You are on page 1of 9

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

20. Từ trái nghĩa là gì? Cho ví dụ.

-Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối


lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về
logic nhưng tương liên lẫn nhau. Từ trái nghĩa bộc lộ
các mặt đối lập của các khái niệm tương phản gắn liền
với một phạm vi sự vật.
-2 kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:

+ Sự đối lập về mức độ của các thuộc tính, phẩm


chất của sự vật, hiện tượng.
Vd: già – trẻ, thấp – cao, lớn – bé, …

+ Sự đối lập loại trừ nhau.


Vd: giàu – nghèo, mua – bán, vào – ra, …

21. Sự khác nhau giữa từ đồng nghĩa và từ trái


nghĩa.

- Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhưng


khác nhau về âm thanh, biểu thị những sắc thái khác
nhau của một khái niệm.
- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối
lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về
logic, nhưng tương liên lẫn nhau.

 Từ trái nghĩa và từ đồng nghĩa khác nhau ở chỗ


các từ trái nghĩa chứa đựng những tiêu chí phủ
định nhau, còn các từ đồng nghĩa không phủ định,
loại trừ nhau mà chính xác hoá, bổ sung lẫn nhau.

22. Từ kiên kị và nhã ngữ là gì? Lấy ví dụ trong


Tiếng Việt.
- Những từ kiêng kị là những từ mà khi dùng sẽ bị coi
là “xúc phạm”, “sỉ nhục” hoặc “vô lễ” vì chúng đã đề
cập đến những vấn đề kiêng kị.
- Khinh từ, uyển ngữ hay nói giảm nói tránh là thuật
ngữ ngôn ngữ học và văn học dùng để chỉ lối nói tinh
tế và tế nhị. Nó là biện pháp tu từ ngược lại với
ngoa dụ và, ở phương diện nào đó, khá gần với nhã
ngữ. Được sử dụng nhằm giảm bớt hoặc né tránh hậu quả
kích động và xúc phạm người khác.
- Ví dụ: để thông báo sự kiện mất mát lớn như cái
chết, người ta có thể sử dụng các từ như "mất", "quy
tiên", "từ trần" thay vì từ “chết”

23. Thành ngữ và quán ngữ là gì? Cho ví dụ trong


Tiếng Việt.

- Thành ngữ là một cụm từ cố định có tính vững chắc


về hình thức cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý
nghĩa, dùng để biểu thị một cách hình ảnh các sự vật,
hiện tượng, tính chất, hành động hay một trạng thái
nào đó.
Ví dụ: Dĩ hòa vi quý, ếch ngồi đáy giếng,…
- Quán ngữ là một tổ hợp từ cố định được sản sinh
trong quá trình giao tiếp. Vì thế nó mang theo tất cả
những đặc điểm được thể hiện trong giao tiếp và chịu
sự chế định từ các yếu tố lời nói.
Ví dụ: ai cũng biết rằng, rõ ràng là, chắc chắn là,…

24. Từ toàn dân là những từ gì? Cho ví dụ.

- Từ toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng.


Nó là lớp từ vựng cơ bản vàquan trọng nhất của mỗi
ngôn ngữ. Nó là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ và
cấu tạo các từ mới, làm giàu cho vốn từ vựng.
Ví dụ: mưa, nắng, nsu, đầu, mắt, mũi,…
13. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi nghĩa của từ? Cho
ví dụ.

- Hiện tượng kiêng kị, uyển ngữ (dùng từ khác có ý


nghĩa tương tự để thay thế) đã tạo điều kiện cho sự
biến đổi ý nghĩa.
- Diễn đạt trang nhã, lịch sự.
- Giữ bí mật
- Các từ có thể chuyển từ môi trường rộng sang môi
trường hẹp là hiện tượng chuyên môn hóa.

10. Ba phương thức cấu âm để mô tả phụ âm là gì? Theo


vị trí cấu âm, các âm được phân loại như thế nào?
Miêu tả phụ âm tiếng Anh theo phương thức cấu âm và
vị trí cấu âm.

- Theo phương thức cấu âm, các phụ âm được phân


thành: các âm tắc, các âm xát, các âm rung.
- Về vị trí cấu âm, có thể chia các phụ âm thành: âm
môi, âm răng, âm lợi, âm sau lợi, âm quặt lưỡi, âm
ngạc, âm mạc, âm lượi con, âm yết hầu, âm thanh hầu.
- Miêu tả phụ âm tiếng Anh theo phương thức cấu âm:

Âm bật hơi Trong quá trình tạo các âm, dòng hơi từ phổi hoàn toàn
bị chặn ở một số nơi, sau đó được bật ra: /p/, /b/, /t/,
/d/, /k/, và /g/.

Âm tắt Dòng hơi bị đè nén, nhưng không hoàn toàn bị chặn: /f/,
/v/, /θ/, /ð/, /s/, /z/,/ʃ/, /ʒ/ và /h/.

Các âm này bắt đầu được tạo giống như các âm bật hơi,
Âm xát với việc chặn hoàn toàn dòng hơi hoặc đóng vùng thanh
âm, và kết thúc với dòng hơi vị chặn như các âm tắt:
/t̬ʃ/ và /dʒ/.
Âm mũi Âm mũi là âm được tạo với dòng hơi thoát qua mũi: /m/,
/n/, và /ŋ/.

Âm bên Âm bên cho phép dòng hơi thoát ra hai bên cạnh lưỡi:
/l/

Âm tiếp cận Trong việc tạo âm tiếp cận, một cơ quan cấu âm áp sát
(Bán nguyên cơ quan khác, nhưng vùng thanh âm không bị thu hẹp
âm) để tạo dòng hơi xoáy: /j/, /w/ và /r/.

- Miêu tả phụ âm tiếng Anh theo vị trí cấu âm:

Âm đôi môi: với môi trên và môi dưới


tiếp cận hoặc chạm vào nhau

/p/, /b/, /m/, /w/

Âm lưỡi răng: môi dưới tiếp cận hoặc


chạm răng trên

/f/, /v/
Âm răng/Giữa răng: Đầu lưỡi đưa vào
giữa răng trên và răng dưới

/θ/, /ð/

Âm lợi: đầu lưỡi tiếp cận hoặc chạm vòm


lợi phía sau hàm răng cửa trên

/t/, /d/, /s/,/z/, /n/,


/l/, /r/

Âm gạc lợi (hoặc sau lợi): đầu lưỡi


hoặc thân lưỡi chạm vào vị trí giữa vòm
lợi và gạc cứng

/ʃ/, /ʒ/, /tʃ/, /dʒ/


/j/
Âm gạc: thân lưỡi tiếp cận hoặc chạm
vào gạc cứng

Âm vòm mềm: thân lưỡi tiếp cận hoặc


chạm vòm mềm

/k/, /ɡ/, /ŋ/

/h/

Âm hầu (thanh quản): không gian giữa


hai dây thanh

11. Phạm trù ngữ pháp phổ biến gồ 8 phạm trù nào?
Cho ví dụ.

Có 8 phương thức ngữ pháp phổ biến là :


a) Phương thức phụ tố
Vd : trong tiếng Pháp, từ antinational (phản dân
tộc), kèm theo chính tố nation (dân tộc) có 2 phụ tố
là tiền tố anti - (phản, chống) và hậu tố - al (biểu
thị tính chất, giống đực, số ít).
b) Phương thức biến dạng chính tố
Vd : trong tiếng Anh, dạng thức số nhiều của từ foot
(bàn chân) là feet, của tooth (cái răng) là teeth,
của man (người đàn ông) là men.
c) Phương thức thay chính tố

Vd : trong tiếng Nga, từ "người" ở số ít là чеповек,


còn ở số nhiều lại là пюбu.
d) Phương thức trọng âm
Vd : tiếng Nga

+ Dùng trọng âm để phân biệt nghĩa từ vựng :

o зáмок (lâu dài) - замóк (ổ khóa)

+ Dùng trọng âm để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp :


pýкu (tay, cách 1, số nhiều) - рукú (tay, cách 2,
số ít)
e) Phương thức lặp
Vd :

+ Biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số nhiều :


người (số ít) - người người (số nhiều)

+ Biểu thị sự liên tục hoạt động : gật (một hoạt


động) - gật gật (nhiều hoạt động liên tục)

+ Biểu thị mức độ thấp của tính chất, trạng thái :


vui (mức độ bình thường) - vui vui (mức độ thấp)

+ Biểu thị số nhiều (tiếng Ilakano - Philippin) :


talon (cánh đồng) - taltalon (những cánh đồng)
f) Phương thức hư từ
Vd : trong ngữ đoạn tiếng Pháp les chiens (những con
chó), giữa les và chiens, có thể chen được một hoặc
một vài từ, chẳng hạn : les petits chiens (những con
chó nhỏ).
g) Phương thức trật tự từ
Vd : trong câu Bắc yêu Nam, từ Bắc là chủ ngữ, biểu
thị chủ thể của hoạt động yêu ; còn từ Nam là bổ ngữ,
biểu thị đối tượng của hoạt động nói trên.
h) Phương thức ngữ điệu
Vd : 2 câu tiếng Pháp

+ Il est étudiant. (Anh ấy là sinh viên)

+ Est - il étudiant ? (Anh ấy có phải sinh viên


không ?)
Câu tường thuật được phát âm với giọng thấp dần, còn
câu nghi vấn được phát âm với giọng cao dần.

10. Phân loại câu và phát ngôn.

-Phân loại câu và phát ngôn theo cấu trúc cú pháp

+ Phân loại câu: Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc câu,
người ta thường phân biệt câu đơn phần với câu
song phần, câu đơn với câu phức.

+ Phân loại phát ngôn: Căn cứ vào sự lắp đầy hay bỏ


trống các vị trí trong mô hình trừu tượng của
câu, ta có thể phân biệt loại phát ngôn đầy đủ
với loại phát ngôn rút gọn.
-Phân loại câu và phát ngôn theo mục đích giao tiếp

+ Phân loại câu: câu nghi vấn, mệnh lệnh, câu cảm
thán, câu tường thuật,

+ Phân loại phát ngôn: phát ngôn nghi vấn, phát


ngôn mệnh lệnh, phát ngôn cảm thán, phát ngôn
tường thuật.
-Phân loại câu và phát ngôn theo đặc điểm quan hệ
giữa nội dung của chúng với hiện thực
+ Phân loại câu: câu khẳng định, câu khẳng định

+ Phân loại phát ngôn: phát ngôn khẳng định, phát


ngôn khẳng định

11. Các kiểu chữ viết.

- Chữ viết có hai loại là: chữ ghi ý và chữ ghi âm.

+ Chữ ghi ý là chữ viết cổ nhất của loài người, mỗi


chữ biểu thị một nội dung,ý nghĩa của một từ. Tự
được biểu hiện bằng một kí hiệu duy nhất không
liên quan đến những âm thanh cấu tạo nên từ. Giai
đoạn phát triển của chữ ghi ý:

 Giai đoạn đầu : chữ ghi ý giai đoạn này chỉ


là những hình chữ

 Giai đoạn tiếp theo : chữ ghi ý lúc này phát


triển thành chữ tượng hình.

 Giai đoạn sau : hình chữ của chữ ghi ý phát


triển thành những kí hiệu võ đoán.

+ Chữ ghi âm là loại chữ không biểu thị ý nghĩa của


từ mà tái hiện chuỗi âm thanh tiếp nối ở trong
từ.Chữ ghi âm nảy sinh từ trong lòng chữ ghi ý.
Những bước phát triển của chữ ghi âm:

 Chữ ghi âm tiết: là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu


biểu thị một âm tiết ở trong từ.

 Chữ ghi âm tố : là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu


biểu thị một âm tố trong từ.

You might also like