You are on page 1of 7

ÔN TẬP CUỐI KỲ - DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

1. Nghĩa của từ là gì? Phân tích các thành phần nghĩa của từ.
Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị khi đựợc sử dụng trong giao tiếp. Từ được chia thành nhiều loại theo các chức năng
đảm nhiệm trong giao tiếp, nên nghĩa của từ phụ thuộc vào các loại chức năng khác nhau.
Trong NN học hiện đại, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa của từ gồm:
- Nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ): Nghĩa biểu vật là hình ảnh chung nhất của tất cả các sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. VD: “người”
trong nghĩa biểu vật: chỉ hình dáng con người
- Nghĩa biểu niệm ( nghĩa sở biểu): Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Nếu hiểu nghĩa biểu vật là sự ngôn
ngữ hoá sự vật trong thế giới khách quan thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hoá khái niệm về sự vật .Vậy, nghĩa biểu niệm của từ là
nội dung khái niệm về sự vật hoặc hiện tượng mà từ biểu thị .
Nghĩa biểu niệm mang dấu ấn văn hoá của từng ngôn ngữ khác nhau, thể hiện cách nhìn nhận khác nhau về sự vật, sự việc, hiện tượng
trong hiện thực khách quan của mỗi dân tộc nói những thứ tiếng khác nhau. VD: “ người” trong nghĩa biểu niệm: ng là đv bậc cao, có
xương sống, có ngôn ngữ
-Nghĩa ngữ dụng (nghĩa sở dụng)( nghĩa biểu thái ): Nét nghĩa biểu thị thái độ, tình cảm của người nói và tác động đến tình cảm
người nghe. VD: “người” trong nghĩa ngữ dụng: nếu viết hoa sẽ thể hiện sự kính trọng
- Nghĩa ngữ pháp ( Nghĩa cấu trúc):
+ Nghĩa ngữ pháp đánh dấu từ loại của từ, biểu thị ý nghĩa chung của từ: Danh từ chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng.... Động từ chỉ hoạt
động trạng thái ,tính từ chỉ tính chất trạng thái vv...
+Nghĩa ngữ pháp quyết định khả năng kết hợp các từ với nhau thành câu.
-Về chức vụ cú pháp , danh từ thường làm chủ ngữ, bỗ ngữ và đôi khi làm trạng ngữ. Dựa vào ý nghĩa ngữ pháp, chúng ta có thể tạo
lập quan hệ giữa các từ để tạo ra những đơn vị lớn hơn . VD: “người: trong nghĩa ngữ pháp: Có thể kết hợp với các từ chỉ định ( ấy ,
kia , này ), Có thể làm cn và vị ngữ, Là trung tâm của danh từ.
-Nghĩa liên tưởng: Ngoài các ý nghĩa trên, mỗi từ do được sử dụng trong những ngôn cảnh nhất định, xuất phát từ những ý nghĩa biểu
vật và biểu niệm, chúng có thể kết hợp những liên tưởng cá nhân tạo nên ý nghĩa liên tưởng.
Ví dụ: từ ‘chiều’ thường gợi cảm giác buồn, từ ‘ra đi’ thường gợi cảm giác xót thương, chia cách vv...
Nghĩa liên tưởng chưa được ngôn ngữ hoá trong hệ thống từ điển nhưng lại chi phối nhiều trong cách dùng từ trong ngôn bản.
2. Phân tích các phương thức biến đổi ý nghĩa của từ ngữ (ẩn dụ, hoán dụ; lấy dẫn chứng minh họa trong tiếng Việt và tiếng
Anh).
Phương thức biến đổi nghĩa của từ (phưong thức chuyển nghĩa)
* Hoán dụ: Phương thức làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện
tượng khác, dựa trên mối liên hệ tất yếu giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy . Trong tiếng Việt, phương thức hoán dụ có các cơ chế như
sau :
a)Hoán dụ dựa trên quan hệ các bộ phận- toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật x và y: x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ
phận. ví dụ: Chân, tay, mặt, miệng là những bộ phận cơ thể, được chuyển nghĩa trong các cụm từ sau: có chân trong hội, một tay cờ
xuất sắc, đủ mặt anh tài, gia đình có 3 miệng ăn .
b) Lấy quan hệ giữa không gian, địa điểm thay cho sự kiện xảy ra . Ví dụ; Trận Điện Biên Phủ . Festival 2000
c) Lấy quan hệ giữa nguyên liệu và thành phẩm để chỉ tên gọi. Ví dụ: Thau => hợp kim Đồng và Thiết, cái thau chỉ đồ vật được
thành phẩm từ hợp kim đó. Glass ->thủy tinh ( nguyên liệu ) -> cái cốc ( thành phẩm ).
d) Lấy quan hệ giữa các vật chứa và vật được chứa để chỉ tên gọi. Ví dụ : “Nhà” công trình kiến trúc để ở, tức là vật chứa. Nhưng
“ một nhà sum họp” thì nhà chỉ những người sống trong cái nhà ( vật chứa)
Cả thành phố đều nổi dậy, cả lớp đều đồng tình.
e)Hoán dụ dựa vào quan hệ hoạt động và sản phẩm được tạo ra từ hoạt động đó. Ví dụ: Chấm ( hoạt động) ---> các chấm li ti,
Nắm ---> nắm cơm, nắm tay, Bước---> một bước đi, Bó ---> một bó đũa.
g)Hoán dụ dựa trên sự vật và màu sắc. Ví dụ: màu---> màu da cam, rêu, da trời, nước biển, nâu
*Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ: Ẩn dụ (métaphore) là cách chuyển tên gọi sự vật, sự việc, đặc tính.... dựa trên sự liên tưởng so
sánh ngầm những sự vật, thuộc tính, sự việc giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. (Khác với hoán dụ, ẩn dụ dựa vào mối quan
hệ giữa hai sự vật hay hiện tượng không hiển nhiên mà phải có sự liên tưởng so sánh ngầm để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng ấy. Ẩn dụ là biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn bản văn học, tạo nên hiệu quả giao tiếp đặc biệt và phong phú.
Thông thường sự chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ dựa vào 4 loại quan hệ chủ yếu sau:
a)Quan hệ giữa tính chất cụ thể và tính chất trừu tượng : Lấy từ biểu thị tính chất cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng . Hoặc
ẩn dụ chỉ mối quan hệ về hình thức – nội dung. Ví dụ : Từ “chín” chỉ hiện tượng vật lý cụ thể: chuối chín, lúa chín, trái cây chín, được
chuyển sang chỉ một khái niệm trừư tượng: suy nghĩ chín muồi
b)Dựa trên mối quan hệ chức năng. Ví dụ: “Bến” trong Bến xe, bến tàu có chức nắng giống với Bến sông, bến đò, đó là đầu mối
giao thông. Như vậy bến xe, bến tàu là kiểu chuyển nghĩa ẩn dụ chức năng.
c)Ẩn dụ kết quả là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của sự vật đối với con người. Chẳng hạn:
“Sáng sủa”, “mờ mịt”, “nặng nề” trong sự kết hợp: “Tương lai sáng sủa”, “triển vọng mờ mịt”, “ấn tượng
nặng nề”, khi muốn nói về kết quả, kế hoạch, dự định nào đó của con người .
Ẩn dụ chỉ kết quả liên tưởng về cảm giác cũng được chuyển nghĩa tương tự.
Chẳng hạn ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác khác hay cảm giác trí tuệ , tình cảm
qua sự liên tưởng, như chua cay , mặn ngọt, chát ... là những cảm giác vị giác được dùng để gọi các cảm giác thính giác: giọng nói
chua chát, lời nói ngọt ngào, pha trò nhạt, lời nói cay chua, nụ cười đắng cay. Biểu đạt tương tự trong tiếng Anh : Soft trong soft
winter ( mùa đông ôn hòa ).
d.Ẩn dụ do chuyển từ loại: Trong tiếng Việt, hiệntượng chuyển từ loại của một số động từ có thể kéo theo hàng loạt ẩn dụ tu từ .Ví
dụ: Em đi như chiều đi.(1)Gọi chim vườn bay hết .Em về tựa mai về(2).Rừng non xanh lộc biếc .Em ở trời trưa ở ( 3)Nắng sáng màu
xanh che (4)(Tình ca ban mai )* (1) ly biệt, (2) hội ngộ, (3) đợi chờ, (4) hy vọng, tin tưởng
3. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về phương thức cấu tạo từ.
*khái niệm: Tất cả các ngôn ngữ biến hình đều được cấu tạo theo một số phương thức nhất định. Đối với những từ gốc là những từ có
sẵn trong ngôn ngữ, không thể giải thích lý do cấu tạo của chúng. Tuy nhiên, hầu hết các từ cấu tạo mới đều theo cơ chế nhất định .
Những cơ chế cấu tạo từ được gọi là phương thức cấu tạo từ.
có 3 phương thức cấu tạo từ :
*Phương thức kết hợp phụ tố : cấu tạo những từ phái sinh.
Phân tích từ phái sinh trong ngôn ngữ biến hình, ta thấy các hình vị khác nhau như sau:
Ví dụ: - infamous, worker, unknow, unloveliness, dislike, misspell, irresponsible, illegal ... (tiếng Anh)
a). Phụ tố (tiền tố, hậu tố)
Những phần được in nghiêng trong các từ trên là các phụ tố (tiền tố, hậu tố) có nghĩa từ vựng bổ sung và nghĩa ngữ pháp, được sử
dụng để cấu tạo từ mới.
Các tiền tố -un , in, dis, mis , ir, il ,khi kết hợp vào căn tố có khả năng đảo ngược nghĩa của từ gốc (căn tố)
b. Căn tố
Là phần còn lại trong các từ ấy, là hình vị mang nghĩa từ vựng có thể tồn tại độc lập ( từ đơn).
* Sử dụng phụ tố kết hợp vào căn tố để tạo từ mới được gọi là phương thức kết hợp phụ tố. Đây là phương thức cấu tạo từ điển hình
của ngôn ngữ biến hình thái, tạo nên từ phái sinh.
*Đặc trưng của phương thức phụ tố trong ngôn ngữ biến hình thái có khả năng chuyển đổi – cấu tạo từ loại :
-Cấu tạo danh từ :
+Danh từ được cấu tạo từ động từ bằng phương thức kết hợp hậu tố :ment ( arrangement, management...); -tion , ion
( reception ,decision...); ence ( reference ,dependence)...
+Danh từ chỉ người thêm hậu tố er ,or, ist, ee (singer ,competitor ,dentist, employee.. )
+Danh từ dược cấu tạo từ tính từ bằng phương thức kết hợp hậu tố như : ty, ness bility ,ce (difficulty, carefulness,
responsibility ,confidence...)
- Cấu tạo tính từ :Tính từ được cấu tạo từ danh từ và động từ bằng phương thức kết hợp các hậu tố : full, less, ous, al ,ic, tive, able,
ible ( helpful ,careless ,dangerous, continuous.., financial,economical ,, climatic, politic,active, trainable , defensible...)
-Cấu tạo động từ :
+Động từ được cấu tạo bằng phương thức kết hợp phụ tố vào danh từ :- en (encourage , threaten....)
+Động từ có thể được cấu tạo bằng phương thức kết hợp phụ tố vào tính từ :- en , ise, ize ,fy (enlarge ,widen modernize ,
industrialise ,purify....)
-Cấu tạo trạng từ : Trạng từ được cấu tạo bằng phương thức kết hợp phụ tố - ly vào tính từ. Ví dụ: quickly ,beautifully...
* Phương thức ghép: cấu tạo những từ ghép và từ phức . Là cơ chế kết hợp các hình vị gốc có nghĩa từ vựng với nhau theo một
trật tự nhất định để tạo từ mới- từ ghép. Phương thức này thường tạo những từ ghép trong các ngôn ngữ.
a. Trong tiếng Việt có 2 loại chính:
- Từ ghép đẳng lập: thường ghép các hình vị (từ tố) cùng loại, cùng phạm trù ngữ nghĩa, hoặc trái nghĩa. Các hình vị này có thể hoán
đổi vị trí cho nhau. Ví dụ: mua bán, học hỏi, thay đổi, ruộng vườn, ngày đêm vv…
- Từ ghép chính phụ: thường có cấu trúc gồm một hình vị gốc kết hợp với hình vị phụ nghĩa hoặc phân nghĩa. Ví dụ: xe hơi, máy
bay, hoa hồng, nhà văn, nhà nông, bất lực vv…
b. Trong ngôn ngữ biến hình ( tiếng Anh, tiếng Pháp , tiếng Nga...) phương thức ghép tạo thành những từ ghép và từ phức.
- Từ ghép : được tạo bằng các căn tố độc lập kết hợp thành chỉnh thể, không chêm xen liên tố vào giữa căn tố. Nghĩa của từ ghép là
nghĩa kết hợp của các căn tố tạo thành. Ví dụ: mankind( nhân loại), childhood(tuổi thơ), neighborhood, newspaper , headline,
homeland vv…
- Từ phức : có cơ chế giống từ ghép nhưng có chêm xen liên tố vào giữa các căn tố độc lập. Ví dụ: mother-in-law, commander-in-
chief, machine
* Phương thức láy là Phương thức cấu tạo bằng cách lặp toàn bộ hay một bộ phận hình vị gốc để tạo từ mới. Đặc trưng nghĩa của
hình vị gốc trong từ láy là nghĩa từ vựng. Hình vị láy có đặc trưng khái quát nghĩa, phân biệt nghĩa, bổ sung nghĩa. Phương thức này
tạo nên 2 loại từ láy chính:
a. Láy hoàn toàn
- Tính từ: xa xa, xinh xinh ( tạo cơ chế nghĩa giảm mức độ, tính chất…)
- Động từ: đi đi, cười cười ( tạo cơ chế nghĩa tăng hoạt động)
- Danh từ: nhà nhà, người người (tạo cơ chế nghĩa chỉ số đông, số nhiều).
b. Láy bộ phận:
Thường láy bộ phận ngữ âm của hình vị gốc, có 2 loại chính:
- Láy âm đầu: Cơ chế láy là hình vị láy thường kết hợp sau có cơ chế nghĩa: phân biệt nghĩa, bổ sung nghĩa, nghĩa khái quát...
+ Phân biệt nghĩa: nhẹ nhàng, nhẹ nhõm, dễ dàng, dễ dãi vv…
+ Bổ sung nghĩa: lạnh lùng, lạnh lẽo, xinh xắn , vừa vặn, lành lặn, tươi tắn…
+ Nghĩa khái quát: đất đai, chùa chiền, bạn bè…
- Láy vần: bối rối, luẩn quẩn, lờ mờ, lung tung…
* Ghi chú: Các từ có hình thức láy như thướt tha, lững thững, bâng khuâng, lác đác, róc rách, thì thào, líu lo, ba ba, cào cào, đu đủ…
không thể xác định được hình vị gốc của chúng nên có thể xếp vào loại từ đơn đa âm tiết có hình thức láy.
4. Trình bày đặc điểm của âm tiết tiếng Việt.
1.ÂM TIẾT:
• Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, mang những sự kiện ngôn điệu như: thanh điệu, trọng âm. Vì vậy người ta gọi đó là
điệu vị.
• Về phương diện phát âm : Âm tiết có tính toàn vẹn, Không thể phân chia được bởi vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thể
của bộ máy phát âm
• Tùy theo các quan niệm khác nhau mà âm tiết được định nghĩa theo nhiều thuyết khác nhau:
• Theo chức năng
• Theo học thuyết về độ vang
• theo học thuyết về độ căng cơ
Chức năng : là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân đó là nguyên âm cùng với những âm khác bao quanh nó gọi là
phụ âm.
Độ vang âm tiết là đơn vị gồm các tập hợp xung quanh một âm có độ vang lớn.
Độ căng cơ âm tiếp tương ứng với sự luân phiên căng về chùng xuống và cơ thể của bộ máy phát âm
3.Đặc điểm của âm tiết
a. Có tính độc lập cao :
- Âm tiết trong tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ rõ ràng được tách và ngắt ra từng khúc đoạn riêng biệt
- Âm tiết tiếng Việt không có hiện tượng nối âm nối từ
- Khác với âm tiết của các ngôn ngữ châu âu âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định
- Các âm tiết được phát ra khúc chiếc rành rọt và thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt trở nên rất dễ
dàng
b. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
- Ở tiếng Việt tuyệt đại số các âm tiết đều có ý nghĩa gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động.
- Âm tiết không chỉ là đơn vị ngữ âm đơn thuần mà còn là đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu
- Một âm tiết hiện nay được coi là vô nghĩa thật ra trước đây đều có nghĩa.
C. Có một cấu trúc chặt chẽ
- Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là khối không thể phân chia cắt mà là một cấu trúc cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc
hai bậc ở dạng đầy đủ nhất bao gồm năm thành tố mỗi thành tố có một chức năng riêng
5. Phương thức ngữ pháp là gì? Hãy trình bày các phương thức ngữ pháp thường gặp trong ngoại ngữ mà anh chị biết.
Khái niệm phương thức ngữ pháp:
- Trong ngôn ngữ, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các hình thức ngữ pháp nhất định.Phương thức ngữ pháp là những biện pháp
hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Cách thức và phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp được gọi
là phương thức ngữ pháp.
-Các phương thức thường gặp trong ngoại ngữ:(Những phương thức ngữ pháp phổ biến)
1. Phương thức phụ tố: Phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố, nhằm tạo nên một từ mới. Nó cũng có
thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ. Phương thức ngữ pháp này được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ Nga,
Anh, Đức, Pháp. Ví dụ: từ “accept”(chấp nhận) thêm phụ tố “able”(nghĩa là có thể)=> acceptable (nghĩa là có thể chấp nhận được),
Work là động từ thêm “er” sẽ thành danh từ “worker”, Quick là tính từ thêm “ly” sẽ biến thành trạng từ “ quickly”
2. Phương thức biến dạng chính tố: Đặc điểm của phương thức ngữ pháp này là biến đổi một bộ phận của chính tố để thực hiện sự
thay đổi ngữ pháp. Ví dụ : Woman(số ít)=> women (số nhiều)
3. Phương thức thay chính tố: Phương thức thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức này
được sử dụng trong các ngôn ngữ Ấn Âu, trong một số trường hợp biểu thị sự so sánh . Ví dụ: bad=> worst, good=> better
4. Phương thức trọng âm: Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ vựng hay ngữ pháp của các dạng thức từ. Phương
thức trọng âm là một trong những phương thức ngữ pháp thường gặp trong một số ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Nga và tiếng Anh. Ví
dụ: “Contest” /ˈkɒn.test/ (n): cuộc thi, /kənˈtest/(v): tranh cãi, tranh đấu
5. phương thức lặp (phương thức láy)
Lặp là phương thức ngữ pháp láy toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên từ mới hoặc dạng thức mới của từ.
Trong tiếng Anh : so –so ( tàm tạm ), tiptop ( đỉnh cao)
6. Phương thức hư từ:Hư từ là những từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Dùng hưtừ thể hiện ý nghiã ngữ pháp là một
phương thức rất phổ biến trong hầu hết các loại hình ngôn ngữ. Ví dụ: Lesmaisons ---The houses, Cettesmaisons ----Thesehouses .-
Các hư từ “ Les” và “ The” trong 2 thứ tiếng đứng trước danh từ chỉ số nhiều, xác định danh từ .-Các hư từ “Cettes”, “These” đứng
trước danh từ có chức năng ngữ pháp xác định, chỉ định danh từ đó .
7. Phương thức trật tự từ: Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Ví dụ: Câu
nghi vấn có trật tự khác câu tường thuật: You are student ≠ Are you student ?
8. Phương thức ngữ điệu: Phương thức ngữ điệu thường được sử dụng để biểu thị các nghĩa tình thái của câu như nghi vấn, tường
thuật, cảm thán .... Trong tiếng Anh, tiếng Pháp, câu tường thuật có ngữ điệu thấp dần ở cuối câu . Ví dụ :trong tiếng anh : khi sử dụng
câu tường thuật sẽ thấp dần ở cuối câu như : He is a student, còn câu hỏi sẽ lên giọng ở cuối câu ví dụ như là : is he a student ?
6. Phương thức ngữ pháp là gì? Hãy trình bày những phương thức ngữ pháp có trong tiếng Việt.
-Phương thức ngữ pháp là :
- Trong ngôn ngữ, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các hình thức ngữ pháp nhất định.Phương thức ngữ pháp là những biện pháp
hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Cách thức và phương tiện ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp được gọi
là phương thức ngữ pháp.
-Phương thức ngữ pháp trong tiếng việt: tiếng việt là ngôn ngữ không biến hình nên
+Phương thức lặp:là phương thức ngữ pháp láy toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên từ mới hoặc dạng thức
mới của từ. Tiếng Việt là ngôn ngữ thường sử dụng phương thức ngữ pháp này .
- Lặp toàn bộ danh từ để biểu thị sự chuyển đổi từ số ít sang số nhiều . Ví dụ: Nhà (số ít ) ---> nhà nhà ( số nhiều )
- Lặp toàn bộ động từ để biểu thị hoạt động được lặp lại nhiều lần . Ví dụ ; đi đi lại lại, cười cười, nói nói....
- Lặp tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất, trạng thái . Ví dụ : Vui ---> vui vui, Buồn -->buồn buồn, Xinh --> xinh xinh
+Phương thức hư từ:
Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu . Trong tiếng Việt cũng như tiếng Pháp,
trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ cũng như chức năng của từ, đóng vai trò ngữ pháp biểu thị một ý nghĩa nhất định trong
câu. Ví dụ: “bạn với tôi cùng đi học” : “ bạn với tôi” cùng cương vị là chủ ngữ, “ tôi chở bạn đi học” : “bạn” thành bổ ngữ cho hành
động chở
+Phương thức trật tự từ:
Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu . Trong tiếng Việt cũng như tiếng Pháp,
trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ cũng như chức năng của từ, đóng vai trò ngữ pháp biểu thị một ý nghĩa nhất định trong
câu. Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào mà trật tự từ hoàn toàn cố định một cách tuyệt đối . Chẳng hạn trong tiếng Việt, chủ ngữ
thường ở trước vị trí vị ngữ nhưng đôi khi nó đứng sau vị ngữ, chẳng hạn ;Từ đằng cuối đườngxuất hiệnmột chiếc xe máy.Trạng ngữ
vị ngữ chủ ngữ
+phương thức ngữ điệu (phục vụ cho hội thoại dùng cho tất cả ngôn ngữ)
Phương thức ngữ điệu thường được sử dụng để biểu thị các nghĩa tình thái của câu như nghi vấn, tường thuật, cảm thán .... Trong tiếng
Anh, tiếng Pháp, câu tường thuật có ngữ điệu thấp dần ở cuối câu . Trong các ngôn ngữ có thanh điệu nhưtiếng Việt, tiếng Hán, câu
không có ngữ điệu lên giọng rõ nhưtrên đây. Để thể hiện phươngthức ngữ pháp này, người ta dùng hưtừ hay đại từ nghi vấn để biểu
thị ý nghĩa, đồng thời cách phát âm nhấn mạnh ở điểm cần biểu thi ý nghĩa .Ví dụ; Em đi à? Em cóđi không? Em ở đấy à ?
7. Phạm trù ngữ pháp là gì? Hãy xác định trong ngoại ngữ bạn học có những phạm trù ngữ pháp nào?
Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghiã ngữ pháp, được thể hiện ở những dạng thức đối lập nhau. Chẳng hạn phạm trù
số có 2 mặt đối lập nhau, đó là số ít và số nhiều. (Girl (cô gái) – Girls (những cô gái) trong TA) Phạm trù thời có các mặt đối lập ở
hiện tại, quá khứ, tương lai. Mỗi ý nghĩa ngữ pháp bộ phận trong một phạm trù ngữ pháp được thể hiện bằng những dạng thức nhất
định, đối lập với các dạng thức thể hiện những ý nghĩa bộ phận còn lại.
Những phạm trù ngữ pháp trong ngoại ngữ bạn đang học (tiếng Anh):
1.Phạm trù số: có ba phạm trù số tương ứng với ba từ loại khác nhau: Số của danh từ, số của động từ, và số của tính từ.
*Phạm trù số của danh từ: biểu thị số lượng của sự vật. Thường thì phân biệt hai số là số ít (khi biểu thị một sự vật) và số nhiều (khi
biểu thị nhiều sự vật). Ví dụ: Trong tiếng Anh: book (quyển sách- số ít)/books (những quyển sách – số nhiều), cat (con mèo – số
ít)/cats (những con mèo – số nhiều).
*Phạm trù số của động từ: biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này
có ở những ngôn ngữ mà động từ được chia theo ngôi như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh …Trong tiếng Việt không có phạm trù số
của động từ. Ví dụ: Trong tiếng Anh: have (dùng cho các ngôi số nhiều- I, You, We, They) /has (dùng cho các ngôi số ít – He, She,
It), go/goes (tương tự)
*Phạm trù số của tính từ: không có trong tiếng Anh, tiếng Việt.
2. Phạm trù cách: Là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc
câu.
Tiếng Nga là thứ tiếng điển hình có phạm trù cách.
Tiếng Anh, danh từ có 2 cách: cách chung và cách sở hữu.
Ví dụ: The King (nhà Vua) và cách sở hữu The King’s (của Vua). Như vậy cách sở hữu được thể hiện bằng hình vị ‘s.
Danh từ Tiếng Việt và Tiếng Hán không có phạm trù cách.
3. Phạm trù ngôi:
- Trước hết ngôi là phạm trù ngữ pháp của các đại từ nhân xưng nhưng liên quan mật thiết đến nó là các động từ biểu hiện hoạt động.
Vì thế trong các ngôn ngữ biến hình thì phạm trù ngôi là phạm trù ngữ pháp quan trọng của động từ. Nhờ có phạm trù ngôi mà động
từ được thể hiện rõ ràng. Ví dụ: She goes to school: Động từ goes tương ứng với đại từ she - ngôi thứ ba số ít.
- Phạm trù ngôi biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động. Ví dụ: Người nói/viết được quy định là ngôi thứ nhất thì người nghe là
ngôi thứ hai và đối tượng được nói tới là ngôi thứ ba.
- Ngôi của động từ được thể hiện bằng phụ tố (Ví dụ: she eats, we eat...) bằng trợ động từ (Ví dụ: She will speak, I shall speak...) hoặc
bằng phụ tố kết hợp với trợ động từ (Ví dụ: She has gone, I have gone...)
4. Phạm trù thời: Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc thời điểm
nói. Trong các ngôn ngữ biến hình thái, thời của động từ được thể hiện bằng phụ tố hay bằng trợ động từ .
Trong tiếng Anh, phụ tố ed biểu thị thời quá khứ, trợ động từ shall và will là phương tiện biểu thị thời tương lai; các hình thái should
và would chỉ quá khứ.
5. Phạm trù thể:
Thể: Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị cấu trúcthời gian của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp
diễn ....Ví dụ: - He is speaking. (Ông ấy đang nói): Thể tiếp diễn
- I had been studying at this school. (Tôi đã từng học trường này): Thể quá khứ hoàn thành tiếp diễn
6. Phạm trù thức: Thức là phạm trù của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói. Những
thức thường gặp trong các ngôn ngữ là thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện, thức tường thuật.
Chẳng hạn như thức tường thuật (thức chỉ định) cho biết ý kiến của người nói khẳng định hay phủ định sự tồn tại của hoạt động trong
thực tế khách quan. VD: Trong Tiếng Anh: We studied these problems. (Chúng tôi đã nghiên cứu các vấn đề ấy)
*Thức mệnh lệnh biểu thị mệnh lệnh, yêu cầu hoặc lời khuyên của người nói: Go away!
7. Phạm trù dạng: là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị mối quan hệ giữa chủ thể và hành động thông qua các dạng thức khác
nhau của động từ chính.
- Thông thường, các ngôn ngữ phân biệt hai dạng của động từ:
+ Dạng chủ động: được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp đồng thời cũng là chủ thể hay tác nhân của hành động, còn bổ ngữ là điểm
hướng tới của hành động. Dạng chủ động thường không có dạng thức biểu thị riêng mà thường trùng với dạng thức của thời và ngôi.
Ví dụ: trong câu sau của tiếng Anh: The teacher called Nam thì the teacher ở đây vừa là chủ ngữ ngữ pháp vừa là tác nhân của hành
động, nên động từ call có dạng chủ động là called.
+ Dạng bị động: được sử dụng khi chủ ngữ ngữ pháp và chủ thể của hành động không trùng nhau: chủ ngữ ngữ pháp là đối tượng
chịu tác động của hành động do một chủ thể khác gây ra. Ví dụ: Trong ví dụ trên , nếu muốn thể hiện chủ ngữ ngữ pháp (Nam) là đối
tượng chịu sự tác động của hành động do chủ thể (teacher) gây ra thì ta có thể biến đổi động từ call sang dạng bị động : Nam was
called by the teacher.
- Mỗi ngôn ngữ có một cách thức riêng để biểu thị sự chuyển đổi từ dạng chủ động sang dạng bị động. Trong tiếng Anh, người ta
thường dùng trợ động từ “to be”.

You might also like