You are on page 1of 11

ÔN TẬP CUỐI KÌ DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

CHƯƠNG TỪ VỰNG
1. Đơn vị cấu tạo từ.
Trên hành trình khám phá ngôn ngữ, khái niệm về đơn vị cấu tạo từ đóng vai trò không
thể phủ nhận. Nhìn sâu vào cấu trúc của từ ngữ, chúng ta phát hiện ra rằng những phần nhỏ, gọi
là hình vị, đóng góp vào việc tạo nên ý nghĩa và cấu trúc của từng từ một cách khó có thể nhận
biết từ bên ngoài. Điều này khơi gợi sự tò mò về cách mà các phần nhỏ này gắn kết và tạo nên ý
nghĩa của ngôn ngữ.
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và / không có giá trị về mặt ngữ pháp. Hình vị được
coi là đơn vị trực tiếp để cấu tạo nên từ hoặc để biến đổi hình thái của từ. Ví dụ như từ “teacher”
có hai hình vị “teach-“ có nghĩa là “dạy”, “-er” có nghĩa là “người”. Từ “books” có hai hình vị
“book-“ có nghĩa là “sách”, “-s” có nghĩa là số nhiều. Tương tự mỗi từ tiếng việt sau đây gồm
hai hình vị “ nhà cửa”, “đất nước”, “đẹp đẽ”…
Hình vị được coi là đơn vị trong tâm cả trong nghiên cứu về cấu tạo từ lẫn trong nghiên
cứu về biến đổi hình thái của từ. Riêng đối với các hình vị là phụ tố, như chúng ta đã biết, phụ tố
biến hình từ sẽ được chú trọng trong nghiên cứu về biến đổi hình thái của từ; còn nghiên cứu về
cấu tạo từ thì lại chú trọng tới các hình vị cấu tạo từ.
Về mặt chức năng, các hình vị biến đổi hình thái của từ (biến tố) được nối kết vào để: -
Làm thay đổi dạng thức của từ; Biểu thị mối quan hệ giữa từ này với từ khác trong hoạt động
ngôn ngữ; - Bảo đảm sự phù hợp về dạng thức giữa từ này với từ khác trong câu nhưng chúng
không làm thay đổi bản chất từ vựng của từ, tức là không làm cho từ gốc biến thành một từ khác.
Nói rõ hơn, hình vị biến tố được dùng với chức năng căn bản là để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp
của từ. Ví dụ: book -s, cat -s, hous -es, speak-s, work -ing, work -ed, wom-
Về mặt chức năng, các hình vị biến đổi hình thái của từ (biến tố) được nối kết vào để
làm thay đổi dạng thức của từ; ngoài ra còn biểu thị mối quan hệ giữa từ này với từ khác trong
hoạt động ngôn ngữ. Bảo đảm sự phù hợp về dạng thức giữa từ này với từ khác trong câu nhưng
chúng không làm thay đổi bản chất từ vựng của từ, tức là không làm cho từ gốc biến thành một
từ khác. Nói rõ hơn, hình vị biến tố được dùng với chức năng căn bản là để thể hiện các ý nghĩa
ngữ pháp của từ. Ví dụ: book -s, cat -s, hous -es, speak-s, work -ing, work -ed, …
Hình vị phái sinh (cấu tạo từ) được nối kết vào chính tổ hoặc từ gốc để làm thay đổi
bản chất từ vựng và ngữ pháp của từ gốc. Hơn nữa là làm cho từ gốc đó biến thành một từ khác;
(chứ không phải – nhằm làm thay đổi dạng thức của từ để biểu thị mối quan hệ giữa r này với từ
khác trong các hoạt động ngôn ngữ. Điểm khác biệt căn bản giữa hình vị biến tố và hình vị phái
sinh chính là ở chỗ đó). Ví dụ về hình vị biến tố trong tiếng Việt có thể là từ "giáo viên." Trong
từ này, hình vị "-viên" đóng vai trò như một hình vị biến tố, chuyển đổi từ "giáo" (người giáo
dục) thành "giáo viên" (người làm công việc giáo dục). Từ gốc là "giáo" chỉ liên quan đến vai trò
hoặc nghề nghiệp, và khi thêm hình vị "-viên," nó biến thành một từ mới với ý nghĩa người làm
công việc đó. Ngoài ra trong tiếng Anh có các hình vị như: -ism, -ly, -istic, -ity, -ize, il- (trong
legal- sm, legal-ly, legal-istic, legal-ity, legal-ize, il-legal, il-legal-ity, il- egal-ly) …
Quá trình tạo từ mới trên cơ sở một từ có trước, được gọi là quá trình phái sinh / sự
phái sinh từ. Từ có trước, được gọi là từ gốc. Từ được tạo ra sau trên cơ sở từ gốc, được gọi là từ
phái sinh. Các quá trình phái sinh từ có thể được biểu diễn bằng những quy tắc hình thức nhất
định. Ví dụ, trong tiếng Anh: danh từ + ful trở thành tính từ (beauti-ful, truth-ful, hope-ful...) ;
danh từ + ly cũng trở thành tính từ (love-ly, week-ly, dai-ly...); Động từ + er, or thì trở thành danh
từ (teach-er, lead-er, profess-or, conduct-or)
Nhìn chung, đơn vị cấu tạo từ đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu và phân tích
ngôn ngữ. Việc phân rã từng phần nhỏ này giúp chúng ta tiếp cận ngôn ngữ một cách sâu sắc
hơn, từ đó củng cố hiểu biết về cấu trúc và ý nghĩa của từng từ mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Sự kết hợp tinh tế giữa các hình vị và hình tố không chỉ tạo nên sức mạnh của ngôn ngữ mà còn
mở ra cánh cửa cho sự sáng tạo và biến đổi không ngừng của nó.

2. Phương thức cấu tạo từ


Phương thức cấu tạo từ là bản chất của ngôn ngữ, một cách tác động tinh tế vào hình vị
để biến đổi từ vựng, làm phong phú và linh hoạt hóa ngôn ngữ. Qua các phương thức này, chúng
ta chứng kiến sức mạnh sáng tạo của ngôn ngữ, từ cơ bản nhưng không ngừng mở rộng, biến đổi
và sáng tạo.
Trong ngôn ngữ, phương thức cấu tạo từ có thể được phân chia thành ba kiểu chính: từ
ghép , phụ gia và từ láy. Trước tiên, phương thức ghép phổ biến trong mọi ngôn ngữ và có vai trò
rất quan trọng. Bản chất của nó là ghép các hình vị gốc từ lại với nhau. Vì vậy, phương thức này
cũng còn được gọi là phương thức hợp thành. Hình vi gốc từ ở đây cần phải được nhắc lại là
gồm cả hình vị thực lẫn hình vị. Từ được cấu tạo theo phương thức này hầu như có mặt trong tất
cả các ngôn ngữ. Ví dụ như trong tiếng Việt, “sân” đi với “bay” thành sân bay, “rau” đi với “cỏ”
thành “rau cỏ”, “giặt” đi với “giũ” thành “giặt giũ”… Hay trong tiếng Trung “shǒu” (nghĩa là
tay) đi với “jī” (nghĩa là máy) thành “shǒu jī” (nghĩa là điện thoại)… Trong tiếng Anh thì có
“news” (tin tức) đi với “paper” (giấy) thành “newspaper” (báo giấy) , “self” đi với “made” thành
“selfmade”…
Hơn nữa, phương thức ghép có trường hợp vừa cắt ngắn các yếu tố gốc, lại vừa tổ hợp
chúng với nhau để tạo thành từ mới như trong tiếng Anh, tiếng Việt cũng có thể được coi là thuộc
phương thức (cấu tạo từ) hợp thành. Ví dụ:smoke + fog → smog , motor + hotel → motel , giao
thông + liên lạc → giao liên , nhân dân + vận động → dân vận...
Trong phương pháp cấu tạo từ không chỉ có phương thức ghép, mà phương thức phụ gia
cũng quan trọng không kém. Phương thức phụ gia là phương thức nối kết thêm phụ tổ vào thành
tố gốc. Trước hết là phụ gia tiền tố (nối kết tiền tố vào thành tố gốc). Phương thức tạo từ này có
mặt trong các ngôn ngữ Ân Âu và rất nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ trong tiếng Anh
war (chiến tranh) nhưng anti-war (chống chiến tranh), possible (khả thi) còn im-possible (bất khả
thi), legal (hợp pháp) còn il-legal (bất hợp pháp)… Trong tiếng Katu hat (hát) còn por-hat (bài
hát), praz (nói) còn pa-pra? (câu nói), hok (học) còn ra-hok (bài học)...
Ngoài ra, phương pháp phụ gia còn có phụ gia hậu tố (nối kết hậu tổ vào thành tố gốc).
Cũng như phương thức phụ gia tiền tố, phương thức phụ gia hậu tố có mặt trong các ngôn ngữ
Ân Âu và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Ví dụ: Tiếng Anh: play (chơi) → player (cầu thủ),
write -> writer (nhà văn), kind (tốt)  kindness (lòng tốt)… Không chỉ vậy, phụ gia trung tố
(nối kết trung tố - đúng hơn là chèn trung tổ - vào thành tố gốc). Phương thức tạo từ này gặp
được rất nhiều trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á. Ví dụ: Tiếng Khmer: kuot
(thắt/buộc) → khnuot (cái nút), baek (chia)→ phnaek (phần/bộ phận), suo (hỏi)→ somnuo (câu
hỏi)… Và phụ gia chu tố. Nối kết chu tố (circumfix / confix) vào hình vị gốc từ, một thành phần
vào đầu, một thành phần vào cuối.
Trên thực tế, có khi có hiện tượng phái sinh ngược (back formation), tức là thông thường,
quá trình phái sinh “đi” từ động từ sang danh từ, nhưng ở đây, quá trình này lại “đi” từ danh từ
sang động từ. Tuy vậy, xét về bản chất thì cách tạo từ mới này cũng thuộc về phương thức phái
sinh phụ gia. Ví dụ, trong tiếng Anh: television (vô tuyến truyền hình - D. từ) → televise
(truyền hình - Đ. từ), peddler (người bán hàng rong - D. từ) → peddle (Bán hàng rong - Đ. từ),
baby + sitter → babysitter (người trông trẻ - D. từ.) → babysit (Đ. từ) …
Cuối cùng, phương thức láy là phương thức tạo từ mới bằng cách phụ gia một thành tố
mới cho thành tố gốc, với điều kiện thành tố mới phải lặp lại một phần hay toàn phần vỏ ngữ âm
của thành tố gốc. Phương thức này rất phát triển trong các ngôn ngữ Nam Á và Đông Nam Á. Ví
dụ trong Tiếng Việt có nhỏ  nhỏ nhắn, co co ro, nhảm  lảm nhảm, đẹp đẹp đẽ…. Hơn
nữa, phương thức láy còn rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một cụm
từ, đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới. Ví dụ, trong tiếng Anh: television  TV,
influenza  flu,…. Ngoài ra, phương thức láy còn có thể chuyển loại: Thay đổi ý nghĩa và chức
năng từ loại của từ có trước, đưa nó sang từ loại khác với tư cách một từ riêng biệt. Ví dụ: Tiếng
Anh: work (Đ.tù) - work (D.tr); update (D.từ) - update (Đ.từ)… Trong tiếng Việt: của ← của
(danh từ), về  về (động từ), cho ← cho (động từ), ở ← ở (động từ), ra  ra (động từ), phải 
phải (động từ)...
Như vậy, phương thức cấu tạo từ là một khía cạnh quan trọng của ngôn ngữ, cho thấy sức
sáng tạo, linh hoạt và đa dạng của cách mà ngôn ngữ tác động và thay đổi để tạo ra ý nghĩa mới.
Qua việc nghiên cứu và hiểu rõ về các phương thức này, chúng ta có thể tiếp cận ngôn ngữ với tư
duy sâu sắc hơn và hiểu rõ hơn về cách từ vựng và ngữ pháp hình thành.

CHƯƠNG NGỮ PHÁP

1. Phương thức ngữ pháp


Bất kì ý nghĩa của một từ, tổ hợp từ hay một câu nào cũng có những hình thức thể hiện của nó. Ý
nghĩa ngữ pháp cũng vậy, được thể hiện bằng những hình thức nhất định. Một trong nhứng
nhiệm vụ quan trọng của các ý nghĩa ngữ pháp là nghiên cứu những phương tiện biểu hiện của
các ý nghĩa ngữ pháp được sử dụng trong các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Và nhà ngôn
ngữ học cần khái quát các hình thức đó lại thành những phương thức chính, gọi là “phương thức
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp”. Có thể dẫn ra một số phương thức ngữ pháp chủ yếu như sau:
1. Phương thức phụ tố
Phương thức phụ tố được dùng phổ biến trong các ngôn ngữ Nga, Anh, Pháp.
Phụ tố được thêm vào trước từ gọi là tiền tố. Phụ tố cũng có thể được thêm vào giữa, khi đó nó
có tên là trung tố. Khi phụ tố ở cuối từ như “s” trong “books” người ta gọi là hậu tố.
2. Phương thức luân phiên ngữ âm học hoặc biến tố bên trong
Ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng sự biến đổi của thành phần ngữ âm của bản thân
gốc từ, hay nói cách khác, bằng hiện tượng biến tố bên trong.
Ví dụ, trong tiếng Anh: foot ( bàn chân) ở dạng số ít  feet ( những bàn chân) ở dạng số nhiều.
Ở đây ý nghĩa ngữ pháp về số được biểu hiện bằng việc luân phiên âm vị chứ không phải bằng
hiện tượng thêm phụ tố. Phương thức này được dùng nhiều trong tiếng Ả rập, một phần trong các
ngôn ngữ Anh, Đức, Pháp.
3. Phương thức thay từ căn
Theo phương thức này, người ta dùng hẳn một từ căn khác để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Cấp so
sánh của các tính từ chỉ ý nghĩa “tốt” và “xấu” trong một số ngôn ngữ Ấn – Âu thường sử dụng
phương thức này.
Ví dụ trong tiếng Anh:Good ( tốt)  better ( tốt hơn)
Bad ( xấu)  worse ( xấu hơn)
4. Phương thức trọng âm
Phương thức này được dùng trong tiếng Nga.
Ví dụ trong tiếng Nga: pykú (“bàn tay” – cách 2, số ít )  pýku ( “những bàn tay” – cách 1, số
nhiều)
5. Phương thức lặp
Lặp bao gồm lặp toàn phần hay lặp bộ phận. Nó thường hay được sử dụng để biểu thị số nhiều.
Ví dụ trong tiếng Mã lai: orang ( người) , orang – orang ( nhiều người)
Ở trong tiếng Việt cũng có hiện tượng này. Ví dụ: ngành  ngành ngành, nhà  nhà nhà, người
 người người
6. Phương thức hư từ
Các ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện không phải bên trong từ mà ở ngoài từ. Phương thức dùng
từ hư là một phương thức như vậy.
Từ hư là những từ mất đi ý nghĩa định danh mà chỉ biểu hiện ý nghĩa quan hệ giữa các thành
phần câu hoặc giữa các câu cũng như chỉ ra các ý nghĩa ngữ pháp độc lập với tổ hợp từ trong
câu.
Trong tiếng Nga và tiếng Việt từ hư + động từ biểu hiện ý nghĩa tương lai.
Ví dụ: Tôi sẽ đọc.
7. Phương thức trật tự từ
Ở trong câu, khi các từ được sắp xếp theo những trật tự trước, sau khác nhau thì sẽ tạo ra những
ý nghĩa khác nhau. Trong câu “Anh yêu em” , “anh” là chủ ngữ còn “em” là bổ ngữ. Trái lại, khi
trật tự trên bị thay đổi, ví dụ “em yêu anh” thì ý nghĩa của câu sẽ khác đi và quan hệ ngữ pháp
giữa “anh” và “em” cũng thay đổi.
Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Hán và hàng loạt ngôn ngữ khác trong khu vực Đông
Nam Á đã dùng trật tự từ làm phương thức cơ bản để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ với
nhau.
Trật tự từ trong các ngôn ngữ có thể có chỗ giống nhau mà cũng có thể có chỗ khác nhau.
Ngoài 7 phương thức chính nêu trên còn có thể kể ra một vài phương thức khác nữa nhu phương
thức ghép, phương thức ngữ điệu.

2. Phạm trù ngữ pháp


I. ĐỊNH NGHĨA PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP:
Ngôn ngữ là một hệ thống, trong đó các yếu tố không tồn tại rời rạc, biệt lập mà có quan hệ chặt
chẽ với nhau, quy định sự tồn tại và giá trị của nhau. Ta chỉ có thể nói tới sự tồn tại của một ý
nghĩa ngữ pháp nào đó khi nó được đặt trong mối quan hệ thống nhất và đối lập với ít nhất một ý
nghĩa ngữ pháp khác.
Các ý nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau tuy đối lập với nhau, nhưng lại có điểm thống nhất với
nhau, ví dụ số ít đối lập với số nhiều, nhưng chúng đều là những ý nghĩa về “số”. Loại ý nghĩa
ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy chính là
phạm trù ngữ pháp.
Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một phạm trù ngữ pháp được thể hiện ra bằng một dạng
thức ngữ pháp nhất định, đối lập với các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại. Một
dạng thức ngữ pháp có thể tham gia nhiều hệ thống đối lập, biểu thị các ý nghĩa bộ phận của
nhiều phạm trù ngữ pháp khác nhau. Tuy nhiên, một dạng thức không thể đồng thời diễn đạt
những ý nghĩa đối lập nhau trong cùng một phạm trù ngữ pháp.
Từ những điều đã trình bày trên, có thể định nghĩa phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của
những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau.
II. CÁC PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP PHỔ BIẾN:
1. Số:
Có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: Số của danh từ, số của động từ, và số của
tính từ.
Phạm trù số của danh từ biểu thị số lượng của sự vật. Tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, …phân
biệt hai số là số ít và số nhiều. Trong tiếng Việt, phạm trù số của danh từ bao gồm ba ý nghĩa bộ
phận:
 Số ít, ví dụ: Con mèo
 Số nhiều, ví dụ: Các con mèo
 Giống trung (biểu thị cả lớp sự vật, không phân biệt ít hay nhiều), ví dụ: mèo
Phạm trù số của tính từ biểu thị mối quan hệ giữa tính chất diễn tả ở tính từ với một hay nhiều sự
vật. Tính từ tiếng Nga, tiếng Pháp có hai số là số ít và số nhiều. Phạm trù số của tính từ không có
trong tiếng Anh, tiếng Việt.
Phạm trù số của động từ biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với
một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngôn ngữ mà động tù được chia theo ngôi như
tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh …Trong tiếng Việt không có phạm trù số của động từ.
2. Giống:
Giống trước hết là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Danh từ thuộc những giống khác nhau có
dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.
Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngôn ngữ một khác. Phạm trù giống của danh từ không tồn
tại trong tiếng Anh và tiếng Việt
3. Cách:
Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ
khác trong cụm từ hoặc trong câu.
Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện ngữ
pháp khác như hư từ, trật tự từ, trọng âm.
Số lượng cách trong các ngôn ngữ không giống nhau. Danh từ tiếng Anh có hai cách, trong khi
đó, danh từ tiếng Aráp có ba cách, tiếng Đức bốn cách, tiếng Nga sáu cách …
Cách của danh từ có lien quan đến chức năng cú pháp của từ, nhưng không trùng với chức năng
cú pháp. Hai từ ở cùng một cách cớ thể đảm nhiện những chức năng khác hẳn nhau.
4. Ngôi:
Ngôi là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động.
Chủ thể hoạt động nói ở động từ có thể là:
 Bản thân người nói ( ngôi thứ 1)
 Người nghe ( ngôi thứ 2 )
 Người hay vật không tham gia đối thoại nhưng được đề cập tới ( ngôi thứ 3)
Trong các ngôn ngữ có phạm trù ngôi như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, ngôi của động từ
được thể hiện bằng phụ tố, trợ động từ hoặc bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ.
Động từ giao tiếp tiếng Việt không có phạm trù ngôi. Dù biểu thị hành động cuaqr vai nào, chúng
cũng giữ nguyên hình thức ngữ âm như trong từ điển.
5. Thời:
Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa hành động với thời điểm phát
ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.
Khi phạm trù thời biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn, ta gọi đó là thời
tuyệt đối. Trên đại thể, các ngôn ngữ có phạm trù thời thường phân biệt ba thời là:
 Thời quá khứ, cho biết hành động diễn ra trước thời điểm phát ngôn.
 Thời hiện tại, cho biết hành động diễn ra ngay trong thời điểm phát ngôn.
 Thời tương lai, cho biết hành động diễn ra sau thời điểm phát ngôn.
Đối lập với thời tuyệt đối là thời tương đối. Thời tương đối biểu thị quan hệ giữa hoạt động với
một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói.
6. Thể:
Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của hoạt động với
tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc …
Các ngôn ngữ có phạm trù thể thường phân biệt thể hoàn thành với thể không hoàn thành, thể
thường xuyên với thể tiếp diễn.
Thể hoàn thành cho biết hoạt động nêu ở động từ là một quá trình có giới hạn về mặt thời gian.
Trong khi đó, thể không hoàn thành chỉ biểu thị hành động nói chung, không có bất cứ một sự
giới hạn nào. Thể thường xuyên cho biết hoạt động nêu ở động từ là hoạt động diễn ra hang
ngày, lặp đi lặp lại; trong khi đó, thể tiếp diễn lại cho biết hoạt động chỉ diễn ra trong khoảng
khắc được nói đến.
7. Thức:
Thức là phạm trù của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và
với người nói.
Những thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức tường thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định,
thức điều kiện.
Thức tường thuật cho biết ý kiến của người nói là khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hoạt
động trong thực tế khách quan.
Thức giả định cho biết hoạt động tuy không diễn ra, nhưng đáng lí đã có thể diển ra trong những
điều kiện nhất định.
Động từ tiếng Việt không có phạm trù thức. Tuy vậy, các ý nghĩa tường thuật, mệnh lệnh, giả
định, …vẫn được thể hiện nhờ một số hư từ hay nhờ ngữ điệu của câu.
8. Dạng:
Dạng là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa những hoạt động với các sự vật
nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy.
Nếu dạng thức của động từ nói lên rằng hoạt động mà động từ diễn tả là do sự vật nêu ở chủ ngữ
thực hiện và hướng vào sự vật nêu ở bổ ngữ thì đó là dạng chủ động của động từ. Ngược lại, nếu
dạng thức của động từ nói lên rằng sự vật nêu ở chủ ngữ là đối tượng mà hoạt động hướng vào,
còn kẻ thực hiện hoạt động là sự vật nêu ở bổ ngữ, thì đó là dạng bị động của động từ.
Mỗi ngôn ngữ có một cách thức riêng để biểu thị sự chuyển đổi từ dạng chủ động sang dạng bị
động. Trong tiếng Việt, để diễn đạt ý nghĩa bị động, người ta có thể them các yếu tố “bị” hoặc
“được” vào trước ngoại động từ.

3. Quan hệ cú pháp
* Khái niệm: là quan hệ giữa các thành tố đồng thời có mặt trong dòng lời nói, tạo
nên ngữ đoạn và câu, cấp cho những đơn vị này 1 chức năng nào đó, với tư cách là
một giá trị lâm thời. Là cơ sở của cấu trúc câu.
VD: a. Suối // chảy // róc rách. b. Anh ấy // yêu // tôi.
CN VN BN CN VN BN
* Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu
2 điều kiện để hai từ/ ngữ đoạn có quan hệ cú pháp:
+ Có thể được xem là dạng rút gọn của 1 kết cấu phức tạp hơn.
+ Có ít nhất 1 thành tố được thay thế bằng từ nghi vấn.
VD: Đôi giày này rất đẹp.// Tôi mua đôi giày này.// Đôi giày này, họ giao đến hôm qua…
+ “Những đôi giày thể thao mới mua này” là kết cấu phúc tạp hơn của “đôi giày này”.
+ “Đôi giày này” có thể được thay thế bằng “Đôi giày nào?”.
(Trong câu, các từ/ ngữ đoạn đứng cạnh nhau ko nhất thiết có quan hệ NP với nhau; ko phải mỗi
từ đều có quan hệ NP với tất cả từ còn lại.
Trong câu, quan hệ NP luôn thể hiện quan hệ ngữ nghĩa nào đó, nhưng hai từ/ngữ đoạn có quan
hệ ngữ nghĩa chưa chắc đã có quan hệ ngữ pháp vs nhau.
VD: Mẹ khuyên tôi nghỉ.  “Tôi” và “nghỉ” có quan hệ ngữ nghĩa, nhưng ko có quan hệ cú
pháp.
Quan hệ NP giữa các từ trong câu là cơ sở của cấu trúc câu.)

* Các loại quan hệ ngữ pháp


- Quan hệ đẳng lập: là quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau.
+ Sự bình đẳng thể hiện:
1. Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp,
2. Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan hệ với yếu tố
bên ngoài tổ hợp.
 Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập: + Liệt kê: anh và em, ăn và nghỉ, bàn và ghế…
+ Lựa chọn: học hay chơi, đi hay ở…
+ Giải thích: Lan, em gái tôi, rất đáng yêu….
+ Qua lại: tuy thông minh nhưng lười, càng nói càng hay ...

- Quan hệ chính phụ: là quan hệ giữa các thành tố ko bình đẳng về ngữ pháp, một thành tố
trung tâm, các thành tố khác phụ. VD: Tất cả những sinh viên ngồi cuối lớp ấy/ đều rất chăm chỉ.
+ Sự không bình đẳng thể hiện:
1. Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp.
2. Chỉ có thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp trong quan hệ với yếu tố
bên ngoài tổ hợp.
+ Cách nhận biết thành tố chính, phụ:
1. Đối với ngôn ngữ biến hình: hình thái của thành tố chính chi phối hình thái của thành tố phụ.
2. Đối với ngôn ngữ đơn lập: Thực từ + hư từ
Thực từ + thực từ
- Quan hệ chủ vị: là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau, thành tố chủ thường
đứng trước thành tố vị. Phân biệt thành tố chủ và thành tố vị như những thành tố của tổ hợp có
quan hệ chủ vị với CN và VN như 2 thành phần chức năng cú pháp của câu.
VD: Em tôi(CN) học(VN)
+ Các ngôn ngữ biến hình: quan hệ chủ - vị được biểu thị thông qua sự phù ứng về ngôi, số,
giống,… giữa hai thành tố. VD: I(CN) go to school(VN).
+ Các ngôn ngữ đơn lập: quan hệ chủ - vị được biểu thị trước hết bằng trật tự từ.
VD: Sinh viên(CN) chăm chỉ(VN).
* Lưu ý về quan hệ cú pháp
 Quan hệ cú pháp mang tính hình thức ≠ quan hệ ngữ nghĩa/ quan hệ logic
VD: Chồng tôi qh vợ chồng
Tay tôi qh sở hữu
Túi bút qh thượng danh - hạ danh
 Thành tố chính trong quan hệ cú pháp chưa chắc là thành tố chính về thông báo
VD: Mẹ  em Vị này là phụ huynh bạn nào? Mẹ  em.

QHNP Khả năng đại diện Chức năng NP Đặt câu hỏi
Đẳng lập Cả 2 thành tố Chỉ xác định khi đặt cả tổ Câu hỏi giống nhau
hợp vào kết cấu phức tạp cho cả 2 thành tố
hơn

Chẳng hạn :khi tổ hợp VD nếu chỉ xét tổ hợp “anh VD với tổ hợp “anh
“anh và tôi” có qh với và tôi” riêng lẻ  không và tôi”  câu hỏi
1 thành tố bên ngoài. biết các thành tố của nó có “ai với tôi?” , “anh
VD (anh và tôi) đều là chức năng cú pháp gì với ai?” , “ ai với
sv  có thể nói “anh là Nhưng khi đặt tổ hợp vào ai?”
sv”+ “tôi là sv” một kết cấu phức tạp hơn thì
chức năng cú pháp mới xđ
“anh và tôi là sinh viên”
 “Anh” và “tôi” có
vai trò là CN
Chính phụ Chỉ thành tố chính - Chức năng của thành tố Chỉ đặt được câu hỏi
phụ: dễ xđ cho TTP
- Chức năng của thành tố
chính được xđ khi đặt nó
vào k/c phức tạp hơn

Chẳng hạn : khi tổ hợp VD xét tổ hợp “xe tôi” thì VD: “mèo đen”
“đọc sách ” có qh với 1 “tôi” là định ngữ của “xe”,  “mèo gì ?”
thành tố bên ngoài. VD còn chức năng cú pháp của “Học giỏi”
“đọc sách là niềm vui” xe chỉ xđ khi đặt nó vào k/c  “ học thế
 “đọc” đại diện cho phức tạp hơn nào?”
“Nó thích xe tôi”  “xe” là
toàn bộ tổ hợp trong qh
bổ ngữ
với “là niềm vui”
Chủ - Vị Không thành tố nào Được xđ ko cần đặt vào k/c Câu hỏi khác nhau
phức tạp hơn

VD câu “anh cười làm VD xét tổ hợp”bé ngủ” thì VD “bé ngủ”
cô ấy ngượng ngùng” bé là CN, “ngủ” là VN  Bé làm gì?
thì toàn bộ tổ hợp “  Ai ngủ?
anh cười” mới đủ tư  Ai làm gì?
cách qh với thành tố
bên ngoài. Cụ thể
không thể diễn giải
hoặc “anh làm cô ấy
ngượng ngùng” hoặc
cười làm cô ấy ngượng
ngùng”

VD: Anh và em là sinh viên Hanu/ Họ là anh và em


Chồng tôi là nội trợ/ Họ bắt nạt chồng tôi
Chồng tôi ngủ suốt ngày

You might also like