You are on page 1of 5

THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

- 30 tiết
- Quá trình 50%, cuối kì 50%
- Quá trình = (TN+Tiểu Luận)/2 x tỉ lệ chuyên cần + điểm tích cực (mỗi
lần 0,25, không cộng quá 2 điểm)
- Cuối kì = TN (6đ) + TL (4đ) - đề đóng
- Khái quát nội dung:
+ Rèn luyện kỹ năng về chính tả
+ Rèn luyện kỹ năng dùng từ
+Rèn luyện kỹ năng về câu
+ Rèn luyện kỹ năng
BÀI MỞ ĐẦU
I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT
- Tiếng nói của con người khác với tiếng hú của động vật:
+ Giống: Có âm thanh
+ Khác: Con người: có nghĩa
Con vật: không có nghĩa
=> Âm thanh: hình thức
Ký hiệu: khái niệm
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh), đồng thời
cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất
nước Việt Nam
(- Chữ viết và âm thanh là 2 mặt của 1 vấn đề
- Ngôn ngữ là 1 trong những tiêu chí quan trọng để xác lập đó là dân tộc
gì)
- Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng với sự phát triển của dân
tộc, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ quốc gia chính thức.
(- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia chính thức
- Khi không có chủ quyền => không có tiếng Việt)
- Với sự ra đời của chữ Quốc ngữ, vai trò và vị thế của tiếng Việt
ngày càng được khẳng định và đề cao.
(Chữ Hán khác chữ Nôm ở chỗ:
- Chữ Hán: phồn thể, NAM QUỐC SƠN HÀ, ghi âm Hán Việt (thiên địa)
- Chữ Nôm: TRUYỆN KIỀU, ghi âm thuần việt (trời đất)
- Ngôn ngữ lập trình: là nghĩa chuyển của ngôn ngữ, do con người gán
vào và ẩn dụ nó
2. Tiếng Việt đã và đang đảm nhiệm các chức năng xã hội trọng đại
- Là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện
nay (giảng bài, giao tiếp)
- Là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt (suy nghĩ, dằn vặt…)
- Ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu (dùng
tiếng Việt học tiếng Anh)
- Là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật (hội họa, điện ảnh, văn chương, âm
nhạc, kiến trúc, điêu khắc, sân khấu)
- Là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội (thực hiện theo các văn bản
đề ra)
- Mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt
(cách lựa chọn xưng hô = từ thân tộc, ng Việt có đặc điểm tính tôn ti cao
3. Những đặc điểm cơ bản của tiếng Việt
a) Dòng lời nói (nói ra hoặc viết ra) luôn luôn được phân cắt thành các
âm tiết
- Có ranh giới rõ ràng, tách bạch (VD: đại học tách ra thành đại và học)
- Có cấu trúc chặt chẽ và luôn mang thanh điệu (6 thanh điệu)
- Mỗi âm tiết là một thành tố cấu tạo từ hoặc làm thành một từ (từ có 2
âm tiết trở lên là từ phức, từ có âm thanh là từ láy, có ý nghĩa là từ ghép:
ghép đẳng lập, chính phụ, phân nghĩa…)
b) Từ không biến đổi hình thái: Từ không biến đổi hình thức âm thanh
và cấu tạo khi tham gia vào cấu tạo câu (động từ không chia theo ngôi, thì
như tiếng Anh)
c) Các phương thức ngữ pháp tiếng Việt
1. Phương thức trật tự từ
+ Thứ tự của các từ trong câu là cách biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp
và quan hệ ngữ pháp khác nhau => Thứ tự sắp xếp khác thì quan hệ cũng
khác.
VD: Sao bảo nó không đến => Nó đến sao không bảo…
VD: Trong hai câu
(1) Tôi đọc cuốn sách này rồi (inform) => cuốn sách là tân ngữ bổ nghĩa
cho động từ đọc.
(2) Cuốn sách này, tôi đọc rồi => cuốn sách là khởi ngữ, vị trí đầu câu
và nói đến những nội dung nhấn mạnh trong câu, còn gọi là đề ngữ
- “Khởi ngữ (Đề ngữ)”: là thành phần câu thường đứng trước chủ ngữ để
nêu lên đề tài được nói đến trong câu; để nhấn mạnh (Có thể thêm các
quan hệ từ “Về, đối với,…” trước). Xét 3 ví dụ:
1. Cuộc sống trong những năm chiến tranh như thế nào, nhiều bạn trẻ
ngày nay không thể hình dung được.
2. Cây cối, vài đám um tùm; lâu đài, mấy tòa ẩn hiện.
3. Nói thì ai chả nói được. Làm mới khó ấy chứ.
- Nhờ trật tự từ mà bản chất ngữ pháp của:
1. “chăm học” # “học chăm”
2. “bột xà bông”: phân biệt các loại bột, bột là trung tâm, xà bông bổ
nghĩa cho bột, phân biệt loại bột này với những loại bột khác”
“xà bông bột: phân biệt các loại xà bông, xà bông bột với các loại xà bột
khác như nước, giấy…
3. “điểm yếu”: là cụm thuần việt, danh từ đứng trước tính từ, là điểm yếu
cần khắc phục
“ yếu điểm”: gốc Hán Việt, nghĩa là trọng yếu, thiết yếu
4. “tình nhân” quan hệ ngoài luồng
“nhân tình” người yêu
2. Phương thức hư từ
Hư từ: Từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc lập
làm thành phần câu, đượ dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực
từ; phân biệt với thực từ
So sánh 2 ví dụ:
1. Cô giáo chữa lỗi chính tả của học sinh: học sinh BN của, của HS BN
LCT, LCTCHS BN chữa
2. Cô giáo chữa lỗi chính tả cùng học sinh: cùng học sinh + lỗi chính tả
BN chữa
3. Phương thức ngữ điệu
Nếu vị trí của chỗ nghỉ hơi khác thì ý nghĩa của câu cũng khác.
VD:
(1) Học giỏi các môn/ chính là điều quan trọng. (giỏi toàn diện)
Học giỏi các môn chính/ là điều quan trọng (học lệch)
(2) Khi mẹ vào ca ba/ em ngủ ngon bên dì.
Khi mẹ vào ca/ ba em ngủ ngon bên dì.
II. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VÀ CHUẨN
HÓA TIẾNG VIỆT
1. Để bảo vệ và phát huy hơn nữa những ưu thế, tác dụng và hiệu quả của
tiếng Việt, một vấn đề đã được đặt ra từ lâu là phải giữ gìn sự trog sáng
của tiếng Việt, sự giàu đẹp và phong phú của nó và làm nó ngày càng trở
thành một ngôn ngữ hùng mạnh. (dùng teencode, dùng ngôn ngữ khác
thay thế xen lẫn khi nói tiếng việt, vẫn có thể mượn, dùng trong môi
trường, trường hợp phù hợp: bye bye, ok…)

You might also like