You are on page 1of 26

CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT

TRẠNG NGỮ
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
Ngày 26 tháng 7 năm 2021
A. THỰC TRẠNG:
- Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều em vẫn còn lúng túng khi đặt câu có bộ
phận trạng ngữ Các em chưa phân biệt được trạng ngữ đứng sau chủ ngữ hoặc
sau vị ngữ với thành phần phụ ( định ngữ , bổ ngữ- Hai thành phần phụ này
không đưa vào chương trình Tiếng Việt mới ) Học sinh hay lẫn lộn giữa trạng
ngữ và bổ ngữ , đặc biệt là những trường hợp đặt ở cuối câu . Các em không dễ
dàng xác định được chúng bổ
- Học sinh hay lẫn lộn giữa trạng ngữ và bổ ngữ , đặc biệt là những trường hợp
đặt ở cuối câu . Các em không dễ dàng xác định được chúng bổ sung cho cụm
C -V hay chỉ bổ nghĩa cho động từ , tính từ làm vị ngữ
- Học sinh còn nhầm lẫn trạng ngữ với chủ ngữ của một vế của câu ghép . Câu
ghép có 2 vế câu trở lên , mỗi về là một cụm chủ- vị . Một số câu ghép , chủ ngữ
của vế thứ nhất có thể rút gọn . Trong trường hợp này , học sinh thường nhầm đó
là trạng ngữ nên việc xác định đó là câu đơn .
- Học sinh chưa phân biệt trạng ngữ chỉ mục đích bắt đầu bằng từ vì với trạng
ngữ chỉ nguyên nhân.
B. NGUYÊN NHÂN:
- Các em không nắm được hoặc nắm chưaa chắc các kiến thức có liên quan đến
trạng ngữ( khái niêm, số lượng, vị trí, cấu tạo, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ)
- Thời lượng học phần kiến thức về trạng ngữ còn ít và không liền mạch.
C. NỘI DUNG :
I. Lí thuyết
1.Khái niệm: Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích,... của sự việc nêu ở trong câu.
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng
cái gì?
Ví dụ:
- Năm nay, thời tiết không bình thường.
- Bằng đôi tay này, chúng ta sẽ làm ra tất cả.
- Ngoài sân trường, dưới tán cây phượng, các bạn nam đang chơi đá cầu.
2. Số lượng, vị trí, cấu tạo, dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
- Số lượng: Câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ
Câu có một trạng ngữ:
VD: Trước cổng trường, từng tốp học sinh tíu tít ra về.
Câu có nhiều trạng ngữ :
VD: Mùa thu, trên các con phố, hoa sữa thơm ngào ngạt.
– Vị trí: Trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu, đứng cuối
hoặc đứng giữa câu, thường gặp nhất là trạng ngữ đứng đầu câu.
*TN thường đứng đầu câu : Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tươi hơn.
*TN có thể đứng giữa câu. Con bìm bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào,
báo hiệu mùa xuân.
*TN có thể đứng cuối câu. Cô bé dậy thật sớm giúp mẹ thổi cơm vì muốn mẹ đỡ
vất vả.
- Về cấu tạo, trạng ngữ thường có cấu tạo là một từ, một cụm từ hoặc là một cụm
chủ vị.
Ví dụ:
- Trạng ngữ là một từ.
Thỉnh thoảng, cô ấy về thăm mẹ.
- Trạng ngữ là cụm từ .
Vào lúc sáu giờ, Nam về quê.
- Trạng ngữ là một cụm C-V.
Lan học giỏi để thầy cô vui lòng.
- Dấu hiệu:
+ Hình thức: trạng ngữ thường ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy khi
viết, một quãng nghỉ hơi khi nói .
+ Ý nghĩa: trạng ngữ trong câu xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục
đích, phương tiện...diễn ra sự việc nêu trong câu.
3. Các loại trạng ngữ
 Trạng ngữ chỉ thời gian
 Trạng ngữ chỉ nơi chốn
 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
 Trạng ngữ chỉ mục đích
 Trạng ngữ chỉ phương tiện
a/Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có
tác dụng chỉ về thời gian của sự việc , hành động đang diễn ra trong câu.
Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ
giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…
Ví dụ: Tối qua, Lan và mẹ đến thăm bà ngoại.
Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp
người đọc trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là Lan và mẹ đến thăm bà
ngoại vào lúc nào?
- Một số từ thường gặp trong trạng ngữ chỉ thời gian: Khi,vào ,lúc, vào lúc, giữa
lúc, từ lúc, từ…đến…
b/Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trạng ngữ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng
ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra
sự việc, hành động đang xảy ra trong câu.
Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.
Ví dụ : Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.
Trong ví dụ trên, trạng ngữ nơi chốn là “trong bếp”. Nó có tác dụng trả lời cho
câu hỏi “Ở đâu?” và cụ thể là chỉ vị trí mẹ đang nấu ăn.
- Một số từ thường gặp trong trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trên, dưới, sau, trước, ở
ngoài, trong…
c/Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành
phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại
khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như
vậy.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao?
Vì sao? Do đâu?
Ví dụ: Vì tắc đường, tôi đi làm muộn.
Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì tắc đường”. Nó có tác dụng
trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do tại sao tôi đi làm muộn.
- Một số quan hệ từ thường gặp trong trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Vì, do, bởi, tại,
tại vì, bởi vì, nhờ…
d/Trạng ngữ chỉ mục đích
Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai
trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động
được nhắc đến trong câu.
Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? Vì
cái gì? Mục tiêu là gì?…
Ví dụ: Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.
Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được mẹ khen”. Nó có nhiệm vụ
trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? hay cụ thể hơn lại vì mục đích gì mà Nam học hành
chăm chỉ.
- Một số quan hệ từ thường gặp trong trạng ngữ chỉ mục đích: Vì, để, nhằm…
e/Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng
với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động,
con người… được nhắc đến trong câu.
Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng “ hoặc “với”.
Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Với cái gì? Bằng cái gì?
Ví dụ : Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.
Trong ví dụ trên, trạng ngữ chỉ phương tiện là “Bằng giọng nói ấm áp”. Nó trả
lời cho câu hỏi “bằng cái gì?” hay chi tiết hơn là mẹ vỗ về, an ủi tôi bằng cái gì?
- Một số quan hệ từ thường gặp trong trạng ngữ chỉ phương tiện: Với, bằng…
4. Một số biện pháp giúp học sinh xác định thành phần trạng ngữ trong câu
a/ Biện pháp 1.
Cách phân biệt trạng ngữ đứng sau chủ ngữ hoặc sau vị ngữ với thành phần
phụ ( định ngữ , bổ ngữ ) .
Học sinh thường rất lúng túng trong việc phân biệt trạng ngữ với bổ ngữ, định
ngữ, bởi về mặt nghĩa và cấu tạo, các loại trạng ngữ và bổ ngữ hầu như giống
nhau. Vậy làm cách nào để phân biệt được chúng ? Chúng ta cần phải chỉ
ra các điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
*  Giống nhau : các thành phần trên có hai điểm giống nhau:
-  Về nghĩa : chúng đều được dùng để biểu thị ý nghĩa thời gian, nơi chốn, phương
tiện, cách thức, nguyên nhân, mục đích. Với định ngữ, loại dễ lẫn với trạng ngữ là
loại định ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
-  Về cấu tạo : Trạng ngữ thường giống bổ ngữ và định ngữ (loại định ngữ chỉ thời
gian, nơi chốn).
* Khác nhau:
-  Về chức năng :      
+ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, nó bổ sung nghĩa thời gian/nơi chốn cho
cả nòng cốt câu nên thuộc cấu trúc của câu.
+ Bổ ngữ, định ngữ là thành phần phụ của cụm từ, chúng nằm trong cấu trúc của
cụm từ: bổ ngữ làm rõ nghĩa cho động từ trung tâm của cụm động từ, định ngữ làm
rõ nghĩa cho danh từ trung tâm của cụm danh từ.
- Về mối quan hệ với các thành phần khác trong cụm từ trong câu :
+ Trạng ngữ không quan hệ trực tiếp với riêng thành phần nào của câu, nó có quan
hệ với toàn bộ kết cấu C - V của câu.
+ Bổ ngữ chỉ quan hệ trực tiếp với động từ trung tâm, định ngữ quan hệ với danh
từ trung tâm.
- Về vị trí : đây là dấu hiệu hình thức quan trọng nhất để phân biệt trạng ngữ với bổ
ngữ và định ngữ.             
+ Trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu (có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối
câu).
+ Bổ ngữ: chỉ đứng sau động từ trung tâm (trừ bổ ngữ chỉ cách thức).
+ Định ngữ: chỉ đứng sau danh từ trung tâm.
Vi du 1:

( 1 ) Vì tương lai , / chúng ta / phấn đấu.


TN CN VN
Chúng ta / phấn đấu vì tương lai .
CN VN TN
( 2 ) Giữa sân đình , anh ta / hăm hở bước tới .
TN CN VN
Anh ta /hăm hở bước tới giữa sân đình .
CN VN
Cặp câu ( 1 ) : Bộ phận trạng ngữ Vì tương lai có thể ở vị trí đầu câu hay cuối
câu mà nghĩa của câu không thay đổi .
Cặp câu ( 2 ) : Bộ phận trạng ngữ Giữa sân đình khi chuyển vị trí xuống cuối
câu thỉ nghĩa của câu đã hoàn toàn thay đổi nên nó không còn là trạng ngữ nữa mà
là một cụm từ của vị ngữ ( bổ ngữ ) .
Từ đó , GV nhấn mạnh với học sinh : Khi trạng ngữ chuyển vị trí xuống cuối
câu ( hay giữa câu ) thì phải đảm bảo nghĩa của câu không thay đổi ,
Ví dụ 2: Trong các câu sau, câu nào có thành phần trạng ngữ
- Trên cành cây, chim kêu ríu rít. ( 1 )
- Chim trên cành cây kêu ríu rít. ( 2)
- Chim kêu ríu rít trên cành cây. ( 3 )
Trong ba câu trên, về mặt hình thức thì rất giống nhau nhưng nếu phân tích cụ thể
ta sẽ thấy:
- Ở câu thứ nhất: Trên cành cây, chim kêu ríu rít. ( 1 )
“Trên cành cây” bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu, nó chỉ ra được vị trí, địa
điểm của “ Chim kêu ríu rít”. Hơn nữa “ Trên cành cây” và “Chim kêu ríu rít”
lại có dấu phẩy ngăn cách, đây là dấu hiệu để nhận ra trong câu có thành phần
trạng ngữ.
- Ở câu thứ hai: Chim trên cành cây kêu ríu rít. ( 2)
“ Trên cành cây” chỉ có tác dụng hạn định ý nghĩa cho danh từ “Chim” và
giúp ta hiểu chỉ có những con chim trên cành cây mới kêu ríu rít. Như vậy, “ Trên
cành cây” trong câu này chỉ được coi là định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ
“Chim”.
- Ở câu thứ ba: Chim kêu ríu rít trên cành cây. ( 3 )
“Trên cành cây” lại bổ sung ý nghĩa về địa điểm cho động từ trung tâm “kêu” và
ta sẽ hiểu những tiếng kêu ríu rít đó ở trên cành cây. Do đó, “Trên cành cây”
trong câu này được coi là bổ ngữ cho động từ “Kêu”. Cho nên “Trên cành cây”
không phải là trạng ngữ.
Một điều nữa dễ nhận ra “Trên cành cây” ở câu thứ hai và câu thứ ba không
phải là trạng ngữ vì không có dấu phẩy ngăn cách với bộ phận nòng cốt câu ở hai
câu này.Ngoài ra, giáo viên cần cho học sinh hiểu thêm rằng: Nếu thêm dấu phẩy
vào các câu thứ hai và thứ ba để ngăn cách “Trên cành cây” với nòng cốt câu như
sau:
- Chim, trên cành cây, kêu ríu rít. ( 2)
- Chim kêu ríu rít, trên cành cây. (3)
- Khi đó nghĩa của hai câu này hoàn toàn giống với nghĩa của câu thứ nhất.
Nhưng ở câu thứ nhất, nếu không có dấu phẩy thì đây lại là câu sai ngữ pháp. Và
giáo viên cần lưu ý học sinh:
Nếu từ ngữ chí thời gian , nơi chốn ... đứng sau danh từ( định ngữ) ,sau
động từ( Bổ ngữ) mà không có dấu phẩy ngăn cách thì đó thường không phải là
trạng ngữ(Trừ những câu có trạng ngữ chỉ mục đích, phương tiện đứng ở cuối
câu.VD: Tôi bước lên khán đài để nhận phần thưởng.).
Khi viết câu có thành phần trạng ngữ phải chú ý viết dấu phẩy để ngăn cách
chúng với nòng cốt câu. (Trừ những câu có trạng ngữ chỉ mục đích, phương
tiện đứng ở cuối câu).
Ví dụ 3:
Vì rét , những cây lan trong chậu/ sắt lại .
TN CN VN
Học sinh có thể mắc sai lầm khi xác định như sau
Vì rét , những cây lan /trong chậu sắt lại .
TN1 CN TN2 VN
TN1 chỉ nguyên nhân , TN2 chỉ nơi chốn ,
Nguyên nhân của sai lầm trên là :
- Do các em xác định sai hai bộ phận chính của cậu .
- Chỉ chú ý đến nghĩa của từ trong chậu ” mà chưa chú ý đến mối quan hệ trực
tiếp của từ với danh từ chính” cây lan " trong câu . Cho nên học sinh nhầm lẫn
định ngữ chỉ nơi chốn “ trong chậu " thành trạng ngữ chi nơi chốn .

Ví dụ 4 : Khi trật tự của câu được đảo lại thành :


Vi rét , trong chậu , những cây lan/ sắt lại .
TN1 TN2 CN VN
Vì rét là trạng ngữ chỉ nguyên nhân của sự việc nêu trong câu . Trong chậu là trạng
ngữ chỉ nơi chốn của sự việc nêu trong câu .

Ví dụ 5 :
Chiếc phà sẽ vượt sông trong mười phút .
Học sinh có thể mắc sai lầm khi xác định như sau :
Chiếc phà // sẽ vượt sông trong mười phút .
CN VN TN
Trong đó : TN chỉ thời gian . Nguyên nhân của sai lầm trên là : Các em chỉ chú ý
đến nghĩa của cụm từ “ trong mười phút ” mà chưa chú ý đến mối quan hệ trực tiếp
của cụm từ với động từ chính “ vượt " trong câu . Cho nên học sinh nhầm lẫn bổ ngữ
chỉ thời gian trong mười phút ” thành trạng ngữ chỉ thời gian . Trường hợp học sinh
xác định như trên chỉ đúng khi sau cụm từ “ sẽ vượt sông ” có dấu phẩy .
Ví dụ : Chiếc phà / sẽ vượt sông , trong mười phút .
CN VN TN
Đáp án :
Chiếc phà / sẽ vượt sông trong mười phút .
CN VN
* Nhận xét : Câu: “Chiếc phà sẽ vượt sông trong mười phút.” không có trạng ngữ .
Ví dụ 6 :
Sáng hôm nay , Việt đến trường chậm năm phút .
Học sinh có thể mắc sai lầm khi xác định như sau :
Sáng hôm nay , Việt đến trường /chậm năm phút .
TN CN VN
Hoặc : Sáng hôm nay , Việt / đến trưởng chậm năm phút .
TN1 CN VN TN2
Trong đó : TN1 , TN2 chỉ thời gian .
Nguyên nhân của sai lầm trên là :
- Do các em xác định sai hai bộ phận chính của cậu .
- Các em chỉ chú ý đến nghĩa của cụm từ “ chậm năm phút ” mà chưa chú ý đến
mối quan hệ trực tiếp của cụm từ với động từ chính “ đến ” trong câu . Cho nên học
sinh nhầm lẫn bổ ngữ chỉ thời gian “ chậm năm phút ”thành trạng ngữ chỉ thời
gian .
Đáp án :
Sáng hôm nay , Việt / đến trường chậm năm phút .
TN CN VN
*  Các trường hợp sau là trạng ngữ:
-         Trạng ngữ chỉ thời gian :
(1) Lúc bấy giờ, mọi người đều ngủ yên.
(2)Mọi người, lúc bấy giờ, đều ngủ yên.
(3) Ngày ấy, Hồng có biết bao nhiêu là bạn.
(4) Hồng, ngày ấy, có biết bao nhiêu là bạn.
-         Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn :
(5) Trên một nửa vòm trời, sao đã lặn hết.
(6) Sao đã lặn hết, trên một nửa vòm trời.
(7) Sao, trên một nửa vòm trời, đã lặn hết.
-         Trạng ngữ chỉ phương tiện :
(8) Chị tôi cúi chào ông ấy bằng hai hàng nước mắt.
 Bằng hai hàng nước mắt, chị tôi cúi chào ông ấy.
 Chị tôi, bằng hai hàng nước mắt, cúi chào mẹ.
-         Trạng ngữ chỉ mục đích :
(9) Chúng ta chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng.
Để bố mẹ vui lòng, chúng ta chăm chỉ học tập  .
-         Trạng ngữ chỉ nguyên nhân :
(10) Vì những đứa con , họ có thể quên cả thân mình.
Họ có thể quên cả thân mình, vì những đứa con.
Họ, vì những đứa con, có thể quên cả thân mình.
* Các trường hợp dưới đây là bổ ngữ :
-         Bổ ngữ chỉ thời gian :
(11) Hay là anh dẫn em đến trường một lát.
-         Bổ ngữ chỉ địa điểm :
(12) Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.
-         Bổ ngữ chỉ phương tiện :
(13 Ông Hai nói bằng tiếng dân tộc.
-         Bổ ngữ chỉ nguyên nhân :
(14) Tôi không thể để lũ trẻ chết vì đói được.
-         Bổ ngữ chỉ mục đích :
(15) Cháu chỉ hỏi cho biết thôi.
b/ Biện pháp 2.
Cách phân biệt thành phần trạng ngữ với một vế của câu ghép ( phân biệt sự
khác nhau giữa câu đơn có thành phần trạng ngữ với câu ghép)
* Trường hợp thứ nhất: Cách phân biệt trạng ngữ với 1 cụm C-V là một vế
câu ghép
Vi du 1:
( 1 ) Vì Dế Mèn tập tành đều đặn ,cậu ta rất khoẻ , ( Là câu ghép)
Cụm C– V Cụm C - V
( 2) Vì tôi , cậu ấy bị phê bình .
TN
Các em cũng rất dễ bị nhầm lẫn câu ( 1 ) là câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân ,
cũng giống như câu ( 2 ) . Vì vậy GV đã hướng dẫn các em phân biệt bằng cách :
Câu ( 1 ) : Vì Dế Mèn tập tành đều đặn là cụm C – V chỉ nguyên nhân ( CN là Dế
Mèn , VN là tập tành đều đặn ) câu này là câu ghép , còn câu ( 2 ) : chỉ là một cụm
từ chỉ nguyên nhân nên câu ( 2 ) là câu có trạng ngữ .
* Nhận xét 1:
- Đối với các câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, khi bộ phận chỉ nguyên nhân
có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ thì câu đó trở thành câu ghép.
Ví dụ: Vì trời mưa, đường rất trơn.
Vì mẹ ốm, em phải tự đến trường.
Vi du 2 :
Khi thu về , những chiếc lá đua nhau bay trong gió .
TN
Là câu đơn
Thu /về , những chiếc lá/ đua nhau bay trong gió .
CN VN CN VN
Là câu ghép

* Nhận xét 2:
- Đối với các câu đơn có trạng ngữ chỉ thời gian, khi bộ phận chỉ thời gian có
đủ chủ ngữ và vị ngữ mà không bắt đầu bằng từ “khi “thì câu đó cũng trở
thành câu ghép.
VD: Mặt trời/ chưa lên, bà con /đã ra đồng làm việc. ( Câu ghép)
CN VN CN VN

Xuân /về , cây cối /đâm chồi nảy lộc. ( Câu ghép)
CN VN CN VN

- Còn đối với các câu đơn có trạng ngữ chỉ thời gian, khi bộ phận chỉ thời gian
bắt đầu bằng từ “khi “thì câu đó là câu đơn có bộ phận trạng ngữ.
VD: Bà con đã ra đồng làm việc khi mặt trời chưa lên,. ( Câu đơn)
TN
Khi xuân về , cây cối đâm chồi nảy lộc. ( Câu đơn)
TN
Vi du 3 :
Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng. ( Câu đơn)
TN
Chúng tôi /phấn đấu học giỏi, thầy cô/ vui lòng.( Câu ghép)
CN VN CN VN
* Nhận xét 3:
- Đối với các câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích, do bộ phận chỉ mục đích
thường là một cụm chủ vị nên nếu thay từ chỉ quan hệ “để, nhằm mục đích,...”
bằng dấu phẩy thì ta sẽ được một câu ghép đẳng lập.
VD:
Lan học giỏi để bố mẹ cho đi nghỉ mát. ( Câu đơn)
TN
Chúng tôi /phấn đấu học giỏi, thầy cô/ vui lòng.( Câu ghép)
CN VN CN VN

*Đối với các câu đơn có trạng ngữ chỉ địa điểm, phương tiện ít có sự nhầm lẫn
với câu ghép.
- Đối với câu ghép có quan hệ giữa các vế câu là quan hệ tương phản, tăng tiến
hay điều kiện, giả thiết - kết quả cũng ít khi nhầm lẫn với câu đơn.

* Ttrường hợp thứ hai: Cách phân biệt trạng ngữ với một vế câu ghép . ( Một vế
của câu ghép có chủ ngữ đã rút gọn)
Câu ghép có 2 vế câu trở lên , mỗi vế là một cụm chủ- vị . Tuy nhiên một số câu
ghép , chủ ngữ của vế thứ nhất có thể rút gọn . Trong trường hợp này , học sinh
thường nhầm đó là trạng ngữ nên xác định đó là câu đơn .
Để giúp học sinh xác định đúng trạng ngữ hay vế của câu ghép ta có thể hướng
dẫn học sinh như sau :
Ví dụ: Trong các câu sau đây, câu nào có thành phần trạng ngữ?
1. Vì Mèn tập tành đều đặn , cậu ta rất khoẻ.
2. Vì tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
3.Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
4. Vì tương lai của Tổ Quốc, chúng ta phải phấn đấu .
5. Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn.
Mặc dù về mặt hình thức cả câu có thành phần trạng ngữ và câu ghép đều có dấu
phẩy ngăn cách nhưng trong những câu trên có câu thứ nhất và câu thứ hai không
có trạng ngữ , đặc biệt ở câu thứ hai rất dễ nhầm là câu có trạng ngữ chỉ nguyên
nhân ở đầu câu.
Nhưng “Vì tập tành đều đặn”ở câu 2 là một vế câu ghép khuyết thành phần chủ
ngữ (chủ ngữ của nó hoàn toàn được khôi phục):
Vì cậu ta tập tành đều đặn, cậu ta rất khoẻ.
- Nếu là trạng ngữ của câu thì không thể thêm vào trước nó một từ khác được .
Ví dụ : Vì sức khỏe của mọi người , chúng ta phải có ý thức giữ vệ sinh môi
trường .
Ở đây giáo viên cần lưu ý học sinh trong câu thứ ba, thứ tư, thứ năm:
“tôi”là danh từ, “tương lai của Tổ quốc” hoặc “trận mưa rào” là cụm danh từ
kết hợp với quan hệ từ (vì, nhờ) nên các câu này có thành phần trạng ngữ.
3.Vì tôi, cậu ấy bị phê bình.
4. Vì tương lai của Tổ Quốc, chúng ta phải phấn đấu .
5. Nhờ trận mưa rào, trời mát mẻ hẳn.
Đây là một dấu hiệu giúp học sinh phân biệt trạng ngữ với vế câu ghép lược bỏ
chủ ngữ.
Nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, giả
thiết, kết quả là danh từ ( cụm danh từ) hoặc đại từ thì bộ phận ấy là trạng
ngữ;
VD:
a.Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
  Đối với câu a, “bác lao công” là cụm danh từ do đó là trạng ngữ chỉ nguyên
nhân.
b. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
- Câu b là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì “tôi” là đại từ.
c. Nhờ học giỏi mà tôi được thưởng quà.
- Câu c là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì ở đây “học giỏi” bị chuyển
thành danh từ chỉ việc học giỏi. Không thể viết: Nhờ tôi học giỏi mà tôi được
thưởng quà.
d. Nhờ đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.
 Câu d cũng là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân và “đi học sớm” cũng bị
chuyển thành danh từ chỉ việc đi học sớm.(Hai câu c, d, nếu thay từ “Nhờ” bằng từ
“Vì” thì chúng lại trở thành những câu ghép )
còn nếu bộ phận đứng sau các quan hệ từ nói trên là động từ, cụm động từ,
tính từ, cụm tính từ thì đó là vế của câu ghép lược bỏ chủ ngữ.
VD:
đ. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.
 Câu này là câu ghép vì “học giỏi” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ trong
vế thứ nhất: Vì tôi học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.
e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.
- Câu này cũng là câu ghép vì “học bài” là động từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ nhất: Do tôi không học bài, tôi đã bị điểm kém.
g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
- Câu này là câu ghép vì “nhà nghèo” được coi là một vế câu có chủ ngữ là “nhà”,
hiểu đầy đủ là “nhà cậu ấy”. Vì nhà cậu ấy nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
- Cần chú ý phân biệt 4 câu:
+ Vì rét mà chúng tôi được nghỉ học.
                                             + Nếu rét thì chúng tôi được nghỉ học.
                                             + Mặc dù rét nhưng chúng tôi vẫn đi học.
                                             + Chẳng những rét mà trời còn mưa phùn.
- Trong 4 câu trên, chỉ có câu đầu tiên là câu đơn vì “rét” trong câu này được coi là
danh từ, 3 câu còn lại đều là câu ghép vì “rét” trong 3 câu đó lại được coi là tính từ.
* Vậy giúp học sinh xác định đúng trạng ngữ hay vế của câu ghép có chủ ngữ đã
rút gọn có ta cũng có thể nói thêm để học sinh dễ hiểu hơn bằng cách đơn giản
như sau :
- Thêm vào trước cụm từ đó một chủ ngữ mà nghĩa của câu không thay đổi thì
đó là một vế của câu ghép .
Ví dụ : Vì chăm chỉ nên nó thi đạt điểm cao . ( Câu ghép)
Thêm chủ ngữ vào vế 1 , ta có : Vì nó chăm chỉ nên nó học thi đạt điểm cao .
Vậy , Vì nó chăm chỉ là một vế của câu ghép .

c/ Biện pháp 3. Cách phân biệt trạng ngữ chỉ mục đích bắt đầu bằng từ “ vì ” với
trạng ngữ chỉ nguyên nhân :
Ví dụ :
- Vì sức khỏe của mọi người , chúng ta phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường .
( Trạng ngữ chỉ mục đích )
Vì trận mưa rào , trời đã mát mẻ hơn . ( Trạng ngữ chỉ nguyên nhân )
Để phân biệt 2 loại trạng ngữ trên , học sinh phải hiểu được trạng ngữ chỉ mục
đích trả lời cho câu hỏi “ vì cái gì ? ” còn trạng ngữ chi nguyên nhân trả lời cho câu
hỏi “ vì sao ?
Với trạng ngữ chi nguyên nhân , từ “ vì” có thể thay thế bằng các từ : bởi vì , tại
vì , nhờ . Trạng ngữ chỉ mục đích không thể thay từ “ vì ” bằng một từ khác .
d./Biện pháp 4. Cách phân biệt trạng ngữ chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ thời
gian với chủ ngữ .
Vi du : Trong thùng / đầy mớc .
CN chỉ nơi chốn
Bên phải/ là dãy núi Thiên Nhẫn .
CN- chỉ nơi chốn
Gần sảng/ là lúc người ta ngủ say
CN- chỉ thời gian
Ở những câu trên , nếu học sinh không nắm chắc kiến thức thì dễ dàng cho rằng
những từ ngữ gạch chân đều là TN vì nó đứng ở đầu câu và trả lời câu hỏi Ở đâu ?
hay Khi nào ? Vì vậy , giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích kĩ để thấy : Những
từ ngữ này khác với TN , không thể bị lược bỏ , vì nếu lược bỏ chúng , câu sẽ
không trọn vẹn . Vì vậy , chúng là CN chỉ nơi chốn hay CN chỉ thời gian trong
câu .
e./Biện pháp 5. Cách phân biệt trạng ngữ với vị ngữ khi vị ngữ phụ nằm ở vị trí
đầu câu.
Vi du 1:
( 1 ) Dừng lại ở ngoài cổng / chị/ nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại .
VNP CN VN
( 2 ) Ở ngoài cổng / chị/ nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại .
TN CN VN
Câu ( 1 ) : Chị có hai hoạt động Dừng lại ở ngoài cổng và Nâng vạt áo lau những
giọt mồ hôi nhễ nhại nên hai hoạt động này trả lời câu hỏi Làm gì ?. Đó là hai bộ
phận vị ngữ trong câu . Ta có thể chuyển thành câu :
Chị / dừng lại ở ngoài cổng , nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại .
CN VN
Câu ( 2 ) : Chị chỉ có một hoạt động Nâng vạt áo lau những giọt mồ hôi nhễ nhại
nên câu này chỉ có một vị ngữ . Còn bộ phận ở ngoài cổng trả lời câu hỏi Ở đâu ?
nên nó là bộ phận trạng ngữ .
Vi du 2:
Xem xong tim mạch,  Minh/ quay lại hỏi Diên.
              VNP                  CN             VN
Ta có thể chuyển thành câu :
Minh/ xem xong tim mạch, quay lại hỏi Diên.
     CN                   VN1                   VN2
g./Biện pháp 6:Trạng ngữ hay vị ngữ chỉ quan hệ.
      Ví dụ:
(1 )Việc ấy/ tại anh.
VN
(2) Cái bàn này/ để uống nước.
VN
(3) Chiếc tủ này/ bằng gỗ lát.
VN
Phần in nghiêng trong các ví dụ trên có cấu tạo : từ chỉ quan hệ + danh từ(cụm
danh từ)/động từ (cụm động từ). Trong tiếng Việt, các tổ hợp có cấu trúc ngữ pháp
như vậy thường giữ chức năng trạng ngữ hay bổ ngữ, định ngữ nhưng trong các
VD này chúng lại đảm nhận chức năng vị ngữ chỉ quan hệ của câu. Bởi :
-         Về vị trí : chúng chỉ đứng sau chủ ngữ.
-         Về quan hệ ngữ pháp : chúng có quan hệ qua lại trực tiếp với thành phần chủ
ngữ đứng trước nó.

II. Bài tập vận dụng:


*Bài 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau :
a. Bác nông dân đang cấy lúa trên đồng ruộng.
=> Bác nông dân đang cấy lúa ở đâu?
b. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở ngoài chân đê.
=> Bọn trẻ con xóm em hay thả diều ở đâu?
c. Hôm nay Nam đi học.
=> Khi nào Nam đi học?
d. Trường em khai giảng vào ngày mùng 5 tháng 9.
=> Khi nào trường em khai giảng?
e. Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
=> Vì sao cả lớp cười ồ lên?
g. Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng rất nhiều.
=> Nam đã cố gắng rất nhiều để làm gì?
* Bài 2:Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, Khi nào?,Vì sao? rồi gạch dưới
các bộ phận đó và cho biết từng bộ phận đó trả lời cho câu hỏi nào?
a/ Mùa hè, cây cối trong vườn xanh um tùm.
Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
b) Gần Tết, những cành đào, cành quất được bày bán rất nhộn nhịp.
Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
c) Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực. 
Bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? 
d/Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.
Bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
e/Vì rét, Lan đã đi học muộn.
Bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao?

*Bài 3 : Tìm trạng ngữ trong các câu sau :


a/ Trên cánh đồng, các bác nông dân đang mải miết gặt lúa.
b/ Dưới gốc phượng, chúng tôi đang ríu rít chuyện trò sôi nổi.
c/ Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh để có bầu không khí trong lành.
d/ Bằng sự thông minh, nhanh nhẹn, cô gái đã nhanh chóng thích nghi với công
việc.
- Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận biết các
dấu hiệu hình thành để phân biệt với thành phần khác trong câu.
- Đó là, dù đúng trước, đứng sau hay nằm giữa, nòng cốt của câu thì dấu hiệu để
nhận ra trạng ngữ vẫn là dấu “phẩy”, thông thường trạng ngữ thường đứng đầu
câu.
Đáp án

a/ Trên cánh đồng, các bác nông dân đang mải miết gặt lúa.
b/ Dưới gốc phượng, chúng tôi đang ríu rít chuyện trò sôi nổi.
c/ Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh để có bầu không khí trong lành.
d/ Bằng sự thông minh, nhanh nhẹn, cô gái đã nhanh chóng thích nghi với công
việc.
* Đối với trạng ngữ giữa nòng cốt câu thường có hai dấu “phẩy” để ngăn cách
chúng.
Ví dụ: Ngoài sân trường, dưới tán cây phượng, các bạn nam đang chơi đá cầu.

Tuy nhiên, đối với câu có trạng ngữ chỉ mục đích, chỉ phương tiện thì chỉ khi nào
trạng ngữ ở cuối câu thì không có dấu phẩy ngăn cách.
Ví dụ: Lớp em quyên góp tiền nhằm ủng hộ học sinh nghèo.
Thầy giáo khuuyên chúng em cố gắng học tập bằng một giọng chân tình.
Có một số trường hợp trạng ngữ chỉ nguyên nhân đứng đầu câu mà không ngăn
cách thành phần chính của câu bằng dấu phẩy mà bằng từ chỉ quan hệ.
Ví dụ: Tại Hoa mà tổ không được khen.
*Bài 4 : Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết đó là loại trạng ngữ nào và trả
lời cho câu hỏi nào?

a) Ngày xưa, rùa có một cái mai sáng bóng.


Ngày xưa - trạng ngữ chỉ thời gian (trả lời cho câu hỏi Khi nào?)
b) Trong vườn, muôn loài hoa đua nở.
Trong vườn - trạng ngữ chỉ nơi chốn (Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?)
c) Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng.. 
Từ tờ mờ sáng - trạng ngữ chỉ thời gian (trả lời cho câu hỏi Khi nào?)
d)Trong vườn, cây cối um tùm.
Trong vườn - trạng ngữ chỉ nơi chốn (trả lời cho câu hỏi Ở đâu?)
e)Để có bầu không khí trong lành, chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi
trường.
Để có bầu không khí trong lành- trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời cho câu hỏi Để làm
gì?)
*Bài 5. Gạch chân bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ
sung ý nghĩa gì cho câu.
a/Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng.
TN bổ sung ý nghĩa về thời gian
b/Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía.
TN bổ sung ý nghĩa về mục đích
c/Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
TN bổ sung ý nghĩa về phương tiện
d/ Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, Iren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
TN bổ sung ý nghĩa về phương tiện, thời gian
e/ Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
TN bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân
g/ Bên bờ biển, anh họa sĩ vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.
TN bổ sung ý nghĩa về nơi chốn
*Bài 6: Hãy xác định trạng ngữ cho biết các thành phần trạng ngữ trong các
câu sau đây bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.
=> TN bổ sung ý nghĩa về thời gian: Khi mùa thu sang
TN bổ sung ý nghĩa về nơi chốn: khắp nơi
b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.
=> TN bổ sung ý nghĩa về thời gian: Những ngày giáp Tết
TN bổ sung ý nghĩa về nơi chốn: Trong các chợ hoa
c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.
=> TN bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân: Vì chủ quan
d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.
=> TN bổ sung ý nghĩa về mục đích: Để đạt thành tích tốt 
e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.
=> TN bổ sung ý nghĩa về phương tiện, cách thức: Bằng đôi cánh dang rộng

*Bài 7. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

a/ /Trong năm học tới đây, các em// hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan
TN CN VN
ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.

b/ Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền
TN CN

chài gỡ những mẻ cá cuối cùng //truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như
rộng hơn. VN

c/ Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ// khó mà chống

TN CN
nổi với những cơn thịnh nộ của trời.
VN
*Bài 8. Trong các câu sâu đây câu nào là câu đơn có thành phần trạng ngữ,
câu nào là câu ghép?
a/. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì “tôi” là đại từ.
b/ Nhờ tập tành đều đặn nên Dế Mèn rất khoẻ.
- Câu này là câu ghép vì “tập tành đều đặn” là cụm động từ. Có thể khôi phục được
chủ ngữ trong vế thứ nhất: Nhờ Dế Mèn tập tành đều đặn nên Dế Mèn rất khoẻ.
c/ Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích vì “thành tích của cả lớp” là một
cụm danh từ.
d/ Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên rất khoẻ.
- Câu này là câu ghép vì “rất khoẻ” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ hai: Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên Dế Mèn rất khoẻ.
e/Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.
- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vì “sự cổ vũ của lớp” cũng là
một cụm danh từ.
g/Tuy học giỏi nhưng Lan không hề kiêu căng.
.- Câu này là câu ghép vì “học giỏi” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ nhất: Tuy Lan học giỏi nhưng Lan không hề kiêu căng.
h/Tuy Lan học giỏi nhưng ít khi đạt điểm cao.
- Câu này là câu ghép vì “ít khi đạt điểm cao” là tính từ. Có thể khôi phục được
chủ ngữ trong vế thứ hai: Tuy Lan học giỏi nhưng Lan ít khi đạt điểm cao.
*Bài 9. Trong các câu sâu đây câu nào là câu đơn có thành phần trạng ngữ,
câu nào là câu ghép?
a. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
- Câu này là câu ghép vì “rét” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ trong vế
thứ nhất: Tuy trời rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
b. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
- Câu này là câu ghép vì “nhà nghèo” là cụm chủ vị. Có thể khôi phục được định
ngữ trong vế thứ nhất: Mặc dù nhà bạn ấy nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
c. Không chỉ học giỏi mà Lan còn hay giúp đỡ bạn bè.
- Câu này là câu ghép vì “học giỏi” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ nhất: Không nhữngLan học giỏi mà Lan còn rất hay giúp đỡ bạn bè.
d. Nếu học giỏi, tôi sẽ được bố thưởng quà.
- Câu này là câu ghép vì “học giỏi” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ nhất: Nếu tôi học giỏi, tôi sẽ được bố thưởng quà.
e. Nếu mưa thì chúng tôi sẽ ở lại nhà.
- Câu này là câu ghép vì “mưa” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ trong vế
thứ nhất: Nếu trời mưa thì chúng tôi sẽ ở lại nhà.
g. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng
.- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ mục đích.
h. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.
- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ thời gian.
i. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.
- Câu này là câu ghép đẳng lập vì có đủ 2 vế câu.
k. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
- Câu này là câu ghép vì “vừa đi làm” là tính từ. Có thể khôi phục được chủ ngữ
trong vế thứ nhất: Anh ấy vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
m. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
- Câu này là câu đơn có trạng ngữ chỉ thời gian vì “Chưa sáng rõ” là cụm danh từ
chỉ thời gian.
* Bài 10: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu:
1. ……………., ve kêu ra rả.
=> Mùa hè / Trong các vòm cây
2. ……………, nước sông đục ngầu.
=> Vì ô nhiễm môi trường.
3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng.
=> Trong các vườn hoa / Mùa xuân
*Bài 11. Thêm thành phần trạng ngữ cho câu văn:
Cơn gió nhẹ đưa lại thoảng những hương thơm ngát.
a/Trạng ngữ chỉ thời gian
Trong khoảnh khắc, cơn gió nhẹ đưa lại thoảng những hương thơm ngát
b/ Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trên cánh đồng quê, cơn gió nhẹ đưa lại thoảng những hương thơm ngát
*Bài 12: Hãy viết thêm các thành phần trạng ngữ vào mỗi nòng cốt câu sau đây để
thành những câu khác nhau :
a/ Chúng em chăm chỉ học tập .
Để thầy cô vui lòng, chúng em chăm chỉ học tập.
Chúng em chăm chỉ học tập để đền đáp công ơn to lớn của cha mẹ..
b/ Em đến trường sớm .
Hôm nay, em đến trường sớm .
Sáng mai, em đến trường sớm để trực nhật .
c/ Những bông hoa hồng đang khoe sắc.
Trong vườn, những bông hoa hồng đang khoe sắc.
Những bông hoa hồng đang khoe sắc, trước sân nhà.
* Bài 13: Hãy viết thêm các trạng ngữ thích hợp vào nòng cốt các câu sau và
cho biết các thành phần đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
a/ Những con chim hót líu lo.
Trong vườn, những con chim hót líu lo.
TN bổ sung ý nghĩa về nơi chốn.
b/Hoa cúc nở vàng rộ.
Mùa thu, hoa cúc nở vàng rộ.
TN bổ sung ý nghĩa thời gian.
c/ Huy đã trở thành học sinh tiên tiến.
Nhờ chăm chỉ học tập, Huy đã trở thành học sinh tiên tiến.
TN bổ sung ý nghĩa nguyên nhân.
d/Chúng tôi đi tham quan.
Chủ nhật tuần này,chúng tôi đi tham quan .
TN bổ sung ý nghĩa thời gian.
e/ Các bạn đã hăng hái phát biểu ý kiến.
Trong giờ Toán, các bạn đã hăng hái phát biểu ý kiến.
TN chỉ thời gian
* Bài 14: Đặt câu theo yêu cầu:
a/.Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
Ví dụ: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.
Ngoài đồng, các bác nông dân đang gặt lúa.
b/. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân
Ví dụ: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.
c/. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”
Ví dụ: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh. 
c/.Câu có Trạng ngữ chỉ thời gian:
Ví dụ: Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
d.Câu có Trạng ngữ chỉ mục đích:
Ví dụ: Để giúp bố mẹ đỡ vất vả, Hoa đã vừa đi học vừa đi làm thêm.
e/.Câu có Trạng ngữ chỉ phương tiện
Ví dụ: Bằng sự cố gắng của mình, Lan đã vươn lên trong học tập.
*Bài 15. Đặt câu theo yêu cầu sau:
a/ Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ bầu trời.
Trên bầu trời, những đám mây trắng đang lững lờ trôi.
b/Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân và có từ cơn bão .

Vì cơn bão, nhiều ngôi nhà đã tốc

c/ Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện và có từ nỗ lực.


Nhờ sự nỗ lực không ngừng, Nam đã tiến bộ về mọi mặt.
d/ Câu có trạng ngữ chỉ mục đích và có từ học tập.
Để thành công hơn nữa trong học tập, mỗi học sinh chúng ta cần luôn luôn
phát huy tinh thần tự giác.
e/ Câu có trạng ngữ chỉ thời gian và có từ mùa xuân.
Mùa xuân, đất trời như thay màu áo mới.
*Bài 16: Đặt câu theo cấu trúc sau :

a) TN, TN, CN - VN.

Sáng nay, đúng 7 giờ , lớp 5A và lớp 5B/ trồng cây và nhổ cỏ vườn.

TN TN CN VN

b) CN - VN - TN .

Em /sẽ cố gắng phấn đấu học tập để đạt học sinh xuất sắc .

CN VN TN

c) CN –TN – VN

Lúa ,ngoài đồng,chết rất nhiều.

CN TN VN

* Bài 17: Viết một đoạn văn ngắn có từ 3 đến 5 câu kể về một lần em được đi
chơi xa, trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ.
VD:
Nghỉ hè năm ngoái, em và cả gia đình đã có dịp vào thăm Đà Lạt - vương
quốc của những loài hoa. Em rất thích không khí trong lành và sự yên tĩnh của
thành phố này. Lúc nào cũng vậy, Sáng sớm, Đà Lạt như chìm trong một không
gian sương mờ bao phủ. Vạn vật như chuyển động hết sức chậm rãi. Ở Đà Lạt có
những vườn hoa với đủ loại, đủ sắc: nào hoa hồng, nào hoaTu-lip,nào hoa cúc...tạo
nên một bức tranh đầy sức sống. Nếu có dịp em vẫn mong sẽ được trở lại Đà Lạt
vào một ngày nào đó.
 Trạng ngữ trong câu: Nghỉ hè năm ngoái ; Sáng sớm- trạng ngữ chỉ thời gian (Trả
lời cho câu hỏi Khi nào?)

* Bài 18: Viết vào vở một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu miêu tả con vật mà
em yêu thích trong đó có từ ba câu dùng trạng ngữ, gạch chân dưới các
trạng ngữ trong câu.
VD:
Trong số các loài vật trong nhà, em thích nhất là chú gà trống. Chú có bộ lông
xen kẽ hai màu vàng và tía rất đẹp. Chiếc mỏ chú dài, cong để hàng ngày tìm kiếm
thức ăn. Trên đỉnh đầu, chiếc mào đỏ chót như một bông hoa mào gà càng tôn
thêm vẻ oai hùng của chú... Cứ mỗi sáng sớm, chú nhảy lên một cành cây, vỗ
cánh và rướn chiếc cổ dài của mình đánh thức mọi người. 

Đông Tảo, ngày 5 tháng 7 năm 2021


Người thực hiện

Nguyễn Thị Vân

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like