You are on page 1of 17

ĐỀ CƯƠNG

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

NỘI DUNG ÔN TẬP

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nêu nội dung các khái niệm sau: ngôn ngữ, giao tiếp, tín hiệu, cái biểu đạt, cái được biểu
đạt.

a. Ngôn ngữ

- Ngôn ngữ là gì?

+ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp bằng lời của loài người.

+ Tuy nhiên, có một cách hiểu được thừa nhận rộng rãi hơn cả. Đó là, ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh,
từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng, làm phương tiện giao tiếp cho một cộng đồng.

+ Ngôn ngữ chính là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người; phương tiện phát
triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Bản chất của ngôn ngữ:

+ Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không phải là hiện tượng sinh vật (tự nhiên), mang tính
di truyền như các đặc tính sinh vật khác. Ngôn ngữ chỉ phát sinh, phát triển trong xã hội loài người, do ý
muốn, nhu cầu của chính loài người. Ngôn ngữ là một sản phẩm mang tính xã hội đặc biệt, thể hiện ý
thức xã hội, và là bộ phần cấu thành quan trọng của văn hóa. Thứ hai, ngôn ngữ không phải là sản phẩm
của cá nhân mà là cái chung của XH. Ngôn ngữ không của riêng nhà nước, đảng phái, thể chế chính trị,
tôn giáo, giai cấp nào. Nó ứng xử bình đẳng với tất cả mọi người trong XH cho dù mỗi đối tượng có thể
sử dụng nó theo cách của mình, với bản sắc của mình. Thứ ba, ngôn ngữ không bị biến đổi bằng cách
mạng chính trị XH và sự phát triển của nó luôn mang tính kế thừa.

+ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, bởi vì bản thân ngôn ngữ vốn đã có bản chất tín hiệu và cơ
cấu tổ chức của nó có tính hệ thống. Ngoài ra, ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp.

 Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị ngôn ngữ, như âm vị, hình vị, từ và câu.
Những quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là: quan hệ kết hợp (hay quan hệ tuyến tính, quan hệ
ngang), quan hệ đối vị (hay quan hệ liên tưởng, quan hệ dọc), và quan hệ tôn ti. Các đơn vị ngôn
ngữ làm thành các cấp bậc (rank) khác nhau và có quan hệ tôn ti (hirerarchic relation), tức là các
đơn vị bậc thấp “nằm trong” các đơn vị bậc cao, và các đơn vị bậc cao “bao gồm” (bao chứa) các
đơn vị bậc thấp. Ví dụ: câu bao gồm các từ, từ bao gồm các hình vị, hình vị bao gồm các âm vị;
ngược lại âm vị nằm trong hình vị, hình vị nằm trong từ, từ nằm trong câu.
 Tín hiệu ngôn ngữ có tính đa trị, nghĩa là một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái được biểu đạt
khác nhau.
 Và so với các hệ thống tín hiệu khác, ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu có tính thiết chế xã hội đậm
nét nhất, nó có quy luật phát triển nội tại của mình, không bị phụ thuộc vào ý muốn cá nhân.
 Và cũng chính vì sự phát triển của ngôn ngữ luôn mang tính kế thừa nên nó cũng là phương tiện
giao tiếp của quá khứ, hiện tại và của những con người thuộc các thời đại khác nhau. Điều này ít
nhiều khác với các loại tín hiệu khác thường được tạo ra để phục vụ nhu cầu của con người trong
một giai đoạn nhất định, có thể dễ dàng thay đổi.

b. Giao tiếp

- Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết… giữa những người tham gia
giao tiếp với nhau, từ đó có sự tác động đến nhau.

- Chu trình giao tiếp bằng ngôn ngữ là chu trình vừa truyền đi vừa thu về.

- Không phương tiện giao tiếp nào sánh được với ngôn ngữ về độ phong phú thông tin, mức độ phức tạp
trong tổ chức. Nói cách khác, phương tiện giao tiếp nào ngoài ngôn ngữ có thể được “diễn giải” lại bằng
ngôn ngữ mà không có chiều ngược lại.

- Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ làm nó trở thành động lực tối quan trọng bảo đảm sự tồn tại và phát
triển của XH loài người.

c. Tín hiệu

- Một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người (làm cho người ta tri giác được) và có giá
trị biểu đạt một cái gì đó ngoài thực thể ấy. Đó chính là tín hiệu.

VD: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động
(sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.

- Điều kiện để một thực thể trở thành tín hiệu:

+ Tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được qua giác
quan của con người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể, ...

+ Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện cho,
không trùng với chính nó.

VD: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề
trùng nhau.

+ Nhận thức được quan hệ đại diện nghĩa là nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với "cái mà
nó chỉ ra" được người ta nhận thức, tức là người ta phải biến liên hội nó với cái gì.

+ Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình
cùng với các tín hiệu khác. VD, cái đèn đỏ vừa nói bên trên là một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa
vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống
tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư các tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào sự
đối lập quy ước giữa chúng với nhau.

=> Để trở thành một tín hiệu, bất kì một hiện tượng ngôn ngữ nào đã xuất hiện trong giao tiếp của loài
người cũng phải bao gồm 2 mặt khác nhau là mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện. Mặt biểu hiện làm
nhiệm vụ trung chuyển những ý nghĩ, tình cảm, xúc cảm, nhu cầu khác nhau của người nói tới được cơ
quan thụ cảm của người nghe. Nếu không có cái biểu hiện thì quá trình giao tiếp giữa người nói và người
nghe sẽ bị hoàn toàn cắt đứt. Lúc đó, người ta gọi là ngôn ngữ không hành chức.

=> Với mỗi một tín hiệu ngôn ngữ, theo nguyên lí chung của việc thành lập một tín hiệu, bao giờ cũng
phải có hai mặt: Đó là mặt biểu hiện (hình thức tín hiệu) và mặt được biểu hiện (nội dung tín hiệu).
Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong quá trình nói năng con người đã
thiết lập lên mã cụ thể cho mình, đó chính là đặc trưng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ. Còn mặt nội
dung (cái được biểu hiện) là những thông tin, những thông điệp về những mảnh khác nhau của thế giới
hiện tại mà con người đang sống, hoặc những dấu hiệu hình thức để phân cắt tư duy, phân cắt thực tại.

VD: Cá (cái biểu thị) – tên gọi => động vật có xương sống, ở nước, thở bằng mang, bơi bằng vây (nội
dung ý nghĩa).

=> Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh, bởi vì đối với tất cả các ngôn ngữ tự nhiên, phương tiện
biểu đạt trước hết là âm thanh. Trẻ em biết nói trước khi biết đọc, biết viết chứng tỏ rằng ngôn ngữ loài
người trước hết là ngôn ngữ âm thanh. Người Việt gọi ngôn ngữ là “tiếng” (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng
Nhật, v.v…) chính là xuất phát từ đặc trưng này của ngôn ngữ.

=> Các tín hiệu ngôn ngữ đã tác động trực tiếp đến con người thông qua hai giác quan quan trọng nhất là
thính giác và thị giác

=> Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, nó hoàn toàn khác với các tín hiệu nhân tạo của con người
(hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, trống báo hiệu, v.v…), và khác với hệ thống giao tiếp của loài
vật.

**** Hệ thống là gì?

- Hệ thống là một tổng thể những yếu tố có quan hệ qua lại và quy định lẫn nhau, tạo thành một thể thống
nhất có tính phức hợp hơn.

- Cụ thể thì hệ thống là:

+ Một tập hợp các yếu tố


+ Các yếu tố đó phải có quan hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau (để làm cho mỗi yếu tố có thể thể
hiện được mình và có được tư cách, cương vị của mình trong cái tập hợp – hệ thống “của mình”).

+ Các yếu tố đó phải có quan hệ với nhau theo những cách thức nhất định, tạo thành một chỉnh thể có tính
phức hợp hơn.

**** Tại sao ngôn ngữ là một hệ thống?

- Ngôn ngữ là một hệ thống vì đáp ứng đủ điều kiện của hệ thống:

+ Tổng thể các yếu tố (Đơn vị ngôn ngữ)

+ Các yếu tố có quan hệ với nhau theo nhiều kiểu loại và thang bậc, cuối cùng tập hợp lại thành tổng thể
phức hợp – hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó.

d. Cái biểu đạt và cái được biểu đạt

- Khi nói đến cái biểu đạt và cái được biểu đạt là nhắc đến bản chất của ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
đặc biệt

Âm (CBĐ) + Nghĩa (CĐBĐ) => Tín hiệu Ngôn ngữ => sự kết hợp, thể thống nhất giữa hình thái âm
thanh và một khái niệm

- CBĐ: hình thức ngữ âm, hình ảnh âm học/âm hình – các âm thanh mà con người có thể nghe được

- CĐBĐ: khái niệm, nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người

- Ví dụ:

Từ “xe” trong tiếng Việt là 1 ký hiệu NN. Âm /se/ là cái biểu đạt = h.a âm thanh, còn khái niệm “xe” là
cái được biểu đạt = kn

=> Cái biểu đạt /se/ được tạo nên từ chất liệu âm thanh -> chữ viết chỉ ghi lại cái biểu đạt của ký hiệu NN,
chứ ko phải cái đc biểu hiện của ký hiệu NN.

Câu 2: Đơn vị ngôn ngữ

=> Từ, hình vị và âm vị chính là các đơn vị của ngôn ngữ: những yếu tố có sẵn trong hệ thống.

=> Câu không phải đơn vị có sẵn vì: được tạo ra trong lời nói, giao tiếp bằng cách kết hợp các từ theo mô
hình, quy tắc.

=> Mỗi loại đơn vị làm thành một tiểu hệ thống (cấp độ).

 Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ là quan hệ phức tạp, đa dạng, với 3 quan hệ căn bản nhất là:

- Quan hệ tôn ti, cấp bậc: đơn vị cao hơn phải có thuộc tính ngữ pháp khác về chất so với đơn vị thuộc
tính bậc thấp hơn

Âm vị, hình vị, từ, ngữ đoạn, câu

- Quan hệ kết hợp: các đơn vị kết hợp với 1 hoặc những đơn vị khác, làm thành một chuỗi.
VD: Họ tặng tôi một cây bút

Họ <-> tặng <-> tôi <-> một <-> cây <-> bút

=> Đây là quan hệ có tính tương cận giữa các yếu tố trên chuỗi lời nói ra/trên tuyến tính như một trục
nằm ngang – trục kết hợp/trục ngữ đoạn.

- Quan hệ đối vị: là quan hệ giữa một đơn vị ngôn ngữ với những đơn vị đồng hạng khác có thể thay thế
được cho nó tại vị trí mà nó hiện diện trong câu (trên trục kết hợp), là quan hệ xâu chuỗi một yếu tố hiện
diện với những yếu tố đồng hạng khác, đứng sau lưng nó, tạo thành cột dọc. Cột này gồm những yếu tố
hoàn toàn thay thế được cho nhau. Mỗi cột dọc là một hệ đối vị

=> quan hệ kết hợp – hiện thực, quan hệ đối vị - liên tưởng.

- Âm vị: là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân ra được trong chuỗi lời nói. Ví dụ: các âm
[b], [t], [a], … hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Âm vị có chức năng nhận cảm và chức năng
phân biệt nghĩa. Bản thân các âm vị là vật chất (âm thanh), cho nên nó có tác động đến giác quan (tai) của
con người, nhờ đó con người có thể lĩnh hỗi được. Âm vị không biểu thị ý nghĩa nào cả nhưng lại có tác
dụng phân biệt ý nghĩa. Ví dụ, “bào” có nghĩa là một dụng cụ của thợ mộc để làm mòn, nhẵn gỗ, còn
“vào” có nghĩa là “một hành động đi từ ngoài tới trong”. Sự phân biệt nằm ở sự đối lập giữa âm [b] và
[v] tạo nên.

??? Vì sao âm vị được gọi là đơn vị tiền tín hiệu? (do nó là đơn vị tự thân không mang nghĩa)

- Trước hết, âm vị là vật chất (âm thanh), tác động đến giác quan (tai) của con người, nhờ đó con người
có thể lĩnh hội được => đảm bảo được một trong những điều kiện để trở thành tín hiệu.

- Tuy nhiên, âm vị lại không biểu thị ý nghĩa nào cả, mà chỉ có tác dụng phân biệt ý nghĩa => âm vị là
một đơn vị tự thân không mang nghĩa. Chính vì thế, âm vị có cái biểu đạt nhưng lại không có cái được
biểu đạt.

=> Vì vậy, âm vị được gọi là đơn vị tiền tín hiệu

***********************************************************************************

- Hình vị: là một hoặc chuỗi kết hợp với một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có
ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa.

Ví dụ: kết hợp “quốc gia” trong tiếng Việt gồm hai hình vị “quốc” là “nước” và “gia” là “nhà”, “paravoz”
trong tiếng Nga bao gồm ba hình vị: “par” là hơi nước, “voz” là sự chuyên chở, “-o” là hình vị nối.
- Từ: là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Ví
dụ: tủ, ghế, đi, cười, …

- Ngữ đoạn (cụm):

- Câu: là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo.

Câu 3: Nêu các chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Phân tích ví dụ minh họa.

(Phân tích các chức năng của ngôn ngữ trên cơ sở một phát ngôn được đưa ra)

a. Chức năng giao tiếp

- Giao tiếp: là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục đích nhất định nào đó:
thái độ, tư tưởng, tình cảm con người được thể hiện => 1 quá trình truyền đi và thu về.

- Hoạt động giao tiếp cần:

+ Người nói (viết) và hành vi nói ra (hành vi tạo lập diễn ngôn – văn bản)

+ Thông điệp cần truyền đi

+ Người nghe (đọc) và hành vi hiểu diễn ngôn (văn bản)

+ Bối cảnh giao tiếp và phương tiện chung để giao tiếp: phương tiện phổ biến, tiện lợi, năng lực nhất là
NGÔN NGỮ.

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
XH loài người.

b. Chức năng công cụ tư duy

- Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, nó “tàng trữ” kết quả của hoạt động tư duy: khái niệm, nội dung
=> ngôn ngữ phản ánh tư duy.

- Xét về phương diện lịch sử: con người thấy cần phải nói với nhau một cái gì đó (kết quả nhận thức, tư
duy, hoạt động tinh thần, …) => sáng tạo ra ngôn ngữ.
- Quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy => phức tạp và được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều điểm xuất phát khác
nhau.

- Phân biệt tư duy và ý thức:

+ Ý thức: một tập hợp hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức và cảm xúc, có liên quan chặt chẽ với
nhau, trong đó tư duy là một trong những quá trình nhận thức đó.

+ Tư duy là bộ phận cơ bản cấu thành ý thức.

=> Quan hệ ngôn ngữ - tư duy là quan hệ ngôn ngữ - ý thức:

+ Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, phương tiện vật chất thể hiện tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà ý thức con người
được hiện thực hóa. Nhờ tư duy mà ngôn ngữ không chỉ là vỏ vật chất âm thanh trống rỗng.

+ Ngôn ngữ không chỉ là công cụ biểu đạt tư duy mà còn là công cụ của hoạt động tư duy, trực tiếp tham
gia hình thành và phát triển tư duy.

* Biết tư duy trừu tượng gắn liền với ngôn ngữ: biểu hiện phân biệt về chất giữa loài người và các loài
động vật khác.

* Truyền đạt tri thức bằng ngôn ngữ chính là việc ngôn ngữ tham gia vào quá trình xây dựng các liên hệ
tạm thời (không cần tự trải nghiệm cũng biết, cũng hiểu được các hiện tượng, sự vật nhờ có người khác
nói cho).

+ Nhờ ngôn ngữ, con người “tái cấu trúc hóa” thế giới vật chất và tinh thần theo cách của mình: đa dạng,
phong phú, và bền vững hơn.

c. Chức năng cấu thành, lưu giữ và truyền tải văn hóa

=> ngôn ngữ là sự biểu hiện của linh hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc là linh hồn của dân tộc, mà linh hồn
dân tộc cũng chính là ngôn ngữ dân tộc.

- Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền văn hóa dân tộc, cũng là
tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ, truyền tải văn hóa từ người qua người, qua thế hệ. Vì vậy,
văn hóa vật chất và tinh thần của mỗi tộc người bao giờ cũng được ghi lại, được phản ánh trong ngôn ngữ
của chính tộc người đó.

- Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau: quá trình học tập và tiếp thu ngôn ngữ cũng
chính là quá trình tìm hiểu và tri nhận thế giới. Tuy vậy, ngôn ngữ và văn hóa không bao giờ là một.

d. Một số chức năng khác

+ Tạo lập văn bản: tạo các văn bản, diễn ngôn dưới dạng ngôn ngữ nói hoặc viết.

+ Miêu tả: phản ánh trải nghiệm của người nói về thế giới và truyền đạt những thông tin được khẳng định,
phủ định hay được kiểm nghiệm.

+ Xã hội: xác lập, duy trì và thông báo về mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

+ Biểu cảm: biểu thị, truyền đạt thông tin về quan điểm, thái độ đối với những trải nghiệm đã qua của
người nói.
 Trong một câu nói, các chức năng có thể chồng lên nhau.

 Chức năng miêu tả, biểu cảm, xã hội = chức năng giao tiếp.

Câu 4: Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy - văn hóa.

- Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có hệ thống tín hiệu này - tức ngôn
ngữ thì ý thức nói chung và tư duy nói riêng không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ, theo C. Mác là
cái vỏ vật chất của tuy duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể
có ý thức. Ngôn ngữ là hình thức vật chất của các hình thức và quy luật của tư duy. Con người không thể
tư duy nếu không dùng tới ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ
ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, mới có thể suy nghĩ, tách khỏi sự vật cảm
tính.

- Ý thức, tư duy không phải là một hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội,
do đó nếu không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức, tư duy không thể hình
thành và phát triển được.

- Ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không phải là quan hệ đồng nhất. Ngôn ngữ tồn
tại ở dạng vật chất còn tư duy thuộc tinh thần. Ngôn ngữ được con người cảm nhận được bằng giác
quan như cao độ, trường độ, sắc thái…còn tư duy là sự nhận thức suy nghĩ bên trong thuộc bộ não của
con người theo trật tự lôgic nhất định. Ngôn ngữ mang tính dân tộc (sảm phẩm dân tộc) còn tư duy mang
tính nhân loại (mọi dân tộc có chung những sản phẩm của tư duy về vấn đề nào đó: chủ quyền, hòa bình,
giáo dục, y tế…).

- Ngôn ngữ ra đời vốn không có mục đích tự thân mà xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của con người - nhu
cầu giao tiếp. Chính sự hình thành ngôn ngữ là tiền đề nhiều mặt để hình thành văn hóa, mặc dù theo cách
sắp xếp truyền thống ngôn ngữ vốn là một bộ phận, một thành tố bên cạnh các thành tố khác như nghệ
thuật, tôn giáo... của văn hóa. Khi nhắc đến vai trò của ngôn ngữ trong việc hình thành “con người xã
hội”, Engels đã cho rằng “Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ”. ngôn ngữ không chỉ là
tiền đề để tạo ra con người mà còn là tiền đề để tạo ra văn hóa mà trước hết là tạo ra “con người”. Và đến
lượt mình văn hóa lại trở thành tiền đề giúp cho sự phát triển của ngôn ngữ, yếu tố nối kết các giá trị ngôn
ngữ và văn hóa chính là tính ước lệ. Bởi suy cho cùng cả ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã
hội. Nói cách khác về nguyên tắc cả hoạt động ngôn ngữ và văn hóa đều là hoạt động tinh thần cả hai đều
dựa vào quá trình ước lệ gắn với tâm lý xã hội. Cả hai thiết chế xã hội này đều hoạt động theo nguyên tắc
kế thừa truyền thống. Chính vì thế bản thân chúng chứa đựng những đặc điểm riêng nhất về sắc thái cộng
đồng dân tộc. Trong đó cả hai đều có vai trò quan trọng tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Nói
như V.F Humboldt văn hóa chính là “linh hồn” của ngôn ngữ còn ngôn ngữ chính là tấm gương thực sự
phản chiếu nền văn hóa dân tộc.

 Trong một mô hình tam phân: Tư duy, Ngôn ngữ - Văn hóa thì thuộc tính cơ bản là ở chỗ cả văn
hóa và ngôn ngữ đều là sản phẩm của tư duy. Văn hóa có tính truyền thống và bền vững, qua bộ lọc
của thời gian, kết tinh thành các giá trị lưu giữ từ đời này qua đời khác. Văn hóa phát triển qua các thời
đại khác nhau, có khả năng tiếp xúc và biến đổi. Người ta cho rằng văn hóa là cái giá trị còn lại sau khi
các giá trị khác đã “đội nón ra đi”.

 Văn hóa thể hiện nhận thức và phản ánh thế giới của một cộng đồng, ngôn ngữ cũng như vậy.
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa vừa là tất yếu vừa là tương hỗ. Lôgích (tư duy) là cái nền
chung trong đó ngôn ngữ là công cụ, văn hóa là giá trị, trở thành đặc trưng. Đặc trưng văn hóa hòa
vào tư duy và thể hiện trong ngôn ngữ. Văn hóa thể hiện qua cách nghĩ của người bản ngữ trong giao
tiếp cộng đồng. Văn hóa trừu tượng nhưng sản phẩm của nó lại cụ thể. Câu ca dao:

“Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương"

là sản phẩm ngôn ngữ Việt, trong từ ngữ của nó thuộc từ vựng đời thường, nhưng sau cái ngôn từ dung dị
ấy có cả nền văn hóa Việt. Quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và văn hóa (bản ngữ) là một đặc trưng quan
trọng của ngôn ngữ, quan hệ này làm thành một mô hình tam phân:

Tư duy

Văn hóa Ngôn ngữ

=> Ngôn ngữ làm công cụ diễn đạt tư duy, nhưng ngôn ngữ cũng có tính độc lập với tư duy. Tính
độc lập của ngôn ngữ với tư duy thể hiện ở chỗ tư duy tồn tại trên những cách thức phản ánh khác nhau
của người bản ngữ, và những cách thức ấy được “ngữ hoá” trong ngôn từ. Động từ là từ loại chỉ ra các
dạng vận động trong thế giới tự nhiên và xã hội và tư duy. Hiện tượng “danh hoá” động từ là kết quả tất
yếu của sự chuyển vai ngữ pháp từ trong nhận thức nhờ vào khả năng trừu tượng hóa và sự tri nhận độc
lập của người bản ngữ.

=> Trong ngôn ngữ có nhiều lối diễn đạt khác nhau, nhưng “lối” không chỉ là sản phẩm cá nhân mà còn
là cách thức cá nhân vận dụng lối chung của cộng đồng. Văn hóa là sản phẩm của tư duy, là truyền thống
định hình và kết tinh trong quá trình phát triển tư duy của cộng đồng, trong cách thức phản ánh bằng bản
ngữ.

=> Con người luôn biết kết hợp những phương pháp tư duy với cách thức biểu đạt của ngôn ngữ và văn
hóa bản ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ có mục tiêu cuối cùng là diễn đạt tư duy văn hóa chứ không thuần tư
duy lôgích. Tư duy văn hóa là sản phẩm tinh thần của một dân tộc, một cộng đồng và nó có dấu ấn riêng
rất rõ. Ngôn ngữ không di truyền như văn hóa nhưng văn hóa thì in đậm vào cách thức suy nghĩ của con
người, và nó thể hiện ra ở ngôn ngữ => “Đặc trưng tinh
thần của một dân tộc nằm trong ngôn ngữ và
ngôn ngữ chính là đặc trưng tinh thần của dân
tộc ấy”.

*** => Chúng ta đang nói ngôn ngữ trong tư duy và ngôn ngữ trong văn hóa nên có thể lấy trường
hợp người bản ngữ Việt để phân tích điều này.

6.1. Khi sử dụng ngôn ngữ, người Việt rất chú ý đến phương châm lịch sự. Phương châm lịch sự này thể
hiện trên cả hai phương diện là chiến lược giao tiếp và chuẩn mực giao tiếp. Ví dụ, nói năng có lễ độ thì
được coi là một đặc trưng về phương diện chuẩn mực xã hội, tôn trọng những phẩm chất xã hội như thứ
bậc, địa vị, tuổi tác. Người nói tỏ ra lễ phép, khiêm nhường cho nên nói năng sao cho phải lời là đặc trưng
của người Việt, khôn khéo và tế nhị, tránh làm tổn thương đối tác (“lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”).
Những câu tường thuật, những câu hỏi, những câu cầu khiến khi nói đều gắng để không gây sốc cho
người nghe. Những từ xưng hô, những từ nghi vấn trong tiếng Việt rất đặc trưng cho văn hóa ứng xử của
người Việt. Chỉ có người bản ngữ Việt mới hiểu biết hết các khía cạnh về văn hóa, về xã hội trong lịch sự.
Dù là lịch sự dương tính hay lịch sự về âm tính, theo cách nói của Levinson, đều dựa trên phạm trù có
tính tâm lý giao tiếp ta gọi là thể diện.

6.2. Trong tiếng Việt các hành động ngôn từ thể hiện khá rõ những điều các nhà ngôn ngữ học đã nói.
Chẳng hạn, phạm trù thể diện mà chúng tôi vừa đề cập (lịch sự dương tính và lịch sự âm tính), người
Việt, bằng hành động ngôn từ của mình, bằng văn hóa Việt, thể hiện một cách sâu sắc và uyển chuyển tư
duy, tình cảm, cách thức phản ánh thế giới và cả cương vị xã hội của mình, cái cương vị của quyền lực
trong giao tiếp. Chúng ta thấy lịch sự dương tính có những đặc điểm nổi trội bao hàm cái chung giữa
người nói và người nghe, tác động qua lại, sự hợp tác trong hội thoại. Đây là tinh thần rất quan trọng của
Grice, Brovvn và Levinson: nguyên tắc hợp tác trong hội thoại3). Chiến lược đó được thể hiện bằng rất
nhiều điều mà người nói cố gắng gây sự chú ý với người nghe. Chẳng hạn, người nói thường sử dụng lối
nói nhấn mạnh, cường điệu. Người nói luôn luôn quan tâm đến lợi ích của người nghe và kéo người nghe
lại phía mình trong nhóm xã hội hay cộng đồng. Giao tiếp của người Việt rất lịch sự nhưng phức tạp hơn,
chẳng hạn, khi đem quan hệ gia đình vào, chúng ta thấy người đối thoại với mình có thể chỉ là “người
dưng nước lã” nhưng lại được gọi là cậu, chú, bác, cô, dì, ... lịch sự bằng cách “gia đình hoá” các quan hệ
xã hội. Mặt khác, trong giao tiếp, một người trong gia đình khi bước vào xã hội thì vai vế xưng hô thường
được nâng lên một cấp. Lúc ở nhà thì xưng là anh em với nhau nhưng khi vào quan hệ xã hội thì gọi
người ít tuổi hơn mình là chú, là cô, nghĩa là đứng ở cương vị của con mình để nói với em mình chứ
không phải là bản thân mình.

6.3. Trong giao tiếp, người ta cũng lẩn tránh sự bất đồng, chen vào đấy có khi là những yếu tố hài hước,
gây ra sự hứng thú, cũng có lúc là các hành vi mời mọc, hứa hẹn và cũng có lúc nói lên niềm tin, niềm lạc
sẻ, có lúc tìm cách giải thích các lý do của hành động và mong muốn được đáp ứng lại, gợi ý với người
nghe và mang lại cho người nghe một cái gì đó có lợi. Trên thương trường thì ngôn ngữ truyền thông,
ngôn ngữ quảng cáo, tiếp thị luôn chú ý đến lịch sự trong lời quảng cáo (các slogan) chinh phục khách
hàng. Khi làm PR, ở các bài diễn văn chính trị, các bài nói trước công chúng thì người nói cũng luôn luôn
chú ý đến lịch sự (dương tính). Mặt khác lịch sự âm tính cũng có nét đặc thù. Như chúng ta đã biết, lịch
sự âm tính là một nửa của khái niệm thể diện mà Brovvn và Levinson giới thiệu. Nửa bên kia là lịch sự
dương tính đã phân tích. Lịch sự âm tính là phương diện hướng thể diện vào địa hạt của người tiếp nhận.
Phần lớn các hành động ngôn từ có khả năng đem lại sức ép cho người nghe thường thiên về thể diện âm
tính. Đó là những phát ngôn liên quan đến hướng lệnh, đe dọa, phê phán, chỉ trích, ... thậm chí là lăng mạ,
chửi bới. Theo các tác giả này, có đến năm chiến lược lịch sự mang đặc trưng âm tính và từ đó cụ thể hóa
thành mười chiến thuật cụ thể trong giao tiếp. Chúng ta cũng nên nhắc tới sự đối chiếu với các hành vi
ngôn từ mang tính chất lịch sự âm tính, liên quan đến cách nói năng. Người Việt, cũng như các dân tộc
khác, nói năng xuất phát từ bản ngữ của mình, xuất phát từ văn hóa của mình, với những quy ước cũng
mang theo nhiều yếu tố lịch sự chúng ta thường gặp. Lịch sự âm tính thể hiện ở những kỹ năng giao tiếp
mang màu sắc riêng với những chiến thuật khác nhau.

6.4. Trở lại các kỹ năng trong chiến thuật giao tiếp, tùy theo từng hoàn cảnh, người nói có thể dùng một
hoặc một nhóm kỹ năng có tính giải pháp, chẳng hạn như: Thứ nhất là dùng lối nói gián tiếp theo một sự
ước định; Thứ hai là dùng cách nói rào đón trong hội thoại; Thứ ba là thể hiện tâm lý bi quan; Thứ tư là
có/ không tính áp đặt; Thứ năm là thể hiện sự kính trọng; Thứ sáu là bày tỏ sự xin lỗi; Thứ bảy là dùng
những phát ngôn mang tính phiếm định; Thứ tám là thể hiện PTA (cũng là một ước định chung); Thứ
chín là sử dụng các thủ pháp danh hóa; Thứ mười là sử dụng cử chỉ hỗ trợ (lắc đầu, xua tay, bĩu môi,...).
Nói chung, người Việt rất hay dùng chiến thuật rào đón trong các phát ngôn nhằm tránh làm tổn thương,
giảm bớt áp đặt lên đối tác. Rào đón liên quan đến hàm ẩn, thể hiện sự tôn trọng lãnh địa người khác, luôn
luôn bày tỏ thái độ, cảm xúc như mình có lỗi. Bắt đầu lời thoại với đối tác, người ta hay rào đón như: Nói
vô phép, Nói khí không phải, Tôi nói điều này thì bác/ông/bà, ... bỏ quá cho, ... còn thủ pháp “danh hóa”
thì người Việt ít dùng hơn, phát ngôn mang tính xác định thì cũng ít dùng. Lịch sự gắn liền với đặc trưng
văn hóa bản ngữ trong giao tiếp, nhưng vì nó có yếu tố văn hóa nên vừa bền vững vừa vận động, tiếp xúc,
giao lưu và biến đổi chứ không mãi như thế. Chúng ta thấy rằng lối nói của người Việt mấy chục nãm qua
đã thay đổi rất nhiều, trước Cách mạng Tháng Tám, sau Cách mạng Tháng Tám, rồi từ khi bước vào công
cuộc đổi mới đến nay, cách nói và các hình thái của tính lịch sự (cả âm tính và dương tính) có những thay
đổi đáng kể trong khi vẫn có độ bền truyền thống. Vì vậy, muốn nhận diện, muốn tổng kết cần có những
công trình nghiên cứu rất cụ thể, có bằng chứng từ tư liệu ngôn ngữ. Chúng ta thấy ngôn ngữ trên truyền
hình, ngôn ngữ phỏng vấn, ngôn ngữ quảng cáo, tiếp thị nay là địa hạt rất phong phú và đa dạng về sự
biểu đạt tính lịch sự. Chúng ta phải có những nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ của các lớp dân cư (nông
thôn, đô thị, tuổi học trò, ngôn ngữ các giao dịch thương mại, ...) Lịch sự trong khuôn khổ bài này, ở đây,
chỉ có tính tổng quan, còn cụ thể thì mỗi một ngôn ngữ, trong khi gắn với một nền văn hóa, một tư duy
bản ngữ cụ thể, sẽ có nhiều đặc sắc trong các chiến lược giao tiếp theo phạm trù này".

Câu 5: Đặc trưng ngôn ngữ loài người.

a. Tính võ đoán (tính không có lý do)

- Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức ngữ âm và
khái niệm không có mối tương quan bên trong nào.

- Là dấu hiệu tinh vi và là điểm khác biệt giữa ngôn ngữ của loài người với các phương thức giao tiếp của
loài vật.

- Là cơ sở cho hiện tượng từ đồng âm, từ đồng nghĩa.

- VD: khái niệm “người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình” trong tiếng Việt được biểu thị
bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm này được biểu thị bằng
hai âm đó hoàn toàn là do sự quy ước, hay là do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lý
do.

??? Vì sao nói tính võ đoán của ngôn ngữ không mang tính tuyệt đối?

=> Ngôn ngữ lại không võ đoán hoàn toàn, vì trong ngôn ngữ có những trường hợp dường như giữa âm
thanh và ý nghĩa tồn tại những liên tưởng nào đó (cạch, bốp, keng, đoàng, v.v…; hoặc lom khom, chi chít,
toe toét… là những từ mô phỏng dựa trên đặc trưng của âm thanh, hình dáng cơ quan cấu âm mô phỏng
tính chất, hình dáng, kích thước của đối tượng).

=> Những đơn vị từ vựng do các từ kết hợp với nhau (xe đạp, sếu đầu đỏ, chim chào mào, …)

b. Tính hình tuyến

- Tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện lần lượt, làm thành một chuối/tuyến theo bề rộng của một chiều thời gian.

- Được thể hiện rõ nhất khi ngôn ngữ được định hình trên chữ viết.

- Có giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ, thể hiện ở các điểm sau:

+ Các đơn vị ngôn ngữ kết nối thành chuỗi theo những nguyên tắc nhất định để tạo thành các đơn vị lớn
hơn. (quan hệ kết hợp)

+ Người sử dụng ngôn ngữ có thể nói hay nghe được một cách phân minh.

+ Người phân tích có thể nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ cũng như quy tắc kết hợp chúng.

c. Tính phân đoạn đôi (cấu trúc hai bậc)

- Bậc 1 => kết cấu các âm => Gồm những đơn vị không mang nghĩa (các âm với số lượng hữu hạn)

- Bậc 2 => kết cấu của ý nghĩa => gồm các đơn vị có nghĩa do sự kết hợp với các đơn vị tự thân không
mang nghĩa một số lớn các đơn vị có nghĩa -> các đơn vị có nghĩa kết hợp với nhau -> vô hạn câu. VD: từ
các âm tự thân không mang nghĩa: a, i, e, ô, m, n, b, l, … theo quy tắc kết hợp âm tiếng Việt, chúng ta có
các đơn vị mang nghĩa: eo, ai, ôm, ba, bi, mai, lan, …

- Các đơn vị mang nghĩa này lại có thể kết hợp với nhau -> các đơn vị mang nghĩa có cấu trúc phức tạp
hơn: ôm eo ai, ai ôm eo, ...

- Đi theo chiều ngược lại, phân đoạn ngôn bản theo hai bậc, chúng ta có câu được phân giải ra các ngữ
đoạn, ngữ đoạn được phân giải ta các từ, từ được phân giải ta các yếu tố cấu tạo từ hoặc biến đổi hình thái
của từ.
VD: câu “Ba cô bé xinh đẹp này” được phân giải thành:

-> Ba cô bé xinh đẹp/này

-> Ba cô bé//xinh đẹp/này.

-> Ba//cô bé//xinh đẹp/này.

-> Ba///a, c///ô, b///é...


- Đặc trưng này cũng là biểu hiện rõ nét cho khả năng sản sinh đặc biệt của ngôn ngữ mà không một
phương thức giao tiếp nào khác có được.

d. Tính sản sinh (tính năng sản)

- Từ số lượng đơn vị hữu hạn đã có, dựa vào bộ nguyên tắc đã được xác định, người sử dụng ngôn ngữ có
thể tạo sinh và hiểu được nhiều đơn vị mới và vô hạn những phát ngôn mà họ chưa nghe thấy bao giờ.
Đây là đặc điểm riêng của ngôn ngữ loài người.

- Làm cho năng lực biểu hiện của ngôn ngữ trở nên biến hóa và không có giới hạn.

(một người có thể nói một câu trước đây chưa từng nói, nghe hiểu những câu chưa từng được nghe)

e. Tính đa trị

- Trong ngôn ngữ, có khi một cái biểu hiện tương ứng với nhiều cái được biểu hiện khác nhau => các từ
đa nghĩa, đồng âm, /// có khi nhiều cái biểu hiện khác nhau chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện =>
các từ đồng nghĩa.

VD: + Để biểu thị ý nghĩa “chấm dứt sự sống”, có thể có rất nhiều từ khác nhau: chết, mất, viên tịch,
băng hà, từ trần, đi ngủ với giun, về với đất, ngỏm, tèo… (tiếng Việt); die, pass away, kick the bucket,
breath one’s last, kiss the dust, go to aloft… (tiếng Anh).

- Ngôn ngữ không những chỉ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy mà còn là phương tiện biểu
hiện tình cảm => mỗi tín hiệu ngôn ngữ, ngoài nội dung khái niệm còn có thể biểu hiện sắc thái tình cảm
của con người nữa.

=> Chứng minh tính đa trị của một ngôn ngữ là cơ sở cho hiện tượng đồng nghĩa, từ đồng âm, hiện tượng
chuyển nghĩa, đa nghĩa.

=> tính đa trị chiếm ưu thế hơn trong một ngôn ngữ

??? Nêu nội dung khái niệm tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ.

Phân tích 02 ví dụ minh họa cho nhận định: “Tính đa trị là cơ sở cho hiện tượng từ đồng nghĩa
trong ngôn ngữ”.

g. Tính di vị (sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian và thời gian)

- Người sử dụng ngôn ngữ có thể nói về một dải rộng các sự vật, hiện tượng (dù là hiện thực hay phi hiện
thực) thoát khỏi sự ngăn trở của không gian, thời gian. Ví dụ: Ông/ cô /bà tiên, ông trăng bà trời, ma cà
rồng…

=> Ở hiện tại có thể nói về những điều trong quá khứ, hiện tại, tương lai, không nhất thiết phải nói về
không gian tại thời điểm đang nói...

- Quan hệ với tính võ đoán: Cái được biểu đạt dù có thuộc tính vật chất hay phi vật chất, là hiện thực hay
phi hiện thực đều không quan trọng, chỉ cần người ta bảo nó có, cho rằng nó tồn tại là được.
Câu 6: Phân tích 02 ngữ liệu trong tiếng Việt và trong ngoại ngữ anh/chị biết để chứng minh nhận
định: “Ngôn ngữ không phản ánh thế giới theo cách sao chụp y nguyên mà phản ánh theo cách
cộng đồng người bản xứ tri giác.”

=> Một trong những chức năng của ngôn ngữ là làm nhân tố cấu thành văn hóa và lưu giữ, truyền tải văn
hóa. Ngôn ngữ đóng vai trò như một tấm gương phản ánh nội dung văn hóa, lưu giữ và truyền tải văn hóa
từ người này đến người khác, từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó
khăng khít với nhau. Tuy nhiên chúng không bao giờ là một. Tuy loài người có chung thế giới này và các
bộ khung khái niệm phổ biến như không gian, thời gian, con người, quan hệ gia đình, xã hội, … nhưng
mỗi cộng đồng dân tộc, xã hội lại có thể có những cách nhìn và quan niệm không trùng nhau. Vì vậy,
hoàn toàn có thể nói rằng, ngôn ngữ không phản ánh thế giới theo cách sao chụp y nguyên mà phản ánh
theo cách cộng đồng người bản xứ tri giác.

- Ví dụ:

+ Đối với người Việt, “tuyết” là một thứ không quen thuộc, khái niệm này thường được hay nhắc đến
trong ngôn ngữ thi ca, biểu tượng cho màu trắng hoặc sự trắng trong, thanh sạch: “răng trắng như tuyết”,
“làn da trắng như tuyết”, … Người Eskimo ở cực Bắc Mỹ, những người “sống chung với tuyết” thì lại tri
nhận và đặt tên cho tới ba chục loại tuyết khác nhau.

+ Từ “chó” (con chó) trong tiếng Việt, khi được dùng ám chỉ ý nghĩa tiêu cực, khinh bỉ sẽ được biểu thị
như: Chó ngồi bàn độc, ngu như chó, dại như chó, bẩn như chó, nhục như chó, chó cắn áo rách, … Tuy
nhiên, với người Anh, họ coi chó là con vật nuôi đẹp, trung thành nên ý nghĩa “tôn trọng” được chọn để
chỉ những nhận xét theo hướng tích cực. Ví dụ: top dog (chỉ người giỏi nhất, nước mạnh nhất), the tail is
wagging the dog hoặc let the tail wag the dog (nói về người hay vật nhỏ, yếu thế hơn, nhưng có vai trò
quan trọng hơn hay có vai trò điều khiển người hay vật lớn, mạnh hơn mình), a dog’s chance (cơ hội may
mắn), He is a good dog who goes to the church (nói về người tốt, biết xử sự đúng đắn, biết điều và biết
hướng thiện), Alive dog is better than a dead lion (chỉ một vật tuy nhỏ bé nhưng còn có ích hơn những vật
to lớn mà vô dụng), …

+ Khi miêu tả “nắng”, trong tiếng Việt có nhiều từ để mô tả mức độ của nó: “nắng chói chang”, “nắng
gắt”, … Trong tiếng Anh, cũng có nhiều từ để biểu thị các sắc thái khác nhau của “nắng”, ví dụ: hot,
scorching, … Tuy nhiên, trong tiếng Việt có cụm từ “nắng xiên khoai”, chắc chắn người Anh và các dân
tộc khác không thể nào hiểu được sự mô tả này. Đây là nắng mùa thu Bắc bộ Việt Nam, nắng gay gắt
chiếu xiên ngang, vào buổi gần chiều.

+ Lớp tính từ của tiếng Việt cũng mang rất rõ tính đặc trưng văn hóa của người Việt. Cảm nhận của người
Việt đã sản sinh một trường những từ chỉ màu sắc, với vô số những cung bậc khác nhau. Ví dụ: xanh lét,
xanh ngắt, xanh um, xanh mơn mởn, xanh rì, xanh um, … phục vụ cho mỗi ngữ cảnh cụ thể. Trong tiếng
Anh, từ “blue” hoặc “green” hoặc “thanh”, “lục”, “diệp” trong tiếng Trung nếu được dịch ra không thể
nào lột tả được thái độ của câu tiếng Việt chứa những từ trên.
Câu 7: Phân tích một ví dụ để chứng minh ngôn ngữ phản ánh văn hóa và đặc thù tư duy của một
dân tộc (nhìn vào từ vựng).

=> Ý thức sử dụng ngôn ngữ, ý thức phát triển và bảo vệ ngôn ngữ như thế nào tùy thuộc vào mỗi cộng
đồng, là hành vi văn hóa của cộng đồng. Chẳng hạn chúng ta thấy nhiều dân tộc sử dụng chung một mẫu
tự nhưng thái độ, ý thức, hình thức, mục đích sử dụng mẫu tự đó hoàn toàn khác nhau. Người Việt dùng
mẫu tự Latinh để viết chữ quốc ngữ nhưng chắc chắn chữ quốc ngữ rất riêng, rất Việt Nam. Khi một dân
tộc có tiếng nói và (hoặc) chữ viết riêng thì chắc chắn họ phải có một nền văn hóa riêng. Ngược lại, mỗi
dân tộc đều có những đặc điểm, đặc trưng về văn hóa và nó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của dân
tộc đó.

=> Nếu hai dân tộc có sự khác biệt về môi trường sống, thói quen, tập tục... thì bức tranh ngôn ngữ về thế
giới của họ sẽ không giống nhau. Ví như chúng ta có thể đem bức tranh bằng ngôn ngữ về đời sống sản
xuất của người Việt (trồng lúa nước) với người Mông Cổ sống trên thảo nguyên, sống chủ yếu dựa theo
lối chăn thả gia súc, chắc hẳn bức tranh đó không thể giống nhau.

a. Vỏ ngữ âm với ngữ nghĩa

Vỏ ngữ âm được gắn liền với một đối tượng theo nhận thức của cộng đồng. Ta gọi là “cây” còn người
Anh gọi là “tree”. Ta gọi là “trời nắng” trong khi người Anh gọi là “sunshine”. Người Việt gọi là
“thầy/cô giáo” còn với người Trung Quốc thì đó là “lão sư”. Như vậy, âm thanh giữa các dân tộc không
giống nhau nhưng đây không phải là đặc trưng văn hóa của dân tộc trong ngôn ngữ, mà chỉ giúp nhận
diện cộng đồng. Nhưng mặt ngữ nghĩa của từ xác định đặc trưng văn hóa của một dân tộc. Tác giả Hoàng
Tuệ đã có lý khi cho rằng “…ngữ nghĩa mới là mặt cần phải đặc biệt chú ý, qua cách nhìn toàn diện,
tổng hợp tất cả các mặt của ngôn ngữ. Sự sáng tạo của một dân tộc đối với ngôn ngữ của mình. Đó là
khả năng tạo nên cho những từ một giá trị hay nhiều giá trị mới mà lúc đầu chúng chưa có ”. Nói cách
khác, “cái khác nhau giữa các ngôn ngữ chính là, cuối cùng, cái khác nhau giữa các cấu trúc ngữ nghĩa”.

b. Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ cũng là kết quả của hoạt động văn hóa của một cộng đồng

- Việc lựa chọn đặc trưng phụ thuộc vào tâm lý, thói quen cũng như cách tập trung chú ý của cộng đồng
vào đối tượng. Con chó với người Việt vốn là con vật thấp hèn nên nghĩa “khinh bỉ” được chọn làm để
chỉ những nhận xét mang dấu ấn tiêu cực, ví dụ: Chó ngồi bàn độc, ngu như chó, dại như chó, bẩn như
chó, nhục như chó, chó cắn áo rách...Ngược lại con chó với người Anh được đánh giá là con vật nuôi
đẹp, trung thành nên ý nghĩa “tôn trọng” được chọn để chỉ những nhận xét theo hướng tích cực, ví dụ: top
dog (chỉ người giỏi nhất, nước mạnh nhất), the tail is wagging the dog hoặc let the tail wag the dog (nói
về người hay vật dù nhỏ, yếu thế hơn, nhưng có vai trò quan trọng hơn hay có vai trò điều khiển người
hay vật lớn, mạnh hơn mình), a dog’s chance (cơ hội may mắn), he is a good dog who goes to church
(nói về một người tốt, biết xử sự đúng đắn, biết điều và biết hướng thiện), alive dog is better than a dead
lion (chỉ một vật tuy nhỏ bé nhưng còn có ích hơn cả những vật to lớn mà vô dụng).v.v…

- Chẳng hạn, khi người Việt nói “đậm” thì nó đã phân biệt với “đậm đà”, “đậm đậm” (“đầm đậm”). Và
chắc chắn dân tộc khác không thể hiểu “nắng xiên khoai” là gì, bởi nó là kết quả của sự sáng tạo của
người Việt, là sự phản ánh thực tế khách quan vào trong nhận thức của người Việt. Từ nội dung nhận
thức, người Việt chuyển nó thành từ để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Khi người Việt nói “ đầu” thì tất cả
những hiểu biết về nó đã được tập hợp lại, kết tinh trong vỏ ngữ âm đó. Cho nên, “đầu” của tiếng Việt có
vô số nghĩa, ứng với từng ngữ cảnh: “Đầu dây mối nhợ”, “Đầu đường xó chợ”, “Đầu năm”, “Đầu giờ”,
“Đầu sóng ngọn gió”, ... “Đầu” trong tất cả những ví dụ này đều không thể dịch thành “head” của người
Anh hay “đầu” / “thủ” của người Trung Quốc. Là cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, sự vật theo “lý
riêng”, “trí tuệ” riêng, tóm lại là thói quen, là văn hóa của cộng đồng sử dụng nó.

- Trong hệ thống từ vựng của người Việt có lớp từ láy (hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan
hệ ngữ âm giữa các thành tố) – kết quả của sự sáng tạo tuyệt vời nhất trong nhận thức về thế giới, của sự
kết hợp giữa đặc điểm ngữ âm với đặc điểm đơn tiết của tiếng Việt. Dân tộc khác không thể hiểu hết được
nghĩa của “xôn xao” hay “đu đưa” trong bài thơ Mẹ Tơm “Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa” (Tố
Hữu), hay “Long lanh” trong Truyện Kiều “Long lanh đáy nước in trời” (Nguyễn Du). Rồi thì khi nào nói
“sóng sánh”, “im ắng”, “bâng khuâng” (Bâng khuâng nghe năm tháng / Đẹp như những người con gái
nước Nga – Với Lênin, Tố Hữu); “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” –Việt Bắc, Tố Hữu); “Bâng
khuâng trời rộng nhớ sông dài” – Tràng Giang, Huy Cận); khi nào nói “xập xòe” (“Xập xòe én liệng lầu
không” – Truyện Kiều, Nguyễn Du), “lập lòe” (“Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông” - Truyện Kiều,
Nguyễn Du), …

- Lớp tính từ của tiếng Việt cũng mang rất rõ đặc trưng văn hóa của người Việt. Cảm nhận của người Việt
đã sản sinh một trường những từ chỉ màu sắc, với vô số những cung bậc khác nhau. Chắc chắn chúng ta
không mấy khó khăn khi lựa chọn, sử dụng những từ “xanh”, “xanh lét”, “xanh ngắt”, “xanh sậm”, “xanh
sẫm”, “xanh thẩm / thẳm”, “xanh rì”, “xanh um”, … để phục vụ cho một ngữ cảnh cụ thể. Nếu sử dụng

tiếng Anh “blue” hoặc “green” hay tiếng Trung Quốc “thanh”, “lục”, “diệp” để dịch những từ trên thì
chắc chắn không thể lột tả được thái độ của câu tiếng Việt chứa những từ như trên.

- Ví dụ, khi nói về thời gian, người Việt dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau. “Thời gian trôi nhanh như
chó chạy ngoài đồng”, “thời gian thoi đưa”, … Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng những hình ảnh được
sử dụng để diễn đạt cho khái niệm “thời gian” đều do ảnh hưởng từ văn hóa, cụ thể là văn hóa lúc nước,
gắn liền với làm nông, với hình ảnh của những cánh đồng bất tiện, những hình ảnh quen thuộc của những
con vật, đồ vật gắn liền với đời sống của con người của nền văn hóa này. Người Việt còn diễn đạt “ tiết
kiệm thời gian”, “lãng phí, sử dụng thời gian” như một cách để ẩn dụ thời gian là của cải, vật chất.

- Thông qua thành ngữ, tục ngữ của một dân tộc, người ta có thể nhận diện được khí chất, tinh thần của
một dân tộc (nhân sinh quan, thế giới quan).

Câu 8: Sắp xếp các ý sau:

(1) Chọn ra các từ ngữ biểu thị điều muốn nói => 2
(2) Sắp xếp các từ đã chọn theo một trật tự đúng => 3
(3) Nghĩ về điều bạn muốn nói => 1
(4) Định hình cách phát âm các từ đã chọn => 4
(5) Truyền cách phát âm các từ đã chọn đến cơ quan phát âm => 5
(6) Nói: truyền các âm thanh ngôn ngữ này đến cơ quan phát âm => 6
(7) Giải mã: người nghe diễn giải các âm thanh nghe được như những tín hiệu ngôn ngữ => 8
(8) Người nghe tri nhận được thông điệp người nói muốn biểu thị => 9
(9) Nhận: người nghe nghe thấy các âm => 7
(10)
Câu 9: Viết ký hiệu phiên âm âm vị học âm đầu của âm tiết “good” và âm tiết “gù”, nêu các nét
khu biệt của từng âm vị.

Câu 10. Tìm cặp tối thiểu có trong các nhóm ngữ liệu sau. Phiên âm âm vị học các từ trong cặp tối
thiểu tìm được. (3 điểm)

Mẫu: thương - /tʰɯɤŋ1/

(1) tan, tang, can, tăm, lâm.

(2) bát, bức, thúc, cát, cất.

(3) mùa, chứa, chán, chùa.

(4) ăn, ôm, ân, uôi.

(5) tam, nhăn, tâm, nham.

Câu 11. Chỉ ra các nét khu biệt của phụ âm đầu /ɡ/ trong âm tiết “gab” (tiếng Anh) và phụ âm
đầu /ɣ/ trong âm tiết “gác” (tiếng Việt). (2 điểm)

Câu 12. Hoàn thành các câu sau. (2 điểm)

(1) Sự khác biệt giữa cách phát âm các phụ âm và cách phát âm các nguyên âm là …….. .

(2) Cơ quan phát âm chủ động gồm có: ……. .

(3) …….. chính là nguồn âm.

(4) Âm tố …….. của âm vị.

(5) Ngữ âm học âm học nghiên cứu …….. .

Câu 13: Đặc trưng tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ là cơ sở của hiện tượng ngôn ngữ nào? Phân
tích ví dụ minh họa cho câu trả lời của anh/ chị. (3 điểm)

You might also like