You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


……..***……..

TIỂU LUẬN
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ học

Đề tài: Từ bản ngữ và từ ngoại lai – vấn đề hội nhập


của Việt Nam với thế giới

Nhóm :2
Lớp tín chỉ : NGOH203(2324-2)1.3
Lớp hành chính : Anh 02 – EHQ – Khóa 62
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Hoa

Hà Nội, tháng 03 năm 2024


THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Mã sinh viên


1. Nguyễn Lê Phương Uyên 2311790712
2. Nguyễn Phan Minh Hiền 2311790706
3. Đỗ Minh Đức 2313790031
4. Bùi Đặng Vân Nam 2311790709
5. Đoàn Mai Linh 2313790052
6. Phạm Ngân Hà 2312790034
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................


PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................
1 TỪ BẢN NGỮ......................................................................................................
1.1 Khái niệm..................................................................................................2
1.2 Từ ngữ bản đồng đại.................................................................................3
2 TỪ NGOẠI LAI..................................................................................................
2.1 Khái niệm..................................................................................................3
2.2 Phân loại...................................................................................................3
2.2.1 Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm........................................
2.2.2 Căn cứ vào thành phần ngoại lai..............................................................
3 PHÂN BIỆT TỪ BẢN NGỮ VÀ TỪ NGOẠI LAI...........................................
4 VẤN ĐỀ HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI................................
4.1 Hội nhập là gì............................................................................................8
4.2 Phân biệt giữa hội nhập và đồng hóa........................................................9
4.3 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ bị đồng hóa và trong thời kỳ hội nhập.....9
4.3.1 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ đồng hóa và sự quật cường, bất khuất
của dân tộc..........................................................................................................
4.3.2 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển.......................10
4.4 Lợi ích và thách thức..............................................................................10
KẾT LUẬN............................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người và đồng thời
nó cũng chính là phương tiện để thể hiện tư duy: “Ngôn ngữ là hệ thống những
âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một
cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau”. Với tư cách là phương
tiện giao tiếp của con người nên ngôn ngữ không nằm ngoài quy luật vận động
và phát triển, bởi theo Ăngghen “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm
tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị
trí đơn giản cho đến tư duy”. Nó luôn vận động và không ngừng phát triển lớn
mạnh. Mọi ngôn ngữ trên thế giới đều được cấu thành từ ba bộ phận chính: ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp. Trong đó, ngữ pháp là bộ phận tương đối ổn định và ít
khi biến đổi. Còn từ vựng lại là bộ phận biến đổi nhiều nhất và nhanh nhất so
với ngữ âm và ngữ pháp bởi chính tính chất ngoại biên của nó. Sự biến đổi của
từ vựng khá dễ quan sát, nó thể hiện ở sự mất đi, sự vay mượn hay sự sản sinh
thêm các từ ngữ; hay cũng có thể là sự mất đi, sự sản sinh thêm hay sự mở rộng,
thu hẹp nghĩa của từ ngữ. Ngoài ra, từ vựng trực tiếp gọi tên các sự vật, hiện
tượng của thực tế vậy nên nó cũng trực tiếp phản ánh đời sống xã hội. Và với xu
thế tất yếu ngày nay, “nó luôn ở trong tình trạng biến đổi liên miên” (Stalin).
Tuy nhiên, để có thể nhận ra được những sự biến chuyển đó của từ vựng
không phải dễ dàng mà ta buộc phải theo dõi sự phát triển của từ vựng trong một
thời gian dài. Mấy chục năm so với lịch sử phát triển của một ngôn ngữ chỉ là
một quãng ngắn, không đáng kể. Nhưng với tiếng Việt, mấy chục năm gần đây
lại là thời kỳ diễn ra những biến đổi toàn diện và sâu sắc của hệ thống từ vựng.
Cũng như mọi thứ tiếng khác, trong quá trình phát triển, tiếng Việt đã tiếp nhận
thêm nhiều từ ngữ, nhiều ý nghĩa và cách cấu tạo từ của ngoại ngữ để làm giàu
cho từ vựng của mình. Từ ngoại lai là từ mà tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn
ngữ cả về nội dung và hình thức. Nguồn tiếp nhận trước hết vẫn phải kể đến
tiếng Hán.
Sau tiếng Hán, một số ngôn ngữ Ấn –Âu mà trước hết là tiếng Pháp là những
nguồn quan trọng cung cấp từ ngữ mới cho tiếng Việt: cà rốt, ghi đông, may ô,
… Cũng có những từ tiếng Việt tiếp nhận từ các ngôn ngữ của các dân tộc ít
người ở Việt Nam nhưng số này không nhiều: buôn, bản, phai, ... Do đó, căn cứ
vào nguồn gốc của các từ, người ta chia từ vựng thành hai lớp: từ bản ngữ và từ
ngoại lai. Hai khái niệm này cần được xác định một cách biện chứng và lịch sử.

Trang 1
PHẦN NỘI DUNG
1 TỪ BẢN NGỮ
1.1 Khái niệm
Từ bản ngữ là những từ mang yếu tố cũ, thuộc về giai đoạn trước trong quá
trình phát triển của một ngôn ngữ, hoặc những sản phẩm mới được cấu tạo trên
cơ sở các yếu tố cũ/những yếu tố mới du nhập vào.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng từ bản sắc và từ ngoại lai là hai khái niệm đối
lập nhau như từ thuần Việt với từ Hán Việt.
Tuy nhiên, việc nhận diện chúng trên thực tế không hề dễ dàng bởi phải đặt
chúng trong chính “nguồn gốc” của mình. Đa số các nhà ngôn ngữ học hiện nay
cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt – Mường, tiểu chi Việt –
Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông của ngành Mon –
Khmer, họ Nam Á. Công trình sưu tập được nhiều nhất những từ gốc Nam Á
trong tiếng Việt là cuốn Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt của Vũ Đức
Nghiệu. Trong công trình này, ông đã thu thập được tổng cộng 1117 từ có nguồn
gốc thuộc các ngôn ngữ thuộc nhóm trên cũng như các ngôn ngữ Nam Á khác.
Rất nhiều từ tiếng Việt có sự tương ứng với các ngôn ngữ Tày Thái (bãi (đất),
bánh, cối, củi, chả, dần, dăng, ...), ngôn ngữ Việt Mường và Tày Thái (bao, bát,
bể, cày, dao, ...). Một số từ có sự tương ứng với tiếng Hán cổ (bia, bụa, buồm,
cả, cải, ...).
Những từ gốc Hán cổ trên đây đã đi vào khẩu ngữ của nhân dân, được nhân
dân Việt Nam chấp nhận như là những yếu tố của tiếng Việt. Như vậy, những từ
gốc Nam Á, gốc Tày Thái, gốc Nam Đảo, gốc Hán đã có mặt khi tiếng Việt hình
thành thì đều được coi là những từ thuần Việt.
Khi tiếng Việt tách khỏi tiếng Mường để hình thành một ngôn ngữ riêng ở
miền châu thổ sông Hồng, từ vựng tiếng Việt đã có sự hòa đúc của các yếu tố
Nam Á, Thái Kadai, Hán cổ và cả các yếu tố Nam Đảo. Các từ mượn các ngôn
ngữ khác đều được Việt hóa với mức độ khác nhau về các mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa và ngữ pháp, nhiều từ mượn thậm chí đã Việt hóa đến mức khó mà phân
biệt với từ bản ngữ. Nếu chỉ hiểu từ thuần Việt là những từ vốn có của tiếng
Việt, sẽ không thấy được sự biến đổi, phát triển của bản thân tiếng Việt. Số
lượng từ bản ngữ theo quan niệm này sẽ chẳng đáng là bao so với các từ ngoại
lai và không phản ánh đúng bản chất của tiếng Việt.
Như vậy, có thể coi từ bản ngữ là những từ vốn có khi tiếng Việt mới hình
thành hoặc những từ mượn các ngôn ngữ khác nhưng có mức độ Việt hóa cao.

Trang 2
1.2Từ ngữ bản đồng đại
Bên cạnh đó, trong việc sử dụng ngôn ngữ, những khác biệt phản ánh tình
trạng hiện thời của ngôn ngữ cũng là rất quan trọng. Chính vì lẽ đó, một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra khái niệm từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại.
Từ bản ngữ đồng đại là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm cũng như thái độ
hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của bản ngữ mặc dù xét
về phương diện lịch đại đó có thể là những từ có nguồn gốc ngoại lai. Thí dụ:
a) Những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hoá về ngữ âm
và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu nhưng có dạng ngữ âm
trùng với âm tiết: xăng, bì, lốp, gần, đầu, thần, ngọc, bia, phin, phớt…
b) Những từ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ
thuần Việt khác: ông, bà, tài, đức, thọ, học, thanh, hiếm, trí, phô, chúc thọ,
chức tước, ông bà, nguy hiểm, sự vật, trí não, học tập, thành phố…

2 TỪ NGOẠI LAI
2.1 Khái niệm
Nhìn chung, là những từ mượn có mức Việt hóa thấp, vẫn còn giữ dấu ấn của
ngoại ngữ. Xét trong một giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định, từ ngoại lai là
những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, những từ ngoại
lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ ở giai đoạn tiếp theo.
2.2 Phân loại
Trong lớp từ ngoại lai còn có thể chia thành những loại sau:
2.2.1 Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm
Trong tiếng Việt, nếu căn cứ vào mối liên hệ với sự vật và khái niệm, ta có
thể chia từ ngoại lai thành hai loại. Đó là những từ:
a) Biểu thị những sự vật và khái niệm mới xuất hiện, trong bản ngữ chưa có
từ biểu thị, như: xô viết, công xô môn, đồng chí, hợp tác xã, may ô, xà
phòng, …
b) Biểu thị những sự vật và khái niệm đã có từ trước, trong bản ngữ đã có từ
biểu thị rồi. Trong trường hợp này, từ ngoại lai đồng nghĩa với từ bản
ngữ. Tiếng Việt tiếp nhận từ ngữ tiếng Hán một cách hệ thống, vì vậy có
hàng loạt từ gốc Hán đồng nghĩa với các từ thuần Việt như: thiên – trời,
địa – đất, tồn – còn, tôn – cháu…

Trang 3
2.2.2 Căn cứ vào thành phần ngoại lai
Nếu xét về thành phần ngoại lai, có thể chia từ ngoại lai thành từ phiên âm và
từ sao phỏng.
2.2.2.1 Từ phiên âm
Là từ tiếp nhận cả hình thức lẫn nội dung của từ của ngôn ngữ khác. Hình
thức ngữ âm của các từ của ngoại ngữ có thể thay đổi ít nhiều cho phù hợp với
quy luật ngữ âm của bản ngữ. Ví dụ:
Pháp IPA Việt
acide /asid/ a-xít
affiche /afiʃ/ áp phích
bière /bjer/ bia
cacao /kakao/ ca cao

2.2.2.2 Từ sao phỏng


Là những từ tiếp nhận một mặt nào đó của từ của ngôn ngữ khác. Từ sao phỏng
có hai loại: sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ngữ nghĩa.
Sao phỏng cấu tạo từ là trường hợp dùng chất liệu của bản ngữ để cấu tạo
một từ nào đó dựa theo mẫu về kết cấu của các từ tương ứng trong ngôn ngữ
khác. Nói một cách dễ hiểu hơn, là dịch từng yếu tố có tính chất hình thái học
của các từ của ngôn ngữ khác. Như vậy, nó chỉ tiếp nhận mẫu cấu tạo của các từ
trong ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Từ tiếng Nga подразделение là sao phỏng cấu tạo của từ tiếng Pháp
subdivision (sự chia nhỏ). Nó được thực hiện bằng cách dịch tiền tố sub- bằng
tiền tố под-, chính tố divis- bằng -раздел- và hậu tố -ion bằng -ение.
Trong tiếng Việt, các đơn vị từ vựng như chắn bùn, chắn xích, chiến tranh
lạnh... cũng là sao phỏng cấu tạo từ của các đơn vị tương ứng trong tiếng Pháp
là garde boue, garde chaine, guerre froide...
Ngoài hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ hoàn toàn như những ví dụ trên, còn
có hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ không hoàn toàn. Những từ sao phỏng kiểu
này một phần là dịch các yếu tố tương đương của ngoại ngữ, phần còn lại là tiếp
nhận nguyên si của ngôn ngữ đó. Chẳng hạn từ идолослвужение của tiếng Nga
bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là từ eidololatreia (sự thờ thần tượng), trong đó, chính

Trang 4
tố идоло- được tiếp nhận, còn chính tố latr- và phụ tố -eia được dịch ra tiếng
Nga là служ- và -ение.
Sao phỏng ngữ nghĩa là hiện tượng các từ tiếp nhận thêm ý nghĩa của các từ
tương ứng trong ngôn ngữ khác. Cơ sở để từ này có thể tiếp thu thêm ý nghĩa
của từ tương ứng trong ngôn ngữ khác là ý nghĩa định danh trực tiếp của chúng
phải giống nhau. Từ này chỉ tiếp nhận thâm ý nghĩa bóng vốn chỉ có ở từ kia.
Ví dụ: Từ tiếng Nga трогать có thêm ý nghĩa "gây xúc động" là nhờ sao phỏng
ý nghĩa của từ toucher trong tiếng Pháp. Cơ sở của sự sao phỏng này là cả hai từ
đều có ý nghĩa trực tiếp là "chạm".
Từ ngựa trong tiếng Việt và từ cheval trong tiếng Pháp cùng chỉ một loài
động vật, nhưng từ cheval còn chỉ một đơn vị sức kéo; do đó, từ ngựa đã có
thêm cả ý nghĩa này. Nếu hiện tượng sao phỏng cấu tạo từ dẫn đến sự xuất hiện
trong ngôn ngữ những từ mới thì hiện tượng sao phỏng ngữ nghĩa chỉ dẫn đến sự
xuất hiện những từ đồng âm hoặc những ý nghĩa mới của từ đó có.
Hiện tượng tiếp nhận từ ngữ của ngôn ngữ khác không diễn ra một cách đơn
giản mà các từ ngữ ngoại lai phải chịu sự biến đổi theo quy luật phát triển của
tiếng Việt. Nói chung, quá trình đồng hoá các từ ngoại lai diễn ra trên cả ba mặt
ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ có hệ thống ngữ âm riêng. Khi
một từ chuyển từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt phải có sự biến đổi diện mạo
của mình cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ chủ thể. Chẳng hạn,
các từ tiếng Pháp gare, poste, gramme sang tiếng Việt đã đổi thành ga, bốt, gam.
Khi đã tồn tại với tư cách là một thành viên của tiếng Việt, từ ngoại lai lại chịu
sự biến đổi theo quy luật riêng của tiếng Việt. Từ ngoại lai và từ gốc mà nó xuất
thân có thể phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Vào thời kì của tiếng Hán cổ, cả tiếng Việt và tiếng Hán đều có phụ âm
vô thanh. Từ can của tiếng Hán cổ khi chuyển sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên
diện mạo như vậy. Nhưng sau đó, các từ trong tiếng Hán biến đổi theo quy luật
vụ thanh hóa, còn các từ trong tiếng Việt lại biến đổi theo quy luật hữu thanh
hóa. Do đó, từ can trong tiếng Hán hiện đại vẫn đọc như vậy, còn trong tiếng
Việt, can đã đổi thành gan.
Ở bình diện ngữ nghĩa, quá trình đồng hoá cũng diễn ra tương tự như vậy.
Khi tiếp nhận, tiếng Việt có thể thể không tiếp nhận tất cả các ý nghĩa của từ
trong ngôn ngữ khác.
Ví dụ: từ balle trong tiếng Pháp có các nghĩa: 1) quả bóng, 2) đầu đạn,
nhưng tiếng Việt chỉ tiếp nhận từ này với ý nghĩa thứ nhất mà thôi. Do mối quan

Trang 5
hệ với các từ bản ngữ, ý nghĩa của các từ hồng, hoàng, thanh trong tiếng Hán có
ý nghĩa tương tự như các từ đỏ, vàng, xanh của tiếng Việt. Khi du nhập vào
tiếng Việt, các từ này cũng được dựng để biểu thị những màu ấy nhưng ở sắc độ
nhạt hơn.
Về mặt ngữ pháp, các từ ngoại lai cũng được đồng hoá theo tiếng Việt. Tiếng
Việt là ngôn ngữ không biến hình, hiện tượng chuyển loại xảy ra rất dễ dàng.
Nhiều từ tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Pháp cũng tuân theo quy luật đó: double,
blue là tính từ, vào tiếng Việt đúp, lơ có thể làm động từ. Nhiều cụm từ tiếng
Pháp khi vào tiếng Việt đã được nhận thức như một từ, thí dụ: à la xô (à
l’assaut), phú la căng (foutre le camp – "cuốn xéo"), cập bà lời (t’as pas
l’eoil) ...

3 PHÂN BIỆT TỪ BẢN NGỮ VÀ TỪ NGOẠI LAI


Thực tế trong những năm gần đây khi phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt
nguồn gốc, nhiều luận văn cao học và luận án tiến sĩ thường xuyên phân biệt từ
bản ngữ với từ hán việt như sự đối lập giữa một bên là từ bản ngữ và một bên là
từ ngoại lai. Nhưng vì các khái niệm từ bản ngữ và từ ngoại lai chưa được xác
định rõ ràng nên các số liệu thống kê thường ít có giá trị.
Về lí luận, có thể hiểu từ bản ngữ là những từ vốn có của tiếng việt, còn từ
ngoại lai là những từ mà tiếng Việt mượn của các ngôn ngữ khác. Tuy nhiên,
trong thực tế, việc nhận diện đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai không phải dễ
dàng.
Bất kì ngôn ngữ nào, trong quá trình hình thành và phát triển của mình cũng
thu hút nhiều yếu tố của các ngôn ngữ khác, do đó có nhiều từ ngữ giống hoặc
tương tự với các từ ngữ của các ngôn ngữ khác. Tiếng Việt hiện đại của chúng ta
ngày nay chứa đựng nhiều từ ngữ giống hoặc tương tự với các từ ngữ trong
nhiều thứ tiếng khác như: tiếng Mường, tiếng Thái, tiếng Tày-Năng, tiếng Bana,
tiếng Gialai, tiếng Êđê, tiếng Khmer, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng
Anh... Nếu không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó
xác định đâu là từ bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi
một cách hợp lí từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã
thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai
đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình thành
của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ cũng cho
một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó khăn trong khi

Trang 6
phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái niệm này chỉ có thể
xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng trong những giai đoạn lịch
sử cụ thể nhất định.
Các giai đoạn phát triển của một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn
bao gồm những yếu tố thuộc ba loại:
a. Những yếu tố cũ từ giai đoạn trước để lại.
b. Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy.
c. Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những
yếu tố mới du nhập vào.
Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ
bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Tuy nhiên, khái niệm
từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều từ ngoại lai đã Việt hoá đến mức khó mà phân
biệt với từ bản ngữ. Nếu quan niệm từ bản ngữ chỉ là những từ vốn có khi Tiếng
Việt mới hình thành thì sẽ không thấy sự biến đổi, phát triển của bản thân tiếng
Việt. Quan niệm như vậy khiến cho số lượng từ bản ngữ chẳng đáng là bao so
với các từ ngoại lai và không phản ánh đúng bản chất của tiếng Việt. Bản sắc
của tiếng Việt không phải chỉ là những yếu tố vốn có của tiếng Việt mà còn bao
gồm cả những yếu tố tiếng Việt tiếp nhận của các ngôn ngữ khác biến nó thành
bộ phận không thể thiếu của mình. Vì vậy, những từ ngoại lai trong giai đoạn
này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn tiếp theo.
Cách xác định từ bản ngữ và từ ngoại lai căn cứ vào nguồn gốc đòi hỏi phải
biết từ nguyên của các từ. Công việc này không phải bao giờ cũng thực hiện
được dễ dàng. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, chỉ những khác biệt phản ánh tình
trạng hiện thời của ngôn ngữ là quan trọng. Vì vậy, từ bản ngữ và từ ngoại lai
còn được xác định về phương diện đồng đại thuần tuý. Một số nhà nghiên cứu
đã đưa ra các khái niệm từ bản ngữ đồng đại và từ ngoại lai đồng đại.
Từ ngoại lai đồng đại là từ cú những nét không nhập hệ vào cấu trúc đương
thời của tiếng Việt. Từ ngoại lai đồng đại có thể là những từ ngoại lai còn giữ
những đặc trưng của ngoại ngữ khiến cho chúng khác với các từ bản ngữ đồng
đại. Trong tiếng Việt thì đó là những từ như:
- Những từ phiên âm nhưng viết liền như: cácbon, amin, amoniac, ampe...
- Những từ phiên âm nhưng viết rời như: a-xớt, a-mi-la-da, a-ni-lin, a-nơ-
phen, a-pa-tớt, a-xờ-ti-len...

Trang 7
- Những đơn vị có cách kết hợp âm vị bất thường như: pa-tờ, noãn xào,
xoong, séc, loong toong...
- Những từ Hán Việt không hoạt động tự do như: sơn, thuỷ, gia, quốc,
hải...
- Tổ hợp các từ Hán Việt không hoạt động tự do như: ba đào, giai nhân,
tham quan, sở dĩ, phạm trù, tiền phong...
- Những từ không phải tiếp thu của ngoại ngữ nào nhưng lại có những nét
làm cho nó khác hẳn các từ khác và được xử lí một cách khác cũng là từ
ngoại lai đồng đại. Thí dụ: leeng keeng, loong coong, bù nhìn, mồ hóng,
mồ hôi, lê ki ma, chôôc...
Từ bản ngữ đồng đại trong tiếng Việt là những từ mà xét về cấu trúc ngữ âm
cũng như hình thái học hoàn toàn nằm trong cấu trúc đương thời của tiếng Việt
mặc dù xét về phương diện lịch đại đó có thể là những từ cú nguồn gốc ngoại
lai:
- Những từ mượn tiếng Hán cổ, những từ Hán Việt đã Việt hoá về ngữ âm
và những từ tiếp nhận từ các ngôn ngữ Ấn-Âu nhưng có dạng ngữ âm
trùng với âm tiết: xăng, bì, lốp, gần, đầu, thần, ngọc, bia, phin, phớt...
- Những từ Hán Việt đã có khả năng hoạt động tự do như tất cả các từ
thuần Việt khác: ông, bà, tài, đức, thọ, học, thanh, hiếm, trí, phụ, chúc
thọ, chức tước, ông bà, nguy hiểm, sự vật, trí não, học tập, thành phố...

4 VẤN ĐỀ HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM VỚI THẾ GIỚI


Trong thời đại toàn cầu hóa, việc ngoại giao văn hóa hay triển khai các hoạt
động hợp tác quốc tế là việc làm hết sức cần thiết nhằm phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, lan tỏa hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt là, làn
sóng hội nhập hiện nay đang kéo theo sự xuất hiện của những từ vựng có nguồn
gốc từ nước ngoài, hay còn gọi là từ ngữ ngoại lai, làm dấy lên lo ngại về việc
liệu bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam có bị ảnh hưởng. Phần tiếp theo của
bài viết sẽ nhìn sâu về vấn đề này, qua đó đưa ra những ý kiến, nhận định khách
quan nhất.
4.1 Hội nhập là gì
Hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển
với cộng đồng ấy, hội nhập thường được dùng trong các mối quan hệ quốc tế.
Theo đó, hội nhập hay hội nhập quốc tế được hiểu là quá trình liên kết, gắn kết
giữa các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau. Thông qua việc

Trang 8
tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu
phát triển của bản thân mỗi chủ thể đó, nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải
quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao gồm mọi lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp
tác quốc tế nhằm đạt được một mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.
4.2 Phân biệt giữa hội nhập và đồng hóa
Hội nhập và đồng hóa là hai khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực
văn hóa, xã hội, tuy nhiên, chúng có ý nghĩa khác nhau, nếu như hội nhập là quá
trình tham gia vào một cộng đồng người để từ đó hợp tác và phát triển song
hành cùng với cộng đồng ấy, thì đồng hóa là quá trình các nhóm văn hóa này
ngày càng trở nên giống nhau hơn. Khi quá trình đồng hóa hoàn toàn, không có
sự khác biệt nào để phân biệt giữa các nhóm văn hóa trước đấy. Nói cách khác,
hội nhập là quá trình hòa nhập, đồng hóa là quá trình hòa tan.
Phân biệt được hai khái niệm này là một điều quan trọng để có cái nhìn rõ
nhất và cụ thể nhất về những từ ngữ ngoại lai.
4.3 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ bị đồng hóa và trong thời kỳ hội nhập
4.3.1 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ đồng hóa và sự quật cường, bất khuất của
dân tộc
Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ đồng hóa và sự quật cường, bất khuất của dân
tộc
Xuyên suốt chiều dài của lịch sử, đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua một
thời gian dài bị đô hộ và chiếm đóng bởi Trung Quốc và thực dân Pháp, vậy nên
ít nhiều nền văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng của Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng sâu sắc.
Từ ngoại lai trong tiếng Việt xuất hiện từ khoảng thời nhà Hán, đặc biệt là
trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Đây cũng chính là khoảng thời gian nước ta
chịu ảnh hưởng một cách sâu sắc văn hóa và ngôn ngữ từ Trung Quốc. Theo
thống kê của H. Maspero, vào năm 1972 thì có hơn 60% từ Việt có gốc Hán.
Đến khi bị thực dân Pháp xâm lược, dưới sự giao thoa văn hóa giữa hai nền văn
minh Âu - Á, ngôn ngữ Việt Nam tiếp tục chịu sự tác động một cách mạnh mẽ,
tiêu biểu nhất là chuyển từ chữ Nôm sang chữ cái Latinh, đây cũng là bảng chữ
cái chính thức được chúng ta sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
Có thể thấy, quá trình những từ ngữ ngoại lai len lỏi vào trong văn hóa của
người Việt như ở trên xuất phát từ mong muốn đồng hóa của các thế lực từ bên

Trang 9
ngoài. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể thấy rõ rằng dù nước ta bị đô hộ hơn
1000 năm như thế, chẳng những không bị đồng hóa, nước ta còn chắt lọc và tiếp
thu được những tinh hoa văn hóa, biến những từ ngữ có nguồn gốc xuất phát từ
nước ngoài thành những từ ngữ của riêng mình.
Từ đó, ta có thể thấy rõ được tinh thần yêu nước, sự bất khuất và tính kiên
cường của dân tộc ta trước các thế lực thù địch âm mưu xâm chiếm lãnh thổ và
văn hóa của đất nước.
4.3.2 Từ ngữ ngoại lai trong thời kỳ hội nhập và sự phát triển
Quá trình hội nhập quốc tế không chỉ giúp chúng ta mở rộng quan hệ với thế
giới mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học công
nghệ.
Để lấy ví dụ minh họa, chúng ta có thể đi qua lần lượt các từ như:
1. Tivi: Kèm theo sự ra đời của Đài truyền hình Sài Gòn (THVN) vào năm
1965, thì chiếc TV đầu tiên cũng xuất hiện vào năm 1966.
2. Đốc tờ: đây là một từ vựng bắt nguồn từ từ tiếng Anh (doctor), xuất hiện
vào trong khoảng thời gian Pháp đang đô hộ nước ta. Nếu như trước kia
Việt Nam quen thuộc với các từ như thầy lang, thầy thuốc thì sự ra đời
của từ “đốc tờ” như đánh dấu một sự phát triển của ngành y học ở Việt
Nam.
3. Xà phòng: sự ra đời của tên gọi này đi liền với sự xuất hiện của chất tẩy
rửa các vết bẩn, vết dầu mỡ và diệt vi khuẩn thay thế cho những phương
pháp vệ sinh thời xa xưa.
Từ những phân tích trên, ta rút ra được rằng mỗi từ ngữ ngoại lai là một tín
hiệu cho sự phát triển và đi lên của đất nước, đồng thời là kết quả của sự hội
nhập cùng phát triển của Việt Nam đối với thế giới.
Tuy nhiên, để phân biệt rõ những từ ngữ ngoại lai xuất hiện như một cách các
thế lực thù địch từ bên ngoài sử dụng để đồng hóa dân tộc ta hay đây là những
dấu mốc đánh dấu sự phát triển về nhiều khía cạnh của đất nước thật sự là rất
mơ hồ khi trong thời kì bị đô hộ, dân tộc ta vẫn học hỏi, tiếp thu những cái tốt,
cái phát triển và bài trừ những cái xấu, cái nhằm mục đích xâm lược và đồng
hóa.
4.4 Lợi ích và thách thức
Với sự hội nhập ngày nay của Việt Nam với thế giới, một điều có thể khẳng
định rõ ràng là số lượng từ ngữ ngoại lai của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên do sự
giao thoa giữa những luồng văn hóa và làn sóng phát triển mạnh mẽ của nền

Trang 10
kinh tế và khoa học công nghệ. Điều này sẽ mang lại có lợi ích lẫn thách thức
cho Việt Nam.
Về mặt tích cực, việc tiếp nhận những từ ngoại lai giúp cho ngôn ngữ của
chúng ta trở nên phong phú, đa dạng hơn. Điều này phản ánh quá trình hội nhập
của Việt Nam đối với thế giới. Ngoài ra, có thêm nhiều từ ngữ ngoại lai cũng
giúp chúng ta mở rộng thêm kiến thức, hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán
của những quốc gia khác trên thế giới.
Về mặt tiêu cực, việc sử dụng nhiều từ ngữ ngoại lai có thể khiến nhiều
người lo ngại rằng bản sắc văn hóa dân tộc có thể bị đánh mất, hoặc bị bão hòa
để đáp ứng quá trình hội nhập với thế giới. Ngoài ra, sự du nhập của một số từ
ngữ ngoại lai có nghĩa xấu có thể ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Đặc biệt là hiện nay, giới trẻ có xu hướng lạm dụng những từ ngữ ngoại lai hoặc
sử dụng lẫn lộn giữa tiếng tây và tiếng ta, tạo ra sự bất đồng và mâu thuẫn trong
giao tiếp.Vậy nên, chúng ta cần tỉnh táo và có những hành động thiết thực để giữ
gìn những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
Việt Nam chúng ta đã trải qua một thời gian dài chịu sự tác động mạnh mẽ từ
các nền văn hóa khác theo cả khía cạnh tích cực và tiêu cực, những từ ngữ ngoại
lai cũng từ đó mà tăng lên. Mặc dù tồn tại cả những mặt tốt và mặt xấu, song,
điều quan trọng nhất vẫn là phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa
không bị lai căng, bắt chước bởi những nền văn hóa khác.

Trang 11
KẾT LUẬN
Ngôn ngữ luôn luôn vận động biến đổi, cho dù ở những thời kỳ khác nhau có
thể diễn ra nhanh hay chậm, theo chiều hướng này hay chiều hướng khác. Vì
vậy với xu thế toàn cầu hóa, từ ngoại lai chiếm một số lượng lớn trong vốn từ
vựng tiếng Việt nên đây là một trong những vẫn đề được quan tâm nhiều nhất
của từ vựng học tiếng Việt. Tuy nhiên, hội nhập có nghĩa là hòa nhập chứ không
nên diễn ra theo xu hướng hòa tan. Việc du nhập số lượng lớn từ ngoại lai vào
kho tàng chữ viết và từ vựng của tiếng Việt là một xu thế tất nhiên và chính điều
ấy đã giúp cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng trở nên phong phú và đồ sộ.
Nhưng chính hội nhập cũng chứa đựng trong nó những mặt trái. Cần nhận thức
rõ tiếng Việt là tiếng của dân tộc, là tài sản của quốc gia vậy nên cần sử dụng
đúng và chính xác các từ bản ngữ để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt. Cũng cần học hỏi và tiếp thu vốn từ vựng biểu đạt phong phú của nước
ngoài để bổ sung vào những mảng còn khuyết thiếu, hạn chế của tiếng Việt. Quá
trình ấy là sự đồng hoá từ ngoại lai. Nói chung, nó biểu thị mặt tích cực, sáng
tạo, của người bản ngữ đối với từ mượn để nhằm tạo nên tính chất thuần nhất
trong bản ngữ.
Trong quá trình phát triển của mình, không chỉ có tiếng Việt mà bất cứ ngôn
ngữ nào cũng có sự tiếp thu các yếu tố từ ngôn ngữ khác. Do đó, vấn đề về từ
ngoại lai đã được phân tích ở trên không phải chỉ dành riêng cho tiếng Việt. Đây
là vấn đề có tính khái quát cao, được áp dụng với mọi ngôn ngữ nói chung.

Trang 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 31, Số 2
(2015) 1-7, “Sự cần thiết phân biệt các khái niệm từ gốc, từ mượn, từ
ngoại lai và từ ngoại trong nghiên cứu từ vựng tiếng Việt” - Nguyễn
Thiện Giáp
2 Sách “Dẫn luận ngôn ngữ học”, Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, NXB Giáo
Dục, 1998
3 “Hiện tượng lạm dụng ngôn ngữ ngoại lai trong giao tiếp” của giới trẻ
ngày này của tác giả Trần Văn Dũng trên tạp chí Cửa Việt
4 Bài viết “Làm thế nào các nhóm văn hóa khác nhau trở nên xa lạ hơn”
trên Greeland
5 Trang web Wikipedia: “Định nghĩa hội nhập, đồng hóa”

Trang 13

You might also like