You are on page 1of 8

HỌC PHẦN: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

Giảng viên: TS Đoàn Thị Thu Hà

CHƯƠNG 4. NGỮ PHÁP HỌC

I. Khái quát về ngữ pháp và ngữ pháp học


1. Khái niệm ngữ pháp
- Truyền thống ngôn ngữ học: Những quy tắc cấu tạo từ và cấu tạo câu trong một ngôn ngữ.
- Tập hợp những quy tắc người bản ngữ tuân theo một cách trực giác trong khi tạo ra những
kết cấu hợp thức.
2. Ngữ pháp học
2.1 Định nghĩa: Ngữ pháp học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu ngữ pháp của một ngôn
ngữ, cụ thể là nghiên cứu các cách thức, phương tiện cấu tạo từ và câu.
- Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu ngữ pháp: Ngữ pháp truyền thống, Ngữ pháp từ vựng-
chức năng, Ngữ pháp cải biến…
2.2 Các bộ phận của ngữ pháp học
2.2.1 Từ pháp: Nghiên cứu quy luật cấu tạo từ, biến hình từ, đặc tính ngữ pháp của từng
từ loại.
2.2.2 Cú pháp: Nghiên cứu sự kết hợp của các từ thành từ tổ/ ngữ đoạn và câu.
II. Ý nghĩa ngữ pháp
1. Định nghĩa: Ý nghĩa khái quát, thể hiện những đặc điểm ngữ pháp được quy ước chung
cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định.
Ví dụ: pen - pens, book - books, teacher-teachers, student - students, watch - watches, chid -
children; study - studied - is/ are studying - will study, watch - watched - is/ are watching -
will watch…
- Phân biệt với ý nghĩa từ vựng: Ý nghĩa riêng của từng từ cụ thể, gắn liền với việc phản ánh
“khái niệm” về sự vật, hành động, thuộc tính, quá trình được gọi tên bằng từ đó, làm từ đó
khác các từ khác trong hệ thống từ vựng.

1
2. Các loại ý nghĩa ngữ pháp
2.1 Ý nghĩa ngữ pháp thường trực (tự thân): Tồn tại thường trực trong mọi dạng thức của
đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ: Ý nghĩa giống đực, giống cái, giống trung của danh từ tiếng Nga:
ngôi nhà (giống cái)/ đất nước (giống đực)/ cái ngòi bút (giống trung); Ý nghĩa giống đực,
giống cái của danh từ tiếng Pháp: thuốc lá, con chó, thế giới (giống đực)…/ trường học, dòng
sông, quả đồi, cái bàn (giống cái)…
2.2 Ý nghĩa ngữ pháp lâm thời: Chỉ xuất hiện trong một số dạng thức của đơn vị ngôn ngữ.
Ví dụ: Ý nghĩa ngôi của động từ trong tiếng Anh, tiếng Nga; ý nghĩa số ít - số nhiều của danh
từ trong tiếng Anh, tiếng Nga.
2.3 Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ: Có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với đơn vị khác trong
hoạt động ngôn ngữ đưa lại. Ví dụ:
(a) Anh ấy đã si mê chị tôi. (b) Tôi si mê anh ấy.
(chủ thể) (đối thể)
(c) Tôi chạy đến anh ấy.
(điểm đến của hành động)
III. Phương thức ngữ pháp
1. Định nghĩa: Cách sử dụng các phương tiện ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
2. Các phương thức ngữ pháp thường gặp
2.1 Phương thức phụ tố: Dùng các loại phụ tố nối kết vào yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp cho yếu tố chính đó.
Ví dụ: Trong tiếng Anh hình vị -s biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ; ed biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp thời quá khứ của động từ; tiếng Nga: -л biểu thị ý nghĩa ngữ pháp thời quá
khứ của động từ (pаботать - pаботал, пиcать - пиcал). и, ы biểu thị ý nghĩa ngữ pháp số
nhiều cho danh từ (книги, студеты).
2.2 Phương thức luân chuyển ngữ âm: Biến đổi một bộ phận của chính tố bằng những quy
luật ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho chính tố đó.
Ví dụ: man - men; woman - women; tooth - teeth; foot - feet; goose - geese; sing - sang; drink
- drank… (tiếng Anh);

2
Buddha (Phật) - bauddha (có tính Phật), nidra (giấc mơ) - naidra (thuộc giấc mơ/ người đang
ngủ) (tiếng Sanscrit).
2.3 Phương thức thay căn tố: Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của căn tố bằng một căn tố khác.
Ví dụ: go - went; good - better - best; bad - worse - worst (tiếng Anh);
xоpoщий (tốt) - людще (tốt hơn); плoxoй (xấu) - xyжe (xấu hơn) (tiếng Nga);
bon (tốt) - meileur (tốt hơn); mauvais (xấu) - pire (xấu hơn) (tiếng Pháp).
2.4 Phương thức trọng âm: Sử dụng trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của
đơn vị ngôn ngữ. Ví dụ: ‘pykи (danh cách, số nhiều); py’kи (sở hữu cách, số ít).
‘peзaть (thể chưa hoàn thành) pe’зaть (thể hoàn thành)
‘cлoвa (danh cách, số nhiều) cлo’вa (sinh cách, số ít)
2.5 Phương thức lặp: Lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: nhà nhà, người người, ngành ngành, ngày ngày… (khác vẫy vẫy, gật
gật, lắc lắc, cười cười…)
Tangai (ngày) - ngai tangai (ngày ngày); Tabư (chiều) - bư tabư (chiều chiều) (tiếng Bru)
babi (con lợn) - babibabi (đàn lợn) (tiếng Indonesia).
2.6 Phương thức hư từ: Dùng hư từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không nối
kết vào bên trong) để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: nhà → những cái nhà, người → mọi
người, ngành → các ngành; maison (cái nhà) → les maisons (những cái nhà), livre de mon
pere (quyển sách của cha tôi) (tiếng Pháp); friends of mine, we will see soon (tiếng Anh).
 Là phương thức phổ biến, có năng lực hoạt động mạnh trong các ngôn ngữ không biến
hình.
2.7 Phương thức trật tự từ: Dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Ví
dụ: cửa trước // trước cửa; trong áo // áo trong; xe ôm // ôm xe; mẹ con // con mẹ; uống nước
// nước uống; tầng 5 // 5 tầng; Anh đi đâu đấy?// Đấy, anh đi đâu!
This classroom is clean // Is this classroom clean? (tiếng Anh).
2.8 Phương thức ngữ điệu: Dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (các
ý nghĩa tình thái của câu). Ví dụ: - Người đâu mà xấu thế không biết!
- Vâng… Tôi xấu. Bà thì đẹp…
any

3
Don’t give it to body.
(Đừng đưa cái đó cho ai cả)
Don’t any
give it to body.
(Đừng đưa cái đó cho tất cả mọi người. Chỉ đưa cho một vài người thôi).
IV. Phạm trù ngữ pháp
1. Định nghĩa: Thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể hiện ra ở
những dạng thức đối lập nhau theo hệ thống.
- Hai điều kiện cần và đủ để có phạm trù ngữ pháp:
(i) Có ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau để tạo nên loại ý nghĩa ngữ pháp khái
quát chung;
(ii) Sự đối lập này phải được thể hiện ra một cách có hệ thống, bằng những phương tiện,
phương thức ngữ pháp nhất định.
2. Các phạm trù ngữ pháp hình thái từ thường gặp
2.1 Phạm trù giống: Phạm trù ngữ pháp của danh từ, quy danh từ vào những lớp khác nhau
dựa vào đặc điểm biến hình, hợp dạng của chúng.
Ví dụ: Trong tiếng Nga: [-a, -я…] biểu thị giống cái (книгa, cмpанa); [-o, -e…] biểu thị giống
trung (пoлe-cánh đồng; пepo-ngòi bút); [-phụ âm] biểu thị giống đực. Khi danh từ này xuất
hiện trong câu, nó đòi hỏi các từ khác cũng phải có hình thái về giống để tương hợp với nó.
 Sự phân biệt phạm trù giống trong các ngôn ngữ khác nhau không hoàn toàn giống nhau
(tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha chỉ phân biệt giống đực và giống cái; tiếng Đức, tiếng Nga
phân biệt giống đực, giống cái và giống trung).
 Không phải tất cả các ngôn ngữ đều có phạm trù giống.
 Trong một số ngôn ngữ còn có phạm trù giống của tính từ và động từ.
 Giống của tính từ thường phụ thuộc giống của danh từ (tiếng Nga).
2.2 Phạm trù số: Phạm trù ngữ pháp biểu thị ý nghĩa số lượng (ít hay nhiều) của các sự vật
do danh từ biểu hiện. Ví dụ: bottle, chair, bed → bottles, chairs, beds.

4
 Phạm trù số trong các ngôn ngữ khác nhau có thể không trùng nhau ở mọi khía cạnh. Ví
dụ: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp chỉ có sự phân biệt phạm trù số ít và số nhiều; Tiếng
Sanscit, Slave cổ có phạm trù số đôi, lại có ngôn ngữ có phạm trù số ba.
2.3 Phạm trù cách: Phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị quan hệ ngữ pháp của danh từ
với vai trò, chức năng mà nó đảm nhiệm trong câu (chủ ngữ; bổ ngữ trực tiếp/ gián tiếp của
giới từ…).
- Các ngôn ngữ khác nhau sử dụng phương tiện ngôn ngữ khác nhau để biểu thị phạm
trù cách.
- Biểu hiện của cách cũng không đồng đều trong các ngôn ngữ.
Ví dụ: Tiếng Anh có các cách sau:
- Danh cách: I, we, you, he, she, it, they, who.
- Đối cách: me, us, you, him, her, it, them, whom.
- Sinh cách: my, ours, your, his, hers, its, their, whose.
Tiếng Nga: Ngoài ba cách trên còn có ba cách nữa là: Tặng cách, công cụ cách và giới cách.
Tiếng Đức có bốn cách: Danh cách, đối cách, tặng cách, sinh cách.
2.4 Phạm trù ngôi: Phạm trù ngữ pháp của động từ thể hiện và phân biệt chủ thể (người, vật)
thực hiện hành động.
- Có thể được biểu thị bằng phương thức phụ tố (tiếng Nga), bằng các trợ động từ (tiếng Anh:
I/we shall; you/he/she will), phụ tố + trợ động từ (tiếng Pháp).
- Các ngôn ngữ không biến hình, động từ không biểu thị ý nghĩa về ngôi → Không có phạm
trù ngôi.
- Cần phân biệt với phạm trù ngôi liên quan đến các vai khác nhau trong lời nói: Ngôi thứ
nhất -Ngôi thứ hai - Ngôi thứ ba.
2.5 Phạm trù thời: Phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị tương quan thời gian giữa hành
động, trạng thái do động từ thể hiện với thời điểm được nói tới.
2.5.1 Thời quá khứ: Hành động, trạng thái đang diễn ra trước, sớm hơn thời điểm nói tới.
Ví dụ: I met her two days ago.
2.5.2 Thời hiện tại: Hành động, trạng thái đang diễn ra đúng thời điểm nói tới.
Ví dụ: He is flirting with my girl friend.

5
2.5.3 Thời tương lai: Hành động, trạng thái đang diễn ra sau, muộn hơn thời điểm nói tới.
Ví dụ: He will meet her tomorrow.
- Việc sử dụng các hình thức thời của động từ không phải luôn theo quy tắc bó cứng. Thời
hiện tại có thể được dùng biểu thị ý nghĩa “phiếm thời”: The sun goes down in the west.
Thời tiếp diễn có thể được dùng biểu thị ý nghĩa tương lai gần: Im leaving tomorrow.
2.6 Phạm trù thể: Phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị trạng thái của hành động do động
từ biểu thị (hoàn tất - chưa hoàn tất, tiếp diễn - không tiếp diễn...).
2.6.1 Thể hoàn thành: Đến thời điểm quy chiếu, hành động đã hoàn tất. Ví dụ: I’v read her
letter.
2.6.2 Thể tiếp diễn: Đến thời điểm quy chiếu, hành động tiếp tục diễn ra. Ví dụ: We are
studying/ We have been studying here for 2 years.
2.6.3 Thể chưa hoàn thành: Đến thời điểm quy chiếu, hành động chưa hoàn hoàn tất. Ví dụ:
He reads my letter.
2.6.4 Thể thường xuyên: Hành động lặp đi lặp lại như một tập quán bình thường. Ví dụ: She
paints a painting.
- Các ý nghĩa thuộc phạm trù thể được thể hiện bằng hư từ, phụ tố hoặc cả hai. Ví dụ: Im
leaving tomorrow; They have been working.
2.7 Phạm trù dạng: Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa động từ với các
danh ngữ làm chủ ngữ, bổ ngữ.
- Các ngôn ngữ khác nhau có thể khác nhau về cách diễn đạt phạm trù dạng.
2.7.1 Dạng chủ động: Chủ ngữ chính là chủ thể thực hiện hành động. Ví dụ: Ông ấy phạt
thằng con trai hư hỏng.
2.7.2 Dạng bị động: Chủ ngữ lại là đối thể mà hành động hướng tới. Ví dụ: Thằng con trai
hư hỏng bị ông ấy phạt.
2.8 Phạm trù thức: Phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị thái độ của người nói (viết) với
điều được nói tới, kiểu giao tiếp của người nói với người nghe.
2.8.1 Thức trần thuật: Khẳng định/ phủ định của người nói đối với sự của tồn tại của điều
được nói tới.
2.8.2 Thức mệnh lệnh: Mong muốn, yêu cầu người nghe thực hiện hành động.

6
2.8.3 Thức giả định: Không chắc chắn của người nói về sự việc; mong ước, khát khao, nuối
tiếc, về sự không xảy ra của hành động, sự kiện được nói tới.
V. Các loại quan hệ trong ngôn ngữ
1. Quan hệ đối vị (liên tưởng): Quan hệ giữa những đơn vị ngôn ngữ cùng loại có thể thay
thế cho nhau.
2. Quan hệ tôn ti: Quan hệ giữa những đơn vị thuộc các cấp bậc khác nhau (từ, ngữ
đoạn, câu…).
3. Quan hệ cú pháp
3.1 Định nghĩa: Quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn và câu, cấp cho đơn vị một chức
năng nào đó, với tư cách giá trị lâm thời.
- Quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu là cơ sở của cấu trúc câu.
3.2 Các loại quan hệ cú pháp
3.2.1 Quan hệ đẳng lập: Các thành tố bình đẳng với nhau, có vai trò như nhau trong việc
quyết định đặc điểm NP của cả tổ hợp.
Quan hệ liệt kê. Ví dụ: anh và em, ăn và nghỉ, cần và muốn…
Quan hệ lựa chọn. Ví dụ: học hay chơi, hoặc yêu hoặc chết…
Quan hệ giải thích. Ví dụ: Cô Vân, giáo viên dạy môn Viết, (rất hay cười)…
Quan hệ qua lại. Ví dụ: tuy lười nhưng thông minh, càng nói càng say…
3.2.2 Quan hệ chính phụ: Các thành tố không bình đẳng với nhau về ngữ pháp, một thành
tố đóng vai trung tâm, các thành tố khác vai phụ.
- Thành tố trung tâm quy định đặc điểm ngữ pháp của cả ngữ đoạn.
- Chỉ thành tố trung tâm có khả năng đại diện ngữ đoạn trong quan hệ với một yếu tố
bên ngoài.
Cụm danh từ: Là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ chính
phụ, do danh từ làm trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thường xuyên và lâm thời.
Cụm động từ: Là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ chính phụ,
do động từ làm trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại.
Cụm tính từ: Là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp từ tự do theo quan hệ chính phụ, do
tính từ làm trung tâm, xung quanh là các thành tố phụ thuộc nhiều kiểu loại.

7
3.2.3 Quan hệ chủ-vị (C-V): Hai thành tố phụ thuộc nhau, thành tố “Chủ” thường đứng trước
thành tố “Vị”.
VI. Đơn vị ngữ pháp
1. Định nghĩa: Các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, có quan hệ tôn ti.
2. Các loại đơn vị ngữ pháp
2.1 Hình vị: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt
ngữ pháp.
2.2 Từ: Đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hoàn chình về hình thức.
2.3 Ngữ đoạn: Đơn vị ngữ pháp do một nhóm từ kết hợp với nhau mà thành để đảm nhiệm
một chức năng ngữ pháp nào đó trong câu. Ví dụ: Ba năm trước tôi đã yêu một người.
TrN CN VN BN
- Ngữ đoạn tối giản chỉ gồm một từ (“tôi”).
Lưu ý: Câu do các ngữ đoạn (chứ không phải do các từ) kết hợp với nhau mà thành.
2.4 Câu: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo được dùng trong giao tiếp.
3. Phân biệt câu và phát ngôn
Câu được hiện thực hóa trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể là phát ngôn.
Ví dụ: Chị thì đẹp!
Cậu có im đi không thì bảo?

You might also like