You are on page 1of 13

Câu hỏi ôn tập dẫn luận ngôn ngữ học

Câu 1: Tại sao ngôn ngữ là hiện tượng xã hội?


- Ngôn ngữ là tài sản chung cho cả cộng đồng chứ không phải cá nhân nào cả
- Những ngôn ngữ chết đi là từ ngữ (số ít)
- Những ngôn ngữ đang dùng là sinh ngữ
- Ngôn ngữ được sinh ra nhưng không mất đi, chỉ mất đi khi cộng đồng đó diệt vong
(rất ít)
- Sở dĩ ngôn ngữ là hiện tượng xã hội vì ngôn ngữ sinh ra là do con người, do nhu cầu
giao tiếp của con người, là phương tiện để giao tiếp truyền đạt, trao đổi thông tin và tư
duy
- Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của xã hội. Nếu
không có xã hội thì ngôn ngữ không phát triển và ngược lại
Câu 2: Tại sao ngôn ngữ không có tính giai cấp?
- Trong xã hội hiện nay có rất nhiều giai cấp khác nhau
- Mọi người, không phụ thuộc vào đẳng cấp xã hội, đều sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp và thể hiện ý nghĩa
- Ngôn ngữ không là tài sản riêng của giai cấp nào, nếu ngôn ngữ thuộc 1 giai cấp thì
giữa các giai cấp khác không thể giao tiếp được với nhau xã hội sẽ hỗn loạn và không
phát triển
Câu 3: Tại sao kí hiệu ngôn ngữ có tính vật chất?
- Kí hiệu ngôn ngữ có tính vật chất vì chúng thường được biểu hiện thông qua các âm
thanh, hình ảnh hoặc các biểu tượng vật chất khác để truyền đạt ý nghĩa.
Câu 4: Anh/ chị hiểu thế nào về tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ?
- Tính võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ là mqh giữa cái biểu đạt (hình thức) và cái được
biểu đạt (nội dung), không có lý do, không thể giải thích
Câu 5: Anh/ chỉ hiểu thế nào về tính đa trị của kí hiệu ngôn ngữ?
- Tính đa trị của kí hiệu ngôn ngữ là mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu
đạt của kí hiệu ngôn ngữ không chỉ có 1 nghĩa mà còn nhiều nghĩa khác, tùy thuộc
vào ngữ cảnh và cách sử dụng.
VD: “đi” trong TV có 18 nghĩa, “chết” hoặc “chân”
Câu 6: Tại sao ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất?
- Trong xã hội con người giao tiếp với nhau qua nhiều phương tiện như tín hiệu đèn
giao thông, âm thanh của âm nhạc, kí hiệu toán học, cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng
trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao thông, …trong đó có ngôn ngữ.
- Trong các phương tiện giao tiếp thì ngôn ngữ mang những tính đặc trưng sau đây:
+ Kí hiệu ngôn ngữ đa dạng phong phú: cử chỉ, lời nói, …
+ Nội dung biểu đạt được kí hiệu ngôn ngữ phong phú và đa dạng, ngôn ngữ gần gũi
và quen thuộc đối với con người hơn các loại kí hiệu ngôn ngữ khác.
+ Ngôn ngữ là phương tiện sử dụng phổ biến và ở phạm vi rộng cho tất cả lứa tuổi
+ Có khả năng truyền đạt mọi cảm xúc, tình cảm sâu kín nhất của con người, trao đổi
ý kiến trong xã hội giúp mọi người hiểu lẫn nhau hơn
Câu 7: Tại sao ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng?
- Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng vì bất kì đơn vị có nghĩa nào của ngôn
ngữ (từ, cụm từ, câu) cũng chứa đựng, thể hiện ý nghĩa hay tư tưởng của con người.
Câu 8: Hãy chỉ ra sự khác biệt trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt và tiếng Anh?
- Trong cấu trúc âm tiết TA gồm: khởi âm, đỉnh âm, kết âm
- Trong cấu trúc âm tiết TV gồm: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối
- Trong câu trúc âm tiết TV do 1 phụ đảm nhiệm (sách, bố …), còn trong cấu trúc âm
tiết TA có thể do 2 hay nhiều phụ âm đi liền với nhau đảm nhiệm (slow, strong, glass,
blue ….)
Câu 9: So với ngôn ngữ thành tiếng, chữ viết có ưu điểm gì?
- Được thể hiện trong văn bản, hình thành 1 cách chọn lọc, kỹ càng, có điều kiện, suy
ngẫm, lựa chọn, và căn chỉnh 1 cách cẩn thận
- Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu và các ký hiệu của các hình ảnh minh hoạ, bảng
biểu, ...giúp biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp
- Có truyền đạt tới người tiếp nhận cx sẽ đc cụ thể, người đọc có thể đọc đi, đọc lại
- Có khả lưu trữ thông tin lâu dài
10. Có mấy loại chữ viết? Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết nào?
* Có 2 loại chữ viết: chữ ghi ý và chữ ghi âm
- Chữ ghi ý: là kiểu chữ viết đầu tiên. Loại chữ viết này có hình thức thể hiện nội
dung ý nghĩa của từ ngữ
- Chữ ghi ý có 2 loại:
+ Hình chữ: đó chính là các hình vẽ các sự vật. Mỗi hình vẽ biểu thị 1 ý nghĩa. Vì thế
chữ hình vẽ khá cồng kềnh và khó viết
+ Chữ tượng hình (còn gọi là Chữ vuông): đây là loại chữ được cải tiến từ hình chữ
và có tính quy ước cao do mỗi chữ biểu thị 1 từ, nên số lượng chữ tượng hình khá
nhiều, cồng kềnh vì thế khó viết, khó nhớ.
- Chữ ghi âm: là kiểu chữ được thể hiện bằng kí hiệu âm thanh. Loại chữ này có kí
hiệu đơn giản và số lượng ít
- Chữ ghi âm có 2 loại:
+ Chữ ghi âm tiết là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị 1 âm tiết ở trong từ. Đây là loại
chữ được viết giống như khối vuông ghi ý. Loại chữ này còn tồn tại trong tiếng Triều
Tiên và Nhật Bản
+ Chữ ghi âm tố là kiểu chữ mà mỗi kí hiệu biểu thị 1 âm tố trong từ. Chữ ghi âm tố
có số lượng kí hiệu ít hơn nhiều so với chữ âm tiết. Đây là loại chữ tiến bộ và khoa
học nhất của loài người.
- Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết ghi âm (cụ thể là chữ ghi âm tố)
Câu 11: Về mặt phát âm, nguyên âm khác phụ âm ở đặc điểm gì?
- Nguyên âm là những âm khi phát ra luồng hơi hầu như không bị cản lại
Ví dụ: e,a,o,u,i,...
- Phụ âm là những âm khi phát âm luồng hơi bị các bộ phận của bộ phận phát
âm(ngạc, lưỡi, răng, môi,...) cản trở ít nhiều
Ví dụ: b,c,d,g,h,...
Câu 12: Hãy miêu tả cấu tạo âm tiết tiếng Việt?
- Cấu trúc âm tiết Tiếng Việt: Gồm:
Thanh điệu (5)
Âm đầu Phần vần
(1) Âm điệu (2) Âm chính (3) Âm cuối (4)
+ Âm đầu do 1 phụ âm đảm nhận
+ Âm đệm có chức năng làm tròn âm tiết và làm cho âm tiết có âm sắc trầm -tối
o Âm đệm do 2 bán nguyên âm /u/ và /o/ đảm nhận (VD: tan -toan)
+ Âm chính đều do 1 nguyên âm đảm nhận (nguyên âm đôi)
+ Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết. Âm cuối do 4 bán âm và 8 phụ âm đảm
nhận gồm: i/y; u/o; p; t; c; ch; m; n; nh
+ Thanh điệu là độ trầm/bổng của giọng nói trong 1 âm tiết có tác dụng cấu tạo và
khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị. TV có 6 thanh được kí hiệu: thanh không (1),
huyền (2), ngã (3), hỏi (4), sắc (5), nặng (6)
Câu 13: Hãy miêu tả cấu tạo âm tiết tiếng Anh?
- Cấu trúc âm tiết Tiếng Anh: Gồm:
Âm tiết Tiếng Anh
Khởi âm (1) Đỉnh âm (2) Kết âm (3)
+ Khởi âm có nhiệm vụ mở đầu âm tiết và đều do các phụ âm đảm nhận. Ở vị trí khởi
âm có thể do 1 hay nhiều phụ âm đi liền nhau (VD: book, stream, glass…)
+ Đỉnh âm nằm ở vị trí trung tâm âm tiết và là yếu tố quan trọng nhất của âm tiết.
Đỉnh âm luôn do 1 nguyễn âm đảm nhận. Mỗi âm tiết chỉ có 1 đỉnh âm. Vì thế từ nào
xuất hiện 2 hay nhiều nguyên âm thì từ đó có 2 hoặc nhiều âm tiết (VD: car (1 âm),
table (2 âm), bicycle (3 âm)
+ Kết âm có nhiệm vụ kết thúc âm tiết và đều do phụ âm đảm nhận. Ở vị trí kết âm có
thể do 1 hay nhiều phụ âm đi liền nhau. (VD: book, sream, glass)
+ Âm tiết có 2 loại: âm tiết mở (vắng kết âm) và âm tiết đóng (có kết âm)
VD: bye/bai/, book/buk/
Câu 14: Thế nào là phương thức cấu tạo từ?
- Phương thức cấu tạo từ là cách thức tạo ra từ hay cách sử dụng hình vị kết hợp với
nhau để tạo ra từ
- Phương thức cấu tạo từ trong ngôn ngữ là khác nhau
- Phương thức cấu tạo từ tiếng Anh:
+ Phương thức phụ gia là phương thức sử dụng 1 hình vị căn tố kết hợp với 1 hình
vị phụ tố để tạo ra từ phái sinh
+ Phương thức ghép là phương thức sử dụng 2 hay hơn 2 hình vị căn tố kết hợp với
nhau tạo thành từ ghép/phức
+ Phương thức láy là phương thức lặp lại vỏ ngữ âm của hình vị đứng trước để tạo
thành từ láy
- Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt:
+ Ghép các tiếng độc lập lại làm thành từ ghép
+ Lặp lại vỏ ngữ âm của tiếng trong từ để tạo thành từ láy
Câu 15: Trong tiếng Anh phương thức phụ gia cấu tạo như thế nào?
Phương thức phụ gia là phương thức sử dụng 1 hình vị căn tố kết hợp với 1 hình vị
phụ tố để tạo ra từ phái sinh
Ví dụ: unhappy. teacher
Câu 16: Tiếng Việt thường vay mượn các ngôn ngữ nào?
* Từ Hán- Việt:
- Từ Hán - Việt là những từ có nguồn gốc là tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách
phát âm của TV
- Từ Hán- Việt có các đặc điểm sau đây:
+ Đây là lớp từ có hình thức đẹp và có nhiều ý nghĩa sâu sắc
+ Có 1 số từ Hán- Việt đồng nghĩa với từ thuần Việt
VD: sơn-núi ,thủy-nước, hà-sông, hải-biển
+ Đây là lớp từ thường sử dụng trong phong cách trang trọng
VD: an ninh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, độc lập, dân chủ
* Từ Ấn- Âu ( vay mượn bằng con đường Phật giáo) :
- Từ Ấn- Âu là lớp từ vay mượn từ các ngôn ngữ vùng Ấn Độ và châu Âu
- Đặc điểm:
+ Đây là lớp từ thường được sử dụng với ý nghĩa chính xác trong lĩnh vực khoa học,
kĩ thuật, nghệ thuật hay quân sự,...
VD: xà phòng, axit,...
+ Đây là lớp từ thường được sử dụng trong phong cách khoa học
+ Đây là lớp từ thường không biểu cảm.
Câu 17: Có mấy loại quan hệ ngữ pháp?
- Quan hệ ngữ pháp là quan hệ tình tuyến giữa các từ để tạo ra những tổ hợp từ lớn
hơn có khả năng được vận dụng trong giao tiếp
- Có 3 loại quan hệ ngữ pháp:
- Quan hệ đẳng lập:
+ Đó là quan hệ bình đẳng giữa các yếu tố (không có yếu tố nào phụ thuộc vào yếu tố
nào) để tạo lên các đơn vị có nghĩa lớn hơn
+ Quan hệ này tham gia vào việc tạo ra từ, cụm từ và câu
VD: nhà cửa, bàn ghế, thuyền bè
- Quan hệ chính phụ:
+ Đó là quan hệ phụ thuộc 1 chiều giữa 1 thành tố chính với 1 thành tố phụ để tạo ra
những đơn vị có nghĩa lớn hơn
+ Quan hệ này tham gia vào việc tạo ra từ, cụm từ và câu
VD: xe máy, xe đạp, đọc sách
- Quan hệ chủ- vị: Là quan hệ phụ thuộc qua lại giữa 2 yếu tố trong đó có 1 yếu tố
thứ nhất được xác định là chủ ngữ, yếu tố còn lại là vị ngữ
VD: Trời mưa (câu đơn), Nếu trời mưa thì đường ướt (câu ghép)
Câu 18: Có mấy loại hình ngôn ngữ?
Có 2 loại hình ngôn ngữ
- Ngôn ngữ đơn lập ( ngôn ngữ không biến hình) xuất hiện chủ yếu ở Châu Á và
Đông Nam Á như: tiếng Hán, tiếng Thái, TV và các ngôn ngữ trong nhóm Môn-
Khmer
- Ngôn ngữ không đơn lập ( ngôn ngữ biến hình) xuất hiện chủ yếu ở Châu Âu, Châu
Phi và các nước Ả Rập trong đó có TA, tiếng Pháp,...
Câu 19: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào và có đặc điểm gì?
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
- Đặc điểm:
+ Từ không biến đổi hình thái dù ở bất kì vị trí nào trong lời nói. Đây là đặc điểm cơ
bản và quan trọng nhất
VD: Nhà này của tôi, tôi xây những ngôi nhà này
+ Ranh giới giữa các từ loại là không rõ ràng
VD: Tôi mua cái cuốc để cuốc ruộng
+ Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu qua hư từ và trật tự từ
VD: Nếu trời mưa thì đường ướt
Câu 20: Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ nào và có đặc điểm gì?
TA thuộc loại hình ngôn ngữ không đơn lập
- Đặc điểm:
+ Từ biến đổi hình thái
VD: từ “book” phân biệt với “books”
+ Từ loại có sự phân biệt khá rõ ràng
VD: trạng từ trong TA thường kết thúc bằng đuôi “ly”:: happily, fluently, luckily
+ Ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp biểu hiện bằng các biến tố trong từ
VD: Ý nghĩa số ít/ nhiều của danh từ Tiếng Anh như: book/books, foot/feet
+ Các ngôn ngữ biến hình còn được chia thành các nhóm nhỏ như: ngôn ngữ hòa kết,
ngôn ngữ chắp dính và ngôn ngữ đa tổng hợp.
Chương 1: Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
I. Bản chất của ngôn ngữ:
1. Ngôn ngữ là 1 hiện tượng xã hội đặc biệt:
- So với các hiện tượng xã hội khác (đạo đức, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, giáo
dục…) ngôn ngữ có các đặc trưng sau:
+ Ngôn ngữ không thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
+ Ngôn ngữ không có tính giai cấp
+ Ngôn ngữ có mối liên hệ trực tiếp với sản xuất
 Mặc dù ngôn ngữ cũng là hiện tượng xh nhưng so với các hiện tượng xh khác
ngôn ngữ lại mang những đặc trưng mà các hiện tượng xã hội khác không có. Vì vậy
ngôn ngữ là 1 hiện tượng xh đặc biệt
2. Chức năng của ngôn ngữ: cơ bản và quan trọng nhất:
2.1: Chức năng giao tiếp:
- Giao tiếp là 1 hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với nhau trong xã hội
- Trong xh con người giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau
từ đơn giản đến phức tạp
- Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ có đặc điểm sau:
+ Nội dung biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ phong phú và đa dạng hơn các loại kí hiệu
giao tiếp khác
+ Nội dung biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ gần gũi và quen thuộc đối với con người
hơn các loại kí hiệu giao tiếp khác
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ có khả năng biểu thị mọi trạng thái cảm xúc của con người
hơn các loại kí hiệu giao tiếp khác
 Giao tiếp = ngôn ngữ thường hoạt động trong 1 phạm vi rộng lớn, phong phú, đa
dạng và có khả năng làm thỏa mãn mọi nhu cầu giao tiếp của con người mà các loại
hình giao tiếp khác không thể thay thế được. Vì vậy, ngôn ngữ được xem là phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
2.2: Chức năng thể hiện tư duy:
- Tư duy là quá trình nhận thức của con người đối với thế giới hiện thực
- Tư duy phản ánh hiện thực khách quan từ trực quan sinh động (nhận thức cảm tính)
đến tư duy trừu tượng (nhận thức lí tính)
- Tư duy là đối tượng nghiên cứu của logic học bao gồm các đơn vị như: cảm giác, tri
giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, lập luận
- Tư duy có thể được hình dung gần giống với ý nghĩa hay tư tưởng
- Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để diễn đạt kết
quả của quá trình tư duy
- Ngôn ngữ thể hiện tư duy biểu hiện ở chỗ:
+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng. Điều đó có nghĩa là bất kì đơn vị có
nghĩa nào của ngôn ngữ cũng chứa đựng, thể hiện ý nghĩa hay tư tưởng của con người
VD: mưa, trời (từ)/Trời mưa (câu)
+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Điều đó có nghĩa là:
o Không có ý nghĩ hay tư tưởng nào của con người lại không được biểu hiện dưới
hình thức ngôn ngữ
o Những ý nghĩ, tư tưởng nào không được diễn đạt ngôn ngữ thì những ý nghĩa,
tư tưởng đó sẽ trở nên khó hiểu, mơ hồ
VD: Ở đây xay bột trẻ em
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy:
+ Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ rất chặt chẽ nhưng thống nhất chứ không đồng
nhất. Điều đó thể hiện ở chỗ:
o Ngôn ngữ có tính vật chất còn tư duy thuộc về tinh thần
o Ngôn ngữ có tính dân tộc, còn tư duy có tính quốc tế
o Ngôn ngữ là đối tượng nghiên cứu của Ngôn ngữ. Tư duy là đối tượng nghiên
cứu của Logic học
o Các đơn vị của Ngôn ngữ khác với các đơn vị của Tư duy (âm vị, từ, cụm từ,
câu/khái niệm, phán đoán, suy lí)
Chương 2: Nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ
1. Nguồn gốc của ngôn ngữ:
* Quan niệm duy tâm:
- Thuyết tương thanh cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ sự bắt chước âm thanh tự
nhiên. Đại biểu là Platon, Augustin
- Thuyết cảm thán cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ biểu hiện cảm xúc của con người.
Đại biểu là Rusto, Humbon
- Thuyết tiếng kêu trong lao động cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng kêu trong lao
động. Đại biểu là L. Nuare, Biukler
- Thuyết Khế ước xã hội cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ sự thỏa thuận giữa con
người với nhau. Đại biểu là Adam Xmit, Rusto
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ việc dùng thân thể hay
chân tay để giao tiếp. Đại biểu là Vuntơ, Marr.
* Quan niệm duy vật:
- Điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ là do nhu cầu từ lao động của con người quyết định.
- Theo Paplo – 1 nhà sinh lí học người Nga, ngôn ngữ thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2
- Tiền thân của ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ hẹ thống tín hiệu thứ nhất. Đó là
những ấn tượng, cảm giác và biểu tượng thu được từ bối cảnh tự nhiên thông qua
phản xạ, kích thích ở mọi cảm giác (thính, thị, xúc giác)
2. Sự phát triển của ngôn ngữ:
- Quá trình hình thành:
+ Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là: công xã- bày người- thị tộc- cộng đồng
+ Thị tộc là tập hợp những người có quan hệ với nhau cùng huyết thống
+ Một số thị tộc thân thuộc liên kết với nhau bằng Bộ lạc
+ Ngôn ngữ loài ngoài bắt đầu hình thành từ Bộ lạc
+ Liên minh Bộ lạc đến 1 lúc nào đó thì tan rã hình thành nên Dân tộc
+ Dân tộc là 1 khối cộng đồng ổn định dựa trên những cơ sở về ngôn ngữ, lãnh thổ,
kinh tế và văn hóa. Như vậy Dân tộc bao gồm nhiều Bộc lạc khác nhau, nói nhiều
ngôn ngữ khác nhau
+ Sự hình thành Dân tộc và Nhà nước đã đẩy mạnh sự thống nhất về KT, CT, VH
trong nội bộ 1 quốc gia đã đòi hỏi phải có 1 ngôn ngữ chung cho toàn xã hội. Lúc đó
ngôn ngữ dân tộc ra đời
- Quá trình phát triển:
+ Ngôn ngữ dân tộc hình thành trong xh có giai cấp nên chưa đủ điều kiện để thống
nhất ngôn ngữ. Bên cạnh ngôn ngữ toàn dân còn có tiếng địa phương, mỗi giai cấp
còn sử dụng các biến thể của ngôn ngữ dân tộc. Tình hình đó đòi hỏi sự ra đời của
ngôn ngữ văn hóa
+ Ngôn ngữ văn hóa chỉ là 1 biến thể ngôn ngữ dân tộc ban đầu được dùng trong lĩnh
vực hành chính, giáo dục, tôn giáo. Đó là ngôn ngữ sách vở
+ Thế giới phát triển nên các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau hơn. Điều đó đòi
hỏi có 1 ngôn ngữ thống nhất cho toàn nhân loại
+ Trên thực tế, ngta đã tạo ra nhiều ngôn ngữ quốc tế như: Adjuvanto, Ido, Esperanto.
Tuy nhiên những quốc tế ngữ này vẫn chưa hoạt động thực sự có hiệu quả
3. Cách thức phát triển của ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt
- Ngôn ngữ phát triển không đồng đều giữa các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ
- Ngữ âm phát triển chậm và không đồng đều
- Ngữ pháp phát triển chậm nhất
- Từ vựng là bộ phận phát triển nhanh nhất vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội
+ Vốn từ vựng cơ bản phát triển chậm nhất
+ Vốn từ vựng thông thường liên tục phát triển phù hợp với sự phát triển của hiện
thực khách quan
o Thực từ phát triển nhanh
o Hư từ phát triển chậm
+ Thành ngữ, quan ngữ phát triển chậm
+ Tên riêng phát triển nhanh và không đồng đều
Chương 3: Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt
I. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu:
- Kí hiệu/ tín hiệu là 1 dạng vật chất mang nội dung thông tin và dùng để truyền đạt
thông tin (VD: tín hiệu đèn giao thông, tiếng trống trường)
- Đặc điểm của kí hiệu:
+ Kí hiệu luôn có tính vật chất
+ Mỗi kí hiệu là sự thống nhất giữa 2 mặt: hình thức và nội dung
+ Nội dung các kí hiệu có tính quy ước
+ Các kí hiệu luôn tồn tại trong 1 hệ thống nhất định
II. Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt:
- Mối quan hệ giữa 2 mặt của kí hiệu ngôn ngữ có tính vô đoán: Điều đó có nghĩa là
mối quan hệ giữa cái biểu đạt (hình thức) và cái được biểu đạt (nội dung) không có lí
do, không thể giải thích được. VD: bồ hóng, bồ kết…
- Các đơn vị của ngôn ngữ có tính đa trị: Điều đó có nghĩa là mối quan hệ giữa cái
biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ không chỉ có 1 mà còn có nhiều ý
nghĩa khác nhau. VD: từ “đi” trng TV có 18 nghĩa
- Các kí hiệu ngôn ngữ khi tham gia vào giao tiếp thì luôn xuất hiện theo 1 trật tự
tuyến tính (còn gọi là tính hình tuyến). Điều đó có nghĩa là để có thể biểu hiện được ý
nghĩa hay tư tưởng, các kí hiệu ngôn ngữ phải kết hợp với nhau theo quan hệ thời gian
(trật tự trước sau theo hàng ngang).
VD: Sao bảo nó không đến/ Bảo sao nó không đến
- Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ vừa có giá trị đồng loại, vừa có giá trị không đồng loại.
Điều đó có nghĩa là: giữa các kí hiệu ngôn ngữ có mối quan hệ và liên hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành nhiều tầng, nhiều bậc theo các mối quan hệ tôn ti nhất định.
VD: Hình vị liên kết với nhau tạo ra từ
- Hệ thống kí hiệu ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại, vừa có giá trị lịch đại
+ Điều đó có nghĩa là mặc dù ngôn ngữ là sản phẩm của quá khứ để lại (lịch đại)
nhưng ngôn ngữ lại là phương tiện mà loài người đang sử dụng (đồng đại)
+ Tóm lại so với các hệ thống kí hiệu nhân tạo khác, ngôn ngữ là hệ thống mang
những đặc trưng mà không hệ thống kí hiệu nào có được
Chính vì thế ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu đặc biệt
Chương 4: Từ vựng
I. Khái quát về từ vựng:
1. Từ vựng là gì?
- Ngôn ngữ là phương tiện dùng để giao tiếp. Vì thế, các đơn vị của nó phải có nghĩa
thì con người mới có thể hiểu và trao đổi thông tin với nhau được
- Tất cả các đơn vị có nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ được tập hợp lại trong 1 hệ
thống gọi là Từ vựng
- Từ vựng là tập hợp các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ
- Trong ngôn ngữ học có 1 chuyên ngành nghiên cứu về thành phần từ vựng của ngôn
ngữ được gọi là Từ vựng học
2. Các đơn vị của từ vựng:
- Từ vựng làm thành 1 hệ thống cho nên nó có các đơn vị bao gồm: từ, cụm từ cố định
và tên riêng
+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (VD: nhà, cửa, chó, mèo…)
+ Cụm từ cố định: là 1 tổ hợp từ có kết cấu chặt chẽ tạo thành 1 khối hoàn chỉnh cả về
hình thức và ý nghĩa (VD: mẹ tròn con vuông, tóm lại…)
+ Tên riêng là 1 tổ hợp từ có kết cấu chặt chẽ dùng để gọi tên cho 1 đối tượng cá biệt
và đơn nhất (VD: Võ Thị Sáu, sông Hồng…)

II. Từ trong hệ thống từ vựng:


1. Thế nào là từ?
- Có rất nhiều định nghĩa về từ bởi vì từ trong mỗi ngôn ngữ là khác nhau

You might also like