You are on page 1of 3

Các tiêu chuẩn để phân loại nguyên âm

Tiêu chuẩn 1: Độ nâng của lưỡi (độ mở của miêng)- lưỡi nâng cao hay
thấp/miệng mở hay khép quyết định quan trọng đến thể tích hộp cộng hưởng.
Căn cứ vào độ mở (độ nâng) khác nhau mà ta có các nguyên âm khác nhau.
Nguyên âm rộng (hoặc cao) như /a/, /e/, nguyên âm hẹp (hoặc thấp) như /i/, /u/.
Tiêu chuẩn 2: Vị trí của lưỡi- lưỡi đặt trước, giữa hoặc sau cho ta biết hình
dáng hộp cộng hưởng như thế nào. Tuỳ theo sự xê dịch, tức là phần trước lưỡi
đưa lên ra phía trước hoặc phần sau lưỡi nâng lên lùi về phía sau, mà ta có
nguyên âm khác nhau. Đó là phân biệt giữa nguyên âm trước như /i/, /e/, /ɛ/;
nguyên âm sau như /u/, /o/ hay /ɔ/; nguyên âm giữa như /w/ trong “từ” hay / 3:/
trong “bird” tiếng Anh, “tơ” trong tiếng Việt
Theo tiêu chuẩn 1 các nguyên âm được chia thành 4 nhóm:
Nhóm 1: nhóm nguyên âm thấp/mở khi miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp như:
/a/ trong “ma, ba”
/ε/ trong “me, be” trong tiếng Việt
/æ/ trong “bat, man”
Nhóm 2-3: nhóm nguyên âm thấp vừa (cao vừa) hay mở vừa (khép vừa) khi
miệng mở rộng vừa, lưỡi hạ thấp vừa như:
/e/ trong “bê, mê”
/o/ trong “bô, mô” trong tiếng Việt
/e/ trong “bet, yes”/3:/ trong “bird, purse” trong tiếng Anh
Nhóm 3: Nhóm nguyên âm cao/hay khép khi miệng khép, lưỡi nâng cao như:
/i/ trong “mi, bi”
/u/ trong “bu, mu”
/w/ trong “sư tử”
/i:/ trong” “beat, mean”
/u:/ trong “food, soon”
Theo tiêu chuẩn 2 các nguyên âm được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: lưỡi đặt phía trước cho ta nhóm nguyên âm hàng trước như
/i, e, ε/ trong tiếng Việt và
/i, e, æ/ trong tiếng Anh
Nhóm 2: lưỡi đặt ở giữa cho ta nhóm nguyên âm hàng giữa như:
“ы” trong tiếng Nga /Λ/ /3:/ trong tiếng Anh.
Nhóm 3: lưỡi đặt ở phía sau cho ta nhóm nguyên âm hàng sau như:
/u ,o, ‫כ‬/ trong tiếng Việt hay /υ:, ‫כ‬: / trong tiếng Anh.
Vị trí của lưỡi
Tiếng Việt
• Lưỡi: là cơ quan có nhiều bộ phận tham gia phát âm như đầu lưỡi, mặt lưỡi,
lưỡi trước, lưỡi sau, gốc lưỡi, tiểu thiệt, nắp đóng ở thanh quản. Có thể chia
nguyên âm ra thành 3 loại dựa vào vị trí của lưỡi:
Nguyên âm trước: [i], [e], [ɛ]
Nguyên âm giữa: [ɯ], [ə], [a]
Nguyên âm sau: [u], [o], [ɔ]
Cũng theo vị trí của lưỡi, nguyên âm được chia thành 2 loại:
Nguyên âm cao: [i], [ɯ], [u]
Nguyên âm thấp: [a], [ɛ], [ɔ]
Tiếng Anh
• Lưỡi:
+ Nguyên âm trước: /i:/, /i/, /ᵊ/, /ᵆ/
Ví dụ: beat /bi:t/, cat /kᵆt/, it /it/
+ Nguyên âm sau: /u/,/u:/,/ᵓ/, /ᵓ:/, /a:/,/ᶛ/
Ví dụ: move / mu:v/, small /smᵓ:/, bar / ba: (r)/
+ Nguyên âm giữa: /ᶺ/, /ᵊ/, /ᵋ:/
Ví dụ: cut /kᶺt/, stir /stᵋ: (r)/.
Hoặc
+ Nguyên âm cao: /i/, /i:/,/u/,/u:/.
Ví dụ: meat / mi:t/, sit /sit/, cool /ku:l/
+ Nguyên âm thấp: /a:/,/ᶛ/, /ᶺ/, /ᵆ /
Ví dụ: scar /sca: (r)/, blood /blᶺd/
Độ mở của miệng (độ nâng của lưỡi): cho biết thể tích hộp cộng hưởng căn cứ
độ mở khác nhau có nguyên âm khác nhau
Tiếng Việt: 4 loại nguyên âm
Tiếng Việt   
Độ nâng của lưỡi Nguyên âm thấp/mở
( độ mở của miệng) Nguyên âm thấp vừa/ mở vừa
Nguyên âm cao vừa/khép vừa
Nguyên âm cao/khép 
Tiếng Anh: 3 loại nguyên âm
Tiếng Anh 
Độ nâng của lưỡi Nguyên âm thấp 
( độ mở của Nguyên âm trung 
miệng)
Nguyên âm cao

You might also like