You are on page 1of 14

Câu 1.

Vì sao nói ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt

1. Ngôn ngữ không phải là hiện tượng tự nhiên:

-Ngôn ngữ phát triển không như một cơ thể sống: Ngôn ngữ luôn kế thừa cái cũ và phát triển
cái mới, không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn -Ngôn ngữ không phải là bản năng: Những bản
năng của con người khi sinh ra đã có còn ngôn ngữ phải trải qua một quá trình tiếp xúc học
hỏi mới có được

- Ngôn ngữ không mang tính di truyền: sinh vật có tính di truyền, ngôn ngữ không có tính di
truyền động vật di truyền về màu da, dáng vóc... ngôn ngữ không di truyền, một đứa trẻ Việt
sinh sống ở Anh , học tiếng Anh sẽ nói tiếng Anh, ngược lại đứa trẻ Anh sinh sống ở VN học
tiếng Việt sẽ nói tiếng Việt

-So với tiếng kêu của các loài động vật, ngôn ngữ loài người cũng khác hẳn về chất:

+kiến, gà, ong, chó... biết dùng âm thanh để thông báo, gọi bầy, biểu lộ cảm xúc, đó là phản
xạ không điều kiện (hệ thống tín hiệu). Một số loài vật như vẹt có thể học được tiếng người
nhưng đó chỉ là những phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có.
+Tiếng nói của con người thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai gắn liền với tư duy trừu tượng, với
việc tạo ra các khái niệm chung, các từ, các câu do từ tạo thành, chữ viết... Đó là ưu thế lớn
nhất của con người so với loài vật.

2. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.

a. Ngôn ngữ chi sinh ra trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu phải giao tiếp với nhau
trong quá trình sinh sống (bày tỏ tư tưởng tình cảm, nhận định, hợp tác với nhau chống chọi
lại thiên nhiên, hợp tác với nhau trong lao động sản xuất. ,

b. Tách khỏi xã hội loài người, ngôn ngữ không thể tồn tại (Bé gái Ấn Độ được phát hiện
trong hang sói năm 1920- chỉ biết hú như loài sói, không biết nói. Sau khi cho hòa nhập với
cộng đồng xã hội một thời gian thì biết nói...)

c. Ngôn ngữ phải chứa đựng những yếu tố chung, những quy tắc chung có tính phổ biến và
bắt buộc đối với mọi cá nhân trong cộng đồng xã hội (câu phải có C-V, gọi đúng tên sự vật
hiện tượng mà xã hội quy ước....)

3. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt


a. Ngôn ngữ không thuộc TTKT và cũng không thuộc HTCS: Khi CSHT bị phá vỡ kéo theo
sự sụp đổ của TTKT nhưng ngôn ngữ vẫn tồn tại.

b. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp: Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp vẫn phải liên hệ
với nhau để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. .

Câu 2. Vì sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người

1.Khái niệm chức năng giao tiếp:

a. Khái niệm: Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục
đích nhất định nào đó

b. Chức năng của giao tiếp: trao đổi tư tưởng tình cảm, tri thức, nhận định, hành động. VD...

c. Các phương tiện giao tiếp: Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện như ngôn
ngữ cử chỉ (bàn tay, đầu, ánh mắt nét mặt ...), ngôn ngữ cơ thể (múa, thể hình .. ), tín hiệu (tín
hiệu đèn giao thông...), kí hiệu (đánh dấu đường...

Tuy nhiên, vượt lên tất cả các phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được
sử dụng thường xuyên và quan trọng nhất.

2. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất vì:

a. Ưu điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ:

-Tính tiện lợi: Giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể thực hiện trong mọi điều kiện, mọi nơi mọi lúc
(không cần ánh sáng, khoảng cách không quá xa...)

-Tính hiệu quả: Diễn đạt được những nội dung trừu tượng phức tạp nhất của con người

-Tính phổ cập: Tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi giai cấp đều có thể sử

dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể thay thế cho bất kì hệ thống tín
hiệu nào.

VD biển hiệu đầu lâu gạch chéo "nguy hiểm chết người", hình chữ thập đỏ "cấp cứu”....

b. Nhược điểm của những phương tiện giao tiếp khác:

- Phạm vi sử dụng rất hạn chế.


VD ngôn ngữ cử chỉ chỉ dành cho những người câm điếc, tín hiệu dành cho những người am
hiểu chuyên môn... Chúng không đủ sức phản ánh những hoạt động và kết quả hoạt động tư
tưởng phức tạp của con người

 -Sự thể hiện không chính xác: Các tác phẩm âm nhạc, các vũ điệu, các tác phẩm nghệ thuật
tạo hình... chỉ có tác dụng hướng gợi. VD đứng trước 1 bức tranh, người này nói nó thể hiện
thế này, người khác cảm nhận nó thể hiện theo một cách khác.

CÂU 3. Vì sao nói ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu

1. Khái niệm tín hiệu:

"Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác
quan của con người, làm cho ta tri giác được và lí giải, suy diễn, nghĩ đến một cái gì ngoài sự
vật ấy"

VD đèn nháy 3 lần: "xung phong": còi hụ, giơ tay: "nhường đường" , dấu chữ thập: "cấp cứu"
bệnh viện trẻ cắp cặp "trường học”, đầu lâu gạch chéo, "nguy hiểm chết người".

2. Điều kiện của tín hiệu:

a.Phải là một sự vật hoặc một thuộc tính vật chất naò đấy được cảm nhận bằng các giác quan
của con người như có thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy. Đây là "CBH"

VD màu sắc của đèn giao thông, âm thanh của xe cứu thương, hình vẽ đầu lâu gạch chéo, ...

b. Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Nội dung biểu đạt
này gọi là "CĐBH".

VD, màu đỏ của đèn giao thông báo hiệu cấm đi, âm thanh xe cứu thương kêu gọi nhường
đường, hình đầu lâu gợi sự nguy hiểm...

c.Phải nằm trong một hệ thống nhất định.

VD màu đỏ của đèn báo hiệu "dừng lại" phải nằm trong hệ thống đèn giao thông, còi hụ của
xe cứu thương phải nằm trong hệ thống còi xe. .

3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu vì:


-Nó đảm bảo các điều kiện của hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố (âm vị, hình vị, từ, cầu) được
tổ chức, sắp xếp và hoạt động tuân theo những qui tắc nhất định trong một chỉnh thể có mối
quan hệ chặt chẽ

-Cũng như các tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ là sự thống nhất giữa 2 mặt CBH và CĐBH.
CBH của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh chữ viết. CĐBH là nội dung ý nghĩa.

VD "Ăn". CBH là âm thanh, chữ viết "ăn", CĐBH là đưa thức ăn vào cuối cơ thể hoặc CBH
của vở là âm thanh, chữ viết "vỡ", CĐBH là Tập giấy được đóng lại dùng để ghi chép...

4. Bản chất và đặc trưng của tín hiệu ngôn ngữ.

a. Tính 2 mặt của tín hiệu ngôn ngữ: Cũng như các tín hiệu khác, tín hiệu ngôn ngữ là sự
thống nhất giữa 2 mặt CBH và CĐBH, CBH của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh/ chữ viết.
CĐBH là nội dung ý nghĩa. VD "cá", "ăn"...

b). Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ. Không thể giải thích lí do vì sao âm này lại có ý
nghĩa này hoặc vì sao ý nghĩa này lại được gán cho âm này. VD tại sao lại gọi người phụ nữ
trực tiếp sinh ra mình là mẹ mà không gọi là ăn, đẹp...

c. Tính hình tuyến của tín hiệu ngôn ngữ: Khi tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động chúng xuất
hiện lần lượt cái này tiếp cái kia làm thành một chuỗi. VD

d. Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ: Một CBH tương ứng với nhiều CĐBH (Đa nghĩa, đồng
âm). VD "cày" (sự vật hành động) "ăn" (hài hòa, tiêu thụ, hấp thụ, trùng khít. ...). Hoặc một
CĐBH tương ứng với nhiều CBH (đồng nghĩa). VD "trao vật sở hữu của mình cho người
khác" (cho, biếu, tặng, hối lộ, dâng hiến...) "chấm dứt sự sống" (chết, từ trần, hị sinh, toi,
nghẻo )

e. Tính năng sản của tín hiệu ngôn ngữ: Từ một tín hiệu đã có, tạo ra nhiều tín hiệu môi VD
"xe" xe máy, xe đạp, xe bò, xe lôi, xe công nông. ...

g. Tính độc lập tương đối của tín hiệu ngôn ngữ:Các hệ thống tín hiệu nhân tạo khác có thể
thay đổi theo ý muốn của con người. Ngược lại, ngôn ngữ có tính xã hội, có qui luật phát
triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân, nó tồn tại từ chế độ xã hội này
sang chế độ xã hội khác. Tuy nhiên, bằng những chính sách ngôn ngữ cụ thể hợp với qui luật
phát triển của ngôn ngữ, con người có thể tạo cho ngôn ngữ phát triển theo những hướng nhất
định

Câu 4. Vì sao nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc


1. Hệ thống:

a. Khái niệm: "Hệ thống là một tổng thể những yếu tố có liên hệ qua lại và qui định lẫn nhau,
tạo thành một thể thống nhất phức tạp hơn".VD hệ thống đèn giao thông, hệ thống cống
ngầm, bộ cờ tướng, hệ thống giáo dục,..

b. Điều kiện của hệ thống:

-Tập hợp các yếu tố

-Các yếu tố phải có quan hệ qua lại với nhau qui định lẫn nhau. Như vậy mỗi yếu tố chỉ có
được giá trị khi ở trong hệ thống của mình

2. Cấu trúc:

a. Khái niệm:"Là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ
thống.

b. Như vậy, cấu trúc là một thuộc tính của hệ thống, nó có được trong hệ thống chứ không
nằm ngoài hệ thống. VD, quan hệ giữa 3 màu đèn giao thông và trật tự trước sau giữa chúng
chính là cấu trúc của hệ thống đèn giao thông

3. Hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó thỏa mãn các điều kiện của hệ thống:

-Là một tổng thể tập hợp các yếu tố: âm vị, hình vị, từ, câu

 -Các yếu tố này có những mối quan hệ thuộc nhiều kiểu dạng khác nhau: âm vị tạo nên hình
vị, hình vị tạo nên từ , từ tạo nên câu ..

b. Ngôn ngữ cũng có cấu trúc của nó vì nó có một tổ chức bên trong, có một mạng lưới quan
hệ phức tạp, đa dạng giữa các kiểu loại yếu tố khác nhau của mình. Cấu trúc của ngôn ngữ
thể hiện qua các quan hệ:

-Quan hệ ngữ đoạn(quan hệ kết nối): Kết nối các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ
đi vào hoạt động. VD: Những dòng sông, Nặng phù sa, Những dòng sông, đỏ nặng phù sa...

-Quan hệ hệ hình (quan hệ thay thế): Là quan hệ xâu chuỗi một yếu tố xuất hiện với những
yếu tố không xuất hiện nhưng có thể thay thế cho nó. VD Ẩn sau từ chợ" trong câu Mẹ đi chợ
là "chơi, làm, học, nhảy, tập thể dục, hát, bar... "
-Quan hệ tôn ti (quan hệ tầng bậc):

| +Các yếu tố ở bậc thấp bao giờ cũng là thành tố tạo nên các đơn vị ở cấp bậc cao. VD âm vị
tạo nên hình vị, hình vị tạo nên từ ...

+Các đơn vị ở cấp bậc cao bao giờ cũng bao hàm các đơn vị ở cấp bậc thấp. VD câu bao hàm
từ, hình vị, âm vị...

Câu 5. Thế nào là phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc. Trình bày vắn tắt về một ngữ hệ
mà em biết

1. Cơ sở của việc phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc

Lịch sử tiến hóa của loài người là lịch sử tiến hóa từ thị tộc đến bộ lạc và dàn dần dân tộc ra
đời. Các bộ lạc được chia thành các nhảnh, kèm theo sự phân vùng về địa lí, về lãnh thổ. Sự
cách biết đó làm ngôn ngữ của họ ngày càng xa nhau và cuối cùng hình thành những ngôn
ngữ mới trên cơ sở một ngôn ngữ mẹ. Vì vậy có thể phân chia các ngôn ngữ trên thế giới dựa
vào nguồn gốc và quan hệ thân thuộc giữa chúng.

Các ngôn ngữ có chung 1 gốc cổ xưa nhất được gọi là ngữ hệ họ ngôn ngữ. Từ ngữ hệ chia
thành các ngành. Từ ngành chia ra các chi, mỗi chi bao gồm nhiều nhánh rồi đến các ngôn
ngữ cụ thể

2. Ngữ hệ Nam Á: Có khoảng 150 ngôn ngữ chia thành 4 dòng (dòng Môn - Khmer, dòng
Munđa, dòng Nicôba, dòng Nahali) , được nói ở các nước Đông Nam Á như Lào, VN, Thái
Lan, Campuchia, Myamar, Tây Malaysia, Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Băngđalet, Nêpan,
Butan. ...

a. Dòng Môn Khmer: Bao gồm các chi:

+Chi Việt Chứt bao gồm nhóm Việt - Mường (Việt, Mường, Nguồn) và nhóm Poọng Chứt
(Chứt, Poọng, Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Arem - phia Nam khu 4) và tiếng Ahơ, Maleng
Thả Vựng ở Lào

+Chi Mon: Mon, Nyah Kur ở Miến Điện, Thái Lan +Chi Khmer: Khmer (VN, Campuchia),
Rơmăm (Kontum VN)

+Chi Katu: Katu, Bru - Vân Kiều, Tà ôi, Pakoh ở VN, Thái Lan, Nam Lào
+ Chỉ Banar gồm các tiếng Banar, Kơho, Mnông, Sê Đăng, Ma.

-Chi Khmu, Xinh Mun, Kháng, Màng. .

b.Dòng Munda: Có khoảng 20 ngôn ngữ ở Ấn Độ..

c. Dòng Nicoban: Gồm các tiếng Semai, Temlar... ở Thái Lan, Malaysia

d. Dòng Nahali

3.Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á dòng Môn Khmer, chi Việt Chứt nhóm VM

Câu 6. Thế nào là phân loại ngôn ngữ theo loại hình. Trình bày vắn tắt về một loại hình
ngôn ngữ mà em biết

1. Cơ sở phân loại: Phân loại các ngôn ngữ theo loại hình là cách phân loại căn cứ vào cấu
trúc và chức năng của chúng ở diện đồng đại.

Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng
vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ , là những đặc trưng bản chất của các ngôn ngữ thuộc
nhóm đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác

2. Loại hình ngôn ngữ đơn lập:

Gồm tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán. Đặc điểm của loại hình này như sau:

a. Từ không biến đổi hình thái: Từ đứng 1 mình cũng như đứng ở bất kì vị trí nào trong câu,
giữ bất cứ chức năng cú pháp nào cũng đều giữ nguyên hình thái. VD Sách là bạn quý / Tôi
cất sách vào tủ / Con thích đọc sách. ..

b. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. VD
"cá rán/rán cá, mẹ yêu con /con yêu mẹ, quyển vở/ những quyển vở ..

c. Âm tiết là một đơn vị đặc biệt:

-Được phân lập một cách rõ ràng nói thành từng tiếng viết thành từng chữ. VD Người / lên/
ngựa / kẻ / chia / bào / rừng/ phong/ thu / đã/ nhuốm màu / quan / san ..

-Đại đa số các âm tiết đều có nghĩa được dùng như 1 từ đơn: mẹ/ già/ như /chuối/ chín /cây,
- Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hành vị, bao nhiêu âm tiết bấy nhiều hình vị: Không có
gì quý hơn độc lập tự do 9 âm tiết= 9 hình vị...

Hệ quả của những điều trên là việc xác định ranh giới từ trong ngữ lưu rất khó khăn (sách vở,
đi lại, đỏ đen...là 1 hay 2 từ...)

d. Không có hiện tượng cấu tạo từ bảng phụ tố, vì thế quan hệ hình thái giữa các từ rất yếu rất
rời rạc: Người bạn / học ở đây - Người bạn học /ở đây...

e. Có hiện tượng các từ chỉ hành động, tinh chất, sự vật đều được diễn đạt bằng các từ không
biến đổi hình thái. VD (cái) cày/cày (ruộng) (cái) bừa /bừa (cỏ) ..

Câu 7. Đơn vị cấu tạo từ gì? Các loại hình vị: căn tố, phụ tố. Lấy ví dụ bằng TA và TV

1. Đơn vị cấu tạo từ là Hình vị. Hình vị "Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa được dùng để cấu tạo
nên các từ". VD nucate = nucat + te , máy + ủi = máy ủi, xinh + tươi = xinh tươi, ăn + nói =
ăn nói, work + er = worker, book + s = books, Kind + ness = kindness....

2. Các loại hình vị: Căn tố (mang ý nghĩa từ vựng chân thật) và phụ tố (mang ý nghĩa ngữ
pháp). Phụ tổ gồm tiền tố, trung tố và hậu tố

a. Căn tố (gốc từ): pyk, dom, work, nhà, đi, đẹp..

b. Phụ tố:

- Tiền tố:foreign->antiforeign, possible ->impossible. ..

-Trung tố VD trung tố -el, -em trong tiếng Inđônêsia ở các từ gembung-gelembung; guruh->
gemuruh Hoặc kpacub u....

-Hậu tố play - player, kind kindness, home homeless ..

Câu 8. Hãy nêu các đơn vị ngôn ngữ từ nhỏ đến lớn. Lấy ví dụ (TV hoặc TA) minh họa
a. Âm vị: Đơn vị âm thanh nhỏ nhất, có chức năng khu biệt ý nghĩa. VD cà và bà nghĩa khác
nhau vì chúng khác nhau ở âm vị phụ âm đầu mà chữ viết ghi là c và b. mẹ và mẹ nghĩa khác
nhau vì chúng khác nhau ở âm vị nguyên âm mà chữ viết ghi là e vào
b. Hình vị: Đơn vị nhỏ nhất có nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) có chức năng cấu tạo từ. VD
hình vị mẹ + hình vị cha=(từ) cha mẹ; hình vị xe+ hình vị máy = (từ) xe máy ; hình vị ship +
hình vị er=(từ) shiper, book+s=books...
c.Từ: Đơn vị có nghĩa dùng để tạo câu. VD Tôi/ đi/học(gồm 3 từ), Ôi/ tổ quốc/ giang sơn /
hùng vĩ (gồm 4 từ). . .
d.Câu: Đơn vị được cấu tạo bởi các từ theo những qui tắc nhất định có chức I năng thông
báo. VD Trời xanh đây là của chúng ta / Ngày mai lớp được nghĩ...
Câu 9. Từ loại là gì? Các tiêu chí phân định từ loại trong một ngôn ngữ
a. Khái niệm từ loại : Từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp. VD các từ
học, làm, chạy, ăn, đấu tranh, thảo luận, xây đắp, nói. . . cùng thuộc một lớp từ loại v chúng
có đặc điểm ngữ pháp giống nhau (cùng chỉ hành động, đều có thể kết hợp với phụ từ và đều
có thể làm vị ngữ trong câu). Các từ học sinh, cả, mây, bầu trời, bút, bác sĩ, quyền sách,
trâu .. . cùng thuộc một lớp từ loại vì chúng có đặc điểm ngữ pháp giống nhau (cùng chỉ sự
vật, đều có thể kết hợp với từ chỉ lượng và từ chỉ định, và đều có thể làm chủ ngữ trong câu)..
b. Tiêu chí phân chia từ loại : 3 tiêu chí
-Dựa vào ý nghĩa khái quát của từ. VD các từ bàn, cây, sông, học sinh, cả lúa thịt, máy cày.. .
có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật hiện tượng. Các từ ăn, đấu tranh, học, đi, xây dựng, cưa, nói....
có ý nghĩa khái quát chỉ hành động .. -
-Dựa vào khả năng kết hợp của từ: VD những từ chỉ sự vật hiện tượng có khả năng kết hợp
với từ chỉ lượng (đứng trước) và từ chỉ định (đúng sau): 3 học sinh kia | những quyền và
này. . . . Những từ chỉ hành động lại có khả năng kết hợp với phụ từ (đứng trước); đang học /
chưa thi | vẫn làm .. .
-Dựa vào chức năng ngữ pháp của từ trong câu: VD những từ chỉ sự vật hiện tượng thường
làm chủ ngữ trong câu. Những từ chỉ hành động thường làm vị ngữ trong câu .. VD Cá nằm
trên thớt / Học sinh học bài . .
c. Các từ loại chủ yếu:
Danh từ: bàn, mặt trời máy tính cây, bánh rán, mùa thu, chim, hoa ..
Động từ: học, ăn, chạy, phát âm, biểu tình, làm, nói, ngủ . .
-Tính từ: đẹp, đỏ, gầy. ôi, cao, sâu, dài, tím
Đại từ:
-Đại từ nghi vấn ai, cái gì, bao nhiêu, đâu, nào, sao. ...
+Đại từ nhân xưng: tôi, nó, các bạn, chúng nó, chị . .
-Đại từ chỉ định: này, kia ấy, nọ ..
-Só từ:
+Số từ số lượng: 1,6,3,9.....
-Số từ thứ tự: nhất, nhì, ba, bét ...
Câu 10. Các phương thức tạo từ cơ bản:
-Ghép: Ghép hai hoặc hơn hai hình vị với nhau. VD hình vị mẹ + hình vị cha= (từ) cha mẹ;
hình vị xe + hình vị máy= (từ) xe máy ; hình vị ship + hình vị er =(tu) shiper, book+s =
books...
-Láy: Lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm (âm đầu hoặc vần) của hình vị gốc để tạo
nên một từ mới. VD xinh → xinh xắn, đẹp— đèm đẹp, lỡ — lỡ do......
-Viết tắt: VD (ví dụ), FAHASA (phát hành sách), Vietcombank (Ngân hàng ngoại thương
việt nam), FBI (Cục điều tra liên bang Mĩ), CIA (Cơ quan tình báo Mĩ) ...
-Rút gọn:VD tâm lí + sinh lí → tâm sinh lí; cử nhân-(ông) cử.;

điều tra + nghiên cứu=>điều nghiên.....


-Vay mượn: cafê, ban công, đăng ten, cao su,xích líp, ghi đông, cà rốt, xà phòng, patê, xuc
xích....(mượn tiếng Pháp);mensêvich, bônsêvich, vô sản, xô viết.. . (mượn tiếng Nga); bốc,
tiu, gôn, phốt. . . (mượn tiếng Anh)
BÀI TẬP: Các phương thức tạo từ I. Tạo từ láy:
1. Lặp lại âm đầu và vần, kiểu như các ví dụ sau:
a. Lặp âm đầu và vần e: b. Lặp âm đầu và vần o:

sạch-sạch sẽ gầy-gầy gò
đẹp-đẹp đẽ Thơm-thơm tho
Vui-vui vẻ Méo-méo mó
Gọn-gọn gẽ Nhăn-nhăn nhó
Mới-mới mẻ Cãi- cãi cọ

c. Lặp âm đầu và vần ê d. Lặp âm đầu và vần ơ

No- no nê Lãi-lãi lờ

Gồ-gồ ghề Gặp-gặp gỡ

Mải-mải mê Rực-rực rỡ

Rủ-rủ rê Dây-dây dợ
Ngủ-ngủ nghê Phất-phất phơ

2. Lặp lại vần và luân phiên phụ âm đầu

a. Luân phiên phụ âm đầu và lặp vần ing b.Luân phiên phụ âm đầu và lặp vần an

Linh tính, bình tĩnh, đinh ninh, lỉnh kỉnh, Lăn tăn, cằn nhằn, ăn năn, băn khoăn, thằn
chình ìng lằn

c.Luân phiên phụ âm đầu và lặp vần âm d. Luân phiên phụ âm đầu và lặp vần ung

Lâm thâm, âm thầm, lẩm cẩm, lẩm bẩm, Lung tung, lủng củng, bung xung, bùng
tầm ngầm nhùng, lúng túng.

II. Tạo từ phái sinh theo mô hình căn tố (dùng độc lập) + phụ tố (không dùng độc lập)
X + viên: đoàn viên, nhân viên, tiếp viên, học viên, chiêu đãi viên. . . .
X + sĩ nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, binh sĩ, ẩn sĩ, bác sĩ . . .
X+ gia: triết gia, chính trị gia, phi hành gia .. .
Vô + X: vô gia cư, vô tâm, vô nghĩa, vô lí, vô trách nhiệm ..
Bất+X: bất tài, bất công, bất mãn, bất hợp tác, bất lực ..
Phi+ X: phi lí phi nghĩa, phi pháp, phi chính phủ, phi thường
III: Tạo từ bằng cách viết tắt:
1. Tiếng Việt
Chủ nghĩa xã hội-CNXH
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam- CHXHCNVN
Bộ Giáo dục và Đào tạo -BGD & ĐT
Đảng Cộng sản Việt Nam-ĐCSVN
Phát hành sách- PHAHASA
Ngân hàng ngoại thương việt Nam -VIETCOMBANK
2. Tiếng Anh
Cơ quan tình báo trung ương CIA
Người quan trọng VIP
Người dẫn chương trình M.C
Cục dự trữ liên bang Mĩ FED
Cục điều tra liên bang FBI
IV. Tạo từ băng cách vay mượn từ các ngôn ngữ khác:
1.Mượn tiếng Hán: giang sơn, hải phận, thí sinh, thập tử nhất sinh, bách chiến bách thắng, hải
đăng, độc lập, chiến trường, gia nhập, nguyên cáo, giám
thị, phúc khảo, cường điệu, xử lí,...
2. Mượn tiếng Pháp: caphê, xúc xích, patê, ban công, layơn, tà vẹt, cà rốt, các tông, săm,
lốp, ghi đông, đăng ten .. . .
3. Mượn tiếng Anh: mít tinh, gôn, bốc, ten nít, karaokê ..
4. Mượn tiếng Nga: xô viết, bôn sê vích, men sê vích ...
BÀI TẬP: Tìm từ chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
1. Đa phần những từ nói về bộ phận cơ thể người, động vật, nói về đặc điểm, hoạt động của
người, động vật.. thì đó là nghĩa gốc. VD mắt người, tai người, tay người, đầu người, chân
người.
2. Những từ nào không nói về con người thì đó là nghĩa chuyển. VD mắt cây, mắt bão, tại
ẩm, tay ghê, tay bừa, đầu bàn, đầu làng, chân ghế, chân tủ, rằng lược, ruột bút, lòng sông, quả
đồi...
BÀI TẬP: Tìm các thuật ngữ khoa học
1. Tìm các thuật ngữ thuộc lĩnh vực văn học: thể loại phê bình, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí,
nhân vật, cốt truyện, chi tiết, diễn biến, tâm lí nhân vật, hoàn cảnh điển hình, hình tượng,
trung tâm, tác giả, nhà phê bình, thơ tự sự ....
2. Tìm các thuật ngữ khoa học trong đoạn sau. Cho biết những thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực
nào? " Với tốc độ phát triển hiện nay, nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức tăng trưởng cao, đặc
biệt là các nước đang phát triển ở Đông Á - Đông Nam Á. Khu vực này tuy có biến động do
khủng hoảng tài chính nhưng vẫn sẽ tiếp tục là trung tâm tăng trưởng kinh tế thế giới. Còn
các nước đang phát triển chiếm 2/3 tổng sản lượng kinh tế thế giới thì vẫn ở mức tăng trưởng
thấp ...
Đoạn trên có những thuật ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế như tốc độ, phát triển, kinh tế, thế giới,
mức, tăng trưởng cao, đang phát triển, biến động khủng hoảng, tài chính, trung tâm, tổng sản
lượng thấp...
BÀI TẬP: Tìm các từ nghề nghiệp
1. Tìm các từ thuộc nghề nông: cày vỡ, cày ải, bón lót, gieo thẳng, gieo vãi, lúa non, lúa đang
thì con gái, phân bón, bón đón đông, gặt, cầy, bón thúc, gieo mạ, cắm vè, chia vè...
- Các từ thuộc nghề diễn tuồng: đào, kép, tuồng, lão, mụ, kẹp đỏ, kép xanh,kép đen, kép
trắng,, kép rằn, kép võ, kép văn, đào chiến, đào yêu, đào thương,đào cảnh, đào lệch, đào điên,
đào võ, đào lẳng, mụ lành, mụ ác, mày liễu, mày ngài, mày lưỡi mác, râu dê, râu chổi xể...
BÀI TẬP: Xác định thành phần câu
Một buổi chiều lạnh / nắng / tắt sớm(Câu đơn)
Trạng ngữ chủ ngữ vị ngữ
Những ngọn núi xa lam nhạt / pha màu trắng sữa (Câu đơn)
chủ ngữ vị ngữ
2. Lan/ ậm ừ mở mắt lờ đờ nhìn, rồi lại đinh úp mặt vào đầu gối
chủ ngữ vị ngữ (Câu đơn)
3. Hàng quản họp bên đường/vãn từ lâu.
chủ ngữ vị ngữ (Câu đơn)
4. Họ/ về hết/ và tiếng ồn ào / cũng hết. (câu ghép)
chủ ngữ vị ngữ chủ ngữ vị ngữ
BÀI TẬP: Tìm các từ địa phương
1.Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai?
2.Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên
Cho bầy tui nghe ví
3. Vô đi, mầy không vô hả, tao mét má nghen
4. Từ địa phươngThanh-Nghệ- Tĩnh: o, chỉ, tê, mô, răng, rửa, bọ, ả, nhút, chèo, ngái, rú,
rào, trô, nỏ, trộ, trôôc, rào rú mô nỏ trộ mô rào mô rủ trộ mô mô..
5. Từ địa phương Nam bộ: tràm, đước, thắng (phanh), ghe, tia, má, củ mì, đậu phộng, sầu
riêng, chôm chôm, vô, tắc.

BÀI TẬP: Trường nghĩa


Tìm ngữ liệu để tạo thành một trường nghĩa và chia các ngữ liệu trong trường nghĩa đó
1. a. Tìm các từ, cụm từ (thành ngữ, tục ngữ) tạo thành trưởng nghĩa về nước trong tiếng
Việt: nước, dòng, nước chảy đá mòn, người dưng nước lã, nhạt như nước ốc, mưa, lũ lụt, lũ
quét, lũ ống, suối, hồ, sông, biển, khe, lạch, nguồn, nước đổ đầu vịt, đục nước béo cò, nước
nguồn, ào ào, rì rào, róc rách, thác, tuôn chảy, nước ngầm, nước mưa, chum, vại, nước đến
chân mới nhảy, nhất nước nhì phân tam cần tứ giống, nước xa không cứu được lửa gần, trăm
voi không được bát nước sáo, mặn, ngọt, lợ, đục, trong, sạch, bẩn
1. b. Hãy chia các ngữ liệu (trường nghĩa) về nước thành các tiểu trường :
-Chất lượng nước đục, trong, sạch, bẩn
-Nguồn nước: mưa. ao, hồ, khe, biển, suối, sông, vũng, lạch. ..
-Quá trình vận động của nước: chảy, lũ, lũ ống, lũ quét, mưa, tuôn trào,...
-Mức độ vận động của nước: ào ào, chậm, lững lờ, rì rào, róc rách, tuôn, chảy ...
-Các nghĩa biểu trưng của nước (các thành ngữ) : nước chảy đá mòn, người dưng nước lã,
nhạt như nước ốc, nước đến chân mới nhảy, nhất nước nhì phân tam cần tử giống, nước xa
không cứu được lửa gần trăm voi không được bát nước sáo
2.a. Tìm các từ, cụm từ tạo thành trường nghĩa về lửa trong tiếng Việt: Lửa, nhóm, đun
nấu, ninh, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, lửa thử vàng gian nan thử sức, bùng, liu diu, tắt, ủ,
tối lửa tắt đèn, nước xa không cứu được lửa gần, xanh, đỏ, ga, điện than,vùi ...
2. b. Hãy chia các ngữ liệu (trường nghĩa) về lửa thành các tiểu trường:
-Mức độ của lửa: âm ỉ, đỏ rực, xanh, đỏ, liu diu, bùng cháy ..
-Nguồn tạo lửa: ga, điện, than, nến, đèn ...
-Các nghĩa biểu trưng của lửa (các thành ngữ): lừa gần rơm lâu ngày cũng bén, lửa thửvàng
gian nan thử sức,
-Tác dụng của lửa: nấu, thổi, ninh, hầm.

You might also like