You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


************************

BÀI THI GIỮA KÌ


Môn: Dẫn luận Ngôn Ngữ

Sinh viên: CAO THỊ THẢO


Mã số sinh viên: 210172202010181
Ngành: NNA
Lớp tín chỉ: K15D

Hà Nội - 2022
Họ và tên:CAO THỊ THẢO
Lớp :K15D-NNA
Mã sinh viên : 210172202010181
BÀI THI GIỮA KÌ MÔN DLNN
C1: Hãy phân tích nguồn gốc của ngôn ngữ
Các ngôn ngữ đã và đang hiện diện trên hành tinh của chúng ta hết sức đa dạng
và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ thể như thế lại có một nguồn gốc trực tiếp hoặc
gián tiếp của nó, với những chiều hướng biến động, phát triển không phải bao
giờ cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên,đó là những vấn đề được nghiên cứu
riêng cho từng ngôn ngữ một. Vậy
Ngôn ngữ (NN) là một hệ thống các đơn vị (âm vị, hình vị, từ, câu) và những
quy tắc kết hợp để tạo thành lời nói trong giao tiếp. Những đơn vị NN và quy tắc
kết hợp các đơn vị NN để tạo thành lời nói được cộng đồng sử dụng NN ấy quy
ước và được phản ánh trong ý thức của họ.
 NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỮ:
a. Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ nên hợp lí hơn cả là phải tìm
hiểu nguồn gốc của ngôn ngữ gắn liền với nguồn gốc của con người, cả trong quá
trình phát sinh, phát triển giống loài lẫn quá trình phát sinh, phát triển mỗi cá thể.
Các nghiên cứu về triết học, sinh học, khảo cổ học,sinh lí học thần kinh và ngôn
ngữ học đã kết luận rằng lao động đã làm phát sinh,phát triển loài người và làm
nảy sinh ngôn ngữ trong quá trình đó.
b. Chính lao động cũng là động lực tạo ra nhân tố xã hội để ngôn ngữ phát sinh. Lao
động đã liên kết con người thành những bầy đàn, những cộng đồng và về sau
thành xã hội có tổ chức. Muốn cùng chung sức để làm việc gì đó, người ta cần
thỏa thuận với nhau là sẽ làm gì, làm như thế nào...Những kinh nghiệm trong lao
động cần phải được thông báo cho nhau từ người này sang người khác.
Vậy không ai khác, lao động chính là động lực sáng tạo ra loài người và ngôn
ngữ của loài người.
c. Từ bản chất của mình, ngôn ngữ là công cụ, là phương tiện để con người giao tiếp
với nhau, nhưng lúc đầu nó là thứ ngôn ngữ chưa phân thành âm tiết rõ ràng bởi vì
cái lưỡi, cái cằm và hàm dưới, hệ dây thanh... chưa phù hợp, thuần thục với công
việc phát tiếng nói.
Mặt khác, nếu quan sát quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ em, chúng ta cũng
có thể hình dung ra được phần nào hình bóng cái bước khởi nguyên của ngôn
ngữ loài người. Ở trẻ em, trước khi có ngôn ngữ đầy đủ, những giao tiếp đầu
tiên giữa chúng với những người khác, trước hết là với người mẹ của chúng,
chính việc phát và nhận những âm thanh đặc trưng, thể hiện cảm xúc của cả hai
phía mẹ con: vui, giận, đùa giỡn, thích thú....
d. Thế nhưng tiếng nói chưa thật sự mạch lạc ấy ban đầu chính là những viên đá tảng
đặt nền móng cho bộ máy ngôn ngữ phức tạp hơn, xây dựng hoàn thiện dần về sau
thành hệ thống “tín hiệu loan báo các tín hiệu”. Đến đây thì cái gọi là ngôn ngữ
thực sự hình thành và không bao giờ rời xa con người nữa.
Câu 2: Âm vị là gì? Phân biệt âm vị và âm tố.
Âm vị là phân đoạn nhỏ nhất của âm thanh dùng để cấu tạo nên sự phân biệt
giữa các cách phát âm. Khi âm vị được kết hợp, chúng ta có thể tạo ra từ. Âm vị
có thể được giới thiệu là âm thanh lời nói cơ bản trong một ngôn ngữ. Cả
nguyên âm và phụ âm đều được bao gồm trong âm vị. Âm vị thường được viết
giữa các dấu gạch chéo.
Ví dụ, mặc dù hầu hết người bản ngữ không nhận ra, trong đa số các ngôn
ngữ, k trong mỗi từ được phát âm thực sự khác biệt nhau.
Ví dụ k trong kit được ký âm [kʰ] và k trong skill được ký âm /k/.
Trong một số ngôn ngữ, một ký tự đại diện cho một âm vị, nhưng trong một số
ngôn ngữ khác như tiếng Anh, sự tương ứng này ít khi chính xác. Ví dụ trong
tiếng Anh ký tự sh đại diện cho /ʃ/, trong khi k và c đều đại diện cho
âm /k/ (trong kit và cat).
Trong ngôn ngữ học, các âm vị (thường được thiết lập bằng cách sử dụng các
cặp tối thiểu, chẳng hạn như kill vs Kiss hoặc pat vs bat) được viết giữa các dấu
gạch chéo, ví dụ: /p/. Để hiển thị phát âm chính xác hơn, các nhà ngôn ngữ học
sử dụng dấu ngoặc vuông, ví dụ [pʰ] (biểu thị một p bật hơi).
Trong ngôn ngữ học, có nhiều quan điểm khác nhau về chính xác âm vị là gì và
cách phân tích một ngôn ngữ nhất định theo thuật ngữ âm vị (hoặc ngữ âm). Tuy
nhiên, một âm vị thường được coi là sự trừu tượng của một tập hợp (hoặc lớp
tương đương) của âm thanh giọng nói (điện thoại) được coi là tương đương với
nhau trong một ngôn ngữ nhất định.
Ví dụ, trong tiếng Anh, âm k trong bộ từ và kỹ năng không giống nhau (như
được mô tả bên dưới), nhưng chúng là các biến thể phân phối của một âm vị /k /.
Những âm thanh lời nói khác nhau là sự hiện thực hóa của cùng một âm vị được
gọi là allophones. Sự biến đổi allophonic có thể được điều hòa, trong trường
hợp một âm vị nhất định được nhận ra là một âm sắc nhất định trong môi trường
âm vị học cụ thể, hoặc nó có thể tự do trong trường hợp nó có thể thay đổi ngẫu
nhiên. Theo cách này, âm vị thường được coi là tạo thành một biểu diễn cơ bản
trừu tượng cho các phân đoạn của từ, trong khi âm thanh lời nói tạo ra nhận thức
ngữ âm tương ứng, hoặc hình thức bề mặt.
*PHÂN XUẤT CÁC ÂM VỊ
Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng

Nắng chiều không thăm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

*PHÂN BIỆT ÂM VỊ VÀ ÂM TỐ:


1. Âm Tố
Khi phát âm các âm tiết tan và lan, chúng ta nhận thấy giữa chúng có sự khác
nhau. Sự khác nhau ở đây rõ ràng là do “t” và “l” gây ra. Như vậy có thể phân
tích âm tiết thành những yếu tố nhỏ hơn, “tan” do 3 âm “t”, “a”, “n” phối hợp
thành, và “lan” do 3 âm “l”, “a”, “n” phối hợp thành. Người ta gọi các yếu tố
vừa tách ra khỏi 2 âm tiết trên là âm tố. Âm tố được ghi vào giữa hai kí hiệu [],
ví dụ: âm tố [a], [b], [c], v.v…
Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất trong lời nói. Một âm tố “a” ở ba người nói sẽ
có ba cách phát âm khác nhau. Thậm chí, một người khi phát âm “a” ở ba thời
điểm phát âm khác nhau, thì âm “a” khi phát ra cũng không hoàn toàn giống
nhau. Đứng về mặt phát âm, chúng ta có vô số âm tố khác nhau. Có 3 loại âm tố
là nguyên âm, phụ âm, bán âm 
Nguyên âm có đặc điểm là khi phát âm không bị luồng hơi cản lại
Ví dụ âm a, u, i, e, o,…
Phụ âm có đặc điểm là khi phát âm thì luồng hơi bị cản lại
Ví dụ âm p, b, t, m, n,…
Bán âm có đặc điểm giống nguyên âm về mặt cấu tạo, và giống phụ âm về mặt
chức năng (nên còn được gọi là bán nguyên âm hay bán phụ âm)
Ví dụ /u/ (ngắn), /i/ (ngắn) 
2. Âm Vị
Ở phần âm tố, cách phát âm một âm “a” của mỗi người và ngay ở một người,
trong những thời điểm khác nhau, cũng không hoàn toàn như nhau. Và do đó, ta
có vô số âm cụ thể của “a”. Dựa vào những nét chung nhất, người ta quy nó về
một đơn vị khu biệt, có chức năng phân biệt nghĩa, gọi là âm vị.
Âm vị trong là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa. Nếu số
lượng âm tố là vô số, thì số lượng âm vị là có hạn, khoảng vài chục đơn vị trong
một ngôn ngữ. Để khu biệt với âm tố, người ta ghi âm vị ở giữa hai kí hiệu //,
Ví dụ: âm vị /a/, /u/, /o/, v.v…

Câu 3: Mô tả đặc điểm ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ ,tính từ.
Phân tích ví dụ để minh họa.
Danh từ: Danh từ là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm
Đặc điểm ngữ pháp của Danh từ:
 -Khả năng kết hợp:Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước,
các từ này, nọ, ấy, kia,…và một số từ khác ở sau để tạo thành cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của danh từ:
           +Điển hình là làm chủ ngữ:  
  Công nhân // đang làm việc.                      
           +Khi làm vị ngữ phải có từ là đi kèm : 
 Tôi// là người Việt Nam.
- Các loại danh từ: 
        +Danh từ đơn vị:nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật
        +Danh từ chỉ sự vật: nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện
tượng, khái niệm…
          Danh từ chung : là tên gọi một loại sự vật
          Danh từ riêng:tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương

-  Cách viết hoa danh từ riêng. 


      * Cụm danh từ
a. Nghĩa khái quát: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo
thành.
b. Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn
một danh từ (công nhân/chú công nhân kia)                          
c. Chức vụ ngữ pháp của cụm danh từ: giống như danh từ
Trong thực tế cụm danh từ có 2 phần: Phần trước và Phần trung tâm
VD: một // con mèo
Phần trước Phần trung tâm

Đặc điểm ngữ pháp của động từ:


 * Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
      - Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng,
chớ… để tạo thành cụm động từ.
      - Chức năng ngữ pháp của động từ:
       + Chức vụ điển hình là làm vị ngữ.
       + Khi làm chủ ngữ, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ đã,
sẽ, đang, hãy….
-         Động từ chia làm hai loại:
      + Động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm): dám, toan,
định,…
      + Động từ chỉ hành động, trạng thái : động từ chỉ hành động (đi, đứng, nằm,
hát…) và động từ
         trạng thái(yêu, ghét, hờn, giận…, vỡ, gãy, nát…)
Đặc điểm ngữ pháp của tính từ:
 * Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
      - Các loại tính từ:
           + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: trắng bóc, đỏ chót…. (không kết hợp
với các từ chỉ mức
               độ,)
           +  Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: đỏ, xanh, vàng… (kết hợp được với từ
chỉ mức độ)
      - Tính từ và cụm tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng
làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
       Ví dụ:  Vàng   // là màu của lá.
                    Tính từ

Câu 4: Phân tích và mô tả bằng sơ đồ các quan hệ cú pháp trong câu sau đây
a. Tất cả những cô gái ngồi bàn đầu đều là những sinh viên xuất sắc của lớp
tôi

b. Mấy con mèo đen và mèo trắng nhà ông An đang chơi đùa dưới chân cái
sàn gạch cũ.

You might also like