You are on page 1of 8

TỪ PHÁP HỌC

Bài 1: Từ loại tiếng Việt và hệ thống từ loại


tiếng Việt
1. Từ loại tiếng Việt
a. Khái niệm
● Từ loại là 1 vấn đề phổ quát của Ngôn ngữ học. Có nhiều quan niệm cho rằng tiếng Hán và
tiếng Việt không có từ loại (phạm trù từ loại) - góc nhìn của những học giả châu Âu.
parts of speech
● Từ loại: Từ loại là những từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái
quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những
chức năng ngữ pháp nhất định trong câu. (T/g Đình Văn Đức) → có 3 đặc điểm để xác định
từ loại.
⇒ Sự phân chia vốn từ ra thành từ loại phải dựa vào 3 tiêu chí trên
b. Quan niệm về vấn đề bản chất từ loại
● Đơn vịngôn ngữ là những kí hiệu có tính 2 mặt. Là đơn vịhình thành nên những phát ngôn
nhằm mục đích giao tiếp nhất định.
● Các khuynh hướng đã từng tồn tại: Có 3 khuynh hướng khác nhau
- Khuynh hướng 1: Quan niệm từ loại là 1 phạm trù ngữ pháp thuần túy
Các nhà NNH theo quan điểm này chỉ dựa vào đặc điểm ngữ pháp của từ khi chúng
hoạt động. Dựa vào những biểu hiện mang tính. Không quan tâm đến nghĩa của từ.
Những đặc điểm ngữ pháp có thể thuộc các phương diện:
Biểu hiện về phương diện hình thức:
+ Hình thái học (Ngôn ngữ Ấn Âu)
+ Chức vụ cú pháp
+ Khả năng kết hợp
- Khuynh hướng 2: Quan niệm từ loại là vấn đề ngữ nghĩa logic; là 1 phạm trù ngữ
nghĩa logic chủ yếu dựa vào ý nghĩa khái quát của từ để phân định nó thành các từ
loại.
- Khuynh hướng 3: Quan niệm từ loại là 1 phạm trù từ vựng - ngữ pháp.
Khuynh hướng này là sự kết hợp của 2 khuynh hướng trên (hình thức và nội dung), là
1 phạm trù giao thoa, dung hòa cả 2 khuynh hướng đã nêu. Đây là khuynh hướng phổ
biến hơn cả trong giới Việt ngữ học và được sử dụng để phân định từ loại tiếng việt.
⇒ 3 khuynh hướng này tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
c. Vấn đề từ loại trong tiếng việt
● Khuynh hướng 1: Phủ nhận sự tồn tại của từ loại trong TV. Đây là quan niệm của 1 số học giả
xuất phát từ quan điểm hình thái học thuần túy. Từ tiếng Việt không biến đổi hình thái khi
hoạt động nên không thể có từ loại.
● Khuynh hướng 2: Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại trong tiếng Việt. Mang tính chất
ổn định.
● Dựa vào tiêu chí ý nghĩa: Những tác giả theo tiêu chí này chia vốn từ tiếng Việt thành 2 nhóm
lớn: thực từ và hư từ
- Thực từ là những từ biểu hiện ý nghĩa từ vựng
- Hư từ là những từ biểu hiện ý nghĩa cú pháp/ngữ pháp.
● Dựa vào chức vụ cú pháp:
- Các t/g theo quan niệm này cho từ loại thuộc cú bản vị. Khuynh hướng này cho rằng
phải tùy vào vịtrí và chức vụcủa từng từ mà xác định từ loại của nó.
● Khuynh hướng 3: Dựa vào khả năng kết hợp của từ. Đây thực chất là quan niệm phân bố cú
bản vị.
Trong 3 khuynh hướng trên, khuynh hướng thứ 3, bản chất từ loại là 1 phạm trù từ vựng (bình
diện nghĩa của từ) - ngữ pháp có nhiều ưu điểm hơn.

2. Hệ thống từ loại tiếng Việt


a. Quan niệm về hệ thống từ loại tiếng Việt
Trong Việt ngữ học, hệ thống từ loại được phân định theo nhiều kiểu. Sự khác nhau trong cách phân
loại này xuất phát từ việc nhìn nhận, việc áp dụng nhiều tiêu chí phân loại.
● Lê Văn Lý (1946): LVL dựa vào giá trị/khả năng kết hợp để phân loại từ loại thành 6 loại (danh
từ, động từ, tính từ, số từ, phụtừ và ngôi từ).
● Phan Khôi (1948 - 1950; 1955): 8 từ loại gồm danh từ, đại từ, động từ, hình dung từ, phó/phụ
từ, giới từ, liên từ, tình thái từ.
● Hoàng Tuệ (1962): Dùng tập hợp 2 tiêu chí khả năng kết hợp và chức vụcú pháp để phân loại
thành 10 từ loại: đại từ, danh từ, chỉ từ, số từ, phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ, thán từ, loại từ.
● Đinh văn Đức: Dựa vào 3 tiêu chí để phân loại từ. 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ,
số từ, phụtừ, từ nối, tiểu từ và trợ từ.

b. Miêu tả các từ loại, tiểu loại


Các phân loại thông thường các cấp độ từ:
● Cấp độ tập hợp
● CD từ loại
● CD tiểu loại
Việc phân loại từ theo phạm trù từ loại được tiến hành theo những cấp độ khác nhau từ lớn đến nhỏ.
● CD tập hợp: thực từ, hư từ,...
● CD từ loại: các từ loại danh từ, động từ, tính từ,...
● CD tiểu loại: danh từ cụthể - danh từ trừu tượng; nội động từ - ngoại động từ;...
● CD nhóm: phương hướng, vị trí…

c. Các từ loại tiếng Việt


● Danh từ
- Xuất phát từ phương diện ý nghĩa, có thể chia DT thành các tiểu loại:
+ DT chung
+ DT riêng
+ DT tổng thể
+ DT đơn thể
+ DT trừu tượng
+ DT cụ thể k
● Động từ
- ĐT tiếng Việt về phương diện ý nghĩa là những từ biểu thịcác dạng vận động (hoạt
động, trạng thái) của các thực thể (sự vật, hiện tượng nói chung); về phương diện
ngữ pháp là những từ có khả năng làm trung tâm của động ngữ và trung tâm của vị
ngữ.
- Phân loại theo khả năng hoạt động: Đt độc lập và ĐT không độc lập
LƯU Ý:
- “chạy”: hoạt động di chuyển = 2 chân với tốc độ nhanh.
Phương thức láy: chạy chọt
- “làm dáng, ra lệnh, trả lời” (ghép 1 tiếng gốc là danh từ) thì phương thức ghép là
chính; láy có nhưng không nhiều.
● Tính từ
- K/n: Về phương diện nghĩa, tính từ là những từ biểu thịtính chất, đặc trưng của các thực thể,
các dạng vận động và các tính chất, đặc trưng khác.
- Về phương diện ngữ pháp, nó là trung tâm của vị ngữ (trung tâm của tính ngữ).
VD: “rực rỡ”: tính từ bổ sung tính chất cho “đẹp”
- Điểm đáng chú ý là về phương diện ngữ pháp, tính từ TV có những đặc điểm gần gũi với
động từ TV.
- Phân loại: Dựa vào ý nghĩa khái quát mà chia thành 2 loại: tính từ chỉ đặc điểm về chất
(biểu hiện về chất); tính từ chỉ đặc điểm về lượng (biểu hiện về lượng).
+ TT chỉ đặc điểm về chất: là những từ không thể lượng hóa được (lượng hóa: đếm
bằng số từ) mà mang tính khái quát chung.
+ TT chỉ đặc điểm về lượng: là những từ có thể lượng hóa được.
LƯU Ý: TT có thể kết hợp với những từ chỉ mức độ (phụtừ chỉ mức độ): rất, khá, hơi, quá, lắm, cực
kỳ,...
- Có những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: xanh lè, vàng ươm, trắng phau,... vì tự
thân nó đã mang tính chất mức độ.

● Đại từ
- K/n: Là những từ được dùng để xưng hô, để trỏ hay để thay thế (thay thế cho 1 từ, 1 thành
phần nào đó) trong cấu trúc cú pháp nhất định.
- Khi thay thế cho từ thuộc từ loại nào hay thành phần nào thì đại từ mang đặc điểm ngữ pháp
cơ bản của từ loại của thành phần ấy.
VD: “Mẹtôi thích làm bánh vào mỗi cuối tuần. Tôi cũng vậy/thế. (“vậy. thế’ là đại từ)
‘vậy, thế” đảm nhiệm chức vụcú pháp giống cụm “thích làm bánh vào mỗi cuối tuần”.
“Mấy đứa bạn của tôi giờ đây đều thành đạt. Họlâu thay cũng gặp nhau hàn huyên chuyện cũ.”
“họ”: đại từ → thông qua đó định danh sự vật
- Phân loại: Có 2 hướng là dựa vào đặc điểm điển hình của đại từ là khả năng thay thế và
dựa vào mục đích sử dụng.
+ Dựa vào đặc điểm điển hình của đại từ là khả năng thay thế : Có thể chia đại từ
thành các tiểu loại:
● ĐT thay thế cho danh từ: tôi, tao, mày, nó,... Khi hoạt động sẽ đảm nhận
những chức năng ngữ pháp của danh từ (cũng có thể làm vịngữ)
● ĐT thay thế cho động từ: thế, vậy…
● ĐT thay thế cho số từ: bao nhiêu, bấ nhiêu,...
+ Dựa vào mục đích sử dụng
● ĐT xưng hô: tôi, tao, mày, hắn, nó, tớ,... (từ chỉ quan hệ thân thuộc: ông , bà,
cha, mẹ,..)
VD: Nó uống ngày hai ly cà phê. (“Nó”: chủ ngữ - đại từ); Cô ấy đang đi công tác. (“Cô ấy”: chủ ngữ -
danh ngữ, vì có đại từ chỉ định “ấy”).

● Số từ
- K/n: Là những từ biểu thị về mặt số lượng, Trong tiếng Việt có 2 loại số từ: số từ
chỉ số lượng cụ thể và số từ chỉ mang tính ước lượng/ước chừng.
+ Số từ chỉ số lượng cụ thể: 1, 3, 5, 300,...; nhất, nhị, tam,...
+ Số từ chỉ mang tính ước lượng: vài, trăm, mươi, một chục, một lố, đôi, cặp,...
+ Số từ + đại từ chỉ định: đôi này, đồ nọ,... → Mang đặc điểm ngữ pháp tương tự như
danh từ, không đơn thuần là số từ.
VD: 2 đôi giày: “đôi” tương đương với danh từ
LƯU Ý: Số từ thứ tự: từ biểu thị thứ tự bằng cách “thứ + số”; đại từ số lượng: tất thảy,
tất cả, hết thảy, hết cả,...

● Phụ từ/phó từ
- K/n: Về phương diện nghĩa, phụtừ là những từ chuyên kết hợp với các thực từ như danh từ;
động từ, tính từ để bổ sung nghĩa cho các thực từ đó những ý nghĩa nhất định.
- Về phương diện ngữ pháp, phụ từ là những thành tố phụ trong các kết cấu ngữ
pháp có thực từ làm trung tâm.
- Phân loại:
+ Phụ từ danh: các, mọi, mỗi, từng,... → Phụtừ danh bổ sung ý nghĩa về số lượng
→ Còn gọi “lượng từ”. Chúng đứng trước danh từ.
+ Phụtừ động, tính: Chuyên đi kèm với động từ và tính từ để thể hiện ý nghĩa ngữ
pháp
+ Phụ từ chỉ thời gian: đã, sẽ, sắp, đang, vừa, từng,... chỉ biểu thịthời gian ở tính
chất tương đối.
+ Phụtừ phủ định: không, chưa, chẳng,...
+ Phụtừ cầu khiến, mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ, đi,...
+ Phụtừ biểu thịtính đồng nhất, lặp lại: cũng, vẫn, đều, mãi,...
+ Phụtừ chỉ mức độ: rất, quá, lắm, khá, hơi,...
+ Phụ từ chỉ kết quả

● Liên từ
- K/n: Là những từ biểu thịmối quan hệ giữa các đơn vịtrong 1 kết cấu ngữ pháp. Ý nghĩa ngữ
pháp của liên từ chính là ý nghĩa quan hệ.
- Phân loại: Căn cứ vào sự xuất hiện liên từ để phân loại
+ Liên từ từ ngữ (xuất hiện trong ngữ)
+ Liên từ phân loại các vế của câu (phức tạp)
● Trợ từ
- K/n: Là những từ đi kèm hỗ trợ cho 1 từ ngữ hoặc cho cả câu, để biểu thịý nghĩa tình thái
nhất định nào đó như nhấn mạnh hay đánh giá 1 sự vật, sự việc. Bổ sung ý nghĩa mang tính
bổ trợ khi đi chung với thực từ.
- Phân loại:
+ Trợ từ của từ: Tác động trực tiếp lên từ mà nó hỗ trợ
+ Trợ từ của câu: Là những từ biểu thịthái độ cảm thán, cầu khiến, nghi vấn
+ Thán từ: Là những từ dùng để hỏi đáp/gọi đáp; thường đứng đầu câu

You might also like