You are on page 1of 11

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Khoa NGOẠI NGỮ


--------------- -------------

1
BÀI TIỂU LUẬN
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

ĐỀ TÀI: “ĐỐI CHIẾU CÁC THÀNH PHẦN CÂU VIỆT ANH”

Giảng viên: Mai Thị Phương Quỳnh


Sinh viên thực hiện: Lê Hải Kiên
Nguyễn Văn Hoàng
Lê Trung Hiếu
Đào Văn Đã
Nguyễn Phương Thảo
Đàm Thị Hường
Dương Thị Thu Hằng

Hưng Yên, tháng 07 năm 2020


1. Thành phần và khuôn hình câu.
Trong tiếng Việt có 7 thành phần câu: Chủ ngữ (C), Vị ngữ (V), Bổ ngữ
(B), Khởi ngữ (K), Tình thái ngữ (T), Định ngữ (Đ), Trạng ngữ (Tr).Trong tiếng
Anh có 5 thành phần câu: Chủ ngữ (Subject – S), Vị ngữ (Verb - V), Bổ ngữ

2
[hay tân ngữ] (Object - O), Định ngữ (Complement - C), Trạng ngữ (Adverbial -
A).
Nếu đối chiếu, nhìn chung cách hiểu nội dung phần lớn các thành phần
câu là giống nhau. Những thành phần này cũng là thành phần có ở nhiều ngôn
ngữ trên thế giới. Chúng là các thành phần có tính phổ quát: C, V, B, Tr, Đ. Có
2 thành phần chỉ có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Anh là Khởi ngữ
và Tình thái ngữ.
2. Khuôn hình câu tiếng Việt và tiếng Anh
Trong khuôn hình câu có hai bộ phận hợp thành:
- Thành phần câu, mỗi khuôn hình câu bao gồm nhiều thành phần.
VD: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ….
- Quan hệ, liên hệ giữa các phần đó với nhau.
VD: quan hệ chủ-vị, quan hệ vị ngữ tân ngữ hay bổ ngữ…
3. Đối chiếu thành phần câu tiếng Việt- tiếng Anh
3.1. Đặc điểm biểu hiện thành phần câu
a. Chủ ngữ Việt-Anh:
Chủ trong câu Việt gồm 2 loại: loại chủ ngữ trong câu có động từ và loại chủ
ngữ trong câu có hệ từ "là".
VD: Tôi đi chơi; cô ấy là bác sỹ
Chủ ngữ trong câu có động từ có thể là một danh từ, đại từ hoặc một kết cấu chủ
vị đảm nhiệm.
Ví dụ: Nhà cháy. (danh từ)
Ho yêu nhau. (đại từ)
Nhà cháy thiêu rụi hết đồ đạc. (C-V)
Chủ ngữ trong câu có hệ từ "là" có thể là danh từ, động từ, đại từ.
Ví dụ: Nam là kỹ sư. (danh từ)
Chăm sóc con cái là nhiệm vụ thiêng liêng của những bà mẹ. (động
từ)
Họ là giảng viên. (đại từ)
Chủ ngữ trong tiếng Việt độc lập, không phụ thuộc vào vị ngữ.
3
Chủ ngữ trong tiếng Việt còn có thể do cụm giới từ đảm nhiệm.
Ví dụ: Quyển sách đang ở trong ngăn bàn của tôi rất hay
Trong tiếng Anh, chủ ngữ (S) bình thường là một danh từ, cụm danh từ, đại từ,
hoặc một ngữ có chức năng định danh.
Ví dụ: She is a doctor; The girl has beautiful eyes is Mary
Chủ ngữ trong tiếng Anh thường đứng trước vị ngữ trong câu tường thuật và
ngay sau trợ động từ trong câu nghi vấn. VD:
She is getting angry.
Had he given the girl an apple?
Chủ ngữ trong tiếng Anh có sự phù hợp về số và ngôi với động từ trong câu.
VD: He takes his children go to school.
Trong tiếng Anh, chủ ngữ giả it diễn đạt thời gian, thời tiết, nhiệt độ, khoảng
cách,…
Chủ ngữ trong tiếng Anh không bao giờ là cụm giới từ.
VD: At home, just to sent me a message.
Tương tự như tiếng Việt, chủ ngữ trong câu có động từ to be cũng có thể là động
từ nhưng động từ đó phải ở dạng nguyên thể có to hoặc ở dạng danh động từ.
VD: To play/ playing piano is very difficult…
Chủ ngữ trong tiếng Anh có sự phù hợp về số và ngôi với động từ trong câu.
VD: It is really smart dog.
Chủ ngữ trong tiếng Việt còn có thể do cụm giới từ đảm nhiệm. Chủ ngữ trong
tiếng Anh không bao giờ là cụm giới từ. Ví dụ:
VD: At home, just to sent me a message.

b. Vị ngữ Việt-Anh
Trong tiếng Việt, vị ngữ thường có các phó từ đi kèm để chỉ thời, thể hoặc cách
thức cho vào phía trước động từ và là bộ phận chính của cấu tạo vị ngữ đó. Ví
dụ:
4
Sinh viên làm bài tập.
Sinh viên đang làm bài tập.
Sinh viên sẽ làm bài tập.
Tuy nhiên, điều này là không bắt buộc vì người ta có thể dùng các từ chỉ
thời gian như hôm, tuần, khi, lúc … để biểu hiện ý nghĩa thời thể.
Trong tiếng Anh, ý nghĩa thời thể cũng biểu hiện ở vị ngữ với hình thức khác.
Động từ vị ngữ phải chia theo thời thể nhất định.
Ví dụ:
The student is singing.
The student will sing.
The student sang.
Vị ngữ trong tiếng Việt bao gồm:
(1) Loại vị ngữ kết hợp thông thường với chủ ngữ.
• Bà ấy đi chợ ® phủ định: Bà ấy không đi chợ
(2) Loại vị ngữ kết hợp với chủ ngữ nhờ hệ từ là ở cả hai hình thức khẳng định
và phủ định:
• Anh ta là con một® Anh ta không phải là con một
Khi nói đến loại câu vị ngữ có hệ từ là, một điều đáng chú ý là trong tiếng Việt
tính từ có thể làm vị ngữ. Nếu tính từ làm vị ngữ thì nhất thiết phải kèm theo từ
biểu thị ý nghĩa tình thái: rất, lắm, quá, hơi … Ví dụ: ít khi người ta nói gọn
lỏn: chị đẹp mà thường nói: Chị ấy đẹp. Chị ta đẹp. Chị đẹp lắm. Chị rất đẹp.
Vị ngữ trong tiếng Anh cũng gồm nhiều loại. Nhưng cũng cần đề cập ngay là
tính từ tiếng Anh không bao giờ làm vị ngữ. Khi kết hợp với động từ làm vị ngữ
của câu thì tính từ phải đứng sau các động từ nối (link verbs/ copular verbs/
copulas) như be, get, seem, feel …

Example: She feels uncomfortable


Trong tiếng Anh, vị ngữ thường do động từ đảm nhiệm. Đáng chú ý là sự tổ
hợp động từ với trợ động từ để biểu thị ý nghĩa thời thể rất phức tạp và đa dạng.
Example: They can play the piano together
5
c. Bổ ngữ Việt-Anh
Đối với tiếng Việt, bổ ngữ là thành phần chủ yếu của câu và là thành phần thuộc
vào nòng cốt câu. Đối với tiếng Anh, bổ ngữ là thành phần thứ yếu, nằm ngoài
nòng cốt câu.
Theo cấu tạo nội bộ, bổ ngữ trong tiếng Việt có thể chia thành các loại:
- Loại bỏ ngữ là một danh từ hay danh ngữ.
Ví dụ:
Học sinh mua vở.
Cậu ta tặng cô ấy một bài thơ
- Loại bổ ngữ là động từ hay động ngữ.
Ví dụ:
Cậu bé muốn chơi
Sinh viên thích chơi trò chơi điện tử.
- Loại bổ ngữ là một kết cấu chủ - vị.
Ví dụ: Bố mẹ mong muốn các con đều hạnh phúc.
Theo dấu hiệu hình thức (có giới từ đi kèm hay không), ngữ pháp truyền thống
phân biệt bổ ngữ trực tiếp và bổ ngữ gián tiếp.
Ví dụ: Anh chàng mua hoa (tr) tặng cô ấy (gi).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp loại câu có 2 bổ ngữ như trên, nếu ta
chuyển đổi chút ít thì không còn phân biệt được.
Ví dụ: Anh chàng tặng hoa cho cô ấy
Trong tiếng Anh, bổ ngữ cũng có thể là danh từ, cụm danh từ, đại từ, mệnh
đề, động từ hay cụm động từ. Ví dụ: He likes to eat ice-cream.
Bổ ngữ trong tiếng Anh cũng được phân ra thành bổ ngữ trực tiếp (O d) và gián
tiếp (Oi). Tuy nhiên, việc phân định bổ ngữ trực tiếp không nhất thiết phải dựa
vào sự có mặt của giới từ và việc chuyển đổi vị trí không làm thay đổi sự phân
định này. Ví dụ: She sent her mother a letter
She sent a letter to her mother.
The policeman will show you the way.
The policeman will show the way to you.
6
She sent Jim her credit card.
She sent her credit card to Jim.
Ở đây, bổ ngữ trực tiếp chỉ đối tượng (người/ vật) trực tiếp chịu tác động của
động từ còn bổ ngữ gián tiếp thường chì đối tượng gián tiếp chịu tác động của
động từ.
d. Định ngữ Việt-Anh:
Trong tiếng Việt, định ngữ là thành phần phụ của câu, biểu thị những ý
nghĩa hạn định về tình thái và cách thức cho sự tình được nêu trong câu. Có hai
loại định ngữ: định ngữ cho từ [sách tiếng Việt], và định ngữ cho câu. Về vị trí,
định ngữ cho câu có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc có thể chen giữa chủ ngữ
và vị ngữ. Ví dụ:
Đột nhiên cậu ta nảy ra ý định bỏ học.
Đằng thẳng ra, người ta chỉ học có 4 năm.
Vậy thì cậu ta đích thực là một sinh viên tồi.
Các định ngữ trong các câu vừa dẫn có thể chuyển đổi vị trí:
 Cậu ta đột nhiên nảy ra ý định bỏ học.
Người khác đằng thẳng ra chỉ học có 4 năm.
Vậy thì đích thực cậu ta là một sinh viên tồi.
Trong tiếng Anh, định ngữ được xem như một thành phần phụ và là thành
phần phụ của chủ ngữ hoặc bổ ngữ. Định ngữ trong tiếng Anh có thể là danh từ,
cụm danh từ, tính từ, động từ, mệnh đề. Ví dụ:
He is getting angry. He imagined her to be beautiful.
Our duty is that we must finisht the work.
Trường hợp khác như đảo trật tự từ sau đây:
Relaxation you call it!
Tiếng Việt cũng cũng có trường hợp này nhưng việc đổi vị trí của định ngữ câu
tiếng Việt lại có liên quan đến sự thay đổi thông tin phân đoạn thực tại của câu.
Ví dụ:
• Nhanh như chớp, nó lao lên vồ con mồi

7
Bởi vì khi đứng trước chủ ngữ và vị ngữ, định ngữ câu chỉ rõ ranh giới giữa
phần Đề và phần Thuyết. So sánh. Ví dụ: Bốn cánh, vụt một cái, bay đi loang
loáng.
e. Trạng ngữ Việt-Anh
Trong tiếng Việt, trạng ngữ là thành phần phụ cùa câu, có thể đứng ở
đầu, cuối, hay giữa câu. Có nhiều cách phân loại trạng ngữ.
Theo cấu tạo, có 2 loại trạng ngữ:
- Trạng ngữ được đánh dấu (có giới từ đứng đầu). Ví dụ: Trước khi ra về, các
cậu ấy còn nhậu nhẹt.
- Trạng ngữ không được đánh dấu (không có giới từ đứng dầu). Ví dụ:
Nhiều lần, nhiều lần lắm, những kí ức thời chiến cứ trở về trong tâm trí tôi.
Trong số các trạng ngữ không được đánh dấu, có một số trạng ngữ có thể
tách ra gián cách.
Ví dụ: Năm năm một lần, đại hội họp.
 Đại hội, năm năm họp một lần.
Năm năm đại hội họp một lần.
Đại hội họp năm năm một lần.
Căn cứ vào nghĩa biểu hiện, có:
-Trạng ngữ chỉ nơi chốn không gian:
Trong ngôi nhà mới, bà ấy nhớ quê cũ da diết.
-Trạng ngữ chỉ thời gian:
Khi ấy, ngôi trường còn đơn sơ lắm
Lúc nào cũng vậy, sự giận dữ làm cho người ta mù quáng.
-Trạng ngữ chỉ mục đích:
Bố mẹ cho tôi tiền để mua máy tính.
-Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
Ví dụ:
Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
- Trạng ngữ chỉ phương thức:
8
Ví dụ:
Bất chợt cơn mưa ập đến.
Với giọng kể chậm rãi, trầm ấm, bà đưa tôi vào thế giới cổ tích diệu kỳ.
-Trạng ngữ hạn định:
Ví dụ: Tôi đến anh ngay nếu trời tạnh mưa.
Trong tiếng Anh, trạng ngữ cũng là thành phần thứ yếu của cấu trúc câu
nhưng xét về cách dùng, tác dụng phổ biến có ý nghĩa biểu đạt…Căn cứ vào cấu
tạo, ta có:
-Trạng ngữ là danh ngữ: John was goin last week.
-Trạng ngữ là giới ngữ: John was playing with great skill.
-Trạng ngữ là một cụm trạng từ: He is playing as well as he could.
-Trạng ngữ là một mệnh đề có động từ hạn định (finite verb clause):
Hương chased the dog although she was tired.
-Trạng ngữ là một mệnh đề có động từ không hạn định (non-finite verb clause)
She works hard to support her family.
-Trạng ngữ là phân từ hiện tại: Wishing to encourage him, they praised Denny.
-Trạng ngữ là phân từ quá khứ: Weakened by successive storm, the bridge was
no longer safe.
-Trạng ngữ là một mệnh đề không động từ: She was playing, unaware of the
danger.
Căn cứ vào vai trò, có 3 loại:
• -Trạng ngữ có quan hệ bổ sung (adjunct). Loại trạng ngữ này thâm nhập
tích hợp vào một số phạm vi câu. Trạng ngữ bổ sung không xuất hiện đầu
câu phủ định tường thuật. Ví dụ: : He left the party in a hurry to come
back home.

Hoặc nó có thể là tiêu điểm của một cau nghi vấn hay phủ định.
• Does she makes a call to her parrents because she needs money?
-Trạng ngữ có quan hệ chi phối (disjuncts):
Obviously, working part time is really good for students

9
-Trạng ngữ có quan hệ tiếp liên (conjuncts):
She doesn’t need any money from her family. In contrast, they should be going
to her for a loan.
Trạng ngữ chi phối và trạng ngữ tiếp liên không tác động vào câu tường thuật.
Chẳng hạn trạng ngữ chi phối to my regret có thể xuất hiện ở đầu câu phủ định
tường thuật. Ví dụ:
To my regret, they can not go to the concert.
Căn cứ vào mặt ý nghĩa, có 9 loại trạng ngữ:
-Chỉ so sánh, với as…as, -er than …
-Chỉ nhượng bộ, bắt đầu với các liên từ: although, even if, while, however
(much), no matter how.
-Chỉ cách thức, bắt đầu với các liên từ: as, in the way, as if.
-Chỉ nơi chốn, bắt đầu với các liên từ: where, wherever, anywhere.
-Chỉ mục đích, bắt đầu với các liên từ: so that, in order that, in case, lest, for
fear that
-Chỉ lí do, bắt đầu với các liên từ: as, because, since, seeing (that)
-Chỉ kết quả, bắt đầu với các liên từ: so … that
-Chỉ thời gian, bắt đầu với các liên từ: when, after, as soon as, since.
-Chỉ điều kiện, bắt đầu với các liên từ: if, unless …
Về vị trí, trạng ngữ tiếng Anh có thể đứng ở các vị trí:
- Đầu câu: Walking in the rain, she felt very special.

-Trong câu:
+ Một là nằm ngay trước trợ động từ thứ nhất hoặc be; hoặc giữa 2 trợ động từ
hoặc một trợ động từ be. Ví dụ:
I so did want to meet him.
He could hardly be described as an expert.
+ Hai là nằm ngay trước động từ chia; hoặc sau be và trước định ngữ. Ví dụ:
I almost resigned, but in fact I didn't.
Their luggage was resentfully packed .

10
-Cuối câu:
Ví dụ: I paid for the book immediately.

11

You might also like