You are on page 1of 5

60 phút ko tài liệu

Chương 1:
Câu 1: Bản chất, chức năng của ngôn ngữ
Đáp án

Về bản chất:
- Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là bộ phận cấu thành quan trọng của văn
hóa.
- Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt.
- Ngôn ngữ không có tính chất di truyền.
Về chức năng:
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nó phát sinh
do nhu cầu giao tiếp của con ngư
- Ngôn ngữ là phương tiện tư duy.

Câu 2: C/M ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội


Đáp án:

Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội vì:


- Ngôn ngữ chỉ được hình thành và phát triển trong xã hội. Sự tồn tại và phát triển
của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
-Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới như từ
mới, nghĩa mới để trở nên phong phú và hoàn thiện hơn. Khi một nhu cầu nào đó
của xã hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho con người một phương tiện
ngôn ngữ nào đó có thể dùng một cách mới mẻ trong lời nói.
-
Chương 2:
Câu 3: Đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập
(viết 4 dòng, cho VD)
Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi ở
nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết.

Ví dụ: + Tôi là nông dân.

+ Nông dân là tôi.

b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư (từ công
cụ) và trật tự từ.

Ví dụ: người nông dân => những người nông dân.

c) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt) có
một đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn
luôn có khả năng mang nghĩa) mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm tiết
(đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự mình đã
là một từ, khi lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ.

d) Quan hệ dạng thức (quan hệ mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức dường như là
chúng tồn tại rất “rời rạc”, rất “tự do” trong câu.

Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha. Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế nên mới có
người quan niêm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại.
Câu 5 Ngữ âm: vẽ sơ đồ bộ máy phát âm
Câu 6: Cách miêu tả nguyên âm và cách miêu tả phụ âm (3 tiêu chí và cho VD)
Bài làm:
 Miêu tả nguyên âm có 3 tiêu chí:
– Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
– Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ
mở rộng – hẹp.
– Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn
môi – không tròn môi. Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá
Chúng ta có thể nhận diện các nguyên âm qua hình thang nguyên âm.
 Miêu tả phụ âm có 3 tiêu chí:
– Về phương thức cấu âm: Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm
rung – âm vang – âm ồn.
– Về vị trí cấu âm: Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt
lưỡi – âm cuối/gốc lưỡi – âm thanh hầu.

Phiêm âm âm vị học (Nhìn những mùa thu đi của Trịnh Công Sơn)
(Đưa em về nắng hương nhè nhẹ…)

Chương ngữ pháp


Câu 8: Trình bày các phương pháp ngữ pháp cơ bản
# Chú ý: Cô có thể cho Trình bày các phương pháp ngữ pháp cơ bản trong tiếng anh
# Trình bày dưới dạng gạch đầu dòng hoặc sơ đồ
Bài làm:
- Phương thức phụ tố: Dùng các loại phụ tố nối kết vào căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp cho
căn tố.
Ví dụ: teach + er = teacher
- Phương thức biến tố bên trong (phương thức phiên âm học): là phương thức biến đổi một
phần hình thức ngữ âm của chính tố (căn tố) để biểu hiện ý nhĩa ngữ pháp.
Ví dụ: Trong tiếng anh: man (số đơn) => men (số phức), come “ thì hiện tại” => came “thì quá
khứ”.
- Phương thức thay chính tố: là phương thức biến đổi hoàn toàn hình thức ngữ âm của chính tố
để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: từ “go” trong tiếng anh có nghĩa ngữ pháp thì hiện tại đã biến đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm
của mình thành “went” để thể hiện thì quá khứ.
- Phương thức trọng âm: Sử dụng trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn
vị ngôn ngữ.
Ví dụ: `Import có trong âm rơi vào âm tiết đầu nên có nghĩa là danh từ, nếu trọng âm chuyển
sang âm cuối Im’port thì sẽ chuyển sang nghĩa động từ
- Phương thức hư từ: Dùng hư từ (từ công cụ ngữ pháp) kết hợp với từ (chứ không nối kết vào
bên trong) để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: “những sinh viên” mang ý nghĩa ngữ pháp số nhiều được thể hiện bằng hư từ “những”.
- Phương thức trật tự từ: Dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: “Tôi dẫn bà ấy qua đường” và “Bà ấy dẫn tôi qua đường” đây là hai câu có nghĩa khác
nhau vì trật từ của chúng khác nhau.
- Phương thức ngữ điệu: Dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp (các ý nghĩa
tình thái của câu).
Ví dụ: “mẹ đã về” (nghĩa tường thuật) “mẹ đã về?” (nghĩa nghi vấn). “mẹ đã về!” (nghĩa cảm
thán)

Phạm trù ngữ pháp:


Câu 9: Trình bày các phạm trù ngữ pháp cơ bản
- Phân tích tiền giả định và hàm ngôn
- Phân tích quan hệ cú pháp (vẽ sơ đồ không được vẽ tay)
Các bài tập không được viết dạng đoạn mà nên được làm dưới dạng sơ đồ hoặc gạch đầu
dòng
Đề thi 5 câu, mỗi câu 2 điểm

You might also like