You are on page 1of 4

Tiếng Việt 1 : cô Cúc

Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ là gì?Khái niệm từ đơn, từ láy ,từ ghép theo quy định của hình vị và cho ví dụ
minh họa
* Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
-Truyền thống ngữ văn của người Việt quen thuộc với khái niệm tiếng và đơn vị tiếng gần như đồng
nhất với âm tiết. Mỗi âm tiết như một thành tố có tính độc lập tạo từ. Điều này có nghĩa là truyền thống
ngữ văn của người Việt nghiêng về miêu tả cấu trúc âm thanh. Xem đơn vị âm thanh là đơn vị tạo từ.
-Một đơn vị được xuất hiện với tư cách từ cần phải có điều kiện quan trọng nhất là mang nghĩa. Do đó,
đơn vị từ hay âm tiết muốn tồn tại và xuất hiện trong hệ thống ngôn ngữ, chúng cần phải có sự chuẩn hóa
về chức năng d hat e trở thành một đơn vị mới, khác biệt về chất, gọi là hình vị.
-Hình vị do âm vị tạo nên. Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa tham gia vào các phương thức
cấu tạo để sản sinh ra từ.
-Hình vị là đơn vị bộc lộ trọn vẹn cả 2 mặt: âm thanh và ý nghĩa; nó có thể được đọc lên hoặc viết ra và
luôn kèm theo một nội dung tinh thần. Trong khi đó, đơn vị âm tiết chỉ bộc lộ thuần túy mặt ngữ âm.
-Trong tiếng Việt, hình thức ngữ âm của hình vị đại bộ phận trùng với âm tiết nhưng cũng có một số
trường hợp hình vị có hơn một âm tiết (hình vị hai hoặc ba âm tiết), nhất là các hình vị mượn từ ngôn ngữ
nước ngoài: bồ hóng, b hat o h hat on , bù nhìn, mà cả, ễnh ương, mì chính, cà phê, a-pa-tit, a xít, ra-đi-ô,
b hat on-s hat e - vich .
* Khái niệm từ đơn: là những từ có 1 hình vị. Đây là những từ được tạo ra theo phuo chức từ hoa hình vị.
Ví dụ: Những từ như: đen, trắng, nhà, xe, người, đẹp, xấu.. những từ hình thành do sự từ hoá các hình vị
đen, trắng, nhà, xe, người, đẹp, xấu.
* Khái niẹm từ láy: Là những từ được tạo ra theo phương thức láy. Phương thức láy là phirons phương
thức lặp lại toàn bộ hay bộ phân hình thức âm tiết của hình vị cơ sở, tạo ra 1 hoặc nhiều hình vị mới giống
nó toàn bộ hoặc bộ phận về mặt âm thanh. Tất cả các hình vị này mang cấu tạo và chức năng của 1 từ:
nhanh nhấu, còn con, gọn gàng, sạch sành sanh, sát sàn sạt, tủm ta tủm tỉm, lúng ta lúng túng, lũng là lúng
liếng...
* Khái niệm từ ghép: Là sự kết hợp của 2 hay hơn hai hình vị, trong đó, cần nhận thấy rằng nghĩa của một
từ ghép có được thường thông qua thao tác khái quát tổng hợp mú không phải đơn thuần là phép cộng ý
nghĩa của các hình vị lại với nhau. Ví dụ: ăn ở không phải là ăn (hoạt động nhai nu dot ot )+ dot o (hoạt
động cư trú sinh hoạt) mà ăn ở chỉ mọi sinh hoạt, tác phong, ứng xử nói chung
Câu 2: Từ đơn đơn âm khác từ đơn đa âm như thế nào? Tại sao từ đơn đa âm thường nhầm với từ láy, từ
ghép?

 Có hai loại từ đơn: từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm:


- Từ đơn phố biển tồn tại dưới dạng gồm 1 âm tiết - 1 hình vị, được gọi là từ
Vd : đen, trắng
- Từ đơn đa âm (là từ đơn mà ở đó hai hay nhiều âm tiết "vô nghĩa" hợp lại với nhau tạo ra một từ
có nghĩa). Ví dụ: mồ hôi, bồ hóng, câu lạc bộ, , sủi cảo... Nói chung, chúng có thể là từ thuần
Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ân Âu
 Từ đơn đa âm thường nhầm với từ láy, từ ghép:
Tại vì từ đơn đa âm,từ láy, từ ghép đều có cấu tạo từ 2 hoặc nhiều âm tiết trở lên tạo thành hình thức của
nhiều từ đơn đa âm giống từ láy, nhiều từ đơn đa âm giống từ ghép đấy

Câu 3: Có 5 hiện tượng trung gian của từ tiếng việt hãy trình bày 5 hiện tượng đó?
+ Trường hợp 1: Các từ có cấu tạo kiểu như vung vẫy, nhảy nhót, đền đài, ngặt nghèo, bó buộc, trong
trắng, bỏ bê, mơ mộng, nước non, thúng mùng, tươi tốt, râu ria, rã rời... là những từ ghép thực sự nhưng
ngẫu nhiên có hình thức láy.
+ Trường hợp 2: Các từ như chân chính, trung trực, thành thực... Đây là những từ ghép mà việc chứng
minh nghĩa của từng hình vị gặp khó khăn bởi vì chúng vốn là những hình vị gốc Hán mang nghĩa tương
đối mơ hồ. Trong cảm nhận của người sử dụng ngôn ngữ bình thường, chúng được hiểu như là những từ
láy (sự ngộ nhận). Có thể xếp vào nhóm này những từ như lĩnh tính, bảo bối, bình lình, tướng tá ...
+ Trường hợp 3: Các từ kiểu như ba ba, cào cào, thần lần, đu đủ, thuồng luồng, chèo béo, chôm chôm, đa
đa, mù u... Các đơn vị này mang hình thức của một từ láy nhưng lại hoạt động như một danh từ định
danh. Xét về cách thức hoạt động có thể tạm thời coi chúng là những từ đơn đa âm tiết với chức năng gọi
tên sự vật trong thực tế khách quan, thể đánh
+ Trường hợp 4: Các từ như ao ước, ồn ào, yên ắng, ấm ức, i eo... Ngữ âm học cho rằng đây là các từ láy
nếu chấp nhận sự tồn tại của một âm vị đặc biệt gọi là âm tắc thanh hầu. Âm này có cao độ và cường độ
quả nhỏ nên chỉ tồn tại trong khoang hầu. Chúng không được thính giác cảm nhận cho nên hậu quả là
không được thể hiện trên chữ viết.
+ Trường hợp 5: Một số từ kiểu như cồng kềnh, quanh co, cút kít... Đây là các từ láy mà chữ viết phản
ánh không trung thành với bản chất âm thanh của chúng.
Câu 4: Nêu khái niệm từ đồng nghĩa từ đa nghĩa từ trái nghĩa và từ đồng âm? Cho ví dụ của các khái niệm
trên.
- Khái niệm từ đồng nghĩa: từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Theo đó, điều kiện tiên quyết để hai từ đồng nghĩa là chúng phải cùng thuộc về 1 trường nghĩa.
Vd: con lợn = con heo, bắp = ngô....
- Khái niệm từ đa nghĩa: là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa của từ có liên quan với
nhau.
Vd: từ “ ăn”
Nghĩa gốc: ăn cơm
Nghĩa chuyển: ăn ảnh, ăn nắng,..
- Khái niệm từ trái nghĩa: là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng
khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm.
ví dụ như : cao - thấp, trái - phải, trắng - đen,...
- Khái niệm từ đồng âm: là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Vd: “ba ơi, có ba con chim đang bay trên bầu trời”.
Từ “ba” trong cụm “ba ơi” là danh từ chỉ người cha.
Từ “ba” trong cụm “ có 3 con chim” là danh từ chỉ số lượng.
Câu 5: tự động nghĩa không hoàn toàn có 2 loại hãy trình bày chúng chọn 2 từ đồng nghĩa và giải nghĩa
của nó? Thiết lập bối cảnh loại trừ nhau những câu mà chỉ dùng được một trong 2 từ việc khác nhau về
nghĩa của những từ đó để phân biệt cách dùng từ đó?
* Đồng nghĩa không hoàn toàn (khác nhau về một thành phần nghĩa)
- Khác nhau về nghĩa biểu vật: các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập đến một tính chất nhưng mỗi
đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật khác nhau. Ví dụ: các từ sau đều biểu hiện sự nhăn nhưng
nhăn nhó (mặt), nhăn nhúm (đồ vật, vài), nhăn nheo (da người già); đều là cứng nhưng cứng rắn (chỉ
vật thể có hình khối), cứng cáp (chỉ sự trưởng thành sau một quá trình), cứng cỏi (chỉ bản lĩnh, tính
cách).
- Khác nhau về nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm. Ví dụ: khiêng- vác: đều chỉ “hành
động mang đồ vật”. Nhưng khiêng là hành động mang đồ vật “với sự cộng tác của người khác”, “với
hai tay đặt vào vật và nhấc nó khỏi mặt đất”; vác là mang đồ vật “bằng cách đặt lên vai". Thi đua -
ganh đua: đều chỉ hành động cạnh tranh. Trong đó ganh đua: cạnh tranh mạnh mẽ và mang sắc thái
xấu, vụ lợi cá nhân; thì đua: cạnh tranh lành mạnh, mục đích tốt.
- Kiểu dạng này (đồng nghĩa không hoàn toàn khác nhau về một nét nghĩa nào đó trong cấu trúc biểu
niệm) diễn hình cho các kết cấu đồng nghĩa. Nét nghĩa đặc thù giúp phân biệt các đơn vị nhiều khi
biểu hiện nghĩa ngầm ẩn, tinh tế, người bình thường có thể cảm nhận được nhưng khó diễn đạt thành
lời. sử dụng.
* Bối cảnh loại trừ nhau những câu mà chỉ dùng được một trong 2 từ việc khác nhau về nghĩa của
những từ đó để phân biệt cách dùng từ đó
Ví dụ: tặng- cho
Tặng: trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng quý mến
Cho: chuyển cái của mình thành của người khác
Tặng và cho: đều chuyển cái gì thuộc quyền sở hữu của mình thành của người khác mà không đổi lấy
thứ gì.
Một cách dễ hiểu hơn, trong một mối quan hệ yêu đương, khi bạn trai “tặng”cho bạn gái một viên kẹo
sẽ thể hiện sự trân trọng và yêu quý món quà đó, bạn nữ sẽ giữ làm kỉ niệm và khôg muốn chia sẻ cho
ai. Còn trong mối quan hệ bạn bè, khi bạn nam “cho” bạn nữ một viên kẹo thì bạn nữ đó sẽ coi viên
kẹo đó bình thường và có thể chia sẻ cho bất cứ ai.

You might also like