You are on page 1of 16

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại Ngữ

Tài Liệu nhóm 5

Nhập Môn Việt Ngữ Học


Nghĩa của từ và Quan hệ Đồng Âm, Đồng Nghĩa, Trái Nghĩa

Họ và tên thành viên:


Nguyễn Thị Minh Anh
Lê Minh Hằng
Giang Hồng Vân
Ngô Việt Thắng
Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Nguyễn Bình Minh
Phạm Châu Anh
Trần Lan Anh
Lee Tae Yeon
Phần I: Nghĩa của từ

3.1 Nghĩa của từ


1. Định nghĩa
Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa từ với
những cái mà từ đó chỉ ra ( những cái mà nó làm tín hiệu cho)

Nghĩa của từ là quan hệ liên hệ - phản ánh mang tính quy ước và được xây dựng bởi
cộng đồng người bản ngữ. Đó là sự phản ánh các sự vật vào nhận thức của chung ta, dưới
dạng một tập hợp của những đặc điểm, thuộc tính đặc trưng nhất, bản chất nhất để phân
biệt sự vật này với sự vật khác

Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải người Việt, khi nói hoặc nghe từ Cây, anh ta có
thể
 Gắn được từ Cây vào mọi cái cây bất kì trong thực tại
 Ít nhiều biết được đặc điểm và thuộc tính đặc trưng nhất của cây như cây là một
loài thực vật, có thân, rễ, lá hoặc hoa, quả…
 Phân biệt các loại cây như cây ăn quả và cây hoa
 Dùng từ cây trong các tình huống giao tiếp như trồng cây, tưới cây, cây rau, cây
hoa

2. Bản chất tín hiệu của từ


Bản chất tín hiệu của từ có hai mặt là hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý
nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau mật thiết không tách rời

Vậy nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng hơn là cả hệ thống ngôn ngữ
Ví dụ: Từ Cây trong tiếng việt có vỏ ngữ âm như ta đọc lên, và từ này có nội dung, có
nghĩa của nó

3. Các thành phần nghĩa


 Nghĩa biểu vật
 Nghĩa biểu niệm: Là nghĩa quan trọng nhất, phản ánh thuộc tính, các đặc trưng của
chúng trong ý thức con người được tiến hành bằng từ
 Nghĩa ngữ dụng
 Nghĩa cấu trúc
4. Phân biệt nghĩa của từ và khái niệm 
Nghĩa và khái niệm gắn bó với nhau mật thiết nhưng không đồng nhất

So Sánh Nghĩa của từ Khái niệm 


Giống Đều là một kết quả trong quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng
nhau chung nhất của sự vật, hiện tượng
Khác
nhau
Kết quả Do con người nhận thức được Do những tìm tòi, khám phá khoa học.
trong đời sống thực tiễn tự
nhiên và xã hội

Nội dung khái niệm của đời sống xã hội tiệm cận tới chân lí khoa học, có thể
và có thể chứa cảm xúc và phản ánh hơn một từ như: công nghệ
thái độ con người sinh học, tổ hợp quỹ đạo
Ví dụ về Chất lỏng, không màu, không Hợp chất của oxi và hydro mà trong
từ nước  mùi và hầu như không vị, có thành phần của mỗi phân tử nước, có hai
sẵn trong hồ ao, sông suối. nguyên tử hydro với một nguyên tử oxi
Có thể quy về loại nước như
nước biển, nước mắt, nước ép
hoa quả

3.2: Các thành phần nghĩa trong từ

- Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế, nghĩa của từ cũng không
phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại.

- Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt thành 4 thành phần nghĩa sau đây:

     a. Nghĩa biểu vật:

- Khái niệm: Là sự quy chiếu của từ vào sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành
động,...) mà nó làm tên gọi

- Sự vật được từ quy chiếu gọi là biểu vật hay sở chỉ. Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi
hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất.
- Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ,...

     b. Nghĩa biểu niệm:

-Khái niệm: Là sự phản ánh các đặc trưng, thuộc tính được coi là bản chất nhất của sự vật
vào trong ý thức con người.

- Đây là thành phần nghĩa quan trọng nổi lên hàng đầu, là trọng tâm chú ý phân tích,
miêu tả của từ vựng - ngữ nghĩa học. Vậy nên, khi không thật bắt buộc phải xác định rành
mạch về mặt thuật ngữ, ta nói “nghĩa” với nội dung được hiểu là “nghĩa biểu niệm”.

      c. Nghĩa ngữ dụng (còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ):

- Khái niệm: Là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói.

      d. Nghĩa cấu trúc:

- Khái niệm: Là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng.

- Mối quan hệ này thể hiện trên 2 trục:

   + Trục đối vị: Xác định giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác.

   + Trục kết hợp: Xác định ngữ tri khả năng kết hợp của từ.

3.3 Tính nhiều nghĩa của từ (từ đa nghĩa)

3.3.1. Khái niệm

- Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải những tổ chức lộn xộn.
Xét cơ cấu nghĩa của từ là xác định xem từ đó có bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao
nhiêu thành tố nhỏ hơn và chúng sắp xếp, quan hệ với nhau như thế nào.

- Mỗi một nghĩa thường gồm một số nghĩa tố được tổ chức lại. Nghĩa tố là một dấu hiệu
logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng được đưa vào nghĩa biểu niệm.

- Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau
của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.

3.3.2. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa

a. Nghĩa gốc – nghĩa phái sinh


- Tiêu chí: nguồn gốc của nghĩa

- Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó xây dựng nghĩa
khác. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do và có thể được nhận ra một
cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác.

- Nghĩa phái sinh là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, vì vậy thường là
nghĩa có lí do và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.

Ví dụ: từ “chân”

-Nghĩa gốc: bộ phận cơ thể động vât ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận
động tại chỗ

-Nghĩa phái sinh: cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ
chức (có chân trong ban quản trị)

b. Nghĩa tự do – nghĩa hạn chế

- Tiêu chí: dựa vào mối liên kết giữa từ với đối tượng; mặt khác, là khả năng bộc lộ của
nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện.

- Nghĩa tự do: được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào hoàn cảnh bắt buộc
nào

- Nghĩa hạn chế: chỉ được bộc lộ trong một hoặc một vài hoàn cảnh bắt buộc

Ví dụ: từ “sắt”

-Nghĩa tự do: kim loại rắn, cứng, màu trắng xám, tỉ khối 7.88, nóng chảy ở nhiệt độ
1535°C (giường sắt, mua sắt, có công mài sắt có ngày nên kim…)

-Nghĩa hạn chế: nghiêm ngặt, cứng rắn, buộc phải làm theo trong hoàn cảnh han chế (kỉ
luật sắt, bàn tay sắt…)

c. Nghĩa trực tiếp – nghĩa chuyển tiếp

- Tiêu chí: mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng

- Nghĩa trực tiếp: phản ánh đối tượng, làm cho từ gợi tên sự vật một cách trực tiếp (nghĩa
đen)
- Nghĩa chuyển tiếp: gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách
gián tiếp (nghĩa đen)

Ví dụ: từ “bụng”

-Nghĩa đen: bộ phận cơ thể người, động vật, trong có chứa ruột, dạ dày… (bụng mang dạ
chửa,no bụng đói con mắt…)

-Nghĩa bóng: ý nghĩ, tình cảm tâm lí, ý chí của con người (tốt bụng, suy bụng ta ra bụng
người…)

d. Nghĩa thường trực – không thường trực

- Tiêu chí: nghĩa đang xét đã nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa

- Nghĩa thường trực: nghĩa đó đã đi vào cơ cấu ổn định của nghĩa từ và được nhận thức
một cách ổn định, như nhau trong mọi hoàn cảnh

- Nghĩa không thường trực: bất chợt nảy sinh ra tại một hoàn cảnh nào đó trong quá trình
sử dụng, sáng tạo ngôn ngữ, chưa đi vào cơ cấu ổn định, vững chắc của nghĩa từ

Ví dụ

+Các nghĩa đưa ra xét của từ “chân”, “bụng”, “sắt” nêu trên đều là nghĩa thường trực,
nằm trong cơ cấu nghĩa của từ đó một cách ổn định, thường trực.

+(1). Đây tôi sống những ngày nhân hậu nhất

        Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi   (Chế Lan Viên)

  (2). Tôi về xứ Huế chiều mưa

        Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu   (Nguyễn Duy)

Từ “áo trắng” trong (1) chỉ có nghĩa là “thầy thuốc” hoặc “nhân viên y tế nói chung”, còn
từ “áo trắng” trong (2) không mang nghĩa như vậy (người con gái mặc áo dài trắng??)

3.3.3. Các phương thức chuyển nghĩa

a. Ẩn dụ

- Ẩn dụ: phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những măt, thuộc
tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên
Ví dụ: từ “cánh”

-Trong “cánh chim”, “cánh bướm”… từ “cánh” có nghĩa “bộ phận dùng để bay của chim,
dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, tạo thành đôi đối xứng ở hai bên thân và có thể
khép vào mở ra”.

-Trong “cánh máy bay”, “cánh quạt”, “cánh buồm”, “cánh rừng”… từ “cánh” mang nghĩa
ẩn dụ, khác rất xa so với “cánh” trong “cánh chim”.

b. Hoán dụ

- Hoán dụ: phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa các đối tượng
được gọi tên

Ví dụ: “vụng vá vai (áo) tài vá nách (áo)

ở đây tiếng Việt đã lấy bộ phận thân thể để gọi tên bộ phận trang phục tương ứng.

c. Cơ sở để thực hiện các phương thức chuyển nghĩa trong các ngôn ngữ rất đa dạng và
đây cũng chính là điểm gặp gỡ nhau nhiều nhất trong các ngôn ngữ.

Phần II: Quan hệ Đồng âm, Đồng Nghĩa, Trái Nghĩa

Phần 4.1 Từ đồng âm

4.1.1 Định nghĩa


Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa.
VD: trong tiếng Anh có 3 từ: to, too, two đều đọc là /tu/ là 1 nhóm từ đồng âm
Trong tiếng Việt có những nhóm từ đồng âm như:
 đường tàu Thống  Nhất, mua 1 cân đường
 ông sao trên trời, sao anh lại làm thế, sao thuốc nam
Hiện tượng đồng âm nói chung và từ đồng âm nói riêng có thành phần ngữ âm không
phức tạp. Chủ yếu là đồng âm giữa từ với từ (nét chủ đạo) còn đồng âm giữa từ với cụm
từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi.
4.1.2 Đặc điểm
a. Trước hết vì tiếng Việt không biến hình nên những từ nào đồng âm với nhau thì
luôn luôn đồng âm trong tất cả mọi bối cảnh được sử dụng. Đặc điểm này rất
khác so với các ngôn ngữ biến hình Ấn-Âu.
VD: -  động từ “meet” đồng âm với danh từ “meat” nhưng dạng quá khứ của nó
“met” thì lại không.
b. Vì tiếng Việt không có sự đối lập từ với phụ tố ; các từ tạo nên chủ yếu bằng sự
kết hợp tiếng với tiếng, cho nên đồng âm giữa từ với từ là kết quả của đồng âm
tiếng với tiếng. Điều này đã được khai thác triệt để khi người Việt sử dụng đồng
âm trong nghệ thuật chơi chữ của mình.
VD: - Tôi tôi vôi tôi
 Bác bác trứng bác

4.1.3 Nguồn gốc


Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc nhưng có một số từ,
nhóm từ người ta có thể phát hiện ra con đường đã hình thành nên chúng
a. Những nhóm đồng âm không tìm được lí do hình thành, chủ yếu gồm các từ bản
ngữ
VD: bay (danh từ) - bay (động từ)
rắn (danh từ) - rắn (tính từ)
đá (danh từ) - đá (động từ)
b. Số còn lại, con đường hình thành nên chúng có thể là
b1) Do tiếp thu, vay mượn các từ của ngôn ngữ khác:
VD: sút 1: (giảm,sút - nguồn gốc Việt)
sút 2 : (sút bóng - nguồn gốc Anh)
b2) Do cấu tạo các từ phát sinh bằng phụ tố
b3) Do sự tách biệt của từ đa nghĩa
VD: quà 1 ( món ăn ngoài bữa chính)
quà 2 (vật tặng cho người khác)
b4) Do sự chuyển đổi từ loại
c. Sự biến đổi ngữ âm của từ do kết quả của một quá trình biến đổi ngữ âm lịch sử
nào đó
VD: hòa→ và (từ nối) đồng âm với động từ và (và cơm)
mấy→ với (từ nối) đồng âm với động từ với (giơ tay với thử trời cao)
Cách phát âm của tiếng địa phương (như phương ngữ Bắc Bộ chẳng hạn) cũng dẫn
đến những trường hợp đồng âm trong phương ngữ đó, dù là phương ngữ phổ biến.
VD: che (tre)    đồng âm với   che (che đầu)
da (ra)   đồng âm với    da (lột da, da thịt)
xâu (sâu)   đồng âm với   xâu (xâu cá)
4.1.5 Phân biệt
a. Nếu 2 từ khác nhau về nguồn gốc, trùng nhau về ngữ âm thì đó là 2 từ đồng âm.
Ngược lại nếu giống nhau cả về ngữ âm lẫn nguồn gốc thì chỉ cần nghĩ tới khả
năng đó là hiện tượng đa nghĩa.
Tiêu chí về nguồn gốc gặp phải khó khăn là phải xác định từ nguyên của từ.
b. Nếu có một nghĩa nào đó của từ đa nghĩa nào đó của từ đa nghĩa đã tách xa, đã đứt
đoạn mối liên hệ với toàn bộ cơ cấu nghĩa chung thì nó cũng hình thành nên một
từ đồng âm với từ ban đầu.
Tiêu chí về sự đứt đoạn liên hệ nghĩa không phải luôn luôn rõ ràng và ít nhiều
không tránh khỏi chủ quan.
c. Tiêu chí về hình thái và cú pháp lại xác định rằng nếu hai từ có hệ hình thái biến
đổi khác nhau hoặc khả năng kết hợp, chi phối từ khác nhau một cách khác nhau,
thì đó là từ đồng âm.
Tiêu chí này đạt được nguyên tắc hình thức hóa, nhưng khó áp dụng được cho các
ngôn ngữ không biến hình.
d. Đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ không biến hình rất tiêu biểu, chúng ta không
thể áp dụng tiêu chí hình thái mà có thể vận dụng riêng lẻ hoặc phối hợp những
tiêu chí như sau:
d1) Nếu có sự tách nghĩa dẫn đến đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa thì nên coi đây là
những từ đồng âm
VD: cây 1 (cây tre, cây đa)
cây 2 (cây át cơ)
cây 3 (cây vàng)
cây 1 và cây 3 đã hoàn toàn đứt đoạn mối liên hệ về nghĩa. Chúng cần được xem
là từ đồng âm.
d2) Hiện tượng chuyển từ loại
VD: chai 1 (danh từ): Chỗ da dày và cứng lại vì bị cọ xát nhiều
chai 2 (tính từ): 1/ (Nói về da) đã trở thành dày và cứng vì bị cọ xát nhiều: cầm
cuốc nhiều chai tay
2/ (Nói về đất) đã trở thành cứng, không xốp, khó cày bừa: đất ruộng bị chai cứng
3/ Đã trở thành trơ, lì vì đã quá quen: bị mắng nhiều đã chai mặt, không còn biết
xấu hổ là gì nữa.
Ở đây nên tách chai 1 và chai 2 vì từ nghĩa 1 của chai 2 (phải sinh từ chai 1) đã tiếp tục
sinh ra nghĩa 2 và 3.

4.2.Từ đồng nghĩa


4.2.1. Định nghĩa : 
 Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh
và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách
nào đó hoặc đồng thời cả hai . 
 Tuy nhiên, từ đồng nghĩa không phải là những từ có ý nghĩa hoàn toàn tương đồng
mà có những dị biệt ( mặc dù những dị biệt này rất khó phát hiện ) . Từ đó, tạo nên
những giá trị khác nhau trong nhóm từ đồng nghĩa . (VD: nhìn-ngó-trông-dòm)
 
4.2.2. Nhóm từ đồng nghĩa là gì ? 
 Nhóm từ đồng nghĩa là tập hợp những từ đồng nghĩa . (VD: chết-đi-hy sinh-bỏ
mạng) 
 Các từ trong nhóm từ đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa tương
đương nhau . Chính vì vậy , một số từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm từ
đồng nghĩa khác nhau : ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này ; ở nhóm khác nó
tham gia với nghĩa khác . (VD: đào-quả ; đào-hoa; đào-kỹ nữ)  
 Trong nhóm từ đồng nghĩa sẽ có một từ gọi là từ trung tâm - từ mang nghĩa chung
hòa và phổ biến nhất trong nhóm dùng để tập hợp , so sánh, phân tích các từ khác .
( VD: ăn-đớp-xơi-hốc , thì từ ăn là từ trung tâm ) 
 Đối với những nhóm từ khó xác định từ trung tâm theo những tiêu chỉ kể trên , ta
cần chiếu theo những tiêu chí phụ như tần suất xuất hiện hoặc khả năng kết hợp.
( VD: với đợi-chờ thì ‘’chờ’’ có sức nặng hơn ‘’đợi’’ ; với nơi-chốn-chỗ thì khi
nói về địa điểm người ta thường nói ‘’chỗ’’ nhiều hơn ‘’nơi’’ và ‘’chốn’’) 
 

Câu hỏi trắc nghiệm


Câu 1: Nghĩa của từ là gì

A. Là những liên hệ logic - thực tại được xác lập trong nhận thức của chúng ta mà nó
chỉ ra
B. Là những liên hệ - phản ánh, mang tính quy ước được xác lập trong nhận thức của
chúng ra mà nó chỉ ra
C. Là những liên hệ - thực tại, mang tính quy ước được xác lập trong nhận thức của
chúng ra mà nó chỉ ra
D. Là những liên hệ - đặc điểm, mang tính quy ước được xác lập trong nhận thức của
chúng ra mà nó chỉ ra

Đáp án: B

Câu 2:  Điểm khác biệt để phân biệt Nghĩa của từ và Khái niệm là gì

A. Khái niệm đã tiệm cận tới chân lí khoa học còn nghĩa là khái niệm của đời sống
bình dân chưa đạt tới cấp độ khái niệm “ khoa học “.

B. Khái niệm chủ yếu nhờ tìm tòi khoa học, nghĩa chủ yếu do con người nhận thức
trong thực tiễn đời sống.

C. Cả nghĩa và khái niệm đều là kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những
đặc trưng chung nhất của sự vật, hiện tượng nhưng nghĩa lại chứa cả cảm xúc và thái độ
của con người.

D. Cả 3 ý trên

Đáp án: D

Câu 3: Thành phần nghĩa nào không thuộc nghĩa của từ

A. Nghĩa biểu niệm


B. Nghĩa ngữ dụng
C. Nghĩa cấu trúc
D. Nghĩa biểu dụng

Đáp Án D

Câu 4: Từ đồng nghĩa là gì ?

A. Tương đồng về mặt nghĩa , khác nhau về âm thanh và có phân biệt sắc thái ý nghĩa
B. Tương đồng về nghĩa , tương đồng về âm thanh và phân biệt sắc thái ý nghĩa 
C. Tương đồng về mặt nghĩa , tương đồng về âm thanh và sắc thái ý nghĩa 
D. Tương đồng về mặt nghĩa , khác biệt về âm thanh và không phân biệt sắc thái ý
nghĩa 

đáp án : A

Câu 5 : Trong nhóm đồng nghĩa , các từ đồng nghĩa cần có số lượng nghĩa như thế nào : 

A. Số lượng nghĩa lớn 


B. Số lượng nghĩa nhỏ 
C. Số lượng nghĩa tương đương nhau 
D. Không nhất thiết có dung lượng lớn hay nhỏ .  

đáp án : D 

Câu 6 : Trong nhóm đồng nghĩa , từ mang nghĩa chung nhất để làm cơ sở tập hợp và so
sánh các từ khác được gọi là : 

A. Từ đồng nghĩa 
B. Từ đồng âm 
C. Từ trung tâm 
D. Từ ghép 

đáp án : C 

Câu 6 :  Có bao nhiêu thành phần nghĩa của từ?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Đáp án C

Câu 7: Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa nào dưới
đây?

A. Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm


B. Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc
C. Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc
D. Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, nghĩa biểu niệm

Đáp án: C

Câu 8: Đối với từ vựng - ngữ nghĩa học, thành phần nghĩa nào là cái quan trọng nổi lên
hàng đầu?
A. Nghĩa biểu vật
B. Nghĩa ngữ dụng
C. Nghĩa biểu niệm
D. Nghĩa cấu trúc

Đáp án: C

Câu 9. Có bao nhiêu cách phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt?

A. Đồng âm từ với từ

B. Đồng âm từ với tiếng

C. Đồng âm từ với từ và từ với tiếng

D. Chưa được phân chia rõ ràng

Đáp án: C

Câu 10. Từ đồng âm từ vựng - ngữ pháp là gì?

A. Các từ trong nhóm đồng âm với nhau nhưng khác về mặt từ loại.

B. Các từ trong nhóm đồng âm với nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.

C. Các từ trong nhóm đồng âm với nhau, giống nhau về từ loại

D. Các từ trong nhóm đồng âm với nhau, nghĩa tương đương nhau

Đáp án: A

Câu 11 Đồng âm từ với tiếng là gì?

A. Các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm về cấp độ, kích thước ngữ âm vượt quá 2
tiếng.

B. Các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, kích thước ngữ âm của
chúng không vượt quá 1 tiếng.

C. Các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm giống nhau về cấp độ, kích thước ngữ âm
không vượt quá 3 tiếng.
D. Các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, kích thước ngữ âm là 1
tiếng.

Đáp án: B

Câu 15 : Các nghĩa của từ đa nghĩa không được phân loại theo cách nào sau đây:

a.       Nghĩa gốc – nghĩa phát sinh

b.       Nghĩa thường trực – không thường trực

c.       Nghĩa ẩn dụ - nghĩa hoán dụ 

d.       Nghĩa tự do – nghĩa hạn chế

Đáp án : c

Câu 16 : Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

a.       Mắt biếc 

b.       Mắt na

c.       Mắt lưới

d.       Mắt cây

Đáp án : a (mắt biếc là từ được hiểu theo nghĩa gốc)

Câu 17 : Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

a.       Com-pa

b.       Quạt điện

c.       Rèm

d.       Lá

Đáp án : d (từ lá có thể chuyển nghĩa được, trong các từ lá lách, lá phổi, lá thép…)

Câu 18: Khi phân loại nghĩa của từ đa nghĩa, dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa thì ta
phân loại thành ?
A. Nghĩa trực tiếp- nghĩa gián tiếp
B. Nghĩa tự do - nghĩa hạn chế
C. Nghĩa gốc - nghĩa phái sinh
D. Nghĩa thường trực - không thường trực

Đáp án : C

 Câu 19 : Ẩn dụ là gì ?

A. Là một phương thức chuyển ý nghĩa dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt,
những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
B. Là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ logic giữa các đối tượng
được gọi tên.
C. Là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt,
những thuộc tính… giống và khác nhau giữa các đối tượng được gọi tên.
D. Là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt,
những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

Đáp án : D

Câu 20 : Định nghĩa đầy đủ về ngữ cảnh của một từ?

A. Là chuỗi các câu , từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó.
B. Là chuỗi các từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ
thể hóa và hoàn toàn xác định về cấu trúc, tên gọi. 
C. Là chuỗi các từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ
thể hóa và hoàn toàn xác định về nghĩa. 
D. Là chuỗi tối thiểu là các câu, đoạn kết hợp hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho
nó được cụ thể hóa và hoàn toàn xác định về nghĩa. 

Đáp án : C 

Câu 21: Định nghĩa của từ đồng âm?

A. Là các từ đọc giống nhau


B. Là các từ viết giống nhau
C. Là các từ khác nhau về hình thức ngữ âm và có nghĩa giống nhau
D. Là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng có nghĩa khác nhau 

Đáp án: D ( giải thích: định nghĩa từ đồng âm sách CSNNHVTV trang 188) 
Câu 22: Nhóm từ nào dưới đây là từ đồng âm

A. ba và con, ba con vịt, con ba ba


B. bố, ba, cha, thầy
C. chết, quy tiên, khuất núi
D. bố, mẹ, ông, bà

Đáp án: A ( dựa vào định nghĩa)

Câu 23: Tìm các từ đồng âm và phân biệt nghĩa của chúng

 1. Chèo đò sang sông


 2. Đoàn chèo biểu diễn
A. không có từ đồng âm
B. từ đồng âm “ chèo ”
C. từ đồng âm “ chèo” 

chèo 1: 1 hành động để lái/ đưa đò sang sông

chèo 2: là 1 hình thức ca hát nghệ thuật

D. 2 từ “chèo” có nghĩa giống nhau

Đáp án: C

You might also like