đen, đi,…
 /m/ tắc, vang, mũi, môi. VD: Ma, má, mì
 /n/ tắc, vang, mũi, đầu lưỡi bẹt. VD: Non, né, nam, …
 /ɲ/ tắc, vang, mũi, mặt lưỡi. VD: Nhỏ, nhẹ, …
 /ŋ/ tắc, vang, mũi, gốc lưỡi. VD: Nghi ngờ,… 

II. Phụ âm tắc trong tiếng Anh

Phụ âm là những âm bao gồm tiếng động, luồng hơi trước khi thoát ra ngoài đã bị cản trở
theo những cách thức khác nhau.

Phụ âm tắc là phụ âm được tạo ra khi ngạc mềm được nâng lên, áp lực khoang miệng tăng,
luồng hơi đi qua bị chặn lại hoàn toàn. Âm được thoát ra chống lại sự cản trở, gây ra một
tiếng nổ nhỏ
Vị trí cấu âm: gồm 4 vị trí: môi-môi, lợi, mạc, ngạc-lợi
Số lượng phụ âm tắc: gồm 11 phụ âm: trong đó có  9 phụ âm tắc /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/,
/m/, /n/, /ŋ/ và 2 phụ âm tắc xát /tʃ/, /dʒ/.
Phương thức câu âm: tắc
Vị trí Môi – môi Lợ Mạc Ngạc – lợi
i
Phương thức

Vô thanh Tắc p t k

Tắc – xát tʃ

Hữu Tắc b d g
thanh
Tắc – xát dʒ

Mũi m n ŋ
 /p/: tắc, vô thanh, môi - môi. Ví dụ: people,..
 /b/: tắc, hữu thanh, môi - môi. Ví dụ: band,..
 /t/: tắc, vô thanh, lợi. Ví dụ: tea,...
 /d/: tắc, hữu thanh, lợi. Ví dụ: dream,… 
 /k/: tắc, vô thanh, mạc. Ví dụ: key …
 /g/: tắc, hữu thanh, mạc. Ví dụ: go,… 
 /m/: mũi, hữu thanh, môi - môi. Ví dụ: morning..
 /n/: mũi, hữu thanh, lợi. Ví dụ need...
 /ŋ/: mũi, hữu thanh, mạc. Ví dụ: sink,..
 /tʃ/: , tắc – xát, vô thanh, ngạc - lợi. Ví dụ: change...
 /dʒ/: tắc – xát, hữu thanh, ngạc - lợi. Ví dụ: gymnastic….
III. Đối chiếu
1. Giống nhau

 Định nghĩa về phụ âm tắc trong tiếng Anh và tiếng Việt gần giống nhau
 Phương thức cấu âm phụ âm tắc trong tiếng Việt và tiếng Anh giống nhau đều là
phương thức tắc
 Vị trí cấu âm môi giống nhau /b/; /m/
 Trong tiếng Viê ̣t và tiếng Anh có 7 phụ âm tắc giống nhau: /b/, /t/, /k/, /d/, /m/, /n/, /ŋ/
 Các phụ âm tắc có cách thể hiện chữ viết giống nhau trong cả tv và TA

2. Khác nhau

Vị trí cấu âm:

 Tiếng Việt: Có 6 vị trí cấu âm: môi, đầu lưỡi bẹt, đầu lưỡi quặt, mặt lưỡi, gốc lưỡi, và
thanh hầu
 Tiếng Anh: Có 4 vị trí cấu âm: môi, lợi, mạc, ngạc

Phương thức cấu âm:

 Tiếng Việt: tắc


 Tiếng Anh: tắc – xát

Chữ viết:
Tiếng Việt Tiếng Anh

/ŋ/ Có các chữ viết là “ng”, “ngh”, “nh”. Có chữ viết là “ng”, “n”.

Ví dụ: ngang, nghỉ, nhanh Ví dụ: boring, thin

/ Có chữ viết là: “c”, “k”, “q” Có chữ viết là: “ch”, “k”.
k/
Ví dụ: cá, kẹo, quả Ví dụ: chemical, kingdom, 

 Âm tắc tiếng Việt được ghi bằng chữ cái cố định còn tiếng Anh thì không.
Số lượng Phụ âm tắc: 

 Tiếng Việt: 12 


 Tiếng Anh: 11

Âm Tiếng Việt Tiếng Anh

/g/- /ɣ/ Âm xát. Vị trí cấu âm: gốc lưỡi  Âm tắc. Vị trí cấu âm:
mạc

/k/ Âm tắc. Vị trí cấu âm: gốc lưỡi  Âm tắc. Vị trí cấu âm:
mạc

/ŋ/ Là phụ âm đầu và phụ âm cuối Luôn là phụ âm cuối

Ví dụ: ngang, ngủ Ví dụ: sink

/p/ Là phụ âm cuối Là phụ âm đầu và cuối

Ví dụ: nháp, sáp Ví dụ: pomp, pump

/ɲ/, /t’/, /c/, Có Không có


/ʈʂ/, /d/
Ví dụ: nhỏ, thỏ, chó, tre, đẩy

/tʃ/ và /dʒ/ Không có Có

Ví dụ: change, gym

/ʔ/ Âm tắc thanh hầu. ko đc thể hiện bằng chữ Không có


viết

11. Anh/chị hãy đối chiếu các phụ âm xát trong tiếng Việt và tiếng
Anh.
I. Các phụ âm xát trong tiếng Việt
1. Định nghĩa
 Phụ âm là những âm có tiếng động, luồng hơi trước khi bị phát ra đã bị cản trở theo
những cách thức khác nhau
 Phụ âm xát là các phụ âm được tạo thành khi luồng không khí đi từ phổi đi ra không
bị cản trở hoàn toàn mà vẫn thoát ra được qua một khe hẹp và bị cọ xát vào thành bộ
máy phát âm. Ví dụ như: /v,s,g/

 Vị trí cấu âm: gồm 5 vị trí : Môi ,  Đầu lưỡi bẹt,  Đầu lưỡi quặt,  Gốc lưỡi, Thanh
hầu
 Số lượng phụ âm xát: gồm 10 âm xát: /f/, /v/, /s/, /z/, /h/, /l/, /χ/, /ş/, /ʐ/, /ɣ/
 Phương thức cấu âm là phương thức xát

Vị trí Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi Góc lưỡi Thanh hầu

Phương thức Bẹp Quặt

Xá Ồn Vô thanh f (ph) s (x)


t ş (s) χ (kh) h (h)

Hữu v (v) z (d, gi)


thanh ʐ (r) ɣ (g,gh)

Vang (bên)
l (l)

 /f/ xát ồn, môi, vô thanh. VD: phũ phàng


 /v/ xát ồn, môi, hữu thanh. VD: vui vẻ
 /s/ xát ồn, đầu lưỡi bẹt, vô thanh, VD: xa, xây
 /z/ xát ồn, đầu lưỡi bẹt, hữu thanh. VD: diều, gió
 /ş/ xát ồn, đầu lưỡi quặt, vô thanh. VD: sông, sóc
 /ʐ/ xát ồn, đầu lưỡi quặt, hữu thanh. VD: rung
 /χ/ xát ồn, gốc lưỡi, vô thanh. VD: khỏe, khóc
 /ɣ/ xát ồn, gốc lưỡi, hữu thanh.VD: gỗ, ghim
 /h/xát ồn, thanh hầu, vô thanh. VD: hóa học
 /l/ xát vang (bên), đầu lưỡi bẹt, hữu thanh. VD: lạc, lúa
II. Các phụ âm xát trong tiếng Anh
1. Định nghĩa
 Phụ âm là những âm có tiếng động, luồng hơi trước khi bị phát ra đã bị cản trở theo
những cách thức khác nhau
 Phụ âm xát là các phụ âm được tạo thành khi luồng không khí đi từ phổi đi ra không
bị cản trở hoàn toàn mà vẫn thoát ra được qua một khe hẹp và bị cọ xát vào thành bộ
máy phát âm.
 Vị trí cấu âm: gồm 5 vị trí: môi - răng, răng, lợi, ngạc - lợi, họng.
 Số lượng phụ âm xát: gồm 12 âm, trong đó có 10 phụ âm xát /ð/, /θ/, /v/, /f/, /ʒ/,
/ʃ/, /z/, /s/, /h/, /l/ và 2 phụ âm tắc xát /tʃ/, /ʤ/.
 Phương thức cấu âm là phương thức xát

Vị trí Môi - Răng Lợi Ngạc - Họng


răng lợi
Phương
thức

Xát f ,v θ, ð s, z ʃ, ʒ h
Tắc- xát tʃ, ʤ

Vang (Bên) l

 /f/: vô thanh, xát, môi - răng. Ví dụ: force 


 /v/: hữu thanh, xát, môi răng. Ví dụ: veil
 /θ/: vô thanh, xát, răng. Ví dụ: through
 /ð/: hữu thanh, xát, răng. Ví dụ: that
 /s/: vô thanh, xát, lợi. Ví dụ: send
 /z/: hữu thanh, xát, lợi. Ví dụ: zebra
 /ʃ/: vô thanh, xát, ngạc - lợi. Ví dụ: short
 /ʒ/: hữu thanh, xát, ngạc - lợi. Ví dụ: usually
 /h/: vô thanh, xát, họng. Ví dụ: hit
 /l/: hữu thanh, xát, vang bên lợi. Ví dụ: lion
 /tʃ/: vô thanh, tắc - xát, ngạc lợi. Ví dụ: change
 /ʤ/: hữu thanh, tắc - xát, ngạc lợi. Ví dụ: orange

III. Đối chiếu


1. Giống nhau
 Định nghĩa của phụ âm xát trong tiếng Việt và tiếng Anh khá giống nhau
 Phương thức cấu âm đều là phương thức xát
 Số lượng phụ âm xát hoàn toàn trong tiếng Anh và Tiếng Việt là 10 phụ âm.
(Tiếng Việt có 10 phụ âm xát, tiếng Anh có 12 phụ âm xát, bao gồm cả 2 âm tắc-xát và 1
âm bên). 
 Số lượng vị trí cấu âm: 5. TV: môi, đầu lưỡi, mặt lưỡi, góc lưỡi, thanh hầu
TA: môi-răng, răng, lợi, ngạc-lợi, thanh hầu
 Vị trí cấu âm giống nhau: Có 3 vị trí cấu âm giống nhau: môi-răng, thanh hầu
 Chữ viết giống nhau: /h/ hay, here; /v/: việt, very, /l/: liên, last, /s/
2. Khác nhau
- Vị trí cấu âm
Tiếng Anh: Tiếng Việt:
Vị trí cấu âm: răng, lợi, ngạc – lợi Vị trí cấu âm: đầu lưỡi bẹt, đầu lưỡi quặt,
góc lưỡi

- Phụ âm /ð/, /θ/ : xát răng (that, think)


- Phụ âm /s/, /z/: xát lợi (save, zoo)
- Phụ âm /ʒ/, /ʃ/: xát ngạc - lợi (visual, she)
- Số lượng phụ âm xát
- Tổng có 12 (10 phụ âm xát và 2 phụ âm - Tổng có 10 phụ âm xát
tắc xát) - Phụ âm xát mà tiếng Anh không có: /χ/,
- 2 phụ âm tắc xát là: /tʃ/, /ʤ/. /ş/,/ʐ/, /ɣ/.

*Trong tiếng Anh âm “g” là âm tắc thì trong tiếng Việt, nó lại là âm xát
-Các phụ âm xát có cách phiên âm giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh nhưng về mặt
thể hiện chữ viết khác nhau là: /f/, /s/, /z/

Phiên âm Chữ viết trong TV


Chữ viết trong TA

        /f/ ph (phong phanh) f, ph, gh (five, laugh)

        /s/ x (xa xôi) s, c (sea, cinema)

        /z/ d, gi (dài, gió) z, s (zoo, eggs)

-Giống phát âm, khác phiên âm


/ʃ/ - shine -> Thường được đọc, phát âm chuẩn
-> Nếu phát âm sai, ý nghĩa sẽ thay đổi
/ş/ sa -> Ít khi được phát âm chuẩn, thường thành /s/ xa
-> Ý nghĩa không đổi, dựa trên nghĩa cụm từ, ngữ cảnh

Một số âm xát chỉ có trong:

Tiếng
Loại Tiếng Việt
Anh

/ʐ/ rủi ro -> thường đọc: /z/ /ð/ this,


Ồn, hữu thanh
/ɣ/ gà, ghê that

/θ/
Ồn, vô thanh /χ/ khá khẩm think,
through

/ʤ/ jog

Tắc xát /tʃ/


cheese,
tree

You might also like