You are on page 1of 6

I.

Hiện tượng đồng âm


1. Khái niệm
- Hiện tượng đồng âm xảy ra khi các đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác
nhau về ý nghĩa.
- Hiện tượng đồng âm không có quan hệ đồng nhất hay đối lập về ngữ nghĩa, không có
tính chất quy luật, mà chỉ có tính chất riêng lẻ, biệt lập, ngẫu nhiên giữa các từ.
2. Đặc điểm
1) Vì từ tiếng Việt không biến hình, nên các từ đã có quan hệ đồng âm thì chúng đồng âm
trong mọi ngôn cảnh, ngữ cảnh sử dụng.
VD: Ở tiếng Anh, Động từ meet nguyên dạng, đồng âm với danh từ meat nhưng ở dạng
quá khứ met thì không.
2) Hiện tượng đồng âm chủ yếu xảy ra ở các từ đơn tiết.
Ví dụ: Bàn (nội thất) và bàn (động từ: thảo luận, đề xuất); vòng (một vật tròn quanh) và
vòng (động từ: đi vòng quanh);
3) Đồng âm chủ yếu xảy ra đối với các từ khác từ loại, nếu cùng từ loại thì phạm vi biểu
vật của chúng thường cũng khác xa nhau.
+ Đồng âm từ vựng (cùng từ loại): đường (ăn) – đường (đi)
Đồng âm từ vựng – ngữ pháp (khác từ loại): câu (nói vài câu) – câu (rau câu) – câu (chim
câu) – câu (câu cá)
3.Vấn đề phân loại từ đồng âm
- Các từ đồng âm khác nhau về nguồn gốc:
+ Hoa (hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc
(thuần Việt)
Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp (Hán Việt)

- Các từ đồng âm khác nhau về phạm vi sử dụng:


Răng (toàn dân) # Răng (địa phương)
Mô (toàn dân) # mô (địa phương)

- Có thể dựa vào từ loại để phân chia từ đồng âm:


+ Đồng âm giữa những từ cùng loại:
Ví dụ: - đường1 (đắp đường) - đường2 (đường phèn).
- đường kính1 (một loại đường để ăn) - đường kính2 (dây cung lớn nhất của đường
tròn).
+ Đồng âm giữa những từ khác loại: + cuốc (danh từ): cái cuốc; đá (danh từ): hòn đá
+ cuốc (động từ): cuốc đất; đá (động từ): đá bóng
+ thịt (danh từ): miếng thịt
+ thịt (động từ): thịt con gà
4. Nguyên nhân hình thành từ đồng âm
1) Do sự trùng nhau ngẫu nhiên về ngữ âm giữa các từ thuần Việt
2) Việc cấu tạo từ phái sinh có thể dẫn tới hiện tượng đồng âm (giữa từ và cụm từ)
chai1 (chỗ da dày và cứng lại vì bị cọ xát nhiều)
chai2:
Nghĩa 1: (nói về da) đã trở thành dày và cứng vì bị cọ xát nhiều: cầm cuốc nhiều đã chai
tay.
Nghĩa 2: (Nói về đất) đã trở thành cứng, không xốp, khó cày bừa: đất ruộng bị chai cứng
Nghĩa 3: Đã trở thành trơ, lì vì đã quá quen: bị mắng nhiều đã chai mặt, không còn biết
xấu hổ là gì nữa.
Ở đây nên tách ra chai1 và chai2 vì từ nghĩa 1 của chai2 (phái sinh từ chai1) đã tiếp tục
phái sinh ra nghĩa 2 và nghĩa 3.
3) Do hiện tượng phương ngữ
Ví dụ: về phương ngữ Bắc Bộ
Che (tre) đồng âm với che (che đầu)
Da (ra) đồng âm với da (lột da, lột thịt)
Xâu (sâu) đồng âm với xâu (xâu cá)
4) Do vay mượn từ vựng
Ví dụ: Trong tiếng Việt: sút1 (giảm sút: gốc Việt) - sút2 (sút bóng - shot: gốc Anh)
5) Do sự phát triển nghĩa trong từ đa nghĩa tới giới hạn tột cùng, nghĩa cuối cùng không
còn quan hệ với nghĩa gốc.
Ví dụ: Trong tiếng Việt: quà1 (món ăn ngoài bữa chính) - quà2 (vật tặng cho người khác)
5. Vai trò của từ đồng âm
- Từ đồng âm có vai trò tích cực trong việc tạo nên vẻ lí thú, bất ngờ cho văn bản và người
thưởng thức văn bản.
- Thường gặp nhất là các từ đồng âm được dùng trong nghệ thuật chơi chữ, thể hiện nhiều
ở câu đối, câu đố và trong ca dao.
* Ví dụ câu đối:
- Ruồi đậu mâm xôi đậu (thuyết trình: đậu trong ruồi đậu là động từ, xôi đậu là danh từ)
- Kiến bò đĩa thịt bò
- Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai?
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.
- Thị vào hầu, thị đứng thị trông, thị cũng muốn, thị không có ấy;
Vũ cậy mạnh, vũ ra vũ múa, vũ bị mưa, vũ ướt cả lông
* Ví dụ câu đố:
Hoa gì nuôi bé
Từng tháng từng ngày
Bé lớn bằng này
Má hồng bụ sữa
= Hoa sữa
Câu đố có đáp án hoa sữa – một loại hoa nở vào cuối thu đầu đông, mùi thơm ngào ngạt.
Ở đây người đố đã sử dụng sự đồng âm của sữa – DT chỉ một loại thực vật với sữa – chất
lỏng màu trắng đục của do tuyến vú của người phụ nữ hoặc động vật có vú tiết ra để nuôi
con nhằm đánh lạc hướng người trả lời.
* Trong ca dao:

Cóc chết bỏ nhái mồ côi,


Chẫu ngồi chẫu khóc:" Chàng ơi là chàng"
Ễnh ương đánh lệnh đã vang,
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi
Tác giả dân gian tập hợp trong bài ca dao này các con vật cùng loài với cóc: nhái, chẫu
chuộc, chẫu chàng, ễnh ương, ngoé. Cơ sở của chơi chữ ở đây là tác giả đã vận dụng hiện
tượng đồng âmtrong từ "chàng". Từ “chàng” vừa là hình thức ngữ âm để gọi tên con vật
(chẫu chàng) vừa là đại từ chỉ người trong cặp đại từ nhân xưng cổ: chàng – nàng. Từ
“làng” vốn khác hình thức ngữ âm với “nàng” nhưng cũng được sử dụng nhằm tạo ra
những liên tưởng đồng âm thú vị.
Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông
Ai nói với anh em đã có chồng?
Bực mình đổ cá xuống sông em về.
Người đọc thấy được sự vận dụng hiện tượng đồng âm trong một loạt các từ
như: Xuân (tên người) – mùa xuân; cá thu – mùa thu; đông (người) – mùa đông. Dưới cái
vỏ thông tin đơn thuần, thông qua cơ chế nước đôi của cùng âm nhiều nghĩa, người đọc
thấy cả bốn mùa trong năm được tập hợp đầy đủ trong những câu ca dao trên.

*, Phân biệt từ đồng âm với từ đa nghĩa


Đối với từ đồng âm
1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.
2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.
Đối với từ nhiều nghĩa
1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa
2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.
II. Từ biến âm
1. Sự hình thành các từ biến âm
+ Các từ biến âm được tạo ra bằng cách lấy một hình vị gốc làm điểm tựa mà suy
phỏng theo quy tắc đối ứng về ngữ âm và ngữ nghĩa.
+ Kết quả: những từ vừa có quan hệ ngữ âm vừa có quan hệ ngữ nghĩa mà gốc của
chúng là một hằng thể nào đó trong tiến trình lịch sử.
VD: mớ - mơ (mớ là biến âm của mơ trong giấc mơ); miếng – miệng (miếng là biến
âm của miệng trong “nước miếng” nước chảy ra từ miệng, cùng cách kết cấu với các
chữ nước mắt hay nước mũi)
2. Đặc điểm của từ biến âm
+ Thứ nhất, về mặt ngữ âm
 Nếu các từ đồng nhất với nhau ở phụ âm đầu và khuôn vần thì có sự đối ứng về
thanh điệu. Ví dụ: miếng - miệng, téo - tẹo, mốt – một, mười - mươi, ngoài -
ngoại…

 Nếu các từ đồng nhất với nhau về khuôn vần và thanh điệu thì có sự đối ứng ở
phụ âm đầu. Ví dụ: bớt – ngớt, rụt – thụt, lanh – nhanh…

 Nếu các từ đồng nhất với nhau về thanh điệu và phụ âm đầu thì đối ứng với nhau ở
khuôn vần. Ví dụ: nác – nước, tánh – tính, lả - lửa…
+ Thứ hai, về ngữ nghĩa, các từ biến âm có quan hệ với nhau về nghĩa.
 Những từ tương cận về nghĩa. Ví dụ: xẻ - chẻ, miệng - miếng, ngừng - dừng…
 Những từ mà các sự vật, hành động, thuộc tính, quá trình do chúng biểu thị có mối
liên hệ logic thực tại với nhau.
- Liên hệ nguyên nhân - kết quả. Ví dụ: Dứt - đứt, dúi - chúi, xô - đổ, dìm -chìm…
- Liên hệ hành động - phương tiện hành động. Ví dụ: Cạo - nạo, kẹp - nẹp, đan - nan,
bú - vú...

You might also like