You are on page 1of 13

BÀI TẬP LỚN

MÔN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ


PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Câu 1: Vì sao ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu và là một loại tín hiệu đặc biệt?
Ngôn ngữ mang bản chất tín hiệu vì:
-Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ giống các tín hiệu nhân tạo khác
*Mỗi tín hiệu chỉ là một tín hiệu (là nó), chỉ có giá trị khi đặt vào trong một hệ
thống tín hiệu nhất định, ngoài hệ thống đó ra tín hiệu không có giá trị đó nữa
hoặc nó có giá trị khác.
Ví dụ: Các từ sách, nhà máy, máy bay… là những tín hiệu ngôn ngữ thuộc hệ
thống từ vựng; các danh từ chủ vật thể khác với danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên:
mưa, gió, sấm, chớp…
+Mỗi tín hiệu ngôn ngữ là một tổng thể với sự kết hợp của hai mặt: cái biểu
đạt – cái được biểu đạt. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời như hai
mặt của tờ giấy
Cái biểu đạt: Âm thanh, hình thức ngữ âm mà con người có thể nghe được
(con người dùng chữ viết là một loại tín hiệu thính giác để thay thế cho ngôn ngữ
âm thanh)
Cái được biểu đạt: Nội dung ý nghĩa.Cái được biểu đạt này bao gồm nhận
thức của con người về sự vậ khách quan và có tinh cảm, thái độ của con người. Nó
tạo nên nội dung ý nghĩa của từ
F.de.Sausure – cha đẻ của ngành ngôn ngữ học hiện đại đã hình dung 2 mặt
của tín hiệu ngôn ngữ như sau:
Cái được biểu đạt
Cái biểu đạt
Sơ đồ tín hiệu ngôn ngữ, theo F.de.Saussure
Nội dung ý nghĩa
Hình thức âm thanh
*Tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán rất cao F.de.Saussure khẳng định: “Tín hiệu
ngôn ngư là võ đoán”
+ Từ ‘võ đoán’ được hiểu là do ý chủ quan, không có căn cứ nào cả
+ Tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán là mỗi quan hệ giữa cái biểu đạt- cái được
biểu đạt là võ đoán, không hf có mối liên hệ tất yếu nào, hoàn toàn do thỏa
thuận, quy ước ( vì thế đa phần các tín hiệu ngôn ngữ là thuộc loại ước hiệu)
+Mối quan hệ võ đoán khiến chúng ta không thể lí giải được vì sao 1 âm thanh
lại được dùng để biểu đạt một ý nghĩa nào đó hoặc là lại được dùng để gợi tên
một đối tượng nào đó
*Tín hiệu ngôn ngữ có tính khu biệt. Cùng nằm trong một hệ thống, mỗi tín hiệu
chỉ được coi là tín hiệu khi nó được phân biệt với các tín hiệu khác (chỉ chứa các
nét khu biệt)
Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt vì:
-Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm những yếu tố từ đồng
loại, không đồng loại với một số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu
nhân tạo (đèn giao thông,kẻng, chuông… chỉ cho các yếu tố đồng loại, số lượng
ít,xác định)Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ lại có nhiều đơn vị khác loại ( âm, hình
vị,từ,câu…) Trong mỗi hệ thống như vậy lại gồm nhiều yếu tố khác nhau.
Ví dụ: Hệ thống âm vị (hệ thống nguyên âm/phụ âm)
Hệ thống từ vựng (hệ thống từ/ hệ thống các đơn vị tương đương với từ)
Hệ thống tư loại (danh từ, tính từ, động từ…)
-Các đơn vị ngôn ngữ làm thành các cấp độ khác nhau. Người ta thường chia các
yếu tố ngôn ngữ vào các cấp độ khác nhau từ bậc cao đến bậc thấp, làm hình
thành các quan hệ thứ bậc (quan hệ tôn ti).Tức là đơn vị bậc thấp nằm trong đơn
vị bậc cao
Ví dụ: Câu  từ hình vị  âm vị
Ngược lại âm vị phụ thuộc hình vị, hình vị phụ thuộc từ, từ phụ thuộc câu.Do
vậy âm vị,hình vị, từ, câu được coi là các đơn vị tín hiệu thuộc những cấp độ ngôn
ngữ khác nhau.
-Tính hình tuyến
“Vốn là vật nghe được, cái biểu đạt diễn ra trong thời gian và có những đặc
điểm vốn là của thời gian: a) nó có một bề rộng và b) bề rộng đó chỉ có thể đo
trên một chiều mà thôi: đó là một đường chỉ, một tuyến”
+ Khi đi vào hoạt động chính thức, tín hiệu ngôn ngữ lần lượt hiện ra nối tiếp
nhau theo trật tự tuyến tính.Tính hình tuyến của cái biểu đạt (của tín hiệu ngôn
ngữ) thể hiện ở chỗ: chúng phải lần lượt kế tiếp nhau mà không được xuất hiện
đồng thời.Chúng ta phải lần lượt nói hết âm nọ, rồi ới đến âm kia, từ này rồi mới
đến từ khác.Tính hình tuyến đó biểu hiện cả trong chữ viết, hệ thống tín hiệu ghi
lại ngôn ngữ âm thanh.
Ví dụ: Câu thơ đầu tiên trong Truyệ Kiều-Nguyễn Du, từ phải lần lượt nối tiếp
nhau thành một chuỗi: Trăm-năm-trong-cõi-người-ta
Nhưng các tín hiệu khác có thể đồng thời xuất hiện như: cùng lúc có thể bắn
những phát báo hiệu màu sắc khác nhau lên trời để báo hiệu gì đó.
Vì thế một hệ quả quan trọng là quan hệ ngữ đoạn giữa các đơn vị ngôn ngữ
+Chỗ khác biệt cơ bản giữa tín hiệu ngôn ngữ với các tín hiệu khác là: Tín hiệu
ngôn ngữ có tính hình tuyến còn các tín hiệu khác được sắp xếp, phân bố trên
một không gian đa chiều thậm chí bất chấp trật tự không gian và thời gian.
-Tín hiệu ngôn ngữ có tính năng sản (có khả năng sinh sản, phát triển không
ngừng)
+Từ một tín hiệu ban đầu nó có thể kết hợp với các tín hiệu khác để tạo ra vô số
chuỗi các tín hiệu phức hợp biểu đạt những nội dung hết sức phong phú, đa
dạng.Luôn luôn xuất hiện những tín hiệu mới làm cho ngôn ngữ ngày cang phát
triển, phong phú, đa dạng, đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của giao tiếp và tư
duy.Các tín hiệu ngôn ngữ còn thường xuyên được tạo dựng (cấp thêm) nghĩa
mới, cách dùng mới.Nói khác đi, tín hiệu ngôn ngữ chẳng những thường xuyên
đổi mới ở bình diện bè mặt là cái biểu đạt mà còn có những cái mới ở chiều sâu là
bình diện cái được biểu đạt của nó.
+Tín hiệu ngôn ngữ có khả năng biểu đạt rất nhiều nội dung, ý nghĩa phong
phú, phức tạp, tinh tế trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng.Còn các loại tín hiệu
nhân tạo khác khả năng này rất hạn chế, khả năng biểu đạt của chúng lại phụ
thuộc vào tín hiệu ngôn ngữ (phải dùng tín hiệu ngôn ngữ để giải thích ý nghĩa của
các tín hiệu toán học)
-Tính phân đoạn của tín hiệu ngôn ngữ
+Hệ thống ngôn ngữ được tổ chức theo hai bậc, trong đó bậc thứ nhất gồm
một số lượng hạn chế những đơn vị âm cơ bản, không có nghĩa, có thể kêt hợp
với nhau để tạo ra những đơn vị thuộc bậc thứ 2, gồm một số đối tượng lớn
những đơn vị có nghĩa.Hay hiểu đơn giản :
Bậc I – đơn vị một mặt = âm thanh
Bậc II – đơn vị hai mặt = âm thanh và ý nghĩa
+Nhiều tín hiệu nhân tạo khác không có cáu trúc hai bậc như vậy
-Tín hiệu ngôn ngữ có tính độc lập tương đối
+Các tín hiệu nhân tạo khác thường được sáng tạo ra theo sự thỏa thuận của
một số người, do đó hoàn toàn có thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con
người
+Tuy nhiên bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể, con người vẫn có thể tạo
điều kiện cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất định
-Tín hiệu ngôn ngữ vừa có giá trị đồng đại, vừa có giá trị hịch đại
+Gía trị đồng đại tức là sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của co người
trong một giai đoạn nhất định
+Gía trị hịch đại: ngôn ngữ nào cũng đều là sản phẩm của quá khứ để lại nên nó
liên tục được kế thừa, phát triển.Bằng ngôn ngữ, con người qua các thế hệ, các
giai đoạn lịch sử khác nhau vẫn giao tiếp được với nhau, hiểu được nhau.
+Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác chỉ có giá trị đồng loại (chỉ phục vụ cho
nhu cầu con người trong một giai đoạn nhất định)
+Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ tồn tại trong phạm vi cộng đồng lớn, mang tính
chất xã hội, là công cụ giao tiếp của toàn xã hội để trao đổi, truyền đạt thông tin,
tình cảm, mọi tri thức của loài người.
Do vậy hệ thống này không mang tính cá nhân, tính thời đại, mọi thay đổi của
ngôn ngữ đều rất khó khăn và chậm, phải có thời gian lâu dài.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của ngôn ngữ hòa kết và ngôn ngữ đơn lập?
-Ngôn ngữ hòa kết
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp ở trong từ nhưng không
thể tách bạch phần nào biểu thị ý nghĩa từ vựng, phần nào biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp.Chính xuất phát từ đặc điểm này mà người ta gọi là ngôn ngữ hòa kết.
+Mỗi từ thường cấu tạo gồm 2 bộ phận: căn tố và phụ tố
Căn tố thường không biến đổi và biểu hiện ý nghĩa từ vựng
Phụ tố thường biến đổi để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
+Mỗi một phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa và ngược lại, cùng một ý
nghĩa có thể diễn đạt bằng phụ tố khác nhau.
Ví dụ: ‘s’ +Là số nhiều trong tiếng anh và cũng là ngôi thứ 3 số ít
+Khi đi vào hoạt động từ biến đổi hình thái đòi hỏi các từ khác phải biến đổi
theo cho hợp dạng.Phần biến đổi thường là phụ tố, căn tố giữ nguyên.
Ví dụ: write – written - writing
+Sự liên hệ chặt chẽ các hình vị trong từ. Mối liên hệ này thể hiện ở chỗ ngay
cả căn tố cũng không thể đứng một mình. Các ngôn ngữ hòa kết có thể được chia
ra các kiểu nhỏ: chuyển dạng- phân tích và chuyển dạng-tổng hợp. Các ngôn ngữ
tổng hợp có đặc điểm là những mối quan hệ giữa các từ được biểu hiện bằng các
dạng thức từ, ngôn ngữ tổng hợp có các cách khác nhau để diễn đạt mối quan hệ
giữa các từ trong câu. Ngôn ngữ phân tích mối quan hệ giữa các từ trong câu
đúng hơn trong cụm từ được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ
mà bằng các phụ trợ và bằng vị trí của các từ.
+Quan hệ,ý nghĩa, chức năng được biểu hiện ở trong từ.
-Ngôn ngữ đơn lập:
+Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ tự nó không chỉ ra mối quan hệ
giữa các từ ở trong câu, không chỉ ra chức năng cú pháp của các từ. Qua hình thái
tất cả các từ dường như không có quan hệ với nhau chúng đứng ở trong câu
tương tự như đứng biệt lập một mình.Từ của loại hình ngôn ngữ này dù là từ đơn
hay từ ghép, dù thực hiện chức năng ngữ pháp nào trong cụm từ và câu cũng chỉ
có một hình thức ngữ âm duy nhất, ổn định.Qua hình thái, tất cả các từ dường
như không có quan hệ với nhau, chúng đứng ở trong câu tương tự như đứng biệt
lập một mình.Chính xuất phát từ đặc điểm này, người ta gọi loại hình ngôn ngữ
này là đơn lập, ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ phân
tiết – phân tiết tính.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt loại hình ngôn ngữ này với loại hình
ngôn ngữ khác
Ví dụ: Cô nhìn em  a) Em nhìn cô; b)Nhìn em cô; c)Nhìn cô em
+Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và
trật tự từ.
+Tính phân tiết. Trong các ngôn ngữ này, các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ
bản của từ vựng. Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được
cấu tạo từ các từ đơn tiết này. Vì thế ranh giới các âm tiết thường trùng với ranh
giới các hình vị, hình vị không phân biệt với các từ và do đó ranh giới giữa các đơn
vị gọi là từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.
+Những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,... không phân biệt nhau
về mặt cấu trúc. Tất cả đều được diễn đạt bằng các từ không đổi.

Câu 3: Vẽ và giải thích hình thang nguyên âm quốc tế?


-Vẽ hình thang nguyên âm quốc tế:
Trước Giữa Sau
(9)y
(1) (16)w u(8)

ie (10) ∅ wɤ uo

(2) e ə (15) ɤ o (7)

(11)oe (14) ʌ

(3) ε (6)

(4)a (12 ) ( 13) a (5)

Không tròn môi Tròn môi

-Giải thích hình thang nguyên âm quốc tế:


Theo tiêu chí cấu âm:
+Ba vạch đứng thể hiện 3 hàng nguyên âm: nguyên âm hàng trước, nguyên âm
hàng giữa, nguyên âm hàng sau.
+Trên mỗi vạch đứng từ trên xuống lần lượt là ghi các nguyên âm cao đến thấp
hơn
+Bên trái mỗi vạch là các nguyên âm không tròn môi, bên phải mỗi vạch là các
nguyên âm tròn môi.

Câu 4: Đơn vị cấu tạo từ? Trình bày các kiểu từ phân loại theo cấu tạo?
-Đơn vị cấu tạo từ: từ tố (hình vị):
+Từ tố là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ. Căn cứ vào ý nghĩa người ta
chia các từ tố thành 2 loại: chính tố và phụ tố. Chính tố là hình vị mang ý nghĩa từ
vựng, còn phụ tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp.
Ý nghĩa của chính tố là cụ thể có liên hệ logic với đối tượng, hoàn toàn độc lập; ý
nghĩa của phụ tố là trừu tượng có liên hệ logic với ngữ pháp, không độc lập.
+Có nhiều loại phụ tố khác nhau, phân biệt phụ tố với cấu tạo từ và biến tố.
Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, có thể chia phụ tố cấu tạo từ thành: Tiền tố
(phụ tố đặt trước chính tố), Hậu tố ( phụ tố đặt sau chính tố), Trung tố (phụ tố
nằm chen vào giữa chính tố), Liên tố (phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết các
chính tố trong từ phức).
+Bán phụ tố là những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật của mình,
nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của những phụ tố cấu tạo từ.
Tiêu chí cơ bản của bán phụ tố là tính chất phụ trợ của nó, thể hiện trong những
đặc điểm về ý nghĩa, phân bố và chức năng. Trong khi hoàn thành chức năng cấu
tạo từ, chúng vẫn giữ mối liên hệ về ý nghĩa và hình thức với những từ gốc hoạt
động độc lập cho nên chúng không chuyển hoàn toàn thành các phụ tố.
-Các kiểu phân loại từ theo cấu tạo:
+Từ đơn: từ chỉ có một hình vị chính tố.
+ Từ phái sinh: đươc cấu tạo trên cơ sở từ gốc,từ gồm chính tố kết hợp với phụ
tố cấu tạo từ.
Ví dụ: drive – driver; teach – teacher….
+ Từ phức:là từ có sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố.
Ví dụ: Tiếng Việt: rau cỏ, ăn nói, bàn ghế…
Tiếng Anh: shelfbook, blackboard, motherland…
+ Từ ghép: những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai từ độc lập. Căc
cứ vào quan hệ giữa các thành tố có thể chia ra từ ghép đẳng và từ ghép chính
phụ.
Ví dụ: đất nước, con cái, hoa đào, hoa lan…
+ Từ láy: những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình
vị hoặc một từ. Từ láy phổ biến ở các ngôn ngữ đông và đông nam Châu Á. Có thể
phân ra từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận.
Ví dụ: solo, goody goody…

Câu 5: Phương thức ngữ pháp là gì? Trình bày về các phương thức ngữ pháp chủ
yếu của ngôn ngữ?
-Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất sử dụng
phương tiện ngôn ngữ để tthể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
VD: Trong tiếng anh thêm “s,es” biểu thị số nhiều của danh từ....
-Các phương thức ngữ pháp chủ yếu của ngôn ngữ:
Phương thức tổng hợp tính:
+ Phương thức phụ tố: phụ tố có thể được sử dụng để bổ sung ý nghĩa từ vựng
cho chính tố nhằm tạo nên một từ mới. Nó có thể sử dụng biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp của từ. Ý nghĩa ngữ pháp của từ có thể biểu thị bằng hậu tố, ngoài ra còn
được biểu thị bằng các phụ tố khác: biểu thị bằng tiền tố, biểu thị bằng trung tố.
+ Phương thức biến dạng chính tố ( phương thức luân phiên âm hay phương
thức biến tố bên trong): biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay
đổi ý nghĩa ngữ pháp.
+ Phương thức thay chính tố: thay chính tố có nghĩa là thay đổi hoàn toàn vỏ
ngữ âm của một từ để biểu thị sự thay đổi của ý nghĩa ngữ pháp.
+ Phương thức trọng âm: trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa
từ vựng của các từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ.
+ Phương thức lặp: lặp (láy) có nghĩa là lặp lại toàn bộ hay bộ phận vỏ ngữ âm
của chính tố để tạo nên một từ mới( với ý nghĩa ngữ pháp mới) hoặc một dạng
thức mới của từ ( với ý nghĩa ngữ pháp mới). Khi phép lặp được sử dụng để biểu
thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp thì phép lặp ấy là một phương thức ngữ pháp.
Phương thức tính:
+ Phương thức hư từ: hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ tự vựng mà
chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Về ý nghĩa và chức năng chúng tương
đương với loại phụ tố biến đổi từ( biến tố). Tuy nhiên phụ tố biến đổi từ là 1 bộ
phận của từ gắn chặt với chính tố, còn hư từ là 1 từ riêng độc lập với từ mà nó bổ
sung ý nghĩa ngữ pháp.
Dùng hư từ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp là một phương thức rất phổ biến.
Tuy vậy vai trò của các phương thức này ở ngôn ngữ không giống nhau. Có một số
ngôn ngữ ở đó phương thức này đóng vai trò chủ yếu, VD: tiếng Hán, tiếng Việt...
Một số ngôn ngữ khác: tiếng Nga, tiếng Thổ Nhĩ Kì... phương thức này ít phổ biến
hơn hiện tượng sử dụng các phương thức phụ tố, biến dạng chính tố...
+ Phương thức trật tự từ: theo phương thức này ý nghĩa ngữ pháp được thể
hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Lưu ý không nên đơn giản hóa và tuyệt
đối hóa các quy tắc về trật tự từ.
+ Phương thức ngữ điệu: ngữ điệu được coi là một phương thức ngữ pháp khi
người ta sử dụng nó biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu: “tường thuật”, “nghi
vấn”, “khẳng định”, “phủ định”...

Câu 6: Đơn vị ngữ pháp là gì? Trình bày các đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ?
-Đơn vị ngữ pháp là các đơn vị ngôn ngữ nằm trong hệ thống cái được biểu hiện.
-Các đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ:
+ Hình vị: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Đó là bộ phận nhỏ nhất cấu
tạo nên từ. Một từ có thể gồm một hay nhiều hình vị. VD: từ gồm một hình vị:
nhà, sân...; từ gồm hai hình vị: nhà máy, sân bay...
Xét trên bình diện cái biểu hiện, một hình vị còn có thể được tách thành
nhiều đơn vị nhỏ hơn: hình vị “nhà” được tách thành “nh,a” và thanh huyền.
Nhưng đó là đơn vị ngữ âm không có chức năng biểu nghĩa. Chính chức năng biểu
nghĩa là điểm phân biệt hình vị với các đơn vị ngữ âm như âm vị, âm tiết.
Câu có thể được chia tách thành các cụm từ, cụm từ có thể chia tách
thành các từ và từ còn được chia tách thành các hình vị.. Trong khi đó hình vị là
một khối liền, không thể chia tách thành những đơn vị có nghĩa được.
+ Từ: từ vừa là đối tượng nghiên cứu của từ vựng- ngữ nghĩa học, vừa là đối
tượng nghiên cứu của ngữ pháp học. Từ vựng – ngữ nghĩa học nghiên cứu nghĩa
của từ và các phương thức tạo từ, còn ngữ pháp học chủ yếu quan tâm đến hoạt
động của từ trong lời nói.
Trong lời nói, từ là đơn vị có khả năng hoạt động độc lập. Nhờ đặc điểm
này( đặc điểm chức năng) ta phân biệt được từ với đơn vị bậc thấp hơn nó là hình
vị. Hình vị tuy có nghĩa nhưng không trực tiếp tạo nên cụm từ và câu. Chúng xuất
hiện trong lời nói chỉ như một bộ phận của từ, không thể tách riêng ra mà dùng
được.
+Cụm từ: khi đi vào hoạt động từ có thể một mình làm thành tố cú pháp hoặc
kết hợp với một số từ khác làm thành tố cú pháp. Các tổ hợp bao gồm từ hai thực
từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên được gọi là cụm từ.
Dựa vào mức độ cố định của cụm từ, phân biệt loại cụm từ cố định và loại
cụm từ tự do. Cụm từ cố định là đơn vị có sẵn như từ, với thành phần từ vựng và
ngữ nghĩa ổn định: mũi dọc dừa, lạnh như tiền... Cụm từ tự do là loại được tạo ra
nhất thời trong lời nói tùy yêu cầu phản ánh thực tế khách quan và thái độ chủ
quan của người nói.
Dựa vào mức độ phức tạp về cấu tạo, phân bệt cụm từ đơn và cụm từ
phức. Cụm từ đơn là những cụm từ mà mỗi thành tố của nó là một thực từ,
VD:đọc tiểu thuyết, con ngủ... Cụm từ phức là những cụm từ mà thành tố của nó
cũng là cụm từ, VD: đọc tiểu thuyết trinh thám, con tôi ngủ...
Dựa vào quan hệ ngữ pháp chính giữa các thành tố trong cụm từ phân
biệt các loại cụm từ đẳng lập ( trong đó các thành tố có quan hệ đẳng lập với
nhau), cụm từ chính- phụ (còn gọi là đoản ngữ, trong đó các thành tố quan hệ
chính- phụ với nhau) và cụm từ chủ- vị (hay còn gọi là cụm từ tường thuật, mệnh
đề, trong đó các thành tố có quan hệ chủ- vị với nhau).
+ Câu: câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc,
một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc.
Đặc điểm: về mặt chức năng, câu là đơn vị có chức năng thông báo. Về mặt
cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị nhỏ nhất.
Chẳng hạn, nếu ta coi một đoạn văn hay cả một bài viết, một chương, một cuốn
sách cũng là những đơn vị thông báo thì đó là những đơn vị còn chia tách được
thành nhiều đơn vị thông báo nhỏ hơn, trong khi câu là đơn vị không chia nhỏ
được nữa.
Thành phần câu: có 2 loại thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần
chính gồm: chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ gồm: bổ ngữ( thành phần biểu thị
bằng danh từ ở các cách khác nhau), trạng ngữ ( thành phần biểu thị bằng trạng
từ), định ngữ ( thành phần biểu thị bằng những danh từ hay tính từ bị hợp dạng
với danh từ mà chúng hạn định).
PHẦN 2: BÀI TẬP THƯC HÀNH
Câu 7:
A, Miêu tả các nguyên âm: /i/, /e/, /o/, /u/.

-[i] :nguyên âm đơn, nguyên âm cao, chiều hướng của lưỡi: nguyên âm hàng
trước, hình dáng của môi: không tròn môi, âm sắc bổng,độ dài nguyên âm:
nguyên âm dài.
-[e]: nguyên âm đơn, nguyên âm cao vừa,chiều hướng của lưỡi: hàng trước,hình
dáng môi:không tròn môi, âm sắc bổng ,độ dài nguyên âm: nguyên âm dài.
-[o]: nguyên âm đơn,nguyên âm cao vừa,chiều hướng của lưỡi: hàng sau ,hình
dáng của môi: tròn môi, âm sắc trầm, độ dài nguyên âm: nguyên âm dài.
[u]:nguyên âm đơn, nguyen âm cao, , chiều hướng của lưỡi: hàng sau ,hình dáng
của môi: tròn môi, âm sắc trầm,độ dài nguyên âm: nguyên âm dài.

B, Miêu tả các phụ âm: /b/, /s/, /l/, /n/.


-Miêu tả phụ âm [b]: cách phát âm phụ âm tắc, không vang( ồn), không bật hơi,
hữu thanh, môi, môi.
- Miêu tả phụ âm [s]: cách phát âm phụ âm xát, không vang (ồn), vô thanh, đầu
lưỡi, răng( bẹt).
-Miêu tả phụ âm [l]: cách phát âm phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi, ngạc( quặt).
-Miêu tả phụ âm [n]: cách phát âm phụ âm tắc, vang mũi, , đầu lưỡi, răng( bẹt).

Câu 8: Xác định các đơn vị ngữ pháp và các quan hệ ngữ pháp trong câu sau:
A, Hiểu và cảm hết cái hay, cái đẹp của văn chương là điều không phải dễ dàng.
-Các đơn vị ngữ pháp: hình vị (17), từ (12), cụm từ (6), câu(1).
-Các quan hệ ngữ pháp:
Hiểu và cảm hết cái hay, cái đẹp của văn chương // là điều không phải dễ dàng

CN VN

B, Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta
sẵn có.
-Các đơn vị ngữ pháp: hình vị (18), từ (15), câu (1), cụm từ(2)
-Các quan hệ ngữ pháp:

Văn chương // gây cho ta những tình cảm / ta không có, luyện những tình cảm / ta sẵn có.

CN VN

You might also like